Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giải pháp phát triển thuỷ sản tại huyện điện biên tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 90 trang )

...

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------------

BÙI VĂN LONG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
THỦY SẢN TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN,TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------

BÙI VĂN LONG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Mã số ngành: 60.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS ĐINH NGỌC LAN

Thái Nguyên - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin tham khảo, số liệu trong nghiên cứu
sử dụng đều được ghi nguồn gốc rõ ràng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn
thành luận văn đều đã được cảm ơn.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử
dụng trong nghiên cứu để bảo vệ một học vị nào.
Tác giả luận văn

Bùi Văn Long


ii

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình của tơi đã đảm bảo cho tôi
về vật chất và không ngừng động viên, cổ vũ tôi về tinh thần trong suốt những
năm tháng học tập và thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Cô giáo – Người hướng dẫn khoa học PGS
- T.S Đinh Ngọc Lan - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã hướng
dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và
hồn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới tồn thể Thầy giáo, Cơ giáo trong và ngồi
phịng Đào tạo, trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên và các ban ngành

huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cùng những tập thể và cá nhân đã giúp đỡ
tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn./.
Tác giả luận văn

Bùi Văn Long


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... vii
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................................................ 2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài................................................................................................................... 3
1.1.1. Một số khái niệm ........................................................................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm và hình thức phát triển ni thuỷ sản ................................................ 4
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển nuôi thuỷ sản.................................................... 7
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài............................................................................................................... 7
1.2.1. Các nội dung và yêu cầu đối với phát triển thuỷ sản ........................................ 7
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi thuỷ sản ........................................ 10
1.3. Tổng quan về phát triển nuôi thuỷ sản các nước trên thế giới .....................................11
1.3.1. Các nguyên tắc chung để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ...................................... 11
1.3.2. Một số giải pháp phát triển thuỷ sản của các nước trên thế giới ................. 12
1.4 .Tổng quan về phát triển nuôi thuỷ sản ở Việt Nam ..........................................................16

1.4.1. Khái quát quá trình phát triển ngành thuỷ sản ở Việt Nam .......................... 16
1.4.2. Vai trị - Ý nghĩa của phát triển ni thuỷ sản................................................. 19
1.5. Đánh giá chung ...............................................................................................................................21


iv
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................................22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 22
2.2. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................................................22
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................23
2.3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra ........................ 23
2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ................................................................ 24
2.3.3. Phương pháp xử lư số liệu ..................................................................................... 25
2.3.4. Phương pháp phân tích tài liệu, số liệu đề tài ................................................... 26
2.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................ 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 29
3.1. Thực trạng phát triển nuôi thủy sản tại huyện Điện Biên................................................29
3.1.1. Quá trình phát triển và tổ chức nuôi cá ở huyện Điện Biên .......................... 29
3.1.2. Tình hình phát triển các mơ hình ni cá trên địa bàn huyện ....................... 31
3.1.3. Tình hình phát triển các hình thức ni cá kết hợp ngành ............................ 33
3.1.4 Tình hình phát triển hình thức ni cá theo hướng ni các loại cá ............ 36
3.2. Nghiên cứu quá trình sản xuất, tiêu thụ và đầu tư sử dụng các yếu tố nhằm phát
triển nuôi thủy sản tại địa phương. .................................................................................................38
3.2.1. Tình hình cơ bản của các hộ ni cá tại các xã điều tra ............................... 38
3.2.2. Đánh giá kết quả mơ hình ni cá tại Huyện Điện Biên ................................ 44
3.3. Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ, đầu tư và phát
triển nuôi thủy sản tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên...........................................................54

3.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 54


v
3.3.2. Cơ sở hạ tầng............................................................................................................. 55
3.3.3. Khoa học kỹ thuật .................................................................................................... 56
3.3.4. Yếu tố môi trường .................................................................................................... 59
3.3.5. Yếu tố thị trường và tổ chức tiêu thụ sản phẩm ............................................... 60
3.3.6. Yếu tố cơ chế - chính sách của Nhà nước ......................................................... 61
3.3.7. Vấn đề quan hệ kinh tế hợp tác 4 Nhà và liên kết trong sản xuất – chế
biến, tiêu thụ và tiêu dùng ................................................................................................. 62
3.4. Phân tích khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức trong việc phát triển thủy sản ở
địa phương ...............................................................................................................................................63
3.5. Phương hướng và giải pháp nâng cao kết quả phát triển các mơ hình ni cá........68
3.5.1. Phương hướng nâng cao kết quả phát triển các mơ hình ni cá ....................... 68
3.5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi thủy sản huyện Điện Biên ...................... 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 78
1. Kết luận ..................................................................................................................................................78
2. Kiến nghị................................................................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 80


vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTC

Bán thâm canh

BVTV


Bảo vệ thực vật

CN

Công nghiệp

CNH

Cơng nghiệp hóa

CTQG

Chính trị quốc gia

FAO

Tổ chức nơng lương thế giới

GRDP

Giá trị gia tăng

GTSX

Giát trị sản xuất

HĐH

Hiện đại hóa


HTX

Hợp tác xã

KTQT

Kinh tế quốc tế

KTXH

Kinh tế xã hội

LN

Lâm nghiệp

NN

Nông nghiệp

NXB

Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển nơng thơn

QCCT


Quảng canh cải tiến

TC

Thâm canh

TDHTM

Tự do hóa thương mại

TTCN

Tiểu thủ cơng nghiệp

VSATTP

Vệ sinh an tồn thực phẩm

XDCB

Xây dựng cơ bản


vii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình phát triển ni thủy sản của huyện và 3 xã điều tra huyện Điện Biên ....30
Bảng 3.2: Tình hình phát triển các hình thức nuôi cá ở huyện Điện Biên giai đoạn
2013-2015 ...............................................................................................................................................31
Bảng 3.3: Quy mơ các hình thức ni cá theo hướng kết hợp ngành..........................................34

