Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Tổng kết công tác quản lý chất lượng bê tông đầm lăn của công trình thủy điện Lai Châu và các bài học kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 122 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên học viên: Phan Hồ Quang;
Lớp cao học:

25QLXD11;

Chuyên ngành:

Quản lý xây dựng;

Mã ngành:

8580302.

Tên đề tài luận văn: “Tổng kết công tác quản lý chất lượng bê tơng đầm lăn của Cơng
trình thủy điện Lai Châu và các bài học kinh nghiệm”.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tơi. Các kết quả nghiên
cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn
nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện
trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Phan Hồ Quang

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giảng viên trường Đại học Thủy lợi đã tận
tình giảng dạy tác giả trong suốt thời gian học tại trường.


Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn TS. Đinh Thế Mạnh đã
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện hồn thành luận văn.
Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn tới sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, cơ
quan và các đồng nghiệp, đó là nguồn động lực mạnh mẽ trong quá trình thực hiện
luận văn này.
Do trình độ, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu cịn hạn chế nên trong luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
các Thầy Cơ giáo và độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BÊ TƠNG
ĐẦM LĂN ....................................................................................................................... 4
1.1. Tình hình phát triển đập RCC trên thế giới ............................................................ 4
1.2. Tính ưu việt của bê tơng RCC ..............................................................................10
1.3. Tình hình phát triển các đập RCC tại Việt Nam trong thời gian qua ...................11
1.4. Công tác quản lý chất lượng RCC tại các cơng trình thủy lợi, thủy điện ở Việt
Nam những năm qua......................................................................................................14
1.4.1. Công tác quản lý chất lượng thiết kế đập RCC ..................................................14
1.4.2. Công tác quản lý chất lượng thi công RCC ........................................................ 20
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng RCC ở Việt Nam ........21
Kết luận chương 1 .........................................................................................................25
CHƯƠNG 2.CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BÊ
TÔNG ĐẦM LĂN ........................................................................................................26
2.1. Các yêu cầu kỹ thuật chủ yếu của RCC ................................................................ 26

2.1.1. Dung trọng ..........................................................................................................26
2.1.2. Cường độ ............................................................................................................26
2.1.3. Tính cơng tác ......................................................................................................27
2.1.4. Nhiệt độ ..............................................................................................................27
2.1.5. Độ chống thấm nước........................................................................................... 29
2.1.6. Sự phân tầng .......................................................................................................29
2.2. Các nội dung quản lý chất lượng RCC .................................................................30
2.2.1. Quản lý chất lượng thiết kế đập RCC .................................................................30
2.2.2. Quản lý chất lượng thi công RCC ......................................................................42
Kết luận chương 2 .........................................................................................................51
CHƯƠNG 3.CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG ĐẦM LĂN CỦA
CƠNG TRÌNH THỦY ĐIỆN LAI CHÂU VÀ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM ......52
3.1. Giới thiệu về Cơng trình thủy điện Lai Châu ....................................................... 52
3.1.1. Bậc thang thủy điện trên sông Đà .......................................................................52

iii


3.1.2. Sơ lược về Cơng trình thủy điện Lai Châu ......................................................... 52
3.2. Thực trạng về công tác quản lý chất lượng RCC của Cơng trình thủy điện Lai
Châu

...................................................................................................................... 55

3.2.1. Cơng tác quản lý chất lượng vật liệu cho RCC ..................................................55
3.2.2. Công tác chuẩn bị trước khi thi công RCC ........................................................ 67
3.2.3. Cơng tác kiểm sốt chất lượng thi cơng RCC ....................................................70
3.3. Các bài học kinh nghiệm của công tác quản lý chất lượng RCC ......................... 89
3.3.1. Công tác quản lý chất lượng vật liệu cho RCC ..................................................89
3.3.2. Công tác chuẩn bị trước khi thi công RCC ........................................................ 94

3.3.3. Công tác quản lý chất lượng thi công RCC ........................................................ 96
Kết luận chương 3 .......................................................................................................100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................103
PHỤ LỤC 1 - HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN ................................................................104
PHỤ LỤC 2 – KẾT QUẢ CƯỜNG ĐỘ KHÁNG NÉN CÁC MẪU ĐÚC ................109

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hình ảnh đập bê tơng RCC Định Bình .......................................................... 13
Hình 1.2. Hình ảnh đập bê tơng RCC Sơn La ............................................................... 13
Hình 1.3. Sơ họa mặt cắt loại 1 ..................................................................................... 16
Hình 1.4. Sơ họa mặt cắt loại 2 ..................................................................................... 17
Hình 3.1. Sơ đồ các bậc thang thủy điện trên Sơng Đà .................................................52
Hình 3.2. Trạm trộn RCC cơng suất 720m3/giờ ........................................................... 73
Hình 3.3. Hệ thống băng tải vận chuyển vữa RCC từ trạm trộn ra mặt đập .................74
Hình 3.4. Lắp dựng cốp pha thượng lưu và hạ lưu đập. ................................................75
Hình 3.5. Xử lý khe ấm non và khe ấm già. ..................................................................78
Hình 3.6. Xử lý khe lạnh và khe siêu lạnh. ...................................................................79
Hình 3.7. Cơng tác rải – san – đầm bê tông đầm lăn trên mặt đập................................ 81
Hình 3.8. Cơng tác cắt khe co giãn. ...............................................................................82
Hình 3.9. Khoan lấy mẫu thí nghiệm RCC. ..................................................................86
Hình 3.10. Hình ảnh đập bê tơng đầm lăn Lai Châu. ....................................................88
Hình 3.11. Quy trình quản lý chất lượng vật liệu RCC .................................................90
Hình 3.12. Quy trình chuẩn bị trước khi đổ RCC ......................................................... 94
Hình 3.13. Sơ đồ quản lý chất lượng trong thi công RCC. ...........................................96

