Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn iso 14001 và nghiên cứu lồng ghép sản xuất sạch hơn vào hệ thống iso 14001 tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì packexim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 113 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học bách khoa hà nội
---------------------------------------

luận văn thạc sĩ khoa học

ĐáNH GIá HIệU QUả HOạT động của Hệ
THốNG QUảN Lý MÔI TRƯờNG THEO TIÊU
CHUẩN ISO 14001 và nghiên cứu lồng ghép
SảN XUấT SạCH HƠN vào hệ thống iso 14001
tại CÔNG TY Cổ PHầN SảN XUấT Và XUấT
NHậP KHẩU
BAO Bì PACKEXIM

Ngành : kỹ thuật môi trường
MÃ số:23.04.3898

TRịNH THị PHƯợNG

Người hướng dẫn khoa học : Pgs.ts. trần văn nhân

Hà Nội - 2009


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------***------------

GIẤY CAM ĐOAN
Kính gửi:


Trung tâm Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tên tơi là: Trịnh Thị Phượng
Học viên cao học Khóa 2007-2009
Ngành: Kỹ thuật Môi trường
Tôi xin cam đoan:
Mọi số liệu và kết quả được sử dụng trong luận văn của tôi với đề tài
“Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14001 và nghiên cứu lồng ghép đánh giá sản xuất sạch hơn vào hệ
thống ISO 14001 tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì
PACKEXIM” đã được xem xét và đồng ý của PGS.TS Trần Văn Nhân Giám đốc Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam – Viện Khoa học Công nghệ
Môi trường - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – thầy giáo hướng dẫn luận
văn cao học của tôi.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Hà nội, ngày

tháng

năm 2009

HỌC VIÊN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trịnh Thị Phượng

PGS.TS. Trần Văn Nhân


LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy
giáo PGS.TS Trần Văn Nhân – Giám đốc Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam
– Viện Khoa học Công nghệ Môi trường - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Viện Khoa học Công nghệ Môi
trường - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt nhiều
kiến thức quý báu và kinh nghiệm cho chúng em trong suốt hai năm học
vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo và các cán bộ Công
ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì PACKEXIM đã tận tình giúp
đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong q trình thực tập tại công ty.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã ln động viên,
giúp đỡ và ủng hộ tôi.

Học viên

Trịnh Thị Phượng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1: SƠ LƯỢC VỀ NGÀNH CƠNG NGHIỆP SẢN XUẤT BAO BÌ .... 6
1.1. Tình hình sản xuất bao bì trên thế giới ................................................... 6
1.2. Các xu hướng ảnh hưởng đến ngành công nghiệp bao bì .................... 11
1.3. Tình hình sản xuất bao bì tại Việt Nam ................................................ 13

1.4. Một số đặc điểm trong cơng nghệ và thiết bị sản xuất bao bì .............. 17
1.5. Hiện trạng môi trường của ngành sản xuất bao bì ở Việt Nam ............ 19
1.6. Cơng tác quản lý mơi trường trong ngành sản xuất bao bì .................. 22
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ TIẾP CẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG ISO 14001 VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT SẠCH HƠN ................ 23
2.1. Tổng quan về cách tiếp cận theo ISO 14001 ........................................ 23
2.1.1. Khái niệm ....................................................................................... 23
2.1.2. Quy trình thực hiện ISO 14001 ...................................................... 25
2.1.3. Lợi ích của việc triển khai áp dụng Hệ thống quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn ISO 14001 ....................................................................... 27
2.2. Tổng quan về tiếp cận sản xuất sạch hơn ............................................. 28
2.2.1. Khái niệm về sản xuất sạch hơn ..................................................... 28
2.2.2. Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn – Cleaner
Production Assessment (CPA) ................................................................. 29
2.2.3 Lợi ích của Sản xuất sạch hơn........................................................ 31


2.2.4. Hiện trạng áp dụng sản xuất sạch hơn ở trong ngành cơng nghiệp
sản xuất bao bì ở Việt Nam ...................................................................... 34
2.3. Lồng ghép đánh giá sản xuất sạch hơn và hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001............................................................... 38
Chương 3: NGHIÊN CỨU LỒNG GHÉP ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT
SẠCH HƠN VÀO ISO 14001 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
VÀ XUẤT NHẬP KHẨU BAO BÌ PACKEXIM ............................................ 41
3.1. Giới thiệu công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì
PACKEXIM................................................................................................. 41
3.2. Hiện trạng sản xuất tại công ty ............................................................. 43
3.3. Sơ đồ các dây chuyền công nghệ sản xuất của các xí nghiệp trong
nhà máy ......................................................................................................................... 45
3.3.1. Xí nghiệp in: Sản lượng bình qn 4.500 tấn/năm ........................ 45

3.3.2. Xí nghiệp bao bì nhựa : Sản lượng bình qn 10.000 tấn/năm ..... 48
3.3.3. Xí nghiệp carton sóng: Sản lượng bình qn 4.000 tấn/năm ......... 49
3.4. Đặc tính trang thiết bị máy móc của Cơng ty ....................................... 50
3.5. Công suất và chất lượng sản phẩm ....................................................... 52
3.6. Bảo quản và vận chuyển sản phẩm ............................................................... 54
3.7. Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001 tại công ty PACKEXIM.................................................................... 54
37.1 Phạm vi áp dụng ............................................................................... 54
3.7.2 Ban ISO ........................................................................................... 55
3.7.3. Chính sách chất lượng và mơi trường của cơng ty ........................ 56
3.7.4. Khía cạnh môi trường..................................................................... 56
3.7.6. Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường ..................................................... 60
3.7.7. Chương trình quản lý mơi trường .................................................. 61
3.7.8. Cơ cấu và trách nhiệm .................................................................... 61


