Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu thực trạng công tác đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh phú thọ giai đoạn 2016 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 94 trang )

...

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGÔ THỊ MAI

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2016 - 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MƠI TRƯỜNG

Thái Ngun - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGÔ THỊ MAI

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2016 - 2018
Ngành: Khoa học môi trường


Mã số ngành: 8 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ THỊ LAN

Thái Nguyên - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Các thơng tin trong luận văn này đều chính xác về nguồn
gốc.
Thái Ngun ngày

tháng

năm 2019

Người thực hiện
Ngơ Thị Mai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm - Đại học
Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Thị Lan.
Lời đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn Trường Đại học Nơng Lâm Thái
Ngun, Phịng Đào tạo - Đào tạo Sau đại học, Khoa Môi trường và PGS.TS Đỗ
Thị Lan đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và đã cho
tơi những ý kiến nhận xét, góp ý q báu.
Tơi xin chân thành cám ơn Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã quan
tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, địa điểm, tài liệu cũng như
những điều kiện khác cho tơi trong q trình học tập.
Tơi cũng bày tỏ lịng cảm ơn đối với Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Phú Thọ; Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ; các Thành viên
từng tham gia hội đồng thẩm định; Phòng Thẩm định và Đánh giá tác động mơi
trường, Phịng Tài ngun Mơi trường các huyện, thành phố và các đồng nghiệp,
đồng môn, bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập
cũng như trong q trình hồn thành Luận văn này.
Thái Nguyên, ngày
tháng năm 2019
Người thực hiện luận văn
Ngô Thị Mai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ............................................ 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1.

Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................... 3

1.1.1. Các khái niệm liên quan ......................................................................... 3
1.1.2. Mục đích của ĐTM ................................................................................ 4
1.1.3. Ý nghĩa của ĐTM ................................................................................... 5
1.2.

Cơ sở pháp lý của ĐTM ......................................................................... 5

1.3.

Tổng quan kết quả nghiên cứu về ĐTM trên thế giới.............................. 6


1.3.1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống ĐTM (Theo Đặng Văn Lợi,
Mai Thế Toản (2014), Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường ở Việt Nam). ............................................................... 6
1.3.2. Quy trình ĐTM theo thông lệ quốc tế ................................................... 10
1.3.3. Về phương pháp thực hiện ĐTM trên thế giới. ..................................... 14
1.4.

Tổng quan kết quả nghiên cứu ở Việt Nam........................................... 15

1.4.1. Lịch sử hình thành ................................................................................ 15
1.4.2. Kết quả công tác ĐTM ở Việt Nam ...................................................... 21
1.5.

Tổng quan về tỉnh Phú Thọ. ................................................................. 23

1.5.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ ............................ 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv
1.5.2. Đánh giá sơ bộ về hiện trạng môi trường tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn
nghiên cứu ............................................................................................ 28
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 32
2.1.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 32

2.2.


Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 32

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 32

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 32
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế ................................................. 33
2.3.3. Phương pháp đánh giá về công tác đánh giá ĐTM................................ 34
2.3.4. Phương pháp kế thừa, tổng hợp, phân tích so sánh đánh giá ................. 41
2.3.5. Phương pháp thống kê số liệu............................................................... 41
3.1.

Đánh giá thực trạng công tác lập, thẩm định và hậu thẩm định ĐTM
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ..................................................................... 42

3.1.1. Đánh giá về công tác lập báo cáo ĐTM ................................................ 42
3.1.2. Quy trình thẩm định ............................................................................. 53
3.1.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về môi trường các cấp; lực
lượng cán bộ có chun mơn làm việc trong lĩnh vực mơi trường của tỉnh
Phú Thọ ................................................................................................ 56
3.1.4. Đánh giá công tác hậu thẩm định .......................................................... 66
3.2.

Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ................................................ 70

3.2.1. Đối với công tác lập báo cáo ĐTM ....................................................... 70
3.3.


Đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu
quả công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. ...................................... 73

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 76
1. Kết luận ........................................................................................................ 76
2. Kiến nghị...................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

ĐRR

: Đánh giá rủi ro

ĐTK


: Đánh giá tác động kinh tế

ĐTS

: Đánh giá tác động sức khỏe

ĐTX

: Đánh giá tác động xã hội

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

ĐBM

: Đề án bảo vệ môi trường

CBM

: Cam kết bảo vệ môi trường

MT

: Môi trường

VHTN

: Vận hành thử nghiệm




: Giai đoạn

XNHT

: Xác nhận hoàn thành

EU

: Liên hiệp Châu âu

IEE

: Đánh giá tác động môi trường sơ bộ

KT-XH

: Kinh tế xã hội

OECD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

OEPP

: Cơ quan Kế hoạch và Chính sách mơi trường

QCVN


: Quy chuẩn Việt Nam

TCMT

: Tiêu chuẩn môi trường

TNMT

: Tài nguyên môi trường

TOR

: Điều khoản tham chiếu

UBND

: Ủy ban Nhân dân

UNEP

: Chương trình mơi trường của Liên hợp quốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng báo cáo ĐTM .............................................36

