Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực kiểm định chất lượng công trình của Trung tâm chính sách và kỹ thuật thủy lợi (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN ĐẮC THÀNH

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH CỦA TRUNG
TÂM CHÍNH SÁCH VÀ KỸ THUẬT THỦY LỢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN ĐẮC THÀNH

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH CỦA TRUNG
TÂM CHÍNH SÁCH VÀ KỸ THUẬT THỦY LỢI

Chun ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 8580302

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. Lê Văn Hùng



HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các kết quả nghiên cứu
và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào
và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện
trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Nguyễn Đắc Thành

i


LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin trân trọng cám ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Thủy Lợi, nhất là cán
bộ, giảng viên Khoa Cơng trình, Phịng Đào tạo đại học và sau đại học đã giúp đỡ tận
tình và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tác giả xin trân
trọng cảm ơn Thầy giáo PGS. TS. Lê Văn Hùng đã hết lòng ủng hộ và hướng dẫn tác
giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật
Thủy lợi và các phòng ban đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ
tác giả trong việc thu thập thơng tin, tài liệu trong q trình thực hiện luận văn.
Đồng thời tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã ln
động viên, quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ tác giả trong suốt q trình học tập và nghiên
cứ để hồn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều nhưng do
hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo nên luận văn vẫn

còn thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và đồng
nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠNG
TRÌNH THỦY LỢI ..........................................................................................................5
1.1

TỔNG QUAN VỀ CƠNG TRÌNH THỦY LỢI ................................................5

1.1.1

Các vấn đề chung về cơng trình thủy lợi .....................................................5

1.1.2

Những thành tựu trong xây dựng cơng trình thủy lợi thủy điện ở Việt Nam
11

1.1.3

Các vấn đề về chất lượng xây dựng và an toàn hồ đập ............................. 13


1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA CƠNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG ....................................................................................19
1.2.1 Công tác kiểm định đối với công trình xây dựng mới(giai đoạn thi cơng
cơng trình)..............................................................................................................21
1.2.2 Cơng tác kiểm định đối với cơng trình đang vận hành (giai đoạn khái thác,
sử dụng) .................................................................................................................24
1.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH
THỦY LỢI ................................................................................................................28
1.3.1

Tình hình chất lượng cơng trình xây dựng thủy lợi hiện nay ...................28

1.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của cơng trình thủy lợi trong
quá trình sử dụng ...................................................................................................31
1.3.3

Tình hình thực hiện kiểm định an tồn cơng trình thủy lợi hiện nay ........39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 42
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
CƠNG TRÌNH THỦY LỢI ........................................................................................... 43
2.1 KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA CƠNG TÁC
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH THỦY LỢI .....................................43
2.1.1

Khái niệm về cơng tác kiểm định chất lượng cơng trình .......................... 43

2.1.2


Ngun tắc kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng ............................ 45

2.2 TÌNH HUỐNG, TRÌNH TỰ VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN VIỆC KIỂM
ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH THỦY LỢI.................................................48
iii


2.2.1

Tình huống kiểm định cơng trình thủy lợi ................................................ 48

2.2.2

Trình tự thực hiện cơng tác kiểm định cơng trình thủy lợi ....................... 49

2.2.3

Quy trình kiểm định xây dựng .................................................................. 51

2.3 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG XÂY
DỰNG ....................................................................................................................... 59
2.3.1

Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm định của ngành thủy lợi ......... 59

2.3.2

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ngành .................................... 61


2.4

YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC KIỂM ĐỊNH CỦA ĐƠN VỊ TƯ VẤN
63

2.4.1

Cơ cấu tổ chức (hạng tư vấn, chứng chỉ) .................................................. 63

2.4.2

Nhân sự (kính nghiệm nghề và hạng tư vấn, chứng chỉ) .......................... 67

2.4.3

Phịng thí nghiệm và thiết bị ..................................................................... 69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 72
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH THỦY LỢI CỦA TRUNG TÂM
CHÍNH SÁCH VÀ KỸ THUẬT THỦY LỢI ............................................................... 74
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM
CHÍNH SÁCH VÀ KỸ THUẬT THỦY LỢI ........................................................... 74
3.1.1

Giới thiệu về Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật Thủy lợi. ..................... 74

3.1.2
lợi


Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật Thủy
75

3.1.3

Năng lực của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật Thủy lợi ...................... 75

3.2 HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CƠNG TRÌNH THỦY LỢI CỦA TRUNG
TÂM CHÍNH SÁCH VÀ KỸ THUẬT THỦY LỢI ................................................. 80
3.2.1

Hệ thống những cơng trình mà Trung tâm đã thực hiện kiểm định .......... 80

3.2.2

Những tồn tại và sai phạm trong quá trình kiểm định .............................. 82

3.3 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH ......................................................... 85
3.3.1 Phân tích đánh giá về cơ cấu tổ chức, nhân sự và sự phát triển của phịng
thí nghiệm xây dựng Las-XD của trung tâm ......................................................... 85
3.3.2 Phân tích, đánh giá và tìm ra các thiếu sót trong cơng tác kiểm định của
trung tâm................................................................................................................ 88
3.3.3

Đề xuất phương pháp, quy trình quản lý cơng tác kiểm định tại Trung tâm
90
iv



3.3.4

Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực của trung tâm .................................96

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................102
1.

