Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Quản lý nhà nước về pháp luật đối với công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 190 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

--------------

VŨ THỊ THÚY NGÀ

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁP LUẬT
ĐỐI VỚI CƠNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

--------------

VŨ THỊ THÚY NGÀ

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁP LUẬT
ĐỐI VỚI CƠNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Công nghiệp
Mã số: 62 31 09 01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Văn Phức

HÀ NỘI, 2011


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết
luận khoa học của Luận án chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tác giả Luận án


iii

LI CM N

Để xây dựng và hoàn thành Luận án, NCS xin đ-ợc bày tỏ lòng biết
ơn đến thy giỏo h-ớng dẫn khoa học GS. TS. Đỗ Văn Phức đà hết lòng chỉ
bảo, động viên giúp tôi hoàn thành luận án này. Tác giả xin cảm ơn các
thầy cô giáo trong Khoa kinh tế và quản lý - Tr-ờng Đại học Bách khoa Hà
Nội,Tr-ờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Uỷ ban Chứng khoán Nhà n-ớc
Học viện Tài chính, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung -ơng, BộTài
chính, Bộ T- pháp, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp Trung
-ơng... về những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện luận

án.
NCS chân thành cảm ơn các cán bộ của Viện Đào tạo Sau đại học
Tr-ờng Đại học Bách khoa Hà Nội, các tạp chí, th- viện, bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình đà tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian nghiên cứu.
Mặc dù đà có rất nhiều cố gắng để thu thập tài liệu và sử dụng rất
nhiều ph-ơng pháp khác nhau để thu thập và phân tích thông tin, song
không phải luận án không còn những thiếu sót. NCS rất mong nhận đ-ợc sự
đóng góp chân thành của các Thầy cô, đồng nghiệp và ng-ời đọc.
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!


iv

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
xi
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG
TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHỐN
1
1.1 Khái qt về cơng ty niêm yết và thị trƣờng chứng khốn
1
1.1.1 Khái qt về cơng ty niêm yết

1

1.1.1.1 Định nghĩa

1


1.1.1.2 Bản chất
1.1.1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng

2
3

1.1.1.4 Các mơ hình hoạt động

7

1.1.2 Khái niệm và hoạt động của thị trƣờng chứng khoán

10

1.1.2.1 Khái niệm
1.1.2.2 Chức năng

10
11

1.1.2.3 Các thành phần tham gia TTCK

12

1.1.2.4 Quản lý Nhà nƣớc đối với thị trƣờng chứng khoán

13

1.2 Quản lý nhà nƣớc về pháp luật đối với công ty niêm yết trên TTCK
1.2.1 Khái niệm và công cụ quản lý


15
15

1.2.2 Yêu cầu quản lý Nhà nƣớc về pháp luật đối với công ty niêm yết trên TTCK 17
1.2.3 Vai trò của quản lý Nhà nƣớc về pháp luật đối với công ty niêm yết trên TTCK19
1.2.4 Các nội dung quản lý Nhà nƣớc về pháp luật đối với công ty niêm yết trên
TTCK
22
1.2.4.1 Quản lý Nhà nƣớc về niêm yết

22

1.2.4.2 Quản lý Nhà nƣớc về phát hành

23

1.2.4.3 Quản lý Nhà nƣớc về công bố thông tin
1.2.3.4 Quản lý Nhà nƣớc về quản trị công ty

25
30

1.3 Kinh nghiệm quốc tế

33

1.3.1 Kinh nghiệm về niêm yết

34


1.3.2 Kinh nghiệm về phát hành
1.3.3 Kinh nghiệm về công bố thông tin

35
37

1.3.4 Kinh nghiệm về quản trị công ty

38

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
40
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁP LUẬT
ĐỐI VỚI CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
41
2.1 Thực trạng quản lý nhà nƣớc về niêm yết
41
2.1.1. Quy định về niêm yết trên TTCK Việt Nam

41


v

2.1.2 Thực tiễn áp dụng và vấn đề phát sinh

44


2.2 Thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát hành

49

2.2.1 Quy định về phát hành chứng khoán
2.2.2 Thực tiễn áp dụng và các vấn đề phát sinh

49
52

2.3 Thực trạng quản lý nhà nƣớc về công bố thông tin
2.3.1 Quy định về công bố thông tin đối với công ty niêm yết
2.3.2 Thực tiễn áp dụng và vấn đề phát sinh

56
56
61

2.4 Thực trạng quản lý nhà nƣớc về quản trị công ty

70

2.4.1 Quy định về quản trị công ty niêm yết

70

2.4.2 Thực tiễn áp dụng và vấn đề phát sinh

73


KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
90
CHƢƠNG 3. ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN ĐẾN 202091
3.1 Định hƣớng đổi mới quản lý nhà nƣớc về pháp luật đối với công ty niêm
yết trên TTCK
91
3.1.1 Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam và định hƣớng phát
triển đến 2020

91

3.1.2 Những áp lực đối với công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 20102020
94
3.1.3 Định hƣớng đổi mới quản lý nhà nƣớc về mặt pháp luật đối với các công ty
niêm yết trên TTCK Việt Nam đến 2020

