Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.94 KB, 25 trang )

1 Khoá luận tốt nghiệp
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT
HÀ ĐÔNG
Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, công ty cổ phần dệt Hà
Đông đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Trong những năm đầu thành lập, bộ phận thống kê kế toán của công
ty đã được tổ chức và hoạt động có hiệu quả. Sau gần 4 năm cổ phần hóa, bộ
máy kế toán của công ty, cụ thể là phòng kế toán tài chính của công ty đã
được các cấp lãnh đạo, quản lý của công ty quan tâm xây dựng, bồi dưỡng
và đã góp phần quan trọng vào quá trình kiểm soát tình hình tài chính của
công ty. Qua quá trình thực tập khoá luận, em nhận thấy trong khâu tiêu thụ
thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh của công ty, công tác kế toán
của công ty đạt được những ưu điểm sau:
3.1.1 Ưu điểm
• Về tổ chức công tác quản lý quá trình tiêu thụ
Vì vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng lớn của quá trình tiêu thụ
thành phẩm đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty nên công tác bán
hàng của công ty luôn được các cấp lãnh đạo của công ty quan tâm giám sát.
Từ khâu xác định nhu cầu hàng hóa-các đơn đặt hàng, quyết định giá bán,
xuất kho thành phẩm chuyển hàng đến cho khách khách hàng đến khi thanh
toán với khách hàng hoặc xác định doanh thu tiêu thụ thành phẩm, các chính
sách chiết khấu thương mại đều có sự phê duyệt của Giám đốc công ty.
Công việc giám sát chặt chẽ này đã góp phần tạo nên sự luân chuyển linh
Nguyễn Thị Tân Hà_ Lớp Kế toán 47A
2 Khoá luận tốt nghiệp
hoạt của hàng hóa thành phẩm của công ty, từ đó tạo nên dòng luân chuyển
vốn phục vụ quá trình tái sản xuất của công ty.


Bên cạnh đó, phòng kế toán tài chính cũng nhận được sự phối kết hợp
kịp thời và cần thiết của phòng kế hoạch thị trường trong khâu tiêu thụ thành
phẩm. Với hình thức tổ chức bộ máy quản lý tập trung thống nhất đã tạo ra
sự liên kết chặt chẽ và hiệu quả của hai phòng ban này, thúc đẩy quá trình
tiêu thụ thành phẩm tại công ty. Theo đó, phòng kế hoạch thị trường quản lý
các thông tin về tình hình tiêu thụ thông qua các hợp đồng kinh tế và phòng
kế toán tài chính quản lý thông tin qua sổ chi tiết thanh toán với khách hàng
qua từng lần mua bán và thanh toán).
• Về tình hình tiêu thụ thành phẩm
Công ty cổ phần dệt Hà Đông có thị trường tiêu thụ với các khách
hàng truyền thống của Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội đã góp phần
tạo ra doanh thu ổn định cho công ty
Phương thức tiêu thụ chủ yếu của công ty là tiêu thụ trực tiếp và
chuyển hàng theo hợp đồng rất phù hợp với đặc điểm sản xuất theo đơn đặt
hàng của công ty, tránh được tình trạng thành phẩm tồn kho quá nhiều, gây
ứ đọng vốn và làm giảm chất lượng thành phẩm tiêu thụ của các kỳ kế tiếp.
Công ty cũng có những chính sách thanh toán linh hoạt với các khách
hàng khác nhau: khách hàng truyền thống có thể mua hàng chịu với tổng giá
thanh toán lớn, các khách hàng khác phải ứng trước tiền hàng từ 20-30%
tiền hàng đã góp phần kích thích tiêu thụ đồng thời tránh các rủi ro tài chính
khi khách hàng không thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán.
• Về công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kết quả
kinh doanh
Phòng kế toán tài chính của công ty nói chung, phần hành kế toán tiêu
thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh nói riêng về cơ bản
Nguyễn Thị Tân Hà_ Lớp Kế toán 47A
3 Khoá luận tốt nghiệp
đã chấp hành đầy đủ chế độ, chuẩn mực và các văn bản pháp luật có liên
quan về tài chính kế toán. Các nhân viên kế toán cũng thường xuyên cập
nhật các văn bản pháp luật hiện hành nhằm tuân thủ nghiêm chỉnh các quy

