Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh tại công ty đầu tư phát triển xây dựng (dic corp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

----------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI
CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN – XÂY DỰNG (DIC CORP)
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 5.03.40.101

Người thực hiện : PHAN TUẤN ANH

HÀ NỘI - 2007

.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

----------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI
CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN – XÂY DỰNG (DIC CORP)
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH


MÃ SỐ : 5.03.40.101

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN TRỌNG PHÚC
Người thực hiện

: PHAN TUẤN ANH

HÀ NỘI - 2007

.


Luận văn thạc sỹ

Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

Lời cảm ơn
Trong quá trình theo học chương trình cao học quản trị kinh doanh của
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và nhất là trong thời gian nghiên cứu, hoàn
thiện luận văn tôi đà nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quí báu của nhiều cá nhân
và đơn vị.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và
Quản lý, Trung tâm đào tạo sau Đại học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội,
Trường đào tạo nhân lực dầu khí đà giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng
tôi hoàn thành tốt khóa học của mình.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, PGS.TS. Trần Trọng Phúc
đà giúp đỡ tận tình, hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu, hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn LÃnh đạo, tập thể cán bộ nhân viên Công
ty Đầu tư Phát triển Xây dựng đà tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong công

tác và học tập để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Và trong thời gian học tập cũng như giai đoạn làm luận văn, tôi nhận được
sự cộng tác chân thành của các học viên cùng học, tôi xin được gửi lời cảm ơn
tới họ về sự cộng tác và giúp đỡ trong thời gian qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bè bạn đà ủng hộ tôi về mặt
tinh thần trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp, nếu không có
sự ủng hộ và chia sẻ của họ có lẽ tôi đà gặp khó khăn hơn rất nhiều.
Xin chân thành cảm ơn!
Vng Tàu, tháng 9 năm 2007
PHAN TUấN ANH

Học viên: Phan Tuấn Anh

Lời cảm ơn


Luận văn thạc sỹ

Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

Mục lục
Chương I: Lý luận chung về quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
trong cơ chế thị trường

Trang
01

1.1. Khái niệm và vai trò của vốn kinh doanh

01


1.1.1. Khái niệm và phân loại vốn kinh doanh

01

1.1.2. Vai trò của vốn kinh doanh

07

1.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh

08

1.2.1. Lập kế hoạch về vốn kinh doanh

09

1.2.2. Các biện pháp huy động vốn kinh doanh

12

1.2.3. Tổ chức sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của DN

18

1.2.4. Giám sát và kiểm tra tình hình sử dụng vốn kinh doanh

20

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị vốn kinh doanh của DN


27

1.3.1. Nhân tố khách quan

27

1.3.2. Nhân tố chủ quan

28

Tóm tắt chương I

30

Chương II: Phân tích thực trạng quản trị vốn kinh doanh của Công ty
Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp)

31

2.1. Giới thiệu khái quát về DIC Corp

31

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

31

Học viên: Phan Tuấn Anh



Luận văn thạc sỹ

Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

32

2.2. Phân tích thực trạng quản trị vốn kinh doanh của DIC Corp

42

2.2.1. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của DIC Corp trong giai
đoạn từ năm 2004 đến năm 2006

42

2.2.2. Các đặc điểm của Công ty ảnh hưởng đến quản trị VKD

47

2.2.3. Hoạt ®éng lËp kÕ ho¹ch vèn kinh doanh cđa DIC Corp

52

2.2.4. Các biện pháp huy động vốn kinh doanh của DIC Corp

55


2.2.5. Tỉ chøc sư dơng vèn kinh doanh cđa DIC Corp

57

2.2.6 Giám sát,kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở DIC Corp

61

2.3. Đánh giá về quản trị vốn kinh doanh tại DIC Corp

71

2.3.1. Những ưu điểm chính

71

2.3.2. Những nhược điểm và hạn chế chính

72

2.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc quản trị VKD của DIC Corp

74

Tóm tắt chương II

75

Chương III:Các giải pháp cơ bản hoàn thiện quản trị VKD tại DIC Corp


76

3.1.Phương hướng và mục tiêu hoàn thiện quản trị VKD của DIC Corp

76

3.1.1. Phương hướng phát triển giai đoạn 2006 - 2010 của DIC Corp

76

3.1.1.1 Về mục tiêu

76

3.1.1.2 Định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2006-2010

77

Học viên: Phan Tuấn Anh


Luận văn thạc sỹ

Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

3.1.2. Phương hướng quản trị vốn kinh doanh của DIC Corp

81

3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh tại DIC Corp


82

3.2.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch vốn kinh doanh

83

3.2.2. Hoàn thiện công tác huy động vốn kinh doanh

84

3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí kinh doanh

90

3.2.4. Nâng cao hiệu quả quản lý kiểm tra giám sát hoạt động sử dụng
vốn kinh doanh

92

3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp

93

3.3.1. Đối với công ty

93

3.3.2. Với Nhà nước và các ngành liên quan


94

3.3.3. Với ngành chủ quản

95

Kết luận

97

Tài liệu tham khảo

99

Học viên: Phan Tuấn Anh


Luận văn thạc sỹ

Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

Danh mục các bảng biểu, sơ đồ
Bảng 2.1: Tổng hợp một số chỉ tiêu chính của DIC Group

