Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giải pháp mở rộng tín dụng ngắn hạn trong chiến lược phát triển kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.52 KB, 103 trang )

Nguyễn Anh Tuấn

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học Bách khoa Hà Nội
-----------------------------------

Luận văn thạc sĩ kinh tế
Quản trị kinh doanh
2004-2006
Hà Nội
2006

Ngành: Quản trị kinh doanh

Giải pháp mở rộng tín dụng ngắn hạn trong chiến
lược phát triển kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ.

Nguyễn Anh Tuấn

Hà Nội 2006


1

Mục lục
Trang

Lời mở đầu

1



Chương I :Vai trò của tín dụng ngắn hạn trong chiến lược kinh doanh của
ngân hàng thương mại

4

1.1. Hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế

4

1.1.1. Ngân hàng thương mại

4

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

6

1.2.Chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại

11

1.2.1. Mục tiêu chiến lược

12

1.2.2.Nội dung chiến lược kinh doanh của NHTM

13


1.2.3.Mối quan hệ giữa các hoạt động trong chiến lược kinh doanh 16
1.3. Tín dụng Ngân hàng

17

1.3.1. Khái niệm, bản chất tín dụng Ngân hàng

17

1.3.2. Chức năng và vai trò của tín dụng

19

1.3.3. Phân loại tín dụng

23

1.4 Mở rộng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Thương mại

25

1.4.1. Vai trò của tín dụng ngắn hạn

25

1.4.2.Mở rộng tín dụng ngắn hạn trong nền kinh tế thị trường

26

1.4.3. Néi dung më réng tÝn dơng


26

1.4.4. Mèi quan hƯ gi÷a mở rộng&nâng cao chất lượng tín dụng

29

1.4.5. Các chỉ tiêu đánh giá tín dụng ngắn hạn của NHTM

29

1.4.6. Nhân tố ¶nh h­ëng ®Õn më réng tÝn dơng

31

1


2

Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT
Láng Hạ

34

2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam, nội dung chiến lược kinh doanh của ngân hàng

34


2.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng No&PTNT Việt Nam

34

2.1.2.Chiến lược kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam

36

2.2. Khái quát về chi nhánh Láng Hạ

41

2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng của Chi nhánh
NHNo&PTNT Láng Hạ (2002-2005)

50

2.3.1. Hoạt động nguồn vốn

50

2.3.2.Hoạt động sử dụng vốn

52

2.4. Tình hình tín dụng ngắn hạn của chi nhánh Ngân hàng
No&PTNT Láng Hạ

53


2.4.1. Tình hình cho vay

54

2.4.2. Tình trạng dư nợ

56

2.4.3. Sự cần thiết phải mở rộng tín dụng ngắn hạn của
Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ

60

2.5. Mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng
Nông nghiệp Láng Hạ

61

2.5.1.Các hoạt động chung

61

2.5.2.Khách hàng

61

2.5.3. Hoạt động mở rộng mạng lưới

63


2.6. Những kết quả đạt được và hạn chế

65

2.6.1. Những kết quả đạt được

65

2.6.2. Khó khăn trong công tác mở rộng hoạt động tín dụng:

67

2


3

Chương3: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn trong
chiến lược phát triển kinh doanh tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ

69

3.1. Các căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh của Chi Nhánh
NHNo&PTNT Láng Hạ

69

3.1.1.Quan điểm và định hướng mở rộng tín dụng ngắn hạn tại
71


NHNo&PTNT Láng Hạ
3.1.2.Định hướng mở rộng tín dụng của NHNo Láng Hạ

72

3.2. Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn trong chiến lược
phát triển kinh doanh tại chi nhánh

74

3.2.1. Hoàn thiện chiến lược khách hàng

74

3.2.2. Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

77

3.2.3. Chính sách lÃi suất

81

3.2.4.Vấn đề bảo đảm tiền vay

83

3.2.5. Xây dựng chiến lược sản phẩm cạnh tranh

85


3.2.6. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng.

89

3.2.7. Đẩy mạnh hoạt động marketing tín dụng

91

3.2.9. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng

94

3.3. Một số kiến nghị để thực hiện tốt giải pháp

96

3.3.1. Kiến nghị với Chinh phủ

96

3.3.2.Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

98

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
98

Nông thôn Viêt Nam.
Kết luận


100

3


1

Chương I
Vai trò của tín dụng ngắn hạn trong
chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại
1.1. Hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế:
1.1.1. Ngân hàng thương mại:
Hoạt động kinh doanh tiền tệ gắn với quan hệ thanh toán trong thương mại và
nó phát triển không ngõng theo sù ph¸t triĨn cđa nỊn kinh tÕ.Khi cã sự giao lưu
hàng hoá giữa các vùng, các quốc gia có loại tiền khác nhau đà gây khó khăn trở
ngại cho việc mua bán, thanh toán và đặc biệt phức tạp trong việc chuyển đổi,
bảo quản tiền tệ. Chính sự bức bách trong quan hệ thương mại này đà thúc đẩy sự
ra đời của những tổ chức chuyên nghề kinh doanh tiền tệ để đảm nhận chức năng
riêng biệt lưu thông tiền tệ đòi hỏi. Nghiệp vụ đầu tiên của các tổ chức kinh
doanh tiền tệ là việc thực hiện đổi tiền, đảm bảo chuyển hoán các đồng tiền của
những vùng, những quốc gia khác nhau để phục vụ cho việc giao lưu hàng hoá.
Bản chất nghiệp vụ này là đổi các loại tiền khác nhau ra vàng, bạc nén và ngược
lại theo yêu cầu của sự phát triển các quan hệ tiền tệ hàng hoá. Thông qua
nghiệp vụ nµy tỉ chøc kinh doanh tiỊn tƯ thu phÝ cho dịch vụ đổi tiền này và đây
chính là nguồn để nuôi chính bản thân doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và để tích
luỹ cho phát triển kinh doanh. Từ nghiệp vụ đổi tiền đà kéo theo các nghiệp vụ
khác mà trước hết là nhận tiền gửi, nhận bảo quản vàng bạc... đà tạo ra sự chuyển
biến về chất trong hoạt động của các tổ chức kinh doanh tiền tệ và phát hành ra
những chứng phiếu ( giấy nhận nợ) làm phương tiện thanh toán thay cho tiền.
Lúc đầu giấy nhận nợ chỉ là những biên lai xác nhận quyền sở hữu một số lượng