98

3.2 Hoàn thiện pháp luật quản lý nhà nƣớc đối với công ty niêm yết trên
TTCK
104
3.2.1 Hoàn thiện các quy định về niêm yết đối với công ty niêm yết trên TTCK

104

3.2.1.1 Điều kiện ghi chép sổ sách

105


3.2.1.2 Quy định về vốn và tỷ lệ cổ phần tối thiểu do công chúng nắm giữ
3.2.1.3 Quy định về quản trị công ty trong tiêu chuẩn niêm yết

106
107

3.2.1.4. Quy định về tình hình tài chính lành mạnh

108

3.2.2 Hoàn thiện các quy định về phát hành đối với công ty niêm yết trên TTCK 108
3.2.2.1 Quy định về phát hành riêng lẻ và chào bán ra công chúng
3.2.2.2 Quy định nội dung trong báo cáo phát hành

111
112

3.2.2.3 Quy định về báo cáo sau phát hành

112

3.2.2.4 Các quy định khác

113

3.2.3 Hồn thiện các quy định về cơng bố thông tin của công ty niêm yết trên TTCK114
3.2.3.1 Quy định về phân chia thông tin theo nguồn gốc thông tin
115
3.2.3.1 Quy định về công khai thông tin trƣớc và sau giao dịch đối với các đối



vi

tƣợng cổ đơng đặc biệt
3.2.3.3 Quy định về tính chính xác, kịp thời của thông tin
3.2.3.4 Quy định về phƣơng tiện công bố thông tin
3.2.3.5 Quy định phân chia công ty theo quy mơ và số lƣợng cổ đơng

117
117
118
118

3.2.4 Hồn thiện các quy định về quản trị công ty của cơng ty niêm yết trên TTCK119
3.2.4.1 Hồn thiện và áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế
122
3.2.4.2 Quy định cụ thể về điều kiện tiêu chuẩn cán bộ quản lý tại doanh nghiệp123

3.3 Điều kiện cần thiết để thực hiện hiệu quả các quy định pháp luật đối với
công ty niêm yết trên TTCK
125
3.3.1 Tăng cƣờng hoạt động giám sát và báo cáo hiệu quả về hoạt động của công ty
sau niêm yết và phát hành
125
3.3.2 Tăng cƣờng hoạt động giám sát công bố thông tin của công ty niêm yết trên
TTCK

126

3.3.3 Tăng cƣờng giám sát thực thi quản trị công ty niêm yết trên TTCK

3.3.4 Tăng cƣờng chất lƣợng của đội ngũ quản lý công ty và cổ đông

128
129

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

130

KẾT LUẬN
Một số vấn đề đề xuất tiếp tục nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Mẫu và kết quả điều tra khảo sát
I. Thông tin chung
II. Câu hỏi điều tra
III. Kết quả điều tra
Phụ lục 2
Một số chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế Việt Nam do IMF dự báo
Phụ lục 3
Sự tham gia của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên TTCKVN (so với KLGD)
Phụ lục 4
Biến động thị trƣờng 30 ngày và VN-Index
Phụ lục 5
Biểu đồ biến động KLGD và HNX- Index
Phụ lục 6
Số lƣợng Cơng ty kiểm tốn, kiểm tốn viên đƣợc chấp thuận
Phụ lục 7
Giá trị giao dịch so với mức vốn hóa thị trƣờng
Phụ lục 8


131
132
134
141
141
143
148
153
153
153
153
153
153
153
153
154
154
154
154
155


vii

Số liệu về quy mơ giao dịch cổ phiếu tồn thị trƣờng qua các năm
155
Phụ lục 9
156
Danh sách các công ty niêm yết phát hành tăng vốn năm 2008 tại Sở GDCK Hà
Nội

156
Phụ lục 10
159
Danh sách các công ty niêm yết phát hành tăng vốn tại Sở GDCK Hà Nội năm
2009
159
Phụ lục 11
162
Danh sách các công ty niêm yết phát hành tăng vốn năm 2010 tại Sở GDCK Hà
Nội
162
Phụ lục 12
169
Danh sách các công ty chƣa ban hành Quy chế quản trị cơng ty tại Sở GDCK Hà
Nội (tính đến 31/12/2008)
169
Phụ lục 13
172
Danh sách các công ty chƣa ban hành Quy chế quản trị công ty tại Sở GDCK Hà
Nội (tính đến 31/12/2009)
172


viii

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
BCTC

Báo cáo tài chính


BCTN

Báo cáo thƣờng niên

BGĐ

Ban giám đốc

BKS

Ban kiểm sốt

DNNN

Doanh nghiệp nhà nƣớc

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đơng

ĐTNN

Đầu tƣ nƣớc ngồi

GĐĐH

Giám đốc điều hành

HĐQT


Hội đồng Quản trị

SCIC

Tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc

SGDCK

Sở Giao dịch Chứng khốn

TCT

Tổng cơng ty

TGĐ

Tổng giám đốc

CTCP

Cơng ty cổ phần

UBCKNN

Uỷ ban Chứng khốn Nhà nƣớc

HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội


HOSE

Sở Giao dịch Chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh


ix

Danh mục các bảng biểu

Hộp 2.1. Cổ đông lớn bán cổ phiếu, không công bố thông tin ............................................... 67
Hộp 2.2. Cổ đông L18 nắm giữ dƣới 10.000 CP không đƣợc tham dự ĐHĐCĐ ................... 76
Hộp 2.3. Đại diện cổ đông Nhà nƣớc trong HĐQT đã kìm hãm sự phát triển của công ty ... 85