Bảng 2.2: Tính tốn mức quan trọng của các tiêu chí trong Bộ tiêu chí đánh giá về công
tác hậu ĐTM đối với chủ dự án .....................................................................................38
Bảng 2.3: Tính mức tuân thủ của các tiêu chí trong Bộ tiêu chí đánh giá về cơng tác hậu
ĐTM đối với chủ dự án .................................................................................................40
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá về công tác lập ĐTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn
2016 - 2018 ....................................................................................................................44
Bảng 3.2: Thông tin về các đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM trên địa bàn Phú Thọ ......52
Bảng 3.3. Cơ cấu, năng lực cán bộ làm công tác quản lý..............................................57
nhà nước về bảo vệ môi trường .....................................................................................57
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá về công tác thẩm định ĐTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai
đoạn 2016 - 2018 ...........................................................................................................59
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá về công tác hậu thẩm định ĐTM đối với chủ đầu tư ........66
Bảng 3.6. Đánh giá về công tác hậu thẩm định của cơ quan quản lý ............................68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình ĐTM phở biến trên thế giới ..........................................................10
Hình 1.2: Quy trình thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của Malaysia ...................14
Hình 1.3. Mối quan hệ giữa ĐMC, ĐTM, CBM ...........................................................20
Hình 3.1: Biểu đồ đánh giá chất lượng báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2016 - 2018 ....................................................................................................................48
Hình 3.2: Biểu đồ đánh giá kết quả công tác thẩm định ĐTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2016 - 2018 ....................................................................................................65
Hình 3.3: Biểu đồ đánh giá công tác hậu thẩm định ĐTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đối
với chủ đầu tư ................................................................................................................67

Hình 3.4: Biểu đồ đánh giá về cơng tác hậu thẩm định của cơ quan quản lý ...............69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là công cụ pháp lý và kỹ thuật quan
trọng để xác định, phân tích, dự báo tác động môi trường của các dự án, các kế
hoạch, quy hoạch phát triển; cung cấp luận cứ khoa học cho chính quyền, cơ
quan quản lý chuyên ngành và doanh nghiệp cân nhắc trong quá trình ra quyết
định đầu tư. Các yêu cầu về ĐTM đã được luật hóa tại Luật Bảo vệ môi trường
Việt Nam từ năm 1993. Hơn 19 năm thực hiện cơng tác ĐTM đã giúp Chính phủ
Việt Nam từng bước cải thiện hệ thống quy định ĐTM, tạo lập và phát triển năng
lực đội ngũ thực hiện ĐTM, đã quyết định chấm dứt hoặc buộc điều chỉnh nhiều
dự án có nguy cơ rủi ro cao đối với môi trường. Tuy nhiên, hoạt động ĐTM ở
Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Bản thân quy định luật pháp hiện hành về
ĐTM cũng chưa thật sự chặt chẽ. Việc thực hiện ĐTM vẫn cịn hình thức, ở một
số địa phương, đối với một số dự án vẫn chưa thực sự hiệu quả. Việc phối kết
hợp giữa các bên trong q trình ĐTM vẫn cịn lỏng lẻo, việc giám sát hậu ĐTM
vẫn chưa đảm bảo, ĐTM đôi khi chưa lường hết được các vấn đề môi trường sẽ
phát sinh. Nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường tự nhiên và kinh tế - xã
hội đã xảy ra trong thời gian qua cho thấy, chính sách và việc thực hiện ĐTM
cần được quan tâm hơn nữa.
Là một tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ nằm trong khu vực
giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú
Thọ có địa thế tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, quá trình cơng

nghiệp hóa của tỉnh diễn ra từ khá sớm, nhưng quy mô của các dự án phần lớn
ở mức nhỏ và vừa, số lượng dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường
cao là ít. Tuy nhiên, vì mục tiêu phát triển kinh tế, khơng thể tránh được những
ảnh hưởng đối với môi trường. Mặc dù công tác ĐTM của tỉnh cũng được triển
khai thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, cùng với q trình
thu hút đầu tư dự án nhưng cũng khơng nằm ngồi những hạn chế nêu trên.
Nhằm nhìn nhận rõ thực trạng ĐTM của địa phương làm cơ sở đề xuất giải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




