Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai và một số yếu tố liên quan (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC HUẾ

NGUYỄN VĂN THANH

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN
VẾT MỔ SAU MỔ LẤY THAI
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

HUẾ - 2019


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................3
1.1. NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ........................................................................................3

1.1.1. Khái niệm nhiễm khuẩn....................................................................3
1.1.2. Phân loại nhiễm khuẩn vết mổ.........................................................3
1.1.3. Tình hình mắc nhiễm khuẩn vết mổ.................................................4
1.1.4. Sinh bệnh học và yếu tố nguy cơ......................................................4
1.1.5. Hậu quả của nhiễm khuẩn vết mổ..................................................11
1.2. MỔ LẤY THAI.........................................................................................................11


1.2.1. Định nghĩa......................................................................................11
1.2.2. Chỉ định mổ lấy thai.......................................................................12
1.2.3. Kỹ thuật mổ lấy thai.......................................................................15
1.2.4. Săn sóc sau phẫu thuật....................................................................16
1.3. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ NHIỄM
KHUẨN VẾT MỔ SAU MỔ LẤY THAI.......................................................................18

1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới.........................................18
1.3.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước...........................................19
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................................21

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn..............................................................................21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trư..........................................................................21
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...........................................................21

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mơ tả có phân tích....21
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................21
2.3.3. Phương tiện nghiên cứu..................................................................21
2.3.4. Nhân lực.........................................................................................23
2.3.5. Các bước tiến hành nghiên cứu......................................................23
2.3.6. Tiêu chuẩn đánh giá........................................................................26


2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU..................................................................28
2.5. CÁC BIẾN SỐ CẦN THU THẬP............................................................................28
2.6. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU..........................................................................30

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................32
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................32


3.1.1. Đặc điểm tuổi mẹ............................................................................32
3.1.2. Đặc điểm nghề nghiệp của sản phụ................................................32
3.1.3. Đặc điểm nơi cư trú........................................................................33
3.2. TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ SAU MỔ LẤY THAI......................................34

3.2.1. Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai......................34
3.2.2. Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ theo phân loại.......................................34
3.2.3. Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ theo tuổi thai khi mổ lấy thai................34
3.2.4. Tỉ lệ NKVM theo thời điểm phát hiện nhiễm trùng vết mổ...........35
3.2.5. Tỉ lệ NKVM theo số lần mang thai................................................35
3.2.6. Tỉ lệ NKVM theo chỉ định MLT.....................................................36
3.2.7. Tỉ lệ NKVM theo bệnh lý của mẹ trong thai kỳ.............................37
..................................................................................................................37
3.2.8. Tỉ lệ NKVM theo triệu chứng lâm sàng.........................................37
3.2.9. Tỉ lệ NKVM theo trị số BC, HC, tiểu cầu và CRP.........................37
3.2.10. Kết quả nhuộm Gram trong NKVM.............................................38
3.2.11. Tỉ lệ cấy bệnh phẩm trong NKVM...............................................38
3.2.12. Tỉ lệ NKVM theo chủng loại vi khuẩn ( n=6)..............................39
3.2.13. Kháng sinh đồ trong NKVM........................................................39
3.2.14. Tỉ lệ NKVM theo thời gian điều trị..............................................41
3.2.15. Tỉ lệ NKVM theo kết quả điều trị................................................41
3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG NKVM.........................................................43

3.3.1. Đặc điểm cá nhân và thời điểm xuất hiện nhiễm khuẩn vết mổ.....43
3.3.2. Đặc điểm thai kỳ liên quan đến thời điểm xuất hiện NKVM.........43
3.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời điểm xuất hiện NKVM.................44


3.3.4. Mối liên quan giữa số lượng hồng cầu và thời điểm xuất hiện

nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai........................................................44
3.3.5. Các yếu tố thai kỳ liên quan đến thời gian điều trị NKVM (ngày) 45
3.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian điều trị NKVM ( ngày).........46
3.3.7. Mối liên quan giữa số lượng hồng cầu và thời gian điều trị NKVM
..................................................................................................................46
3.3.8. Một số các yếu tố trong NKVM.....................................................46
Chương 4 BÀN LUẬN..................................................................................49
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................49

4.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu.......................................................49
4.1.2. Nghề nghiệp của sản phụ................................................................50
4.2. TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ SAU MỔ LẤY THAI......................................51

4.2.1. Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai......................51
4.2.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ theo tuổi thai khi mổ lấy thai...............53
4.2.3. Tỷ lệ NKVM theo thời điểm phát hiện nhiễm trùng vết mổ..........53
4.2.4. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ theo số lần mang thai...........................54
4.2.5. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ theo bệnh lý của mẹ trong thai kỳ.......55
4.2.6. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ theo chỉ định mổ lấy thai.....................55
4.2.7. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ theo triệu chứng lâm sàng....................56
4.2.8. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ theo trị số cận lâm sàng.......................56
4.2.9. Kết quả nhuộm Gram, chủng loại vi khuẩn trong nhiễm khuẩn vết
mổ.............................................................................................................57
4.2.10. Kháng sinh đồ trong nhiễm khuẩn vết mổ....................................58
4.2.11. Thời gian điều trị nhiễm khuẩn vết mổ và kết quả điều trị...........59
4.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ........................59

4.3.1. Đặc điểm cá nhân và thời điểm xuất hiện nhiễm khuẩn vết mổ.....59
4.3.2. Đặc điểm thai kỳ liên quan đến thời điểm nhiễm khuẩn vết mổ....60
4.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời điểm xuất hiện NKVM.................60

4.3.4. Tình trạng hồng cầu liên quan đến thời điểm xuất hiện NKVM....61


4.3.5. Các yếu tố thai kỳ liên quan đến thời gian điều trị NKVM............62
4.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian điều trị NKVM.....................62
4.3.7. Tình trạng hồng cầu liên quan đến thời gian điều trị NKVM........62
4.3.8. Một số các yếu tố trong NKVM.....................................................62
KẾT LUẬN....................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................67
PHỤ LỤC.......................................................................................................75