42

Bảng 2.2: Bảng chi tiết vốn chủ sở hữu của DIC Group

43


Bng 2.3: Tổng hợp kết quả kinh doanh của DIC Corp giai đoạn từ 2004-2006

46

Bảng 2.4: Lao động và lương bình quân của DIC Corp giai đoạn 2004-2006

49

Bảng 2.5: Tình hình vốn kinh doanh của DIC Corp giai đoạn 2004-2006

51

Bảng 2.6: Doanh thu và vốn kinh doanh của DIC Corp

53

Bảng 2.7: Tình hình huy động vốn của DIC Corp giai đoạn 2004-2006

56

Bảng 2.8: Tình hình phân bổ VKD của DIC Corp giai đoạn 2004-2006

59

Bảng 2.9: Doanh lợi tiêu thụ và Doanh lợi vốn tự có của DIC Corp

62

Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động


65

Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

67

Bảng 2.12: Giá trị vốn kinh doanh của DIC Corp

70

Bảng 3.1: Kế họach, định hướng đầu tư giai đoạn 2006-2010

79

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của tổ hợp DIC Group

34

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức của DIC Corp

41

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng DT, vốn CSH, nộp thuế và lợi nhuận của DIC Group

43

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng DT, vốn CSH, nộp thuế và lợi nhuận của DIC Corp

44


Biểu đồ 2.3: So sánh DT, vốn CSH, lợi nhuận của DIC Corp

44

Hình 3.1 và 3.2: Mô hình dự án do DIC Corp làm chủ đầu tư

80

Học viên: Phan Tuấn Anh


Luận văn thạc sỹ

Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

Danh mục các từ viết tắt
Tổ hợp Công ty mẹ Công ty con của Công ty Đầu tư
Phát triển Xây dựng

DIC GROUP

Công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng/Công ty mẹ

DIC CORP

Doanh nghiệp Nhà nước

DNNN

Doanh nghiệp


DN

Sản xuất kinh doanh

SX-KD

Doanh thu

DT

Kinh doanh

KD

Vốn chủ sở hữu

Vốn CSH

Vốn kinh doanh

VKD

Vốn cố định

VCĐ (vốn CĐ)

Vốn lưu động

VLĐ (vốn LĐ)


Tài sản cố định

TSCĐ

Tài sản lưu động

TSLĐ

Vốn lưu động bình quân

VLĐbq

Vốn cố định bình quân

VCĐbq

Hội đồng quản trị

HĐQT

Bất động sản

BĐS

Học viên: Phan Tuấn Anh


Luận văn thạc sỹ


Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

LờI Mở ĐầU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Vốn là một phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết cho bất cứ DN, ngành
nghề kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ nào trong nền kinh tế. Để tiến hành hoạt động
KD, DN phải nắm giữ một lượng vốn nhất định. Số vốn này thể hiện giá trị toàn
bộ tài sản và các nguồn lực của DN trong hoạt động KD. Vì vậy, VKD có vai trò
quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển của DN. Trong sự cạnh
tranh gay gắt của thị trường, huy động vốn mới chỉ là bước đầu, quan trọng và
quyết định hơn là nghệ thuật phân bổ, sử dụng vốn với hiệu quả cao nhất, bởi vậy
cần phải có chiến lược bảo toàn và sử dụng hiệu quả VKD.
Công ty Đầu tư Phát triển - Xây dựng (DIC Corp) là đơn vị trực thuộc Bộ
Xây dựng, là một trong những DNNN đầu tiên ®­ỵc Thđ t­íng ChÝnh phđ chän
thÝ ®iĨm häat ®éng theo mô hình công ty mẹ - công ty con theo quyết định số
1158/QĐ-TTg ngày 05/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức hoạt
động theo mô hình mới từ 01/07/2003. DIC Corp được định hướng phát triển
thành một tập đoàn mạnh (DIC Group) với đa ngành nghề, đa chức năng và đa sở
hữu vốn. Với quy mô lớn và hoạt ®éng KD trong nhiỊu lÜnh vùc nh­ vËy th× ®Ĩ
tån tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường có nhiều thuận lợi nhưng cũng
không ít rủi ro thì vấn đề về bảo toàn và sử dụng hiệu quả vốn trong KD là một
trong số những vấn đề cần được quan tâm sâu sắc. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn
đề tài: "Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị vốn kinh
doanh tại Công ty Đầu tư Phát triển - Xây dựng (DIC Corp)" làm đề tài luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận chung về quản trị VKD để sử dụng có hiệu quả nhằm
nâng cao sức cạnh tranh của DN trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời, luận
văn còn nghiên cứu những lợi thế và hạn chế về sử dụng VKD trong hoạt động
Học viên: Phan Tuấn Anh


Mở đầu


Luận văn thạc sỹ

Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

kinh doanh của DIC Corp. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng hoạt động sử
dụng VKD để đề ra các phương hướng và giải pháp sử dụng hiệu quả VKD của
DIC Corp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận và thực tiễn quản trị vốn
kinh doanh của DIC Corp.
Phạm vi nghiên cứu luận văn: Luận văn đứng trên giác độ người sử dụng
vốn kinh doanh để nghiên cứu nội dung quản trÞ vèn kinh doanh cđa DIC Corp.
Do DIC Corp chÝnh thức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con từ
01/07/2003 nên năm 2003 chỉ hoạt động được 06 tháng và là bước khởi đầu, vì
vậy tác giả lựa chọn thời gian nghiên cứu từ năm 2004 cho đến năm 2006, với
các nội dung:
- Tình hình hoạt động SX-KD của DIC Corp trong giai đoạn 2004-2006.
- Các đặc điểm của DIC Corp ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh.
- Các công tác lập kế hoạch, huy động, sử dụng và giám sát kiểm tra hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh của DIC Corp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân
tích, so sánh, tổng hợp để tiến hành phân tích và đánh giá các mặt hoạt động của
DN. Đồng thời tác giả cũng dùng những chỉ tiêu đánh giá mang tính định lượng
để đánh giá một cách toàn diện hoạt động quản trị vốn của DIC Corp trong thời
gian qua.