2
pháp cải thiện những tồn tại, hạn chế, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu thực trạng công tác đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ giai đoạn 2016 - 2018”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng công tác ĐTM của các dự án đầu tư trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018.
- Làm rõ những khó khăn, tồn tại; nguyên nhân của những khó khăn, tồn
tại.
- Đề xuất biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao chất
lượng công tác ĐTM trên địa bàn.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tiễn;
- Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học, kiến thức thực tế;
- Tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong giải quyết cơng việc chuyên môn
về công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Việc đánh giá về khía cạnh pháp lý cũng như hiện trạng của hoạt động
ĐTM nhằm đưa ra các giải pháp giúp cải thiện tình hình thực hiện cơng tác
ĐTM trên địa bàn tỉnh.
- Giúp cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh căn cứ vào kết quả nghiên
cứu Đề tài đưa ra cơ chế, chính sách, giải pháp trong thời gian tới để làm tốt
hơn công tác đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh đạt được mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các khái niệm liên quan
* Môi trường: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và
nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
* Đánh giá tác động môi trường (ĐTM): Là việc phân tích, dự báo tác động
đến mơi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ mơi trường khi
triển khai dự án đó (Theo Khoản 23 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).
* Các đối tượng phải ĐTM: Tất cả các dự án đầu tư phải thực hiện ĐTM,
tuy nhiên, phân chia theo mức độ khác nhau. Việc xác định đối tượng ĐTM
căn cứ theo quy mô, công suất của dự án. Dự án có quy mơ cơng suất lớn, phức
tạp hơn về môi trường phải thực hiện ĐTM, dự án có quy mơ cơng suất nhỏ
hơn, ít phức tạp hơn thì thực hiện hồ sơ mơi trường ở dạng đơn giản hơn ĐTM.
* Thẩm định báo cáo ĐTM: Từ khái niệm về Thẩm định theo Từ điển

Tiếng Việt thông dụng của Nhà xuất bản Đà Nẵng, có thể hiểu "Thẩm định báo
cáo ĐTM" là việc các cơ quan chức năng xem xét, nghiên cứu và đánh giá việc
ĐTM của dự án thông qua đánh giá báo cáo ĐTM, cụ thể về sự phù hợp trong
việc nhận định các nguồn thải, đánh giá mức độ, phạm vi tác động của nguồn
thải trong mối tương quan với các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội xung
quanh; về phương án, công nghệ xử lý chất thải của dự án, từ đó để đưa ra quyết
định phê duyệt hay không phê duyệt hoặc phê duyệt nhưng phải chỉnh sửa, bổ
sung báo cáo sao cho phù hợp với quy định pháp luật và có ý nghĩa thực tiễn
cao nhất.
* Phê duyệt báo cáo ĐTM: Căn cứ vào kết quả thẩm định của Hội đồng
thẩm định, Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt ra quyết định phê duyệt báo cáo
ĐTM. Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM có hiệu lực pháp lý bắt buộc thực
hiện, là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4
sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường của dự án. Nội dung của
quyết định phê duyệt là chấp thuận nội dung của bản báo cáo ĐTM kèm theo
các yêu cầu (điều kiện) nhất định, cụ thể về quy mô, công suất, chất lượng
nguồn thải sau khi xử lý. Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án cơ sở
pháp lý cần thiết để thực hiện các thủ tục đầu tư tiếp theo của dự án.
1.1.2. Mục đích của ĐTM
- ĐTM nhằm cung cấp thơng tin cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường các cấp và cho chủ dự án về các tác động của quá trình hoạt động
của dự án đối với môi trường và con người trên cơ sở phân tích, dự báo các tác
động, làm cơ sở đưa ra quyết định hợp lý cho hoạt động phát triển phù hợp với
mơi trường (phát triển bền vững).

- Tìm ra các giải pháp tối ưu, lựa chọn cơng trình bảo vệ mơi trường phù
hợp với loại hình dự án nhằm hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực từ
hoạt động của dự án;
- Đảm bảo các vấn đề môi trường được cân nhắc đầy đủ và cân bằng với
các yếu tố kỹ thuật - kinh tế của dự án trước khi đưa ra các quyết định về dự án.
- Đảm bảo cho cộng đồng có quan tâm về dự án hoặc chịu tác động của
dự án có cơ hội được biết về dự án và tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế
và phê duyệt về dự án.
- Cơng khai, xem xét đồng thời lợi ích của tất cả các bên: Bên Chủ dự
án, Chính phủ, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư nhằm triển khai dự
án theo cách có lợi nhất và cơng khai mức độ đồng thuận đối với dự án.
- Ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong vấn
đề bảo vệ mơi trường suốt q trình hoạt động của dự án.
Tóm lại, mục đích của ĐTM là góp thêm tư liệu khoa học cần thiết cho
việc quyết định phê duyệt một dự án phát triển, giúp cho cơ quan có thẩm quyền
có đủ điều kiện để đưa ra một quyết định toàn diện và đúng đắn hơn về dự án
đạt được mục đích phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ mơi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5
1.1.3. Ý nghĩa của ĐTM
- ĐTM khuyến khích các hoạt động quy hoạch ngày càng tốt hơn, sát sao
hơn với tình hình thực tế của mơi trường: Vấn đề mơi trường và phát triển có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau và luôn được xem là quan hệ đối ngược, đó là
phát triển càng nhanh thì càng có nhiều tác động tiêu cực đến mơi trường, càng
có xu thế làm suy giảm chất lượng môi trường sống. Việc tăng trưởng kinh tế