định mới trong hạch toán kế toán.
Hiện tại phòng kế toán tài chính có 1 nhân viên kế toán phụ trách phần
hành kế toán tiêu thụ thành phẩm và 1 nhân viên kế toán tổng hợp phụ trách
phần hành kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Việc chuyên môn
hóa các phần hành kế toán này đã góp phần tạo ra hiệu quả trong công việc,
tránh tình trạng một người kiêm nhiệm quá nhiều công việc dẫn đến sai sót,
nhầm lẫn do áp lực về khối lượng và thời gian hoàn thành công việc và phù
hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dệt Hà Đông. Các
nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao
trong công việc, hoàn thành các công việc thuộc phạm vi phần hành của
mình.
Hệ thống chứng từ phục vụ cho quá trình hạch toán tiêu thụ thành
phẩm đã được công ty xây dựng khá đầy đủ, đáp ứng nhu cầu hạch toán của
công ty đồng thời đảm bảo sự phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, tăng
cường sự giám sát của cấp trên trong quá trình kiểm tra công tác kế toán tiêu
thụ thành phẩm.
Hệ thống TK của công ty với các TK cấp 1, cấp 2, cấp 3 nhìn chung
được xây dựng khoa học, hợp lý và tạo điều kiện cho quá trình hạch toán.
Các TK 131 “ Phải thu khách hàng”, TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ” , TK 641 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”, TK 642 “ Chi phí
quản lý doanh nghiệp” được chi tiết đến TK cấp 2 bước đầu đã phục vụ cho
quá trình theo dõi chi tiết các khoản mục doanh thu, chi phí và tình hình
thanh toán với khách hàng của công ty để có các biện pháp cắt giảm chi phí,
tăng doanh thu, lợi nhuận và tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.

Nguyễn Thị Tân Hà_ Lớp Kế toán 47A
4 Khoá luận tốt nghiệp
Việc áp dụng phần mềm kế toán Fast Accounting tại công ty là tương
đối phù hợp với trình độ kế toán và quy mô sản xuất kinh doanh của công ty
và có được những ưu điểm vượt trội sau:

 Giảm bớt khối lượng công việc cho công tác kế toán
 Góp phần làm quá trình xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác
 Phần mềm này cập nhật rất nhanh và kịp thời các chế độ kế toán, quy
định tài chính mới nhất
 Giao diện của phần mềm rất thân thiện với người dùng, quá trình cập
nhật dữ liệu vì thế rất nhanh chóng và dễ dàng
 Phần mềm cho phép liên kết, giao tiếp với các ứng dụng khác như
Excel, …
 Chi phí sử dụng phần mềm này tương đối nhỏ so với các phần mềm
hiện có trên thị trường Việt Nam như: Effect, KTSYS, AccNet, …
Về sổ sách kế toán và báo cáo kế toán, công ty cổ phần dệt Hà
Đông đã có được hệ thống sổ sách và báo cáo tương đối đầy đủ. Trong phần
hành kế toán tiêu thụ thành phẩm, các sổ sách được lập đã giúp cho quá
trình đối chiếu số liệu đuợc diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, đặc biệt là sự
đối chiếu giữa hai phòng kế hoạch thị trường và kế toán tài chính. Các báo
cáo tài chính cuối niên độ của công ty luôn nhận được ý kiến chấp nhận toàn
phần của công ty kiểm toán thể hiện một bức tranh tài chính minh bạch của
công ty trong quá trình hoạt động.
3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và
xác định kết quả sản xuất kinh doanh của công ty vẫn còn tồn tại những hạn
chế cần khắc phục. Đó là:
Nguyễn Thị Tân Hà_ Lớp Kế toán 47A
5 Khoá luận tốt nghiệp
3.1.2.1. Hạn chế trong tổ chức vận dụng chế độ kế toán
Công ty cổ phần dệt Hà Đông có quy mô sản xuất trung bình, các phần
hành kế toán được phân chia chưa bao quát hết các nghiệp vụ kế toán trong
công ty, khối lượng công việc của Kế toán tổng hợp rất lớn nên việc công ty
lựa chọn hình thức Nhật ký chứng từ là chưa phù hợp.
3.1.2.2. Hạn chế trong kế toán tiêu thụ thành phẩm