Những kết quả đã đạt được trong luậnvăn. .........................................................102

2.

Kết luận và kiến nghị ...........................................................................................102

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................104
PHỤ LỤC ....................................................................................................................105

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Cơng tác kiểm định trong vịng đời của cơng trình ........................................ 20
Hình 1.2Quy trình đánh giá chất lượng cơng trình đang tồn tại hoặc sự cố cơng trình 25
Hình 1.3Sự cố sạt xói lở phía bờ tả hạ lưu của cơng trình thủy điện hồ Cửa Đạt xảy ra
khi chịu tác động của áp thấp sau cơn bão số 10 cùng với việc xả lũ của hồ năm 2017
....................................................................................................................................... 30
Hình 1.4 Sự cố thấm xuất hiện ở vai trái và mái hạ lưu đập hồ Núi Cốc ..................... 30
Hình 1.5 Sự cố nước ngầm đẩy gãy kênh bê tông của dự án thủy lợi Ngàn Trươi –
Cẩm trang ...................................................................................................................... 31

Hình 2.1: Quy trình kiểm định chất lượng CTXD ........................................................ 54
Hình 2.2: Quy trình giám định chất lượng CTXD ........................................................ 54
Hình 2.3: Mơ hình tổ chức QLCLCTXD ...................................................................... 64
Hình 3.1:. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm [17] ...................................... 75
Hình 3.2:Sơ đồ hoạt động phịng kiểm định chất lượng cơng trình của Trung tâm ..... 85
Hình 3.3: Trình tự kiểm tra, đánh giá chất lượng với cơng trình xây mới .................... 92
Hình 3.4: Trình tự kiểm định chất lượng cơng trình trong giai đoạn sử dụng .............. 95
Hình 3.5: Sơ đồ đề xuất giải pháp mơ hình tổ chức bộ máy phục vụ công tác kiểm định
....................................................................................................................................... 97

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các tỉnh xây dựng nhiều hồ chứa .................................................................11
Bảng 1.2: Tỷ lệ hư hỏng đập đất vừa và nhỏ theo từng nhóm tiêu chí [6] ....................17
Bảng 1.3 Số liệu thực hiện về quản lý an toàn hồ đập tại các địa phương [9] ..............40
Bảng 3.1: Danh mục các thiết bị của Trung Tâm .......................................................... 78

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. BQLDA:

Ban quản lý dự án

2. CLCTXD:

Chất lượng cơng trình xây dựng


3. CTXD:

Cơng trình xây dựng

4. CĐT NT:

Chủ đầu tư nghiệm thu

5. CTXDTL:

Cơng trình xây dựng Thủy lợi

6. CO:

Chứng chỉ của nhà sản xuất

7. CQ

Nhà thầu kiểm tra lượng mẫu nhất định theo quy định đối
với vật liệu và sản phầm

8. GĐ:

Giám định

9. HĐ:

Hợp đồng


10. KĐ:

Kiểm định

11. LVS:

Lưu vực sơng

12. PTN:

Phịng thí nghiệm

13. QLNN:

Quản lý nhà nước

14. QPVN:

Quy phạm Việt Nam

15. QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

16. QLCL NN:

Quản lý chất lượng nhà nước

17. QLCLCTXD:


Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng

18. TCKĐ:

Tổ chức Kiểm định

19.TCGĐ:

Tổ chức giám định

20. TCVN:

Tiêu chuân Việt Nam

21. VLXD:

Vật liệu xây dựng

22. XD:

Xây dựng

viii


MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài


Trong thời kỳ phát triển với nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế Quốc tế như
hiện này, Ngành xây dựng đóng vai trị rất quan trọng trong q trình tạo ra cơ sở vật
chất, kỹ thuật hạ tầng cho xã hội. Đồng hành cùng sự phát triển không ngừng của
ngành xây dựng thì các cơng tác liên quan như quản lý vận hành, bảo vệ an tồn cơng
trình, quản lý chất lượng cơng trình, kiểm định chất lượng xây dựng đang được song
song thực hiện. Với nhu cầu hiện tại với nhiều cơng trình đã và đang được đưa vào sử
dụng trong một thời gian thì cơng tác kiểm định chất lượng cơng trình đang được thực
hiện một các đều đặn hàng năm.
Cơng tác kiểm định chất lượng xây dựng có vai trị tiên quyết trong kiểm sốt chất
lượng xây dựng từ khi khảo sát thiết kế đến khi nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng.
Tiếp theo đến quá trình khai thác cơng trình, cơng tác đánh giá và kiểm định chất
lưọng có tính quyết định giúp cho bảo hành, bảo trì bảo đảm chất lượng và an tồn
cơng trình.
Để đảm bảo được cơng tác vận hành bảo trì cơng trình, trong những năm qua, hoạt
động kiểm định chất lượng của cơng trình ngày càng được chú trọng đầu tư. Tuy
nhiên, trước địi hỏi ngày càng cao về cơng tác bảo trì các cơng trình đã và đang xây
dựng, hoạt động kiểm định chất lượng cơng trình chưa đáp ứng được nhu cầu đó. Các
cơng trình cần kiểm định chất lượng thì tổ chức tư vấn thực hiện cơng tác kiểm định
phải tự lập đề cương kiểm định, trình chủ đầu tư phê duyệt. Công tác kiểm tra giám
sát, kiểm định là một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng chất lượng cơng trình
khơng đảm bảo, xảy 2 ra hiện tượng thấm, nứt, lún,..., chưa mang lại hiệu quả như
mong muốn.
Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi được đổi tên từ Trung tâm Tư vấn và
Chuyển giao công nghệ Thuỷ lợi từ tháng 8 năm 2017. Trước đó, Trung tâm Tư vấn và
Chuyển giao cơng nghệ Thủy lợi là đơn vị trực thuộc Tổng cục Thủy lợi được thành
1