v



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Thống kê số đập RCC có chiều cao trên 15m tính đến năm 2016 ..................8
Bảng 1.2. Thống kê các cơng trình thi cơng theo cơng nghệ đập RCC ........................ 12
Bảng 2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với xi măng Poóc lăng ................................................34
Bảng 2.2. Các yêu cầu về thành phần hóa học của phụ gia khống hoạt tính ...............35
Bảng 2.3. Các yêu cầu về vật lý của phụ gia khống hoạt tính .....................................36
Bảng 2.4. Các u cầu về tính năng cơ lý phụ gia hóa học ...........................................38
Bảng 2.5. Các yêu cầu về độ đồng nhất của phụ gia hóa học .......................................39
Bảng 3.1. Các yêu cầu kỹ thuật của RCC......................................................................55
Bảng 3.2. Kết quả thí nghiệm trung bình các chỉ tiêu của phụ gia khoáng ...................58
Bảng 3.3. Thành phần cấp phối kiến nghị cho 1m3 RCC .............................................59
Bảng 3.4. Thành phần cấp phối cho 1 m3 bê tông RCC ...............................................61
Bảng 3.5. Thành phần cấp phối cho 1 m3 RCC ............................................................ 61
Bảng 3.6. Thành phần cấp phối cho 1 m3 RCC ............................................................ 62
Bảng 3.7. Kết quả thí nghiệm kiểm sốt chất lượng xi măng PC40 Yên Bình .............63
Bảng 3.8. Kết quả thí nghiệm kiểm sốt chất lượng xi măng PC40 Bút Sơn ...............64
Bảng 3.9. Kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý của tro bay ...............................................65
Bảng 3.10. Kết quả thí nghiệm phụ gia Conplast R ...................................................... 65
Bảng 3.11. Quy định về sai số mẻ trộn vữa RCC.......................................................... 73
Bảng 3.12. Yêu cầu về thời gian bộc lộ cho công tác xử lý khe thi công RCC ............77
Bảng 3.13. Dung trọng tại trạm trộn bê tông RCC – Khối C1 ......................................83
Bảng 3.14. Dung trọng bê tơng RCC ngồi hiện trường tại vị trí khối C1 ...................84
Bảng 3.15. Yêu cầu về tần suất lấy mẫu thí nghiệm bê tơng RCC ngồi mặt đập ........85
Bảng 3.16. Cường độ kháng nén yêu cầu của mẫu đúc theo tuổi của RCC ..................85
Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả thí nghiệm nõn khoan khối C2.......................................87

vi



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
 CVC:

Bê tông truyền thống.

 CKD:

Chất kết dính.

 HĐNTCS:

Hội đồng nghiệm thu cơ sở.

 HĐNTCCĐT:

Hội đồng nghiệm thu cấp Chủ đầu tư.

 HĐNTNN:

Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các cơng trình xây dựng.

 QLDA:

Quản lý dự án.

 RCC:

Bê tông đầm lăn.


 TVGS:

Tư vấn giám sát.

 TVTK:

Tư vấn thiết kế.

 TN:

Thí nghiệm.

 TCXDVN:

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

 TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam.

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc xây dựng các đập bê tông trọng lực bằng công nghệ RCC đã được áp dụng rộng
rãi và phát triển rất nhanh trên tồn thế giới. Tính đến năm 2016 trên tồn thế giới đã
có 750 đập áp dụng cơng nghệ RCC.
Cơng nghệ RCC được nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam khá muộn. Đập RCC có
tính ưu việt hơn đập bê tơng thường về đặc tính kỹ thuật, giá thành, tốc độ xây

dựng...Khai thác ưu thế của đập bê tông trọng lực thi công theo công nghệ bê tông
đầm lăn, hiện nay ở Việt Nam có 24 đập thiết kế và thi cơng theo cơng nghệ bê tơng
đầm lăn.
Cơng trình Thủy điện Lai Châu là cơng trình trọng điểm quốc gia, được khởi công xây
dựng vào ngày 05/01/2011 và khánh thành ngày 20/12/2016. Cơng trình được xây
dựng ở bậc thang trên cùng của dịng chính sơng Đà, bậc trên của thủy điện Sơn La và
thủy điện Hịa Bình, tại Thị trấn Nậm Nhùn - Huyện Nậm Nhùn -Tỉnh Lai Châu. Quy
mơ của cơng trình gồm 3 tổ máy với tổng cơng suất lắp đặt 1.200 MW, điện lượng
bình qn năm: 4,67 tỷ kWh; Đập dâng là đập bê tông trọng lực được thi công theo
công nghệ bê tông đầm lăn, chiều cao đập lớn nhất: 137,0m, chiều dài đập theo đỉnh:
493,5m, tổng khối lượng bê tông đầm lăn: 1,89 triệu m3.
Xác định được tầm quang trọng của dự án, nên các cấp thẩm quyền đều rất quan tâm
đến công tác quản lý chất lượng thi cơng nói chung và chất lượng thi cơng của đập
RCC nói riêng. Việc thi cơng RCC phải tuân thủ theo Điều kiên kỹ thuật thi công được
phê duyệt. Chất lượng các hạng mục được kiểm soát tuân thủ hệ thống quản lý chất
lượng của chủ đầu tư, Tư vấn và các nhà thầu. Chất lượng cơng trình được kiểm sốt
có hệ thống từ thiết kế, biện pháp thi cơng, kiểm tra và thí nghiệm vật tư, vật liệu đầu
vào và q trình thi cơng tại hiện trường. Cơng trình thủy điện Lai Châu đã được Bộ
Xây Dựng cơng nhận cơng trình đạt Giải thưởng chất lượng cao đợt 2 năm 2016, tại
quyết định số: 1326/QĐ – BXD ngày 19/12/2016.

1


Trên cơ sở kinh nghiệm quản lý và giám sát thi công hai đập RCC lớn ở Việt Nam là
đập Sơn La, Lai Châu tác giả đã lựa chọn đề tài “Tổng kết công tác quản lý chất
lượng bê tông đầm lăn của Cơng trình thủy điện Lai Châu và các bài học kinh
nghiệm” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích của đề tài
Tổng kết, đánh giá thực trạng về công tác quản lý chất lượng RCC của Cơng trình thủy

điện Lai Châu để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý
chất lượng đập RCC ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chất lượng RCC tại các cơng trình
thủy lợi, thủy điện. Kinh nghiệm quản chất lượng RCC tại Cơng trình thủy điện Sơn
La, Lai Châu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các cơng trình thủy lợi, thủy điện thi cơng theo công nghệ bê
tông đầm lăn trên lãnh thổ Việt Nam. Giới hạn phạm vi nghiên cứu là công tác quản lý
chất lượng RCC tại các cơng trình thủy lợi, thủy điện.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Nghiên cứu các hồ sơ thiết kế, biện pháp tổ chức thi cơng, quy trình kiểm sốt chất
lượng đập RCC của Cơng trình thủy điện Sơn La, Lai Châu;
Tổng kết kinh nghiệm quản lý, giám sát thi công của bản thân tác giả;
Trao đổi, học hỏi trực tiếp các chuyên gia, kỹ sư có kinh nghiệm quản lý, thiết kế, thi
công đập RCC.