Bảng 3.4 Năng suất các hình thức ni cá theo hướng kết hợp ngành: .......................................36
Bảng 3.5: Tình hình phát triển các hình thức ni cá theo chủng loại .........................................37
Bảng 3.6: Tình hình cơ bản của hộ điều tra ở 3 xã năm 2015 ......................................................39
Bảng 3.7: Vai trò ngành thủy sản trong phát triển kinh tế xã hội.............................................41
huyện Điện Biên.......................................................................................................................................41
Bảng 3.8: Tình hình ni cá theo các mơ hình của các hộ điều tra ...............................................43
tại huyện Điện Biên năm 2015..............................................................................................................43
Bảng 3.9: Tình hình đầu tư ni cá thâm canh của các mơ hình ...................................................45
tính trên 01 ha tại huyện Điện Biên ......................................................................................................45
Bảng 3.10: Tình hình đầu tư ni cá bán thâm canh của các mơ hình tính trên 01 ha tại huyện
Điện Biên ...................................................................................................................................................48
Bảng 3.11: Kết quả các mơ hình ni cá theo hướng ni tính trên 01 ha ..................................50
Bảng 3.12: Kết quả các mơ hình ni cá theo hướng kết hợp ngành tính trên 1ha ...................53
Bảng 3.13: Các thiết bị cơ bản phục vụ nuôi cá của các hộ ............................................................55
Bảng 3.14: Trình độ hiểu biết và áp dụng khoa học .........................................................................57
kỹ thuật của hộ nuôi thủy sản.................................................................................................................57
Bảng 3.15 : Ảnh hưởng của thị trường tới thu nhập hộ nuôi cá .....................................................60
Sơ đồ 3.1: Các kênh tiêu thụ cá tại huyện Điện Biên .......................................................................61
Bảng 3.16: Dự kiến phát triển mô hình ni cá theo chủng loại của huyện đến năm 2018. ...69
Bảng 3.17: Dự kiến phát triển mơ hình ni cá............................................................................69
theo hướng kết hợp ngành của huyện đến năm 2018 ...................................................................69
Bảng 3.18: Dự kiến diện tích ni một số lồi thủy sản mới ........................................................70


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia có tính biển lớn nhất ở khu vực
Đông Nam Á với bờ biển dài trên 3.260km, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)

khoảng 1 triệu km2, trữ lượng thuỷ sản xuất khẩu ước tính khoảng 6.56 triệu
tấn, khai thác khoảng 3.03 triệu tấn, nuôi trồng 3.53 triệu tấn mỗi năm thu được
6,72 tỷ USD. Để phát triển thuỷ sản và nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu,
Bộ Nơng nghiệp và PTNT đã có nhiều chính sách để phát triển ngành. Tuy
nhiên vì là một nước nơng nghiệp nghèo, đang phát triển nên để có một ngành
sản xuất nuôi thuỷ sản phát triển bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao và ổn
định, ngành nuôi thuỷ sản Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách
thức.
Điện Biên là vùng núi phía Tây Bắc của tổ quốc, diện tích mặt nước 2.023ha
- đây là điều kiện quan trọng đầu tiên cho phát triển ngành kinh tế thuỷ sản,
nhưng chất lượng nguồn nước mặt đang bị suy giảm bởi ô nhiễm gia tăng. Tuy
nhiên, hiện nay ngành thuỷ sản của Điện Biên mới chỉ dừng ở mức phát triển
thấp, mang nặng tính tự phát và truyền thống. Từ sau khi có Nghị quyết 09 của
Chính phủ, ngành thuỷ sản đã được sự quan tâm, chú ư của Đảng. Chính quyền
các cấp và của nhiều người dân địa phương, ngành thuỷ sản Điện Biên đã có
khởi sắc bước đầu.
Huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên có tỷ lệ diện tích mặt nước ni thuỷ sản
lớn 1.268 ha so với diện tích mặt nước của tồn tỉnh. Phát triển ni thuỷ sản
huyện Điện Biên cịn ở mức thấp hơn so với sự phát triển nuôi thuỷ sản chung
của cả nước, chưa tương xứng với tiềm năng diện tích mặt nước hiện có. Mặt
khác sự phát triển bùng nổ nuôi thuỷ sản một cách tự phát, ồ ạt cũng đã dẫn đến
nhiều vấn đề bất cập, làm cho không gian của hệ thống mặt nước nuôi thuỷ sản
bị chia cắt manh mún, ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác,
môi trường nuôi thuỷ sản đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn lợi thuỷ sản
trong những năm gần đây bị giảm sút, một bộ phận khơng nhỏ dân cư có đời


2

sống thấp và bấp bênh, đây là những vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường bức

xúc cần giải quyết.
Để phát huy thế mạnh của nuôi thuỷ sản trong phát triển kinh tế của tỉnh
Điện Biên, tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển thuỷ
sản tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên".
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tình hình ni trồng thủy sản tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên,
phân tích những khó khăn trở ngại trong q trình ni thủy sản, để từ đó đề xuất
một số định hướng và giải pháp phát triển nuôi thủy sản tại địa bàn nghiên cứu.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học
- Cũng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường, ứng
dụng kiến thức đó trong thực tiễn.
- Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin và xử lư số liệu, viết báo cáo.
- Giúp hiểu thêm về tình hình ni thủy sản tại huyện Điện Biên tỉnh Điện
Biên, từ đó tìm ra khó khăn đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm phát triển
thủy sản của tỉnh
3.2. Ý nghĩa đối với thực tiễn
Nhận thức được những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra những giải
pháp nhằm phát triển thủy sản trên địa bàn huyện, để từ đó có hướng đi đúng đắn.