5. Đóng góp của luận văn
Bằng cách phân tích thực trạng hoạt động quản trị vốn kinh doanh và
những ưu điểm, nhược điểm trong quá trình đó, cùng với đánh giá và kết luận về
Học viên: Phan Tuấn Anh

Mở ®Çu


Luận văn thạc sỹ

Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

những thuận lợi, khó khăn trong nền kinh tế thị trường hiện nay đối với vấn đề
quản trị VKD ở DIC Corp. Điểm quan trọng của luận văn là đưa ra những đánh
giá mang tính khách quan và có những giải pháp có tính khoa học có thể áp dụng
vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả quản trị VKD của DIC Corp.
6. Kết cấu của luận văn
Chương I: Lý luận chung về quản trị vốn kinh doanh của DN trong cơ chế
thị trường.
Chương II: Phân tích thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Đầu
tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp).
Chương III: Các giải pháp cơ bản hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh tại
Công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp).

Học viên: Phan Tuấn Anh

Mở đầu


Luận văn thạc sỹ


Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

CHƯƠNG I
Lý LUậN CHUNG Về QUảN TRị VốN KINH DOANH CủA
DOANH NGHIệP TRONG CƠ CHế THị TRƯờNG
1.1. KHáI NIệM Và VAI TRò CủA VốN KINH DOANH
1.1.1. Khái niệm và phân loại vốn kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản, hàng hoá và các
nguồn lực mà DN bỏ vào trong hoạt động KD. Vốn kinh doanh là khái niệm
chung của nền sản xuất hàng hoá, là một trong hai điều kiện quan trọng có tính
chất quyết định đến sản xuất và lưu thông. Trong điều kiện tồn tại nền sản xuất
hàng hóa, vốn tồn tại dưới hai hình thức: giá trị và hiện vật. Về mặt giá trị, nếu
dưới hình thái tiền bao gồm nội tệ, ngoại tệ và các loại giấy tờ khác, hình thái
tiền tệ là hình thái vốn ban đầu của DN. Về mặt hiện vật, vốn tồn tại dưới hình
thức máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu...
Vốn kinh doanh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Hai nguồn cơ
bản hình thành nên VKD là: vốn CSH và nợ phải trả.
* Vốn chủ sở hữu:
Nguồn vèn CSH biĨu hiƯn qun së h÷u cđa chđ DN đối với các tài sản
hiện có ở DN. Vốn CSH được tạo nên từ các nguồn:
- Số vốn được cấp ban đầu, vốn góp của cổ đông (chủ DN).
- Lợi nhuận chưa phân phối (số tiền tạo ra từ kết quả HĐKD của DN).
Ngoài hai nguồn trên, vốn CSH còn bao gồm chênh lệch đánh giá lại tài
sản, chênh lệch tỷ giá, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các quỹ của DN...
Học viên: Phan Tuấn Anh

Trang 1



Luận văn thạc sỹ

Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

* Nợ phải trả: Nợ phải trả bao gồm các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, các
khoản phải trả phải nộp khác nhưng chưa đến kỳ hạn trả như: phải trả người bán,
phải trả công nhân viên, phải trả khách hàng, các khoản phải nộp Nhà nước ...
1.1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh
Vốn của DN được phân chia thành nhiều loại và trên các giác độ khác nhau.
Việc phân chia này giúp cho các nhà quản lý hiểu rõ hơn vì bản chất vốn cũng
như nguồn hình thành khác nhau, nhưng trong bất cứ trường hợp nào các DN
phải có vốn mới có thể KD được.
Trên giác độ hình thành VKD của DN bao gồm:
- Vốn đầu tư ban đầu: Là số vốn bắt buộc phải có khi đăng ký KD, là điều
kiện mà khi thành lập DN phải có. Đối với DNNN thì số vốn ban đầu được nhà
nước cấp, giao vốn.
- Vốn bổ sung: đây là phần vốn do DN trong quá trình hoạt động SX-KD
tiếp tục bổ sung vào vốn ban đầu. Nguồn vốn bổ sung thường được trích từ lợi
nhuận do làm ăn có lÃi hoặc liên doanh liên kết với các đơn vị khác, hay do các
hình thức huy động khác.
Dựa trên giác độ pháp lý thì VKD của DN chia làm hai loại là: Vốn pháp
định và vốn điều lệ.
- Vốn pháp định: Là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập DN do pháp
luật quy định đối với những ngành nghề phải có vốn pháp định.
- Vốn điều lệ: Là vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệ
của DN tuỳ theo từng ngành nghề, nhưng đối với những ngành nghề phải có vốn
pháp định thì vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định.
Nếu phân theo nguồn hình thành thì trong DN gồm các nguồn sau: Nguồn
vốn ngân sách cấp, nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trong thanh toán, nguồn vốn

tự tích luỹ, nguồn vốn liên doanh liên kết, vốn cổ đông...
Học viên: Phan Tuấn Anh

