Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của quản lý nhu cầu điện đến tổn thất điện năng lưới trung áp quận hoàng mai, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN SƠN LÂM

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN LÝ NHU CẦU ĐIỆN
ĐẾN TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI TRUNG ÁP
QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT ĐIỆN - HỆ THỐNG ĐIỆN

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN SƠN LÂM

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN LÝ NHU CẦU ĐIỆN
ĐẾN TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI TRUNG ÁP
QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT ĐIỆN - HỆ THỐNG ĐIỆN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BẠCH QUỐC KHÁNH



Hà Nội - 2018


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 4
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................. 6
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... 7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................................... 8
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 9
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 9
2. Mục đích của đề tài............................................................................................ 10
3. Tên đề tài ........................................................................................................... 10
4. Tóm tắt nội dung luận văn ................................................................................. 10
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 11
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DSM (DEMAND SIDE MANAGEMENT) - TỔN
THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN LƢỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI .......................................... 12
1.1. Tổng quan về DSM ........................................................................................ 12
1.1.1. Khái niệm chung về DSM ....................................................................... 12
1.1.2. DSM và các Công ty Điện lực ................................................................. 13
1.1.3. Các mục tiêu của một hệ thống điện khi áp dụng DSM .......................... 14
1.1.3.1. Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lƣợng của các hộ tiêu thụ. ........... 16
1.1.3.2. Điều khiển nhu cầu dùng điện cho phù hợp với khả năng cung cấp
một cách kinh tế nhất. .................................................................................... 23
1.2. Tổng quan về tổn thất điện năng .................................................................... 30
1.2.1. Khái niệm chung về tổn thất điện năng ................................................... 30
1.2.2. Phân loại tổn thất điện năng..................................................................... 30
1.2.3. Các biện pháp xác định tổn thất điện năng trên lƣới điện. ...................... 31
1.2.3.1. Xác định TTĐN thực hiện qua hệ thống công tơ đo đếm. ................ 32

1.2.3.2. Xác định TTĐN bằng đông hồ đo đếm tổn thất................................ 33
1.2.3.3. Xác định TTĐN theo phƣơng pháp điện trở đẳng trị........................ 34
1.2.3.4. Xác định TTĐN theo cƣờng độ dòng điện thực tế. .......................... 35

1


1.2.3.5. Xác định TTĐN theo đồ thị phụ tải. ................................................. 35
1.2.3.6. Xác định TTĐN theo thời gian tổn thất công suất lớn nhất. ............. 37
1.2.3.7. Xác định TTĐN theo dòng điện trung bình bình phƣơng................. 40
1.2.4. Nhận xét chung về các phƣơng pháp xác định TTĐN ............................ 41
1.3. Kết luận .......................................................................................................... 42
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DSM ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ
- KỸ THUẬT KHI ÁP DỤNG DSM TRONG HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN ĐƠ
THỊ SẴN CĨ ............................................................................................................. 44
2.1. Giới thiệu ........................................................................................................ 44
2.2. Mô phỏng sự biến đổi của đồ thị phụ tải dƣới tác động của DSM và các giả
thiết ........................................................................................................................ 44
2.2.1. Biến đổi đẳng trị đồ thị phụ tải ................................................................ 45
Trong đó:............................................................................................................ 47
2.2.2. Mơ phỏng sự thay đổi của đồ thị phụ tải dƣới tác động của DSM dựa trên
đồ thị phụ tải thời gian kéo dài biến đổi đẳng trị ............................................... 49
2.3. Kết luận .......................................................................................................... 53
CHƢƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ LƢỚI ĐIỆN QUẬN HOÀNG MAI VÀ MƠ
PHỎNG, TÍNH TỐN CHẾ ĐỘ XÁC LẬP LƢỚI ĐIỆN TRUNG ÁP .................. 54
3.1. Lƣới điện ........................................................................................................ 54
3.1.1. Tổng quan lƣới phân phối trung áp quận Hoàng Mai ............................. 54
3.1.2. Tình hình tổn thất điện năng của lƣới điện phân phối quận Hồng Mai. 55
3.2. Mơ phỏng, tính tốn chế độ xác lập lƣới trung áp.......................................... 55
3.2.1. Số liệu đầu vào ......................................................................................... 55

3.2.2. Kết quả tính tốn sau khi chạy Load Flow trong PSS Adept 5.0 ............ 65
3.3. Kết luận .......................................................................................................... 67
CHƢƠNG 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DSM TỚI LƢỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
TRUNG ÁP QUẬN HOÀNG MAI .......................................................................... 68
4.1. Sơ đồ khối tính tốn tác động của DSM đến ĐTPT điển hình ....................... 68

2


4.2. Tính tốn tác động của DSM đến đồ thị phụ tải điển hình của LĐPP quận
Hồng Mai ............................................................................................................. 72
4.2.1. Biến đổi ĐTPT thông thƣờng thành ĐTPT kéo dài ................................ 72
4.2.2. Sự thay đổi của đồ thị phụ tải dƣới tác động của DSM dựa trên đồ thị phụ
tải thời gian kéo dài biến đổi đẳng trị ................................................................ 73
4.2.3. Nhận xét và đánh giá kết quả ................................................................... 74
4.3. Đánh giá ảnh hƣởng của DSM đến tổn thất điện năng................................... 75
4.3.1. Tính tốn và xây dựng mối quan hệ giữa Pmax và A ........................... 75
4.3.2. Nhận xét và đánh giá kết quả ................................................................... 79
4.4. Kết luận .......................................................................................................... 79
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................ 80
5.1. Kết luận chung ................................................................................................ 80
5.2. Các đề xuất ..................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 83

3


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan nội dung của luận văn tốt nghiệp này là cơng trình khoa
học thực sự của cá nhân, đƣợc thực hiện trên cơ sở tổng hợp và nghiên cứu lý

thuyết, kiến thức kinh điển, áp dụng vào thực tiễn và dƣới sự hƣớng dẫn khoa học
của TS. Bạch Quốc Khánh.
Các kết quả trong bản luận văn này hồn tồn chƣa đƣợc cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào từ trƣớc đến nay. Số liệu và trích dẫn đều đƣợc chỉ rõ
nguồn trong danh mục các tài liệu tham khảo.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với nội dung của bản luân văn này.
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Sơn Lâm