3

CHƯƠNG I.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lư luận của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm
Khái niệm về nuôi thủy sản:
Hiện nay, trên thế giới có nhiều khái niệm về nuôi thuỷ sản theo quan điểm
của các nhà kinh tế học: nuôi thuỷ sản là một hoạt động sản xuất tạo ra nguyên
liệu thủy sản cho quá trình tiêu dùng sản phẩm, hoạt động xuất khẩu và nguyên

liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản.
Theo quan điểm của các nhà sinh học: nuôi thuỷ sản là hoạt động tạo ra
các điều kiện sinh thái phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loại thủy
sản để thúc đẩy chúng phát triển theo các giai đoạn của vòng đời.
Theo hai quan điểm trên thì ni thuỷ sản là một hoạt động sản xuất sử
dụng các yếu tố nguồn lực đầu vào như con giống, tài nguyên, đất, nước và các
công cụ sản xuất khác để thúc đẩy việc tăng trưởng và phát triển của các loại
thủy sản, tạo nguồn thực phẩm cho người, thức ăn cho chăn nuôi động vật và
nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản.
Ni thuỷ sản cịn được hiểu là ngành chun mơn hố hẹp của ngành
thuỷ sản. Ni thuỷ sản đang ngày càng được quan tâm khi nhu cầu thực phẩm
về các loài thuỷ sản đang tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng mà khai
thác thuỷ sản không thể đáp ứng được. Như vậy có thể hiểu: ni thuỷ sản là
tập hợp các biện pháp kinh tế, kỹ thuật áp dụng trên một diện tích thuỷ vực đã
định nhằm đạt mục đích về kinh tế, xã hội, mơi trường đã đề ra.
Nuôi thuỷ sản một mặt phải áp dụng các quy trình kỹ thuật đối với vật
ni, mặt khác cũng cần có các biện pháp kinh tế thích hợp về quy hoạch vùng
sản xuất, thị trường đầu ra,… cho sản phẩm.
Theo FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, 1992),
thì ni thuỷ sản (Aquaculture) là hoạt động canh tác trên đối tượng sinh vật
thủy sinh như nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thủy sinh,... Quá trình này bắt đầu


4

tự thả giống, chăm sóc ni lớn tới thu hoạch. Có thể ni từng cá thể hoặc cả
quần thể với nhiều hình thức ni theo mức độ thâm canh khác nhau như quảng
canh, bán thâm canh và thâm canh.
Một số tác giả khái niệm nuôi thủy sản đơn giản hơn đó là ni hay canh tác
động và thực vật dưới nước do suất xứ từ thuật ngữ aqua (nước) + culture (ni).

1.1.2. Đặc điểm và hình thức phát triển ni thuỷ sản
Nuôi thuỷ sản là một lĩnh vực của ngành TS, là thuật ngữ bao hàm tất cả
các hình thức nuôi động vật và trồng thực vật thuỷ sinh trong mơi trường
nước [1]. Ni thuỷ sản có những đặc điểm cơ bản sau:
(1) Đối tượng sản xuất của nuôi thuỷ sản là các sinh vật sống trong môi
trường nước.
(2) Trong nuôi thuỷ sản, thuỷ sản bố mẹ để làm giống là yếu tố quan trọng
nên phải được lưu giữ và chăm sóc đặc biệt.
(3) Ni thuỷ sản phát triển rộng khắp đất nước và tương đối phức tạp so
với các ngành sản xuất vật chất khác.
(4) Thuỷ vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế của ni thuỷ sản.
(5) Hoạt động ni thuỷ sản có tính mùa vụ rõ rệt.
(6) Sản phẩm của nuôi thuỷ sản là những sinh vật đã bị tách ra khỏi môi
trường sống nên dễ bị hư hỏng, ươn thối.
Trước hết, căn cứ vào tính chất ni, phân ni thuỷ sản thành: nuôi,
trồng chuyên canh; nuôi luân canh và nuôi xen canh hỗn hợp
- Hình thức ni, trồng chun canh: là hình thức chỉ ni hoặc trồng duy
nhất một lồi thuỷ sản trong khu vực nuôi (ao, hồ, đầm...). Do tiến bộ khoa học
kỹ thuật mới được áp dụng mạnh trong nuôi thuỷ sản và do thị trường đòi hỏi sản
phẩm hàng hố cao nên hình thức này được áp dụng khá phổ biến. Biểu hiện rõ
nét của hình thức này là nuôi tôm bán thâm canh (BTC), thâm canh (TC) và
siêu TC (cơng nghiệp). Tuy nhiên, hình thức này địi hỏi khắt khe u cầu kỹ
thuật ni, chăm sóc và xử lư môi trường.


5

- Hình thức ni, trồng ln canh: là hình thức ni, trồng có sự xen kẽ
các đối tượng ni, trồng trong cùng khu vực nuôi (ao, hồ, lồng...) ở các thời
gian khác nhau, như luân canh: tôm - cá rô phi - tôm, trồng lúa - nuôi cá trồng lúa... Hình thức này được áp dụng phổ biến ở loại thuỷ sản nước ngọt.