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các chủng VK gây NKVM thường gặp ở một số PT [13]...........5
Bảng 1.2. Thang điểm ASA đánh giá tình trạng người bệnh trước PT [13]
...........................................................................................................................7
Bảng 1.3. Phân loại vết mổ và nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ [13], [36]......8
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi mẹ.................................................................32
Bảng 3.2. Đặc điểm nơi cư trú......................................................................33
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ............................................................34
Bảng 3.4. Phân loại nhiễm khuẩn vết mổ....................................................34
Bảng 3.5. Tỷ lệ NKVM theo tuổi thai..........................................................34
Bảng 3.6. Thời điểm phát hiện NKVM........................................................35
Bảng 3.7. Tỷ lệ NKVM theo chỉ định MLT.................................................36
Bảng 3.8. Tỉ lệ NKVM theo triệu chứng lâm sàng.....................................37
Bảng 3.9. Tỉ lệ NKVM theo cận lâm sàng...................................................38
Bảng 3.10. Kết quả nhuộm Gram trong NKVM........................................38
Bảng 3.11. Kết quả cấy bệnh phẩm trong NKVM......................................39
Bảng 3.12. Tỉ lệ NKVM theo chủng loại vi khuẩn......................................39
Bảng 3.13. Nhạy cảm với kháng sinh...........................................................39

Bảng 3.14. Đề kháng với kháng sinh............................................................40
Bảng 3.15. Kết quả điều trị...........................................................................41
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân và thời điểm xuất hiện
NKVM............................................................................................................43
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa đặc điểm thai kỳ và thời điểm xuất hiện
NKVM............................................................................................................43
Bảng 3.18. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời điểm NKVM (ngày)..............44
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa số lượng hồng cầu và thời điểm xuất hiện
NKVM (ngày)................................................................................................45
Bảng 3.20. Các yếu tố thai kỳ liên quan đến thời gian điều trị.................45


Bảng 3.21. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian điều trị NKVM..............46
Bảng 3.22. Mối liên quan số lượng hồng cầu và thời gian điều trị NKVM
.........................................................................................................................46
Bảng 3.23. Thời gian nhập viện trước mổ...................................................47
Bảng 3.24. Thời gian chuyển dạ trước mổ..................................................48
Bảng 3.25. Tính chất của cuộc mổ...............................................................48
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ đặc điểm nghề nghiệp của sản phụ...........................33
Biểu đồ 3.2. NKVM theo số lần mang thai..................................................35
Biểu đồ 3.3. NKVM theo bệnh lý của mẹ....................................................37
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ NKVM theo thời gian điều trị.........................................41
Biểu đồ 3.5. Thời gian ối vỡ..........................................................................47
Hình 1.1: Các đường rạch da trong mổ lấy thai (nguồn “ Sản khoa hình
minh họa” Miller/ Callander).......................................................................15
Hình 2.1: Máy xét nghiệm sinh hóa tự động ( nguồn phịng xét nghiệm
sinh hóa BV Trường Đại học Y Dược Huế).................................................22
Hình 2.2: Bệnh phẩm đã được lấy để nhuộm Gram và ni cấy ( nguồn
phịng xét nghiệm vi sinh BV Trường đại học Y Dược Huế).....................25



BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
- APSIC (Asia Pacific Society of Infection Control): Hiệp hội kiểm sốt
nhiễm khuẩn châu Á Thái Bình Dương
- ASA (American Society of Anesthegiologists): Hiệp hội Bác sĩ gây mê
Hoa Kỳ
- BN: Bệnh nhân.
- BC: Bạch cầu.
- CDC (Centers for Disease Control and Prevention): Trung tâm Kiểm soát
và Phòng ngưa dịch bệnh
- CLS: Cận lâm sàng.
- CRP (Reactive protein C): Protein C hoạt động.
- CTC: Cổ tử cung.
- LMIC (Low and Middle Income Countries): Các nước có thu nhập trung
bình thấp.
- LS: Lâm sàng.
- NHSH (National Health Safety Network): Mạng lưới an toàn Y tế quốc gia.
- NK: Nhiễm khuẩn.
- NKBV: Nhiễm khuẩn bệnh viện.
- NKVM: Nhiễm khuẩn vết mổ.
- MLT: Mổ lấy thai.
- MSAF (Meconium-stained amniotic fluid): Nước ối nhuộm phân su.
- PARA: Tiền sử sản khoa.
- PT: Phẫu thuật.
- SEA (Southeast Asian countries): Các nước đông nam Á.
- TC: Tử cung.
- VK: Vi khuẩn
- VMĐC: Vết mổ đẻ cũ.
- WHO (World Health Organization): Tổ chức Y tế thế giới.