2


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp nghiên cứu tổng quan về những nội dung liên quan đến lĩnh vực nghiên
cứu;
Phương pháp khảo sát, thu thập, tổng hợp;
Phương pháp chuyên gia.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Đề tài nghiên cứu và đưa ra quy trình quản lý, kiểm sốt chất lượng RCC trên cơ sở
các quy định của pháp luật, bằng phương pháp thực nghiệm kết hợp phân tích lý luận.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có tính ứng dụng cao, là tài liệu tham khảo cho công tác
quản lý chất lượng bê tông đầm lăn, nhằm tạo ra những công trình xây dựng có chất
lượng cao, chi phí xây dựng thấp, góp phần thúc đấy phát triển kinh tế xã hội.
6. Kết quả đạt được
Thực trạng của công tác quản lý chất lượng RCC tại các cơng trình thủy lợi, thủy điện
những năm qua.
Bài học kinh nghiệm thực tiễn về cơng tác quản lý chất lượng RCC của cơng trình
thủy điện Lai Châu.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
BÊ TƠNG ĐẦM LĂN
1.1. Tình hình phát triển đập RCC trên thế giới
Bê tông đầm lăn (RCC - Roller Compacted Concrete) có thể được xem là sự phát triển
quan trọng nhất trong công nghệ bê tông trong một phần tư thế kỷ qua. Sự ra đời của
nó đã làm cho một số dự án đập trở lên khả thi hơn bởi hạ được giá thành từ việc cơ
giới hóa cơng tác thi công, tốc độ thi công nhanh, sớm đưa cơng trình vào sử dụng,
giảm thiểu lao động thủ cơng cũng như chi phí cho các cơng trình phụ trợ và chi phí
cho biện pháp thi cơng [1].
Bê tơng đầm lăn đã được ứng dụng kể từ cuối những năm 1920, nhưng hầu hết chỉ
được dùng để làm nền đường cao tốc và đường băng sân bay. Đến năm 1960 RCC đã
được sử dụng thi công đê quai khi xây dựng đập Thạch Mơn ở Đài Loan, Trung Quốc.
Sau đó, từ năm 1961÷1964 RCC đã được dùng để thi cơng đập Aipe Gera ở Italia, tại
đập này bê tông nghèo được đổ theo từng lớp dày 70cm suốt từ vai này sang vai kia
của đập, do đó tránh được việc thi cơng theo khối truyền thống, đập được kín nước

mặt thượng lưu bọc hoàn toàn bằng các tấm thép [2].
Năm 1970 Raphanel đưa ra một lý thuyết trong đó tác giả mô tả “đập trọng lực tối ưu”
do sử dụng vật liệu có tính ổn định của xi măng, sau đó được tối ưu ở mái đập và hàm
lượng xi măng (nghĩa là cường độ). Cũng trong thời gian này, Moffat đã phát triển chi
tiết hơn khái niệm về đập trọng lực RCC, Cannon đã đưa ra các tài liệu về kết quả thí
nghiệm tồn diện hiện trường sử dụng các xe lu rung để đầm bê tông ở công trình
Tims Ford ở Mỹ, đây là lần đầu tiên có ý kiến cho rằng hàm lượng chất kết dính của
RCC có thể chứa một tỷ lệ đáng kể phụ gia khống chất (tro bay ít vơi) [2].
Năm 1972 Cannin đã đưa ra bài luận văn “Dùng đầm lăn rung nén chặt bê tơng khối
lớn” và cơng bố kết quả thí nghiệm dùng xe ô tô tự đổ, máy gạt san, dùng đầm lăn
rung đầm nén bê tơng, hình thành khái niệm sơ bộ của RCC. Hiệp hội các kỹ sư Quân
đội Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu công tác thi công RCC tại Cơ quan chuyên ngành
đường thủy vào năm 1973 và ở hiện trường đập Willow Creek năm 1974. Trong thời
kỳ đó, họ cũng đã thiết kế thi công “một đập trọng lực tối ưu” cho đập Zintel Canyin
4


theo công nghệ RCC nhưng không được ủng hộ, tuy vậy từ những kết quả ban đầu này
đã trở thành kinh nghiệm cho đập Willow Creek và đập này trở thành đập RCC đầu
tiên tại Mỹ.
Cơng trình đầu tiên sử dụng lượng lớn RCC là cơng trình sửa chữa tuy nen tháo lũ của
đập Tarbela ở Pakistan do binh đoàn Lục qn Mỹ nhận thầu năm 1975. Cơng trình
này sử dụng đá cuội, cát thêm vào ít xi măng trộn thành bê tông, dùng đầm lăn rung
đầm nén sửa chữa các phần bị xói trơi. Trong 42 ngày đổ lượng bê tơng là 351.680m3,
cường độ bình qn mỗi ngày đổ 8.371m3, cường độ ngày đổ nhiều nhất là 13.438m3,
thể hiện ưu việt về tốc độ thi công của RCC [1].
Tại Nhật Bản, các nghiên cứu phương pháp đập bê tông lăn (Rolled-Concrete Dam RCD) đã được thực hiện từ những năm 1970. Phương pháp này là kết quả từ kết hợp
ba yếu tố trong thi công đập bê tông [2].
Thi công - sử dụng thiết bị thi công lớn hơn, như đã sử dụng trong thi công các đập
đắp, với một diện tích đổ bê tơng theo chiều ngang, để giảm khối lượng cốppha của

khe thi công và giảm thời gian thi công, đồng thời cải thiện được mức độ an tồn trong
thi cơng.
Vật liệu - giảm hàm lượng xi măng và sử dụng tro bay để cải thiện tính công tác, giảm
các biến dạng nhiệt do giảm gia tăng nhiệt, và loại bỏ nhu cầu sử dụng hệ thống làm
mát trước đặt sẵn.
Thiết kế - khái niệm cho phép thiết kế một đập có tính kinh tế, thậm chí trên các nền
móng yếu mà trước đó chỉ phù hợp với các đập đắp.
Tuy nhiên, người ta cho rằng chỉ bằng cách sử dụng bê tơng RCD sẽ khó mà đạt được
độ bền và tính kín nước đủ theo yêu cầu. Do đó khái niệm RCD đã kết hợp một số kỹ
thuật khác để khắc phục những vấn đề có khả năng xảy ra này. Để có độ bền tốt trong
điều kiện khí hậu Nhật Bản khắc nghiệt, với mùa đơng băng giá và mùa hè khá nóng
nực, thân đập bê tông lăn RCD được bảo vệ bằng một bản mặt bê tơng có chiều dày từ
2,5 đến 3m. Để cải thiện tính kín nước và lực kết dính, các khe thi công ngang được xử

