Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật tiết kiệm năng lượng, giảm chất phát thải trong các lò hơi công nghiệp kiểu tầng sôi ở miền bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------***-------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG, GIẢM CHẤT PHÁT
THẢI TRONG CÁC LỊ HƠI CƠNG NGHIỆP KIỂU
TẦNG SƠI Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
NGÀNH: CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH

NGUYỄN VĂN AN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TSKH. NGUYỄN SỸ MÃO

HÀ NỘI - 2008


Luận văn Cao học
Lời nói đầu
Năng lượng là động lực cho công cuộc phát triển kinh tế của một quốc gia.
Nhu cầu tiêu thụ năng lượng cho phát triển kinh tế ngày càng được đòi hỏi cao,
và do vậy gây ra ô nhiễm môi trường trên trái đất ngày càng nặng nề.
Trong công nghiệp, các nguồn năng lượng được sử dụng thường rất đa
dạng: than, dầu, khí, sinh khối. Tuy nhiên, trên thực tế, than vẫn là nguồn năng
lượng chủ yếu, được sử dụng rộng rÃi nhất và nó cũng là nguồn năng lượng có
mức độ dự trữ lớn nhất ở nước ta hiện nay.
Trữ lượng đà thăm dò là 4.942 triệu tấn trong đó: Than antraxit là 3.320 triệu


tấn; than mỡ là: 7,4 triệu tấn; than nâu là: 218 triệu tấn và than bùn là: 396 triệu tấn.
Khả năng cung cấp khu Hòn Gai, Cẩm Phả là: 581 triệu tấn và 1.258 triệu tấn. Khả
năng cung cấp than vùng Mạo Khê, Vàng Danh là 103 triệu tấn, [9]
Do than đóng vai trò quan trọng trong nhu cầu sản xuất năng lượng ở Việt
Nam nên quá trình nghiên cứu công nghệ đốt than cũng được đặt lên hàng đầu so
với các loại nhiên liệu khác. Mặc dù vậy, công nghệ đốt than nhằm sản xuất điện
năng và dùng trong công nghiệp còn nhiều lạc hậu, hiệu suất kém và gây ô
nhiễm môi trường. Hiện nay, nhiệm vụ đặt ra cho các nhà khoa học của Việt
Nam là nghiên cứu và ứng dụng thành công các công nghệ mới trên thế giới
nhằm nâng cao hiệu quả đốt than và giảm ô nhiễm môi trường.
Một trong những giải pháp công nghệ thích hợp đó là ứng dụng công nghệ
đốt tầng sôi FBC (fluidized bed combustion) và công nghệ đốt tầng sôi tuần hoàn
CFBC (circulating fluidized bed combustion) nhằm tận dụng các loại than xấu
(nhiều lưu huỳnh), giảm ô nhiễm môi trường và tăng hiệu suất đốt đối với ngành
sản suất điện năng và công nghiệp Việt Nam.
Công nghệ FBC & CFBC được du nhập vào Việt Nam hoàn toàn theo
phương thức chìa khóa trao tay (turnkey) giữa nhà cung cấp thiết bị nước ngoài
và các chủ đầu tư Việt nam. Thực tế vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các lò hơi
FB trong khoảng 15 năm qua tại công ty giấy và bột giấy BÃi Bằng, nhà máy dệt
Nam Định, nhà máy dệt Vĩnh Phú và đặc biệt là công tác lắp đặt, chạy thử và
nghiệm thu các lò hơi CFB mới đây tại công ty điện Na Dương, Cao Ngạn cho

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt Lạnh 2006-2008

1


Luận văn Cao học
thấy còn tồn tại nhiều rào cản kỹ thuật trong việc ứng dụng và khai thác thương
phẩm công nghệ FBC & CFBC ở Việt nam: đặc thù nhiên liệu của các nguồn

nhiên liệu địa phương được sử dụng, công nghệ xử lý phát thải SOx trong buồng
đốt CFB, năng lực của các cơ sở tiếp quản trong việc làm chủ công nghệ, sử
dụng và khai thác thiết bị, v.v
Xuất phát từ tình hình nêu trên, luận án thạc sỹ nghiên cứu các giải pháp kỹ
thuật tiết kiệm năng lượng, giảm chất phát thải trong các lò hơi công nghiệp kiểu
tầng sôi ở Miền Bắc Việt Nam nhằm tiếp tục nghiên cứu và bổ sung những kiến
thức về mặt lý thuyết cũng như thực nghiệm về các giải pháp công nghệ nói trên.
Mục tiêu của đề tài là xây dựng được những mẫu lò công nghiệp kiểu tầng
sôi điển hình phù hợp với các loại nhiên liệu Việt Nam, có hiệu suất cao, giảm ô
nhiễm phát thải có khả năng chế tạo tại Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu nêu trên Luận án được xây dựng với các néi dung
nghiªn cøu cơ thĨ nh­ sau:
i. Nghiªn cøu thùc trạng các loại lò hơi công nghiệp và lò hơi công nghiệp
kiểu tầng sôi ở Việt Nam. Làm sáng tỏ cơ lý của các dạng lò hơi công nghiệp
tầng sôi
ii. Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để tiết kiệm năng lượng và giảm chất
phát thải trong lò hơi công nghiệp kiểu tầng sôi
iii. Nghiên cứu tính toán, thiết kế và đề xuất mẫu lò hơi công nghiệp kiểu
tầng sôi thích hợp với nhiên liệu đà chọn
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý thuyết và lấy số liệu thực
nghiệm tại một số cơ sở công nghiệp ở Miền Bắc Việt Nam
Tuy đà hết sức cố gắng, nhưng do còn thiếu kinh nghiệm, thời gian, kinh
phí hạn chế nên chắc chắn bản luận án này không tránh khỏi những thiếu xót.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành cho luận án, để bản
luận án thành công hơn.