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn vết mổ là loại nhiễm khuẩn bệnh viện và hậu quả không
mong muốn hay gặp nhất trong hệ ngoại khoa, đồng thời là nguyên nhân chủ
yếu làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh tật, gây tử vong ở bệnh nhân phẫu
thuật, là gánh nặng tài chính cho chính bản thân, gia đình và cơ sở Y tế [13].
Tại Việt Nam, nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 30% các nhiễm khuẩn bệnh
viện, không những kéo dài thời gian điều trị mà còn tăng việc lạm dụng kháng
sinh gây tăng tỷ lệ kháng kháng sinh, một trong những vấn đề lớn trong lĩnh
vực điều trị cũng như trong hệ thống cộng đồng Y tế toàn cầu [23]. Nghiên
cứu thực hiện năm 2008 tại 8 bệnh viện tỉnh phía Bắc cho thấy tỷ lệ nhiễm
khuẩn vết mổ hiện mắc là 10,5% [23].
Nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm
viện cho bệnh nhân. Một nhiễm khuẩn vết mổ đơn thuần gây kéo dài thời gian
nằm viện thêm 7-15 ngày [11]. Tại 41 nước Đông Nam Á tỷ lệ nhiễm khuẩn
vết mổ gộp: 7,8% [36]. Tại Anh, chi phí điều trị do nhiễm khuẩn vết mổ thay
đổi 814 - 6.626 bảng, tùy vào loại phẫu thuật và mức độ nặng [24]. Ở Hoa
Kỳ, nhiễm khuẩn vết mổ đứng hàng thứ hai trong nhiễm khuẩn bệnh viện (0215%), trong các năm tư 1986-1996 có 16.000 trường hợp nhiễm khuẩn vết
mổ. Hậu quả kéo dài thời gian nằm viện 7-10 ngày, tăng tỷ lệ tử vong: 20.000
tử vong/năm, tăng chi phí 130 triệu đơ la mỗi năm [31] tăng lạm dụng kháng
sinh gây đề kháng kháng sinh [11].
Bệnh sinh của nhiễm khuẩn vết mổ liên quan đến các yếu tố vi sinh vật
gây bệnh, trong đó vi khuẩn là tác nhân chính gây nhiễm khuẩn vết mổ [13]
và sức đề kháng của bệnh nhân. Nguồn tác nhân gây bệnh có thể là tư chính
bệnh nhân, tư mơi trường của phòng mổ, tư nhân viên bệnh viện, tư những ổ
nhiễm khuẩn kế cận, thiết bị nhân tạo được cấy vào bên trong bệnh nhân và tư
những dụng cụ sử dụng trong q trình phẫu thuật và chăm sóc [11], [24].



2

Nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai là hậu quả không mong muốn
nhưng thường gặp nhất và là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh
suất và tử suất cho bệnh nhân sau mổ lấy thai hơn sinh ngã âm đạo, trên toàn
thế giới [35], [48], [50].
Nguy cơ nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai tăng lên tư 5-15 lần so với sinh
ngã âm đạo [47].
Ngày nay, tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng ở tất cả các tuyến bệnh viện
trong nước và trên thế giới, việc đề phòng, theo dõi, điều trị nhiễm khuẩn vết
mổ sau mổ lấy thai còn chưa thống nhất. Trong khi nhiễm khuẩn vết mổ là
một trong các bệnh lý của nhiễm khuẩn hậu sản, các nghiên cứu liên quan
nhiễm khuẩn vết mổ hiện nay chưa nhiều, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“ Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai và một
số yếu tố liên quan”
Với hai mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai của sản phụ tại
khoa Phụ Sản trường Đại học Y Dược Huế.
2. Khảo sát một số yếu tố liên quan trong nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ
lấy thai của đối tượng nghiên cứu.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ
1.1.1. Khái niệm nhiễm khuẩn

- Nhiễm khuẩn (NK): Là sự tăng sinh của các vi khuẩn, vi rút hoặc ký
sinh trùng dẫn tới phản ứng tế bào, tổ chức cơ quan hoặc tồn thân, thơng
thường biểu hiện trên lâm sàng là hội chứng NK, nhiễm độc.
- Nhiễm khuẩn Bệnh viện là NK mắc phải trong thời gian người bệnh
điều trị tại bệnh viện và NK này không hiện diện cũng như không nằm trong
giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện, NKBV thường xuất hiện sau nhập
viện 48 giờ [11].
- Nhiễm khuẩn vết mổ là những nhiễm khuẩn tại vị trí PT và nhiễm trùng
liên quan đến các khoang cơ thể [40], xương, khớp, màng não và các mô khác
liên quan đến cuộc mổ trong thời gian tư khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với
PT khơng có cấy ghép và cho tới một năm sau mổ với PT có cấy ghép bộ
phận giả (phẫu thuật implant) [13], [36].
1.1.2. Phân loại nhiễm khuẩn vết mổ
Dựa vào cấu trúc của giải phẫu, NKVM được chia thành 3 loại [22]:
- Nhiễm khuẩn vết mổ nông gồm các nhiễm khuẩn ở lớp da hoặc tổ chức
dưới da tại vị trí rạch da.
- Nhiễm khuẩn vết mổ sâu gồm các NK tại lớp cân và/ hoặc cơ tại vị trí
rạch da. NKVM sâu cũng có thể bắt nguồn tư NKVM nơng để đi sâu bên
trong tới lớp cân cơ.
- Nhiễm khuẩn cơ quan / khoang cơ thể: nhiễm khuẩn xãy ra ở nội tạng
có liên quan đến phẫu thuật [32], [36].
Các loại nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai:
- Nhiễm khuẩn nông: nhiễm khuẩn vết mổ ở tổ chức dưới da


4

- Nhiễm khuẩn sâu, cơ quan: viêm nội mạc TC, viêm TC, viêm chu
cung, viêm phúc mạc chậu, viêm phúc mạc tồn bộ [30].
1.1.3. Tình hình mắc nhiễm khuẩn vết mổ

Nhiễm khuẩn vết mổ là hậu quả không mong muốn thường gặp nhất và
là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở người bệnh được PT trên toàn thế
giới. Tại Hoa Kỳ, NKVM đứng hàng thứ 2 sau NK tiết niệu bệnh viện. Một
nghiên cứu đã báo cáo tư dữ liệu Mạng lưới an tồn chăm sóc sức khỏe quốc
gia (NHSN) tư năm 2006 đến 2008 một tỷ lệ NKVM là 1,9% [58]. Tỷ lệ
người bệnh được PT mắc NKVM thay đổi tư 2% - 15% tùy theo loại PT.
Hàng năm, số người bệnh mắc NKVM ước tính khoảng 2 triệu người. Tuy
nhiên, sự khác biệt về trình độ, trang thiết bị y tế, điều kiện cơ sở vật chất tác
động làm thay đổi tỷ lệ NKVM, ở Ý 4,7% đến Scotland: 11,2% và 17% ở
Queensland, Úc [64]. Tỷ lệ NKVM sau sinh mổ tăng cao ở các nước có thu
nhập trung bình thấp: Nigeria: 16,2%, Kenya: 19%, Tanzania:10,9% và 9,7%
của Việt Nam. So sánh tỷ lệ NKVM trên thế giới, ở các nước châu Âu thấp
hơn nhiều chỉ khoảng 2,9% [58].
Tại Việt Nam, nhiễm khuẩn vết mổ xảy ra ở 5% – 10% trong số khoảng
2 triệu người bệnh được PT hàng năm. NKVM là loại NK thường gặp nhất,
với số lượng lớn nhất trong các loại NKBV. Khoảng trên 90% NKVM thuộc
loại nông và sâu [13].
1.1.4. Sinh bệnh học và yếu tố nguy cơ
1.1.4.1. Tác nhân gây bệnh
Vi khuẩn là tác nhân chính gây NKVM, tiếp theo là nấm. Rất ít bằng
chứng cho thấy virus và ký sinh trùng là tác nhân gây NKVM. Các VK chính
gây NKVM thay đổi tùy theo các nước, các vùng và tưng cơ sở khám chữa
bệnh và tùy theo vị trí PT [24], tụ cầu vàng và tụ cầu khuẩn là VK chính
thường gặp gây NKVM ở một số PT sạch [3], [13].
.