5


lý bằng phương pháp cắt lưới - green cutting và sử dụng một lớp vữa lót mỏng. Một
chuỗi vật chắn nước và lỗ thốt nước được bố trí tại mỗi khe co ngót.
Năm 1976, một thí nghiệm tồn diện tại hiện trường đã được thực hiện ở đê quây đập
Ohkawa (Nhật Bản) và các kết quả của thí nghiệm này đã cơ bản chứng minh rằng
phương pháp RCD có thể sử dụng cho thân đập. Đập Shimajigawa (Nhật Bản), đập
RCD lớn nhất đầu tiên trên thế giới, với khối lượng 165.000m3 bê tông RCC (chiếm
52% tổng khối lượng bê tông 317.000 m3), xây dựng xong vào năm 1980. Sau đó là
cơng trình đập Tamagawa (Nhật Bản) cao 100m, với tổng khối lượng 1.150.000 m3
xong năm 1987 [2].
Đập RCC lớn nhất đầu tiên (đối trọng của RCD) là đập Willow Creek cao 52 m tại Mỹ
thi công xong năm 1982, RCC trong đập này có hàm lượng kết dính thấp trong thân
đập (47kg/m3 xi măng và 19kg/m3 phụ gia khoáng chủ yếu là tro bay ít vơi và một
khối lượng nhỏ RCC dùng tro bay nhiều vôi). Các tấm bê tông đúc sẵn tạo thành mặt

thượng lưu, đập có thể tích 317.000 m3 RCC. Khi hồ chứa được tích nước một phần, ở
đập có xuất hiện lưu lượng thấm lớn và đập này sau đó được khoan phun chống thấm.
Đập RCC tiếp theo là đập Copperfield cao 40m ở Úc thi cơng hồn thành năm 1984,
đập này thi cơng bằng RCC với 80kg/m3 xi măng ở vùng trung tâm và 80kg/m3 xi
măng và 30kg/m3 tro bay ở vùng bao ngoài của đập. Đây là đập RCC đầu tiên có bố trí
hạng mục tràn kết cấu bê tơng rung sâu bọc ngồi bằng RCC. Lưu lượng thấm ban đầu
là 25 lít/giây đã giảm đi cịn khoảng 2 lít/giây sau 3 năm đầu vận hành [2].
Năm 1985, 1986 hai cơng trình đập được xây dựng ở hai đầu cực của thế giới đã đưa
ra khái niệm sử dụng hàm lượng kết dính cao hơn trong bê tông RCC với một tỉ lệ cao
phụ gia khoáng. Các đập Castilblanco de los Arroyos (Tây Ban Nha) và Kengkou
(Trung Quốc) là những đập đầu tiên được thi công bởi hai quốc gia giờ đây đang vượt
lên dẫn đầu trong công cuộc phát triển bê tông RCC trong thi công đập. Không lâu sau
khi những đập này được xây dựng, các đập RCC được bắt đầu xây dựng tại Nam Phi,
Brazil và Mexico. Saco de Nova Olinda tại Brazil là đập bê tông RCC đầu tiên sử
dụng “cốt liệu mịn tự nhiên” làm thành phần chính trong hỗn hợp. Sau đó là đập
Urugua-I, đập bê tơng RCC đầu tiên sử dụng “cốt liệu mịn nhân tạo”. Khái niệm “hàm

6


lượng mịn cao” này hiện nay đã được sử dụng trong hầu hết các đập RCC tại Brazil
[2].
Cơng trình tiếp theo có ảnh hưởng quan trọng đến việc phát triển cơng nghệ RCC là
cơng trình Upper Stillwater (Mỹ), xây dựng từ năm 1985 đến 1987. RCC có một hàm
lượng chất kết dính rất cao (252 kg/m3 mặc dù 69% trong số này là tro bay ít vơi). Đập
này có khối lượng là 1.281.000m3 trong những năm 1980 đã thành công với tốc độ thi
công bê tông RCC cao, gần 1,1 triệu m3 RCC được đổ trên đập Upper Stillwater trong
vòng 11 tháng. Đập Stagecoach cao 46m được xây dựng chỉ trong 37 ngày đổ liên tiếp,
với tốc độ trung bình đạt được về chiều cao là 1,2m/ngày. Tại đập Elk Creek, tốc độ
đổ RCC vượt quá 9200m3/ngày.

Từ năm 1980, Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu RCC trên các mặt thiết kế, thi công
và lựa chọn sử dụng các loại nguyên vật liệu. Năm 1986, Trung Quốc đã xây dựng đập
RCC đầu tiên là đập Khanh Khẩu, cao 56m tại tỉnh Phúc Kiến để phát điện. Đến năm
1988 thi công RCC cơng trình thủy điện Diệp Thán. Tuy nghiên cứu sau, nhưng Trung
Quốc đã nhanh chóng phát triển cơng nghệ RCC so với các nước trên thế giới. Đến
năm 2001, Trung Quốc đã xây dựng gần 60 đập bằng RCC và đang thiết kế nhiều đập
bằng RCC khác. Trung Quốc hiện là nước đứng đầu trên thế giới về loại đập này.
Nhiều đập lớn đã được xây dựng bằng công nghệ RCC như đập trọng lực Long Than
trên sông Hồng Thủy (1998) đợt đầu đập cao 190m, đợt 2 đập cao 216,5m; Đập vòm
Cổ Định tại ngã ba Điểu Giang cao 75m. Trong những năm tới, Trung Quốc sẽ xây
dựng đập vòm Cao Đường cao 110m và rất nhiều đập khác bằng RCC [1].
Ở Tây Ban Nha cũng đã xây dựng được trên 20 đập RCC, chiều cao đập lớn nhất là
99m, đang xây dựng tiếp 8 đập. Công nghệ RCC ở Tây Ban Nha đã được khởi xướng
tại Hội nghị lần thứ XI của hội đập lớn thế giới tại Mandrit (1973). Việc áp dụng RCC
lần đầu tiên vào năm 1984 khi đập Erizana được thi công và đập RCC Castibolanco de
los Anoyos được hoàn thành năm 1985 [1].
Đập RCC phù hợp với hầu hết các điều kiện tự nhiên trên thế giới. Ở Angiêri, nơi có
nhiệt độ cao lên tới 43oC cũng đã xây dựng đập RCC cao 121m, khối lượng
1.690.000m3. Ở Chi Lê, nơi có mưa nhiều tới 4.430mm/năm cũng đã xây dựng đập
7