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt L¹nh 2006-2008

2



Luận văn Cao học
Căn cứ theo nội dung nghiên cứu, bố cục luận án gồm những phần chính
sau đây:
Chương 1: Công nghệ đốt lớp sôi và lớp sôi tuần hoàn
Chương 2: Các giải pháp kỹ thuật tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải
trong lò hơi công nghiệp kiểu tầng sôi
Chương 3: Nghiên cứu thiết kế mô hình lò hơi công nghiệp kiểu tầng sôi
tiết kiệm năng lượng và giảm chất phát thải có khả năng chế tạo tại Việt Nam
Chương4: Kết luận và đề xuất

Nguyễn Văn An - Công nghƯ NhiƯt L¹nh 2006-2008

3


Luận văn Cao học
Chương 1 : Công nghệ đốt lớp sôi và
lớp sôI tuần hoàn
1.1. Thực trạng lò hơi công nghiệp và lò hơi công
nghiệp kiểu tầng sôi, tầng sôi tuần hoàn ở Việt Nam
1.1.1 Các loại lò hơi công nghiệp ở Việt Nam
Theo điều tra khảo sát và thống kê tình hình sử dụng lò hơi trong công
nghiệp của Héi khoa häc kü tht nhiƯt ViƯt Nam (th¸ng 5 năm 2008), [8], thì lò
hơi công nghiệp được phân loại theo các cách sau:
- Theo nhiên liệu sử dụng:
+ Lò hơi đốt than: Lò ghi cố định, lò ghi chuyển ®éng (lß ghi
xÝch, lß ghi lËt, lß ghi chun cÊp).
+ Lò hơi đốt dầu FO
+ Lò hơi đốt dầu DO

+ Lò hơi đốt khí
- Theo cấu tạo:
+ Lò hơi ống lò, ống lửa: loại đặt đứng, loại nằm ngang
+ Lò hơi ống nước: ống nước đứng, ống nước nằm nghiêng
Và còn nhiều cách phân loại khác nữa...
ở Việt Nam, gần như lò hơi theo các phân loại trên đều có mặt, trong đó
chủ yếu là các loại sau:
- Lò hơi ống lò ống lửa đặt đứng, chủ yếu là các loại:
+ có công suất < 1,5 t/h;
+ Đốt than, những lò hơi nhỏ đốt dầu FO, dầu DO hay khí đốt;
+ Ghi cố định;
+ áp suất phổ biến: 8 bar
- Lò hơi ống lò ống lửa đặt nằm ngang, chủ yếu là các loại:
+ Có dải công suất khá rộng, từ 0,25 -16 t/h

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt L¹nh 2006-2008

4


Luận văn Cao học
+ Nhiên liệu: chủ yếu là đốt dầu FO, có một phần nhỏ đốt dầu
DO và khí đốt (các lò hơi nhỏ) và một tỷ lệ nhỏ đốt than.
Trong những năm gần đây, do giá dầu FO quá đắt nên đà chuyển một số lò
hơi đốt dầu sang lò hơi đốt than. Các lò hơi cải tạo từ đốt dầu sang đốt than
thường có buồng đốt phụ đặt ngoài lò hơi.
- Lò hơi ống nước đứng: Các ống nước đứng đều là các ống nước cong, có
màng nối giữa các ống, tạo thành dàn ống có màng, bao bọc lấy buồng đốt, là
loại lò hơi không cần xây buồng đốt.
+ Công suất: phổ biến từ 0,5- 20 t/h;

+ Nhiên liệu: chủ yếu là than;
+ áp suất: từ 8-13 bar;
+ Ghi lò: cố định cho những lò có công suất < 4 t/h, cơ khí cho lò hơi có
công suất > 4 t/h
- Lò hơi ống nước nằm nghiêng: Đây là loại lò hơi cũ, được lắp đặt sử dụng
từ 30 năm trước, những nhà máy xây dựng sau này đều không còn sử dụng.
Kết quả điều tra khảo sát ở 119 doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiƯp:
Ngµnh dƯt may, ngµnh giÊy, ngµnh thùc phÈm vµ ngµnh hóa chất, là những
ngành sử dụng nhiều lò hơi nhất:
- Nồi hơi đốt than: + Số lượng: 1.187 cái
+ Tổng công suất: 4.349 t/h
- Nồi hơi đốt dầu: + Số lượng: 183 cái
+ Tổng công suất: 1.323 t/h

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt Lạnh 2006-2008

5


Luận văn Cao học
Bảng 1.1. Tình hình sử dụng hơi tại các ngành công nghiệp quốc doanh, [8]

Ngành

Dệt may
quốc
doanh
Thực
phẩm
Giấy

Hóa chất

Nồi hơi nói chung
Công
tổng
suất
Số
công
sử
lượng suất,
dụng,
t/h
t/h

Nồi hơi đốt than
Công
tổng
suất
Số
công
sử
lượng
suất,
dụng,
t/h
t/h

Nồi hơi đốt dầu
Công
tổng

suất
Số
công
sử
lượng
suất,
dụng,
t/h
t/h

86

519,46 678,93

55

645,46 299,30

31

174,0

79,63

76

410,35 377,65

36


122,25 105,15

40

288,1

272,1

26
52

505,0
504,2

20
129

348,0
1.206,4

6
106

157,0
704,3

88,0
-

404,0

-

316,0
-

1.1.2. Các lò hơi công nghiệp kiểu tầng sôi, tầng sôi tuần hoàn
1.1.2.1 Lò hơi công nghiệp cpf-40a tại Công ty Dệt Vĩnh Phú
Giới thiệu về công ty
Tên công ty: Công ty Dệt Vĩnh Phú
Địa chỉ: 108, Hùng Vương, Việt trì, Phú thọ
Điện thoại / Fax: 021.846409/ 0210.846676
Ngày thành lập: 19/10/1997
Tổng diện tích: 18 ha
Tổng số cán bộ công nhân viên: 1.800 người
Số ca làm việc trong ngµy: 3 ca, 8 giê/ ca
Sè ngµy lµm viƯc trong năm: 300 ngày
Các sản phẩm chính: Sản xuất sợi và dệt vải các loại
Nhu cầu sử dụng hơi và nguồn năng lượng sử dụng:
Nhu cầu sử dụng: cấp hơi bÃo hoà cho phân xưởng hồ sợi.
+ áp suất: 4 kg/cm2
+ Nhiệt độ: 1520C.
+ Lưu lượng: 3000kg/h.
Không có hộ sử dụng ở nơi khác.
Nguồn năng lượng sử dụng: Điện lưới, than củi, than cám4, dầu DO.