4


LỜI CẢM ƠN
Đi qua những năm tháng Bách Khoa, ta mới biết tuổi trẻ đáng trân trọng nhƣ thế
nào. Trân trọng, khơng hẳn là vì có những lúc khó khăn tƣởng chừng nhƣ gục
ngã, khơng hẳn là vì ta biết mình trƣởng thành đến đâu, mà đơn giản là vì ta đã làm
tất cả những điều đó cùng ai.
Cảm ơn Bách Khoa! Những năm tháng ấy, có lẽ chẳng đáng gì so với cuộc đời
nhƣng có thể đã là tất cả của tuổi thanh xuân. Không muốn biết Bách Khoa cho
mình bao nhiêu, lấy đi những gì, chỉ biết rằng tuổi trẻ có Bách Khoa và chắc chắn
sẽ khơng bao giờ quên điều đó.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, sự yêu thƣơng đến từ các thầy cô
của Bộ môn Hệ thống Điện - Viện Điện, đặc biệt là thầy hƣớng dẫn khoa học của
em, TS. Bạch Quốc Khánh. Em chúc thầy, cô luôn luôn mạnh khỏe, nhiệt huyết để
dạy bảo các thế hệ sinh viên, học viên tiếp theo thành tài.
Cuối cùng là lời cảm ơn đến các bạn lớp cao học 16B-KTĐ HTĐ. Cảm ơn vì đã
đi cùng nhau những năm tháng Bách Khoa, cùng nhau chia sẻ những niềm vui, nỗi
buồn. Ai rồi cũng có sự lựa chọn riêng, có một lối đi riêng, hy vọng sau này những

cảm xúc ấy sẽ đến với chúng ta một lần nữa. Chúc các bạn luôn thành công.
Xin trân trọng cảm ơn!

5


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

1

AC

Air Conditioner
Máy điều hòa nhiệt độ

2

DSM

Demand Side Management
Quản lý nhu cầu điện năng

3


ĐTPT

Đồ thị phụ tải

4

ĐZ

5

EVN

Đƣờng dây
Vietnam Electricity
Tập đồn Điện lực Việt Nam

6

HTCCĐT

Hệ thống cung cấp điện đơ thị

7

Hệ thống điện

8

HTĐ
KT - KT


Kinh tế kỹ thuật

9

LĐPP

Lƣới điện phân phối

10

MBA

11

ODA

Máy biến áp
Official Development Assistance

12

PSS/ADEPT

Power System Simulator/Advanced Distribution
Engineering Productivity

13

TOU


Time Of Use
Thời gian sử dụng

14

TTĐN

Tổn thất điện năng

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT
1

2

3

Bảng 1.1. Điện năng tiêu thụ trung bình của một vài loại thiết bị
điện thơng dụng ở Mỹ
Bảng 1.2. Cơ cấu tiêu thụ điện năng trong các khu vực công nghiệp
và dịch vụ ở Thụy Điển
Bảng 1.3. Tỷ lệ cắt giảm điện năng tiêu thụ của các sản phẩm sẽ
đƣợc khen thƣởng.


Trang
17

19

30

4

Bảng 3.1. Thống kê các TBA cấp nguồn cho LĐPP quận Hoàng Mai

55

5

Bảng 3.2. Thống kê các TBAPP trên đƣờng dây lộ 483 E3

57

6

Bảng 3.3. Số liệu đo trên công tơ tại các thời điểm

58

7

Bảng 3.4. Số liệu đồ thị phụ tải điển hình của đầu nguồn

62


8

Bảng 3.5. Số liệu phụ tải ngày tính theo ĐTPT đầu nguồn

62

9

Bảng 3.6. Tổn thất công suất tác dụng tại từng thời điểm trên xuất
tuyến 483 E3

66

10

Bảng 4.1. Số liệu đo trực tiếp trên công tơ

73

11

Bảng 4.2. Các số liệu có đƣợc từ ĐTPT thơng thƣờng

74

12

Bảng 4.3. Kết quả tính tốn khi có DSM tác động đến ĐTPT thời
gian kéo dài


75

13

Bảng 4.4. Kết quả tính tốn Pmax của mỗi trạm sau mỗi lần cắt đỉnh

78

14

Bảng 4.5. Bảng kết quả tính tốn tổn thất sau mỗi lần cắt đỉnh

79

15

Bảng 4.6. Kết quả tính tốn tổn thất điện năng sau mỗi lần cắt đỉnh

79

7


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT
1

Tên hình
Hình 1.1. Các giải pháp DSM đƣợc thực hiện nhằm đạt đƣợc 6 mục

tiêu cơ bản về dạng đồ thị phụ tải.

Trang
26

2

Hình 1.2. Biến đổi ĐTPT

37

3

Hình 1.3. ĐTPT kéo dài

38

4

Hình 1.4. Đồ thị  = f(Tmax)

40

5

Hình 2.1. Biến đổi ĐTPT

47

6


Hình 2.2. Các dạng tiệm cận tuyến tính 2 đoạn của biến đổi đẳng trị
ĐTPT thời gian kéo dài

47

7

Hình 2.3.

51

8

Hình 2.4

52

9

Hình 2.5. Xác định Ađ theo Pmax dựa trên sự thay đổi của ĐTPT
dƣới tác động của DSM.