• Kế toán giá vốn hàng bán
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành phẩm xuất kho theo
phương pháp bình quân gia quyền tuy đơn giản và phù hợp với kế toán máy
nhưng nó cũng bộc lộ các hạn chế như: công việc kế toán dồn vào cuối kỳ,
có thể dẫn đến sai sót, khó đối chiếu do khối lượng công việc lớn.
Hiện tại, TK 632 của công ty chưa được chi tiết thành các TK cấp 2,
gây hạn chế cho quá trình hạch toán, theo dõi chi tiết các mặt hàng cụ thể để
giúp ích cho công tác kế toán quản trị của công ty trong việc theo dõi lợi
nhuận của từng mặt hàng, từ đó có các quyết định sản xuất và tiêu thụ phù
hợp.
• Kế toán doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng của công ty đã được hạch toán đúng chế độ khi kế
toán cập nhật hóa đơn GTGT vào phần mềm kế toán. Tuy nhiên, thời điểm
ghi nhận doanh thu của công ty chưa đúng. Cụ thể, với các giao dịch tiêu thụ
thành phẩm của công ty cho Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội, hàng
ngày khi có yêu cầu về hàng hóa, công ty xuất kho thành phẩm cho Tổng
công ty. Lúc này, phòng kế hoạch thị trường theo dõi chi tiết và nhập số liệu
vào bảng kê thành phẩm xuất bán. Đến cuối tháng, phòng kế hoạch thị
trường mới thực hiện ghi hóa đơn và chuyển lên phòng kế toán tài chính để
cập nhật số liệu vào phần mềm kế toán. Như vậy doanh thu thực tế phát sinh
Nguyễn Thị Tân Hà_ Lớp Kế toán 47A
6 Khoá luận tốt nghiệp
bị ghi nhận trễ về mặt thời gian, không tuân thủ nguyên tắc thực hiện trong
ghi nhận doanh thu bán hàng.
Đối với phương thức giao hàng qua đại lý, công ty yêu cầu đại lý cuối
tháng gửi bảng kê hàng hóa tiêu thụ về công ty để tiến hành ghi nhận doanh
thu, việc này cũng gây ra độ trễ nhất định trong thời điểm ghi nhận doanh
thu.
Mặt khác, trong hóa đơn GTGT do công ty xuất ra trong quá trình tiêu
thụ thành phẩm không chi tiết khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng,

gây khó khăn cho quá trình hạch toán khoản mục này vào các khoản giảm
trừ doanh thu trong kỳ.
• Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Trong kỳ hạch toán năm 2008 của công ty, công ty mới chỉ có chính
sách chiết khấu thương mại với các khách hàng mua hàng với số lượng lớn,
không xuất hiện các nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, công ty cũng chưa có các
chính sách giảm giá hàng bán. Chính sách cho khách hàng trả lại hàng hoặc
giảm giá hàng bán cho khách hàng là một trong những biện pháp để thúc
đấy quá trình tiêu thụ thành phẩm nhưng công ty chưa có các chính sách hợp
lý để thực hiện các biện pháp này, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế, những chính sách này rất cần được chú trọng để tăng tính cạnh
tranh trong khâu tiêu thụ thành phẩm của các công ty nói chung.
• Kế toán thanh toán với khách hàng
Nguyễn Thị Tân Hà_ Lớp Kế toán 47A
7 Khoá luận tốt nghiệp
Tuy công ty đã có được các chính sách thanh toán hợp lý với từng đối
tượng thanh toán nhưng trên thực tế công ty vẫn bị chiếm dụng vốn khá
nhiều (dư Nợ TK 131 “Phải thu của khách hàng” cuối năm 2008 của công ty
là 1.471.170.316 VNĐ - chiếm 1,32 % Tổng doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ của công ty trong năm 2008)
Hiện nay, công ty chưa có một văn bản quy định nào về mức lãi phạt
đối với các khách hàng thanh toán chậm hơn quy định trong hợp đồng mua
bán. Đến cuối năm tài chính, nếu khách hàng không thanh toán công ty mới
lập Biên bản đối chiếu công nợ và gửi 1 bản đến cho khách hàng, nếu quá
hạn mà khách hàng vẫn chưa thanh toán, công ty sẽ gửi thư báo Nợ đến để
nhắc nhở, đôn đốc thanh toán.
Sau quá trình phân tích bảng cân đối kế toán của công ty, em nhận thấy
không có khoản mục dự phòng nợ phải thu khó đòi, trên thực tế trong các
khoản nợ của công ty vẫn tồn tại những khoản nợ quá hạn cần lập dự phòng
để tránh những rủi ro cần thiết, chủ động hơn về tài chính và phù hợp với

chế độ kế toán hiện hành.
3.1.2.3. Hạn chế trong kế toán xác định kết quả kinh doanh
• Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng
lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và có ảnh hưởng lớn đến
kết quả kinh doanh của công ty. Tại công ty cổ phần dệt Hà Đông, toàn bộ
khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ toàn
bộ cho hàng bán trong kỳ. Cách phân bổ này là không hợp lý và có thể dẫn
đến những quyết định sai lầm trong sản xuất và tiêu thụ thành phẩm của
công ty, đặc biệt là trong khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp, có những
khoản chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình tiêu thụ thành phẩm
nhưng vẫn được phân bổ cho số hàng bán trong kỳ (như: chi phí đồ dùng
Nguyễn Thị Tân Hà_ Lớp Kế toán 47A
8 Khoá luận tốt nghiệp
văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài cho cán bộ công nhân viên công ty đi
du lịch trong các ngày lễ, chi phí tiền lương cho nhân viên bảo vệ,…) Điều
này là bất hợp lý. Cụ thể, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đang
được công ty phân bổ như sau:
CPBH phân bổ cho từng loại
thành phẩm trong quý
=
Tổng CPBH trong quý
x
Giá vốn của từng loại
thành phẩm tiêu thụ
trong quý
Tổng giá vốn của hàng tiêu thụ
trong quý
CPQLDN phân bổ cho từng loại thành
phẩm trong quý