Nguyễn Văn An - Công nghệ NhiƯt L¹nh 2006-2008

6



Luận văn Cao học
Giới thiệu về hệ thống lò hơi CPF-40E:
Thông số thiết kế:
+ Công suất 4.000 kg/h.
+ áp suất thiết kế: 10,54 kg/cm2.
+ áp suất làm việc: 7 kg/cm2
+ HiƯu st: 82±2%.
+ Tiªu hao than: 700 kg/h ( Qt = 3800 kg/h)
Quạt gió FD:
+ Công suất: 20 HP
+ Lưu lượng: 80 m3/ph.
+ áp suất đầu đẩy: 400 mm H2O
Quạt gió CFN:
+ Công suất: 10 HP.
+ Lưu lượng: 1000 m3/h.
+ áp suất đầu đẩy: 700 mmH2O.
Quạt khói ID:
+ Công suất: 20 HP.
+ Lưu lượng: 160 m3/ph.
+ áp suất đầu đẩy: 250 mmH2O.
Bơm nước cấp:
+ Công suất: 4 HP.
+ Lưu lượng: 4,3 m3/h.
+ áp suất đầu đẩy: 120 mH2O.
Các vấn đề thực tế vận hành hệ thống lò hơi.
Vấn đề cấp than:
+ Dùng trục vít, điều chỉnh biến tần (tốc độ cấp than tương thích áp lực gió
đầu đẩy khoảng 350ữ 400 mmH2O và áp lực hút khoảng 200ữ230 mmH2O).
+ Cỡ hạt: 5ữ7 mm (cấp than từ phía trên dùng 75% hạt và 25% bột; cấp
than từ dưới dùng 75% bột và 25% hạt)


Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt Lạnh 2006-2008

7


Luận văn Cao học
+ Độ ẩm thực tế đang vận hành tại công ty: 5,63ữ6% (độ ẩm yêu cầu 7%),
khi than có độ ẩm cao cần trộn thêm cát hoặc xỉ...
Vấn đề thải xỉ đáy lò:
Thải xỉ định kì qua 3 cửa thải xỉ. Khi chất lượng than cấp ổn định thì không
có vấn đề gì. Tuy nhiên bụi thoát ra môi trường còn nhiều và khi thải xỉ vẫn còn
nóng và bụi. Khi thải xỉ ở nhiệt độ cao dễ bị đóng xỉ ở cửa thải xỉ.
Vấn đề khởi động:
+ Sử dụng than củi, bông phế (có sẵn ở công ty) và dầu DO để nhóm lò từ
trạng thái lạnh.
+ Do sự không ổn định về lưới điện (điện áp và tần số vượt ra ngoài khoảng
điều chỉnh) làm cho hệ thống cấp than nhiều khi không hoạt động dẫn đến tình
trạng tắt lò.
Vấn đề bụi:
+ Khử bụi kiểu Cyclon.
+ Lượng than bụi thu hồi khá lớn khoảng 20% lượng than cấp vào lò.
Một số nhận xét:
+ Do đặc trưng của hộ sử dụng hơi tại công ty nên quá trình vận hành lò ở
mức công suất thấp, thời gian khởi động và dừng lò nhiều lần trong năm dẫn đến
chi phí sản suất hơi tăng cao, hiệu suất hệ thống thấp.
+ Không kén chọn loại than có chất lượng cao.
+ Dễ xảy sự cố như giảm nhiệt độ và tắt lò, đóng xỉ trong buồng đốt...
+ Hàm lượng than cháy không hết có trong tro bay lớn.
+ Môi trường vận hành có độ ồn cao, bụi...

1.1.2.2. Lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB) tại Công ty Nhiệt điện Na Dương
Thông tin chung:
Địa điểm

: Thị trấn Na Dương huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Cấu hình của nhà máy

: 2x50 MWx110 kV.

Công suất phát thô

: 55,6 MW/1 tổ máy.

Công suất phát tinh

: 50,07 MW/1 tổ máy.

Sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn do hÃng Foster Wheeler thiết kế.

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt Lạnh 2006-2008

8


Luận văn Cao học
Hằng năm cung cấp cho lưới điện Quốc gia 650 triệu kWh điện.
Thông số chính của lò
Sản lượng hơi


: 205

t/h

áp lực làm việc

: 130

kg/cm2

áp lực thiết kế

: 152

kg/cm2

Nhiệt độ

: 5400C

Công suất nhiệt

: 141,5 MWth.

Nhiệt độ nước cấp : 2230C
Nhiệt độ khói thải : 1450C
Hiệu suất

: > 90,0 %


Kiểu tua bin

: Tua bin ngưng hơi một thân

Số tầng

: 40 tầng cánh kiểu phản lực

Số cửa trích

:5

Công suất

: 55,6

MW

áp lực hơi

: 126

kg/cm2

Nhiệt độ hơi

: 5350C

Tốc độ


: 3000

vòng/phút

áp lực hơi thoát

: 0,09

kg/cm2

Nhiệt độ hơi thoát : 43,50C
Tiêu hao nhiệt thô : 2160

kcal/kwh

Loại lò hơi:
Lò hơi tầng sôi tuần hoàn có một bao hơi, ống nước đứng, vòng tuần hoàn
tự nhiên.
Nhiên liệu:
Đốt than ở dạng hạt thô (10mm).
Than được lấy từ mỏ than Na Dương có hàm lượng lưu huỳnh cao.
Cấu tạo:
Buồng đốt: kiểu hở cấu tạo bởi các tường ống nước lên, tường ống này
chính là những tường ống sinh hơi của lò.