lập dựa trên cơ sở sát nhập hai đơn vị là Trung tâm Tư vấn kỹ thuật về Đê điều (trực

thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão cũ) và Trung tâm Chuyển giao
công nghệ quản lý nước và cơng trình thuỷ lợi (trực thuộc Cục Thuỷ lợi cũ): dựa trên
yêu cầu thiết yếu và nhiệm vụ tư vấn Trung tâm đã thực hiện được một số dự án kiểm
định chất lượng cơng trình.
Với u cầu thực tiễn nêu trên tác giả luận văn chọn đề tài "Nghiên cứu và đề xuất
giải pháp nâng cao năng lực kiểm định chất lượng cơng trình của Trung tâm
chính sách và kỹ thuật thủy lợi"
2.

Mục đích của đề tài

Nghiên cứu thực trạng năng lực, tiềm năng và các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm định
chất lượng cơng trình xây dựng Thủy lợi của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật Thủy
lợi, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực kiểm định.
3.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

3.1. Cách tiếp cận
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận cơ sở lý
luận về khoa học quản lý xây dựng, quản lý chất lượng, những quy định hiện hành của
hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực kiểm định công trình xây dựng kết hợp tiếp
cận thực tiễn tại Trung tâm chính sách và kỹ thuật thủy lợi và các cơng trình thủy lợi
đang được kiểm định.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau :
-Phương pháp nghiên cứu tổng quan;
- Phương pháp thu thập số liệu, phân tích so sánh;
- Phương pháp thống kê, tổng hợp;
- Phương pháp kế thừa.


2


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là hoạt động kiểm định cơng trình thủy lợi và
các hoạt động liên quan đến quy trình kiểm định chất lượng cơng trình thủy lợi của
Trung tâm Chính sách vả Kỹ thuật Thủy lợi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hoạt động liên quan mật thiết đến cơng tác kiểm
định chất lượng cơng trình xây dựng thủy lợi tại Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật
Thủy lợi
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

5.1. Ý nghĩa khoa học
Ý nghĩa khoa học của đề tài góp phần hệ thống, cập nhật các văn bản pháp luật về
công tác kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng và nâng cao hiệu quả năng lực
kiểm định chất lượng cơng trình dựng. Đề tài phản ánh một số vấn đề còn tồn tại và đề
xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực kiểm định chất lượng cơng trình. Những
nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho các công tác quản lý, tư vấn kiểm
định chất lượng cơng trình, áp dụng vào các doanh nghiệp thực hiện công tác kiểm
định hiện nay.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả năng lực kiểm định chất lượng
cơng trình và là tài liệu tham khảo có giá trị gợi mở trong hoạt động kiểm định chất
lượng cơng trình xây dựng tại Trung tâm Chính Sách và Kỹ thuật Thủy lợi trong quá
trình hoạt động và phát triển sau này.
6. Kết quả đạt được


Đạt được những mục đích nghiên cứu đặt ra, luận văn giải quyết được các kết quả cụ
thể sau đây:
3


- Hệ thống được cơ sở lý luận và các văn bản pháp luật kèm theo của công tác kiểm
định chất lượng cơng trình xây dựng. Kinh nghiệm đạt được trong q trình kiểm định
chất lượng cơng trình xây dựng ở trong nước thời gian vừa qua.
- Phân tích cơ sở nghiêm cứu quy trình thực hiện cơng tác kiểm định chất lượng cơng
trình của Trung tâm chính sách và kỹ thuật thủy lợi;
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện, nâng cao năng lực và
rút ngắn thời gian thực hiện tư vấn kiểm định cơng trình xây dựng của Trung tâm
Chính sách và Kỹ thuật Thủy lợi.
7. Nội dung của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được cấu trúc từ 3 chương nội
dung chính:
Chương 1: Tổng quan về năng lực kiểm định chất lượng cơng trình Thủy lợi.
Chương 2: Cơ sở khoa học về năng lực kiểm định chất lượng cơng trình Thủy lợi.
Chương 3: Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực kiểm định chất lượng
cơng trình Thủy lợi của Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật Thủy lợi.