nếu khơng tính tới u cầu bảo vệ mơi trường cũng như sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên thì đến một thời điểm nào đó chất lượng mơi trường sẽ bị
suy giảm nghiêm trọng, cản trở phát triển, tác động xấu tới kinh tế xã hội của
vùng. ĐTM hình thành với mục đích đánh giá và dự báo các tác động tiêu cực
của một dự án hoặc một chính sách đến mơi trường là cơ sở để xây dựng các
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội theo định hướng phát triển bền vững.
- ĐTM giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong phát triển lâu dài: Khi
thực hiện ĐTM chúng ta đã dự liệu được những trường hợp xấu sẽ xảy ra trong
quá trình vận hành dự án, ĐTM giúp hạn chế việc phải khắc phục những tác
động mà mình gây ra cho mơi trường. Mặt khác, thông qua các kiến nghị từ các
đối tượng liên quan trong ĐTM, doanh nghiệp và nhà nước sẽ có sự thận trọng
hơn trong việc xây dựng, thực hiện dự án để giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường, từ
đó giảm chi ngân sách địa phương cho xử lý môi trường.
- Giúp Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn:
Từ việc tham vấn trong quá trình ĐTM, hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM cũng
như trong thanh tra, kiểm tra đối với những cơ sở trong hoạt động sản xuất. Việc
niêm yết công khai báo cáo ĐTM tại Trụ Sở UBND xã, phường là phương thức
để cộng đồng tham gia vào quá trình bảo vệ môi trường của dự án.
1.2. Cơ sở pháp lý của ĐTM
- Luật Bảo vệ Môi trường 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy
định về quy hoạch bảo vệ mơi trường, đánh giá mơi trường chiến lược, đánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ mơi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
- Nghị định số 38/2015 NĐ-CP, ngày 24/04/2015 của Chính Phủ về quản
lý chất thải và phế liệu;
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đởi,
bở sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP, ngày 09/04/2007 của Chính Phủ về quản
lý chất thải rắn;
- Thơng tư số 27/2015/TT-BTNMT, ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ
tập trung, làng nghề và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác
khống sản.
- Thơng tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực Tài nguyên môi trường, Xây
dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn….
1.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu về ĐTM trên thế giới
1.3.1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống ĐTM (Theo Đặng Văn Lợi,
Mai Thế Toản (2014), Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường ở Việt Nam).
- Vào thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ XX, nhân dân tại các nước phát triển
đã bắt đầu quan tâm sâu sắc tới chất lượng môi trường sống. Những nguy cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




7
về thảm họa môi trường làm cho ĐTM trở thành một vấn đề chính trị rất quan
trọng tại nhiều quốc gia thời bấy giờ. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên phát triển hệ
thống ĐTM. Từ năm 1969, việc phải tiến hành ĐTM đối với các dự án có quy
mơ lớn đã quy định trong Đạo luật về chính sách mơi trường quốc gia (The
National Environmental Policy Act), trong đó quy định tất cả các kiến nghị
quan trọng ở cấp Liên bang về luật pháp, các hoạt động kinh tế kỹ thuật lúc đưa
ra xét duyệt để được nhà nước chấp nhận đều phải kèm theo một báo cáo chi
tiết về tác động đến môi trường của hoạt động được kiến nghị. Tiếp đó, hệ thống
này đã được giới thiệu và áp dụng tại các nước EU, Châu Á, ví dụ như Úc
(1974), Thái Lan (1975), Pháp (1976); Philipines (1978), Israel (1981) và
Pakistan (1983). Tại Châu Á, các nước trong khu vực đã quan tâm đến môi
trường từ thập kỷ 70 như:
Trung Quốc: Luật Bảo vệ môi trường được ban hành từ năm 1979, trong
đó Điều 6 và Điều 7 đưa ra các cơ sở cho các yêu cầu đánh giá tác động môi
trường cho các dự án phát triển. Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc đã ban
hành Luật ĐTM từ 2003 và mỗi năm có đến khoảng 30.000 báo cáo ĐTM đã
được thực hiện cho các quy hoạch phát triển các vùng kinh tế, địa phương,
ngành lĩnh vực, các lưu vực sông, các vùng kinh tế ven biển, vịnh biển… nhưng
nhiều học giả Trung Quốc tự đánh giá: chất lượng ĐTM/ĐMC ở nước này vẫn
còn chú trọng “phòng ngừa là chính”, nặng hình thức, ít thực chất so với Hàn
Quốc và các nước tiên tiến trên thế giới.
- Nhật Bản: ĐTM đã được giới thiệu từ 1972, tuy nhiên đến năm 1984
Chính phủ mới quy định chính thức về thực hiện ĐTM cho các dự án và tháng 6
năm 1997, “Luật Đánh giá tác động môi trường” (Environmental Impact