3.7.9. Đào tạo nhận thức và năng lực ....................................................... 62
3.7.10. Thông tin liên lạc.......................................................................... 63
3.7.11. Tài liệu hệ thống ........................................................................... 64
3.7.12. Kiểm soát tài liệu.......................................................................... 64
3.8. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Hệ thống quản lý môi trường theo
ISO 14001 tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu bao bì PACKEXIM ....... 67
3.9. Nghiên cứu lồng ghép SXSH vào hệ thống ISO 14001 tại Cơng ty
PACKEXIM................................................................................................. 72
3.9.1. Phân tích công nghệ và xác định mức tiêu thụ ............................. 72
3.9.2.Lựa chọn công đoạn trọng tâm đánh giá SXSH.............................. 73
3.9.3 Cân bằng vật liệu và năng lượng ..................................................... 75
3.9.4. Xác định chi phí cho dịng thải ...................................................... 77
3.9.5. Phân tích ngun nhân và đề xuât các giải pháp........................... 79
3.9.6. Lựa chọn các giải pháp SXSH ....................................................... 81

3.9.7. Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH ....................................... 85
3.9.8. Kết quả đánh giá sản xuất sạch hơn ............................................... 87
3.4.9. Đánh giá kết quả lồng ghép SXSH với hệ thống quản lý môi
trường theo ISO tại công ty PACKEXIM ................................................ 87
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 94
KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 96
TÓM TẮT LUẬN VĂN ...................................................................................... 98
THESIS SUMMARY ........................................................................................ 100


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPA

:

Đánh giá sản xuất sạch hơn

HTQLMT

:

Hệ thống quản lý mơi trường

KPH

:

Khơng phù hợp


KPPN

:

Khắc phục phịng ngừa

SXSH

:

Sản xuất sạch hơn

WPO

:

Tổ chức bao bì thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số đặc tính của bao bì [14] ........................................................ 7
Bảng 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006-2008 ........................ 43
Bảng 3.2: Chi phí trực tiếp trung bình cho 1 tấn sản phẩm năm 2008 ........... 44
Bảng 3.3. Nguồn gốc các nguyên liệu chính .................................................. 44
Bảng 3.4. Máy móc thiết bị sản xuất chính của nhà máy ............................... 51
Bảng 3.5. Giá trị và sản phẩm kế hoạch theo năm .......................................... 52
Bảng 3.6: Danh sách đối tác chính tiêu thụ sản phẩm của cơng ty ................. 53
Bảng 3.7: Xác định các khía cạnh mơi trường ............................................... 57
Bảng 3.8. Danh mục các chất nghiêm cấm sử dụng trong sản xuất bao bì .... 59
Bảng 3.9. Danh mục tình huống khẩn cấp và kế hoạch ứng phó .................... 65

Bảng 3.10. Năng suất và mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu trung bình tháng
tại xưởng in ..................................................................................... 73
Bảng 3.11: Nguồn gốc các chất ô nhiễm tại xưởng in .................................... 75
Bảng 3.12. Bảng cân bằng vật liệu cho đơn hàng 20.000 chiếc bao bì giấy .. 76
Bảng 3.13. Xác định chi phí dịng thải trên 1000 đơn vị sản phẩm ................ 78
Bảng 3.14: Các nguyên nhân tổn thất và biện pháp xử lý .............................. 79
Bảng 3.15. Biện pháp quản lý đối với chất thải .............................................. 83
Bảng 3.16. Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH...................................... 86
Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả triển khai áp dụng SXSH tại xưởng in ............ 87
Bảng 3.18. Kế hoạch triển khai chương trình mơi trường tổng hợp có sự kết
hợp với SXSH ................................................................................. 91


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình thực hiện HTQLMT ......................................................... 23
Hình 2.2. Mơ hình ISO 14001......................................................................... 25
Hình 2.3: Quy trình tổng quát thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001 [19] ...................................................................................26
Hình 2.4. Phương pháp luận về Đánh giá SXSH ............................................ 31
Hình 3.1. Sơ đồ cơng nghệ sản xuất sản phẩm in ........................................... 45
Hình 3.2. Sơ đồ cơng nghệ sản xuất bao bì nhựa............................................ 48
Hình 3.3. Sơ đồ cơng nghệ sản xuất bao bì carton sóng ................................. 50
Hình 3.4. Sơ đồ Ban đảm bảo Mơi trường ...................................................... 62
Hình 3.5. Quy trình sản xuất in bao bì kèm theo dịng thải ............................ 74
Hình 3.6. Mơ hình kết hợp SXSH vào HTQLMT theo ISO 14001 tại công ty
PACKEXIM .................................................................................... 90