tiền, vàng cụ thể, tiến tới các tổ chức kinh doanh tiền tệ phát hành ra các lo¹i

1


2

chứng phiếu đảm bảo cho khách hàng có thể sử dơng nã trong viƯc mua b¸n,
thanh to¸n hay rót tiỊn vàng đà gửi. Khi cần người có chứng phiếu sẽ đem nó
đến nơi phát hành để rút lại tiền vàng. Nghiệp vụ nhận tiền gửi phát triển cùng
với việc sử dụng rộng rÃi các loại chứng phiếu thanh toán thay cho tiền đà tạo
nên nguồn dự trữ tiền tệ ngày càng lớn của các tổ chức mà nghiệp vụ ban đầu chỉ
làm dịch vụ chuyển đổi tiền.Tiền dự trữ ngày càng nhiều của các tổ chức kinh
doanh tiền tệ, trong khi một số khách hàng của họ lại có nhu cầu vay tiền để phục
vụ thanh toán và đầu tư Nghiệp vụ cho vay sinh lời hình thành. Đây một sự
kiện quan trọng trong việc chuyển những tổ chức hoạt động thuần tuý thành
những tổ chức ngân hàng chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tÝn dơng.
Cïng víi sù ph¸t triĨn cđa nỊn kinh tÕ x· héi, c¸c tỉ chøc kinh doanh tiỊn tƯ
ph¸t triĨn nhanh và mở rộng thêm nhiều nghiệp vụ mới như thanh toán bù trừ,
nghiệp vụ bảo lÃnh... Lịch sử phát triển ngân hàng cho thấy, thế kỷ 15 ở Tây Ban
Nha đà có các ngân hàng như vậy. Đến thế kû 17 xt hiƯn mét sè tỉ chøc kinh
doanh tiỊn tƯ míi ®· thùc hiƯn nhiỊu nghiƯp vơ kinh doanh tiền tệ mới và đặc biệt
đà cho ra đời lại tín phiếu chứng nhận tiền gửi được thanh toán chi trả gần giống
như giấy bạc ngân hàng hiện nay. Các tổ chức được coi là những ngân hàng đầu
tiên như: Ngân hàng Amsterdam ở Hà Lan được thành lập năm 1609, ngân hàng
Hambourd ở Đức năm 1619 và đặc biệt là ngân hàng cổ phần đầu tiên trên thế
giới Anh quốc ngân hàng năm 1694.
Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính mà hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền gửi, tiến hành các hoạt ®éng cho vay ®ång thêi lµm
nhiƯm vơ trung gian thanh toán, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu và

một số dịch vụ khác. ( theo luật các tổ chức tÝn dơng - ViƯt Nam)

2


3

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại:
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn:
Huy động vốn là hoạt động hình thành nên nguồn vốn của NHTM.NHTM là
tổ chức kinh doanh tiỊn tƯ, tÝn dơng nªn víi ngn vèn tự có của mình cho dù
nguồn vốn đó có lớn đến đâu đi chăng nữa một ngân hàng cũng không thể nào
đáp ứng được các nhu cầu tín dụng chính đáng của tất cả các khách hàng. Muốn
có đủ tiềm năng tài chính để hoạt động, ngân hàng phải tìm mọi cách để thu hút
các nguồn vốn từ bên ngoài.
Nguồn vốn tự có của NHTM là cơ sở để NHTM huy động các nguồn vốn
khác trong nền kinh tế.Việc thu hút các nguồn vốn của ngân hàng có thể được
thực hiện dưới nhiều hình thức:
a. Nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM.
Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản
tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy
động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và của dân c­. TiỊn gưi lµ ngn
tiỊn quan träng, chiÕm tû träng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Để gia
tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng
ngày càng cao, các ngân hàng đà đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động
khác nhau:
+ Tiền gửi không kỳ hạn: là những khoản tiền gửi mà người gửi có thể rút ra
sử dơng bÊt cø lóc nµo. Bé phËn tiỊn gưi nµy bao gồm: tiền gửi để thanh toán và
tiền gửi để đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng, tiền gửi không kỳ hạn của

các tầng lớp dân cư với tính chất là tiền để dành. Loại tiền gửi này chiÕm tû träng
lín trong tỉng ngn vèn cđa NHTM vµ cã chi phÝ huy ®éng thÊp nh­ng biÕn

3


4

động mạnh tính chất vận động phức tạp và khả năng gặp rủi ro của
ngân hàng lớn.
+ Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi có quy định cụ thể về thời gian rút tiền
của khách hàng. Nó có thể là tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp khi có các
khoản thu và xác định thời hạn chi hoặc các khoản tích luỹ của doanh nghiệp,
ngoài ra còn có tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của dân cư trong xà hội. Đây là loại
tiền gửi có số dư tương đối ổn định. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm
trong dân cư, ngân hàng cố gắng thay đổi thói quen của người dân giữ vàng và
tiền tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy
động đa dạng và l·i st hÊp dÉn ( vÝ dơ nh­ tiỊn gưi với các kỳ hạn khác nhau,
tiết kiệm hưởng lÃi bậc thang, tiết kiệm vàng và ngoại tệ...). Tiền gửi tiết kiệm
không dùng để thanh toán tiền hàng và dịch vụ song có thể thế chấp để vay vốn
của ngân hàng.
+ Tiền gửi của các ngân hàng khác: Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một
số mục đích khác, ngân hàng này có thể gửi tiền tại ngân hàng khác.
b.Vay trên thị trường: bằng cách phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Hoạt động này
sẽ được hỗ trợ tốt nếu như thị trường chứng khoán phát triển, khi đó tính lưu
động của các loại giấy tờ có giá sẽ tăng lên và người nắm giữ chúng có thể chủ
động hơn.
c.Vay từ NHTW: Việc huy động vốn của NHTM còn có thể thùc hiƯn b»ng c¸ch
vay tõ NHTW, c¸c tỉ chøc tÝn dụng và các NHTM khác. Đây là nguồn thường
được các ngân hàng sử dụng để đáp nhu cầu chi trả cấp bách hoặc để duy trì tỷ lệ

dự trữ bắt buộc do NHTW quy định.
Theo luật ngân hàng nhà nước, các NHTM có thể huy động vốn gấp 20 lần
vốn tự có của mình, trong đó số vốn ngân hàng huy động bằng cách nhận tiền gửi
là nguồn quan trọng và có quy mô lớn hơn nhiều so với các ngn kh¸c. Tû lƯ