Hình thức này đang được nghiên cứu và áp dụng những năm gần đây, do ưu
điểm của hình thức này là khả năng làm giảm suy thối mơi trường, ít dịch
bệnh và rủi ro. Tuy nhiên, hình thức này địi hỏi chi phí đầu tư lớn, tổ chức
quản lư phức tạp, người ni phải có trình độ kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm,
am hiểu loài thuỷ sản ni.
- Hình thức ni, trồng xen canh và hỗn hợp: là hình thức ni nhiều lồi
thuỷ sản trong cùng khu vực nuôi (ao, hồ, lồng bè…) trong cùng thời gian. Hình
thức này được áp dụng khá phổ biến vì cho phép tận dụng thể tích thuỷ vực và
nguồn thức ăn tự nhiên giữa các lồi thuỷ sản ni. Hình thức này có nhiều ưu điểm
như giảm suy thối mơi trường, ít dịch bệnh, chi phí thấp.
Căn cứ vào mật độ giống hoặc mức độ đầu tư thức ăn, phân nuôi thuỷ
sản thành: nuôi quảng canh; nuôi quảng canh cải tiến (QCCT); nuôi bán thâm
canh; nuôi thâm canh và nuôi cơng nghiệp (ni siêu thâm canh).
- Hình thức ni quảng canh: cịn gọi là ni tự nhiên hoặc ni sinh
thái. Đây là hình thức ni hồn tồn dựa vào nguồn giống và thức ăn tự nhiên,
không thả thêm giống nhân tạo và khơng cho ăn thêm [5], [8].
- Hình thức ni quảng canh cải tiến: là hình thức ni dựa trên nền tảng
của các mơ hình ni quảng canh sinh thái truyền thống nhưng tăng cường
công tác quản lư môi trường bằng cách cải tạo ao hồ tốt hơn, có bổ sung thêm
giống và thức ăn nhưng không đáng kể [5], [8].
Đối với nuôi tôm quảng canh cải tiến, trước đây thường thả 3-5 con
giống/m2 khu vực nuôi (ao, hồ, chắn sáo...). Tuy nhiên, hiện nay người ni
có nhiều kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật ni cao hơn nên mật độ thả hợp lư
theo hình thức này là 3-10 con/m2. Hình thức này có nhiều ưu điểm như chi


6

phí đầu tư ban đầu thấp, tận dụng được mặt nước tự nhiên, một phần giống tự
nhiên và bảo vệ được môi trường sinh thái. Nhược điểm là năng suất nuôi không

cao, do bổ sung thức ăn tươi nên dư lượng thức ăn lớn gây ô nhiễm môi trường
và dễ gây ra dịch bệnh [18].
- Hình thức ni bán thâm canh: là hình thức ni chủ yếu sử dụng giống
và thức ăn nhân tạo. Đối với nuôi cá, mật độ thả giống của hình thức này là 2-5
con/m2 [18] và sử dụng thức ăn cơng nghiệp là chính. Tuỳ đặc điểm từng vùng,
mật độ thả giống khác nhau, nhưng bắt buộc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như
xây dựng ao hồ, xử lư ao hồ trước khi nuôi, cho ăn thường xun, có kế hoạch,
chủ động xử lư mơi trường nước và phịng trừ dịch bệnh. Ni thủy sản bán thâm
canh địi hỏi đầu tư vốn lớn, người ni phải am hiểu về kỹ thuật nuôi và nhiều
kinh nghiệm.
- Hình thức ni thâm canh: là hình thức ni hồn toàn bằng con giống
và thức ăn nhân tạo, được đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ. Đối với nuôi tơm
theo hình thức này, mật độ thả giống từ 5-10 con/m2 . Ni theo hình thức
thâm canh địi hỏi các yêu cầu về kỹ thuật, môi trường nước gần như đảm bảo
tuyệt đối. Người ni phải có trình độ chun môn cao, trang thiết bị, cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại và vốn đầu tư lớn. Ưu điểm của hình thức này là năng
suất cao, sản phẩm hàng hố lớn. Đây là hình thức ni thích hợp nhất. Tuy
nhiên, hình thức ni này địi hỏi phải đảm bảo tn thủ quy trình kỹ thuật ni
chặt chẽ, nếu khơng hình thức này có thể làm suy thối mơi trường, suy giảm tài
ngun và rủi ro [18].
- Hình thức ni cơng nghiệp (ni siêu thâm canh): là hình thức ni mà
giống và thức ăn hoàn toàn nhân tạo với mật độ rất cao, trên 30 con/m2. Người
nuôi phải tạo cho vật nuôi một môi trường sinh thái và các điều kiện sống tối
ưu, sinh trưởng tốt nhất, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí
hậu... Đây là hình thức ni chủ yếu được nhiều quốc gia áp dụng.


7

1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển ni thuỷ sản

Đánh giá bền vững về kinh tế: Đạt kết quả sản lượng thu hoạch và giá trị
sản xuất cao, tăng trưởng ổn định qua nhiều năm, hiệu quả kinh tế cao, ổn định
trong sử dụng các nguồn lực (đất, lao động, vốn, kỹ thuật); tăng năng lực
cạnh tranh trên thị trường…
Đánh giá bền vững về xã hội: góp phần tạo việc làm thêm cho người lao
động nông thôn; nâng cao đời sống của hộ; giảm nghèo đói ở nơng thơn; đáp
ứng tốt hơn nhu cầu thị trường tiêu thụ về cả số lượng, cơ cấu, chủng loại sản
phẩm thuỷ sản và chất lượng an toàn; tạo ra quan hệ hỗ trợ phát triển giữa các
ngành…
Đánh giá Bền vững về môi trường và tài nguyên thiên nhiên: tạo ra hệ kinh
tế - sinh thái bền vững (VAC, AV, AC); tạo cảnh quan nông thôn đẹp, bảo vệ
môi trường mặt nước, tạo đa dạng sinh học…
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Các nội dung và yêu cầu đối với phát triển thuỷ sản
Nội dung của phát triển thuỷ sản
(1) Phát triển sản xuất thuỷ sản gắn với phát triển thị trường xuất khẩu
và tiêu thụ nội địa:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường,với việc Việt Nam gia nhập WTO
thì việc sản xuất thuỷ sản hàng hoá cần tuân thủ theo quy luật của thị trường,
phải nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường để vừa thu
được hiệu quả kinh tế cao vừa không gây lãng phí trong q trình sử dụng
các nguồn tài ngun để sản xuất ra các sản phẩm thuỷ sản. Như vậy sản xuất
gắn với thị trường chính là nội dung quan trọng của phát triển thuỷ sản. Để
nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành thuỷ sản phải đi vào phát triển các sản
phẩm có lợi thế so sánh cùng với đẩy nhanh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
để nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời phải quan tâm đúng mức đến
việc xây dựng thương hiệu và có chiến lược sẩn phẩm lâu dài.