Asessment Law) được ban hành. Số loại hình cần bắt buộc ĐTM tại Nhật Bản
rất hạn chế (ít hơn nhiều so với yêu cầu của Việt Nam), chỉ có 13 loại hình dự án
cần lập báo cáo ĐTM.
- Hàn Quốc: Hiện nay ĐTM của Hàn Quốc được coi là tiên tiến; cơ sở
pháp lý về ĐTM rõ ràng; các phương pháp, quy trình đã được xây dựng hồn
chỉnh và ĐTM rất chi tiết, có nghiên cứu khoa học. Do vậy, ĐTM đang là cơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8
cụ tốt cho định hướng “tăng trưởng xanh” với tham vọng đến 2020 Hàn Quốc
trở thành 1 trong 5 quốc gia hàng đầu thế giới về kinh tế xanh.
Philipin: Từ năm 1977 - 1978 Tổng thống Philipin đã ban hành các Nghị
định trong đó yêu cầu cần thực hiện ĐTM và hệ thống thông báo tác động môi
trường cho các dự án phát triển.
Malaysia: Từ năm 1979 Chính phủ đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường
và từ năm 1981 vấn đề đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện đối với
các dự án năng lượng, thủy lợi, cơng nghiệp, giao thơng, khai khống.
Thái Lan: Nội dung và các bước thực hiện ĐTM cho các dự án phát triển
được thiết lập từ năm 1978, đến năm 1981 thì công bố danh mục các dự án phải
tiến hành ĐTM.
Theo kinh nghiệm chung của quốc tế, ĐTM là một quá trình chính thức
được sử dụng để dự báo những hệ quả về mơi trường (tích cực hay tiêu cực)
của một kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án trước khi quyết định thực
hiện, đồng thời đề xuất các biện pháp để điều chỉnh tác động đến mức chấp
nhận hoặc để nghiên cứu giải pháp công nghệ mới. Mặc dù việc đánh giá có
thể dẫn đến các quyết định kinh tế khó khăn hoặc mối quan tâm/lo ngại về chính
trị và xã hội nhưng ĐTM sẽ luôn bảo vệ môi trường bằng cách cung cấp một

nền tảng vững chắc cho sự phát triển hiệu quả và bền vững.
* Các cách định nghĩa về ĐTM:
Trên thế giới, mỗi quốc gia đưa ra một định nghĩa khác nhau về ĐTM,
nhưng nhìn chung, những định nghĩa đó có nội dung cơ bản là giống nhau và
chứa đựng các yếu tố đặc trưng của hoạt động ĐTM (như đối tượng đánh giá,
phạm vi đánh giá, mục tiêu của việc đánh giá). Theo chương trình mơi trường
của Liên Hợp Quốc, ĐTM là quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả
về mặt môi trường của một dự án phát triển. Một vài định nghĩa về ĐTM được
trích dẫn trong các tài liệu:
+ Đánh giá tác động môi trường là một hoạt động được đặt ra để xác định
và dự báo những tác động đối với môi trường sinh - địa - lý đối với sức khỏe
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




9
cuộc sống hạnh phúc của con người, tạo nên bởi các dư luận, các chính sách,
chương trình, đề án và thủ tục làm việc đồng thời để diễn giải và thông tin về
các tác động (Murun R.E. 1979).
+ Đánh giá tác động môi trường là sự xem xét một cách có hệ thống các
hậu quả về mơi trường của các đề án, chính sách và chương trình với mục đích
chính là cung cấp cho người ra quyết định một bản liệt kê và tính tốn các tác
động mà các phương án hành động khác nhau có thể đem lại (Clack, Brian D,
1980).
+ Đánh giá tác động môi trường được coi là một kỹ thuật, một q trình
thu thập thơng tin về ảnh hưởng môi trường của một dự án từ người chủ dự án
và các nguồn khác, được tính đến, trong việc ra quyết định cho dự án tiến hành
hay không (Do E, 1989).
+ Đánh giá tác động môi trường của hoạt động phát triển kinh tế- xã hội

là xác định, phân tích và dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài
mà việc thực hiện hoạt động có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất
lượng môi trường sống của con người tại nơi có liên quan tới hoạt động, trên
cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng, tránh, khắc phục các tác động tiêu cực
[(Lê Thạc Cán, 1994)].
+ Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2014 định nghĩa như sau:
Đánh giá tác động mơi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi
trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ mơi trường khi triển
khai dự án đó.
- Ngồi các quốc gia, các tổ chức quốc tế cũng rất quan tâm đến cơng tác
ĐTM. Ta có thể kể ra những tở chức có nhiều đóng góp cho cơng tác này: Ngân
hàng thế giới (WB); Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); Chương trình phát
triển quốc tế của(USAID); Chương trình mơi trường của Liên hợp quốc
(UNEP). Các ngân hàng lớn đã có những hướng dẫn cụ thể cho cơng tác ĐTM
đối với các dự án vay vốn của mình. Tiếng nói của các ngân hàng có hiệu lực
lớn vì họ nắm trong tay nguồn tài chính mà các chủ dự án rất cần để triển khai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10
dự án của mình. Một cơng việc mà các tở chức này thực hiện rất có hiệu quả là
mở các khóa học về ĐTM ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang
phát triển.
1.3.2. Quy trình ĐTM theo thông lệ quốc tế
a. Theo Thông lệ Quốc tế
Chuẩn bị Dự án
Thông báo cho các cơ quan chức năng về Dự án
Sàng lọc (Screening) về mặt ĐTM

