Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

ĐỔI MỚI SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 84 trang )

sự thành công của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Tư
tưởng hồi nghi, bàn tiến thì ít, bàn lùi thì nhiều. Do vậy lãnh đạo nhà trường, tổ
trưởng chuyên môn không quyết tâm, chỉ đạo không quyết liệt thì dễ rơi vào việc
làm hình thức, đối phó, khơng đem lại hiệu quả.
3.4. Phải làm thay đổi mục đích dự giờ, từ dự giờ để đánh giá giáo viên
sang dự giờ để quan sát việc học tập của học sinh, nhằm trả lời các câu hỏi: HS
học như thế nào? HS gặp những khó khăn gì? Vì sao? Cần phải thay đổi như thế
nào để cải thiện kết quả học tập của HS?
4. Những kết quả thu được:
4.1. Kết quả quan trọng nhất của trường khi triển khai thực hiện đổi

Trang 82


mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là đã làm thay đổi được nhận
thức và hành động của mỗi cán bộ giáo viên.
- Khi triển khai thực hiện, mọi người hầu như chưa có khái niệm gì về
SHCM theo NCBH, không biết rồi sẽ biết nhưng cái khó là ở chỗ khơng có niềm
tin vào tính hiệu quả, thậm chí cịn có những suy nghĩ cho rằng SHCM theo
NCBH chỉ là hình thức, bắt làm thì phải làm. Nhưng với quyết tâm cao của lãnh
đạo nhà trường, chỉ đạo thực hiện một cách quyết tâm, quyết liệt. Thành cơng cứ
đến dần dần. Mọi người bắt đầu hình thành PPDH mới, tiến gần hơn đến PPDH
tích cực “lấy học sinh làm trung tâm”.
- Sinh hoạt chuyên môn trong trường ngày càng có chất lượng, hiệu quả
hơn, bận rộn hơn, nhiều nội dung hơn và thiết thực hơn. Khắc phục được tình
trạng sinh hoạt chun mơn nặng về hành chính trước đây.
- Khơng khí “Đổi mới” đã bắt đầu tràn về. Mọi người đã nhận thức được
trách nhiệm của mình trong cơng cuộc “Đổi mới căn bản và tồn diện” nền giáo
dục nước nhà.
4.2. Thông qua thực hiện SHCM theo NCBH, giáo viên dần dần tự tin, chủ
động, sáng tạo hơn trong giảng dạy, ln phải suy nghĩ tìm ra biện pháp để nâng


cao chất lượng dạy và học; có cơ hội nhìn lại q trình dạy để kịp thời điều chỉnh;
quan tâm nhiều hơn đến mọi đối tượng học sinh; cải thiện tốt hơn mối quan hệ
với đồng nghiệp, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ đồng nghiệp, tôn trọng và học hỏi
lẫn nhau. Giáo viên được “tự do-sáng tạo” định hướng, hướng dẫn học sinh biết
biến quá trình học thành quá trình tự học. Như thế, mối quan hệ thầy- trị được
cải thiện theo chiều hướng tích cực, thân thiện, cởi mở. Giờ học khơng cịn căng
thẳng và việc rút kinh nghiệm giờ dạy cũng khơng cịn căng thẳng như trước đây.
4.3. Thực hiện SHCM theo NCBH, thông qua các bài giảng minh họa
chúng ta dễ nhận thấy học sinh hào hứng, chủ động trong học tập hơn, điều này
hết sức quan trọng, học sinh được tự do thể hiện mình, được giáo viên quan tâm
hướng dẫn học và tự học một cách có hiệu quả. Giờ học như thế từ trước đến
nay ít khi được nhìn thấy.
Kết luận
Năm học 2013-2014, lần đầu tiên SHCM theo NCBH được Sở GD&ĐT
Nghệ An chỉ đạo triển khai thực hiện trong toàn ngành. Mặc dù đây là nội dung
mới, khi thực hiện có nhiều khó khăn, rào cản. Nhưng qua một năm thực hiện,
chúng tôi nhận thấy SHCM theo NCBH là một phương pháp mới rất có hiệu quả
trong việc đổi mới PP dạy và PP học hiện nay cho giáo viên và học sinh. Tuy
nhiên quá trình đổi mới từ SHCM truyền thống sang SHCM theo NCBH là một
quá trình gian nan, vất vả và lâu dài. Chỉ có quyết tâm cao, xác định được đây là
nhiệm vụ trọng tâm, là yếu tố quan trọng để đổi mới và nâng cao chất lượng cho
người dạy và người học, là nhân tố trụ cột để phát triển nhà trường, chỉ đạo thực
hiện một cách quyết liệt chúng ta mới thành công.

Trang 83


Hoàng Văn Thái - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Duy Trinh

Trang 84




×