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt Lạnh 2006-2008

9



Luận văn Cao học
Phần trên tiếp giáp của buồng đốt là phân ly hồi nhiên liệu quay trở lại
buồng đốt.
Phần đường khói nóng: Liên kết giữa phần phân ly với phần đuôi lò, đặt
nằm ngang phía trên đỉnh của phần phân ly.
Khói nóng từ buồng lửa qua phần phân ly ®i vµo ®­êng khãi nãng tíi hép
®èi l­u, ®i tiÕp qua c¸c bé qu¸ nhiƯt cÊp III, cÊp I, tiÕp theo qua bộ hâm nước và
bộ sấy không khí của lò
1.1.2.3. Lò hơi CFB Công ty điện Cao Ngạn
Giới thiệu chung
Là loại lò tầng sôi tuần hoàn (CFB) bố trí kiểu chữ , Kiểu thông gió cưỡng bức, Nước tuần hoàn tự nhiên, Cấu trúc: 1 bao hơi + 3 bộ quá nhiệt + 1
bộ hâm + 1 bộ sấy, Đặc tính kỹ thuật:
Tên các đại lượng

Đơn vị

Số lượng

Lưu lượng hơi

Kg/s

58.61

áp suất hơi

Bar

101.9


Nhiệt độ bao hơi

oC

312

Nhiệt độ hơi quá

oC

538

Nhiệt độ nước cấp

oC

216.5

Hiệu suất lò hơi

%

91.87

Nhiên liệu tiêu

Kg/s

8.62


Nhiệt độ không khí nóng

oC

212

Nhiệt độ khói thải

oC

130

Lưu lượng không khí

Kg/s

68.4

Hệ số không khí thừa

%

20

Hệ thống hơi và nước cấp
Bộ hâm nước bố trí trong đường khói đối lưu
Bao hơi có bố trí các phân ly
Bộ sinh hơi

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt L¹nh 2006-2008


10


Luận văn Cao học
Bộ quá nhiệt đặt trong đường khói và trong buồng lửa
Bộ giảm ôn kiểu phun
Hệ thống không khí
Quạt gió để cung cấp không khí
Bộ gia nhiệt không khí sơ bộ bằng hơi để bảo vệ bề mặt kim loại
Không khí tạo lớp sôi
Hệ thống khói
Vận chuyển khói ®Õn èng khãi - Cã bé khư bơi tÜnh ®iƯn - Quạt khói áp
lực âm -Trong đường khói có đặt bộ hâm nước và bộ sấy không khí
Hệ thống cấp đá vôi
Vận chuyển bằng 2 băng tải; Một băng tải phân thành hai điểm cấp vào
buồng đốt; Một băng tải chia thành 3 điểm cấp
Hệ thống cung cấp than
Có 2 đường vận chuyển than đến lò hơi. Hệ thống vận chuyển vào buồng
lửa có 2 đường cho 1 lò
Hệ thống dầu khởi động
Để cung cấp nhiên liệu dầu khi khởi động lò - Các vòi phun dầu bố trí ở
tường buồng lửa bên trái - Có các vòi phun đánh lửa điện để mồi
Hệ thống đốt đáy lò
Để cung cấp nhiệt cho vật liệu đáy lò - Năng suất thiết kế làm việc được
ở 15 % phụ tải lò - Được lắp đặt trong các vòi phun không khí cấp 2 ở dưới
đường không khí
1.2. Nghiên cứu công nghệ đốt lớp sôi và lớp sôi
tuần hoàn
1.2.1. Giới thiệu sơ lược về công nghệ đốt tầng sôi và lò Bfb

Kỹ thuật tầng sôi được phát minh đầu tiên vào năm 1910 của hai tác giả
người Anh là Phillips và Bukteel áp dụng vào các công nghệ xúc tác, chọn

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt Lạnh 2006-2008

11


Luận văn Cao học
quặng, sấy. Đến năm 40 thì bắt đầu được sử dụng vào các quá trình cháy nhiên
liệu trong buồng lửa và phát triển mạnh từ những năm 1970 ữ 1980 đến nay.
Đốt tầng sôi là một công nghệ đốt được phát triển từ công nghệ đốt trên ghi
cố định. Gió được thổi từ dưới ghi lên, khi tốc độ gió đi qua lớp nhiên liệu trên
mặt ghi vượt quá tốc độ gió tới hạn, nhiên liệu sẽ bị thổi bay ra khỏi lớp. Nếu
tiếp tục nâng cao tốc độ gió thì có thể một bộ phận hoặc toàn bộ nhiên liệu trên
mặt ghi đứng vào trạng thái chuyển động hai hướng: một hướng đi lên do lực
nâng, một hướng đi xuống rơi trở về mặt ghi do trọng lượng hạt, trạng thái này
giống như trạng thái sôi của chất lỏng. Lúc đó lớp nhiên liệu trên mặt ghi từ
trạng thái lớp cố định chuyển sang trạng thái lớp sôi hay tầng sôi.
Lò hơi BFB là lò hơi tầng sôi hoạt động theo phương thức sôi bọt, không
gian cháy chỉ chiếm một phần trong toàn bộ buồng đốt. Gió cấp vào từ quạt có
hai nhiệm vụ: Cung cấp không khí cho quá trình cháy của nhiên liệu và tạo và
duy trì lớp sôi. Trong buồng lửa tầng sôi, những hạt nhiên liệu dao động lên
xuống trong phạm vi không gian buồng lửa, tiến hành các giai đoạn của quá
trình cháy. Việc thải tro xỉ có khác nhau, tuỳ theo cách đốt. Có ba cách đốt:
- Cháy ở nhiệt độ cao và áp suất cao, khoảng 3 ữ 4 bar, thường dùng khói
thải chạy tuabin khí. Vì cấu tạo phức tạp nên ít dùng.
- Cháy ở áp suất bình thường với nhiệt độ cao khoảng 1100 0C để tro chảy
lỏng thành xỉ rồi thải ra ngoài.
- Cháy ở áp suất bình thường, nhiệt độ thấp dưới nhiệt độ nóng chảy của tro.

Hai loại buồng đốt trên thải xỉ khô qua ghi, còn cách đốt thứ ba không để
tro nóng chảy mà cho tro mài mòn thành bụi nhỏ (nhiều khi thêm cát có cỡ hạt
khoảng 1 mm vào buồng đốt), khói mang đi qua các chỗ uốn cong và các bộ khử
bụi thu hồi lại, còn một phần tro bụi rất mịn bay theo khói thải ra ngoài.
Đặc điểm của lò hơi tầng sôi BFB:
- Có thể đốt kiệt nhiều loại nhiên liệu rắn khác nhau, kích thước tương đối
thô ( 10 mm), đốt được các loại nhiên liệu có nhiệt trị thấp như: trấu, mùn cưa,
hoặc các loại than xấu có hàm lượng tro cao.