1


MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh, hàng hoá sản
xuất trong nước cho tiêu dùng và xuất khẩu ngày càng đa dạng, phong phú…
vì vậy, nhu cầu về bao bì cũng khơng ngừng tăng theo. Theo thống kê, hiện
Việt Nam có khoảng trên 1000 doanh nghiệp sản xuất bao bì, hàng năm tạo
cơng ăn việc làm cho khoảng 200 nghìn lao động và có doanh thu khoảng
1000 tỷ đồng/tháng.
Mỗi ngày, ở TPHCM trung bình có hơn 120 tấn bao bì các loại được
tiêu thụ cho tất cả các mục đích sử dụng như đóng gói hàng hóa, chứa sản
phẩm hay các yêu cầu đặc biệt cho các lĩnh vực khác như nông nghiệp, y tế…
Như vậy có thể thấy lượng tiêu thụ bao bì trong đó có cả bao bì giấy, bao bì
nhựa… tương đối lớn.
Ngành cơng nghiệp sản xuất bao bì là một ngành có tiềm năng phát
triển rất lớn tại Việt Nam. Bao bì có thể được sản xuất từ nhiều loại khác nhau
như giấy Kraft, giấy duplex, nhựa dẻo PE, PVC. Trong tương lai gần, theo
các nguồn tin từ ngành công nghiệp giấy, bao bì giấy được hy vọng sẽ được
sử dụng rộng rãi hơn bao bì plastic.
Trong quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt
Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 định hướng sẽ phát triển ngành cơng
nghiệp giấy Việt Nam với công nghệ hiện đại, đặc biệt, trong tương lai sẽ đầu
tư xây dựng một số nhà máy sản xuất giấy bao bì (giấy bao bì thơng thường
và bao bì cao cấp), giấy cơng nghiệp để đáp ứng nhu cầu giấy bao bì và
nguyên liệu cho sản xuất cơng nghiệp.
Phát triển bền vững ngày càng đóng một vai trị quan trọng trong ngành
cơng nghiệp sản xuất bao bì. Các doanh nghiệp đã nhận thấy những lợi ích
đáng kể thông qua một loạt các hành động từ việc giảm lượng chất thải, lượng
nguyên nhiên liệu sử dụng, hiệu quả sản xuất và vận chuyển, các nỗ lực thu
hồi và tái sử dụng với các công cụ và kỹ thuật như: sử dụng bao bì dễ phân
hủy sinh học, bao bì dễ dàng đóng gói, sử dụng bao bì có khả năng tái chế, tái



2

sử dụng, sử dụng hồ keo không độc hại, mực in tự nhiên, lớp phủ thân thiện
với môi trường, bao bì biopolymer…
Kế hoạch cải thiện mơi trường, áp dụng các giải pháp sạch hơn và hệ
thống quản lý môi trường ISO 14001 là một trong những vấn đề cần thiết
nhằm tiến tới hội nhập với nền thương mại khu vực và toàn cầu. Áp dụng
đồng thời các giải pháp này sẽ giúp cho các doanh nghiệp quản lý tốt hơn, tiết
kiệm chi phí nguyên vật liệu, tránh lãng phí, tổn thất trong q trình sản xuất,
do đó góp phần làm giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường.
Thông qua áp dụng tiêu chuẩn môi trường ISO 14001, các doanh
nghiệp đã hoạch định chính sách mơi trường, lập kế hoạch môi trường, tổ
chức thực hiện, điều hành, kiểm tra và hành động khắc phục. Thực tiễn cho
thấy, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì việc xây dựng, áp dụng hệ
thống quản lý môi trường theo ISO 14001 cùng với các hệ thống khác là một
chiến lược đúng đắn trong kinh doanh, cạnh tranh và hội nhập. Việc áp dụng
khơng chỉ góp phần bảo vệ mơi trường mà cịn đem lại lợi ích thiết thực cho
doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, giảm tình trạng chồng chéo thông qua
việc cải tiến quản lý các vấn đề môi trường, người lao động được bảo đảm
làm việc trong mơi trường đã được kiểm sốt ơ nhiễm và đặc biệt tránh những
rủi ro do phát triển không bền vững gây ra. Với sự quan tâm đến môi trường
ngày càng nhiều, động cơ cho việc đạt chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 là
mục đích sống cịn của nhiều doanh nghiệp.
Theo Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020
vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc áp dụng rộng rãi sản xuất
sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô
nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo

đảm phát triển bền vững.
Cụ thể, đến năm 2020, 50% cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm
được từ 8-13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiêu liệu, vật liệu;


3

90% doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên trách về sản xuất sạch hơn;
90% các Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp
dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở SXCN.
Cũng như sản xuất sạch hơn và hiệu suất sinh thái, một hệ thống quản
lý mơi trường có thể là một công cụ đắc lực cho một tổ chức để cải thiện hiện
trạng môi trường, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc thực hiện
một hệ thống quản lý môi trường tạo ra những cơ hội lý tưởng để thực hiện
sản xuất sạch hơn, tương tự sản xuất sạch hơn sẽ là cơng cụ để tổ chức đó có
thể cải thiện hiện trạng kinh tế và mơi trường của mình. Như vậy sản xuất
sạch hơn là một trong những nội dung được quan tâm nhất trong phần mục
đích cần đạt được của hệ thống quản lý môi trường.
Ra đời cách đây hơn 30 năm, Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập
khẩu bao bì PACKEXIM khơng ngừng phát triển lớn mạnh, tuy nhiên trước
xu thế cạnh tranh của nền kinh tế thị trường địi hỏi cơng ty phải liên tục cải
tiến hoạt động sản xuất. Xuất phát từ chính nhu cầu của Cơng ty và từ phía
u cầu của khách hàng, từ năm 2004 Công ty đã tiến hành triển khai áp dụng
hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 và từ đó đến nay liên
tục duy trì được chứng nhận của tổ chức quốc tế BVQi. Tuy nhiên, cải tiến
liên tục, không ngừng đưa ra các giải pháp giúp cho doanh nghiệp ngày càng
hoàn thiện, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, nâng cao vị thế
cạnh tranh trên thị trường luôn là bài toán đặt ra cho PACKEXIM. Để nâng
cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ mơi trường và duy trì hệ thống ISO 14001, sản
xuất sạch hơn là một trong những biện pháp được nghiên cứu áp dụng tại

công ty.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài luận văn được chọn là:
“Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý môi trường theo
tiêu chuẩn ISO 14001 và nghiên cứu lồng ghép đánh giá sản xuất sạch hơn
vào hệ thống ISO 14001 tại Công ty Cổ phần Sản xuất và xuất nhập khẩu bao
bì PACKEXIM”


4

Mục tiêu của đề tài:
-

Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý môi trường theo

tiêu chuẩn ISO 14001 tại Công ty Cổ phần Sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì
PACKEXIM, kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại.
-

Nghiên cứu lồng ghép Sản xuất sạch hơn vào Hệ thống quản lý môi

trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường và duy trì, cải
tiến liên tục hệ thống quản lý mơi trường ISO 14001.
Phạm vi của đề tài:
Dây chuyền công nghệ sản xuất tại xưởng in bao bì của cơng ty Cổ
phần Sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì PACKEXIM.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra hiện trạng, thu thập- xử lý số liệu, phân tích đo
đạc một số thơng số phục vụ cho việc nghiên cứu lồng ghép sản xuất sạch hơn
vào hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.