5

Các vi khuẩn gây NKVM có xu hướng kháng kháng sinh ngày càng tăng là

vấn đề nổi cộm hiện nay, đặc biệt các chủng VK đa kháng thuốc như: S. aureus
kháng methicillin [59], VK gram (-) sinh β-lactamases phổ rộng [27], [63]. Tại
các cơ sở khám chữa bệnh có tỷ lệ người bệnh sử dụng kháng sinh cao thường
có tỷ lệ VK gram (-) đa kháng thuốc cao như: E. coli, Pseudomonas sp, A.
baumannii [24]. Ngoài ra, việc sử dụng rộng rãi các kháng sinh phổ rộng tạo
điều kiện xuất hiện các chủng VK đa kháng kháng sinh gây NKVM, nên cần
khảo sát thực trạng và qui trình sử dụng kháng sinh tại các khoa trong BV [12].
Bảng 1.1. Các chủng VK gây NKVM thường gặp ở một số PT [13]
Loại phẫu thuật
Ghép bộ phận giả

Vi khuẩn thường gặp
- S. aureus, S. epidermidis

Phẫu thuật tim, thần kinh
Mắt

- S. aureus, S. epidermids,

Streptococcus, Bacillus
Chỉnh hình
- S. aureus; S. epidermids
Phổi, mạch máu, cắt ruột thưa, đường - Bacillus anaerobes, Bacillus, B.
mật, đạị trực tràng, dạ dày tá tràng.
Đầu mặt cổ

enterococci
S.
aureus,


Sản phụ khoa
Tiết niệu

Anaerobes ; - E. coli, Enterococci
- Streptococci, Anaerobes
- E. coli, Klebsiella sp.;

Mở bụng thăm dò

Streptococci,

Pseudomonas spp.

Vết thương thấu bụng
- B. fragilis và các VK kỵ khí.
1.1.4.2. Nguồn tác nhân gây bệnh và cơ chế lây truyền
Có 2 nguồn tác nhân gây NKVM gồm:
- Vi sinh vật trên người bệnh: Là nguồn tác nhân chính gây NKVM, gồm các
vi sinh vật thường trú có ngay trên cơ thể người bệnh. Các vi sinh vật này thường
cư trú ở tế bào biểu bì da, niêm mạc hoặc trong các khoang / tạng rỗng của cơ thể
như: khoang miệng, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, sinh dục, v.v mà không được
làm sạch bằng thuốc hay hóa chất diệt khuẩn trước mổ. Một số ít trường hợp vi


6

sinh vật bắt nguồn tư các ổ NK ở xa vết mổ theo đường máu hoặc bạch mạch xâm
nhập vào vết mổ và gây NKVM. Các tác nhân gây bệnh nội sinh nhiều khi có
nguồn gốc tư mơi trường bệnh viện và có tính kháng thuốc cao [13].
- Vi sinh vật ngồi mơi trường: Là các vi sinh vật ở ngồi mơi trường

xâm nhập vào vết mổ trong thời gian PT hoặc khi chăm sóc vết mổ. Các tác
nhân gây bệnh ngoại sinh thường bắt nguồn tư:
+ Môi trường khu PT: Bề mặt các phương tiện, thiết bị, lưu thông khơng
khí buồng PT, nước và các phương tiện vệ sinh tay ngoại khoa [2].
+ Dụng cụ, vật liệu cầm máu, đồ vải phẫu thuật bị NK.
+ Nhân viên kíp phẫu thuật: Tư bàn tay, trên da, tư đường hô hấp...[4]
+ Vi sinh vật cũng có thể xâm nhập vào vết mổ khi chăm sóc vết mổ
khơng tn thủ đúng ngun tắc vô khuẩn. Tuy nhiên, vi sinh vật xâm nhập
theo đường này thường NKVM nơng, ít gây hậu quả nghiêm trọng.
Các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào vết mổ chủ yếu trong thời gian
PT theo cơ chế trực tiếp, tại chỗ và trong thời gian chăm sóc vết mổ. Hầu hết
các tác nhân gây NKVM là các vi sinh vật định cư trên da vùng rạch da, ở các
mô, tổ chức vùng PT hoặc tư môi trường bên ngoài xâm nhập vào vết mổ qua
các tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp, đặc biệt là các tiếp xúc qua bàn tay kíp PT
[13], vì vậy việc sát khuẩn bàn tay, cánh tay trước khi làm PT thủ thuật làm
giảm khối lượng vi khuẩn trên da của nhóm phẫu thuật rất quang trọng [4].
1.1.4.3. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ
Có 4 nhóm yếu tố nguy cơ gây NKVM gồm
Yếu tố người bệnh
Những yếu tố người bệnh dưới đây làm tăng nguy cơ mắc NKVM:
- Bệnh nhân PT đang mắc NK tại vùng PT hoặc tại vị trí khác ở xa vị trí
rạch da như ở phổi, ở tai mũi họng, đường tiết niệu hay trên da.
- Đa chấn thương, vết thương giập nát.
- Bệnh tiểu đường: Do lượng đường cao trong máu khơng kiểm sốt, tạo