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt Lạnh 2006-2008

12


Luận văn Cao học
- Cường độ cháy rất lớn, khoảng 1 ÷ 2 MW/m2; nhiƯt thÕ thĨ tÝch bng lưa
cịng rất lớn, khoảng 1,5 ữ 2 MW/m3. Do vậy có thể giảm được kích thước cũng
như nguyên vật liệu.
- Cường ®é trun nhiƯt trong bng lưa cịng rÊt lín, do đó giảm được diên
tích bề mặt truyền nhiệt, hệ số truyền nhiệt có thể đạt tới 230 ữ 330 W/m2.K.
- Giảm được ô nhiễm môi trường vì có thể đốt ở nhiệt độ thấp, hạn chế việc
hình thành NOx, cũng có thể thêm phụ gia khử lưu huỳnh để giảm bớt khí SOx.
- Vấn đề thải tro xỉ còn khó khăn, chưa chủ động điều khiển được quá trình
tạo xỉ và thải xỉ, thải tro bay thì bụi theo khói quá nhiều.
- Mài mòn bề mặt truyền nhiệt là rất lớn.
- Yêu cầu gió có áp suất cao, tốn năng lượng.
1.2.2. Đặc tính khí động lực học
1.2.2.1. Đặc tính của lớp hạt
a) Đặc tính của hạt đơn
Kích thước của các hạt hình cầu có thể được đo đạc một cách chính xác. Tuy

nhiên, trong thực tế vận hành công nghệ FB và CFB, các hạt rắn không phải là hình
cầu. Và do vậy ta có thể định nghĩa đường kính hạt theo nhiều cách khác nhau.
Chúng ta thường chấp nhận một kích thước d eff, gọi là đường kính hiệu dụng
của hạt để tính toán lưu động và giáng áp của lớp hạt trong buồng đốt FB hoặc CFB.
Kích thước của các hạt lớn ( d > 1 mm) có thể được xác định bằng việc sử
dụng thiết bị định cỡ hoặc com-pa đo ngoài, hoặc bằng một dụng cụ đo vi lượng,
nếu các hạt giống nhau về hình dạng, hoặc bằng cách cân một lượng hạt xác định
nếu biết mật độ hạt. Từ những đo đạc này chúng ta có thể tính được đường kính
hình cầu tương đương được định nghĩa như sau.
dsph = đường kính của hình cầu có thể tích bằng thể tích của hạt
Đối với các hạt không có dạng hình cầu, độ cầu của hạt có thể được xác
định như sau.




F
s = c (trong điều kiện cùng thể tích)
Fh

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt Lạnh 2006-2008

(1.1)

13


Luận văn Cao học
Trong đó:
Fc = diện tích bề mặt của hình cầu

Fh = diện tích bề mặt của hạt.
Với định nghĩa này s = 1 với các hình cầu và 0 < s <1 đối với tất cả các
hạt có hình dạng khác. Bảng 1.2 liệt kê độ cầu của một số loại hạt rắn, [7]
Bảng 1.2 Độ cầu của một số loại hạt điển hình, [7]
Dạng của hạt

độ cầu

Dạng của hạt

độ cầu

Hình cầu

1

Than antraxit

0.63

Hìng khối

0.81

Than nghiền

0.73

Hình trụ


H=d

0.87

H = 5d

0.7

H = 10d

0.58

Hình đĩa

H = d/3

0.76

H = d/6

0.6

H = d/10

0.58

Vì không có các mối liên hệ chung nào giữa deff và dp, trong quá trình tiến
hành thí nghiệm về đặc tính hạt trong lớp sôi, ta có thể quy định như sau.
ã Đối với hạt không phải là dạng cầu nhưng có chiều dài và chiều rộng xấp
xỉ nhau:

deff = s*dsph s*dp

(1.1a)

ã Đối với hạt không phải là dạng cầu nhưng có chiều dài lớn hơn một chút
và tỷ số chiều dài trên chiều rộng không vượt quá 2
deff = s*dsph dp

(1.1b)

ã Đối với hạt không phải là dạng cầu nhưng có chiều rộng lớn hơn một
chút và tỷ số chiều dài trên chiều rộng không nhỏ hơn 0,5
deff = s*dsph 2s*dp

( 1.1c)

ã Đối với các hạt không phải là dạng cầu và rất mỏng, phẳng hoặc rất
nhọn thì quan hệ giữa deff và dp trên cơ sở giá trị s tương tự như với hình đĩa và
hình trụ.

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt Lạnh 2006-2008

14


Luận văn Cao học
b) Đặc tính lớp hạt có cùng kích thước
Tỷ lệ độ rỗng m trong một lớp hạt có liên quan tới độ cầu của hạt. Ngoài
ra, đường kính của buồng đốt lớp sôi cũng ảnh hưởng đến độ rỗng của lớp hạt.
Thông thường m được xác định bằng thực nghiệm. Giáng áp do ma sát của dòng

khí được thổi từ dưới một lớp hạt có đường kính đồng đều là d p được xác định
theo phương trình Ergun như sau :
à * uo
(1 m ) 2
1 − ε m ρ g * uo
∆P
* g c = 150 *
*
1
.
75
*
*
+
Lm
ϕs * d p
(ϕ s * d p ) 2
3m
3m

2

(1.2)

ở đây
P: Giáng áp của lớp hạt
Lm: Chiều cao của lớp hạt trong buồng đốt
uo: Tốc độ gió dưới ghi buồng đốt.
c) Đặc tính lớp hạt có kích thước khác nhau
Trước khi xem xét đặc tính khí động của các lớp chứa các hạt rắn có các

kích thước khác nhau, chúng ta phải xét đến sự phân bố kích thước của các hạt
rắn. Định nghĩa các hàm phân bố kích thước P và p như sau : gọi P là phần thể
tích của tất cả các hạt có kích thước nhỏ hơn d p và pd(dp) là phần thể tích của các
hạt có kích thước giữa dp và dp + d(dp). Từ đây chúng ta thấy rằng p đặc trưng
trực tiếp cho phân bố thể tích (hoặc trọng lượng hoặc số lượng) của các hạt và có
đơn vị là m-1. Trong khi đó P đặc trưng cho phân bố tích luỹ của kích thước hạt
và là đại lượng không thứ nguyên.
Mối liên hệ giữa P và p được xác định qua việc xem xét các hạt, đặc biệt là
kích thước dp1 từ đó chúng ta cã:
 dP 

p1 = 
 d (dp ) 1

dp1

hc P1 = Pd (dp )