Nội dung nghiên cứu:
Đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Sơ lược về ngành công nghiệp sản xuất bao bì trên thế giới
và tại Việt Nam
Chương 2: Tổng quan về cách tiếp cận hệ thống quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn ISO 14001 và đánh giá sản xuất sạch hơn.
Chương 3: Nghiên cứu lồng ghép đánh giá sản xuất sạch hơn vào hệ
thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại Công ty Cổ phần Sản
xuất và xuất nhập khẩu bao bì PACKEXIM trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt
động của hệ thống ISO 14001 và đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa khoa học:
Góp phần vào việc nghiên cứu phương pháp luận lồng ghép Hệ thống
quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 và Đánh giá sản xuất sạch hơn
trong các cơng ty sản xuất bao bì nói chung và đặc biệt là bao bì giấy nói riêng.


5

Ý nghĩa thực tiễn:
Với kết quả đạt được từ việc lồng ghép Đánh giá sản xuất sạch hơn vào
hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại xưởng in bao bì
Cơng ty Cổ phần Sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì PACKEXIM, nghiên cứu
mở rộng mơ hình cho các xưởng sản xuất bao bì carton sóng và bao bì sản
xuất nhựa và trong tương lai có thể áp dụng cho các công ty sản xuất bao bì
nói chung.
Nghiên cứu góp phần giúp cho Cơng ty vừa có thể nâng cao hiệu quả
sản xuất, tiết kiệm được tài chính vừa góp phần bảo vệ mơi trường đồng thời
giúp cho cơng ty duy trì cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường, làm cho
hệ thống ISO 14001 được vận hành ngày càng hiệu quả hơn.



6

Chương 1
SƠ LƯỢC VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT BAO BÌ
1.1.Tình hình sản xuất bao bì trên thế giới
Bao bì ngày nay đã trở nên cần thiết và ngày càng quen thuộc, bao bì
hiện diện trong cơng việc, trong cuộc sống và mức độ thiết yếu của nó tăng
dần theo thời gian. Với hình dáng và kích cỡ phù hợp, bao bì chứa đựng và
bảo vệ sản phẩm từ lúc sản xuất ra theo q trình lưu thơng đến tay người tiêu
dùng. Với mục đích quy tụ các nhà sản xuất bao bì trên thế giới, Tổ chức Bao
bì Thế giới (WPO) đã được thành lập từ năm 1968 tại Tokyo - Nhật Bản. Từ
đó đến nay đã thu hút hàng nghìn doanh nghiệp từ nhiều quốc gia trên thế giới
tham gia vào hiệp hội nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm về các kỹ thuật và
công nghệ trong ngành cơng nghiệp sản xuất bao bì, tổ chức các hội thảo
chuyên ngành và các buổi đào tạo, các giải thưởng về thiết kế sản phẩm bao
bì nhằm phát triển ngành cơng nghiệp bao bì trở thành một ngành lớn mạnh
chứ không đơn thuần chỉ là một ngành công nghiệp phụ trợ. Theo thống kê
của Liên hiệp Chế tạo máy móc Đức (VDMA), 500 tỉ USD là trị giá sản xuất
bao bì tồn cầu trong năm 2008 [16].
Để đáp ứng chức năng chứa đựng sản phẩm bao bì được phân loại thành:


Bao bì cấp I: là những bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm: lon,

chai thuỷ tinh, hộp giấy, bao bì nhựa....;


Bao bì cấp 2: là bao bì đóng gói các sản phẩm đã có bao bì cấp một


riêng lẽ lại với nhau, thùng carton là một điển hình;


Bao bì cấp 3: là những container, những kiện lớn chứa bao bì cấp 2.

Từ việc phân loại này các nhà sản xuất bao bì sẽ chọn lựa và xác định
cơng nghệ, thiết bị tương ứng.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, chức năng vận chuyển, bảo quản của bao bì


7

rất quan trọng. Đặc biệt nếu hàng hóa phải trải qua một chặng đường khá dài
để đến tay người tiêu dùng cuối cùng ở thị trường mục tiêu khi đó bao bì phải
có các tính năng sau đây:
- Phù hợp với loại hình vận chuyển ( tàu biển, máy bay, xe tải, hàng rời,
hàng container,v.v...);
- Có kích thước phù hợp để dễ dàng trong việc lưu kho bãi, trên những
pallet hoặc trong container;
- Đáp ứng được yêu cầu về độ bền, dẻo dai để chịu được sự va chạm, kéo,
đẩy trong quá trình lưu trữ, bốc xếp và vận chuyển đường biển, đường hàng
không cũng như đường bộ;
- Phù hợp với việc thay đổi khí hậu, thời tiết ở các châu lục khác nhau;
- Đảm bảo tính năng bảo vệ sản phẩm của bao bì để khơng làm sản phẩm
bị biến mùi, ẩm mốc, hư hỏng;
- Thể hiện rõ những yêu cầu cần lưu ý trong quá trình xếp hàng, vận
chuyển, bốc xếp .... trên bao bì.
Ngồi ra, tùy thuộc vào từng u cầu cụ thể, bao bì cần có các tính năng sau:
Bảng 1.1. Một số đặc tính của bao bì [14]