7

thuận lợi để vi khuẩn phát triển khi xâm nhập vào vết mổ [2], [13].
- Nghiện thuốc lá: Làm tăng nguy cơ NKVM do co mạch và thiểu dưỡng

tại chỗ [13], [41], [47], [65].
- Suy giảm miễn dịch, người bệnh đang sử dụng các thuốc ức chế miễn
dịch [65].
- Béo phì [41] hoặc suy dinh dưỡng [59], [65], [68].
- Tình trạng bệnh nhân khi nhập viện, nằm lâu trong bệnh viện trước mổ
làm tăng lượng vi sinh vật định cư trên người bệnh [6], [11].
- Tình trạng người bệnh trước PT càng nặng thì nguy cơ NKVM càng
cao. Theo phân loại của Hội Gây mê Hoa Kỳ, người bệnh PT có điểm ASA 4
điểm và 5 điểm có tỷ lệ NKVM cao nhất [13].
- Chuẩn bị người bệnh trước mổ không tốt: Người bệnh không tắm hoặc
không được tắm bằng xà phòng khử khuẩn một lần trước khi PT [1], vệ sinh
khử khuẩn vùng rạch da khơng đúng quy trình; cạo lông không đúng chỉ định,
thời điểm và kỹ thuật [6], [66]. Chuẩn bị da trước PT có thể bằng PovidoneIodine hay Chlorhexidine đều có giá trị như nhau [6], [49].
Bảng 1.2. Thang điểm ASA đánh giá tình trạng người bệnh trước PT [13]
Điểm ASA
1
2
3
4
5

Tiêu chuẩn phân loại
Người bệnh khoẻ mạnh, khơng có bệnh tồn thân.
Người bệnh khoẻ mạnh, có bệnh tồn thân nhẹ.
Có bệnh tồn thân nặng nhưng vẫn hoạt động bình thường.
Người bệnh có bệnh tồn thân nặng, đe doạ tính mạng.
Tình trạng bệnh nặng, có nguy cơ tử vong cao cho dù được PT.

Yếu tố môi trường
Những yếu tố môi trường dưới đây làm tăng nguy cơ mắc NKVM:

- Vệ sinh tay ngoại khoa không đủ thời gian, khơng đúng kỹ thuật, khơng
dùng hóa chất khử khuẩn, đặc biệt là không dùng chế phẩm vệ sinh tay chứa


8

cồn [4], [59].
- Thiết kế buồng PT không bảo đảm nguyên tắc kiểm soát NK [34].
- Điều kiện khu PT khơng đảm bảo vơ khuẩn: Khơng khí, nước cho vệ
sinh tay ngoại khoa, bề mặt thiết bị, bề mặt môi trường buồng PT bị ơ nhiễm
hoặc khơng được kiểm sốt chất lượng định kỳ [2].
- Dụng cụ y tế: Không đảm bảo vô khuẩn do chất lượng tiệt khuẩn, khử
khuẩn hoặc lưu giữ, sử dụng dụng cụ không đúng nguyên tắc vô khuẩn [34].
- Nhân viên tham gia PT không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong
buồng PT làm tăng lượng vi sinh vật ô nhiễm [2], [13].
Yếu tố phẫu thuật
- Thời gian phẫu thuật: Thời gian PT càng dài trên một giờ thì nguy cơ
NKVM càng cao [54], truyền máu làm tăng nguy cơ NKVM. Tuy nhiên, không
nên chậm trễ truyền máu nếu được chỉ định lâm sàng [2].
- Loại phẫu thuật: PT cấp cứu, phẫu thuật phức tạp, PT nhiễm và bẩn có
nguy cơ NKVM cao hơn các loại PT khác [13].
- Thao tác phẫu thuật: PT làm tổn thương, bầm giập nhiều mô tổ chức,
mất máu nhiều, vi phạm nguyên tắc vô khuẩn trong PT làm tăng nguy cơ
NKVM [13], [34].
Một số nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy các yếu tố nguy cơ gây NKVM
liên quan tới PT gồm: Phẫu thuật sạch – nhiễm, PT nhiễm và PT bẩn, các PT
kéo dài > 2 giờ, các PT ruột non, đại tràng [13].

Bảng 1.3. Phân loại vết mổ và nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ [13], [36]
Loại


Định nghĩa

vết mổ
Sạch
Là những PT khơng có NK, khơng mở vào đường hô

Nguy cơ
(%)
1-5


9

hấp, tiêu hóa, sinh dục và tiết niệu. Các vết thương sạch
được đóng kín kỳ đầu hoặc được dẫn lưu kín. Các PT sau
Sạch

chấn thương kín.
Là các PT mở vào đường hơ hấp, tiêu hố, sinh dục và tiết

nhiễm

niệu trong điều kiện có kiểm sốt và khơng bị ơ nhiễm

5-10

bất thường. Trong trường hợp đặc biệt, các PT đường mật,
ruột thưa, âm đạo và hầu họng được xếp vào loại vết mổ
sạch nhiễm nếu khơng thấy có bằng chứng NK/ không

Nhiễm

phạm phải lỗi vô khuẩn trong khi mổ.
Các vết thương hở, chấn thương có kèm vết thương mới

10-15

hoặc những PT để xảy ra lỗi vơ khuẩn lớn hoặc PT để
thốt lượng lớn dịch tư đường tiêu hoá. Những PT mở
vào đường sinh dục tiết niệu, đường mật có NK, PT tại
Bẩn

những vị trí có NK cấp tính nhưng chưa hố mủ.
Các chấn thương cũ kèm theo mô chết, dị vật hoặc ơ