RCC cao 113m, khối lượng đến 660.000m3. Hay ở Nga, Rumania lạnh giá cũng hoàn
thành những đập RCC đầu tiên. Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế với đập RCC như:
Phải có những nguồn cốt liệu, pozzolan đủ trữ lượng, có vị trí phù hợp với khu vực
xây dựng đập; khối lượng thi công RCC phải đủ lớn (> 200 000 m3) mới khai thác
được hiệu quả dây truyền thi công RCC [1].
Đến nay, việc xây dựng các công trình bê tơng bằng cơng nghệ RCC ở các nước trên
thế giới đang phát triển với tốc độ rất nhanh, diễn ra ở hầu khắp các vùng châu lục và
các vùng khí hậu. Qua q trình phát triển của cơng nghệ xây dựng đập bê tơng RCC,

đến nay đã hình thành 3 trường phái chính về cơng nghệ bê tơng RCC trên thế giới đó
là trường phái bê tơng đầm lăn của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc. Tổng số đập RCC
có chiều cao trên 15m đã hồn thành hoặc đang thi công đến 2016 là 750 đập được
thống kê trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Thống kê số đập RCC có chiều cao trên 15m tính đến năm 2016
TT

Số đập đã

Tên nước/ Châu lục

Ghi chú

xây dựng

A

Châu Á

1

Trung Quốc

208

2

Nhật Bản

59


3

Việt Nam

22

4

Iran

14

5

Lào

6

5

Malaysia

5

5

Combodia

2


8

Thái Lan

3

9

Inđônêxia

4

10

Myanmar

2

11

Philipin

3

12

Ấn Độ

4


8

Đê quây của đập Thạch Môn
- 1961
Đập đầu tiên 1978:
Shimajigawa (CRD)
Đập đầu tiên 2005: Pleikrong


TT

Số đập đã

Tên nước/ Châu lục

xây dựng

13

Jordan

B

Châu Âu

1

Thổ Nhĩ Kỳ


53

2

Tây Ban Nha

25

3

Hy Lạp

8

4

Pháp

7

6

Rumani

2

7

Italia


1

8

Nga

1

C

Châu Mỹ

1

Brazil

102

2

Mỹ

52

3

Mehico

18


4

Canada

2

5

Achentina

1

6

Chile

2

7

Colombia

2

8

CH Đôminica

1


9

Guyana

1

10

Onđurat

2

11

Panama

3

12

Venezuela

1

D

Châu Phi

1


Maroc

34

2

Nam Phi

17

3

Algieri

7

4

Angola

2

Ghi chú

4

9

Nghiên cứu RCC 1972:
Willow Creek (RCC)



TT

Tên nước/ Châu lục

Số đập đã
xây dựng

5

Ertropia

1

E

Châu Úc

24

Tổng cộng thế giới

Ghi chú

750

1.2. Tính ưu việt của bê tơng RCC
RCC là loại bê tơng khơng có độ sụt, sử dụng ít chất kết dính (xi măng + phụ gia
khống), hàm lượng xi măng thấp, trong trạng thái chưa đông cứng sẽ được vận

chuyển, đổ và đầm bằng các thiết bị thi cơng đập đất đá. Các tính chất của RCC đơng
cứng tương tự như tính chất của bê tơng thi cơng theo các phương pháp truyền thống
khác.
Ưu điểm chính của RCC trong thi công đập so với các đập bê tông truyền thống: Thi
cơng nhanh hơn (có thể lên đến 2,5 đến 3m chiều cao mỗi tuần ở các đập lớn), ở các
đập nhỏ có thể đạt đến cường độ cao hơn; Sử dụng hiệu quả thiết bị truyền thống như
ô tô tự đổ, máy ủi, máy lu rung, v.v...; Hàm lượng chất kết dính thấp; Giảm giá thành
thi cơng nhờ q trình nói trên; Các lớp mỏng hơn dẫn đến độ an tồn gia tăng trong
khi thi cơng nhờ giảm bớt các khác biệt trong các lớp giữa các lần đổ; Độ an toàn cũng
được gia tăng do giảm độ phụ thuộc vào cốp pha; Giảm ảnh hưởng đối với môi trường
do sử dụng nhiều nguồn vật liệu địa phương thân thiện môi trường [2].
Ưu điểm của RCC trong thi công đập so khi so sánh với đập đất đá bao gồm: Giảm
thời gian thi công do đổ vật liệu ở cùng cường độ nhưng khối lượng giảm đi rất nhiều
(do diện tích mặt cắt đập RCC nhỏ hơn nhiều so với đập đất đá); Hợp nhất được đập
tràn xả lũ trên đập chính; Giảm bớt chiều dài cơng trình dẫn dòng (cả về chiều dài lẫn
thời gian) trong quá trình thi cơng và giảm bớt các u cầu về đê quây, do các rủi ro về
lũ được giảm thiểu nên kích thước hệ thống dẫn dịng có thể giảm đi; Làm ngắn đường
ống áp lực và việc thi công bất kỳ kết cấu cửa lấy nước nào đều có thể tựa vào mặt
đập, như vậy sẽ có ưu điểm hơn là đứng độc lập, qua đó kết cấu sẽ ít nhạy cảm hơn
trước tải trọng động đất; Do đó giá thành thi công giảm; Giảm ảnh hưởng đối với mơi
trường do nhu cầu về vật liệu ít đi, nhờ đó giảm mật độ giao thơng và giảm lượng bụi,