* Độ bền với nước

* Độ chịu ánh sáng

* Tính ngăn cản oxy

* Tính an tồn cho trẻ em và người già

* Độ chịu nhiệt

* Tính tiện dụng

* Tính giữ mùi
Đặc biệt, nhà sản xuất cần biết rõ các yêu cầu pháp lý (mang tính bắt
buộc) và yêu cầu của người sử dụng (phát sinh theo nhu cầu thực tế tại thị
trường mục tiêu) liên quan đến bao bì. Các yêu cầu này thường là yêu cầu
chung về bao bì hoặc cho từng sản phẩm, ngành hàng cụ thể. Một điều
quan trọng nữa là, các doanh nghiệp thường có xu hướng sử dụng chung
một loại bao bì đang lưu hành trên thị trường nội địa để xuất khẩu. Nếu


8

khơng xem xét cẩn trọng, việc này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng như: bị khách hàng từ chối lơ hàng, khơng trả /chậm trả tiền hàng vì
khách hàng hoặc chính phủ của nước nhập khẩu bắt buộc nhà xuất hàng
phải khắc phục lỗi đã gây ra, bị đóng phạt, quan trọng hơn là việc này đã
làm xấu đi hình ảnh đối với khách hàng.
Ở các nước phát triển như Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản....các yêu cầu
về bao bì thường xuyên được cập nhật và thay đổi nên nhà xuất khẩu rất khó

khăn trong việc nắm rõ thơng tin.
Thơng thường có những quy định liên quan đến bao bì như sau [16]:
 Quy định chung về bao bì thị trường mục tiêu, bao gồm quy định của
khối thị trường chung và từng quốc gia cụ thể.
 Quy định về bao bì cho từng ngành, loại sản phẩm cụ thể (thực phẩm,
dược phẩm, hóa chất...)
 Quy định về chất liệu sản xuất bao bì xuất khẩu: bao bì được sản xuất từ
chất liệu gì? Giấy, nhựa, kim loại, gỗ? Có quy định cho riêng từng loại chất liệu
bao bì khơng? Chất liệu này có được chấp nhận tại thị trường mục tiêu hay
khơng? Có chất liệu nào bị hạn chế sử dụng hay khơng? Ví dụ như PVC, nhựa....
 Các quy định về hình ảnh, màu sắc, kiểu dáng, trọng lượng của bao bì :
hình ảnh có phảm ánh đúng với sản phẩm chứa đựng bên trong bao bì khơng?
 Hình ảnh có mang tính phản bác tín ngưỡng hoặc văn hóa của một bộ
phận người tiêu dùng nào đó trên thị trường mục tiêu khơng? …
 Các quy định liên quan đến việc ghi ký hiệu, nhãn mác trên sản phẩm
như: ngôn ngữ sử dụng, tên sản phẩm, trọng lượng hàng hoá, thành phần/
dinh dưỡng, xuất xứ.....
 Các quy định về môi trường tại thị trường mục tiêu
 Các quy định liên quan đến việc truy nguyên nguồn gốc lơ hàng khi có
sự cố xảy ra


9

Ở các nước đang phát triển, việc tìm hiểu các thơng tin như thế này cịn
rất hạn chế. Nếu nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển chỉ xuất các mặt
hàng thơ hoặc sản phẩm ngun liệu, đóng trong các loại bao đay, bao PP
25kg hoặc 50kg thì yêu cầu về bao bì tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, khi đề
cập đến những quy định pháp lý liên quan đế các loại bao bì bằng cotton, đay
hoặc bao bì vải, bẳng gỗ thì các nhà xuất khẩu thường tỏ ra lung túng vì

khơng nắm được quy định. Tuy khách hàng có thể là nguồn thơng tin rất quan
trọng để nhà xuất khẩu hiểu về các quy định của thị trường mục tiêu.
Theo báo cáo “Thùng carton sóng trên thế giới đến 2013: dự báo cho
ngành công nghiệp này vào năm 2013 & 2018” (World Corrugated Boxes to
2013: Industry forecasts for 2013 & 2018), đã được thông tin trên website
Reportbuyer, dự báo nhu cầu thùng carton sóng trên thế giới, gia tăng 3,4%
năm đạt mức 213 tỉ m2 vào năm 2013, tính theo tình hình thực tế mức tăng
GDP (có điều chỉnh theo mức lạm phát) [18].
Qua 313 trang báo cáo đã cho thấy, các nhân tố góp phần gia tăng nhu
cầu thùng carton sẽ bao gồm việc gia tăng các hoạt động trong ngành công
nghiệp, đặc biệt là khu vực sản xuất, những sản phẩm địi hỏi đóng bao bì
bằng thùng carton để bảo vệ và vận chuyển hàng hóa.
Hơn nữa, việc tiếp tục phát triển loại carton sóng nhỏ và tấm bìa in chất
lượng cao sẽ cho phép thùng carton sóng thâm nhập vào các ứng dụng truyền
thống của bao bì giấy, nhất là trong thế giới phát triển. Lợi nhuận lớn hơn nữa
đối với bao bì carton sóng, thể hiện trong việc bán lẻ cũng sẽ thúc đẩy nhu
cầu về giá trị tăng thêm của thùng carton sóng.
Tuy nhiên các tác giả của báo cáo lưu ý rằng, lợi nhuận thu được sẽ bị
hạn chế tại các quốc gia có ngành cơng nghiệp bao bì carton sóng phát triển
như Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản, nơi mà thùng carton là hàng hóa cơ bản
được sử dụng từ lâu tại các thị trường này.