Bảng 2.1: Danh sách các công ty chuyển niêm yết từ Sở GDCK Tp. HCM sang Sở GDCK
Hà Nội .................................................................................................................................... 47
Bảng 2.2: Số liệu về niêm yết cổ phiếu tại Sở GDCK Hà Nội từ 2006-2010........................... 45
Bảng 2.3: Giá trị phát hành chứng khoán so với tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội ...................... 55
Bảng 2.4: Bảng thống kê số lƣợng vi phạm công bố thông tin bất thƣờng tại Sở GDCK Hà
Nội năm 2009 ......................................................................................................................... 65
Bảng 2.5: Bảng thống kê số lƣợng giao dịch và vi phạm công bố thông tin của các giao
dịch đặc biệt năm 2009 tại Sở GDCK Hà Nội ........................................................................ 65
Bảng 2.6: Danh sách các công ty chƣa ban hành điều lệ theo điều lệ mẫu tại Sở GDCK Hà
Nội (tính đến 31/12/2008) ....................................................................................................... 75
Bảng 2.7: Thống kê về sự tham gia của Nhà nƣớc tại công ty cổ phần.................................. 78
Bảng 2.8: Tỷ lệ nắm giữ của Nhà nƣớc trên TTCK Việt Nam tại thời điểm 15/5/2008 ......... 79
Bảng 2.9: Nhân tố và những ảnh hƣởng tới công ty .............................................................. 82
Bảng 2.10: Các quy định về thành viên HĐQT độc lập tại các nƣớc khu vực châu Á .......... 88
Bảng 3.1: Đánh giá quy định về niêm yết

104


Bảng 3.2: Đánh giá quy định về phát hành

109

Bảng 3.3: Đánh giá quy định về cơng bố thơng tin

114

Bảng 3.4: Mơ hình cơng bố thông tin theo số lƣợng cổ đông và vốn

119

Bảng 3.5: Đánh giá quy định về quản trị công ty

120

Bảng 3.6: Đề xuất tiêu chuẩn ngƣời quản lý

124


x

Danh mục các hình vẽ và đồ thị
Sơ đồ 1.1: Mơ hình về mối quan hệ giữa quyền kiểm sốt và sở hữu

4

Sơ đồ 1.2: Mơ hình phân loại cơng ty cổ phần


8

Sơ đồ 1.3. Hệ thống quản lý Nhà nƣớc về chứng khoán và TTCK Việt Nam

14

Sơ đồ 1.4: Công ty niêm yết và các mối liên quan

20

Đồ thị 2.1: Số lƣợng công ty niêm yết trên 2 Sở GDCK qua các năm

44

Đồ thị 2.2: Giá trị vốn hóa so với GDP tại 2 Sở GDCK qua các năm

45


xi

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2000, với 02 công ty niêm yết khi đƣa TTGDCK Tp. HCM
(HoSTC) vào hoạt động, TTCK đã có mức tăng trƣởng nhanh do nguồn
cung hàng hóa khan hiếm, chỉ số VN Index liên tục tăng và đạt tới đỉnh
điểm là 571,04 điểm ngày 25/6/2001. Sau đó, thị trƣờng đã liên tục sụt
giảm trong suốt 3 năm sau đó, trƣớc khi tăng mạnh trở lại vào cuối năm
2003. Năm 2005, sau khi TTGDCKHN đi vào hoạt động, tổng số lƣợng các

công ty niêm yết trên cả hai thị trƣờng là 44 công ty với tổng giá trị niêm
yết là 4,94 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, tính cuối năm 2010, đã có hơn 600
doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cả hai SGDCK với tổng giá trị thị
trƣờng chiếm trên 38% GDP 2009.
Trong khi đó, để triển khai đƣa TTCK vào hoạt động, năm 1998,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm
1998 quy định chung về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. Đây là
nền tảng pháp lý đầu tiên quy định về chứng khoán và TTCK ở Việt Nam.
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/
2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm
2003 (thay thế Nghị định
48/1998/NĐ-CP). Đến năm 2007, sau khi Luật Chứng khoán ra đời, hệ
thống văn bản quản lý Nhà nƣớc quy định đối với công ty niêm yết đƣợc
ban hành theo đó đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu quản lý về chứng
khoán và thị trƣờng chứng khốn đối với các cơng ty niêm yết.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh và mạnh của thị trƣờng chứng khoán
trong hơn 4 năm trở lại đây cùng với các vấn đề bất cập của văn bản pháp
lý đòi hỏi phải nâng cao khả năng quản lý Nhà nƣớc thông qua hệ thống lại
cơ sở pháp lý về công ty niêm yết trên thị trƣờng. Thực tế cho thấy trong
quá trình hoạt động, những mâu thuẫn phát sinh từ mối quan hệ giữa các
chủ thể có liên quan đến cơng ty ngày càng cần đƣợc quy định cụ thể và rõ
ràng. Vì vậy, nghiên cứu sinh cho rằng việc đề xuất các quy định quản lý
nhà nƣớc một cách thống nhất và hiệu quả đối với các công ty niêm yết trên