53

10

Hình 3.1. Biểu đồ phụ tải ngày điển hình

61


11

Hình 3.2. Đƣờng dây lộ 483 E3

66

12

13

Hình 3.3. Tổn thất công suất tác dụng tại từng thời điểm trên xuất
tuyến 483 E3
Hình 4.1. Các dạng tiệm cận tuyến tính 2 đoạn của biến đổi đẳng trị
ĐTPT thời gian kéo dài

67

69

14

Hình 4.2

70

15

Hình 4.3


71

16

Hình 4.4. Sơ đồ khối các bƣớc tính tốn khi có DSM tác động vào
ĐTPT

72

17

Hình 4.5. Đồ thị phụ tải thơng thƣờng

74

18

Hình 4.6. Đồ thị phụ tải thời gian kéo dài

74

19

Hình 4.7. Mối quan hệ ΔAđ và δPmax

75

20

Hình 4.8. Mối quan hệ ΔA và δPmax


80

8


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổn thất điện năng trong hệ thống phân phối luôn luôn là mối quan tâm thiết
thực trong vận hành. Các biện pháp làm giảm tổn thất điện năng khơng những có ‎
nghĩa làm hạ giá thành điện năng sản xuất, mà còn góp phần hạ thấp cơng suất các
nguồn và cải thiện chất lƣợng điện năng cung cấp. Cho đến nay hiệu quả của các
biện pháp giảm tổn thất chủ yếu vẫn thuộc về các biện pháp giảm tổn thất điện năng
thƣơng mại. Về lâu dài, các biện pháp giảm tổn thất điện năng kỹ thuật mới là cơ
bản.
Trong thời đại của tốc độ tăng trƣởng phụ tải nhƣng công suất phát điện hiện có
và phát mới bị hạn chế, chức năng quản lý nhu cầu phụ tải (DSM) đang đƣợc xem
xét trên toàn thế giới nhƣ là cầu nối phù hợp giữa hai vấn đề mâu thuẫn này. Sự
biến đổi lớn về tải giữa ngày này với ngày kia, giữa giờ này với giờ khác, có thể
cung cấp những cơ hội đáng kể để quản lý nhu cầu điện năng. Ngày nay, DSM cung
cấp một giải pháp khả thi cho một số vấn đề lớn mà các công ty điện lực đang phải
đƣơng đầu. Có rất nhiều sự thay đổi về nhu cầu trong tƣơng lai, giá nhiên liệu, chi
phí xây dựng, khả năng sẵn có và giá điện từ các công ty khác, các nhà sản xuất
điện độc lập, và các quy định về môi trƣờng. Điều này sẽ dẫn tới việc các cơng ty
điện lực hƣớng tới việc tích hợp khái niệm DSM trong quy hoạch tài nguyên của
mình .
Với nhu cầu điện trong tƣơng lai, để đáp ứng đƣợc nhu cầu phụ tải ngày càng
tăng, đòi hỏi ngành điện phải có sự đầu tƣ thỏa đáng. EVN phải đề nghị chính phủ
ƣu tiên bố trí vốn ƣu đãi từ các quỹ hỗ trợ phát triển, vốn ODA và các nguồn vay
song phƣơng của nƣớc ngoài để đầu tƣ các cơng trình trọng điểm của quốc gia, kết

hợp chặt chẽ với các địa phƣơng trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ
trợ từ ngân sách cho các dự án điện khí hóa nơng thơn, miền núi, hải đảo…Để giảm
sức ép tài chính và đáp ứng nhu cầu sử dụng điện để phát triển kinh tế xã hội, ngành
điện đang tập trung nghiên cứu tìm giải pháp hữu hiệu. Một trong những giải pháp
đó là sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng.

9


Quản lý nhu cầu điện năng (DSM) là chƣơng trình sử dụng một loạt các phƣơng
tiện khác nhau bao gồm cả quản lý tải, sử dụng mới, biện pháp bảo tồn, điện khí
hóa…với mục tiêu chính là làm thay đổi hình dáng đồ thị phụ tải, làm cho đồ thị
phụ tải càng bằng phẳng càng tốt. Những thay đổi này mang đến cho thực tế nhiều
lợi ích khác nhau từ quy hoạch, thiết kế đến vận hành lƣới điện. Và một trong
những lợi ích thiết thực đối với vận hành hệ thống điện là ảnh hƣởng của DSM đến
tổn thất điện năng trong hệ thống điện.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu và đánh giá quản lý nhu cầu điện năng (DSM) ảnh hƣởng đến tổn
thất điện năng trên lƣới điện phân phối quận Hoàng Mai. Trong luận văn này, tôi
xây dựng quan hệ giữa sự biến đổi của ĐTPT điển hình trong vận hành dƣới tác
động của DSM và các chỉ tiêu KT-KT của HTCCĐT để đánh giá tác động của DSM
đến tổn thất điện năng. Lƣới điện đƣợc xét trong luận văn là lộ xuất tuyến 483E3( lộ
22kV), đại diện cho lƣới điện quận Hoàng Mai. Số liệu phục vụ tính tốn trong luận
văn đƣợc lấy từ số liệu thực tế trên lƣới điện Hoàng Mai năm 2018.
3. Tên đề tài
Đánh giá ảnh hưởng của quản lý nhu cầu điện đến tổn thất điện năng lưới
trung áp quận Hồng Mai - Hà Nội.
4. Tóm tắt nội dung luận văn
Nội dung chính của luận văn bao gồm các phần sau:
Chƣơng 1. Tổng quan về DSM và khái niệm về tổn thất điện năng.

Chƣơng 2. Đánh giá tác động của DSM đến các chỉ tiêu KT-KT khi áp dụng
DSM trong HTCCĐT sẵn có.
Chƣơng 3. Tổng quan về lƣới điện quận Hồng Mai và mơ phỏng, tính tốn lƣới
điện trung áp.
Chƣơng 4. Đánh giá tác động của DSM tới lƣới điện phân phối trung áp quận
Hoàng Mai.
Chƣơng 5. Kết luận và đề xuất.

10


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn đã trình bày một phƣơng pháp đánh giá tác động của DSM đến tổn
thất điện năng trên lƣới điện phân phối. Các số liệu đầu vào phục vụ việc tính tốn
trong luận văn là các số liệu thực tế trên lƣới phân phối quận Hoàng Mai.
Các kết quả tính tốn và đánh giá trình bày trong luận văn sẽ là một trong các cơ
sở đƣợc bình xét trong quá trình tìm kiếm các giải pháp giảm tổn thất điện năng cho
Công ty điện lực và nâng cao chất lƣợng điện năng cung cấp cho các khách hàng sử
dụng điện.
Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
TS. Bạch Quốc Khánh cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Hệ thống điện - Viện
Điện - Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội đã hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt
quá trình làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và có những đóng góp quý báu cho bản luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!