10

Các tác giả cịn lưu ý rằng, thùng carton sóng cũng sẽ đối mặt với việc
cạnh tranh với thùng nhựa sử dụng lại dùng trong vận chuyển đường thủy.
Tuy nhiên bao bì carton sóng vẫn mang lại lợi nhuận nhờ hình ảnh thân thiện
với mơi trường của nó, cũng như ưu thế chi phí nhất định so với thùng nhựa,
đặc biệt xét đến việc thùng carton đã sử dụng thường được bán lại cho các

công ty tái chế, trong khi đó thùng nhựa qua sử dụng thì liên quan đến chi phí
làm sạch và gửi trả lại.
Bao bì mềm (màng nhựa chuyên dùng và màng định hướng như BOPET,
BOPP, BOPA, các màng polymer, giấy chuyên dùng và màng nhôm) cũng
không ngừng gia tăng về mẫu mã và chất lượng. Mặc dù hồn cảnh kinh tế
vẫn cịn đang thử thách, việc kinh doanh trên thị trường bao bì mềm Châu Âu
đã tăng trưởng khoảng 1,6% trong năm 2008, với doanh số đạt 10,3 tỉ Euro,
theo báo cáo vừa qua của Công ty tư vấn PCI Films (Anh Quốc) [16].
Tác giả nghiên cứu Paul Gaster cho biết: “Ngành cơng nghiệp bao bì
mềm đã thể hiện sự tăng trưởng ổn định lâu dài lịch sử với triển vọng phát
triển của nó vừa bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự suy thoái kinh tế tồn cầu". Ơng
lưu ý là doanh thu ngành cơng nghiệp tăng trưởng trong nửa đầu năm 2008
phần lớn đã bị giảm lại bởi sự tụt dốc vào nửa cuối năm, sau đó là sự khởi đầu
của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu.
Trong khi đó, nhu cầu ở hầu hết các ứng dụng thực phẩm chủ yếu đã
cho thấy sự phát triển toàn bộ, phần lớn kết hợp với nhu cầu tăng trưởng ở
Đông Âu, một số lĩnh vực phi thực phẩm như dược phẩm và thực phẩm vật
nuôi cũng đã tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa.
Tuy nhiên báo cáo cũng cảnh báo số lượng vật tư nhập khẩu cho ngành
sản xuất bao bì Châu Âu từ ngồi lãnh thổ Châu Âu tăng lên, mặc dù hiện nay
cịn nhỏ, nó có khả năng trở thành một mối đe dọa lớn hơn trong vài năm tới.
PCI dự báo, năm 2009 khắc nghiệt, nhu cầu bao bì mềm tại Châu Âu


11

giảm giá trị khoảng 4-5%, phần lớn là do việc giảm giá nguyên vật liệu, điều
đó hiện nay tương ứng với việc cung cấp bao bì mềm cho khách hàng với giá
thấp hơn.
Trơng đợi có khả năng một năm đạt được khối lượng thực sự trong sự

suy giảm (nhu cầu) trong năm nay khi suy thoái kinh tế tiếp tục tác động đến
việc chi tiêu của người tiêu dùng và doanh thu của thực phẩm đóng gói.
PCI cho rằng nhu cầu bao bì mềm tại Châu Âu sẽ trở nên ổn định vào
năm 2010 và sau đó trở lại xu hướng tăng trưởng lịch sử hằng năm 1-2% [16].
1.2. Các xu hướng ảnh hưởng đến ngành cơng nghiệp bao bì
 Sự bền vững (Sustainability)
Trong nền kinh tế đang suy giảm hiện nay, phát triển bền vững càng cần
được quan tâm khi các công ty phải cắt giảm bớt các chi phí để có thể tồn tại
được trong tình trạng suy thoái kinh tế. Cả khách hàng và các nhà sản xuất
bao bì đều hiểu rằng các nguồn tài nguyên cung cấp cho bao bì khơng phải là
vơ hạn. Vì vậy, việc giảm được nguyên liệu sản xuất đồng thời vẫn giữ được
chất lượng của bao bì cũng như khả năng hồi phục/tái sử dụng bao bì vẫn
đang được các nhà sản xuất tiếp tục nghiên cứu.
Những nhãn hiệu toàn cầu McDonald, Coca-Cola và PepsiCo, cùng một
số nhãn hiệu mới khác đang thực hiện theo xu hướng bền vững, cùng cam kết
dần dần thay thế tất cả sản phẩm của họ qua dùng các nguồn cung cấp có thể
hồi phục, thay mới được.
Một công ty McDdonald đã tiết lộ trong báo cáo sản xuất sạch nhất toàn
cầu 2009 (tạm dịch từ Global Best Of Green 2009), họ nhắm đến mục đích
đạt được 100% bao bì phù hợp mơi trường cho tất cả các sản phẩm vào năm
2010. Một số tiêu chuẩn bao bì dùng cho chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, cân
nhắc hướng tới mục tiêu là giảm tối thiểu trọng lượng cũng như sử dụng
nguyên liệu tái chế và tái sử dụng được [17].