Xác định phạm vi (Scoping) ĐTM của dự án
Nghiên cứu ĐTM của dự án (nhiều nội dung)
Lập báo cáo ĐTM của dự án
Tham vấn cộng đồng về các vấn đề môi trường
của dự án
Trình nộp cơ quan thẩm định ĐTM
(theo phân cấp)
Thẩm định báo cáo ĐTM của dự án
(theo phân cấp)
Giám sát/quan trắc mơi trường (hậu ĐTM)

Hình 1.1. Quy trình ĐTM phổ biến trên thế giới

Thông lệ chung của Quốc tế, quy trình ĐTM được thực hiện tuần tự qua
nhiều bước và các bước thực hiện này quyết định tính hiệu quả của công tác
ĐTM. Thông thường và chung hơn cả, quy trình đánh giá tác động mơi trường
sẽ gồm: Chuẩn bị dự án; Thông báo cho các cơ quan chức năng về Dự án; Sàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11
lọc về mặt ĐTM; Xác định phạm vi ĐTM của dự án; Nghiên cứu ĐTM của dự
án; Lập báo cáo ĐTM của dự án; tham vấn cộng đồng về các vấn đề của dự án;
Trình nộp cơ quan thẩm định ĐTM; Thẩm định báo cáo ĐTM của dự án; Giám
sát, quan trắc môi trường (Hậu ĐTM).
Báo cáo ĐTM sau khi hồn thành được trình cơ quan có thẩm quyền để
thẩm định. Hoạt động thẩm định là nhằm mục tiêu đánh giá, xác định mức độ
đầy đủ, tin cậy và chính xác của các thông tin, kết luận nêu trong báo cáo ĐTM.

Kết quả thẩm định sẽ được chuyển đến cho cơ quan có thẩm quyền về đầu tư để
xem xét trong quá trình quyết định việc đầu tư cho một dự án.
Thông thường ở các nước, việc thẩm định báo cáo ĐTM thuộc thẩm
quyền của cơ quan quản lý nhà nước về mơi trường, song cũng có những nước
thành lập cơ quan thẩm định riêng ví dụ như Hà Lan thành lập Uỷ ban đánh giá
tác động môi trường trực thuộc Hoàng gia.
Hoạt động thẩm định thường được thực hiện theo nhiều hình thức khác
nhau. Tuy nhiên, thơng thường nhất đều thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn
đầu thẩm định dưới góc độ kỹ thuật được thực hiện bởi các chun gia có trình
độ chun mơn phù hợp. Kết quả thẩm định kỹ thuật là nguồn thông tin quan
trọng làm căn cứ cho thẩm định cuối cùng để quyết định. Kết quả của thẩm
định là không thông qua hoặc ra một báo cáo chấp thuận với những điều khoản,
điều kiện bắt buộc phải tuân thủ. Những yêu cầu và điều khoản này sẽ được
đưa vào văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b. Một số quy trình đánh giá tác động mơi trường đang được áp dụng ở một số
Quốc gia Châu Á.
* Thái Lan
Tham gia vào q trình ĐTM ở Thái Lan, ngồi Chủ dự án, các Công ty
tư vấn, cơ quan nghiên cứu khoa học, cịn có các cơ quan quản lý nhà nước
gồm: Vụ Đánh giá tác động môi trường; Cơ quan Kế hoạch và Chính sách Mơi
trường trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Hội đồng Thẩm
định chuyên gia và Uỷ ban Mơi trường Quốc gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12
Căn cứ vào nguồn cung cấp kinh phí cho dự án là của Chính phủ hay tư
nhân để xác định ai sẽ thẩm định báo cáo đánh gia tac động môi trường. Các