10


v.v...; Đập có thể chịu các con lũ trong quá trình thi cơng bằng cách cho phép tràn đỉnh
mà khơng bị hư hỏng; Mùa thi cơng RCC có thể kéo dài hơn so với một đập đất đá [2].
Ngoài sử dụng để đắp đập RCC cũng được sử dụng cho những mục đích khác như:
Gia cố và nâng chiều cao một đập đã xây dựng; Gia cố mặt hạ lưu của một đập đất đá
để chúng có thể chịu tràn đỉnh; Tạo nền cho các đập bê tông; Lấp các vết lún lõm

trong đập đất đá hoặc trong nền gây ra bởi xả tràn hoặc tràn đỉnh, v.v...
Nhược điểm của RCC trong thi công đập: Phương án đập RCC được thiết kế tốt
thường là phương án rẻ nhất so với các hình thức đập khác, nhưng vẫn có số vấn đề
làm cho đập RCC đắt hơn. Những điều kiện không thích hợp cho RCC bao gồm những
vùng xây dựng đập có cốt liệu với giá thành khơng hợp lý, chất lượng đá nền xấu hoặc
hoặc tầng phủ quá dầy, những nơi điều kiện nền móng có thể dẫn đến độ lún không
đồng đều, hoặc những nơi thung lũng quá hẹp, vách q dốc do đó hạn chế diện tích
hoạt động của các thiết bị thi công làm chậm tốc độ lên đập [2]. Mặt khác cơng nghệ
RCC địi hỏi trình độ thi công cao, đầu tư thiết bị công nghệ thi cơng lớn, quy trình
giám sát quản lý chất lượng nghiêm ngặt từ các khâu thiết kế, chọn vật liệu đầu vào,
quá trình trộn, vận chuyển vữa, quá trình san đầm, bảo dưỡng... mới đạt được độ đồng
đều về chất lượng của bê tông, đặc biệt là với những công trình có diện tích mặt bằng
thi cơng q lớn ngồi ảnh hưởng của nguyên nhân chủ quan như đã nêu ở trên còn
ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố khách quan về điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm
mơi trường.
1.3. Tình hình phát triển các đập RCC tại Việt Nam trong thời gian qua
Công nghệ RCC được nghiên cứu ứng dụng vào Việt Nam khá muộn so với các nước
trên thế giới. Tuy vậy, với những tính năng ưu việt so với bê tông truyền thống đồng
thời với sự phát triển nhanh chóng của RCC tại Trung Quốc, một đất nước liền kề có
nhiều đặc điểm gần giống với Việt Nam nên trong những năm gần đây công nghệ
RCC đã được áp dụng nhiều vào các cơng trình thủy lợi, thủy điện tại Việt Nam. Hiện
nay, ở Việt Nam đã có 24 đập được thiết kế và thi công theo công nghệ RCC, đưa Việt
Nam trở thành nước thứ 7 trên thế giới về tốc độ phát triển đập RCC, có thể thống kê
các cơng trình đã thi công theo công nghệ RCC tại Việt Nam như bảng 1.2.

11


Bảng 1.2. Thống kê các cơng trình thi cơng theo cơng nghệ đập RCC
Kích thước đập (m)

STT

Tên cơng trình

Thời gian
thi cơng

Khối lượng
Chiều

Chiều

dài

cao

(m3)

1

Thủy Lợi Định Bình

2004 - 2008

571,0

54,3

183.000


2

Thủy điện A Vương

2003 - 2008

228,1

80,0

280.000

3

Thủy điện Plei Krông

2003 - 2010

495,0

71,0

322.494

4

Thủy điện Sê San 4

2004 - 2010


834,0

74,0

604.266

5

Thủy điện đồng Nai 3

2004 - 2011

586,4

108,0

1.148.000

6

Thủy điện Bản Vẽ

2004 - 2009

509,0

137,0

1.464.103


7

Thủy điện Bắc Hà

2004 - 2013

438,0

77,6

610.000

8

Thủy điện đồng Nai 4

2004 - 2013

565,0

127,5

1.287.678

9

Thủy điện Sơn La

2005 - 2012


961,6

138,1

2.677.000

10

Thủy điện Bình Điền

2005 - 2009

331,6

83,5

189.000

11

Thủy điện Hương Điền

2005 - 2013

184,8

81,7

260.000


12

Thủy điện Sông Kôn 2

2005 - 2010

167,0

50,0

280.000

13

Thủy điện Bản Chát

2006 - 2015

267,0

104,0

1.610.984

14

Thủy điện Sông Tranh 2

2006 - 2015


660,0

96,0

1.028.440

15

Hồ thủy lợi Nước Trong

2007 - 2012

517,5

69,0

446.000

16

Thủy điện Đồng Nai 2

2007 -2015

800,0

79,0

700.000


17

Thủy điện Đăk Mi 4

2007 - 2012

472,0

90,0

720.000

18

Thủy điện Sông Bung 4

2010 - 2015

345,0

114,0

795.202

12


19

Thủy điện Lai Châu


2011 - 2016

612,0

137,0

1.886.000

20

Thủy điện Đồng Nai 5

2011 - 2015

450,0

70,0

625.234

21

Thủy điện ĐakĐrinh

2011 - 2015

415,0

99,0


800.000

22

Thủy điện Trung Sơn

2012 - 2017

513,0

84,5

750.000

23

Thủy lợi Bản Lải

2019 - 2021

372,0

55,7

214.366

24

Thủy Lợi Tân Mỹ


2019 - 2021

611,3

66,7

336.499,67

Một số hình ảnh các cơng trình thủy lợi, thủy điện có đập thi cơng theo cơng nghệ
RCC.

Hình 1.1. Hình ảnh đập bê tơng RCC Định Bình

Hình 1.2. Hình ảnh đập bê tông RCC Sơn La

13


1.4. Công tác quản lý chất lượng RCC tại các cơng trình thủy lợi, thủy điện ở Việt
Nam những năm qua
Đặc điểm các cơng trình đầu mối thủy lợi, thủy điện ở nước ta thường có khối lượng
bê tơng rất lớn, khối lượng thi cơng tại các cơng trình có thể lên đến hàng triệu mét
khối bê tông (đặc biệt như đập RCC cơng trình thủy điện Sơn la gần 2,7 triệu m3). Môi
trường làm việc của các kết cấu bê tơng cơng trình thủy lợi, thủy điện thường xun
nằm trong nước hoặc những vùng có mực nước thay đổi. Do vậy đối với các đập RCC
cơng trình thủy lợi, thủy điện ngoài việc đảm bảo khả năng chịu lực, ổn định cịn phải
có khả năng chống thấm. Mặt khác, cơng nghệ RCC ở Việt Nam cịn tương đối mới,
chưa có thời gian kiểm chứng, do đó cơng tác kiểm sốt chất lượng bê tơng RCC tại
các cơng trình thủy lợi, thủy điện được yêu cầu rất cao.