8


(2) Phát triển cân đối, đồng bộ giữa lĩnh vực sản xuất với lĩnh vực chế
biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở kết hợp và chia sẻ hài hịa giữa lợi
ích và trách nhiệm của các bên:
Hoạt động nuôi thuỷ sản sẽ tạo ra yếu tố đầu vào cho chế biến, còn hoạt
động chế biến thuỷ sản sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho sản phẩm thuỷ sản,
tạo nên sự ổn định cho việc tiêu thụ sản phẩm đồng thời cịn có tác dụng
kích thích và hướng dẫn ngành nuôi thuỷ sản phát triển theo nhu cầu, thị hiếu
của thị trường. Như vậy công nghiệp chế biến thuỷ sản cần được phát triển và
được coi là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển thuỷ sản.
(3) Phát triển tương xứng công nghiệp dịch vụ thuỷ sản và các dịch vụ
khác để đáp ứng yêu cầu phát triển thuỷ sản:
Trong q trình phân cơng lao động xã hội, cần phải phát triển các dịch
vụ cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất cũng như đầu ra cho tiêu thụ.
Do vậy, việc phát triển dịch vụ này là yếu tố không thể thiếu được của quá trình
phát triển sản xuất thuỷ sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất và
giúp cho việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản đạt hiệu quả cao nhất.
(4) Quan tâm hỗ trợ đời sống và tạo điều kiện cho người nghèo tham gia
vào quá trình phát triển thuỷ sản:
Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với việc thực hiện tiến bộ và cơng bằng
xã hội. Q trình phát triển thuỷ sản cùng với các vấn đề như tích tụ tập trung
đất, phát triển kinh tế trang trại... sẽ làm nảy sinh các vấn đề xã hội như:
phân hoá giàu nghèo, thiếu việc làm, thiếu đất, mất đất... tạo ra nguy cơ bất
ổn định xã hội. Do vậy, để phát triển thuỷ sản phải thu hút, tạo điều kiện cho
người nghèo tham gia vào quá trình phát triển thuỷ sản và cùng hưởng lợi từ q
trình phát triển đó [10], [11].
(5) Bảo vệ mơi trường trong q trình phát triển thuỷ sản:
Q trình phát triển thuỷ sản phải đặc biệt quan tâm đến bảo vệ môi trường
để nhằm khai thác hợp lư và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên,



9

hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sống, bảo tồn tính đa dạng sinh
học và các hệ sinh thái thuỷ sinh. Bảo vệ mơi trường cịn góp phần đẩy mạnh
phát triển sản xuất thuỷ sản, tăng hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hố thuỷ
sản, góp phần xố đói giảm nghèo. Do vậy, bảo vệ mơi trường là nội dung cơ
bản không thể tách rời trong phát triển thuỷ sản, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát
triển bền vững thuỷ sản.
* Yêu cầu đối với phát triển thuỷ sản
Những biến đổi trong hệ sinh thái do con người gây ra bao gồm hoạt động
đánh bắt đang phá huỷ phúc lợi con người hiện tượng và tương lai. Vấn đề
tồn cầu hố thị trường thuỷ sản đang có khuynh hướng thiên về việc sản
xuất thuỷ sản cho địa phương và quốc gia sang thị trường xuất khẩu, đã làm
tăng mối quan tâm lợi ích đó được phân phối như thế nào để đạt hiệu quả cho
một số lượng lớn con người đang tham gia trong ngành thuỷ sản.
Nhìn góc độ tồn cầu, cơng nghiệp thuỷ sản là một khu vực quốc tế hố năng
động, thích nghi cao, có định hướng thị trường trong nền kinh tế thế giới. Tuy
nhiên áp lực của nó đối với nguồn lợi đang gia tăng do việc tiêu thụ cá, phối
hợp với sự tiếp tục tăng trưởng dân số. Cùng với nhiều áp lực như những thay
đổi to lớn của cấu trúc hệ sinh thái, chất thải, tác động đến loài đang có nguy
cơ, tổn thất mơi trường sống quan trọng, mâu thuẫn gia tăng, tăng trợ cấp là kết
quả của việc đầu tư và khai thác quá mức [11].
Phát triển thuỷ sản đòi hỏi phải nâng cao thể chế và những thay đổi trong
quan điểm các bên liên quan chủ yếu để tập trung vào đầu ra trong dài hạn
nhiều hơn. Các yêu cầu đó bao gồm:
- Gia tăng nhận thức của các nhân tố bên ngồi lĩnh vực ni thuỷ sản
truyền thống.
- Kiểm soát mạnh hơn cách tiếp cận nguồn lợi chung.
- Thể chế và khung pháp lư mạnh.

- Thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình quản lư.