4


5

giữa các hình thức huy động còn tuỳ thuộc vào năng lực quản lý và tính mạo
hiểm của nhà lÃnh đạo ngân hàng cũng như từng thời kỳ phát triển của nền
kinh tế.
1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại chính là cho vay tiền huy
động được. Ngân hàng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng
vào mục đích và thời gian thoả thuận nhất định giữa ngân hàng và khách hàng với
nguyên tắc hoàn trả cả gốc và l·i.
Cïng víi sù ph¸t triĨn cđa nỊn kinh tÕ c¸c hình thức cho vay khác nhau đÃ
hình thành và phát triển:
- Theo thời gian: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Theo mục đích sử dụng: cho vay tiêu dùng, cho vay đầu tư, cho vay thời vụ,
cho vay nhËp khÈu...
- Theo c¸ch thøc cho vay cã thĨ cho vay trực tiếp như chuyển tiền vào tài
khoản hoặc tiền mặt cũng có thể chiết khấu thương phiếu...
Khi cho vay ngân hàng quan tâm đến việc bảo toàn vốn của mình và có lợi
nhuận tối đa, khách hàng thì muốn nhận được khoản cho vay với những điều kiện
ưu đÃi nhất. Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng quyết
định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, tuy nhiên cũng chứa đựng nhiỊu rđi
ro ( rđi ro thanh kho¶n, rđi ro l·i suất, rủi ro chính trị, rủi ro đạo đức...). Khi

những rủi ro này xảy ra sẽ gây ảnh hưởng lớn đến ngân hàng vì phần lớn vốn của
ngân hàng là được huy động từ nền kinh tế.
Ngoài hoạt động cho vay, NHTM còn sử dụng vốn trong hoạt động đầu tư.
Ngân hàng dùng vốn của mình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh với
tư cách là người góp vốn. Ngân hàng cùng với nhà kinh doanh quản lý vốn và
cùng chịu rủi ro, cùng chia lợi nhuận mà hoạt động kinh doanh mang lại. Để đầu

5


6

tư có hiệu quả ngân hàng phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu lĩnh vực dự định
tham gia và nắm được đầy đủ thông tin, tình hình hoạt động của đơn vị mà ngân
hàng dự định góp vốn. Trong quá trình đầu tư ngân hàng phải luôn giám sát hoạt
động kinh doanh sử dụng vốn đảm bảo mang lại thu nhập cho ngân hàng. Nếu
như hoạt động cho vay chỉ được thực hiện khi có khách hàng đến vay thì trong
hoạt động đầu tư ngân hàng hoàn toàn chủ động khi đưa ra quyết định của mình.
Tuy vậy rủi ro trong đầu tư là khá cao.
Hoạt động của NHTM liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế và liên
quan tới lợi ích của nhiều người, hoạt động của ngân hàng gặp phải nhiều rủi ro
do đó để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng phải đảm bảo
nguyên tắc tín dụng NHTM vốn vay phải được hoàn trả cả gốc lẫn lÃi đúng thời
hạn đà ký, vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, vốn vay phải
được bảo đảm bằng hàng hoá có giá trị tương đương. ( Theo quyết định
198/NH-QD ngày 16/09/1994 của thống đốc NHTW).
1.1.2.3. Hoạt động thanh toán và các dịch vụ khác:
Ngoài ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn một số
hoạt động khác:
+ Kinh doanh ngoại tệ: là việc NHTM dùng đồng tiền nước này để mua bán

đồng tiền nước khác tại cùng một địa điểm hoặc giữa các địa điểm khác nhau
trong cùng một khoảng thời gian hoặc tại các thời điểm khác nhau nhằm mang
lại thu nhập dưới hình thức chênh lệch giá.
+ Kinh doanh chứng khoán: là việc các NHTM dùng vốn của mình để mua
hoặc bán các loại chứng khoán trên thị trường nhằm thu được các khoản thu nhập
dưới hình thức chênh lệch giá.
+ Hoạt động dịch vụ: gồm một số hoạt động sau:

6


7

* Bảo lÃnh: Đó là việc các ngân hàng thương mại dùng uy tín và khả nằng tài
chính của mình để bảo lÃnh cho các khách hàng nếu như họ có yêu cầu. Các loại
bảo lÃnh của ngân hàng thường tiến hành là: bảo lÃnh vay, bảo lÃnh thanh toán,
bảo lÃnh thực hiện hợp đồng, bảo lÃnh dự thầu và các hình thức bảo lÃnh khác
theo yêu cầu của các doanh nghiệp và cá nhân. Thông qua hoạt động bảo lÃnh
ngân hàng thu phí dịch vụ bảo lÃnh.
* Dịch vụ thanh toán: đó là việc ngân hàng thương mại cung ứng và thực hiện
các dịch vụ sau:
ã Hoạt động thu hộ
ã Hoạt động chi hộ
ã Hoạt động chuyển tiền
ã Hoạt động thanh toán thẻ tự động ATM
ã Dịch vụ thanh toán quốc tế: đó là việc ngân hàng thực hiện thanh toán tiền
cho các bên tham gia hợp đồng ngoại thương dựa trên cơ sở hệ thống ngân hàng
đại lý của mình trên thế giới. Các hình thức thanh toán quốc tế được ngân hàng
thương mại sử dụng là: Thư tÝn dơng ( Letter of Credit), chun tiỊn ( Telegraph
transfer), nhờ thu ( Collection).