> 25

nhiễm phân. Các PT có NK rõ hoặc có mủ.
Yếu tố vi sinh vật
Mức độ ơ nhiễm, độc lực và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn càng
cao xảy ra ở người bệnh được PT có sức đề kháng càng yếu thì nguy cơ mắc
NKVM càng lớn [13], [32]. Sử dụng rộng rãi các kháng sinh phổ rộng ở
người bệnh PT là yếu tố quan trọng làm tăng tình trạng vi khuẩn kháng thuốc,
qua đó làm tăng nguy cơ mắc NKVM [13]. Vì thế, chỉ dùng kháng sinh dự
phòng trước phẫu thuật khi được chỉ định dựa trên các hướng dẫn thực hành
lâm sàng đã được xác nhận, cơng bố và tính thời gian sao cho nồng độ diệt
khuẩn của các kháng sinh được đảm bảo trong huyết thanh và các mô trước
khi rạch da [40].
1.1.4.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ theo CDC
Nhiễm khuẩn vết mổ có 3 mức độ, nơng, sâu và cơ quan



10

Nhiễm khuẩn vết mổ nông
Phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau PT.
Và chỉ xuất hiện ở vùng da hay vùng dưới da tại đường mổ.
Và có ít nhất một trong các triệu chứng sau:
- Chảy mủ tư vết mổ nông.
- Phân lập vi khuẩn tư cấy dịch hay mô được lấy vô trùng tư vết mổ.
- Có ít nhất một trong những dấu hiệu hay triệu chứng sau: đau, sưng,
nóng, đỏ và cần mở bung vết mổ.
Nhiễm khuẩn vết mổ sâu
Phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau PT hay 01 năm đối với đặt
implant.
Và xảy ra ở mô mềm sâu ( cân / cơ) của đường mổ.
Và có ít nhất một trong các triệu chứng sau:
- Chảy mủ tư vết mổ sâu nhưng không tư cơ quan hay khoang nơi PT.
- Vết thương hở da sâu tự nhiên hay do phẫu thuật viên mở vết thương
khi bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau: sốt >
38°C, đau, sưng, nóng, đỏ.
- Abcess hay bằng chứng nhiễm khuẩn vết mổ sâu qua thăm khám, PT
lại, Xquang hay giải phẫu bệnh [13].
Nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan / khoang phẫu thuật
Phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hay một năm đối
với đặt implant và xảy ra ở bất kỳ nội tạng, loại trư da, cân, cơ, đã xử lý trong
PT, có ít nhất một trong các triệu chứng sau:

- Chảy mủ tư dẫn lưu nội tạng.
- Phân lập vi khuẩn tư cấy dịch hay mô được lấy vô trùng ở cơ quan hay


11

khoang nơi PT.
- Abcess hay bằng chứng khác của nhiễm trùng qua thăm khám, PT lại,
Xquang hay giải phẫu bệnh [13].
1.1.5. Hậu quả của nhiễm khuẩn vết mổ
Nhiễm khuẩn vết mổ để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh do kéo dài
thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị [56]. Tại Mỹ,
số ngày nằm viện gia tăng trung bình do NKVM là 7,4 ngày, chi phí phát
sinh do NKVM hàng năm khoảng 130 triệu đô la. NKVM chiếm 89%
nguyên nhân tử vong ở người bệnh mắc NKVM sâu. Với một số loại PT đặc
biệt như PT cấy ghép các bộ phận thì NKVM có chi phí cao nhất so với các
biến chứng ngoại khoa nguy hiểm khác, đồng thời tăng thời gian nằm viện
trung bình hơn 30 ngày [24]
Nhiễm khuẩn vết mổ sau PT gây nhiều hệ lụy cho chính người bệnh,
người nhà bệnh nhân và hệ thống Y tế. Tăng bệnh suất và tử suất cho người
bệnh, tăng sử dụng kháng sinh, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều
trị, kéo dài thời gian bệnh tật gây tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh [11],
[27]. Ngoài ra, NKVM cũng liên quan đến cơ sở Y tế: Việc đánh giá khơng
chỉ là chất lượng chun mơn mà cịn là chỉ số an toàn cho người bệnh, chỉ số
đánh giá sự tuân thủ thực hành của nhân viên y tế, chỉ số đánh giá hiệu lực
trong công tác quản lý, chỉ số nhạy cảm đối với người dân và môi trường xã
hội [11].

1.2. MỔ LẤY THAI
1.2.1. Định nghĩa

Mổ lấy thai là một PT nhằm lấy thai nhi, nhau, màng ối bằng một vết mổ
qua thành bụng và thành tử cung còn nguyên vẹn.
Định nghĩa này không bao gồm việc mổ bụng lấy một thai ngoài tử cung,


12

nằm trong ổ bụng, hay lấy một thai đã rơi một phần hay toàn bộ vào trong ổ
bụng do vỡ tử cung [7], [8], [28].
1.2.2. Chỉ định mổ lấy thai
Chỉ định MLT là một vấn đề vơ cùng khó và phức tạp. Ngồi những chỉ
định MLT có tính chất tuyệt đối cịn nhiều chỉ định MLT mang tính chất
tương đối [18]. Ngày nay MLT được chỉ định trong những trường hợp mà
cuộc đẻ ngã âm đạo tỏ ra không an tồn cho mẹ hay thai nhi [8]. Vì tính chất
phức tạp, cho nên có rất nhiều kiểu xếp loại các chỉ định MLT, mỗi kiểu phân
loại có những ưu điểm và khuyết điểm của nó [28].
- Theo thời điểm xuất hiện chỉ định mổ lấy thai
Chỉ định MLT chủ động: Trường hợp MLT chủ động, cuộc mổ có thể
được tiến hành khi chưa có hay khi bắt đầu có chuyển dạ.
Chỉ định MLT trong q trình chuyển dạ.
- Theo tính chất của chỉ định mổ lấy thai
Chỉ định mổ lấy thai tuyệt đối: Chỉ cần một lý do duy nhất này là đủ để MLT.
Chỉ định mổ lấy thai tương đối: Là tập hợp những chỉ định, nếu chỉ có
mình nó chưa đủ để MLT.
1.2.2.1.Chỉ định mổ lấy thai chủ động
- Khung chậu bất thường: Nếu không phải là ngôi chỏm thì đều phải MLT.
Nếu là ngơi chỏm:
+ Mổ lấy thai nếu khung chậu hẹp tuyệt đối, khung chậu méo, khung
chậu hẹp eo dưới, thai to.



