Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.17 KB, 10 trang )

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà
3.1. Đánh giá thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà
3.1.1. Những ưu điểm
Việc xác định đối tượng chi phí sản xuất của Công ty có ưu điểm đơn giản giảm bớt
được khối lượng tính toán, số liệu cung cấp kịp thời cho kế toán tính giá thành.
Tập hợp các khoản mục chi phí sản xuất đều được thực hiện trên máy bảo đảm
nhanh gọn, chính xác, đồng thời việc xử lý luân chuyển chứng từ cũng nhanh gọn, cung
cấp số liệu kịp thời cho công tác tính giá thành sản phẩm.
Công ty sản xuất sản phẩm qua nhiều công đoạn, mỗi sản phẩm lại có những yêu
cầu tiêu chuẩn khác nhau cho nên công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm tương đối phức tạp. Tuy nhiên công ty đã lập được dự toán chi phí sản xuất, kế
hoạch giá thành sản xuất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu và chi phí khác trong sản xuất
vỏ bao xi măng khá chặt chẽ và đầy đủ. Chính vì vậy nhà quản lý có thể so sánh, đánh giá
giữa tình hình thực hiện với kế hoạch, phát hiện những khoản chi phí lãng phí và tiết kiệm
để tìm ra biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm mà vẫn nâng cao được chất lượng sản
phẩm.
Vì sản phẩm sản xuất qua nhiều công đoạn, kết quả của công đoạn trước là nguyên
liệu cho công đoạn sau, nên công ty tính giá thành cho từng công đoạn sản xuất. Việc tính
giá thành như vậy là phù hợp bởi vì ngoài việc bán thành phẩm công ty còn bán cả bán
thành phẩm. Tính giá thành của bán thành phẩm sẽ giúp xác định được lợi nhuận từ việc
bán bán thành phẩm và việc định giá bán. Bên cạnh đó công ty còn chi tiết việc tính giá
thành bán thành phẩm, thành phẩm đến từng loại máy sản xuất. Việc làm này sẽ giúp cho
nhà quản lý biết được hiệu quả sản xuất, mức tiêu hao của từng loại để có biện pháp thích
hợp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Công ty đã xây dựng mức đơn giá khoán cho từng sản phẩm, công việc hoàn thành
khá hoàn chỉnh và công bằng. Không chỉ đơn giá khoán cho từng sản phẩm loại A, loại B
mà còn chi tiết đến từng ca sản xuất. Với những sản phẩm sản xuất ca 3 sẽ có đơn giá cao
hơn so với những sản phẩm sản xuất ở ca 1, 2. Điều này sẽ giúp công ty xác định được số
tiền công phải trả cho từng tổ đội sản xuất một cách chi tiết, chính xác và còn tăng được


năng suất lao động.
Hằng ngày, công ty có 1 bộ phận chuyên theo dõi số nguyên vật liệu đầu vào và số
sản phẩm đầu ra tạo thành. Qua đó tránh mất mát nguyên vật liệu, sản phẩm, đánh giá hiệu
quả lao động, hiệu quả sử dụng vật tư một cách chính xác, chi tiết để từ đó có biện pháp
điều chỉnh thích hợp và còn giúp cho công ty xác định được chính xác số lượng nguyên vật
liệu tiêu hao để sản xuất từng loại sản phẩm, phục vụ đắc lực cho công tác tính giá thành
của công ty.
3.1.2. Những tồn tại, nguyên nhân
Mặc dù công ty đã chú trọng công tác tính chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm.
Tuy nhiên kế toán xác định chi phí và tính giá thành cũng có một số hạn chế sau:
Một là: Công tác tính giá thành sản phẩm do phòng Tổng hợp đảm nhiệm, tất cả dữ
liệu về chi phí sản xuất do phòng Kế toán tổng hợp sẽ được chuyển cho phòng Tổng hợp
để tính giá thành cho từng công đoạn và cho từng sản phẩm. Việc làm này sẽ khiến thông
tin về chi phí và giá thành không được cung cấp một cách kịp thời vì mất một khoảng thời
gian, công sức để chuyển, phân loại và tổng hợp dữ liệu nhận được. Mặt khác, nó còn làm
cho thông tin có sự sai lệch không ăn khớp với nhau.
Hai là: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản
xuất còn đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm từng công đoạn và thành phẩm ở công
đoạn cuối cùng, đó là từng loại sợi, vải, manh, bao phôi và vỏ bao. Với đối tượng tính giá
thành được chi tiết như vậy thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất cũng nên tập hợp chi
tiết để phục vụ cho công tác tính giá thành và quản trị. Việc xác định đối tượng hạch toán
chi phí sản xuất và tính giá thành một cách hợp lý sẽ là cơ sở để tổng hợp số liệu, mở và
ghi chép trên các tài khoản, sổ chi tiết... nhờ đó công tác tính giá thành sản phẩm được thực
hiện dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Ba là: Một số nghiệp vụ hạch toán không tuân theo đúng theo các quy định của chế
độ.
- Khi xuất vật tư để phục vụ cho việc sửa chữa máy móc thiết bị, kế toán hạch toán
vào TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp trong khi đó theo quy định của chế độ
chỉ hạch toán vào Tài khoản 621 những chi phí nguyên liệu, vật liệu (gồm cả nguyên liệu,
vật liệu chính và vật liệu phụ) được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch

vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh.
- Khi xuất giầy dép, quần áo, giày, mũ bảo hộ cho người lao động, kế toán ghi Có
TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu trong khi đó theo quy định của chế độ TK 152 - Nguyên
liệu, vật liệu phản ánh trị giá của các nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,
phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản còn những tư liệu lao động nếu
không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ như quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc ... thì
được ghi nhận là công cụ dụng cụ.
Bốn là: Việc tính giá thành các bán thành phẩm của Công ty cũng chưa thật chính
xác. Giá thành của các bán thành phẩm chỉ bao gồm nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp và một phần chi phí sản xuất chung phân bổ, phần chi phí sản xuất chung
còn lại được tính vào giá thành của sản phẩm cuối cùng. Cho nên giá thành của các bán
thành phẩm là chưa chính xác nên không xác định được chính xác số lợi nhuận thu được từ
việc bán các bán thành phẩm và ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý của công ty.
Năm là: Khi xác định giá trị nguyên vật liệu, những bán thành phẩm là đầu vào của
các bán thành phẩm, thành phẩm trong công đoạn tiếp theo, nhân viên tính giá thành đã lấy
số lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm sử dụng để sản xuất nhân với đơn giá xuất
nguyên vật liệu hay đơn giá bán thành phẩm tính được trong kỳ. Trong khi đó nguyên vật
liệu, bán thành phẩm đầu vào sử dụng để sản xuất bao gồm cả những nguyên vật liệu, bán
thành phẩm tồn đầu kỳ và những nguyên vật liệu xuất kho, bán thành phẩm tạo ra trong kỳ.
Giá trị nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ sẽ bằng số lượng nguyên vật liệu xuất kho nhân
với đơn giá xuất trong kỳ, giá trị bán thành phẩm tạo ra trong kỳ sử dụng là nguyên liệu
đầu vào cho công đoạn tiếp theo bằng số lượng bán thành phẩm sử dụng nhân với đơn giá
bán thành phẩm tính được trong kỳ còn đối với giá trị nguyên vật liệu, bán thành phẩm tồn
kho đầu kỳ sử dụng để sản xuất lại bằng số lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm sử dụng
nhân với đơn giá nguyên vật liệu, bán thành phẩm của kỳ trước. Chính vì vậy giá trị
nguyên vật liệu, bán thành phẩm đầu vào sử dụng để tính giá thành bán thành phẩm, thành
phẩm sẽ có sự sai lệch so với giá trị ghi trên sổ sách kế toán.
Sáu là: Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh được kế toán tập hợp hết vào bên nợ TK
154 cho cả công ty mà không tập hợp riêng cho từng phân xưởng và chi tiết cho từng tổ
đội. Việc tập hợp như vậy không đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất là phải