Khi thực hiện các dịch vụ thanh toán kể trên ngân hàng thương mại thu
được các khoản phí dịch vụ. Khi nhu cầu dịch vụ thanh toán của nền kinh tế và
xà hội ngày càng phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực thì phí dịch vụ thanh
toán là khoản thu không nhỏ và có xu hướng ngày càng tăng của các ngân hàng.
- Dịch vụ tư vấn: đó là việc ngân hàng cung ứng các dịch vụ tư vấn tài
chính, tiền tệ cho khách hàng và thu được các khoản phí dịch vụ tư
vấn nhất ®Þnh.

7


8

- Các dịch vụ khác: đó là việc cung ứng các dịch vụ bảo quản hiện vật quý,
giấy tờ có giá, cho thuê két sắt, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của
pháp luật.
1.2.Chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Hiện nay phần lớn các ngân hàng thương mại phải hoạt động trong môi
trường kinh doanh có nhiều biến động phức tạp và mức độ rủi ro ngày càng cao.
Điều này thể hiện qua hàng loạt các xu hướng như: nới lỏng các quy định điều
tiết và kiểm soát các hoạt động ngân hàng; tăng cường cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp ngân hàng với các định chế tài chính khác... chính những xu hướng này đÃ
đưa đến sự giảm sút về khả năng sinh lời của các Ngân hàng. Vì vậy, các nhà
Ngân hàng cần đưa ra các biện pháp mới trong quản trị, điều hành để đảm bảo
tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh môi trường
kinh doanh liên tục thay đổi.
Một trong những điểm đổi mới quan trọng đó chính là việc áp dụng lý
thuyết về quản trị chiến lược vào trong quá trình quản trị kinh doanh của các
Ngân hàng. Xác định được chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ đảm bảo sự thành
công trong kinh doanh bởi nó là phương hướng giải quyết vấn đề: tăng tính chủ

động của Ngân hàng, tăng khả năng thích nghi của Ngân hàng với những khuynh
hướng mới và sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Có thể định nghĩa chiến lược kinh doanh như sau: Chiến lược kinh doanh
là tổng thể các quyết định với việc lựa chọn các phương tiện và phân bổ nguồn
lực nhằm đạt được một mục tiêu nhất định trong kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh của một ngân hàng là một chương trình hoạt động
tổng thể và dài hạn nhằm tạo ra một bước phát triển nhất định của ngân hàng, là
sự cam kết trước về các mục tiêu cơ bản và toàn diện mà một ngân hàng cần phải

8


9

đạt được và sự phân bổ các nguồn lực quan trọng để đạt được các mục tiêu đó
trong môi trường hoạt động tương lai.
1.2.1. Mục tiêu chiến lược:
Trong một chiến lược kinh doanh thông dụng của một ngân hàng thường
bao gồm các mục tiêu sau:
+ Mục tiêu về khả năng sinh lời tài chính (thể hiện trên hàng loạt các chØ
tiªu vÝ dơ nh­: ROA, ROE...)
+ Mơc tiªu vỊ doanh số, qui mô hoạt động, thể hiện trên hàng loạt các chỉ
tiêu như: doanh số huy động, cho vay, số lượng các chi nhánh, cơ sở mới, số
lượng nhân viên tuyển dụng thêm, số lượng tài khoản được mở, số lượng khách
hàng tăng thêm, số lượng dịch vụ cung ứng...
+ Mục tiêu về chất lượng hoạt động kinh doanh như: Chất lượng dịch vụ
ngân hàng, chất lượng công nghệ ngân hàng, chất lượng đội ngũ quản trị viên và
nhân viên.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng các mục tiêu chiến lược mang tính dài hạn
thể hiện trên các kết quả tổng quát mà ngân hàng đạt được, mà kết quả này lại

hình thành trên cơ sở mọi cấp, mọi đơn vị. Vậy mục tiêu chiến lược trên thực tế
có thể phân định thành nhiều cấp khác nhau tuỳ thuộc vào từng đặc điểm của
từng ngân hàng.
- Việc thực hiện các mục tiêu trong chiến lược kinh doanh cần được viết thành
văn bản tuỳ thuộc vào mỗi Ngân hàng nội dung của chiến lược kinh doanh cần
tập trung vào các đặc trưng sau:
Về khách hàng: Ai là khách hàng của ngân hàng, khách hàng chủ yếu của
ngân hàng là doanh nghiệp, cá nhân hay cả hai. Có thể chi tiết hơn khách hàng
doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp lớn, vừa vµ nhá...

9


10

Dịch vụ: Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung ứng là gì, tập trung một nhóm
dịch vụ nào đó hay một loạt sản phẩm dịch vụ thông dụng...
Thị trường: Ngân hàng hoạt động kinh doanh trên thị trường nào, phạm vi
hoạt động, khu vực hoạt động chủ yếu... điều này phụ thuộc phần lớn vào quy mô
của Ngân hàng.
Công nghệ: Đây là nội dung khá quan trọng, ngân hàng đưa ra chính sách
chiến lược cần trả lời được những câu hỏi như: Công nghệ có phải là mối quan
tâm hàng đầu của ngân hàng không? công nghệ thanh toán, phân phối các dịch
vụ có phải là điểm mạnh của ngân hàng không?
Sự phát triển và khả năng sinh lời: Có hay không sự ràng buộc giữa các mục
tiêu phát triển và khả năng sinh lời, các chỉ số khả năng sinh lời được đánh giá
trên khía cạnh nào. Vị trí trong ngành kinh doanh, lợi thế cạnh tranh chủ yếu của
ngân hàng là gì...
1.2.2.Nội dung chiến lược kinh doanh của NHTM.
Trong hoạt động của NHTM, chiến lược kinh doanh sẽ bao gồm các đặc

điểm chính sau:
Thứ nhất, chiến lược thực ra là một kế hoạch dài hạn mang tính định hướng cơ
bản trên nhiều cấp độ khác nhau hay là cấp tổng quát hay là cấp các đơn vị kinh
doanh chiến lược (SBU) hay là cấp chức năng hoạt động nhưng tựu chung lại đÃ
gọi là chiến lược thì về phương diện thời gian phải là dài hạn.
Thứ hai, chiến lược không phải là một kế hoạch dài hạn cứng nhắc mà thường
rất linh hoạt và có khả năng điều chỉnh tuỳ thuộc vào các yếu tố thuộc về điều
kiện và môi trường kinh doanh. Mặt khác, các yếu tố nguồn lực phải được xem
xét chi tiết để cho phép ngân hàng đưa ra chiến lược luôn đảm bảo thích nghi với
môi trường kinh doanh và có thể linh hoạt điều chỉnh nó.