Trang 2


Luận văn thạc sỹ

Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

- Nguồn vốn ngân sách do Nhà nước cấp đầu tư ban đầu và có thể tiếp tục
bổ sung cho DN trong những năm hoạt động tiếp theo.
- Nguồn vốn tín dụng vay ngân hàng, vay các đối tượng khác, gồm vay
ngắn hạn và vay dài hạn.
- Nguồn vốn tự tích luỹ: Để tăng VKD, tăng thêm tài sản, mở rộng quy mô
KD, các DN có thể trích một phần lợi nhuận của mình để bổ sung VKD. Việc
tăng nguồn vốn từ tích luỹ trong tổng VKD là điều kiện cơ bản để DN tạo được
thế chủ động trong KD.
- Vốn cổ đông là nguồn vốn do các cổ đông góp vào DN thông qua việc góp
vốn ban đầu khi thành lập công ty cổ phần hoặc mua cổ phần khi DN cổ phần
hóa hoặc phát hành cổ phiếu.
Đứng trên giác độ tuần hoàn và chu chuyển vốn, cơ cấu của VKD bao gồm
Vốn lưu động và Vốn cố định. Hoạt động SX-KD của DN là một quá trình với
các chu kỳ được lập đi lập lại, mỗi chu kỳ được chia làm nhiều giai đoạn từ
chuẩn bị sản xuất, sản xuất và tiêu thụ. Trong mỗi giai đoạn của chu kỳ SX-KD,
vốn được luân chuyển và tuần hoàn không ngừng, trên cơ sở đó hình thành VCĐ
và VLĐ, chúng ta sẽ còn tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn vai trò của chúng.
- Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSCĐ của DN. TSCĐ là
toàn bộ những tài sản hiện có của DN như máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho
tàng, các công trình xây dựng vật kiến trúc...được quy định bởi hai tiêu trí sau:

+ Có thời hạn sử dụng trên một năm.
+ và có giá trị lớn hơn hoặc bằng 10.000.000 đồng.
TSCĐ là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tổ chức KD thực hiện nhiệm vụ
thu mua, tiếp nhận dự trữ, bảo quản, vận chuyển, bán hàng và thực hiện các dịch
vụ phục vụ khách hàng. Nó là một trong những điều kiện quyết định để nâng cao
năng suất lao động của cán bộ KD đồng thời còn là tiêu chuẩn đánh giá trình độ
Học viên: Phan Tuấn Anh

Trang 3


Luận văn thạc sỹ

Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

kỹ thuật của lao động, năng lực tổ chức quản lý và trình độ của lao động trong
các tổ chức KD. Chính vì những lý do trên mà việc đầu tư để xây dựng và trang
bị các loại tài sản TSCĐ cho phù hợp với yêu cầu của mỗi DN là một trong
những điều kiện quyết định hiệu quả KD.
- VLĐ là biểu hiện bằng tiền của các TSLĐ và vốn lưu thông trong DN (bao
gồm: hàng hoá dự trữ, công cụ lao động...) và các khoản tiền trong KD như vốn
mua vật tư hàng hoá, khoản tiền gửi ngân hàng, các khoản chờ thanh toán.
Vốn lưu động là tiền đề vật chất đảm bảo cho lưu thông hàng hoá liên tục,
không ngõng më réng. Nã lµ bé phËn rÊt quan träng vµ chiÕm tû träng lín trong
toµn bé vèn cđa tỉ chức KD. Xét theo phạm vi kế hoạch nó được chia thành
VLĐ định mức và VLĐ không định mức:
+ VLĐ định mức là số vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động KD của DN
trong kỳ kế hoạch mà có thể tính toán và định mức được trước. Nó bao gồm vốn
hàng hoá và vốn phi hàng hoá: Vốn hàng hoá là vốn nằm trong khâu dự trữ hàng
hoá nhằm bảo đảm dự trữ để xuất bán liên tục. Về hình thức biểu hiện giá trị nó

gồm giá trị vật tư hàng hoá hiện có trong kho, trị giá hàng đang trên đường vận
chuyển, hàng đà xuất kho nhưng chưa được thông báo chấp nhận hàng và thanh
toán; còn vốn phi hàng hoá là vốn không nằm trong khâu dự trữ hàng hoá bao
gồm vốn bằng tiền, vốn vật rẻ tiền mau hỏng, vốn bao bì, vốn phí đợi phân bổ.
+ VLĐ không định mức là số VLĐ phát sinh trong quá trình KD mà không
thể tính toán định mức trước được.
Vốn kinh doanh của DN được tạo lập và bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau
và quá trình sử dụng chúng vào KD, phản ánh đặc điểm chung cơ bản của vốn
luôn luôn vận động.
Sự vận động của vốn trong mỗi chu kỳ KD dựa trên việc tính toán hiệu quả
và việc phân chia xác lập các bộ phận vốn theo quan hệ tỷ lệ hợp lý dẫn đến DN
có thu để bù đắp những chi phí bỏ ra để KD mà còn có lợi nhuận. Qua đó DN cã
Häc viªn: Phan TuÊn Anh

Trang 4


Luận văn thạc sỹ

Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

thể hình thành và bổ sung vào quỹ của mình như: Quỹ phát triển KD sản xuất,
quỹ dự phòng tài chính, quỹ tích luỹ... từ nguồn lợi nhuận của mình để từ đó tiếp
tục tăng trưởng...
Quá trình vận động của VKD là quá trình chuyển dịch từ chủ thể này sang
chủ thể khác hoặc trong cùng một chủ thể, là quá trình thay đổi hình thái thể
hiện của nó trong từng chu kú KD cđa DN.
Do sù vËn ®éng cđa vèn rÊt khác nhau vì vậy người ta chú ý đến đặc điểm
hoạt động của nó theo giác độ tuần hoàn vốn. Theo đó đặc điểm của VKD của
DN thể hiện thông qua đặc điểm của VLĐ và VCĐ.

