Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Lịch sử 10 - Bài 9: Những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.8 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI 19. NHỮNG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỶ X - XV </b>
<b>A. Nội dung cần nắm: </b>


<b>I. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƢỢC TỐNG </b>
<b>1. Kháng chiến chống Tống thời tiền Lê </b>


<b>- Năm 981, nhà Tống nhân cơ hội Đinh Tiên Hồng mất, người nối ngơi là Đinh Tồn còn nhỏ tuổi, </b>
đã mang quân sang xâm lược nước ta. Trước tình hình đó, Thập đạo tướng qn Lê Hoàn được Thái
hậu Dương Vân Nga và các tướng lĩnh suy tôn làm vua, lãnh đạo cuộc kháng chiến.


<b>- </b>Nhân dân Đại Việt chiến đấu anh dũng, đã bắt được nhiều tướng giặc, quân Tống phải rút quân.
Đất nước được độc lập.


<b>2. Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077) </b>


<b>- </b>Âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt : vào những năm 70 của thế kỉ XI, nhà Tống
đang gặp những khó khăn. Trong nước, nơng dân nổi dậy đấu tranh, phía Bắc hai nước Liêu và Hạ
uy hiếp. Theo lời khuyên của Vương An Thạch, vua Tống cho tập trung quân ở một số nơi giáp với
Đại Việt, chuẩn bị cuộc xâm lược.


<b>- Trước tình hình đó, vua Lý giao cho Thái Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến. </b>


<b>- </b>Năm 1075, Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân đội của triều đình với lực lượng dân binh của các tù
trưởng dân tộc ít người tập kích sang đất Tống, đánh tan các đạo quân của nhà Tống ở các cứ điểm
Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về nước.


<b>- </b>Năm 1077, khoảng 30 vạn quân Tống sang xâm lược Đại Việt. Dưới sự lãnh đạo của Lý Thường
Kiệt, nhân dân ta xây dựng phịng tuyến sơng Như Nguyệt (sông Cầu) và đánh tan quân xâm lược.
Nền độc lập của nước ta được giữ vững.


<b>II. KHÁNG CHIẾN CHỐNG MÔNG - NGUYÊN THỜI TRẦN (THẾ KỶ XIII) </b>



- Thế kỉ XIII, đế quốc Mơng Cổ hình thành và phát triển, vó ngựa của chúng đã giày xéo từ Đông
sang Tây, từ Âu sang Á. Nhân dân Đại Việt phải 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông -
Nguyên (1258, 1285 và 1287 - 1288).


- Các vua Trần cùng các tướng lĩnh và đặc biệt là nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân
đứng lên đánh giặc.


- Cả 3 lần quân Mông - Nguyên đều thất bại. Với các chiến thắng : Đông Bộ Đầu, Chương Dương,
Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Đây là chiến thắng oanh
liệt của quân và dân Đại Việt, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.


<b>III. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN XÂM LƢỢC MINH VÀ KHỞI NGHĨA </b>
<b>LAM SƠN </b>


- Năm 1407, quân Minh xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến của quân dân ta đã gây nhiều khó khăn
cho địch. Tuy nhiên, do sự chênh lệch về lực lượng, cuộc kháng chiến thất bại, nước ta lại rơi vào
ách đô hộ của nhà Minh.


- Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở đầu thế kỉ XV. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa do Lê
Lợi lãnh đạo nổ ra ở Lam Sơn (Thanh Hoá) vào năm 1418. Với chiến lược chiến thuật tài giỏi, có bộ
tham mưu khởi nghĩa sáng suốt,... và được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng.


- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giành được thắng lợi. Đất nước được giải phóng, nhà Hậu Lê được
lập nên vào năm 1428, mở đầu một thời kì mới của lịch sử dân tộc.


<b>B. Bài tập. </b>


<b>Câu 1. Ngay sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến </b>
<b>chống giặc ngoại xâm nào? </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Câu 2. Tinh thần chủ động đối phó với quân Tống của nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trƣơng </b>
A. Vườn không nhà trống


B. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc
C. Lập phòng tuyến chắc chắn để chặn giặc


D. Tích cực chuẩn bị lương thảo, vũ khí, luyện quân để chống lại thế mạnh của giặc


<b>Câu 3. Năm 1077, quân và dân ta dƣới sự lãnh đạo của Lý Thƣờng Kiệt đã đánh tan quân </b>
<b>Tống tại </b>


A. Biên giới Đại Việt
B. Kinh thành Thăng Long


C. Thành Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội)
D. Phịng tuyến sơng Như Nguyệt (Bắc Ninh)


<b>Câu 4. Để đối phó với thế mạnh của qn Mơng – Ngun, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện </b>
<b>kế sách </b>


A. Ngụ binh ư nông
B. Tiên phát chế nhân
C. Vườn khơng nhà trống


D. Lập phịng tuyến chắc chắn để đánh giặc


<b>Câu 5. Ý nào </b><i><b>không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm </b></i>
<b>từ thế kỉ X đến thế kỉ XV? </b>



A. Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc


B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù
C. Đều là các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập của dân tộc


</div>

<!--links-->

×