10


11

Thứ ba, chiến lược kinh doanh không phải những đường hướng vô định mà
luôn hướng đến mục đích, mục tiêu nhất định với nghĩa là những kết quả chung,
khái quát nhất của quá trình kinh doanh mà ngân hàng cần đạt được trong tương
lai. Những mục tiêu chiến lược đó có thể là mục tiêu định tính hay là mục tiêu
định lượng hay cả hai.
Để thực hiện các nội dung trên thường sử dụng các công cụ: kế hoạch hoá
chiến lược (là tổng hợp các biện pháp đà được áp dụng và đem lại kết quả tốt theo
tiến trình logíc) hoặc chiến lược năng động đa liên kết (là quá trình sáng tạo, có
tính đến thực trạng của tổ chức, nhân sự, là phép biện chứng giữa mong muốn và
khả năng có chấp nhận sự bất ổn và nhập nhằng).
Để thể hiện các nội dung trên có thể phân loại chiến lược kinh doanh theo các
đối tượng sau:
- Xét về khía cạnh hoạt động: nội dung của chiến lược kinh doanh bao gồm
các hoạt động:

+ Hoạt động nguồn vốn (chiến lược nguồn vốn): Nguồn vốn của Ngân hàng
Thương mại được hình thành từ: Vốn chủ sở hữu, nguồn tiền gửi và các khoản
huy động; Nguồn đi vay; và các nguồn khác (uỷ thác, nguồn trong thanh toán...).
Thể hiện trên khía cạnh này, nội dung của chiến lược kinh doanh về nguồn vốn
thể hiện trên các chương trình hoạt động tổng thể và dài hạn về doanh số huy
động, tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ, mức độ tăng các khoản vay và sử dụng các
nguồn khác nhằm đạt mục tiêu về tăng trưởng ổn định nguồn vốn, điều này thể
hiện rõ trong chiến lược nguồn vốn của mỗi ngân hàng.
+ Hoạt động sử dụng vốn (chiến lược sử dụng vốn).
Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo nên các loại tài sản khác nhau của
ngân hàng, trong đó cho vay và đầu tư là hai loại tài sản lớn và quan trọng. Mỗi
loại tài sản được hình thành theo các cách thức khác nhau, vì những mục tiêu

11


12

khác nhau song đều tập trung đảm bảo an toàn và sinh lợi cho Ngân hàng. Hoạt
động sử dụng vốn bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau: Ngân quỹ (tiền mặt trong
két, tiền gửi tại ngân hàng khác); Chứng khoán; Các khoản cho vay và đầu tư.
+ Hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác (chiến lược trong các hoạt động
dịch vụ và các hoạt động khác).
Hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Thương mại gồm nhiều loại dịch vụ khác
nhau. Khi nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ ngân hàng theo đó cũng phát
triển theo để đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Hoạt động
dịch vụ bao gồm các hoạt động: thanh toán và ngân quỹ; các hoạt động khác như
góp vốn, liên doanh liên kết, kinh doanh ngoại hối, vàng, tham gia tư vấn và các
dịch vụ khác liên quan đến Ngân hàng.
- Xét trên mục đích: chiến lược kinh doanh bao gåm:

+ ChiÕn l­ỵc sinh lêi: thĨ hiƯn kÕ hoạch, các biện pháp định hướng nhằm tăng
khả năng sinh lời của Ngân hàng (được thể hiện qua các hệ sè (ROA, ROE...)).
+ ChiÕn l­ỵc rđi ro: thĨ hiƯn néi dung phân tích đánh giá, tìm ra nguyên nhân
và hạn chế, phát huy những điểm tích cực của mỗi Ngân hàng nhằm hạn chế rủi
ro, tăng trưởng bền vững.
- Xét theo đối tượng, chiến lược kinh doanh thể hiện:
+ Chiến lược khách hàng: Thể hiện đối tượng khách hàng mà Ngân hàng tập
trung vào (loại khách hàng, cơ cấu vốn tài trợ cho khách hàng...).
+ Chiến lược thị trường: Thể hiện kế hoạch thị trường rõ ràng (hoạt động trên
phạm vi địa bàn nào, tập trung vào thị trường nào: công nghiệp, nông nghiệp,
thương mại, dịch vụ...)
+ Chiến lược sản phẩm: Cung cấp các loại hình sản phẩm nào (các sản phẩm ở
đây bao gồm các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm tín dụng, sản phẩm
dịch vụ...).

12


13

1.2.3.Mối quan hệ giữa các hoạt động trong chiến lược kinh doanh.
Xét trên khía cạnh các hoạt động cơ bản trong chiến lược kinh doanh (hoạt
động huy động vốn và sử dụng vốn cùng với các hoạt động dịch vụ và hoạt động
khác (tư vấn...) có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để thực hiện mục tiêu tổng thể
trong chiến lược kinh doanh của Ngân hàng). Để có thể khai thác tối đa khách
hàng phục vụ chiến lược kinh doanh dài hạn nhất định của mình các Ngân hàng
Thương mại đều có một chu trình khép kín toàn bộ nội dung hoạt động để có thể
kiểm soát, phát huy hết các loại hình hoạt động của mình, đạt mục tiêu tăng
trưởng hợp lý. Trong hoạt động cơ bản đó, tín dụng có thể coi là một đặc trưng cơ
bản trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, trong hoạt động tín