* Đặc điểm của vốn cố định:
Vốn cố định là hình thái giá trị tiền tệ của TSCĐ nên đặc điểm của VCĐ do
đặc điểm của TSCĐ hình thành nên.
Từ đặc điểm của TSCĐ, nên có VCĐ thường là biểu hiện bằng tiền của
những tài sản có giá trị và thời gian sử dụng dài. Xét về hình thái vật chất nó vẫn
giữ nguyên hình thái ban đầu trong quá trình sử dụng. Ban đầu số vốn này ứng ra
tương đối lớn và ứng ra một lần chứ không phải dần dần, phần giá trị hao mòn đó
chuyển dần vào chi phí lưu thông, thông qua việc trích khấu hao TSCĐ và kết
thúc một vòng luân chuyển khi TSCĐ đà hết khấu hao.
Có hai dạng hao mòn của TSCĐ đó là hao mòn hữu hình và hao mòn vô
hình: Hao mòn hữu hình phụ thuộc vào mức độ sử dụng khẩn trương TSCĐ và
các điều kiện khác có ảnh hưởng đến độ lâu bền của TSCĐ (hình thức, chất
lượng, chế độ quản lý TSCĐ, quản lý các định mức sử dụng, bảo vệ bảo dưỡng
thường xuyên); còn hao mòn vô hình chủ yếu phụ thuộc vào tiến bộ khoa học kỹ
thuật và việc nâng cao năng suất lao động xà hội.
Vì vậy, trong quản lý và sử dụng TSCĐ cần có thời gian xác định thời hạn
khấu hao, mức độ khấu hao phải hợp lý để vừa bù đắp được sự giảm giá của
TSCĐ vừa có thể đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào việc trang bị TSCĐ, vừa bù đắp
Học viên: Phan Tuấn Anh

Trang 5


Luận văn thạc sỹ

Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

được các hao mòn hưu hình của TSCĐ trong các DN.
* Đặc điểm của vốn lưu động:
Đặc điểm của VLĐ là hoạt động không ngừng, luôn luôn thay đổi hình thái

thể hiện, nó luôn có mặt trong mỗi giai đoạn của quá trình tuần hoàn vốn, nó
tham gia trực tiếp vào quá trình lưu thông và thường xuyên thay đổi hình thái
biểu hiện. Giá trị của nó được chuyển dịch một lần vào giá trị hàng hoá và hoàn
thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ KD. Tốc độ chu chuyển VLĐ nhanh
nhanh hơn VCĐ và tùy mỗi loại ngành nghề KD khác nhau mà tỷ trọng giữa
VCĐ và VLĐ trong tổng VKD của DN khác nhau.
Sự tuần hoàn của VLĐ trong các DN luôn vận động tuần tự trải qua 3 giai
đoạn: Lưu thông, sản xuất, lưu thông.
Trong giai đoạn thứ nhất VLĐ trong các DN biến từ hình thái tiền tệ thành
vật tư hàng hoá dự trữ ở kho để tiếp tục thực hiện quá trình KD và thành TSLĐ
để phục vụ cho quá trình này.
Trong giai đoạn tuần hoàn thứ hai: Vật tư hàng hoá được đưa vào hoạt động
sản xuất, là sự tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông nhằm hoàn thiện
giai đoạn cuối thành hàng hoá để bán cho đơn vị tiêu dùng.
Trong giai đoạn thứ ba: Hàng hoá được tiêu thụ. Vốn lưu động của các DN
trở về hình thái tiền tệ ban đầu.
Những hoạt động KD luôn diễn ra, vốn luân chuyển từ hình thái này sang
hình thái khác, các hình thái của vốn xảy ra liên tục đồng thời và xen kẽ nhau.
Vì vậy vốn của các DN luôn tồn tại ở cả 3 giai đoạn tuần hoàn của nó.
Khi vốn trải qua ba giai đoạn tuần hoàn và trở về hình thái giá trị ban đầu
thì nó đà hoàn thành một vòng chu chuyển gọi là thời gian lưu chuyển hay luân
chuyển. Thời gian này gồm thời gian lưu thông, thời gian tiếp tục quá trình sản
xuất trong lưu thông và thời gian lưu thông tiếp theo.
Học viên: Phan TuÊn Anh

Trang 6


Luận văn thạc sỹ


Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

Nghiên cứu những vấn đề trên nhằm giúp cho chúng ta quản lý tốt VLĐ đối
với từng loại vốn, từng khâu vốn, vận động trong những thời kỳ khác nhau. Đồng
thời việc nghiên cứu những vấn đề trên cùng giúp ta tính toán và nâng cao hiệu
quả sử dụng VLĐ trong từng khâu, từng khoản vốn, đặc biệt là vốn dự trữ vật tư
hàng hoá.
Ngoài việc có vốn mới có thể tiến hành tổ chức hoạt động KD, vốn còn là
điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng khác để phát triển KD phục vụ cho
qúa trình tái sản xuất mở rộng. Một DN muốn tồn tại và phát triển được trong
nền kinh tế thị trường cần phải biết 3 điểm sau:
+ Kỹ thuật: Các phương pháp sản xuất hàng hóa và dịch vụ, và việc phân
phối lưu thông v..v..
+ Thay đổi về nhu cầu
+ Quan hệ phẩm chất giá cả của sản phẩm (hay dịch vụ) bán ra.
Tất cả những điều này đòi hỏi phải có các nguồn vốn đảm bảo. Theo đó nhu
cầu vốn được chia theo 2 khối lượng công việc chính của DN: Đầu tư có tính
chất lâu dài và khai thác vận hành (có tính chất KD trước mắt).
Cuối cùng VKD là nguồn của cải quý báu tích luỹ được trong suốt quá trình
KD, nó chỉ được phát huy khi người quản lý biết sử dụng.
Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, vốn bị tác động, bị chi phối bởi nhiều
yếu tố như cơ chế quản lý của Nhà nước, sức lực, trí tuệ, tài năng, nghệ thuật của
người quản lý DN cũng như cơn bÃo táp "nghiệt ngÃ" trên thị trường hay cơ hội
"vàng". Vì vậy, có DN hoạt động KD rất có hiệu quả nhưng cũng có không ít
DN mất vốn và dẫn đến phá sản.
1.1.2. Vai trò của vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của các DN có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt
động, tồn tại và phát triển của từng DN, từng loại hình DN.
Học viên: Phan Tuấn Anh