4


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
CƠNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1 TỔNG QUAN VỀ CƠNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1.1 Các vấn đề chung về cơng trình thủy lợi

1.1.1.1 Khái niệm cơng trình thủy lợi và phân loại, phân cấp cơng trình thủy lợi
Khái niệm cơng trình thủy lợi
Cơng trình được xây dựng để sử dụng nguồn nước gọi là cơng trình thủy lợi. Nhiệm vụ
chủ yếu của các cơng trình thủy lợi là làm thay đổi, cải biến trạng thái tự nhiên dịng
chảy của sơng, hồ, biển, nước ngầm để sử dụng nước một cách hợp lý, có lợi nhất và
bảo vệ môi trường xung quanh tránh khỏi những tác hại của dịng nước gây nên. Cơng
trình thủy lợi có thể làm hình thành dịng chảy nhân tạo để thỏa mãn nhu cầu dùng
nước, khi dòng chảy tự nhiên ở nơi đó khơng đủ hoặc khơng có. [1]
“Cơng trình thủy lợi là cơng trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa
nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và cơng trình
khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi” [2]
“Cơng trình thủy lợi đầu mối là cơng trình thủy lợi ở vị trí khởi đầu của hệ thống tích
trữ, điều hịa, chuyển, phân phối, cấp, điều tiết nước hoặc cơng trình ở vị trí cuối của
hệ thống tiêu, thốt nước” [2]
Phân loại và phân cấp cơng trình thủy lợi
Phân loại:
“Loại cơng trình thủy lợi được xác định theo quy mô, nhiệm vụ, tầm quan trọng, mức độ
rủi ro vùng hạ du, bao gồm cơng trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, cơng trình thủy lợi
lớn, cơng trình thủy lợi vừa và cơng trình thủy lợi nhỏ.” [2]
Ngồi ra để phục vụ cho các lĩnh vực thủy lợi khác nhau do điều kiện khí hậu, thủy
văn, địa chất và địa hình khác nhau chia ra các loại cơng trình thủy lợi có kết cấu khác
nhau như sau:
5


- Các loại đập
Đây là những cơng trình ngăn ngang sông tạo thành hồ chưa. Vật liệu làm đập bằng bê
tông, bê tông cốt thép, gỗ, đá, đất và được gọi là đập bê tông, đập bê tông cốt thép, đập
gỗ, đập đá, đập đất. Loại đập được dùng rộng rãi nhất là đập vật liệu tại chỗ và đập bê
tông. Đập vật liệu tại chỗ được xây dựng bằng các loại đất như đất thịt, sét, cát, thịt

pha cát, đá và hỗn hợp đất đá.
* Đập bê tông: Được xây dựng bằng bê tông hoặc bê tông cốt thép. Gồm có đập bê
tơng trọng lực, đập trục chống và đập vòm.
* Đập đất: Được xây dựng bằng các loại đất. Đập đất được chia làm 2 loại: Đập đồng
chất (thân đập được đắp bằng một loại đất) và đập đất không đồng chất (thân đập được
đấp bằng nhiều loại đất).
* Đập đá: Được xây dựng bằng đá
- Các công trình điều chỉnh
Các cơng trình này bao gồm tường cánh, đê, đập, kè làm bằng các vật liệu tại chỗ (đất,
đá, gỗ), có thể làm bằng bê tơng, bê tơng cốt thép. Mặt cắt ngang là hình thang. Yêu
cầu về vật liệu đảm bảo ổn định khơng bị xói lở do dòng chảy gây nên.
“Đê được phân loại thành đê sông, đê biển, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên
dùng” [3]
Các kè bảo vệ bờ khỏi bị xói lở thường dùng đá, tấm bê tơng phủ bề mặt của bờ sông
cần đảm bảo trên mặt bằng của nó phẳng.
- Các cơng trình dẫn nước
Cơng trình dẫn nước bao gồm các loại sau:
+ Kênh: là một dạng sông nhân tạo, được đào đắp hoặc nửa đòa nửa đắp mà thành.
Mặt cắt ngang có dạng hình thang.

6


+ Máng nước, dốc nước, cầu máng: là kênh nhân tạo được xây trên mặt đất hoặc cao
hơn mặt đất, làm bằng bê tông cốt thép, thép, gỗ. Các công trình này được sử dụng khi
điều kiện địa hình, địa chất không cho phép làm kênh.
+ Đường hầm: được xây dựng dưới đất, trong nói. Khi các đường dẫn nước dặp phải
núi cao khơng thể địa kênh được người ta thường phải làm đường hầm để nối tiếp các
kênh chuyển nước. Cũng có thể là đường hầm dẫn nước vào nhà máy thủy điện, hoặc
đường hầm tháo lũ của hồ chứa…

+ Đường ống: là những ống dẫn nước làm bằng thép, bê tông cốt thép được đặt trên
mặt hoặc dưới đất hoặc bố trí trong thân đập, dưới kênh mương, đê… để dẫn nước.
- Các cơng trình chun mơn
Là những cơng trình được dùng cho một mục đích kinh tế thủy lợi như:
+ Trạm thủy điện: nhà máy, buồng xoắn, bể áp lực, tháp điều áp..
+ Cơng trình giao thơng thủy: âu tàu, máy nâng tàu, cơng trình chuyển gỗ, bến cảng…
+ Cơng trình thủy nơng: cống điều tiết, hệ thống tười tiêu, hệ thống thốt nước.
+ Cơng trình cấp nước và thốt nước: Cơng trình lấy nước, dẫn nước, trạm bơm, cơng
trình cho vệ sinh, thốt nước..
+ Cơng trình cho các: đường cá đi, đường chuyển cá, hồ nuôi cá…
Phân cấp:
“Cấp cơng trình thủy lợi được xác định theo quy mô, nhiệm vụ, điều kiện địa chất nền
và yêu cầu kỹ thuật xây dựng cơng trình, bao gồm cơng trình thủy lợi cấp đặc biệt,
cơng trình thủy lợi cấp I, cơng trình thủy lợi cấp II, cơng trình thủy lợi cấp III và cơng
trình thủy lợi cấp IV” [2].
“Đê được phân thành cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và cấp V theo mức độ
quan trọng từ cao đến thấp.” [3].