dụng thì tín dụng ngắn hạn lại đóng vai trò chủ yếu. Đối với mô hình các ngân
hàng nước ngoài, tín dụng hầu hết là tín dụng ngắn hạn, việc đầu tư dài hạn được
ưu tiên dành cho các ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư. Tuy nhiên, ở Việt
Nam, việc phân định ranh giới ngắn hạn và trung, dài hạn trong đầu tư giữa các
hệ thống ngân hàng là không rõ rệt, chính vì vậy hoạt động tín dụng ngắn hạn
càng cần phải được chú trọng, tách bạch trong định hướng hoạt động kinh doanh
của riêng mỗi ngân hàng. Trong chiến lược kinh doanh của mình, mỗi ngân hàng
cần tìm ra phương hướng đầu tư tín dụng trong chiến lược phát triển kinh doanh
của mình sao cho đảm bảo các khả năng phát triển, khả năng sinh lời, kết hợp sử
dụng tối đa các dịch vụ ngân hàng, tranh thủ được lợi thế cạnh tranh, thoả mÃn
nhu cầu thị trường mà ngân hàng đang hoạt động.
Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng (trong đó có hoạt động tín dụng ngắn
hạn) nhằm thực hiện tốt mục tiêu chiến lược của ngân hàng theo định hướng hoạt
động và đảm bảo thực hiện hiệu quả hoạt động ngân hàng (đảm bảo thực hiện tốt
và đầy đủ các hoạt động cơ bản), ở đây việc thể hiện hiệu quả của ngân hàng trên
các mặt hoạt động cơ bản sẽ đảm bảo các vấn đề sau:

13


14

- Hiệu quả xà hội: Một ngân hàng kinh doanh có hiệu quả khi nó đóng góp
vào sự phát triển kinh tế xà hội nói chung và hệ thống ngân hàng tài chính nói
riêng. Việc kinh doanh có hiệu quả của ngân hàng sẽ góp phần điều hoà lưu
thông tiền tƯ trong nỊn kinh tÕ, thùc thi c¸c chÝnh s¸ch tiền tệ của NHTW, giúp
luôn chuyển vốn tốt, tạo việc làm và có các đóng góp xà hội khác.
- Hiệu quả kinh tế xét trên phương diện ngân hàng: Hiệu quả kinh doanh
ngân hàng trong trường hợp này thể hiện qua các thông số về lợi nhuận, hiệu quả
sử dụng tài sản... đồng thời ngân hàng đạt được mục tiêu đề ra. Có thể đưa ra

một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của một ngân hàng như sau:
+ Chỉ tiêu lợi nhuận
+ Tỉ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu
+ Tỉ lệ thu nhập trên tổng tài sản
+ Chênh lệch lÃi suất bình quân.
Như vậy, các hoạt động cơ bản của ngân hàng luôn có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau cho một mục đích chung mà mỗi Ngân hàng đưa ra trong một giai đoạn
nhất định (chiến lược kinh doanh), trong đó có thể nhận định một vấn đề cơ bản
đó là mở rộng tín dụng sẽ đáp ứng được hiệu quả trong hoạt động tín dụng xét
trên hai phương diện trên. Trong chiến lược kinh doanh của mỗi Ngân hàng, mở
rộng tín dụng sẽ được xem xét trên các chỉ tiêu về quy mô và chất lượng tín
dụng, xét trong một phạm vi ngắn hạn, mở rộng tín dụng ngắn hạn là một phần
chủ yếu góp phần hoàn thành chiến lược chung của mỗi Ngân hàng.
1.3. Tín dụng Ngân hàng
1.3.1. Khái niệm, bản chất tín dụng Ngân hàng:
Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ TD giữa một bên là ngân hàng còn bên
kia là các pháp nhân và thể nhân khác trong nền kinh tÕ quèc d©n.

14


15

Tín dụng Ngân hàng bao gồm hai nghiệp vụ chủ yếu là huy động vốn và
cho vay (trong phạm vi luận văn tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu khía cạnh cho vay
trong hoạt động TD). Bằng cách áp dụng các cơ chế và chính sách thích hợp,
Ngân hàng tiến hành huy động các nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi hoặc nhàn rỗi
lâu dài trong nền kinh tế quốc dân để hình thành nên nguồn vốn cho vay. Trên cơ
sở nguồn vốn huy động được, Ngân hàng sẽ tiến hành cho các pháp nhân và thể
nhân trong nền kinh tế quốc dân vay theo những hình thức thích hợp để bổ sung

vào nguồn vốn sản xuất kinh doanh của họ hoặc để thoả mÃn các nhu cầu tiêu
dùng. So với các hình thức TD khác, TD ngân hàng có nhiều ưu điểm nổi bật:
- Tín dụng ngân hàng có thể thoả mÃn nhu cầu vốn của các pháp nhân và
thể nhân trong nền KTQD nếu họ chấp hành đúng các quy chế TD của
ngân hàng.
- Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú tuỳ thuộc vào nhu
cầu vay của các đối tượng.
- Tín dụng ngân hàng có thể đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời
sống kinh tế xà hội.
Chính vì những lợi thế của mình mà TD ngân hàng trở thành hình thức TD
phổ biến trong nền kinh tế thị trường.
Sự khác biệt của Tín dụng ngân hàng với các hình thức TD khác bởi chủ
thể TD là các NHTM, khác với TD thương mại là quan hệ giữa các nhà doanh
nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá hoặc
ứng tiền trước khi nhận hàng. Khác với TD Nhµ n­íc lµ quan hƯ TD thĨ hiƯn mèi
quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân và các tổ chức khác.
Ngoài ra, TD ngân hàng còn được phân biệt với TD cho vay nặng lÃi ở bản
chất, đặc điểm, mục đích và nguyên nhân tồn tại và vai trò cđa nã trong x· héi.
TÝn dơng cho vay nỈng l·i xuất hiện rất sớm xuất phát từ những rủi ro bÊt kh¶