12

Từ cái nhìn về năm 2010 và triển vọng các năm tiếp theo đối với sự bền
vững của bao bì. Địi hỏi, các nhà sản xuất bao bì sẽ phải tăng tốc xây dựng
cho mình một khái niệm và ý tưởng về giải pháp xanh cho bao bì. Đây là một

vấn đề cần thiết, nếu họ muốn nắm bắt được các nhu cầu của thị trường sản
phẩm tiêu dùng.
 Tự động hóa (Automation)
Vừa qua, theo khảo sát của Tập san Bao bì về nhu cầu tự động hóa dây
chuyền sản xuất, các nhà sản xuất bao bì sẽ tiếp tục đầu tư kỹ thuật tự động
vào dây chuyền sản xuất bao bì của họ. Lý do thật đơn giản nhằm giảm bớt
chi phí lao động, tăng cường được tính linh hoạt và đẩy mạnh năng lực sản
xuất. Đó là các biện pháp then chốt chống đỡ trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
 Nhãn hiệu hàng đầu (Private Labeling)
Theo khảo sát của Citigroup đã cho thấy rằng, doanh số những nhãn hiệu
hàng hóa hàng đầu đã tăng 8,3% trong năm 2008 đồng thời đã có những thay
đổi thực sự trong suy nghĩ của khách hàng đối với việc mua sắm hàng hóa, họ
muốn chất lượng đi đơi với giá trị món hàng. Tăng thêm các mặt hàng, các
hàng hóa có chất lượng, sẽ cho người mua thêm cơ hội chọn lựa các sản phẩm
hàng đầu. Nhiều nhà bán lẻ không cịn chào bán các sản phẩm thơng thường
mà nhãn hiệu thường bị làm giả. Các nhà bán lẻ như Target, Safeway và
Wegmans đưa ra nhiều sản phẩm có cấp độ từ thấp đến cao. Nhằm tăng thêm
sản lượng bán ra, họ tận dụng việc chỉ bán một số sản phẩm chất lượng tại
một chuổi cửa hàng duy nhất như CVS hay Target.
 Sự thuận tiện (Convenience)
Những khách hàng bận rộn vẫn tiếp tục địi hỏi bao bì đem lại sự thuận
tiện cho họ. Trong thời gian tới, ngành bao bì sẽ chuẩn bị gia tăng sản xuất
các sản phẩm dễ sử dụng.


13

 .Kéo dài thời hạn sử dụng (Increased shelf life)
Kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm chứa trong bao bì, đó là địi hỏi của
người sử dụng đối với cơng nghệ bao bì. Một số sản phẩm khi được chứa

trong kho chun biệt thì thời hạn sử dụng khơng làm khách hàng lo lắng như
thực phẩm tươi sống, nước giải khát, dược phẩm và sản phẩm gia dụng. Một
số đặc điểm nhằm giảm được sự hư hỏng của sản phẩm sau khi bao bì được
mở ra như khóa kéo (zipper) để mở và đóng bao bì lại, có khả năng là điều
được mong đợi nhất trong thời gian tới.
 Tồn cầu hóa (Globalization)
Trong khi việc sản xuất bao bì của một số doanh nghiệp có thể bị giảm
sút do suy thối kinh tế, các cơng ty đa quốc gia như Coca-Cola, Nestlé và
Procter & Gamble sẽ theo đuổi giữ nhãn hiệu của mình xuất hiện liên tục trên
thị trường quốc tế và thiết kế bao bì tương tự sao cho việc bán hàng tại bất cứ
nơi nào trên thế giới cũng trở nên dễ dàng và tạo ra tính riêng biệt cho mỗi
dịng sản phẩm.
Như vậy, tương lai cơng nghiệp bao bì sẽ phải đối đầu với những thách
thức lớn về cơng nghệ, đó là khuynh hướng bao bì phải mỏng hơn, nhẹ hơn,
an tồn hơn cho mơi trường, năng suất đóng gói cao hơn, in ấn đẹp hơn.
Trong khi đó thì ngun vật liệu phục vụ cho bao bì ngày càng than hiếm, yêu
cầu của khách hàng đối với nhà sản xuất bao bì ngày càng khắc khe và thường
xuyên đòi hỏi cao hơn, đồng thời sự quản lý của chính phủ ngày càng nghiêm
khắc. Đây là bài toán đặt ra đối với các nhà sản xuất bao bì trên tồn thế giới
nhằm cải tiến khơng ngừng thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và tuân thủ
các quy định của Chính phủ.
1.3. Tình hình sản xuất bao bì tại Việt Nam
Ngày nay, ngành bao bì khơng chỉ được chú trọng tại các nước phát
triển, mà các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cũng coi trọng
lĩnh vực này.


14

Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 1000 doanh nghiệp sản xuất

bao bì, hàng năm tạo cơng ăn việc làm cho khoảng 200 nghìn lao động và có
doanh thu khoảng 1000 tỷ đồng/tháng [18].
Theo ông Phạm Nhật Thăng - Phó Chủ tịch Hiệp hội bao bì Việt Nam
cho biết “Nền kinh tế muốn phát triển tốt đòi hỏi ngành bao bì phải đi theo
nhưng chúng ta chưa chuẩn bị đầy đủ cho nó. Một làn máy tạo giấy sóng giá
có thể 1 triệu USD, một máy in khoảng 1 triệu Euro trong khi mức độ lợi
nhuận 3 - 5% và khấu hao vừa phải”.
Trong Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt
Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 cũng đã khẳng định, trong thời gian tới
cần đầu tư xây dựng một số nhà máy sản xuất giấy bao bì (giấy bao bì thơng
thường và bao bì cao cấp), giấy công nghiệp để đáp ứng nhu cầu giấy bao bì
và ngun liệu cho sản xuất cơng nghiệp. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn
2006-2020 là 95.569 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư nhà máy là 87.664 tỷ đồng,
vốn đầu tư trồng rừng là 7.905 tỷ đồng.
Đại diện Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Đức tại Việt Nam nhận
định: khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ, chắc chắn sẽ có một
“cuộc chiến bao bì” giữa các cơng ty. Bởi hơn ai hết, họ nhận thức được tầm
quan trọng của bao bì trong việc ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Hiện nay, tìm được cơng ty nào đáp ứng đầy đủ các tiêu chí bao bì như đẹp,
tiện dụng, an tồn cho sản phẩm, thân thiện mơi trường... cũng rất khó. Ngồi
ra, duy trì các tiêu chí này càng khó hơn bởi môi trường kinh doanh và nhu
cầu tiêu dùng, mua sắm của con người ln thay đổi. Do đó, các cơng ty sẽ
đầu tư chi phí mạnh vào bao bì; và khi đó, ngành bao bì của Việt Nam có thể
sẽ trở thành ngành kinh doanh triệu đô.
Tuy nhiên, ảnh hưởng suy thối kinh tế tồn cầu thời gian qua, ngành
cơng nghiệp sản xuất bao bì ở Việt Nam cũng gặp khơng ít khó khăn.


