Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG VŨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.89 KB, 7 trang )

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG VŨ
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm
tại Công ty TNHH Hoàng Vũ.
3.1.1. Đánh giá về tổ chức bộ máy kế toán chi phí sản xuất
Cơ chế thị trường thay đổi cũng làm Công ty phải thay đổi cung cách
quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, công ty luôn
kiện toàn bộ máy kế toán để đi đến gọn nhẹ và hiệu quả. Chính vì vậy, Bộ máy
kế toán của Công ty được tổ chức hết sức gọn nhẹ, khoa học và hợp lý, đảm
bảo cho việc phối hợp chặt chẽ giữa các phần hành kế toán với nhau nên hoạt
động luôn luôn có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu công việc và phát huy được
năng lực chuyên môn của từng người. Đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán trẻ,
năng động nhiệt tình, vững vàng về trình độ chuyên môn, nhanh chóng nắm
bắt được những thay đổi mới về chế độ kế toán do Bộ Tài Chính ban hành, có
khả năng ứng dụng tốt công nghệ tin học vào trong công tác kế toán. Chính vì
thế phòng kế toán của Công ty luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,
cung cấp các thông tin tài chính – kinh tế nhanh chóng, chính xác kịp thời cho
lãnh đạo cấp trên, để ban lãnh đạo có kế hoạch hợp lý cho công tác sản xuất ở
các kỳ tiép theo.
3.1.2. Đánh giá về chứng từ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm
Doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là hợp lý. Vì với
hình thức này thì mẫu sổ đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu kiểm tra, thuận tiện cho
phân công công việc trong phòng kế toán
* Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
+ Công ty đã chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá
thành là phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất
sản phẩm.
+ Công ty chọn kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo và
tình hình biến động của giá cả thị trường giúp kế toán phát huy chức năng giám
đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành một cách kịp thời.


+ Trong quá trình hạch toán chi phí các tài khoản kế toán áp dụng phù hợp
với điều kiện của Công ty. Công tác kế toán tại Công ty TNHH Hoàng Vũ nhìn
chung đã đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán hiện hành phù hợp với điều kiện cụ thể
của Công ty đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý chung.
3.1.3. Đánh giá về bộ sổ sách kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm
Công ty tổ chức ghi chép sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ, mẫu
sổ đơn giản, dễ ghi chép, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin cho các bộ phận
liên quan. Công ty đã sớm đưa công nghệ thông tin vào công tác kế toán
nhằm đảm bảo sự nhanh chóng, thuận lợi cho việc tính toán, sao chép, in ấn
và đặc biệt nhằm tránh sai sót, nhầm lẫn. Tất cả các biểu mẫu kế toán đều
được đánh trên máy vi tính rồi chuyển cho kế toán trưởng tổng hợp lại.
Tuy nhiên song song với những ưu điểm về công tác kế toán nói chung và kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì Công ty còn một số mặt hạn
chế nhất định cần phải hoàn thiện hơn nữa.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hoàng Vũ
3.2.1. Hoàn thiện về chứng từ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm
Chứng từ là giấy tờ chứng minh sự phát sinh, hoặc hoàn thành nghiệp vụ
kinh tế. Chứng từ được lập phục vụ cho cả kế toán tài chính và kế toán quản trị. Do
vậy ngoài những nội dung cơ bản của chứng từ để phục vụ yêu cầu kế toán tổng
hợp trên TK cấp 1, cấp 2 (những nội dung này đã được quy định trong hệ thống
chứng từ do Nhà nước ban hành), kế toán còn phải căn cứ vào yêu cầu chi tiết trên
TK cấp 3, 4…và chi tiết để quy định thêm các nội dung ghi chép trên chứng từ để
phục vụ yêu cầu này. Khi có chứng từ kế toán cần phải phản ánh vào sổ sách của
kế toán tài chính và kế toán quản trị.
3.2.2. Hoàn thiện về bộ sổ sách kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, nền sản xuất cũng không ngừng

phát triển để đáp ứng những yêu cầu đổi mới. Với xã hội thông tin như hiện nay thì
yêu cầu về thông tin là rất quan trọng. Đặc biệt công tác quản trị doanh nghiệp
trong cơ chế thị trường cạnh tranh đòi hỏi phải tính toán chính xác kịp thời chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm để có thể đưa ra các quyết định nhanh nhạy tạo
được sự cạnh tranh trên thị trường.
Tất cả những điều này đều khẳng định sự cần thiết phải áp dụng máy tính trong
công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm nói riêng. Sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán không những giúp
cho việc đưa ra những con số nhanh chóng và chính xác mà còn giảm được công
việc ghi chép. Kế toán máy sẽ tự động trong việc luân chuyển chứng từ, tránh việc
nhầm lẫn, tiết kiệm thời gian, thuận tiện cho việc lưu giữ thông tin.
3.2.3. Hoàn thiện về hạch toán chi phí sản xuất
* Về hạch toán chi phí nhân công
+ Trong khoản kinh phí công đoàn thì Công ty nên trích kinh phí công đoàn
vào CPSX trong thời kỳ để hoạt động công đoàn của Công ty được tốt hơn, để
nâng cao hoạt động đời sống của công nhân viên Công ty tích cực nâng cao hiệu
quả sản xuất.
- Khi trích kinh phí công đoàn cho công nhân viên sản xuất trực tiếp:
Nợ TK 154
Có TK 3382
- Khi trích kinh phí công đoàn cho nhân viên phân xưởng:
Nợ TK 154
Có TK3382
- Khi trích kinh phí công đoàn cho nhân viên quản lý công ty:
Nợ TK 642
Có Tk 3382
+ Công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản
xuất. Do vậy rất dễ gây biến động về chi phí sản xuất nếu trong tháng công nhân
nghỉ phép quá nhiều. Công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho
công nhân. Định khoản như sau:

Nợ TK 154
Có TK 335
+ Công ty nên trích lập một quỹ khen thưởng, phúc lợi để cuối năm hoặc có
ngày lễ nào đó sẽ trích khen thưởng cho công nhân như vậy sẽ tạo được động lực
thúc đẩy sản xuất của công nhân.
* Về phân bổ TSCĐ
+ Theo em bảng phân bổ TSCĐ mặc dù cung cấp cho các nhà quản lý đầy
đủ thông tin về nguyên giá, giá trị hao mòn TSCĐ, số lũy kế khấu hao, thời gian
bắt đầu khấu hao TSCĐ; tuy nhiên, khi làm như vậy các tháng sau cũng phải trình
bày đầy đủ thông tin như vậy thì sẽ mất nhiều thời gian. Vì vậy theo em nên lập
bảng phân bổ TSCĐ theo QĐ48, tức là chỉ cần nêu số khấu hao trích tháng trước;
số khấu hao TSCĐ tăng trong tháng; số khấu hao giảm trong tháng. Như biểu sau:
STT Chỉ tiêu
Tỷ lệ KH% hoặc
thời gian sử dụng
Nơi sử dụng toàn DN
TK 154-Chi phí sản xuất kinh
doanh
dở dang
TK 642
Chi phí quản lý
kinh doanh
Nguyên giá
TSCĐ
Số khấu hao TK 154C TK154O
I-Số khấu hao trích
tháng trước
II-Số KH TSCĐ
tăng trong tháng
III-Số KH TSCĐ

giảm trong tháng
IV-Số KH trích
tháng này
(I + II + III)
Cộng

×