11



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DSM (DEMAND SIDE MANAGEMENT)
- TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN LƢỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
1.1. Tổng quan về DSM
DSM mới đƣợc hệ thống hoá thành một phần quan trọng trong lĩnh vực sử dụng
điện năng từ vài thập kỷ gần đây nhƣng các giải pháp riêng lẻ của nó đã đƣợc thực
hành từ rất sớm. Việc nghiên cứu ứng dụng DSM ở Việt Nam mới ở trong giai đoạn
đầu và chỉ thực sự đặt ra khi có sự bùng nổ nhu cầu điện năng để phát triển kinh tế
trong vòng 15 năm gần đây.
1.1.1. Khái niệm chung về DSM
DSM là tập hợp các giải pháp Kỹ thuật - Công nghệ - Kinh tế - Xă hội nhằm sử
dụng điện năng một cách hiệu quả và tiết kiệm. DSM nằm trong chƣơng trình tổng
thể Quản lý‎nguồn cung cấp (SSM) - Quản lý nhu cầu sử dụng điện năng (DSM).
Trong những năm trƣớc đây, để thoả mãn nhu cầu gia tăng của phụ tải điện,
ngƣời ta thƣờng quan tâm đến việc đầu tƣ khai thác và xây dựng thêm các nhà máy
điện. Giờ đây, do sự phát triển quá nhanh của nhu cầu dùng điện, lƣợng vốn đầu tƣ
cho ngành điện đã trở thành gánh nặng đối với quốc gia. Lƣợng than, dầu, khí đốt,...
dùng trong các nhà máy điện ngày một lớn kèm theo sự ô nhiễm môi trƣờng ngày
càng nghiêm trọng. Dẫn tới DSM đƣợc xem là nguồn cung cấp điện rẻ và sạch nhất.
Bởi DSM giúp chúng ta giảm nhẹ vốn đầu tƣ xây dựng thêm các nhà máy điện, tiết
kiệm tài nguyên, giảm bớt ô nhiễm môi trƣờng. Không chỉ vậy, nhờ DSM ngƣời
tiêu thụ có thể đƣợc cung cấp điện năng với giá rẻ và chất lƣợng hơn. Thực tế kết
quả thực hiện DSM tại các nƣớc trên thế giới đã đƣa ra những kết luận là DSM có
thể giảm ≥ 10% nhu cầu dùng điện với mức chi phí vào khoảng 0,3 - 0,5 chi phí cần
thiết xây dựng nguồn và lƣới để đáp ứng nhu cầu điện năng tƣơng ứng.
DSM đƣợc xây dựng trên cơ sở hai chiến lƣợc chủ yếu:
- Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lƣợng của các hộ tiêu thụ.
- Điều khiển nhu cầu dùng điện cho phù hợp với khả năng cung cấp một cách
kinh tế nhất.

12



Chƣơng trình DSM cịn bao gồm nhiều biện pháp khác nhằm khuyến khích
khách hàng tình nguyện cải tiến cách tiêu thụ điện của mình mà khơng ảnh hƣởng
tới chất lƣợng hoặc sự hài lòng của khách hàng. Xét trên quan điểm tồn xã hội thì
việc đầu tƣ các biện pháp để sử dụng hợp lý năng lƣợng hoặc làm giảm nhu cầu sử
dụng năng lƣợng ở phía khách hàng thì ít tốn kém hơn việc xây dựng một nguồn
năng lƣợng mới hoặc phát nhiều công suất điện hơn.
1.1.2. DSM và các Công ty Điện lực
Dƣới các điều kiện luật pháp thơng thƣờng, DSM khơng phải là lợi ích tài chính
của một Công ty Điện lực. Nhu cầu về điện giảm sẽ làm giảm bớt lợi nhuận và
doanh thu của một Công ty Điện lực. Với ý nghĩa là một cuộc cách mạng về tƣ duy,
một số nƣớc có nền cơng nghiệp phát triển trên thế giới đã xử lý bằng cách sửa đổi
các điều kiện luật pháp để DSM đã trở thành một lĩnh vực hoạt động lớn và tăng
trƣởng nhanh chóng.
DSM là một phƣơng pháp hệ thống của Cơng ty Điện lực nhằm phối hợp kiểm
soát các biện pháp cung cấp và sử dụng năng lƣợng hiệu quả. Phƣơng pháp tiếp cận
này đƣợc phát triển tại Hoa Kỳ cùng với khái niệm phụ trợ về lập kế hoạch cho phí
tối thiểu hoặc nói cách khác là “lập kế hoạch cho các nguồn năng lƣợng phối hợp”.
Thị trƣờng sử dụng điện hiệu quả còn mới và vẫn chƣa phát triển tƣơng xứng
với những kinh nghiệm mà ngành công nghiệp điện lực có đƣợc. Các ngun nhân
là:
+ Thiếu thơng tin hiểu biết về các biện pháp tiết kiệm năng lƣợng.
+ Thiếu vốn cho các khoản đầu tƣ cần thiết.
+ Thiếu trách nhiệm (do Chủ sở hữu không rõ).
+ Thiếu các thông tin về giá cả về năng lƣợng.
+ Giá điện vẫn ở dƣới mức giá thực tế nếu áp dụng các nguyên tắc tính giá phù
hợp và lúc nào cũng giống nhau; hoặc giá điện chƣa phản ánh đúng theo thị trƣờng,
phải bao cấp do các lý do xã hội.
+ Thiếu “một hành lang pháp lý” về các chính sách, biện pháp thực hiện và các

quy chế, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định, hƣớng dẫn của các Bộ ngành có liên