xii

thị trƣờng chứng khoán đi vào hoạt động hơn 10 năm là vấn đề cấp thiết.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trƣớc đó
Trƣớc khi đi sâu vào nghiên cứu từng mảng nội dung, nghiên cứu

sinh đã tiến hành tìm hiểu các nghiên cứu khoa học tại Việt Nam nhằm thu
thập tài liệu, tổng hợp các nội dung hợp lý làm tiền đề hỗ trợ cho các nội
dung nghiên cứu tiếp theo trong luận án này.
Năm 2002, đề tài của Lê Thị Mai Linh đã nghiên cứu về quản trị
công ty niêm yết ở Việt Nam giai đoạn trƣớc năm 2002. Đề tài này tập
trung nhiều đến một số kinh nghiệm quốc tế và quản trị theo quy định của
pháp luật, chủ yếu tại Điều lệ mẫu ban hành kèm theo Quyết định số
07/2002/QĐ-VPCP ngày 19/11/2002 của Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Văn
phịng Chính phủ về việc ban hành mẫu Điều lệ áp dụng cho các công ty
niêm yết. Đề tài đã đƣa ra những nghiên cứu cơ bản mang tính chất học
thuật về quản trị cơng ty trên thế giới. Tuy nhiên, các đánh giá và đề xuất
của đề tài chỉ đáp ứng đƣợc đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu
của thị trƣờng chứng khốn. Ngồi ra, những đề xuất của đề tài chỉ liên
quan đến việc áp dụng điều lệ mẫu đối với công ty niêm yết trên cơ sở số
liệu thống kê tình hình của một số công ty cổ phần trên địa bàn Hà Nội
trƣớc năm 2002, thời điểm TTCK mới vào hoạt động. Do vậy, những kết
quả của đề tài sẽ đƣợc tác giả nghiên cứu và làm cơ sở cho những nghiên
cứu tiếp theo.
Về các đề tài nghiên cứu quy định liên quan đến hoạt động công bố
thông tin, Phạm Thị Giang Thu[19] năm 2002 với đề tài hoàn thiện pháp
luật giải quyết tranh chấp trên TTCK Việt Nam, chủ yếu đề xuất các giải
pháp hoàn thiện liên quan đến giao dịch và một phần hoạt động của công ty
niêm yết trên thị trƣờng với tƣ cách là đối tƣợng công bố thông tin. Nhƣ
vậy, đề tài này đã đề cập một phần liên quan đến giải pháp về mặt luật pháp
về công bố thông tin đối với công ty niêm yết. Tuy nhiên, đề tài chỉ nghiên
cứu các giải pháp giải quyết tranh chấp, thay vì quy định các nguyên tắc về
mặt pháp lý liên quan đến công bố thông tin.
Năm 2006, Ngân hàng thế giới (World Bank)[53] đã công bố bản



xiii

báo cáo đánh giá so sánh về quản trị công ty của Việt Nam so với chuẩn
của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Tiếp đó, năm 2008, vấn đề nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm hoàn
thiện chế độ quản trị công ty tại Việt Nam đã đƣợc TS. Nguyễn Đình Cung
thực hiện. Đề tài này tập trung nghiên cứu các quy định về quản trị công ty
đối với các cơng ty cổ phần nói chung tại Việt Nam trên cơ sở có tổng hợp
các phân tích đánh giá trƣớc đó và thơng qua việc khảo sát lấy mẫu 100
cơng ty cổ phần điển hình trên cả nƣớc. Đề tài đã nêu rõ đƣợc những vi
phạm về quản trị cơng ty và tình hình quản trị cơng ty trên thực tế của công
ty cổ phần theo các các vốn và tại các vùng miền khác nhau. Tuy nhiên,
luận án chƣa đánh giá đƣợc thực trạng về mức độ tuân thủ của các công ty
đang niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn. Ngồi ra, thời điểm điều tra
khảo sát của luận án thực hiện sau khi quy định về quản trị công ty mới
đƣợc ban hành chƣa đầy 2 năm. Do đó, khả năng tiếp nhận thơng tin và
thực thi theo quy định này của các công ty cổ phần nói chung sẽ khơng cao
và khơng phản ánh hết đầy đủ đƣợc tình trạng chung của các cơng ty niêm
yết.
Về vấn đề chào bán cổ phần ra công chúng, đề tài nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thƣ[20] năm 2008 về hồn thiện pháp luật về chào bán chứng
khốn ra công chúng chủ yếu đề cập hành lang pháp lý liên quan đến việc
chào bán với chứng khoán đủ điều kiện chào bán công khai. Nhƣ vậy, đề
tài chƣa đề xuất hoàn thiện pháp luật liên quan đến việc chào bán chứng
khốn theo các hình thức khác trên quan điểm vì lợi ích của cổ đơng.
Đánh giá một cách chung nhất có thể thấy các nghiên cứu trên mới
đƣợc nghiên cứu một cách riêng lẻ về từng vấn đề trong quản lý nhà nƣớc
đối với cơng ty niêm yết, tính hệ thống chƣa cao. Trong khi đó, thực tế hoạt
động của các công ty cổ phần phát sinh rất nhiều vấn đề địi hỏi pháp luật
phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời vì lợi ích của những ngƣời tham gia