7


Tiêu chí phân cấp đê bao gồm:
a) Số dân được đê bảo vệ;
b) Tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội;
c) Đặc điểm lũ, bão của từng vùng;
d) Diện tích và phạm vi địa giới hành chính;
đ) Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế;
e) Lưu lượng lũ thiết kế.
Để phân cấp cơng trình thủy lợi như hồ chứa nước và các cơng trình bảo vệ như đê kè
được định cụ thể trong các tiêu chuẩn chuyên ngành

QCVN 04-05-2012/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Công trình thủy lợi – các
quy định chủ yếu về thiết kế.
TCVN 9902:2016: Cơng trình thủy lợi – u cầu thiết kế đê sơng
TCVN 8419:2010: Cơng trình thủy lợi – Thiết kế cơng trình bảo vệ bờ sơng chống lũ.
1.1.1.2 Đặc điểm và vai trị của cơng trình Thủy lợi
Đặc điểm của cơng trình Thủy lợi
- Cơng trình xây dựng thủy lợi trước hết là cơng trình xây dựng do đó có những đặc
điểm sau:
+ Có tính đơn chiếc, khơng sản xuất hàng loạt;
+ Tính quy mơ (Đơn giản, phức tạp) : Tính tổ hợp (nhiều cơng năng);
+ Tính phức tạp; khơng cho phép có thứ phẩm, phế phẩm, khó kiểm tra được chất
lượng chính xác khi đã thi cơng xong;
+ Tính cố định;

8


+ Tính đặc thù: Chi phí xây dựng hình thành và chính xác hóa dần theo từng bước thiết
kế;
+ Chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết;
- Đặc điểm của cơng trình xây dựng thủy lợi nói riêng đó là có tính chất là tồn tại lâu
dài, có thể tích lớn, chu kỳ sản xuất dài, sử dụng vốn lớn, vốn chu chuyển chậm;
- Các dự án xây dựng công trình thủy lợi có thể gồm các dự án xây dựng hồ chứa, trạm
bơm tưới tiêu, hệ thống kênh dẫn nước, hệ thống kè chống sạt lở bờ đê.
- Quá trình xây dựng các CTXDTL đều phải ln quan tâm đến các yếu tố vô cùng
quan trọng như:
Công năng: Đáp ứng nhu cầu sử dụng của cơng trình, tận dụng được tối đa nguồn
nước, chống thất thoát nước.
Cấu trúc, kết cấu: Tính tốn sao cho vừa đủ, hài hịa, tránh lãng phí;
An tồn cơng trình: Đảm bảo khả năng chịu lực, ổn định.

Vai trị của cơng trình Thủy lợi
Trữ lượng nước trên trái đất rất lớn, khoảng 1,45 tỷ km2 trong đó hơn 90% là nước ở
các đại dương và biển, còn lại là nước ở trong lục địa.
Nguồn nước trong lục địa đóng vai trị rất quan trong đối với cuộc sống và sự nghiệp
của lồi người. Lượng dịng chảy bình quan hàng năm trên quả đất vào khoảng 35150
km3, trong đó ở châu Á vàng khoảng 12800 km3..
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mặc dù lượng mưa trung bình nhiều
năm trên tồn lãnh thổ vào khoảng 1.940 mm/năm nhưng do ảnh hưởng của địa hình
đồi núi, lượng mưa phân bố khơng đều trên cả nước và biến đổi mạnh theo thời gian
đã và đang tác động lớn đến trữ lượng và phân bố tài nguyên nước ở Việt Nam. Việt
Nam có hơn 2.360 con sơng có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 109 sơng chính.
Tồn quốc có 16 LVS với diện tích lưu vực lớn hơn 2.500 km2 , 10/16 lưu vực có diện

9


tích trên 10.000 km2 . Tổng diện tích các LVS trên cả nước lên đến trên 1.167.000
km2 , trong đó, phần lưu vực nằm ngồi diện tích lãnh thổ chiếm đến 72%. [4]
Do đó nhu cầu thiết yêu ở nước ta hiện nay là phải xây dựng các cơng trình thủy lợi để
phân phối lại nguồn nước theo không gian và điều chỉnh dòng chay theo thời gian một
cách hợp lý. Nguồn nước được sử dụng vào các mục đích giao thông vận tỉa, tăng
nguồn điện, cung cấp nước cho dân cư và công nghiệp, tưới ruộng…
Căn cứ vào mục đích trên, yêu cầu khai thác nguồn nước phải xây dựng các cơng trình
thủy lợi bao gồm các lĩnh vực sau: [1]
- Thủy năng: sử dụng năng lượng của nước sông, biển để phát điện.
- Thủy nông: dùng biện pháp thủy lợi để tưới tiêu, thau chua rửa mặn, chống xói mịn
bạc màu.
- Cung cấp nước và thốt nước cho khu công nghiệp, thành phố, nông thôn, nhà máy,
nông trường, trại chăn nuôi.
- Thủy sản: làm hồ nuôi cá và phát triển thủy sản.