(1.3)

0

Đối với sự phân bố riêng biệt của các hạt với sự bằng nhau hoặc không
bằng nhau về kích thước, với mối liên hệ giữa p và P ứng với một vài giá trị dp i
cho bởi:

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt Lạnh 2006-2008

15



Luận văn Cao học
P

pi =
dp i

i

i

1

1

Pi = ( pdp )i = xi

hoặc

(1.4)

ở đây xi là phần các hạt liệu có kích thước tương ứng thứ i.
Bề mặt riêng trung bình và đường kính trung bình của một hỗn hợp các hạt
đẳng hướng có các kích thước khác nhau được xác định trên cơ sở tổng diện tích
bề mặt của các hạt phải bằng tổng diện tích của các hạt hình cầu có cùng thể
tích. Trên cơ sở phân bố kích thước hạt, ta có thể xác định bề mặt riêng trung
bình như sau.
dp , m ·

dp , m ·


0

0

∫ a' pd (dp ) =

a'=

6
* pd (dp)
s * dp

(1.5)

hoặc đối với một sự phân bố riêng rẽ của đường kính các hạt trong líp:
( p∆dp )i
6
=
a ' = ∑ a 'i ( p∆dp )i = *
s
s
dpi
alli

alli

6

ali


x

( dp )

(1.6)

i

Mặt khác, diện tích riêng trung bình của hạt có thể được xác định theo
đường kính trung bình như sau :
a'=

6
s * d p

(1.7)

Kết hợp các phương trình (1.5) hoặc (1.6) với phương trình (1.7), ta được
dp =

6
=
s * a '

1
dp , m Ã


0


p
 d (dp )
 dp 

(1.8)

hc
dp =

1
alli

∑ [ p(∆dp) / dp ]
i

i

=

1
alli

x
∑ ( dp )
i

(1.9)

Cã thĨ gi¶ thiÕt sù gi¶m ¸p st do ma s¸t trong c¸c líp cđa c¸c hạt của hỗn

hợp tuân theo phương trình Ergun đối với các hạt có cùng kích thước nhưng với
dp đà được thay thế bằng đường kính trung bình.

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt Lạnh 2006-2008

16


Luận văn Cao học
1.2.2.2. Các chế độ sôi của lớp hạt
a) Lớp chặt
Một lớp hạt nằm cố định trên một ghi cấp gió dạng đục lỗ mà có khí thổi
qua thì thông thường được gọi là lớp cố định hay lớp chặt. Khi dòng khí xuyên
qua lớp hạt rắn, nó tạo ra một lực nâng hạt, đó là nguyên nhân gây ra một giáng
áp qua lớp hạt. Quan hệ gữa giáng áp của lớp hạt theo tốc độ cấp gió dưới ghi
được mô tả trong Hình 1.1, [7]

Hình 1.1 Quan hệ giữa giáng áp của lớp hạt và tốc độ dòng khí theo các
chế độ sôi của lớp hạt, [7]
Giáng áp trên một đơn vị chiều cao của một lớp hạt có cùng kích cỡ, P/L,
được tính như sau.
2
P
(1 ε ) 2 µU
(1 − ε ) ρ g U
= 150
+
.
1
,

75
.
.
,
L
d P
(d P ) 2
3
3

(1.10)

ở đây:
- U: tốc độ khí biểu kiến, được xác định bằng tốc độ dòng khí trên diện
tích bề mặt cắt ngang của ghi cấp gió;
- : độ rỗng của lớp hạt, đặc trưng cho sự dÃn nở của lớp hạt trên ghi do tác
động của dòng khí thổi từ phía dưới. Đại lượng này phụ thuộc vào: i) phương
thức sắp xếp các hạt trên ghi, ii) kích thước của hạt và hình dạng đường cong
phân bố kích thước hạt. Độ rỗng của lớp hạt được xác định như sau:

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt L¹nh 2006-2008

17


Luận văn Cao học
=

p b
p


(1.11)

Trong đó: p và b tương tự là khối lượng riêng thực và khối lượng riêng
biểu kiến của lớp hạt
- dP và : đường kính và hệ số hình dạng của hạt ;
- à: ®é nhít ®éng lùc häc cđa khÝ ;
- ρg : khối lượng riêng của khí.
b) Lớp sôi bọt
Nếu tốc độ khí xuyên qua lớp cố định mà gia tăng, giáng áp tiếp tục tăng
theo phương trình (1.10), cho đến khi vận tốc dòng khí đạt tới một giá trị xác
định tại đó lực cuốn của dòng khí cân bằng với khối lượng của các hạt trong lớp.
ở trạng thái này, các hạt như bị mất khối lượng và lớp cố định sẽ chuyển thành
một dạng lớp chớm giả lỏng: các hạt chuyển động lên và xuống như một khối
chất lỏng đang sôi. Khi mà giáng áp ở bề mặt cắt ngang của lớp cân bằng với
khối lượng của lớp thì lực cuốn dòng FD được xác định như sau:
FD = P.A = A.L (1-) (P-G).g

(1.12)

ở đây, A và L tương ứng là diện tích bề mặt cắt ngang và chiều cao của lớp.
Tốc độ giả lỏng tối thiểu Umf mà tại đó lớp hạt bắt đầu sôi có thể được xác
định bằng cách giải phương trình (1.10) và (1.12) để nhận được biểu thức sau.
Remf =

d p .U mf . g

µ

= [C12 + C 2 Ar ]0,5 − C1 ,


(1.13)

Hai giá trị của hệ số thực nghiệm C1 và C2 có thể lấy tương ứng bằng 27,2
và 0,0408.
Tại điểm giả láng tèi thiĨu, líp h¹t øng xư nh­ mét khèi chất lỏng. Nếu tiếp
tục gia tăng tốc độ dòng khí sẽ làm xuất hiện các bọt khí trong lớp hạt (hay còn
gọi là sôi bọt). Một phần của lớp hạt bao bọc xung quanh phía bên ngoài các bọt
này được gọi là pha nhũ tương trong đó tốc độ khí xÊp xØ b»ng U m f . KÝch th­íc
bät sÏ gia tăng theo đường kính hạt trong lớp sôi và chênh lệch giữa tốc độ cấp
gió và tốc độ giả lỏng tối thiểu (U Umf). Kích thước cực đại của bọt khí có thể
được tính như sau.