10

- Nâng cao việc thu nhập, chia sẻ thông tin thuỷ sản và môi trường
- Nâng cao hiểu biết về đặc điểm kinh tế, xã hội của hoạt động nuôi thuỷ sản.
- Đẩy mạnh hệ thống giám sát, kiểm tra và thực thi.
- Gia tăng những cam kết của cộng đồng trong việc sử dụng có trách
nhiệm nguồn lợi tự nhiên.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi thuỷ sản
Nuôi thuỷ sản là ngành sản xuất sinh học, chịu tác động của nhiều yếu tố
khác nhau, đặc biệt là điều kiện tự nhiên, môi trường. Tuy nhiên trong điều kiện
hiện nay, vấn đề hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
về tự nhiên, kinh tế, xã hội và mơi trường thì nuôi thuỷ sản cũng chưa chắc đã
phát triển hợp lư [1] .
(1) Tự do hoá thương mại (TDHTM): Kinh tế quốc tế (KTQT), Tự do
hoá thương mại tác động mạnh mẽ đến phát triển nuôi thuỷ sản [14], [16]:
- Tự do hoá thương mại tác động làm thay đổi hệ thống giá cả thuỷ sản
nuôi của thị trường nội địa theo giá cả thuỷ sản nuôi của thế giới, đặc biệt là
giá cả sản phẩm đầu ra.
- Tự do hoá thương mại tác động giúp nuôi thuỷ sản mở rộng thị trường
tiêu thụ thơng qua xuất khẩu.
- Tự do hố thương mại tác động làm tăng tính cạnh tranh trong ni thuỷ sản.
- Tự do hố thương mại ngày càng đòi hỏi khắt khe yêu cầu về VSATTP và vấn
đề truy xuất nguồn gốc liên quan đến môi trường và các đầu vào của nuôi thuỷ sản.
- Tuy nhiên, thông qua tác động của tự do hố thương mại, ni thuỷ sản của
các nước phát triển tốt hơn, hiệu quả hơn và môi trường được bảo vệ hơn nhờ
thay đổi chính sách, sự điều chỉnh các nguồn lực, cung cách làm ăn và thu hút,
trao đổi công nghệ với các nước tiên tiến... Như vậy, tự do hoá thương mại tác

động phát triển nuôi thuỷ sản hiệu quả và bền vững hơn [14], [16].


11

(2) Điều kiện tự nhiên, môi trường
Điều kiện tự nhiên, môi trường ảnh hưởng quyết định đến sinh tồn và phát
triển của loại thuỷ sản nuôi mà thuỷ vực là cơ sở chính ni dưỡng thuỷ sản.
Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế trong ni thuỷ sản.
Nó khơng chỉ là mơi trường mà nó cịn là nguồn cung cấp thức ăn, dưỡng khí
cho động, thực vật. Thuỷ vực ni thuỷ sản có thể là ao, hồ, đầm, phá, lồng,
vây,… hoặc các cơ sở thuỷ vực nhân tạo [15], [16].
(3) Điều kiện kinh tế, xã hội
Nuôi thuỷ sản là ngành kinh tế sản xuất vật chất, vì thế phát triển ni
thuỷ sản phụ thuộc lớn vào điều kiện kinh tế của từng quốc gia, từng vùng và
từng cơ sở nuôi. Cụ thể: vốn sản xuất; lao động; đất đai và các tài nguyên thiên
nhiên; tiến bộ khoa học công nghệ; giá cả nội địa và thị trường tiêu thụ sản phẩm
đầu ra [15], [16].
(4) Mơi trường pháp lư và cơ chế chính sách
Ni thuỷ sản là ngành kinh tế quan trọng và rất nhạy cảm nên chịu sự
ñiều chỉnh mạnh mẽ của thể chế chính sách và mơi trường pháp lư của một
quốc gia. Thơng qua cơ chế chính sách và mơi trường pháp lư, các cơ sở, tổ
chức, cá nhân nuôi thuỷ sản có những hoạt động phù hợp. Mơi trường pháp lư
và cơ chế chính sách, đặc biệt là cấp địa phương hết sức quan trọng [15], [16].
1.3. Tổng quan về phát triển nuôi thuỷ sản các nước trên thế giới
1.3.1. Các nguyên tắc chung để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
a. Đối với nguồn lợi đã được khai thác hoàn toàn cần giảm sản lượng
khai thác càng nhiều càng tốt. Tiến hành các biện pháp quản lư đối với các
nghề khai thác, đưa nghề khai thác vào con đường PTBV và có trách nhiệm
[5].

b. Đối với nguồn lợi ít được khai thác còn nhiều khả năng tăng sản lượng
và nguồn lợi được khai thác ở mức độ vừa phải có khả năng duy trì và tăng sản
lượng phải tiến hành nghiên cứu khoa học về nguồn lợi, đánh giá sản lượng tối


12

đa được phép khai thác cho cả khu vực, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch dài
hạn, ngắn hạn về phát triển khai thác bền vững [5].
c. Đối với phần nguồn lợi đã bị khai thác vượt qua giới hạn cho phép và
đã cạn kiệt và nguồn lợi bị hồn tồn cạn kiệt, khó khả năng tự tái tạo, phải
được khôi phục cần chấm dứt hoạt động khai thác.
d. Đối với nguồn lợi bị khai thác vượt qua giới hạn cho phép và đã cạn
kiệt và nguồn lợi hoàn tồn bị cạn kiệt, khó khả năng tự tái tạo, phải được khôi
phục cần chấm dứt mọi hoạt động khai thác, quản lư tốt các hoạt động gây tổn
hại cho thuỷ sản, thi hành các biện pháp khôi phục, tạo các điều kiện tối ưu về
nhiều mặt cho sự tái tạo nguồn lợi, tái tạo các quần đàn đã bị cạn kiệt [5], [6].
1.3.2. Một số giải pháp phát triển thuỷ sản của các nước trên thế giới
1. Cắt giảm sản lượng khai thác càng nhiều càng tốt. Bảo vệ nguồn lợi thuỷ
hải sản là mục tiêu hàng đầu [2].
Từ những năm 80, tổ chức nghề cá thế giới đã nhiều lần cảnh báo về nguy
cơ mất cân bằng sinh thái mơi trường biển và đã có những biện pháp buộc các
nước có nền cơng nghiệp KTTS phát triển, đặc biệt là ở khối Bắc Âu và Nhật
Bản phải hạn chế khai thác trên nhiều vùng biển quốc tế. Để cắt giảm sản lượng
khai thác, nhiều khối và nhiều quốc gia đã có các đối sách khá quyết liệt như:
EU kiên quyết cắt giảm 30% hạm tàu khai thác của khối trong thời gian 5 năm
(1999 - 2003), hiện đại hoá hạm tàu cá, đẩy mạnh khai thác xa bờ, đặc biệt là
cá ngừ và cá sông ở tầng nước sâu.
2. Cấm các nghề cá khai thác tàn phá nguồn lợi, cải tiến công cụ khai thác
Năm 1995, Liên Hiệp Quốc đã ra lệnh cấm hẳn nghề lưới rê đại dương