Ngồi các biện pháp thủy lợi có liên quan đến cơng trình phục vụ cơng cộng khác như
cơng trình vệ sinh, cơng trình phục vụ thể thao, các khu nghỉ mát và an dưỡng của
nhân dân lao động..
Mỗi một biện pháp thủy lợi có thể sử dụng nguồn nước vào các mục đích khác nhau.
Ví dụ như có thể sử dụng nguồn nước để phát điện đồng thời để tưới trong nơng
nghiệp, có thể sử dụng nguồn nước để tưới, cung cấp cho thành phố và khu cơng
nghiệp đơng thời để giao thơng thủy, ni cá… Vì vậy lợi dụng tổng hợp nguồn nước
là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc nghiên cứu khai thác, sử dụng, trị thủy dịng
sơng…
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, ngun tắc lợi dụng tổng hợp nguồn nước được thực
hiện triệt để vì qui luật cơ bản về kinh tế XHCN đã tạo ra những điều kiện thuận lợi
nhất cho việc thực hiện những nguyên tắc đó. Hệ thống XHCN cũng tạo ra điều kiện

10


cho kế hoạch hóa cũng như việc thực hiện những biện pháp thủy lợi tổng hợp to lớn,
thậm chí có thể làm thay đổi điều kiện thiên nhiên một vùng rộng lớn của đất nước.
Khi khai thác nguồn nước, việc thực hiện nguyên tắc lợi dụng tổng hợp rất phực tạp vì
các lĩnh vực thủy lợi yêu cầu dùng nước khơng giống nhau, có ngành cần nước thường
xun như cấp nước, thủy điện: có ngành dùng nước theo tùng thời kỳ như tưới ruộng
có ngành tiêu phí nước như cấp nước, tưới ruộng nhưng có ngành sau khi sử dụng,
nước không mất đi như thủy điện, vận tải thủy, nuôi cá… Do đó có khi cùng một lúc
khơng thỏa mãn được nhiều ngành. Trường hợp đó phải dựa vào nguyên tắc ưu tiên
cho ngành trọng điểm và có chú ý thích đáng đến các ngành khác… Vì vậy mọi biện
pháp thủy lợi là mục đích để lợi dụng tổng hợp nguồn nước sẽ mang lại hiệu quả kinh
tế cao nhất.
1.1.2 Những thành tựu trong xây dựng cơng trình thủy lợi thủy điện ở Việt Nam
Trong quá trình phát triển của ngàng thủy lợi từ năm 1945 đến nay chúng ta đã xây
dựng được trên 6648 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích trữ nước khoảng 11 tỷ m3

trong đó có 702 hồ chứa có dung tích trữ nước lớn hơn 3 triệu m3 hoặc đập cao trên
15m, 5946 hồ chứa có dung tích từ 0,2 triệu đến 3 triệu m3 nước
Bảng 1.1: Các tỉnh xây dựng nhiều hồ chứa
Tỉnh

Số lượng hồ chứa

Nghệ An

625

Thanh Hóa

618

Hịa Bình

521

Tun Quang

503

BắcGiang

461

ĐắcLắc

439


HàTĩnh

345

VĩnhPhúc

209

BìnhĐịnh

161

PhúThọ

124
11


Những năm 60 đến 2000 của thế kỷ trước nước ta đã đầu tư xây dụng hàng ngàn hồ
chứa với các quy mơ và hình thức đầu tư khác nhau, cụ thể:
- Giai đoạn 1960-1975: Nhà nước đã đầu tư xây dựng nhiều hồ chứa có dung tích trữ
từ10-15triệu m3 và chiều cao lớn chủ yếu là các đập vật liệu địa phương trong đó đập
đất chiếm đa phần như: Đại Lải (Vĩnh Phúc), Suối Hai, Đồng Mô (Hà Nội); Khuôn
Thần (Bắc Giang); Thượng Tụy (Hà Tĩnh); Rào Nan, Cẩm Ly (Quảng Bình)...
- Giai đoạn 1975-2000: Sau khi đất nước thống nhất, với yêu cầu đẩy mạnh phát triển
kinh tế, nhà nước đã đầu tư xây dựng hàng loạt hồ chứa với nhiều quy mô khác nhau.
Một số hồ quy mơ lớn như: Hồ Hịa Bình (Hịa Bình), Núi Cốc (Thái Nguyên), Kẻ Gỗ
(Nghệ An), Yên Lập (Quảng Ninh), Sông Mực (Thanh Hóa), Phú Ninh (Quảng Nam),
Dầu Tiếng (Tây Ninh)…, trong đó hồ Dầu Tiếng có dung tích lớn nhất 1,58 tỷ m3. Các