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt Lạnh 2006-2008

18


Luận văn Cao học
Dbmax = 2(U*t)2/g

(1.14)

Trong đó U*t là vận tốc tới hạn của các hạt có đường kính bằng 2,7 lần kích
thước trung bình các hạt rắn trong lớp sôi.
c) Lớp sôi dạng pit tông
Kích thước của bọt gia tăng khi mà tốc độ giả lỏng hay chiều cao của lớp
sôi gia tăng. Nếu lớp hạt có diện tích bề mặt cắt ngang nhỏ và có chiều cao đánh
kể, bọt có thể gia tăng kích thước tới kích thước xấp xỉ bằng đường kính hoặc bề
rộng của lớp. Trong trường hợp này, bọt xuyên qua lớp dưới dạng pít tông. Hiện

tượng này sẽ xuất hiện khi đường kính cực đại của bọt Dbmax phải lớn hơn 0,6 lần
đường kính của lớp hạt.
d) Lớp sôi rối
Khi vận tốc của khí xuyên qua lớp sôi bọt tiếp tục gia tăng, lớp hạt tiếp tục
giÃn nở trên toàn bộ lớp. Các bọt khí nhanh chóng được hình thành và ngay lập
tức bị vỡ, các hạt bị cuốn vào không gian tự do phía trên lớp hạt, bề mặt lớp hạt
do vậy không còn được xác định rõ ràng, chế độ sôi của lớp hạt lúc này được gọi
là sôi rối.
Giáng áp ở bề mặt cắt ngang của lớp dao động một cách nhanh chóng. Biên
độ của dao động vươn tới đỉnh điểm tại tốc độ u c (usl < uc giảm xuống một giá trị ổn định khi mà vận tốc giả lỏng gia tăng xa hơn tới u k
(Hình1.2). Sự chuyển đổi từ sôi bọt sang sôi rối không xảy ra ngay lập tức mà
bắt đầu từ vËn tèc uc vµ kÕt thóc ë vËn tèc uk. Sự chuyển đổi bắt đầu ở bề mặt
trên của lớp rồi dần dần dịch chuyển xuống phía dưới. Đối với các lớp sôi có
đường kính nhỏ, ta có thể xác định u c và uk như sau.
uc = 3,0. p d p − 0,17 (hÖ SI)

(1.15)

uk = 7,0. ρ p d p − 0,77 (hƯ SI)

(1.16)

Trong ®ã : (ρp.dp) nằm trong một khoảng 0,05-0,7 kg/m2 .

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt Lạnh 2006-2008

19



Luận văn Cao học

Hình 1.2 Biên độ dao động áp suất trên bề mặt lớp khi lớp gần đạt tới chế độ sôi
rối. áp suất đạt tới giá trị cực đại rồi sau đó giảm xuống một giá trị ổn định, [14]
Mặt khác, uc và uk có thể xác định gián tiếp thông qua các trị số không thứ
nguyên sau đây.
Rec =

(uc.dp.g/à)

=

0,936. Ar0,472

(1.17)

Rek =

(uk.dp.g/à)

=

1,46.Ar0,472 (Ar<104)

=

1,41.Ar0,56 (Ar>104)

(1.18)


Trong đó, trị số Archimedes: Ar = dp3f(p f)g/à 2 với dp: đường kính
hạt; f: khối lượng riêng của chất khí; p: khối lượng riêng của hạt; g: gia tốc
trọng trường; và à: độ nhớt động lực học.
Bảng 1.3: Một số giá trị thực nghiệm của các tốc độ uc và uk đối với
một số loại hạt rắn điển hình, [14]
Hạt
Cát
Cát
Cát
Cát
Cát
Cát
Xúc tác

Khối lượng Cỡ hạt
riêng(kg/m3) (àm)
2665
69
2648
134
2600
270
2600
606
2660
1090
2640
250-400
1800
64


uc (m/s)
1,1
0,9
1,8
2,0
2,4
1,3
0,4

uk (m/s)
2,58
2,94
3,84
5,36
6,68
3,3

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt Lạnh 2006-2008

Đường kính
76
76
76
76
76
92
800
20



Luận văn Cao học
e) Lớp sôi nhanh
Lớp sôi nhanh là một kiểu sôi được thiết lập ở một vận tốc cao của hỗn hợp
khí - hạt mà tại đó, các hạt bị quét sạch khỏi lớp sôi bởi dòng khí có tốc độ cao
hơn vận tốc giới hạn của các hạt đơn và sau đó các hạt lại được thu hồi và cấp trở
lại buồng lửa.
Đặc tính riêng của lớp sôi nhanh
Thuật ngữ lớp sôi nhanh được áp dụng cho một chế độ vận hành của lớp hạt
nằm giữa hai chế độ sôi rối và sự chuyển động của lớp hạt theo dạng khí nén. Tại
chế độ sôi nhanh, ta có thể quan sát thấy các khối hạt mảnh lơ lửng không đồng
nhất chuyển động lên và xuống trong một dòng hỗn hợp khí-hạt có mật độ thấp
chuyển động liên tục lên phía trên, như được biểu diễn trên Hình 1.3.
Do có vận tốc trượt lớn giữa khí và hạt rắn, các khối hạt hợp thành rồi tan rÃ
rất nhanh, tạo ra một sự hoà trộn tốt giữa khí và hạt và giữa các hạt với nhau.