13

+ Làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm để thử thách cho đẻ đường dưới nếu
khung chậu giới hạn (thai không to).
- Đường ra của thai bị cản trở
+ Khối u tiền đạo: thường hay gặp là u xơ ở eo tử cung hay cổ tử cung, u
nang buồng trứng, các khối u khác nằm trên đường thai đi ra.
+ Rau tiền đạo trung tâm hoặc bán trung tâm hay rau tiền đạo gây chảy
máu nhiều buộc phải mổ cấp cứu để cầm máu cứu mẹ [8], [28].
- Tử cung có sẹo trong trường hợp sau
+ Các sẹo mổ ở thân tử cung: sẹo bóc tách u xơ, sẹo của PT tạo hình TC,
sẹo khâu chỗ vỡ, chỗ thủng tử cung, sẹo của PT cắt góc, sưng TC [8].
+ Sẹo của PT mổ ngang đoạn dưới tử cung:
Đã có MLT ngang đoạn dưới tư hai lần trở lên.
Lần MLT trước cách chưa được 24 tháng [7], [18].
- Chỉ định mổ vì nguyên nhân của người mẹ
+ Mẹ bị các bệnh lý tồn thân mạn tính hay cấp tính nếu đẻ đường dưới
có thể có nguy cơ cho tính mạng người mẹ (bệnh tim, tăng huyết áp, tiền sản
giật nặng và sản giật).
+ Các bất thường ở đường sinh dục dưới của người mẹ như: chít hẹp âm
đạo, tiền sử mổ rị, mổ sa sinh dục.
+ Các dị dạng của tử cung như: tử cung đôi, tử cung hai sưng… đặc biệt
là khi kèm theo ngôi thai bất thường [7].
- Nguyên nhân về phía thai
+ Thai bị suy dinh dưỡng nặng hay bị bất đồng nhóm máu nếu khơng lấy
thai ra thì có nguy cơ thai bị chết lưu trong tử cung [7].
Ngơi mơng mà thai to hoặc có vết mổ đẻ cũ hoặc kèm theo một bất
thường khác [8].



14

1.2.2.2. Chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ
Các chỉ định này hầu hết đều là những chỉ định tương đối. Cần phải có
nhiều chỉ định tương đối để hình thành nên một chỉ định mổ lấy thai [7].
Chỉ định mổ vì nguyên nhân người mẹ
- Con so lớn tuổi là thai phụ con so có tuổi tư 35 trở lên, có thể kèm theo
hay khơng lý do vô sinh.
- Tiền sử điều trị vô sinh, con hiếm, con q.
Chỉ định mổ vì ngun nhân của thai
- Thai to không phải do thai bất thường.
- Các ngôi bất thường: ngơi vai, ngơi trán, ngơi thóp trước, ngơi mặt cằm
sau. Ngơi mơng nếu có thêm một yếu tố đẻ khó khác [8].
- Thai già tháng: thường phải mổ vì thai không đủ sức chịu đựng cuộc
chuyển dạ.
- Chửa đa thai: nếu thai thứ nhất là ngôi mông hay ngôi vai.
- Suy thai cấp trong chuyển dạ khi chưa đủ điều kiện đẻ đường dưới [7].
Chỉ định mổ vì những bất thường trong chuyển dạ
- Cơn co tử cung bất thường sau khi đã dùng các thứ thuốc tăng co hay
giảm co để điều chỉnh mà không thành công.
- Cổ tử cung khơng xóa hay mở mặc dù cơn go cơ tử cung đồng bộ, phù
hợp với độ mở cổ tử cung.
- Ối vỡ non, ối vỡ sớm làm cuộc chuyển dạ ngưng tiến triển, sau khi đã
tích cực điều chỉnh cơn co tử cung không hiệu quả.
- Đầu không lọt khi cổ tử cung đã mở hết mặc dù cơn co đủ mạnh.
Chỉ định mổ lấy thai vì các tai biến trong chuyển dạ
- Chảy máu vì rau tiền đạo, rau bong non. Trong nhiều trường hợp phải
tiến hành mổ lấy thai ngay cả khi thai đã chết [18].
- Dọa vỡ và vỡ tử cung.

- Sa dây rốn khi thai còn sống.
- Sa chi sau khi đã thử đẩy lên nhưng không thành công [7], [18].


15

1.2.3. Kỹ thuật mổ lấy thai
1.2.3.1. Chuẩn bị thai phụ
- Được giải thích đầy đủ lý do PT lấy thai, ký giấy cam đoan PT.
- Được làm các xét nghiệm cơ bản trước mổ.
- Thông tiểu, lập đường truyền tĩnh mạch, sát khuẩn thành bụng, trải
khăn vô khuẩn sau khi đã được giảm đau [14], [19].
1.2.3.2. Kíp phẫu thuật
- Phẫu thuật viên, người gây tê tủy sống cùng các trợ thủ và dụng cụ viên
thực hiện rửa tay ngoại khoa, mặc áo, khẩu trang, đi găng vô khuẩn.
1.2.3.3. Giảm đau
- Giảm đau vùng là ưu tiên: tê tủy sống, tê ngồi màng cứng. Có thể gây
mê nội khí quản khi giảm đau vùng có chống chỉ định [7], [8], [19], [28].
- Không khuyến cáo gây tê tại chỗ hay gây mê tĩnh mạch.
1.2.3.4. Kỹ thuật mổ lấy thai