Trang 7


Luận văn thạc sỹ

Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

Vốn kinh doanh của DN lớn hay nhỏ là một trong những điều kiện quan
trọng nhất để xếp DN vào quy mô lớn, trung bình hay nhỏ và cũng còn là một
trong những điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng hiện có và tương lai về
sức lao động, nguồn hàng hoá để mở rộng và phát triển thị trường, là điều kiện
để phát triển KD trong tương lai.
Vốn kinh doanh thực chất là nguồn của cải của xà hội tích luỹ tập trung lại.
Nó chỉ là một điều kiện, một nguồn khả năng để đẩy mạnh hoạt động KD. Tuy
nhiên, nó chỉ phát huy tác dụng khi biết quản lý, sử dụngển lÃm quốc tế và Khách sạn 5 sao
Thành phè Vịng Tµu, tØnh BR-VT, diƯn tÝch 29.304,4 m2, Tỉng mức đầu tư 600 tỷ đồng.
(Ngun: Công ty u t phát trin Xây dng)

Học viên: Phan Tuấn Anh

Trang 81


Luận văn thạc sỹ

Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

3.1.2. Phương hướng quản trị vốn kinh doanh của DIC Corp.
Phương hướng quản trị VKD của DIC Corp trong những năm tới đây sẽ bao
gồm những vấn đề sau:

- Đa dạng hoá các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động SX-KD gồm có: tiến
hành cổ phần hóa trong năm nay hoặc đầu năm sau để các cá nhân và tổ chức
bên ngoài cã thĨ tham gia gãp vèn t¹o ngn VKD cho công ty.
- Hòan thiện mối quan hệ đầu tư và quản lý tài chính giữa DIC Corp với các
công ty thành viên trong tổ hợp DIC Group. Nâng cao năng lực cán bộ làm công
tác tài chính, quản trị vốn.
- Tiến hành đầu tư mạnh vào các mặt hàng, các ngành KD có hiệu quả cao.
Tăng cường hơn nữa vốn cho KD bất động sản, tiến hành đầu tư các thiết bị tiên
tiến, hiện đại, nghiên cứu cải tiến kĩ thuật và công nghệ hiện có phục vụ cho thi
công các công trình tiên tiến hiện đại như khu đô thị mới, nhà cao tầng, khách
sạn tiêu chuẩn quốc tế ...
- Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch KD dài hạn công ty tiếp tục tìm kiếm
các ngân hàng có tiềm lực mạnh, tập chung vay các nguồn vốn trung và dài hạn
để ổn định KD tránh những biến động về vốn lớn.
- Cơ cấu lại các khoản nợ, có phương án đối với các khoản nợ ngắn hạn .
Tiến hành giải quyết dứt điểm các khoản nợ khó đòi.
- Giảm các chi phí bất hợp lý trong quá trình SX-KD, nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn tăng lợi nhuận cho đơn vị.
- Liên kết, liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài, để có thêm nguồn vốn,
tiếp thu được kinh nghiệm, trình độ tiên tiến của họ để tiếp tục đầu tư vào ngành
BĐS với quy mô lớn hơn và hiện đại hơn. Đồng thời cũng tiến hành liên kết với
các đơn vị có tiềm lực về tài chính và kinh nghiệm ở trong nước để tăng cường
hiệu quả hoạt động KD.
Học viên: Phan Tuấn Anh

Trang 82


Luận văn thạc sỹ


Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

Trên đây là những vấn đề chủ yếu của phương hướng quản trị vốn của DIC
Corp trong thời gian tới. Và phương hướng trên sẽ được cụ thể hoá thành các giải
pháp hoàn thiện quản trị VKD. Để đạt được mục tiêu phương hướng đề ra chúng
ta xem xét một những kiến nghị, giải pháp cụ thể ở phần sau.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh
tại DIC Corp
Quản trị vốn trong DN có tầm quan trong đặc biệt ảnh hưởng đến hiệu quả
KD. Tuy nhiên, việc sử dụng VKD là kết quả tổng hợp của các khâu, các bộ
phân trong SX-KD, từ phương hướng SX-KD đến các biện pháp tổ chức thực
hiện như quản lý, theo dõi, kiểm trả các hoạt động của DN. Mục đích của quản
trị vốn trong DN là bảo đảm nhu cầu tối đa về vốn cho các hoạt động SX-KD
trong khi các nguồn vốn của công ty lại có giới hạn.
Trong giai đoạn vừa qua DIC Corp đà có những thành công nhất định trong
công tác quản trị vốn, công ty cũng đà áp dụng một số những biện pháp có hiệu
quả để phục vụ một cách kịp thời yêu cầu về vốn cho SX-KD. Mặc dù vậy, thực
trạng quản trị VKD của DIC Corp trong giai đoạn 2004-2006 mà chúng ta đÃ
phân tích ở chương 2 cũng cho thấy bên cạnh những thành công đạt được vẫn
còn một số hạn chế cần khắc phục.
Từ những đánh giá cụ thể được đúc kết lại trong mục 2.3 của chương 2 về
tình hình quản trị VKD trong giai đoạn 2004-2006 và những mục tiêu, phương
hướng được đặt ra trong giai đoạn tới của DIC Corp đà trình bày ở mục 3.1. Tác
giả kết hợp với những nhận định và phân tích của mình để đưa ra một số những
giải pháp cụ thể sau đây nhằm khắc phục được những hạn chế, nâng cao hơn nữa
hiệu quả sử dụng vốn đồng thời đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong tương
lai để hoàn thiện hơn nữa quản trị VKD tại DIC Corp.
Để hoàn thiện quản trị VKD của DIC Corp, tác giả đưa ra 08 giải pháp cụ
thể, đó cũng chính là các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của từng nội
dung của quản trị VKD, bao gồm:

Học viên: Phan Tuấn Anh

Trang 83


Luận văn thạc sỹ

Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

- Lập kế hoạch về vốn KD.
- Huy động các nguồn vốn phơc vơ kinh doanh.
- Tỉ chøc sư dơng c¸c ngn vốn đà huy động
- Giám sát và kiểm tra tình hình sử dụng vốn kinh doanh.
3.2.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch vốn kinh doanh:
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác lập kế
hoạch vốn kinh doanh, nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp của bộ phận
làm công tác lập kế hoạch vốn kinh doanh.
Như chúng ta đà phân tích ở chương 2, mặc dù DIC Corp có lập kế hoạch
vốn cho toàn bộ hoạt động KD nhưng chỉ mang tính chất hình thức, không chính
xác do dựa trên kế hoạch SX-KD được Bộ chủ quản giao đầu năm. Từ đó dẫn
đến cơ cấu nguồn vốn trong KD của công ty chưa hợp lý, bị động trong KD do
không chủ động được về vốn làm ảnh hưởng đến việc phân bổ và sử dụng nên
chưa phát huy được hết hiệu quả đồng vốn của mình.
Vì vậy, DIC Corp phải thực sự coi trọng công tác lập kế hoạch VKD, phải
coi đây là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động KD của
mình. Với quy mô lớn và lĩnh vực hoạt động đa dạng thì để có được một kế
hoạch VKD sát với thực tế DIC Corp cần sử dụng cả hai phương pháp lập kế
hoạch mà tác giả đà trình bày trong chương 1. Hai phương pháp đó là Phương
pháp ước lượng nhu cầu vốn theo ngân sách DN và Phương pháp ước lượng theo
số vốn cần thiết căn cứ vào các tỉ lệ có sẵn trong các ngành KD khác nhau.

Để thực hiện được giải pháp này, điều đầu tiên đặt ra là việc lập kế hoạch
SX-KD đầu kỳ của DIC Corp phải thực sự sát với thực tế không chạy đua theo
thành tích, không làm kế hoạch theo kiểu đối phó, hời hợt, lập kế hoạch dựa trên
copy kế hoạch kỳ trước và thêm một số chỉ tiêu tăng trưởng cho kỳ này... Đây đÃ
là căn bệnh ăn sâu vào tư tưởng các cán bộ làm công tác kế hoạch nói riêng và
Học viên: Phan Tuấn Anh

Trang 84


Luận văn thạc sỹ

Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

của các DNNN nói chung, do vậy cần thay đổi triệt để lối nghĩ cũ ở từng nhân
viên đến lÃnh đạo và cả DN.
Tiếp đến là nâng cao nhận thức về tầm quan träng cđa viƯc lËp kÕ ho¹ch
VKD cho bé phËn lập kế hoạch vốn mà cụ thể là Phòng Tài chính - Kế toán của
công ty. Hiện tại, mảng Tài chính và nguồn vốn chưa được thật sự coi trọng,
thậm trí là mờ nhạt trong công việc của Phòng Tài chính - kế toán mà chủ yếu
chí là công tác hạch toán kế toán. Do vậy, DIC Corp cần tuyển dụng thêm hoặc
đào tạo cán bộ để có đủ khả năng, trình độ trình độ về tài chính làm công tác tài
chính nói chung và lập kế hoạch VKD nói riêng hoặc tách Phòng Tài chính - Kế
toán thành Phòng Tài chính chuyên lo về tài chính và nguồn vốn và Phòng Kế
toán đảm nhiệm công tác hạch toán kế toán.
Như vậy, để có được hiệu quả trong sử dụng vốn, hoàn thiện trong quản trị
VKD thì điều đầu tiên là phải lập được kế hoạch VKD sát và phù hợp với thực tế.
Và để làm được điều này, đối với DIC Corp là nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng của công tác lập kế hoạch VKD, nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp
của bộ phận làm công tác tài chính của mình.

3.2.2. Hoàn thiện công tác huy động vốn kinh doanh
Từ những ưu và nhược điểm trong huy động vốn và quản trị VKD như đÃ
phân tích ở chương 2 đến những nhu cầu về vốn để đáp ứng cho các hoạt động
KD và phát triển trong giai đoạn tới theo đà kế hoạch trình bày ở phần 3.1 nêu
trên, tác giả đưa ra một số giải pháp huy động vốn cụ thể để nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn và đáp ứng được nhu cầu hoạt ®éng KD cđa DIC Corp trong giai
®o¹n tíi.
Trong giai ®o¹n ph©n tÝch, tû träng vèn vay trong tỉng VKD cđa DIC Corp
là rất lớn. Điều này làm cho hoạt động KD cđa DIC Corp gỈp nhiỊu rđi ro, chi
phÝ sư dụng vốn cao, không chủ động về vốn dẫn đến hiệu quả KD bị ảnh hưởng.