trên phạm vi thế giới với mục đích chính là bảo vệ rùa biển, cá voi, cá heo, thú
biển và chim biển. EU cũng tuyên bố sẽ loại bỏ hẳn nghề lưới rê trong phạm
vi toàn khối vào năm 2005. Đây là quyết định táo bạo vì lưới rê có vị trí
quan trọng trong KTHQ của EU [2], [3].
Từ năm 1985 Chính phủ Indonesia cấm hẳn nghề lưới kéo trên phạm vi


13

toàn quốc và loại bỏ hẳn nghề quan trọng này khỏi danh mục các nghề khai thác
của đất nước. Việc làm kiên quyết (lần đầu tiên trên thế giới) này đã thu được
kết quả khả quan. Nguồn lợi hải sản ven bờ rất phong phú và lớn của quốc đảo
này được duy trì tốt tới ngày nay. Sản lượng khai thác ven bờ vẫn ở mức cao.
Cách đây không lâu, Trung Quốc cũng tuyên bố cấm hẳn nghề lưới kéo sát bờ (3
hải lư trở vào). Thái Lan cũng tuyên bố cấm nghề lưới kéo sát bờ ở vịnh Thái Lan
[2], [3].
3. Phát triển nuôi thuỷ sản
Đây là biện pháp quan trọng mang lại hiệu quả lớn và nhanh chóng trong
việc giảm áp lực cho nghề khai thác, tái tạo duy trì và phát triển nguồn lợi, đặc
biệt đối với các đối tượng có giá trị kinh tế cao. Trên thực tế, nước nào sớm đầu
tư thoả đáng cho phát triển ni thuỷ sản thì khá thành cơng như Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc... để phát triển nuôi thuỷ sản, thường có các việc làm dưới đây
[2].
a. Sản xuất nhân tạo con giống có chất lượng cao một số lồi quư hiếm
đã cạn kiệt để thả vào biển và các vùng nước đã góp phần nhanh chóng khơi
phục lại quần đàn của chúng trong tự nhiên. Kết quả thu được của Trung Quốc về
thả tôm he giống vào biển, của Nhật Bản, Mỹ, Canada về thả cá hồi giống vào
biển, thật đáng phấn khởi. Theo công bố của Nhật Bản, hằng năm ngư dân
Nhật Bản khai thác được tới 5% số cá đã thả ra biển [2].
b. Các dự án lớn về nuôi cá biển thay cho khai thác đang được hoạch định

và thực thi. NaUy và các nước Tây Âu có dự án lớn về ni cá tuyết đại Tây
Dương, dự định sẽ đạt sản lượng 500 nghìn tấn vào năm 2015 và 1 triệu tấn vào
năm 2030. Cá tuyết sẽ là đối tượng nuôi số 1 của tây Âu trong tương lai. Trung
Quốc, Nhật Bản, Đài Loan cũng đang có dự án với kinh phí nhiều tỷ USD để
phát triển ni cá song, cá mú, cá ngừ ngồi đại dương. Cá bơn cũng là đối tượng
được nhiều nước quan tâm [2].


14

4. Đa dạng hố các lồi thuỷ sản
Hiện nay, đa số các nước đều chủ trương đa dạng hoá các mặt hàng thuỷ sản.
Chẳng hạn, như ở Hàn Quốc, ngoài khai thác những mặt hàng hải sản có giá trị
xuất khẩu cao như cá tuyết, cá ngừ, mực ống đại dương, họ còn khai thác các
loại cá nổi như cá trích Nhật Bản, cá cơm, cá thu, cua biển, tơm biển... để phục
vụ nhu cầu trong nước. Về nuôi, Hàn Quốc tập trung vào 3 mặt hàng chính là
cá biển, nhuyễn thể hai vỏ và rong biển, nhưng ở mỗi loại lại rất đa dạng như
cá bơn, cá hồi, cá chình, cá song, cá đối, cá cam, nhuyễn thể thì có hào, sị...[3],
[19].
Ở Trung Quốc, sau khi tơm ni bị dịch bệnh tàn phá năm 1993, nước
này đã có nhiều điều chỉnh lại nền sản xuất, đa dạng hoá các đối tượng tôm nuôi
để phá thế độc canh chỉ nuôi một lồi tơm he. Các đối tượng mới được đặc
biệt chú ư là tôm càng xanh gốc từ Đông Nam Á và tơm he chân trắng, tơm lam
[2]...
5. Giữ gìn và phát triển các nguồn gen cá quư hiếm, xây dựng các ngân
hàng gen của các loài thuỷ sản, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo
tồn biển và xây dựng các cơ sở dữ liệu thông tin về chúng...[2]
Ở Malaysia, ngay từ năm 1993, Chính phủ nước này đã thiết lập các khu bảo
tồn biển, nhằm bảo vệ hệ sinh thái kinh tế biển, đặc biệt là các vùng rạn đá san
hô với hệ động thực vật tương ứng, bao gồm các thềm cỏ biển, các loại cây có

vỏ, các hệ động thực vật ven bờ. Tại đây, các nguồn gen quư hiếm được bảo vệ,
có các điều kiện rất thuận lợi để các loài thuỷ sản tự tái tạo và phát triển bền vững
[19].
6. Xuất bản và phát hành rộng rãi Sách đỏ về thuỷ sản: đây là phương hướng
được tiến hành từ lâu ở nhiều quốc gia và kết quả cũng rất tốt. Sách đỏ về các
loài thuỷ sản được xuất bản thường xuyên và liên tục ở các nước với số lượng
lớn và thường được trợ cấp về giá để đông đảo nhân dân có khả năng tiếp cận.
7. Xây dựng bộ luật hồn chỉnh cho nghề cá và luôn sửa đổi cho phù hợp