góp vốn với cơng ty. Các vấn đề đặt ra thƣờng gặp trên thực tế có thể là:
1. Việc niêm yết và phát hành của công ty niêm yết trên thị trƣờng
chứng khốn vừa qua có thực sự phù hợp với sự phát triển của


xiv

TTCK Việt Nam?
2. Các quy định về công bố thông tin đối với các công ty hiện nay
đã đầy đủ và đáp ứng đƣợc yêu cầu về một thị trƣờng chứng
khốn cơng khai, minh bạch? Chế tài nào xử lý nếu doanh nghiệp
không công bố thông tin đầy đủ?
3. Những ngƣời đại diện chủ sở hữu và điều hành đã làm trịn trách
nhiệm với cổ đơng?
4. Tại sao các vi phạm về quyền lợi cổ đông vẫn diễn ra?
….
Bối cảnh nói trên kết hợp với những kiến thức, kinh nghiệm cá nhân
tích lũy đƣợc trong nhiều năm gắn bó trong ngành chứng khoán cùng với
việc quan sát, theo dõi việc thực hiện trên thực tế là lý do chủ yếu để tôi
chọn đề tài “Quản lý Nhà nƣớc về pháp luật đối với công ty niêm yết
trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”.
3. Mục tiêu
 Làm rõ các nội dung cơ bản về quản lý nhà nƣớc về pháp luật đối với
cơng ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn trên cơ sở ứng dụng các lý
thuyết kinh tế cơ bản.
 Nghiên cứu và tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về quy định của pháp
luật đối với các nội dung quản lý nhà nƣớc về niêm yết, phát hành, công bố
thông tin và quản trị công ty.
 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam về niêm yết, phát hành, công bố thông tin và quản trị công ty từ

khi thành lập đến nay.
 Đề xuất, kiến nghị góp phần hồn thiện giải pháp nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nƣớc đối với công ty niêm yết về trên TTCK Việt Nam trong
10 năm tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: nghiên cứu dƣới giác độ vĩ mô các quy định


xv

về quản lý nhà nƣớc theo nghĩa hẹp (bao gồm quy định về niêm yết, phát
hành, công bố thông tin, quản trị công ty) đối với công ty niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán.
Phạm vi nghiên cứu: các quy định quản lý nhà nƣớc về niêm yết,
phát hành, công bố thông tin và quản trị công ty đối với công ty niêm yết
trên thị trƣờng chứng khoán đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu đƣợc sử dụng để thực hiện luận án
này gồm phƣơng pháp miêu tả, phân tích tổng hợp, phân tích so sánh, phân
tích thống kê, phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp đánh giá tình
hình[15]. Với phƣơng pháp đánh giá tình hình, nghiên cứu sinh tuân thủ
chọn bộ tiêu chí bám sát, bộ dữ liệu, xây dựng chuẩn so sánh với các nƣớc
có đặc điểm tƣơng tự Việt Nam và đƣa ra đánh giá chung kết trên cơ sở
thực tiễn phát sinh cũng nhƣ qua các ý kiến đánh giá khảo sát. Bằng các
phƣơng pháp nghiên cứu nói trên, luận án trƣớc hết nghiên cứu những mâu
thuẫn phát sinh từ mối quan hệ giữa các đối tƣợng trong công ty cổ phần
niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn, từ đó định hƣớng cho việc thực hiện
các nhiệm vụ nghiên cứu tiếp theo.
Về kinh nghiệm quốc tế, nghiên cứu sinh chọn phƣơng pháp nghiên
cứu theo từng vấn đề chuyên sâu trong luận án…qua đó, rút ra những bài

học kinh nghiệm góp phần làm cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng và
kiến nghị giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với công ty
niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Về thực tiễn Việt Nam, sau khi tập hợp giới thiệu tổng quát về bản
chất công ty cổ phần niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, so sánh rút ra
những điểm mạnh và điểm yếu trong các quy định pháp luật có liên
quan[25], nghiên cứu sinh đã tiến hành điều tra thực tế. Kết quả điều tra
đƣợc tổng hợp, phân tích để làm rõ hơn sự vận hành của quản lý nhà nƣớc
đối với cơng ty niêm yết trên thực tế; qua đó, nhận biết đƣợc những khác
biệt trên thực tế so với quy định của pháp luật, những điểm yếu của quản lý
nhà nƣớc công ty công ty niêm yết.