15


16

kháng trong cuộc sống của người vay, đặc điểm của hình thức này là lÃi suất cao,
mục đích chủ yếu là nhằm vào tiêu dùng... và gây nên sự kìm hÃm phát triển kinh
tế, phân hoá giai cấp. Ngược lại, TD ngân hàng hoạt động vì mục đích thúc đẩy
sản xuất, lưu thông hàng hoá, giải quyết những khó khăn tạm thời về vốn trong
sản xuất và đời sống.... Tín dụng ngân hàng hoạt động có tổ chức và đóng vai trò

quan trọng đối với sự phát triển của nền sản xuất xà hội.
1.3.2. Chức năng và vai trò của tín dụng
1.3.2.1. Chức năng của tín dụng.
Tín dụng có chức năng phân phối lại vốn tiền tệ, thực hiện việc di chuyển
các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi đến những nơi phát sinh nhu cầu về vốn. Đặc
điểm tuần hoàn vốn trong nền kinh tế luôn dẫn đến tình trạng thừa thiếu vốn tạm
thời giữa các chủ thể kinh tế đòi hỏi phải có phương thức điều chỉnh thích hợp
nhằm sư dơng vèn cđa x· héi cã hiƯu qu¶. Nã khác với hoạt động thu chi ngân
sách nhà nước vì thu chi ngân sách cũng đuợc coi là phương thức phân phối lại
nhưng không thích hợp cho việc phân phối lại các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi
cho những nhu cầu về vốn tạm thời. Ngoài ra, các đặc trưng riêng có của quan hệ
tín dụng còn làm cho nó trở thành một phương thức hiệu quả nhất trong việc
phân phối lại các khoản vốn nhàn rỗi trong xà hội. Bëi lÏ, viƯc ph©n phèi vèn
trong quan hƯ tÝn dơng luôn gắn liền với các điều kiện đảm bảo tính hoàn trả và
có lÃi. Các khoản vốn nhàn rỗi sẽ được phân bổ cho các đối tượng có khả năng
thoả mÃn những điều kiện TD một cách tốt nhất và như vậy vốn được giao cho
người sử dụng có hiệu quả nhất. Bằng cách đó, tín dụng góp phần vào việc nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh của xà hội.
Chức năng thanh khoản: chúng ta nhận thấy rằng khi một khoản TD được
cấp, có nghĩa là người đi vay đang cần thanh khoản để chi trả cho một khoản
hàng hoá, dịch vụ nào đó mà họ muốn sử dụng, hay đà sử dụng rồi mà ch­a

16


17

thanh toán. Khi một khoản thặng dư tài chính chưa được sử dụng, nó nằm trong
vị thế là tiền cất trữ, và khi mà nó đưa ra để cho vay thì nó trở thành phương tiện
lưu thông hay phương tiện thanh toán của nền kinh tế. Khi khoản thu nhập chưa

sử dụng thì khoản thu nhập đó nằm ở dạng một phương tiện thanh toán tiềm tàng
và gần như nó đang ở vào vị thế của phương tiện cất trữ. Chừng nào các tổ chức
tín dụng hay chủ sở hữu của khoản tiền đó cấp cho một chủ thể khác để sử dụng
thì thực sự khoản tiền đó sẽ đi vào lưu thông. Như vậy, có thể nói rằng nhờ vào
TD mà nền kinh tế có được thanh khoản.
Chức năng tạo tiền: Đây là một chức năng đặc biệt riêng của TD, làm cho
số lượng phương tiện lưu thông và thanh toán trong nền kinh tế tăng lên. Khi một
ngân hàng cấp một khoản TD thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc nó tạo ra một
khoản tiền cung ứng thêm trong nền kinh tế. Thông thường, các chủ thể kinh tế
gửi vào ngân hàng số tiền mà mình đang cần để làm phương tiện thanh toán, để
sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng như: Séc, Uỷ nhiệm chi... Nhưng
khi ngân hàng dựa trên cơ sở số dư tiền gửi này để cấp thêm một khoản TD thì
lập tức phương tiện thanh toán sẽ tăng lên một lượng tương ứng.
Ngân hàng nhà nước chịu trách nhiệm điều tiết khối lượng tiền cung ứng
cho nền kinh tế thông qua việc sử dụng các công cụ có thể tác động gián tiếp đến
khối lượng tín dụng mà các ngân hàng thương mại cung cấp cho nền kinh tế: Dự
trữ bắt buộc, chính sách chiết khấu, quy định tỷ lệ dư nợ tín dụng trên số dư tiền
gửi của các ngân hàng thương mại.
1.3.2.2.Vai trò của tín dụng
Vai trò quan trọng nhất của TD là cung ứng vốn một cách kịp thời cho các
nhu cầu sản xuất và tiêu dùng cđa c¸c chđ thĨ kinh tÕ trong x· héi hay nói cách
khác TD là công cụ tích tụ và tập trung vốn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tái

17


18

sản xuất. Nhờ đó mà các chủ thể này có thể đẩy nhanh tốc độ sản xuất như tốc độ
tiêu thụ sản phẩm.

Trên cơ sở nguồn tiền nhàn rỗi phát sinh trong nền kinh tế Ngân hàng tiến
hành phân phối cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn để mở rộng quá trình tái
sản xuất, Ngân hàng đóng vai trò là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư giúp các chủ
thể kinh tế mở rộng và phát triển sản xuất. Một hệ thống các hình thức TD đa
dạng không những thoả mÃn nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế mà còn làm
cho sự tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trở nên dễ dàng, tiết kiệm chi phí giao
dịch và giảm bớt các chi phí nguồn vốn cho các chủ thể kinh doanh; điều này
giúp cho các nhà sản xuất tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư và nâng cao năng lực
sản xuất của xà hội.
Chính từ vai trò cung ứng TD, Ngân hàng góp phần bổ xung phần vốn lưu
động còn thiếu phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc làm dịch vụ
của doanh nghiệp, việc mở rộng và nâng cao hiệu quả của hình thức TD sẽ tạo sự
chủ động cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh khi nó không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tự có của bản thân.
Ngoài ra, việc cung ứng các nguồn vốn tín dụng luôn kèm theo các điều kiện tín
dụng nhằm hạn chế rủi ro và thu hồi đầy đủ vốn cho Ngân hàng, chính vì thế
người đi vay cần phải quan tâm thực sự đến hiệu quả sử dụng vốn, tổ chức lại sản
xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp có hiệu quả.
- Tín dụng là công cụ để Nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô, góp phần chống
lạm phát, ổn định tiền tệ và giá cả, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các
doanh nghiệp. Các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế bao gồm ổn định giá cả, tăng
trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm. Việc đảm bảo đạt được mục tiêu kinh tế vĩ
mô hài hoà phụ thuộc một phần vào khối lượng và cơ cấu TD xét cả về mặt thời
hạn cũng như đối tượng TD. Khối lượng, cơ cấu TD lại phụ thuộc vào các điều