Học viên: Phan Tuấn Anh

Trang 85


Luận văn thạc sỹ

Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

Như vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào vừa giảm những hạn chế nêu trên vừa
đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động KD của DIC Corp trong giai đoạn tới.
Ngoài việc tiếp tục sử dụng vốn vay và tìm kiếm thêm các tổ chức tín dụng
thương mại có tiềm lực tài chính với những ưu đÃi về các điều kiện vay tài trợ
vốn cho các hoạt động KD của mình, DIC Corp cần phải huy động thêm từ các
nguồn sau:
Giải pháp 2: Liên kết, liên doanh, đồng góp vốn với các nhà đầu tư trong
và ngoài nước để lợi dụng được những lợi thế và vốn của họ cho mục đích phát
triển kinh doanh của mình.
Như đà trình bày ở những phần trước, nhu cầu vốn của DIC Corp trong giai

đoạn tới là rất lớn và tập trung chủ yếu cho lĩnh vực KD BĐS, vì vậy vấn đề huy
động vốn cho KD ở đây chủ yếu là phục vụ cho KD BĐS. Với những lợi thế
riêng của mình, hiện nay DIC Corp đang là chủ đầu tư của rất nhiều các dự án
BĐS có quy mô lớn và trong tương lai DIC Corp còn tiếp tục nhận được dự án
nhiều hơn và lớn hơn nữa . Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào nội lực thì DIC Corp
không thể thực hiện được tốt tất cả những dự án của mình đồng thời các tổ chức
tín dụng cũng không thể mạo hiểm tiếp tục tài trợ vốn cho đơn vị với tỷ trọng
vốn vay ngày càng lớn như vậy. Do vậy, DIC Corp cần phải huy động vốn từ các
nguồn lực khác và bằng những cách huy động khác. Một trong những biện pháp
đó là liên kết, liên doanh, đồng góp vốn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong giai đoạn hội nhập quốc tế mạnh mẽ nh­ hiƯn nay, cïng víi nỊn kinh
tÕ ph¸t triĨn nhanh và chính trị ổn định thì Việt Nam thật sự là một địa điểm đầu
tư hấp dẫn với những nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, với những lợi thế đang có
từ dự án, thay vì phải cố gắng vay vốn từ ngân hàng DIC Corp có thể liên doanh,
liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài để cùng đầu tư vốn khai thác dự án. Ngoài
ra, hiện nay trong nước cũng đà hình thành những tập đoàn, những công ty có
tầm cỡ quốc gia và quốc tế cũng đang muốn ngày một mở rộng quy mô và tầm
ảnh hưởng của mình trong nền kinh tế quốc dân, cũng sẵn sàng đầu tư, góp vốn
cho những dự án có tiềm năng.
Học viên: Phan Tuấn Anh

Trang 86


Luận văn thạc sỹ

Lớp cao học QTKD khoá 2005-2007

Giải pháp 3: Cổ phần hóa DIC Corp và hoàn tất việc cổ phần hóa các công
ty con 100% vốn nhà nước do DIC Corp đầu tư vốn để nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn và huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu.
Trong giai đoạn vừa qua DIC Corp đà tiến hành cổ phần hóa các công ty
con 100% vốn nhà nước do DIC Corp đầu tư vốn, tuy nhiên một số công ty vẫn
chưa thực sự trở thành công ty cổ phần do DIC Corp còn nắm giữ phần vốn quá
lớn (có công ty đến hơn 80%). Do vậy, thời gian tới DIC Corp cần phải tiếp tục
bán tiếp phần vốn nhà nước còn nắm giữ và chỉ giữ một tỷ lệ nhất định khi đó
mới phát huy được hết lợi ích của việc cổ phần hóa theo đúng chủ trương của nhà
nước. Đặc biệt là việc cổ phần hóa công ty mẹ DIC Corp, cần phải hoàn thành
ngay trong năm 2007 này, vì việc chuyển thành công ty cổ phần có rất nhiều ưu
điểm nhất là việc huy động vốn cho KD.
Trở thành công ty cổ phần DIC Corp có thể huy động vốn từ bên ngoài xÃ
hội. Nếu biết cách phát huy hiệu quả từ kênh huy động vốn này, DIC Corp không
chỉ huy động được vốn dồi dào từ bên ngoài mà còn có thể tập trung nguồn vốn
một cách nhanh chóng để giành được cơ hội KD tốt hoặc mở rộng hoạt động SXKD. Ngoài ra việc cổ phần hóa DIC Corp còn thu được nhiều lợi ích khác giúp
cho DIC Corp ngày càng phát triển hơn, tiềm lực hơn, quy mô hơn và cũng từ đó
kéo theo sự tăng trưởng ngày càng lớn của VKD. Ví dụ như:
- Với thương hiệu và những lợi thế sẵn có, cùng với sự chuyển đổi hình thức
sở hữu vốn, DIC Corp sẽ thu hút được các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
khác tham gia vào tổ hợp DIC Group của mình làm cho quy mô của Tổ hợp ngày
càng lớn mạnh, tăng khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ cạnh tranh khác
trên thị trường.
- Công ty cổ phần được quản lý bởi HĐQT và HĐQT lúc đó không chỉ bao
gồm những thành viên đại diện cho CSH Nhà nước mà còn những thành viên
khác đại diện cho tất cả những cổ đông còn lại để quản lý phần vốn của chính

Học viên: Phan TuÊn Anh

Trang 87



×