13


quan.
+ Thiếu niềm tin vào các thiết bị có hiệu quả sử dụng điện cao, khó mua những
thiết bị cụ thể.
Cần phải vƣợt qua những trở ngại này để tăng khả năng tiết kiệm năng lƣợng
cho đất nƣớc. Đối với nhiệm vụ này các Cơng ty Điện lực đóng vai trị quan trọng.
Các Cơng ty Điện lực có thể cung cấp các chƣơng trình cho khách hàng.
Những chƣơng trình này cung cấp các thông tin về các biện pháp sử dụng năng
lƣợng điện có hiệu quả, hỗ trợ tài chính và trợ giúp kỹ thuật cho việc triển khai các
biệp pháp. Các công ty Điện lực phải đầu tƣ vào các chƣơng trình này vì tiết kiệm
năng lƣợng thơng qua xúc tiến các chƣơng trình khác nhau có thể có hiệu quả kinh
tế hơn so với việc đầu tƣ xây dựng các nhà máy phát điện mới cho việc đáp ứng nhu
cầu sử dụng điện mỗi ngày một nhiều hơn mà ngành điện phải cung cấp cho khách
hàng. Nhƣ vậy, các chƣơng trình DSM sẽ mang lại các lợi ích cho cả Công ty Điện
lực và khách hàng.
Với ý nghĩa là một cuộc cách mạng về tƣ duy, các Công ty Điện lực ở các nƣớc
có nền cơng nghiệp phát triển trên thế giới ngày nay khơng cịn coi bán đƣợc nhiều
điện là những hoạt động kinh doanh cơ bản của họ nữa.
1.1.3. Các mục tiêu của một hệ thống điện khi áp dụng DSM
Khía cạnh nhu cầu có thể đƣợc mô tả nhƣ là một phần của hệ thống năng lƣợng
liên quan đến ngƣời sử dụng năng lƣợng cuối cùng. Phần này của hệ thống thƣờng
không đƣợc những nhà cung cấp năng lƣợng quản lý. Đối với một hệ thống năng
lƣợng , khía cạnh nhu cầu khơng liên quan đến đồng hồ đo đếm điện và bao gồm
các thiết bị sử dụng điện, các cơ sở năng lƣợng xung quanh. Nhu cầu năng lƣợng
đƣợc quyết định bởi nhu cầu của ngƣời sử dụng năng lƣợng đối với các dịch vụ liên
quan đến năng lƣợng nhƣ chiếu sáng hoặc khí hậu trong nhà.

Các mục tiêu của một Hệ thống điện khi thực hiện chƣơng trình DSM: Mục tiêu
chính là thay đổi hình dáng đồ thị phụ tải; điều hồ nhu cầu tối đa và tối thiểu hàng
ngày của năng lƣợng điện để sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn năng lƣợng để
giải toả nhu cầu xây dựng các nhà máy sản xuất điện mới. Việc này có thể dẫn đến

14


xu hƣớng sử dụng điện vào những giờ bình thƣờng. Hầu nhƣ tất cả các chƣơng trình
DSM đều có mục đích bao trùm tối đa hố hiệu quả để tránh hoặc làm chậm lại việc
phải xây dựng các nhà máy sản xuất điện mới. Lý do khác để thực hiện các chƣơng
trình DSM là các mối quan hệ xã hội và các lý do về mơi trƣờng; thay đổi thói quen
sử dụng điện của khách hàng, bao gồm:
+ Các chƣơng trình giảm sử dụng điện, cả giờ cao điểm và giờ bình thƣờng, đặc
biệt khơng làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng.
DSM thay thế các thiết bị cũ bằng các thiết bị hiện đại để tạo ra các dịch vụ với mức
tƣơng tự (hoặc cao hơn) cho ngƣời sử dụng điện (ví dụ: chiếu sáng, sƣởi ấm, làm
mát... ) mà lại tiêu thụ ít điện năng hơn.
+ Các chƣơng trình giảm tải sử dụng điện trong giờ cao điểm ở hệ thống điện
của một Công ty Điện lực hoặc một khu vực nào đó của lƣới điện truyền tải hoặc
phân phối điện. Các chƣơng trình này bao gồm biểu giá thay đổi theo thời gian sử
dụng, kiểm soát phụ tải điện trực tiếp.
+ Các chƣơng trình thay đổi giá điện, chu kỳ thiết bị hoặc ngắt điện để đáp lại
những thay đổi cụ thể về chi phí năng lƣợng hoặc nguồn năng lƣợng có thể đạt đƣợc
tính linh hoạt về hình dạng của đồ thị phụ tải. Các chƣơng trình này bao gồm tính
giá tức thời và tính giá theo tỷ lệ thời gian sử dụng điện. Các chƣơng trình này cũng
có thể gồm biểu giá phụ tải có thể ngắt , kiểm sốt tải trọng trực tiếp, và các chƣơng
trình quản lý phụ tải khác khi những hoạt động này không bị giới hạn bởi các giai
đoạn phụ tải cao điểm.
+ Các chƣơng trình xây dựng phụ tải điện đƣợc thiết kế để tăng sử dụng các thiết

bị điện hoặc chuyển tiêu thụ điện từ giờ cao điểm sang giờ bình thƣờng để qua đó
tăng tổng doanh số bán điện. Các chƣơng trình này bao gồm việc tăng sử dụng điện
trong giờ bình thƣờng. Các chƣơng trình DSM giới thiệu các quy trình và cơng nghệ
mới về điện.
Một hiệu quả khác có thể đạt đƣợc khi các Công ty Điện lực tiến hành các hoạt
động nâng cao hiệu quả sử dụng điện đó là cải thiện đƣợc hình ảnh của mình. Điều
này trong một số trƣờng hợp là rất quan trọng khi một Công ty Điện lực bị ấn tƣợng

15


khơng tốt.
Thực hiện tốt chƣơng trình DSM sẽ cải thiện, thay đổi về hình dáng của đồ thị
phụ tải điện: hình dáng của đồ thị phụ tải mơ tả nhu cầu tiêu thụ điện tối đa và mối
quan hệ giữa điện năng cung cấp với thời gian.
1.1.3.1. Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các hộ tiêu thụ.
Chiến lƣợc nâng cao hiệu suất sử dụng năng lƣợng của các hộ tiêu thụ điện
nhằm làm giảm nhu cầu tiêu thụ điện một cách hợp lý. Nhờ đó có thể giảm vốn đầu
tƣ phát triển nguồn lƣới đồng thới khách hàng sẽ phải trả ít tiền điện hơn. Ngành
Điện có điều kiện nâng cấp thiết bị, chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu phụ tải
điện, giảm thiểu tổn thất và nâng cao chất lƣợng điện năng. Chiến lƣợc này bao gồm
những nội dung sau:
- Sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao.
- Giảm thiểu tối đa việc tiêu phí năng lƣợng một cách vơ ích.
1. Sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao:
Nhờ có tiến bộ của khoa học và công nghệ, ngày nay ngƣời ta có thể chế tạo
đƣợc những thiết bị dùng điện với hiệu suất cao, tuổi thọ lớn và giá thành gia tăng
khơng đáng kể. Vì vậy lƣợng điện năng lớn sẽ đƣợc tiết kiệm trong một loạt các
lĩnh vực sản xuất và đời sống nhƣ:
- Sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao.