18


19


kiện TD như lÃi suất, điều kiện vay, yêu cầu thế chấp, bảo lÃnh và chủ trương mở
rộng TD được quy định trong chính sách tín dụng từng thời kỳ. Như vậy, thông
qua việc điều chỉnh và thay đổi các quy tắc TD, Nhà nước có thể thay đổi quy mô
TD hay chuyển hướng vận động của nguồn vốn TD, qua đó trực tiếp hoặc gián
tiếp ảnh hưởng để các mục tiêu vĩ mô cần thiết.
- Tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế kém phát
triển, là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tÕ mịi nhän, gióp di chun vèn tõ
ngµnh nµy sang ngành khác.
Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, các ngành tiềm
tàng khả năng phát triển là rất lớn nhưng việc có tận dụng được cơ hội, có khả
năng đầu tư đúng hướng lại là cả một vấn đề. Tín dụng Ngân hàng sẽ giúp cho
các chđ thĨ trong nỊn kinh tÕ cã mét ®iỊu kiƯn cần thiết đó là vốn đầu tư sản
xuất, đây là ®iỊu kiƯn hÕt søc quan träng trong viƯc ph¸t triĨn doanh nghiệp. Đối
với các ngành kinh tế mũi nhọn, sự hỗ trợ của TD là rất quan trọng bởi lẽ không
thể có chủ thể kinh tế nào đủ khả năng tài trợ toàn bộ vốn cần thiết cho hoạt động
nhất là những ngành kinh tế mũi nhọn.
- Ngoài ra, TD còn là công cụ thực hiện các chính sách xà hội nhằm duy trì
nguồn cung cấp tài chính và có điều kiện mở rộng quy mô tín dụng chính sách.
Chẳng hạn việc thành lập Ngân hàng chính sách tài trợ vốn cho người nghèo nằm
trong chiến lược dùng các công cụ tín dụng thực hiện mục tiêu chính sách.
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh sẽ là vấn đề tất yếu, chính do yếu tố cạnh
tranh và mục tiêu lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh, các ngành kinh tế sẽ
chuyển dịch cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Việc
đầu tư tín dụng trong nhiều ngành kinh tế gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình phân
phối lại vốn giữa các ngành, giúp di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác.

19


20


1.3.3. Phân loại tín dụng
Nền kinh tế xà hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về vốn tín dụng càng
tăng, do đó, để đáp ứng các nhu cầu về vốn ngày càng cao của thị trường thì các
NHTM cũng dần đa dạng hoá các hình thức tín dụng ngân hàng. Để phân loại
các hình thức tín dụng ngân hàng, người ta thường dựa vào các tiêu thức
dưới đây:
- Căn cứ vào theo thời gian (thời hạn tín dụng):
Phân chia theo thêi gian cã ý nghÜa quan träng ®èi víi ngân hàng vì thời
gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả
năng hoàn trả của khách hàng. Theo thời gian, tín dụng được phân thành:
+ Tín dụng ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống, thường được dùng để cho
vay bổ sung sự thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp, hộ sản
xuất, kinh doanh, cho vay tiêu dùng.
+ Tín dụng trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm, dùng để cho vay mua sắm
tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình
nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
+ Tín dụng dài hạn: Trên 5 năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ
bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
- Căn cứ vào tính chất và đặc điểm sử dụng vốn: Theo tiêu thức này tín
dụng ngân hàng được chia thành hai loại:
+ Tín dụng vốn lưu động ( Cho vay vốn lưu động): Loại tín dụng này được
cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động của các doanh nghiệp hoặc cá nhân
nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ dưới hai hình thức chủ yếu là cho
vay bổ sung nguồn vốn lưu động thiếu hụt tạm thời và chiÕt khÊu chøng tõ cã gi¸.
+ TÝn dơng vèn cè định ( Cho vay vốn cố định ): Là loại tín dụng được
cung cấp nhằm hình thành nên vốn cố định của doanh nghiệp hoặc cá nhân thực

20



21

hiện sản xuất kinh doanh... Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho
vay trung và dài hạn.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng: Theo tiêu thức này, tín dụng
ngân hàng được chia thành hai loại:
+ Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá ( Cho vay sản xuất và lưu
thông hàng hoá): Là loại tín dụng cung cấp cho doanh nghiệp hoặc cá nhân thực
hiện sản xuất kinh doanh.
+ Tín dụng tiêu dùng ( Cho vay tiêu dùng): Là loại tín dụng mà ngân hàng
cho các cá nhân, hộ gia đình vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm.
- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm (biện pháp bảo đảm tiền vay): Theo tiêu
thức này, tín dụng ngân hàng có hai loại:
+ Tín dụng có đảm bảo ( Cho vay có đảm bảo ): Là loại tín dụng đòi hỏi
người vay phải có tài sản đảm bảo (mức độ tín nhiệm chưa đủ).
+ Tín dụng không có đảm bảo: Là loại tín dụng dựa vào uy tín (tín chấp)
của bản thân khách hàng (mức độ tín nhiệm cao) không cần có tài sản đảm bảo.
- Căn cứ vào phương thức hoàn trả tiền vay: Theo tiêu thức này, tín dụng
Ngân hàng có ba loại:
+ Tín dụng trả góp: Là loại tín dụng trong đó khách hàng thực hiện việc
hoàn trả nợ vay cho ngân hàng theo định kỳ.
+ Tín dụng phi trả góp (trả một lần khi đến hạn trả nợ): Là loại tín dụng
trong đó khách hàng thực hiện việc hoàn trả nợ vay một lần khi đến hạn trả nợ.
+ Tín dụng thấu chi (áp dụng cho vay luân chuyển): Trong tài khoản vÃng
lai của khách, họ có thể rút quá số dư trong hạn mức đà được ngân hàng cấp, khi
đó có nghĩa là họ vay ngân hàng (dư nợ). Khi khách hàng nộp tiền vào tài khoản
là họ trả nợ (tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng sẽ có số dư có nếu
số tiền nộp vào lớn hơn số tiền vay).


21


×