xvi

Cuối cùng, trên cơ sở mục tiêu Nhà nƣớc là nhân tố trung gian quyền
lực ban hành hệ thống luật pháp và giải quyết các mâu thuẫn phát sinh giữa
các đối tƣợng liên quan đến công ty, những điểm yếu và điểm mạnh sau khi
nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và điều tra thực tế, luận án kiến nghị một
số giải pháp hoàn thiện vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với cơng ty niêm yết
trên thị trƣờng chứng khốn để thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam.
6. Kết cấu của luận án
Luận án đƣợc chia thành 3 chƣơng, ngoài phần mở đầu và kết luận,
luận án đƣợc kết cấu nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về quản lý nhà nƣớc đối với công ty niêm yết
trên thị trƣờng chứng khoán
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về pháp luật đối với công ty
niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán
Chƣơng 3: Đổi mới quản lý nhà nƣớc về pháp luật đối với công ty

niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán đến 2020


1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
CƠNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHỐN
1.1 Khái quát về công ty niêm yết và thị trƣờng chứng khốn
1.1.1 Khái qt về cơng ty niêm yết
1.1.1.1 Định nghĩa
Tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 40, Luật Chứng khốn và các
điều khoản liên quan khác thì cơng ty niêm yết trên sở giao dịch, trung tâm
giao dịch phải là cơng ty cổ phần đại chúng. Do đó, phần này của Luận án
sẽ đi sâu vào nghiên cứu các đặc điểm của công ty niêm yết thông qua đặc
điểm của công ty cổ phần đáp ứng các điều kiện niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán.
Do vậy, đặc điểm của công ty niêm yết đƣợc bao hàm theo đặc điểm
của công ty cổ phần hoạt động trên thị trƣờng chứng khoán, bao gồm các
đặc điểm nhƣ tác giả Robert C. Clark[50] đã nêu:
- Tính trách nhiệm hữu hạn đối với các nhà đầu tƣ góp vốn (cổ
đơng)
- Khả năng chuyển nhƣợng các phần vốn góp
- Cơng ty có tƣ cách pháp nhân độc lập do tách ra khỏi những
ngƣời thành lập nó, liên tục tồn tại, có mục đích riêng..
- Công ty đƣợc quản lý tập trung
Theo định nghĩa tại Điều 77, Luật Doanh nghiệp đƣợc ban hành năm
2005[26] thì cơng ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần;
- Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân; số lƣợng cổ đông tối thiểu là

ba và không hạn chế số lƣợng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào


2

doanh nghiệp;
- Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho
ngƣời khác, trừ trƣờng hợp là cổ đông sở hữu cổ phần ƣu đãi
biểu quyết không đƣợc chuyển nhƣợng cổ phần đó cho ngƣời
khác và trƣờng hợp là cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn
chế chuyển nhƣợng.
Từ những đặc điểm hình thành và các vấn đề phát sinh tồn tại trong
hình thức hoạt động của công ty cổ phần, luật pháp các nƣớc đã hình thành
nên các định nghĩa và nội dung quản lý nhà nƣớc đối với thể chế bậc cao
nay. Các quy định của pháp luật về công ty cổ phần thƣờng nhằm điều
chỉnh hành vi đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi của ba đối tƣợng chủ yếu
trong cơng ty, đó là quyền lợi và nghĩa vụ của chủ công ty (các cổ đơng),
vai trị trách nhiệm của những ngƣời đại diện cho những ngƣời chủ công ty
(hội đồng quản trị) và những ngƣời đƣợc lựa chọn để điều hành công ty
(ban giám đốc).
1.1.1.2 Bản chất
Bản chất của công ty cổ phần lần đầu tiên đƣợc đề cập thông qua
khái niệm chi phí giao dịch do Ronald Coase đề cập trong bài viết nổi tiếng
năm 1937 với tựa đề “Bản chất của công ty”. Theo nghiên cứu của Coase,
trong một nền kinh tế thị trƣờng tự do, các công ty cổ phần ra đời một cách
tự nguyện chứ không phải do ý muốn và sự ép buộc của nhà nƣớc. Lý do
để thiết lập một công ty cổ phần là ở chỗ việc sử dụng cơ chế giá cả của thị
trƣờng đã làm phát sinh những chi phí nhất định. Những chi phí này bao

gồm: chi phí phát hiện các mức giá thị trƣờng khác nhau và chi phí trong
q trình đàm phán, ký kết hợp đồng với những ngƣời cung cấp hàng hố
và dịch vụ.. Do vậy, các cơng ty cổ phần ra đời do chi phí tiến hành một
giao dịch của một công ty sẽ thấp hơn một giao dịch trực tiếp trên thị
trƣờng cùng cho một kết quả tƣơng tự [1][13][77][81].
Để hiểu rõ bản chất của công ty cổ phần, trải qua các thời kỳ, các học
giả đã đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa các chủ thể trong công ty. Mối
quan hệ giữa các chủ thể trong công ty nhƣ giữa chủ tàu với nguời lái tàu