địa phương trên cả nước đã xây dựng hơn 700 hồ chứa có dung tích từ 1-10 triệu m3,
đặc biệt trong giai đoạn này các huyện, hợp tác xã, nông lâm trường đã xây dựng hàng
ngàn hồ chứa nhỏ có dung tích dưới 0,2 triệum3.
- Giai đoạn từ năm 2000 đến nay, Thông qua nhiều nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn
trái phiếu chính phủ, Bộ NN&PTNT đã quản lý đầu tư, xây dựng mới nhiều hồ chứa
có quy mơ lớn và vừa như : Cửa Đạt (Thanh Hóa); Định Bình (Bình Định); Tả Trạch
(Thừa Thiên Huế); Nước Trong (Quảng Ngãi); Đá Hàn (Hà Tĩnh); Thác Chuối (Quảng
Trị); IaSup Thượng (Đắc Lắc)… Đặc điểm chung của các hồ chứa thủy lợi là đập
chính ngăn sơng tạo hồ, tuyệt đại đa số dều là đập đất .
Ngoài sự phát triển của hệ thống hồ chưa nước từ năm 1945 đến nay các hệ thống thủy
lợi khác như hệ thống trạm bơm, kênh mương, đê kè cũng được xây dựng bổ sung từ
chỗ chỉ có 13 hệ thơng thủy lợi năm 1945 đến nay đã có 10 trạm bơm điện lớn, 5.500
cống tưới, tiêu lớn, 234.000 km kênh mương, 25.960 km đê và bờ bao các loại. Thủy
lợi đã góp phần quan trọng để tăng diện tích gieo trồng, tăng thời vụ, cải tạo đất, góp
phần đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. [5]
Các hệ thống thủy lợi đã đảm bảo tưới cho 7,3 triệu ha đất gieo trồng lúa, 1,5 triệu ha
rau màu, cây công nghiệp, cấp khoảng 6 tỷ m3 nước phục vụ sinh hoạt và công
nghiệp, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha, tiêu cho 1,72 triệu
12


ha đất nông nghiệp. Cấp nước sinh hoạt và vệ sinh mơi trường nơng thơn kết hợp
Chương trình xây dựng nơng thơn mới, đã góp phần quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao sức khoẻ, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn.
1.1.3 Các vấn đề về chất lượng xây dựng và an tồn hồ đập
Trong những năm qua, hịa trong xu thế đổi mới và phát triển của nền kinh tế, với sự
cố gắng to lớn của Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa phương và nhân dân trong
cả nước, công tác xây dựng cơ bản có bước phát triển cả về số lượng, chất lượng,
biện pháp và kỹ thuật thi công, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ kỹ thuật xây dựng.
Nhiều cơng trình lớn, kỹ thuật phức tạp chúng ta có khả năng thiết kế, thi cơng mà
khơng phải có sự trợ giúp của nước ngoài. Nhà nước đã và đang đầu tư hàng trăm

ngàn tỷ đồng cho xây dựng cơ bản trên các lĩnh vực như: Cơ sở hạ tầng giao thông
(bao gồm đường bộ, đường sắt, hệ thống cầu lớn nhỏ, cảng biển, cảng sông, cảng
hàng không…). Cơ sở phục vụ cho nơng nghiệp như cơng trình thủy lợi, hệ thống cấp
thoát nước, các trung tâm phát triển chăn ni trồng trọt. Các cơng trình lớn phục vụ
cho phát triển cơng nghiệp như dầu khí, khai thác khống sản… Các khu cụm công
nghiệp trọng điểm, hàng trăm khu đô thị, khu dân cư mới được xây dựng với những
cơng trình cao tầng kỹ thuật phức tạp. Đó là chưa kể các cơng trình Nhà nước và
nhân dân cùng làm và các cơng trình được cải tạo nâng cấp, đã làm thay đổi bộ mặt
của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng.
Bên cạnh những kết quả cơ bản và to lớn đó, một vấn đề được xã hội hết sức quan tâm
đó là chất lượng xây dựng, vì chất lượng xây dựng là yếu tố quan trọng trong quá trình
xây dựng, quyết định đến bộ mặt đô thị, nông thôn, các khu cụm công nghiệp. Cơng
trình xây dựng khơng bảo đảm chất lượng sẽ có nguy hại ảnh hưởng đến đời sống xã
hội, khơng ít cơng trình do khơng bảo đảm chất lượng đã lún nứt, thậm chí sụp đổ mất
an tồn gây ra chết người, hàng năm trên phạm vi cả nước đều có các cơng trình giao
thơng thủy lợi, cơng trình thủy lợi, công nghiệp bị sập đổ gây tai nạn nghiêm trọng.
Chất lượng cơng trình khơng đảm bảo cũng gây mất mỹ quan, giảm độ bền vững của
cơng trình, gây lãng phí tốn kém, thậm chí có cơng trình phải phá dỡ để làm lại.
Những điều đó đã ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp, đến đời sống xã hội, khiến cho
dư luận thêm bức xúc.
13


Cùng với việc chỉ đạo chống thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm
qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo vấn đề bảo đảm chất lượng cơng trình xây
dựng trên các mặt đó là: Tăng cường quản lý Nhà nước về xây dựng, tích cực đầu tư
trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, áp dụng các tiến bộ khoa học trong xây dựng. Nhà
nước đã ban hành Luật xây dựng, Chính phủ đã có các nghị định, các bộ ngành liên
quan đã có những thông tư hướng dẫn, xây dựng được các bộ đơn giá, định mức, các
quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn. Thiết lập bộ máy quản lý tham mưu giúp việc cho