=
Tổng CPQLDN trong quý
x
Giá vốn của từng loại thành
phẩm tiêu thụ trong quý
Tổng giá vốn hàng tiêu
thụ trong quý
Bên cạnh đó, em nhận thấy, khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của
công ty là rất lớn. Có thể quan sát tỷ trọng của chúng so với doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ trong hai năm 2007 và 2008 trong bảng số 3.1 sau:
Bảng số 3.1 : Tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh ngiệp
so với doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
năm 2007 và 2008
BẢNG TỶ TRỌNG CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ
DOANH NGHIỆP SO VỚI DOANH THU THUẦN
Năm 2007 & 2008
Chỉ tiêu
Năm 2007
(VNĐ)
Năm 2008
(VNĐ)
Chênh lệch
Tỷ trọng so
với DTT (%)
Giá trị (VNĐ) %
200
7
200
8
DT thuần 156.786.069.345 110.393.165.743

(46.392.903.602
)
(42,02) 100 100
CPBH 3.555.433.317 2.432.106.188 (1.123.327.129) (46,18) 2,26 2,2
CPQLDN 3.965.152.418 3.329.778.254 (635.374.164) (19,08) 2,52 3,01
CPBH &
CPQLD
7.520.585.735 5.761.884.442 (1.758.701.293) (30,52) 4,78 5,21
Nguyễn Thị Tân Hà_ Lớp Kế toán 47A
9 Khoá luận tốt nghiệp
Nhìn vào bảng trên ta thấy, năm 2008 DT thuần của công ty đã giảm 42,02%, tuy nhiên chi
phí quản lý doanh nghiệp của công ty chỉ giảm 19,08% và tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp của công ty chỉ giảm 30,52%. Điều này có thể cho thấy công ty kiểm soát chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp chưa tốt.
• Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính
Có thể nhận thấy từ thuyết minh báo cáo tài chính đã được kiểm toán
của công ty- phần doanh thu và chi phí hoạt động tài chính của công ty hầu
hết đều phát sinh từ các nghiệp vụ gửi tiền và vay tiền. Hoạt động tài chính
của công ty không đa dạng và linh hoạt nhằm góp phần lưu chuyển vốn
nhanh cho quá trình sản xuất kinh doanh và tạo ra một lượng lợi nhuận từ
hoạt động tài chính nhằm gia tăng lợi nhuận trước thuế cho công ty.
3.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT
HÀ ĐÔNG
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam
nói riêng đang bị khủng hoảng nghiêm trọng, cùng với đó Việt Nam đang là
thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO và các tổ chức
kinh tế thương mại khác trong khu vực, công ty cổ phần dệt Hà Đông cũng
đứng trước các thách thức và cơ hội mới trong quá trình đổi mới sản xuất
kinh doanh nhằm tạo dựng chỗ đứng trên thị trường dệt may vốn đã phát

triển lâu năm tại Việt Nam.
Tuy ngành dệt may tại Việt Nam có được những thuận lợi đáng kể
như: ngành dệt có được sự quan tâm, ưu tiên phát triển của Nhà nước và
Chính Phủ, các nguyên liệu chủ yếu được mua trong nước và ngành dệt đã
có quá trình hình thành và phát triển lâu dài,… nhưng bên cạnh cũng như
các Doanh nghiệp dệt may khác, công ty cổ phần dệt Hà Đông cũng gặp
phải những khó khăn trong quá trình cạnh tranh giá cả, chất lượng với các
đối thủ lâu năm khác trong ngành dệt may thế giới như Trung Quốc.
Nguyễn Thị Tân Hà_ Lớp Kế toán 47A
10 Khoá luận tốt nghiệp
Trước những thuận lợi và khó khăn kể trên, công tác kế toán tiêu thụ
thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dệt Hà Đông
cần phải hoàn thiện về quy trình hạch toán, chất lượng thông tin kế toán đưa
ra đối với nhà quản trị công ty, nhà đầu tư, cơ quan kiểm quản lý tài chính
và các đối tượng quan tâm khác.
Nguyễn Thị Tân Hà_ Lớp Kế toán 47A

×