quản lý theo từng nơi phát sinh chi phí, từng đối tượng chịu chi phí, không đáp ứng được
yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ, sẽ ảnh hưởng đến công tác kiểm tra tính tiết kiệm hay
lãng phí NVL ở từng nơi sử dụng; cũng như sử dụng các nguồn lực không đạt hiệu quả cao
Bảy là: phần mềm kế toán công ty sử dụng là phần mềm kế toán Tổng công ty Sông
Đà đặt hàng để phục vụ cho tất cả các thành viên của Tổng công ty cho nên phần mềm kế
toán có nhiều điểm không phù hợp với công ty. Cụ thể là công tác tính giá thành phải thực
hiện thủ công, kế toán phải tự tính toán các dữ liệu, sau đó mới nhập các dữ liệu tính được
vào máy tính.
3.2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần công nghiệp
thương mại Sông Đà
Lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng của công ty. Để đạt được mục đích đó thì
hoàn thiện công tác kế toán đóng vai trò rất quan trọng. Tổ chức tốt công tác hạch toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản lý có được các thông tin
cần thiết để kịp thời ra các quyết định quản lý tối ưu nhằm phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ
giá thành sản phẩm. Em xin đưa ra một số giải pháp sau nhằm hoàn thiện công tác hạch
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty:
3.2.1. Kiến nghị về chứng từ kế toán
Quá trình luân chuyển chứng từ ở công ty hơi chậm gây khó khăn cho bộ phận kế
toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đó là do đến cuối tuần hoặc cuối
kỳ bộ phận thống kê ở phân xưởng mới gửi chứng từ gốc cho phòng kế toán tổng hợp, rồi
đến cuối tháng phòng kế toán tổng hợp mới gửi số liệu cho phòng tổng hợp tính chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm. Việc làm này sẽ khiến thông tin về chi phí và giá thành sẽ
không được cung cấp một cách kịp thời vì mất một khoảng thời gian, công sức để chuyển,
phân loại và tổng hợp dữ liệu nhận được. Mặt khác, nó còn làm cho thông tin có sự sai lệch
không ăn khớp với nhau. Vì vậy, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm nên do phòng Kế toán đảm nhiệm, để tránh sai lệch, thông tin sẽ được cung cấp một
cách kịp thời và chính xác hơn. Vì thế em xin đưa ra kiến nghị sau:
Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên do phòng Tổng
hợp đảm nhiệm
3.2.2. Kiến nghị về tài khoản

Một là: Công ty nên mở tài khoản chi tiết theo dõi chi phí sản xuất tới từng phân
xưởng, theo từng công đoạn
Hiện nay đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản
xuất, đối tượng rộng sẽ gây khó khăn cho công tác tính giá thành và quản trị của công ty
nên cần xác định lại đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng hạch
toán chi phí sản xuất và tính giá thành hợp lý sẽ là cơ sở để tổng hợp số liệu, mở và ghi
chép trên các tài khoản, sổ chi tiết... nhờ đó công tác tính giá thành sản phẩm được thực
hiện dễ dàng, nhanh chóng hơn. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất nên được cụ thể hơn
đó là từng công đoạn sản xuất. Các TK 621, 622, 627 sẽ mở chi tiết cho từng công đoạn:
công đoạn kéo sợi, dệt, phức, dựng bao và may
Hai là: Công ty nên sử dụng hệ thống tài khoản đúng theo quy định
- Khi xuất vật tư để phục vụ cho việc sửa chữa máy móc thiết bị, kế toán không
được hạch toán vào TK 621 như hiện nay. Đối với việc xuất vật tư để sửa chữa máy móc
thiết bị, kế toán phải căn cứ theo hình thức sửa chữa để hạch toán vào tài khoản thích hợp.
+ Hình thức sửa chữa thường xuyên thì kế toán sẽ hạch toán vào TK 627 - Chi phí
sản xuất chung, ghi: Nợ TK 6272 - Chi phí vật liệu
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
+ Hình thức sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ thì kế toán sẽ hạch toán vào TK 241 -
Xây dựng cơ bản dở dang, ghi:
Nợ TK 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

×