dự án và hoạt động phát triển ở Thái Lan được phân thành 2 loại: Dự án hoặc
hoạt động phát triển có nguồn kinh phí cơng (tiền nhà nước) sẽ phải trình báo
cáo đánh giá tác động mơi trường để Nội các Chính phủ thẩm định và phê
chuẩn; Dự án hoặc hoạt động phát triển được các tổ chức tư nhân cấp kinh phí
sẽ khơng phải trình báo cáo báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Nội các
Chính phủ thẩm định và phê chuẩn. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường loại này là trách nhiệm của Bộ Khoa học, Công nghệ và Mơi trường,
nay là Bộ Tài ngun và Mơi trường.
Quy trình ĐTM đối với dự án địi hỏi phải trình báo cáo đánh giá tác
động mơi trường để Nội các Chính phủ thẩm định và phê chuẩn như sau:
- Chủ dự án lập Đề cương tham chiếu cho hoạt động ĐTM và trình cho
Vụ Đánh giá tác động mơi trường của Cơ quan Kế hoạch và Chính sách Mơi
trường. Vụ này sẽ có nhiệm vụ cho ý kiến nhận xét bằng văn bản để trình cho
Uỷ Ban Thẩm định chuyên gia xem xét.
- Sau khi Đề cương tham chiếu được chấp thuận, căn cứ vào đó, Chủ dự
án tiến hành lập Báo cáo ĐTM và trình cho Cơ quan Kế hoạch và Chính sách
Mơi trường.
- Vụ Đánh giá tác động mơi trường thuộc Cơ quan Kế hoạch và Chính
sách Mơi trường sẽ thẩm định và đưa ra nhận xét sơ bộ về Báo cáo ĐTM.
- Báo cáo ĐTM và Báo cáo nhận xét, đánh giá của Cơ quan Kế hoạch và
Chính sách Mơi trường được trình cho Hội đồng Thẩm định chuyên gia để thẩm
định.
- Ý kiến thẩm định của Hội đồng Thẩm định chun gia được trình cho
Uỷ Ban Mơi trường Quốc gia thẩm định và trình cho Nội các Chính phủ để
thẩm định lần cuối và quyết định phê chuẩn.
Quy trình thẩm định Báo cáo ĐTM địi hỏi Nội các Chính phủ phê chuẩn
khơng hạn chế về thời gian thẩm định.
Đối với các dự án khơng địi hỏi phải trình báo cáo ĐTM để Nội các
Chính phủ thẩm định và phê chuẩn:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





13
- Căn cứ vào Thông tư hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường, Chủ dự án xác định dự án của mình có phải lập báo cáo ĐTM hay không
và thông báo cho Cơ quan Kế hoạch và Chính sách Mơi trường.
- Chủ dự án trình báo cáo ĐTM cho Cơ quan cấp phép và Vụ Đánh giá
tác động môi trường của Cơ quan Kế hoạch và Chính sách Mơi trường.
- Vụ Đánh giá tác động mơi trường sẽ xem xét tính thích hợp của báo
cáo để đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá sơ bộ ban đầu.
- Báo cáo ĐTM và báo cáo nhận xét, đánh giá sơ bộ của Cơ quan Kế hoạch
và Chính sách Mơi trường được trình cho Hội đồng thẩm định chuyên gia.
- Hội đồng Thẩm định chuyên gia phối hợp với Cơ quan Kế hoạch và
Chính sách Mơi trường tở chức thẩm định báo cáo ĐTM.
b. Malaysia
Quy trình ĐTM ở Malaysia thực hiện như sau:
Chủ dự án

Sàng lọc và tham vấn Vụ môi
trường (DOE)
Không ĐTM

Đánh giá sơ bộ

Chủ DA
chuẩn bị TOR

Đánh giá chi tiết

Soạn thảo đề cương ĐTM chi
tiết và Ban thẩm định xem xét
Tham gia của cộng đồng

Xây dựng báo cáo
ĐTM sơ bộ
sơ bộ

Xây dựng báo cáo
ĐTM chi tiết
Tham gia của cộng đồng

Ban thẩm định tiến hành
Thẩm định

DOE thẩm định

Cơ quan thẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệquyền
thôngphê
tin –duyệt
ĐHTN

Triển khai và




14


Hình 1.2: Quy trình thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của Malaysia

Ở Malaysia, ngay từ năm 1980, thủ tục về ĐTM đã được áp dụng đối với
3 dự án lớn. Tuy nhiên, quy định mang tính pháp luật bắt buộc thực hiện đối
với công tác ĐTM ở Malaysia được chính thức áp dụng từ năm 1986. Quy trình
ĐTM thực hiện tại Malaysia phù hợp với quy trình ĐTM chung gồm các bước
sàng lọc, xác định phạm vi, tham gia của cộng đồng, nghiên cứu và lập báo cáo
ĐTM, thẩm định, phê duyệt và giám sát. Theo quy trình này, Chủ dự án thực
hiện sàng lọc với sự tư vấn của Vụ Môi trường để xác định dự án không phải
thực hiện ĐTM, thực hiện ĐTM sơ bộ hay ĐTM chi tiết.
- Đối với dự án phải thực hiện ĐTM sơ bộ, bước thực hiện tiếp theo là
chủ dự án lập TOR và trình cho Vụ Mơi trường (DOE) xem xét, cho ý kiến.
Trên cơ sở TOR đã được chấp thuận, tiến hành ĐTM sơ bộ và trình cho DOE
để thẩm định và kết quả được chuyển đến Hội đồng điều hành quốc gia để phê
duyệt.
- Đối với dự án phải thực hiện ĐTM chi tiết, chủ dự án lập đề cương
ĐTM chi tiết trình cho Ban thẩm định do DOE chỉ định để xem xét. Quá trình
xem xét này có sự tham gia của cộng đồng. Báo cáo ĐTM chi tiết được trình
cho Ban thẩm định để thẩm định và việc phê duyệt báo cáo ĐTM này cũng
thuộc thẩm quyền của Hội đồng điều hành quốc gia.
Bước tiếp theo của quy trình ĐTM là giám sát và đánh giá sau thẩm định
được thực hiện như nhau đối với cả 2 loại dự án phải lập ĐTM sơ bộ và ĐTM
chi tiết.
1.3.3. Về phương pháp thực hiện ĐTM trên thế giới.
Trên thế giới việc thực hiện ĐTM rất được quan tâm, chú trọng. Kinh
phí để thực hiện ĐTM của nhiều nước trên thế giới quy định bằng 1% tổng kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