3

đựoc thuê chở hàng hóa từ những năm đầu thế kỷ 19 đƣợc đề cập đến trong
quyển History of Management Thought Series của nhà nghiên cứu R. I.
Tricker[51]. Mâu thuẫn xuất hiện ở đây là ngƣời lái tàu chỉ là ngƣời thừa
hành đƣợc hƣởng tiền cơng để đƣa hàng hóa về cập bến chứ không phải là
chủ thực sự số hàng hóa đó. Do vậy, trong trƣờng hợp nếu nguời lái tàu sử
dụng tàu cho mục đích đem lợi cá nhân hoặc làm thất thốt hàng hóa thì
phải có cơ chế xử lý và bảo vệ quyền lợi của ngƣời chủ thực sự để tránh
tình trạng ngƣời lái tàu cố tình làm hỏng tàu hoặc sử dụng tàu để trục lợi cá
nhân. Từ đó cho thấy cần thiết phải có sự can thiệp của nhà nƣớc để điều
chỉnh các mối quan hệ này để đảm bảo không phát sinh mâu thuẫn hoặc khi
có phát sinh thì mâu thuẫn đƣợc giải quyết thỏa đáng.
Trên cơ sở đó, lý thuyết về ủy quyền – tác nghiệp do Jensen và
Meckling [1976] nghiên cứu trên cơ sở những nghiên cứu trƣớc đó của
Berle và Means [1932] ra đời. Jensen và Meckling định nghĩa “mối quan hệ
ủy quyền – tác nghiệp nhƣ là một hợp đồng theo đó một hay nhiều ngƣời
(đại diện cho ngƣời chủ) thuê một ngƣời khác (ngƣời thừa hành) thay mặt
họ thực hiện một số dịch vụ và đƣợc phép đƣa ra những quyết định liên
quan”.

Chi phí ủy quyền- tác nghiệp xuất hiện tại công ty cổ phần để giải
quyết những mâu thuẫn giữa cổ đông và ngƣời quản lý công ty, giữa cổ
đông và chủ nợ, giữa ngƣời chủ và ngƣời thừa hành hay với những ngƣời
có liên quan trong một tổ chức[80]…
Tóm lại, trong q trình phát triển của công ty cổ phần[45][78][79],
vấn đề đặt ra lớn nhất đối với các nhà quản lý trong lĩnh vực này là công ty
cổ phần cần phải hoạt động nhƣ thế nào để đảm bảo chức năng quản lý điều
hành với chức năng sở hữu của công ty không bị lẫn lộn, hay nói một cách
khác là phải có các quy định hợp lý để giải quyết những mâu thuẫn phát
sinh giữa các đối tƣợng có liên quan đến cơng ty.
1.1.1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng
Để có chính sách hợp lý điều chỉnh hoạt động của các công ty niêm
yết trên thị trƣờng chứng khoán, việc hiểu rõ bản chất và các mối quan hệ


4

trong công ty cổ phần là hết sức cần thiết. Thông thƣờng, các yếu tố ảnh
hƣởng đến công ty cổ phần đƣợc xác định bao gồm các yếu tố bên trong và
các yếu tố bên ngoài. Mức độ tác động của các yếu tố này đến hoạt động
của công ty là khác nhau và có ảnh hƣởng ít nhiều đến cổ đông, ban quản
lý điều hành cũng nhƣ sự phát triển của công ty. Các yếu tố ảnh hƣởng đến
hoạt động của công ty cổ phần đƣợc xác định bao gồm:
- Các yếu tố bên trong
- Các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên trong đƣợc xác định ảnh hƣởng đến công ty bao gồm: mức
độ tập trung và thành phần sở hữu
Mức độ tập trung quyền sở hữu trong công ty quyết định sự phân
chia quyền lực giữa các nhà quản lý và các cổ đông. Nếu nhƣ cơ cấu quyền
sở hữu mang tính chất phân tán thì mức độ tập trung quyền sở hữu có xu

hƣớng yếu đi do việc giám sát không đầy đủ của các cổ đơng. Khi cơ cấu
quyền sở hữu mang tính tập trung cao độ thì những cổ đơng lớn có thể
đóng một vai trò quan trọng trong việc giám sát hoạt động của ban giám
đốc công ty.
Các nghiên cứu, khảo sát đã chứng minh một mối quan hệ theo hình
chữ U ngƣợc giữa mức độ tập trung quyền sở hữu và khả năng sinh lời của
công ty . Khi mức độ tập trung quyền sở hữu tăng lên từ một xuất phát
điểm thấp, chi phí hoạt động của cơng ty sẽ giảm xuống do việc giám sát
của cố đông đối với ban giám đốc phát huy tác dụng và do vậy, khả năng
sinh lời của công ty tăng lên.
Sơ đồ 1.1: Mô hình về mối quan hệ giữa quyền kiểm sốt và sở hữu