15


Theo số liệu của Hiệp hội Giấy bao bì cơng nghiệp, từ quý IV/2008 đã
có tới 80% các doanh nghiệp thành viên phải ngừng hoạt động hoặc cắt giảm
sản lượng sản xuất từ 40% đến 60%. [18]. Nguyên nhân của tình trạng này là
bởi giá giấy bao bì cơng nghiệp nhập khẩu đang giảm mạnh, sản xuất thua lỗ.
Trong bối cảnh suy thối kinh tế thế giới nói chung, các nhà sản xuất giấy bao
bì cơng nghiệp nước ngồi đang "bán tháo" sản phẩm để giải toả hàng tồn
đọng, thu hồi vốn. Trong khi đó, thuế nhập khẩu mặt hàng này - theo lộ trình
WTO - đang ở mức thấp, khiến giấy ngoại tràn vào thị trường nên sản xuất
trong nước khơng thể cạnh tranh nổi.
Theo Hiệp hội bao bì Việt Nam, 70% bao bì phục vụ cho xuất khẩu nên
không quay về để tái chế. Ở Việt Nam, hiện nguyên liệu khai thác từ rừng tự
nhiên trong nước chủ yếu phục vụ sản xuất giấy in, giấy viết, giấy báo, chứ
cịn để sản xuất giấy cho cơng nghiệp bao bì thì chỉ có một số nhà máy rất nhỏ
bé, nhiều nhà máy đang phải hoạt động cầm chừng không có đủ ngun liệu
cho sản xuất [18].
Được biết, hiện Cơng ty TNHH Thành Dũng đang tồn kho 3.000 tấn
giấy kraft cùng 6.000 tấn giấy nguyên liệu, Công ty TNHH Đông Á tồn kho
2.000 tấn giấy kraft, 5.000 tấn giấy nguyên liệu, Cơng ty CP giấy Hồng Văn
Thụ tồn kho 1.500 tấn giấy thành phẩm cùng 5.000 tấn giấy nguyên liệu...,
đang làm cho hàng ngàn tỉ đồng của các doanh nghiệp Hiệp hội Giấy bao bì
cơng nghiệp tồn đọng, khơng có đầu ra [14].
Ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội giấy và bột giấy cho biết: mặc
dù, giá nguyên liệu giấy tăng chóng mặt nhưng các doanh nghiệp bao bì
khơng thể tăng giá bán ở mức đủ bù đắp chi phí vì khách hàng khơng dễ gì
chấp nhận. Vì vậy, các doanh nghiệp vẫn phải "gồng mình" chịu lỗ mong chờ
qua thời điểm tăng giá và để giữ được khách hàng.


16


Ơng Hồng Trí Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất bao bì
miền Bắc cho biết, nguồn nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước chủ
yếu là từ ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Vào khoảng vài tháng trước đây, giấy Kraft nhập khẩu từ Nhật Bản
khoảng 420 USD/tấn, thì đến nay đã lên đến 475 USD/tấn, giấy Dublex trước
đây mua 520 USD/tấn thì nay tăng lên 590 USD/tấn. Trong khi đó, giá giấy
trong nước cịn tăng mạnh hơn, mới cách đây 3 tháng, loại giấy bình thường
nhất chỉ để làm lớp sóng bên trong thành bao bì có giá là 3.700 đồng/kg nay
đã lên đến 5.700 đồng/kg, còn loại giấy để làm bề mặt do nhà máy giấy Việt
Trì bán ra cách đây 3 tháng có giá là 6.800 đồng/kg thì nay đã tăng lên 8. 900
đồng/kg. Các loại giấy bình thường khác cũng tăng từ 4.500 đồng lên 6.500
đồng/kg [14].
Mặc dù vậy cũng khơng có hàng để mua, vì khó khăn và khan hiếm
nguồn cung cấp giấy ngun liệu đang là tình trạng chung của nhiều nước.
Các nước ASEAN khi nhận được đơn đặt hàng cũng không thể đáp ứng được
do chính nhu cầu trong nước của họ cũng tăng cao và chính sách hạn chế xuất
khẩu để bảo vệ mơi trường.
Theo Hiệp hội Giấy bao bì cơng nghiệp, sản xuất nội địa hiện nay đủ khả
năng đáp ứng cho nhu cầu trong nước. Chất lượng các loại giấy bao bì cơng
nghiệp khơng hề thua kém các sản phẩm nhập khẩu của các nước trong khu
vực Châu Á. Để cạnh tranh với giấy nhập khẩu, các doanh nghiệp trong nước
đã tìm mọi giải pháp để tiêu thụ hàng.
Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất bao bì ở Việt Nam đang áp dụng
mọi biện pháp để tiết kiệm tối đa, để giảm giá thành cũng như hạ giá bán sản
phẩm tới mức tối thiểu nhằm mục tiêu bảo toàn vốn, duy trì việc làm cho
cơng nhân và người lao động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất giấy
bao bì công nghiệp trong nước hầu hết là các công ty của Nhà nước cổ phần
hoá, thiết bị lạc hậu nên giá thành sản phẩm bất lợi so với các công ty lớn
của nước ngoài.



×