- Sử dụng các động cơ điện hay thiết bị dùng động cơ điện có hiệu suất cao.
- Sử dụng các thiết bị điện tử đã đƣợc sản xuất theo các tiêu chuẩn hiệu năng cao
thay thế các thiết bị điện cơ.
Bảng 1.1. Điện năng tiêu thụ trung bình của một vài loại thiết bị điện thơng dụng
ở Mỹ.
Điện năng tiêu thụ trung bình
Tên thiết bị điện

của loại tốt nhất sản xuất
năm 1986
(kWh/năm)

Tủ lạnh

750

16

Điện năng tiêu thụ của loại
đã đƣợc cải tiến năm 1990
(kWh)
300-500


Điện năng tiêu thụ trung bình
Tên thiết bị điện

của loại tốt nhất sản xuất
năm 1986
(kWh/năm)


Điện năng tiêu thụ của loại
đã đƣợc cải tiến năm 1990
(kWh)

Tủ đá

430

200-300

Điều hoà trung tâm

1800

1200-1500

Điều hoà khơng khí

500

300-400

Bình đun nƣớc nóng

1600

100-1500

Lị điện


700

400-500

Máy sấy quần áo

800

250-500

Chiếu sáng

650

350-500

Có thể chia các thiết bị dùng điện làm 2 mảng: Thiết bị điện dân dụng và thiết bị
điện công nghiệp.
Các thiết bị điện dân dụng đƣợc sử dụng phổ biến trong khu vực dân cƣ, cơng
sở, các tồ nhà thƣơng mại, các khu vực hành chính, ... là: đèn chiếu sáng, quạt,
máy thu thanh, máy thu hình, tủ lạnh, máy giặt, ... Trong đó có những thiết bị đƣợc
sử dụng thƣờng xuyên và tiêu thụ một lƣợng điện năng rất lớn. Do vậy chúng
thƣờng đƣợc đầu tƣ nghiên cứu để nâng cao hiệu suất.
Trong các nƣớc phát triển lƣợng điện năng dùng cho các hệ thống chiếu sáng
(gia đình, nhà làm việc, trung tâm dịch vụ thƣơng mại, khách sạn nhà hàng, …)
thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng điện năng thƣơng mại. Việc sử dụng các thiết
bị chiếu sáng đƣợc chế tạo theo công nghệ mới sẽ tiết kiệm đƣợc nhiều điện năng
với thời gian hoàn vốn ngắn. Hiện nay trên thế giới các loại đèn sợi đốt có cơng suất
lớn, toả nhiệt nhiều trong q trình làm việc, hiệu suất phát quang kém đó đã dần

đƣợc loại bỏ và thay thế bởi các loại đèn compact tiêu tốn ít điện năng hơn nhƣng
hiệu suất phát quang lại cao hơn.
Theo thống kê, trên thế giới các động cơ điện là thiết bị tiêu thụ lớn nhất trong
tổng điện năng thƣơng phẩm. Trong bảng 1.2 trình bày cơ cấu tiêu thụ điện năng
thuộc khu vực công nghiệp và dịch vụ ở Thụy Điển. Hiện nay ở nƣớc ta đang phát

17


triển cịn sử dụng phổ biến loại động cơ khơng đồng bộ rụto lồng sóc. Đây là loại
động cơ có kết cấu đơn giản rẻ tiền, chi phí bảo quản thấp song hiệu suất thấp dẫn
tới hiệu quả sử dụng điện năng thấp. Các động cơ điện thế hệ mới EEMs nhờ những
cải tiến nhƣ: tăng tiết diện lừi thộp, sử dụng các vật liệu có tổn hao sắt từ thấp, dựng
dõy quấn có điện trở bé, tiết diện lớn, tối ƣu hoỏ cỏc khe hở khơng khí giữa rụto và
stato đã nâng cao đƣợc hiệu suất (3-8)%. Tuy nhiên giá thành của các loại động cơ
này có cao hơn (15-25)% song nhìn chung vẫn cho lợi nhuận cao hơn trong q
trình làm việc.
Có thể lắp thêm cho EEMs thƣờng xuyên làm việc ở chế độ tải luôn thay đổi các
bộ tự động điều chỉnh tốc độ của động cơ ASD sẽ tạo khả năng tiết kiệm thêm đƣợc
khoảng (20-30)% lƣợng điện năng tiêu thụ.
Bảng 1.2. Cơ cấu tiêu thụ điện năng trong các khu vực công nghiệp và dịch vụ
ở Thụy Điển
Điện năng tiêu thụ

Sử dụng cuối cùng

TWh/năm

%


28,5

60

+ Bơm và quạt

13

27

+ Sử dụng các động cơ khác

7,9

17

+ Ngiền và làm mịn

9,5

12

+ Máy nén khí

1,5

3

+ Phân xƣởng lạnh


0,6

1

- Các cơng việc khác

19,2

40

+ Điện phân

3,8

8

+ Các quá trình liên quan

3,6

8

+ Nấu chảy

3,4

7

+ Thắp sáng


2,6

5

+ Sƣởi ấm

2,3

5

+ Gia công phụ

2,1

4

Khu vực công nghiệp
- Động cơ dẫn động

18


Điện năng tiêu thụ

Sử dụng cuối cùng

TWh/năm

%


+ Gia nhiệt

1,4

3

Tổng cộng

47,7

Khu vực dịch vụ:
+ Quạt, bơm,..