15

Nhìn chung, ở các nước có ngành thuỷ sản tương đối phát triển đều đã
sớm ban hành luật nghề cá. Ví dụ, ở Trung Quốc, Luật nghề cá được thơng
qua ngày 20/1/1986. Sau 14 năm, vào ngày 31/10/2000, Luật nghề cá được sửa
đổi. Bên cạnh đó, cuối năm 2001, Trung Quốc cịn thơng qua “Luật quản lư
sử dụng vùng biển nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”. Ở Malaysia, luật
nghề cá cũng được xây dựng từ năm 1985... [2]
8. Mở rộng các hình thức hợp tác với nước ngồi
Mơi trường của trái đất là một thể thống nhất, mang tính hệ thống và
toàn cầu, quan hệ mật thiết với nhau. Ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm vùng nước
biển, ơ nhiễm các con sông quốc tế không chỉ dừng lại ở biên giới quốc gia mà
cịn có thể ảnh hưởng sức khoẻ, đời sống của dân cư cũng như môi trường quốc
gia khác, nhất là quốc gia láng giềng. Ngược lại, sự cải thiện điều kiện môi
trường ở khu vực này cũng có thể tác động tích cực tới mơi trường ở khu vực
khác. Chính vì vậy, bảo vệ mơi trường phải có sự hợp tác giữa các nước trong
khu vực và tồn cầu.
Với kỹ thuật ni thuỷ sản ưu việt, Đài Loan đã mở rộng hợp tác với
các nước Đông Nam Á và trung Hoa lục địa, nhằm hỗ trợ các nước này xây
dựng và phát triển ngành nuôi thuỷ sản như cung cấp thơng tin, cung cấp con

giống có chất lượng...[2]
Trong chiến lược phát triển nghề cá của mình, Trung Quốc đã khẳng
định kiên trì chiến lược phát triển “đi ra bên ngoài”. Trung Quốc đã kư nhiều
Hiệp định hợp tác về nghề cá với các nước. Trung Quốc cũng đã kư với Việt
Nam Hiệp định hợp tác nghề cá.
9. Thực thi nghiêm chỉnh các công ước, hiệp định quốc tế và khu vực về
khôi phục và phát triển nguồn lợi, về cấm khai thác các loài được quy định
Quốc tế đã có khá nhiều cơng ước, hiệp ước, hiệp ñịnh về bảo vệ, tái tạo
và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Ví dụ, cơng ước về bảo vệ nghề cá voi và
cá heo; công ước về cá ngừ; hiệp định về cá tuyết Đại Tây Dương; hiệp định


16

về cá hồi Bắc Thái Bình Dương; cơng ước về rùa biển và rất nhiều văn bản khác
có liên quan [3].
1.4 .Tổng quan về phát triển nuôi thuỷ sản ở Việt Nam
1.4.1. Khái quát quá trình phát triển ngành thuỷ sản ở Việt Nam
Từ khi thành lập cơ quan quản lư Nhà nước đầu tiên của ngành (Tổng cục
Thuỷ sản - năm 1960) và cũng chính là thời điểm ra đời của một ngành kinh tế
- kỹ thuật mới của đất nước, đến năm 2005, ngành thuỷ sản đã đi qua chặng
đường 45 năm xây dựng và trưởng thành. Đó là một chặng đường dài với nhiều
thăng trầm, biến động. Đứng trên góc độ tổng quan, có thể chia thành hai thời kỳ
chính:
- Thời kỳ thứ nhất, từ năm 1980 trở về trước, thuỷ sản Việt Nam về cơ bản
là một ngành kinh tế tự cấp, tự túc, thiên về khai thác những tiềm năng sẵn
có của thiên nhiên theo kiểu “hái, lượm”. Cơ chế quản lư kế hoạch hoá tập
trung kéo dài, tiêu thụ theo cách giao nộp sản phẩm khiến chúng ta quen đánh
giá thành tích theo tấn, theo tạ, bất kể giá trị, triệt tiêu tính hàng hố của sản
phẩm. Điều đó dẫn tới suy kiệt của các động lực thúc đẩy sản xuất, đưa ngành

tới bờ vực suy thoái vào cuối những năm 1970 [9].
- Thời kỳ thứ hai, từ 1981 (thành lập Bộ thuỷ sản) đến nay, được mở đầu
bằng chủ trương đẩy mạng xuất khẩu và thử nghiệm cơ chế “tự cân đối, tự trang
trải” mà thực chất là chú trọng nâng cao giá trị của sản phẩm làm ra nhằm tạo
nguồn đầu tư để tái sản xuất mở rộng, đã tạo nguồn động lực mới cho sự phát
triển. Ngành thuỷ sản có thể coi là một ngành tiên phong trong quá trình đổi
mới, chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Trong q trình đó, từ những nghề sản xuất nhỏ bé, Ngành đã có vị
thế xứng đáng và đến năm 1993 đã được Đảng và Nhà nước chính thức xác
định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước [9] .
Trước đây, các hộ gia đình chỉ đầu tư ít, ni trồng chủ yếu ở những vùng
ao hồ, đầm phá có sẵn, nay nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư cải tạo hệ thống ao


×