Công tác quản lý chất lượng RCC được tiến hành đồng bộ ở các khâu: Thiết kế đập
RCC, thiết kế lựa chọn cấp phối cho RCC; Cơng tác kiểm sốt chất lượng thi công
RCC.
1.4.1. Công tác quản lý chất lượng thiết kế đập RCC
Các vấn đề quan trọng được giải quyết khi thiết kế đập RCC gồm mục đích cơ bản của
đập và những yêu cầu của Chủ đầu tư về giá thành, tiến độ, mặt cắt, khả năng chống
thấm, vận hành và bảo dưỡng. Việc thẩm định lại những vấn đề này sẽ giúp xác định
được cấp phối RCC tối ưu, phương án xử lý bề mặt của lớp, phương pháp tạo thành bề
mặt đập và các kết cấu chi tiết trong thân đập. Thiết kế chung phải là đơn giản nhất để
có thể tận dụng hết ưu điểm của RCC là phương pháp thi cơng nhanh.
Một số vấn đề chính về thực trạng công tác thiết kế đập RCC ở Việt Nam gồm: Tiêu
chuẩn thiết kế; Công tác khảo sát, thiết kế nền đập; Công tác thiết kế kết cấu đập, các
chi tiết kết cấu đập; Tính tốn cường độ bê tông thân đập và thiết kế cấp phối RCC;
Công tác thiết kế tổ chức thi công đập RCC. Cụ thể:
Tiêu chuẩn thiết kế đập RCC: Tính đến thời điển hiện tại, Việt Nam đã thiết kế và thi
công 24 đập RCC, nhưng đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn
về thiết kế đập RCC. Hiện nay, ở Việt nam chủ yếu đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
của Hoa Kỳ và hệ thống tiêu chuẩn của Trung Quốc.

14


Công tác khảo sát, thiết kế nền: Nhiệm vụ, thành phần, khối lượng của công tác khảo
sát do Tư vấn thiết kế lập, Chủ đầu tư phê duyệt trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy định về
công tác khảo sát đập bê tông truyền thống. Số lượng, mật độ mặt cắt địa hình, tần suất
lũ hay số lượng các chỉ tiêu tính tốn của nền móng do Tư vấn thiết kế đề xuất để đảm
bảo hoàn thành nhiệm vụ thiết kế. Tải trọng tác động, chỉ tiêu nền móng, thơng số
động đất, đặc tính vật liệu, phương pháp thí nghiệm xác định theo hướng dẫn của hệ
thống tiêu chuẩn lựa chọn. Thiết kế nền đập RCC tương tự như thiết kế nền đập bê
tông truyền thống gồm các công việc chính như: Thiết kế biện pháp khoan nổ bảo vệ

nền đập; Thiết kế khoan phun tạo màng chống thấm, khoan phun gia cố nền; Thiết kế
khoan thoát nước nền; Xử lý đứt gãy, khe nứt kiến tạo; Thiết kế bê tông san phẳng, bê
tông trám.
Công tác thiết kế kết cấu đập RCC: Thiết kế kết cấu đập thi công theo công nghệ RCC
cũng tương tự như thiết kết cấu đập bê tơng truyền thống, có trình tự như sau: Xác
định yêu cầu thiết kế; Lựa chọn thông số đầu vào; Lựa chọn mặt cắt đập; Tính tốn ổn
định, độ bền đập RCC; Đánh giá kết quả tính tốn theo tiêu chuẩn thiết kế đưa ra kết
cấu đập để thực hiện các bước thiếu kế tiếp theo. Bước lựa chọn loại mặt cắt đập có
tính chất đặc thù, quan trọng đối với cơng tác thiết kế kết cấu đập RCC. Vì mặt cắt đập
RCC sẽ ảnh hưởng đến công nghệ thi công, đến tốc độ lên đập và hiệu quả kinh tế kỹ
thuật của dự án. Như đã thống kê tại Bảng 1.1 tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam
đã xây dựng trên 22 đập bê tông thi công theo cơng nghệ RCC, đập có cao từ
50m÷138m, có quy mơ và khối lượng thi cơng lớn từ trên 183.000m3÷2.700.000m3, về
hình thức mặt cắt đập có 02 loại: Loại 1 – Đập sử dụng tường bê tông chống thấm mặt
thượng lưu là bê tơng truyền thống, phần cịn lại là RCC; Loại 2 - Đập sử dụng RCC
cho toàn bộ mặt cắt.
Đối với đập có hình thức mặt cắt loại 1 (sơ họa như hình 1.3): Đã áp dụng cho một số
cơng trình như đập thủy điện A Vương, đập thủy điện Plei Krông. Hiện nay phương án
này không được áp dụng nhiều do có một số nhược điểm sau: Sự kết hợp giữa bê tông
truyền thống với RCC là một khâu yếu. Vì nếu thi cơng khơng đồng thời 2 loại bê tông
này sẽ phát sinh mặt tiếp giáp liên tục giữa chúng từ chân đập lên đỉnh đập, đây là điều
tối kỵ trong phân khe thi công, nếu thi cơng đồng thời thì gặp trở ngại về việc 2 loại bê
15


tơng lại có thời gian ninh kết ban đầu chênh lệch q lớn (với bê tơng truyền thống
trung bình khoảng 90’, trong khi với RCC khoảng 10h), ảnh hưởng trong thi cơng lớn,
rất khó thực hiện được bê tơng đổ lên cao cùng một lúc, tiến độ và chất lượng thi công
bị hạn chế do gây cản trở cho việc cơ giới hố RCC trên mặt đập. Mặt khác, cơng việc
thi công tường bê tông chống thấm truyền thống thượng lưu là hồn tồn bằng thủ

cơng với khối lượng lớn nên khó kiểm sốt chất lượng triệt để. Ngồi ra do lượng dùng
xi măng lớn trong kết cấu khối lớn làm cho việc khống chế nhiệt độ gặp khó khăn, dễ
phát sinh các vết nứt ở tường chống thấm.
Đối với đập có hình thức mặt cắt loại 2 - Đập sử dụng RCC cho toàn bộ mặt cắt (sơ
họa như hình 1.4): phương án này có nhiều ưu điểm cụ thể như sau: có kết cấu đơn
giản, thi cơng thuận tiện có thể thực hiện đầm nén liền khối, thích ứng với thi cơng bê
tơng đầm lăn có tốc độ nhanh. Do tiến hành đổ san đầm bằng cơ giới nên việc kiểm
soát chất lượng đã được cơ giới hoá, tính đồng đều về chất lượng được nâng cao.
9000
Tim ®Ëp