90

37

+ Chiếu sáng

7,5

31

+ Chế biến thực phẩm và làm lạnh

4,0

17

+ Thiết bị điện tử, văn phòng


3,3

14

+ Các thứ khác

0,4

2

Tổng cộng

24,2

Trong khu vực Công nghiệp các hệ thống khí nén cũng đƣợc quan tâm cải tiến
và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lƣợng (chọn máy nén khí thích hợp, thiết kế hệ
thống nén thật thích hợp, kích thƣớc và cách bố trí hệ thống ống dẫn khí, hạn chế rị
rỉ để giảm nhu cầu khí nén, vận hành hiệu quả, giảm áp suất đầu ra, giảm nhiệt độ
và độ ẩm đầu vào, sử dụng máy nén khí nhiều cấp,...)
Để thực hiện nội dung sử dụng các thiết bị điện có hiệu quả cao cần chú ý tới
các công việc sau:
- Luôn cập nhật các thông tin về các công nghệ chế tạo thiết bị điện.
- Thành lập hệ thống kiểm định đánh giá chất lƣợng và hiệu suất của các thiết bị
điện đƣợc sản xuất hoặc nhập khẩu.
- Thực hiện chế độ dán nhãn (Labelling) cho các thiết bị điện có chất lƣợng và
hiệu quả sử dụng năng lƣợng cao.
- Thông tin, tuyên truyền, đào tạo để giúp cho những ngƣời sử dụng điện biết
cách lựa chọn và sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao.
- Đƣa ra những chỉ tiêu nâng cao hiệu suất sử dụng năng lƣợng của từng loại

thiết bị dùng điện cần phấn đấu đạt đƣợc trong kế hoạch thực hiện DSM cho các
nhà sản xuất.

19


Tuỳ thuộc vào hồn cảnh cụ thể, có thể thực hiện đồng thời hoặc từng phần
những công việc trên. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng phụ thuộc rất nhiều vào việc
thực hiện đó.
2. Giảm thiểu sự tiêu phí năng lượng một cách vơ ích:
Hiện nay do ý thức tiết kiệm năng lƣợng chƣa thật đi sâu vào từng thành viên
của cộng đồng. Mặt khác do hệ thống thông tin, tuyên truyền, giáo dục, đào tạo còn
thiếu hoặc làm việc chƣa thật hiệu quả nên không phải ai cũng đều hiểu những kiến
thức cần thiết về các biện pháp tiết kiệm năng lƣợng thông thƣờng. Do vậy việc sử
dụng năng lƣợng nói chung và điện năng nói riêng kể cả ở những nƣớc phát triển
vẫn cịn lãng phí nhiều. Mặc dù lƣợng điện năng tiết kiệm bởi những thành viên là
không lớn, song tổn thất điện năng tiết kiệm đƣợc nếu tồn bộ cộng đồng thực hiện
sẽ khơng phải là nhỏ. Hơn thế nữa vốn đầu tƣ thực hiện giải pháp này không nhiều,
nên hiệu quả kinh tế của phƣơng pháp này thƣờng là rất cao không chỉ đối với các
quốc gia mà cịn trực tiếp đền từng gia đình, từng doanh nghiệp,...thể hiện qua số
tiền điện phải trả hàng tháng của họ. Một số biện pháp phổ biến bao gồm:
- Sử dụng các hệ thống tự động đóng cắt nguồn điện, điều chỉnh công suất tiêu
thụ cho phù hợp với yêu cầu sử dụng thiết bị.
- Cải tiến các lớp cách nhiệt, chống thất thoát nhiệt của các thiết bị giữ nhiệt liên
quan đến sử dụng điện năng.
- Thiết kế kiến trúc hợp lý các toà nhà theo hƣớng sử dụng hiệu quả năng lƣợng
để giảm thiểu sử dụng điện năng.
- Tối ƣu hóa các q trình vận hành thiết bị dùng điện trong công nghiệp.
Các biện pháp cụ thể để tiết kiệm điện năng thuộc biện pháp này có thể tạm chia
làm bốn khu vực:

- Khu vực nhà ở.
- Khu vực công cộng: các trung tâm thƣơng mại, dịch vụ, văn phịng, cơng sở,
trƣờng học, vui chơi giải trí, bệnh viện, khách sạn, ….
- Khu vực công nghiệp.
- Khu vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

20


a. Khu vực nhà ở
Trong khu vực nhà ở điện năng đƣợc sử dụng chủ yếu cho các thiết bị chiếu
sáng và các thiết bị phục vụ sinh hoạt. Cần lựa chọn các thiết bị có hiệu suất cao
phù hợp với yêu cầu sử dụng, hạn chế thời gian hoạt động vơ ích của các thiết bị
bằng cách: Lắp đặt các rơle thời gian để đóng cắt thiết bị hợp lý. Sử dụng các mẫu
thiết kế nhà ở thơng thống tận dụng ánh sáng tự nhiên nhằm hạn chế thời gian làm
việc của các thiết bị chiếu sáng và làm mát. Mặt khác các lớp tƣờng bao bọc và hệ
thống cửa phải đầy đủ , kín để giảm bớt thời gian và cơng suất của các điều hồ.
Lựa chọn các thiết bị có cơng nghệ hiện đại nhằm giảm cơng suất tiêu thụ. Hạn chế
số lần đóng mở tủ lạnh , tủ đá, số lần làm việc của máy giặt, bàn là, bếp điện, cắt bỏ
thời gian chờ của TV, VTR cũng làm giảm lƣợng điện năng tiêu thụ.
b. Khu vực công cộng
Trong khu vực này việc quan tâm đến khâu thiết kế cơng trình để hạn chế tiêu
tốn năng lƣợng trong các khâu chiếu sáng, làm mát, sƣởi ấm có thể cho những kết
quả đáng kể. Các điều luật về thiết kế xây dựng, môi trƣờng và công tác thẩm định
hiệu quả sử dụng năng lƣợng khi cấp phép xây dựng sẽ giúp nhiều cho mục tiêu tiết
kiệm năng lƣợng trong tƣơng lai. Những quy định cụ thể, rõ ràng về việc sử dụng
các thiết bị điện , đặc biệt với thiết bị chiếu sáng, máy văn phòng, đun nƣớc, làm
mát ... hỗ trợ nhiều cho công tác an tồn tiết kiệm điện. Trang bị thêm thiết bị đóng
ngắt tự động ánh sáng, nhiệt độ ... là cần thiết. Thay thế các AC đặt tại nhiều điểm
bằng các hệ thống điều hoà trung tâm cho phép tiêu thụ điện ít hơn và dễ điều chỉnh