Hình 1.3 Một lớp sôi nhanh bao gồm các cụm hạt chuyển động lên và
xuống trong pha khí-hạt có mật độ rất nhỏ, [12]
Với một vận tốc khí cho trước, tốc độ cấp hạt vào trong buồng đốt có thể
được gia tăng tới mức độ mà nồng độ hạt tại đó có thể cao đến mức có thể xuất
hiện hiện tượng một hạt nhỏ sẽ bị thổi vào ngay phía sau của một hạt khác. Khi
điều này xảy ra, lực nâng của dòng khí tác động lên hạt đầu tiên sẽ giảm và hạt

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt Lạnh 2006-2008

21


Luận văn Cao học
này sẽ rơi xuống theo sức hút trọng trường, như được biểu diễn trong Hình 1.4.

Diện tích bề mặt hữu hiệu của cặp hạt này sẽ bị giảm và do vậy, lực nâng của hạt
cũng sẽ giảm so với trọng lượng tổng cộng của hai hạt này. Điều này làm cho
các hạt tiếp tục rơi xuống các hạt khác. Do vậy, sự gia tăng số lượng lớn các hạt
liên kết với nhau tạo ra một nhóm hạt hoặc cụm hạt. Những cụm hạt này tuy
nhiên không bền vững. Chúng lại bị phá vỡ do có dòng khí thổi từ phía dưới. Do
vậy, sự hợp thành và phân tán các cụm hạt diễn ra liên tục trong buồng đốt kiểu
sôi nhanh.

Hình 1.4 Sự biến đổi từ chế độ chuyển động kiểu khí nén sang chế độ
sôi nhanh, [12]
Cấu trúc của lớp sôi nhanh
Lớp sôi nhanh là một lớp sôi không đồng đều ở cả hai phương hướng trục
và hướng kính. Hiện tại, có rất nhiều mô hình được thiết lập, và trên cơ sở của
những mô hình này, cấu trúc khí động của lớp sôi nhanh sẽ được trình bày dưới
đây, kèm theo các công thức thực nghiệm để xác định phân bố mật độ dòng hạt
theo cá hai phương hướng trục và hướng kính.
Sự thay đổi độ rỗng theo phương hướng trục
Một sự phân bố theo phương hướng trục điển hình của độ rỗng trung bình
theo tiết diện ngang của lớp sôi nhanh được mô tả ở Hình 1.4 Ta thấy, phần dưới
của lớp sôi nhanh (đặc biệt là phía dưới điểm cấp gió thứ cấp, là pha đặc, còn
phần trên thì tương đối loÃng. Như vậy, đà có một sự biến đổi dần dần giữa hai

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt Lạnh 2006-2008

22


Luận văn Cao học
phần này, và điều này có thể được lý giải trên cơ sở khuếch tán cụm hạt theo
hướng dọc trục, và phân bố dọc trục của độ rỗng là có dạng hình chữ S, như được

mô tả trong Hình 1.5.
Đặc tính thay đổi độ rỗng nêu trên được tính toán dựa trên mô hình sau đây.
a
= exp[(h − hi ) / h0 ]
εd −ε

(1.19)

Trong ®ã, ε là độ rỗng ở độ cao h được tính từ đáy của lớp sôi, a là độ rỗng
cực đại trong phần đặc (h= -) còn d là độ rỗng cực đại trong phần loÃng (h =
+) của đặc tính độ rỗng có dạng S. Chiều cao đặc tính h 0 có thể được xác định
bằng thực nghiệm, còn chiều cao hi là chiều cao của điểm uốn của đồ thị:

Hình 1.5 Đường biểu diễn độ rỗng trung bình của lớp hạt dọc theo chiều cao
buồng đốt, phụ thuộc vào khối lượng hạt trong lớp, I, và tốc độ tuần hoàn
hạt, Gs với các thông số vận hành như sau: mật độ hạt p = 929 kg/m3;
đường kính hạt dp = 54 à m; và đường kính lớp sôi: 90 mm, [7]

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt Lạnh 2006-2008

23


Luận văn Cao học
Vị trí của điểm uốn tách vùng loÃng và vùng đặc của một lớp sôi nhanh phụ
thuộc vào tốc độ tuần hoàn và khối lượng hạt trong lớp sôi. Điều này có thể được
giải thích bởi sự cân bằng áp suất trong vòng tuần hoàn của lớp sôi, như được
biểu diễn trong Hình 1.6. Tại phần dưới của lớp sôi nhanh, mật độ hạt là lớn hơn,
cho nên giáng áp trên một đơn vị chiều cao của lớp ở đây sẽ lớn hơn so với phân
trên của buồng đốt. Với một lượng hạt cố định trong buồng đốt, các hạt được

"phân phối" trong buồng đốt chính và trong đường tái tuần hoàn hạt theo một
cách nào đó để giáng áp phần buồng đốt chính phải cân bằng với giáng áp tại
đường tái tuần hoàn (Hình 1.6). Giáng áp tại van chặn (điểm F) có nhiệm vụ điều
chỉnh sự lưu động của dòng hạt tuần hoàn, mặt khác, lại tỷ lệ với tốc độ lưu động
của hạt. Tốc độ lưu động hạt sẽ tăng khi tăng tốc độ gió cấp tại điểm F, và do
vậy lại tăng giáng áp của lớp hạt trên một đơn vị chiều dài của đường tái tuần
hoàn hạt (EF). Giáng áp tại Cyclone tỷ lệ với bình phương tốc độ gió tại đầu vào
Cyclone. Cuối cùng, giáng áp cắt ngang buồng đốt chính thuộc vào mật độ hạt
có trong nó. ở chế độ vận hành ổn định, sự cân bằng áp suất của vòng tuần hoàn
hạt do vậy được biểu diễn như sau.

Hình 1.6: Đặc tính phân bố độ rỗng bị chi phối bởi sự cân bằng áp suất
xung quanh vòng tuần hoàn của hạt trong buồng đốt lớp sôi. Đường nét đứt
biểu diễn phân bố áp suất ở tốc độ tuần hoàn hạt cao hơn, [12]

Nguyễn Văn An - Công nghệ Nhiệt L¹nh 2006-2008

24


×