công tác quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng như ở Trung ương có cục quản lý
chất lượng xây dựng, ở các tỉnh có các trung tâm kiểm định chất lượng. Xây dựng
pháp lệnh thanh tra, hệ thống thanh tra xây dựng từ Bộ đến các tỉnh và huyện được
kiện tồn bố trí sắp xếp lại. Ở các trung tâm và doanh nghiệp tư vấn thiết kế, kiểm
định được đầu tư các phịng thí nghiệm kiểm định, nhiều nơi được Bộ xây dựng công
nhận đạt tiêu chuẩn LAS. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, phân cấp quản lý đầu tư
xây dựng, cấp chứng chỉ hành nghề, cải cách thủ tục hành chính trong xây dựng có
nhiều cố gắng đã góp phần đưa cơng tác xây dựng cơ bản nói chung và chất lượng xây
dựng nói riêng từng bước vào nền nếp.
Tuy nhiên, chất lượng công trình xây dựng vẫn đang là vấn đề bức xúc hàng đầu, cơng
trình khơng bảo đảm chất lượng cũng là nguyên nhân làm thất thoát trong đầu tư xây
dựng cơ bản. Dưới đây là những nguyên nhân tác giả nêu ra để hiểu rõ hơn về chất
lượng cơng trình ở nước ta hiện nay:
Về chủ trương đầu tư: Đây là vấn đề quyết định đến toàn bộ dự án, chủ trương đầu tư
đúng sẽ mang lại hiệu quả cao, chất lượng cơng trình tốt, chủ trương đầu tư sai sẽ gây
lãng phí tốn kém khơng bảo đảm chất lượng, hậu quả kéo dài. Trong những năm qua,
việc đầu tư xây dựng cơng trình cịn nhiều tồn tại, do nghiên cứu khảo sát chưa tốt,
chưa tính tốn đầy đủ điều kiện xây dựng cơng trình, quy hoạch xây dựng chưa gắn
với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội không tính tốn đầy đủ yếu tố đầu vào và đầu
ra của sản phẩm nhất là những cơng trình sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước, khơng ít
cơng tình xây dựng ở Trung ương và địa phương còn sai lầm về chủ trương đầu tư.
Về tư vấn thiết kế: Nguyên nhân chất lượng cơng trình khơng bảo đảm, phần lớn phụ
thuộc vào việc khảo sát thiết kế cơng trình, nhiều cơng trình tính tốn khơng đầy đủ
14


các yếu tố theo quy định dẫn tới thiết kế sai phải điều chỉnh nhiều lần, có hai vấn đề
đáng quan tâm là:
* Thiết kế thường vượt quá yêu cầu của dự toán đầu tư, sử dụng các loại vật liệu đắt
tiền để có tổng mức đầu tư cao từ đó có thiết kế phí cao, khi thẩm định và thi cơng

cơng trình do u cầu của Tổng dự tốn phải cắt bỏ một số hạng mục hoặc chi tiết lại
khơng được tính tốn kỹ do đó đã ảnh hưởng đến chất lượng.
* Thiết kế khá phổ biến là không đúng tiêu chuẩn quy chuẩn, chỉ dựa trên kết quả khảo
sát sơ sài. Nhiều trường hợp do chủ đầu tư yêu cầu nên khảo sát còn đơn giản, chưa
theo quy định nhất là phần móng. Khảo sát sai, dẫn tới thiết kế sai, chất lượng cơng
trình thấp, những hiện tượng lún, nứt, thấm, dột, sập đổ thường xảy ra.
Công tác thẩm tra, thẩm định chưa được coi trọng: hiện nay do việc phân cấp rộng rãi,
rất nhiều đơn vị có chức năng thẩm định, trong khi đó đội ngũ cán bộ thẩm định năng
lực yếu, chưa có thực tế và kinh nghiệm, khơng ít trường hợp thẩm định sai hoặc thẩm
định không đúng tiêu chuẩn, sau khi hồ sơ thiết kế được thẩm định, thi công vẫn phải
bổ sung điều chỉnh đã làm ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình.
Khâu thi cơng xây lắp: Thời gian qua có nhiều đơn vị có năng lực thi cơng, trang thiết
bị hiện đại, thi cơng những cơng trình lớn cấp quốc gia đạt tiêu chuẩn chất lượng thì
cịn khơng ít đơn vị năng lực yếu, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao
q ít, nên khi thi cơng khơng bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, không bảo đảm an tồn,
chất lượng thấp. Trong khi đó năng lực giám sát rất mỏng, cán bộ làm cơng tác giám
sát viên cịn thơng đồng với nhà thầu rút ruột cơng trình, thi công sai thiết kế, chấp
hành giờ giấc kỷ cương kỷ luật chưa nghiêm. Mặt khác, công tác thanh tra, kiểm tra
chưa được quan tâm chỉ đạo sát sao, lực lượng và bộ máy thanh tra cịn ít kể cả cán bộ
và trang thiết bị, năng lực hạn chế, việc phát hiện những sai phạm trong xây dựng là
do quần chúng nhân dân hoặc do công nhân xây dựng phát hiện tố giác. Công tác kiểm
định chất lượng nhưng trang thiết bị chưa đầy đủ, kết luận kiểm định thiếu chính xác.
Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chưa tập trung cao
đào tạo bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ như: Quản lý xây dựng, cán bộ làm giám sát, tư
vấn thiết kế… Việc cấp chứng chỉ hành nghề chưa được chỉ đạo chặt chẽ, những hiện
15


×