nhiệt độ thích hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Cân nhắc trong việc thay thế
các hệ thống đun nƣớc, sƣởi ấm dùng điện bằng ga hoá lỏng hoặc năng lƣợng mặt
trời sẽ cho chỉ tiêu kinh tế tốt hơn. Ngoài ra cần lƣu tâm đến việc tận dụng những
nguồn nhiệt thừa vào mục đích gia nhiệt.
c. Khu vực cơng nghiệp:
Các biện pháp làm giảm tiêu phí năng lƣợng trong khu vực cơng nghiệp khá đa
dạng và có hiệu quả cao:
- Thiết kế và xây dựng các nhà xƣởng hợp lý.

21


- Hợp lý hố các q trình sản xuất.
- Bù công suất phản kháng để cải thiện cosϕ .
- Thiết kế và vận hành kinh tế các trạm biến áp .
- Sử dụng hợp lý các động cơ:
+ Giữ đúng lịch bảo hành.
+ Giảm hoặc tránh chạy non tải hoặc khơng tải.
+ Sử dụng các động cơ có cơng suất hợp lý.
+ Lắp đặt thêm ASD cho các động cơ lớn có phụ tải ln thay đổi.
+ Lắp đặt tụ bù cho các động cơ có cơng suất lớn.
- Hệ thống bảo ôn các đƣờng cấp hơi, hệ thống lạnh .
- Hệ thống chiếu sáng hợp lý (số đèn hợp lý, đèn tiết kiệm điện):
+ Sử dụng thiết bị đặt giờ khống chế cƣờng độ sáng.
+ Dùng chao đèn có hiệu quả.
+ Cải thiện thơng số phịng (giảm mức hấp thụ ánh sáng, giảm độ treo cao
đèn).
+ Dùng phƣơng pháp chiếu sáng không đồng đều (theo nhiệm vụ, điều kiện
làm việc…).
+ Tận dụng ánh sáng tự nhiên.

+ Thƣờng xuyên bảo dƣỡng các hệ thống chiếu sáng.
d. Khu vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng:
Phần lớn các thiết bị của các nhà máy điện Việt Nam đã sử dụng lâu năm, các
thiết bị cũ suất tiêu hao nhiên liệu và tự dùng lớn cần đƣợc cải tạo. Nếu cải tiến chế
độ vận hành, bảo dƣỡng và sửa chữa các thiết bị trong hệ thống tự dùng có thể giảm
lƣợng điện năng tự dùng trong các nhà máy nhiệt điện khoảng (1÷ 1,5 )%, trong các
nhà máy thuỷ điện khoảng (0,02 ÷ 0,05)%. Với cơ cấu phát triển nguồn điện nhƣ
hiện nay có thể giảm đƣợc (0,3÷0,4)% lƣợng điện tự dùng cho toàn bộ hệ thống.
Hệ thống truyền tải điện còn nhiều khiếm khuyết, thiếu đồng bộ do nhiều hạn
chế trong công tác quy hoạch, thiết kế và xây lắp hệ thống. Trừ các thiết bị của các
trạm mới xây dựng gần đây, phần còn lại của hệ thống truyền tải điện đã bị lạc hậu,

22


chắp vá và xuống cấp. Nhiều trạm biến áp và đƣờng dây đã bị quá tải vào các giờ
cao điểm , độ tin cậy cung cấp điện của hệ thống thấp. Nếu áp dụng các giải pháp
san bằng đồ thị phụ tải, lựa chọn phƣơng thức vận hành hợp lý, nâng cấp cải tạo các
trạm biến áp và đƣờng dây có chỉ tiêu kỹ thuật kém hoặc thƣờng xuyên bị quá tải,
vận hành kinh tế các trạm biến áp sẽ cho phép giảm đƣợc 2,5% lƣợng tổn thất điện
năng trong HTĐ.
Về hệ thống phân phối điện, đây là bộ phận còn tồn tại nhiều vấn đề cần xử lý:
còn quá nhiều cấp điện áp trung gian (6, 10, 15, 22, 35) kV, thiết bị lạc hậu và chắp
vá, chất lƣợng thấp và không hợp lý khiến cấu trúc lƣới phức tạp, độ tin cậy thấp.
Tổn thất và chất lƣợng điện năng trong lƣới điện hạ áp rất đáng quan tâm. Có thể áp
dụng các giải pháp sau để khai thác tiềm năng tiết kiệm điện năng trong lƣới điện
phân phối:
- Nâng cao hệ số công suất của lƣới.
- Nâng cao điện áp vận hành của lƣới, tận dụng khả năng điều chỉnh điện áp
bằng cách chuyển đổi đầu phân áp trong các máy biến áp.

- San bằng đồ thị phụ tải của hệ thống điện bằng cách áp dụng các giải pháp của
DSM.
- Cải tạo hoàn thiện cấu trúc lƣới, nâng cao chất lƣợng của công tác quy hoạch
thiết kế cải tạo và phát triển lƣới, vận hành kinh tế các trạm biến áp.
- Lựa chọn phƣơng thức vận hành hợp lý.
- Tăng cƣờng tuyên truyền, quản lý lƣới điện, nâng cao chất lƣợng hệ thống đo
đếm.
1.1.3.2. Điều khiển nhu cầu dùng điện cho phù hợp với khả năng cung cấp một
cách kinh tế nhất.
Điều khiển nhu cầu điện là chiến lƣợc của DSM mà các giải pháp của nó thực
hiện với sự chủ động nhiều hơn từ phía các nhà cung cấp điện nhằm làm thay đổi
nhu cầu sử dụng điện năng phù hợp với khả năng cấp điện của HTĐ.
Chiến lƣợc này bao gồm các giải pháp chủ yếu sau:
- Điều khiển trực tiếp dòng điện.

23


×