15
phí đầu tư của dự án, có nhiều dự án lớn kinh phí lên đến 3% của tởng kinh phí
đầu tư cho toàn bộ dự án. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong
quá trình phát triển đã có rất nhiều các phương pháp được áp dụng trong quá
trình thực hiện ĐTM.
Như chúng ta đã biết ĐTM là môn khoa học đa ngành. Do vậy muốn dự
báo và đánh giá đúng các tác động chính của dự án đến môi trường tự nhiên và
môi trường kinh tế - xã hội cần phải có phương pháp khoa học có tính tởng hợp.
Dựa vào đặc điểm của dự án và dựa vào đặc điểm của môi trường, các nhà khoa
học đã sử dụng nhiều phương pháp dự báo với mức độ định tính hoặc định
lượng khác nhau. Các phương pháp này có thể được phân loại thành các nhóm
và được áp dụng cho các nước đang phát triển, cụ thể:
- Phương pháp chun gia.
- Phương pháp trình bày thơng tin (Bảng kiểm tra, ma trận).
- Phương pháp (hướng dẫn theo ngành).
- Phương pháp tiếp cận liên tiếp một cách hệ thống.
- Phương pháp mạng lưới.
- Phương pháp Hội thảo mơ hình hóa mơ phỏng.
- Phương pháp hệ thống thơng tin địa lý GIS.
- Phương pháp đánh giá nhanh.
Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu. Việc lựa chọn phương
pháp cần dựa vào yêu cầu về mức độ chi tiết của ĐTM, kiến thức, kinh nghiệm
của người thực hiện ĐTM. Trong nhiều trường hợp phải kết hợp tất cả các
phương pháp trong nghiên cứu ĐTM cho một dự án, đặc biệt các dự án có qui
mơ lớn và có khả năng tạo nhiều tác động thứ cấp.
1.4. Tởng quan kết quả nghiên cứu ở Việt Nam.
1.4.1. Lịch sử hình thành
Quá trình phát triển hệ thống ĐTM của Việt Nam có thể chia thành 4 giai
đoạn:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




16
- Giai đoạn 1 (trước ngày 27 tháng 12 năm 1993):
Từ năm 1983, Chương trình nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên và môi
trường bắt đầu đi vào nghiên cứu phương pháp luận ĐTM. Năm 1985, trong
Nghị quyết về công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ môi trường, Hội đồng Bộ trưởng đã quy định trong xét duyệt luận
chứng kinh tế - kỹ thuật của các cơng trình xây dựng lớn hoặc các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội quan trọng cần tiến hành ĐTM. Cơ quan phụ trách
vấn đề này ở cấp Trung ương là Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (năm
1990 đổi tên thành Ủy ban Khoa học Nhà nước và ngày 12 tháng 10 năm 1992
được đổi tên thành Bộ KHCN&MT. Cục Môi trường là cơ quan thường trực
quản lý các vấn đề môi trường ở cấp quốc gia bao gồm cả ĐTM. Ở cấp địa
phương lần lượt được thành lập Sở KHCN&MT và trong bộ máy có Phịng Mơi
trường.
Đến đầu năm 1993, trong Chỉ thị số 73-TTg về một số công tác cần làm
ngay về BVMT, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị: “Các ngành, các địa phương
khi xây dựng các dự án phát triển, kể cả dự án hợp tác với nước ngoài, đều phải
thực hiện nội dung ĐTM trong các luận chứng kinh tế - kỹ thuật”. Cho đến
ngày 10 tháng 9 năm 1993, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT đã ban hành bản
“Hướng dẫn tạm thời về ĐTM”.
Đóng góp quan trọng nhất của giai đoạn này là đã hình thành được cơ sở
khoa học, phương pháp luận về ĐTM làm cơ sở cho việc hình thành hệ thống
pháp luật về ĐTM cho các giai đoạn tiếp theo.
- Giai đoạn 2 (Từ ngày 27 tháng 12 năm 1993 đến trước ngày 01/7/2006):

+ Ngày 27 tháng 12 năm 1993, Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội
thông qua và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 10 tháng 01 năm 1994. Đây
là thời điểm rất quan trọng đối với công tác quản lý và bảo vệ môi trường của
Việt Nam. Tại Điều 18 của Luật đã quy định “tất cả các dự án phát triển ở mọi
quy mô đều phải lập báo cáo ĐTM để thẩm định. Kết quả thẩm định báo cáo báo
cáo đánh giá tác động môi trường của dự án là một trong những căn cứ có tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×