Hình 1.1: Các đường rạch da trong mổ lấy thai (nguồn “ Sản khoa hình
minh họa” Miller/ Callander)
- Mở bụng: theo đường ngang trên vệ hay đường trắng giữa dưới rốn.
- Mở phúc mạc đoạn dưới tử cung theo đường cong lõm quay lên trên.
Bóc tách và đẩy phúc mạc phía bàng quang xuống dưới, chèn gạc ở 2 bên, đặt
van trên vệ che bàng quang, bộc lộ rõ vùng đoạn dưới TC.
- Mở ngang đoạn dưới TC ở ngay đoạn eo. Mở rộng vết rạch tử cung
sang hai bên. Trong một số trường hợp phải rạch dọc thân TC để lấy thai như



16

nhau tiền đạo ở mặt trước đoạn dưới TC hoặc VMĐC dính khơng vào được
đoạn dưới [8].
- Lấy thai: Lấy đầu thai nếu là ngôi đầu, lấy chân thai hay mơng thai nếu
là các ngơi cịn lại.
- Kẹp dây rốn, tiêm 1 liều kháng sinh dự phòng ở các BN có chỉ định
theo định hướng lâm sàng [35], ở BN béo phì thì dùng liều cao hơn [34], [51].
- Tiêm tĩnh mạch chậm 10 đơn vị oxytocin. Lấy rau bằng cách kéo dây
rốn và ấn đáy tử cung qua thành bụng [34]. Làm sạch buồng tử cung, nong cổ
tử cung nếu cần.
- Khâu phục hồi lớp cơ tử cung bằng chỉ tiêu số 0, có thể bằng mũi rời
hay khâu vắt, mũi khâu lấy toàn bộ chiều dày lớp cơ tử cung, không nên khâu
cả lớp nội mạc tử cung, có thể khâu một hoặc hai lớp [8], [19].
- Phủ phúc mạc đoạn dưới tử cung hay lớp phúc mạc lá thành để tránh
dính ruột sau này [19], giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tại cơ TC.
- Đóng bụng theo tưng lớp, nếu tổ chức dưới da > 2cm thì nên đóng lớp
mỡ dưới da [34], [41], đóng mỡ dưới da có thể làm giảm biến chứng [55].
1.2.4. Săn sóc sau phẫu thuật
1.2.4.1.Theo dõi sau MLT
Sản phụ sau khi đón về phải được nằm ở phịng thống, n tĩnh, sạch và
ấm, đảm bảo cho sản phụ được nghỉ ngơi.
- Theo dõi tồn trạng: Mạch, nhiệt, huyết áp.
- Theo dõi tình trạng bụng: Mềm hay chướng, có phản ứng thành bụng
hay khơng.
- Ngày đầu sau mổ: Trong 02 giờ đầu theo dõi 15 phút/ lần, giờ thứ 3 đến
hết giờ thứ 6 mỗi giờ 1 lần, tư giờ thứ 7 đến giờ 24 mỗi 3 giờ 1 lần: Các chỉ
số sinh tồn, tình trạng vết mổ có thấm máu băng hay khơng, go hồi tử cung, ra
máu âm đạo, tình trạng bụng, nước tiểu qua sonde [10], [14], [20].

- Tư ngày thứ 2 trở đi: theo dõi các chỉ số sinh tồn, tình trạng vết mổ, go
hồi tử cung, sản dịch: mỗi ngày 02 lần [20]. Tình trạng sốt của sản phụ, nếu


17

có đánh giá nguy cơ và nguyên nhân của triệu chứng sốt có thể là do căng
sữa, viêm nội mạc TC, viêm cơ TC, NKVM… của nhiễm khuẩn hậu sản và
yếu tố nguy cơ lớn nhất của nhiễm trùng này là MLT [16], [26].
1.2.4.2. Chăm sóc mẹ
- Chế độ ăn: Thực hiện sớm sau mổ, tư lỏng đến đặc dần, đảm bảo cung
cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và cho con bú, 6 giờ sau mổ có thể bắt đầu ăn cháo
loãng, sau khi trung tiện cho ăn cơm và uống nước bình thường.
- Chế độ vận động: Tùy theo phương pháp vơ cảm mà có chế độ vận
động phù hợp cho sản phụ.
+ Gây mê nội khí quản: Thường sau 12 giờ sản phụ tập nghiêng, ngồi
dậy và đi lại nhẹ nhàng.
+ Gây tê tủy sống: Sau 6 giờ tập nghiêng, co duỗi chân tay, sau 24 giờ
tập đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng.
- Theo dõi toàn trạng, đánh giá bệnh nhân có sốt hay khơng ( > 38ºC),
nếu có tìm ngun nhân: Căng sữa, NKVM, viêm nội mạc TC, viêm cơ TC,
thậm chí viêm phúc mạc [15], [16], [26], [37].
Những ngày sau vận động nhẹ nhàng, tránh lao động nặng trong thời kỳ
hậu sản để đề phòng sa sinh dục sau này.
- Chăm sóc vết mổ: giữ vết mổ khô, sạch, thay băng hàng ngày hoặc cách
ngày tùy tình trạng vết mổ, tốt nhất thay băng khi có dịch thấm băng, dùng kẹp
phẫu tích để gắp gạc cầu lau rửa xung quanh vết mổ bằng nước muối sinh lý
theo nguyên tắc tư trên xuống dưới, tư trong ra ngoài, đánh giá vết mổ [5], [17].
Hướng dẫn sản phụ cho con bú ngay sau 30 phút kể tư khi trẻ ra đời theo
cách “ da kề da” hoặc theo tư thế mà sản phụ dễ chịu nhất [10].

Theo dõi go hồi TC, mật độ TC, tình trạng sản dịch: màu sắc, số lượng,
mùi. Nếu sản dịch ra nhiều có thể đờ TC hoặc viêm nội mạc TC [20], [37].
1.2.4.3. Chăm sóc cho trẻ sơ sinh
Sau mổ lấy thai việc chăm sóc trẻ sơ sinh được thực hiện giống như
những trường hợp sau đẻ, ngay sau khi trẻ ra đời phải làm sạch đường thở, lau


×