BTCT M200
Ranh giíi BTCT M200(B4) vµ
BT th-êng M250 l-íi thÐp

BT M150 ®óc s½n

BT th-êng M250(B8)
c ã l-íi thÐp

rcc c Êp phèi 2(B6)

75
0.
1:

RCC c Êp phèi 3(B4)

Ranh giíi BTCT M250 vµ
BT th-êng M250 l-íi thÐp


RCC c Êp phèi 2(B6)
BTCT M250(B8)
BT M150

BT lãt M200 dµy 10cm

Hình 1.3. Sơ họa mặt cắt loại 1

16


1 2000
Tim tuy ến đập

B ê tô ng CVC

R an h gi ới b ê tông
C VC và RCC

Tấ m thép
d ày 2 mm

V án k huôn

B ê tô ng GEVR

B ê tô ng GEVR

Đ -ờ ng b iê n hạ l-u

thự c tế
Đ -ờ ng b iê n hạ l-u
c ơ sở

B ê tô ng RCC
1 :0
.75

Tấm P VC c hố ng thấ m lo ại 2
d à y 4 .8 mm, rộng 150mm

Đ áy món g th iế t kế

B ê tô ng s an phẳng

Hỡnh 1.4. S họa mặt cắt loại 2
Công tác thiết kế các chi tiết kết cấu đập: Do đặc điểm thi công nhanh, công nghệ thi
công đồng bộ nên các chi tiết kết cấu trong đập RCC được nghiên cứu tối ưu để đáp
ứng được các yêu cầu về tiến độ thi công nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu về ổn định
và độ bền, đặc biệt là yêu cầu chống nứt do ứng suất nhiệt độ. Các khe co ngót: chức
năng chính của các khe co ngót thẳng đứng là để kiểm sốt nứt nẻ do thể tích thay đổi,
ma sát nền và bất thường của nền. Hành lang, các hành lang dọc và ngang trong đập
RCC được sử dụng với mục đích tương tự như ở các đập bê tơng truyền thống. Được
sử dụng như một hành lang kiểm tra bên trong thân đập, hoặc như một hành lang thu
lưu lượng thấm, hay được dùng để bố trí thiết bị quan trắc và các thiết bị khác, hoặc
như một điểm cuối của các lỗ thoát nước khoan từ đỉnh đập, hoặc là một hành lang ở
một cao trình cao hơn.
Thiết bị quan trắc: Thiết bị quan trắc bố trí trong đập RCC cũng được bố trí giống như
đập bê tơng truyền thống. Do đập RCC có phương pháp thi cơng nhanh hơn nên
thường bố trí nhiều thiết bị quan trắc điều kiện nhiệt hơn. Thiết bị quan trắc được dùng

để quan sát trạng thái đập trong q trình thi cơng và vận hành. Các số liệu đo được
17


bằng thiết bị quan trắc thường là một phần quan trọng của việc giám sát an tồn và
đánh giá cơng trình, cũng chính là tài liệu tham khảo cho thiết kế các cơng trình tương
tự. Chiều cao và khối lượng đập RCC càng lớn thì thiết bị quan trắc càng quan trọng
hơn. Việc bố trí thiết bị quan trắc trong thân đập có thể làm gián đoạn q trình thi
cơng liên tục của RCC, nên khi thiết kế bố trí thiết thị quan trắc phải phù hợp với
những đoạn nghỉ của q trình thi cơng dự kiến, chẳng hạn như vào các thời điểm
dừng để bảo dưỡng, nâng băng tải… hoặc phải được thiết kế sao cho việc lắp đặt các
thiết bị này là một công tác độc lập với những hạng mục thi cơng chính.
Tính tốn cường độ bê tông thân đập và thiết kế cấp phối RCC: Cường độ tính tốn bê
tơng thân đập xác định trên cơ sở ứng suất thân đập qua phân tích ổn định và độ bền
mặt cắt đập. Ngồi việc phân tích đánh giá độ ổn định giao diện giữa đập và nền, đập
RCC còn phải xem xét đến giao diện của các khe giữa các lớp.
Việc thiết kế cấp phối cho đập RCC có các quan điểm chính như sau: Đập RCC nghèo
với hàm lượng kết dính (xi măng Pclăng và phụ gia khống chất) thấp <100 kg/m3;
Đập RCC có lượng chất kết dính trung bình: hàm lượng chất kết dính sử dụng trong
cấp phối bê tơng từ 100 ÷ 149kg/m3; Đập RCC giàu chất kết dính: hàm lượng chất kết
dính khá cao >150 kg/m3; Ngồi các hướng đã nêu trên, cịn một hướng phát triển
RCC khác đó là cơng nghệ bê tông đầm lăn của Nhật Bản RCD – (viết tắt của
Japannese Roller Compacted Dams), đây là công nghệ chuyển từ đập trọng lực bê tông
thông thường sang sử dụng bê tông đầm lăn, theo hướng này, hàm lượng sử dụng chất
kết dính sử dụng trong cấp phối bê tơng từ 120 ÷ 130kg/m3.
Đối với đập RCC có hàm lượng chất kết dính thấp: Có đặc tính là khá dễ thấm đặc biệt
là các khe giữa các lớp, để chống thấm cho đập phải sử dụng màng chống thấm ở
thượng lưu. Màng chống thấm này là một lớp bê tông bản mặt rung sâu (có chiều rộng
lê đến 0,5m) đổ cùng với bê tông trong thân đập và dùng cốt pha truyền thống, hoặc
dùng các tấm bê tông đúc sẵn.

Đối với đập RCC có hàm lượng chất kết dính trung bình và đập đê tông đầm lăn công
nghệ bê tông đầm lăn của Nhật Bản RCD, kết cấu cuối cùng cũng tương tự như đập bê
tông trọng lực truyền thống, phương pháp thi cơng này nói chung nhanh hơn so với thi
18


×