5

Nguồn: Becht và Mayer, 2001
Nghiên cứu của Becht và Mayer[40] năm 2001 đƣợc tổng kết theo sơ
đồ trên cho thấy mối quan hệ giữa quyền kiểm soát và sở hữu trong cơng
ty. Đối với những cơng ty có mức độ tập trung sở hữu cao thì quyền kiểm
sốt cơng ty thuộc về các cổ đông lớn. Ngƣợc lại, với những cơng ty có
mức độ tập trung sở hữu thấp thì sự tách biệt giữa quản lý kiểm soát và sở
hữu sẽ tốt hơn.
Thành phần sở hữu trong công ty cũng là một yếu tố hết sức quan
trọng xác định cơ chế quản trị công ty. Thành phần sở hữu cho biết thành
phần cổ đông trong công ty và khả năng chi phối của những cổ đông giữ cổ
phần chi phối. Một cổ đơng có thể là một cá nhân, một gia đình hoặc một
nhóm gia đình, một cơng ty mẹ, một ngân hàng hoặc một nhà đầu tƣ tổ
chức (nhƣ là cơng ty tài chính, quỹ đầu tƣ, cơng ty bảo hiểm), hoặc là một
cơng ty phi tài chính. Mỗi một thành phần sở hữu khác nhau sẽ tạo ra
những vấn đề liên quan đến quản trị công ty khác nhau[6]. Một gia đình

hoặc một nhóm gia đình nếu có phần đầu tƣ đáng kể vào cơng ty thì chắc
chắn sẽ có mối quan tâm lớn đến việc đồng thời nắm quyền kiểm sốt và sở
hữu cơng ty. Một nhà đầu tƣ tổ chức thì lại chỉ thƣờng quan tâm đến lợi


6

nhuận của cơng ty hơn là quyền kiểm sốt. Một ngân hàng khi đóng vai trị
là cổ đơng lớn của một cơng ty cũng dễ có thiên hƣớng đƣa ra những ƣu đãi
khi cung cấp các khoản vay, khơng có đƣợc những quyết định dứt khoát
trong việc chấm dứt những dự án không sinh lời và thanh lý công ty. Tình
trạng này xuất phát từ sự xung đột quyền lợi sẽ phát sinh khi ngân hàng vừa
là ngƣời sở hữu vừa là chủ nợ của công ty.
Các yếu tố bên ngồi tác động đến cơng ty thƣờng bao gồm các nội dung
sau đây về hệ thống chế độ kế toán, kiểm tốn, các vấn đề về văn hóa, lịch
sử...
Hệ thống kế toán và kiểm toán sẽ quyết định một phần về khả năng
minh bạch thông tin của công ty với cơng chúng đầu tƣ. Những nƣớc có
chuẩn mực kế tốn và kiểm toán theo hệ thống chung của thế giới thì việc
nhà đầu tƣ tiếp cận các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đơn giản hơn và
có chuẩn để so sánh. Theo quy định của pháp luật, các công ty niêm yết
phải báo cáo về tài chính cho 3 đối tƣợng. Đó là:
- Cơ quan quản lý (cơ quan cấp trên)
- Cơ quan thuế
- Sở giao dịch chứng khoán (nơi công ty niêm yết)
Nhƣ vậy, việc thống nhất quy định về kế tốn trong việc báo cáo và
cơng bố thông tin là việc làm cần thiết để thông tin đuợc tiếp nhận cơng
bằng cơng chúng đầu tƣ. Ngồi ra, nếu chế độ kế tốn đối với cơng ty trong
một nƣớc có chuẩn mực và phần mềm chung, thì việc báo cáo và công bố
thông tin của công ty sẽ nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Vấn đề hệ

thống hóa để sử dụng chung phần mềm và có hệ thống kế tốn theo chuẩn
mực quốc tế rất khó thực hiện tại các nƣớc có nền kinh tế chƣa phát triển
hoặc thị trƣờng chứng khoán hoạt động chƣa lâu nhƣ tại Việt Nam. Bên
cạnh đó nó sẽ giảm thiểu khả năng gian lận, che giấu thông tin nhờ việc
lách các điều khoản chƣa rõ ràng của hệ thống kế toán chƣa hoàn chỉnh và
chƣa theo chuẩn mực quốc tế.
Đối với một nƣớc mà văn hóa và lịch sử hình thành nên các công ty


7

có đặc điểm sở hữu gia đình hay đại chúng thì các chế tài về luật pháp cũng
chứa nhiều những nội dung xử lý những hoạt động phát sinh do đặc thù sở
hữu sinh ra. Ví dụ, với các nƣớc châu Á, hầu hết các cơng ty cổ phần đều
có cơ cấu sở hữu tập trung, có đặc điểm cơ bản là cơ chế kiểm sốt gia đình
và chế độ sở hữu cổ phần hạn chế bên trong công ty hoặc trong các công ty
con hoặc ngân hàng trực thuộc. Tại khu vực này, các gia đình hoặc các tập
đồn gia đình thƣờng là các cổ đơng nắm quyền kiểm sốt lớn trong các
cơng ty cổ phần, đồng thời họ thƣờng duy trì quyền kiểm sốt bằng cách
hạn chế việc sở hữu cổ phần của các cổ đơng bên ngồi cơng ty. Trong các
cơng ty do gia đình kiểm sốt, hai vị trí chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng
giám đốc điều hành thƣờng do một ngƣời đảm nhiệm hoặc do các thành
viên trong cùng một gia đình nắm giữ. Điều này thể hiện một thực tế là lịch
sử các cơng ty ở châu Á đa phần cịn rất trẻ, các cơng ty này vẫn cịn đang
đƣợc quản lý bởi những ngƣời sáng lập ra công ty hoặc những ngƣời thừa
kế trực tiếp của họ. Vì thực tế này mà ở châu Á những cổ đông là thành
viên của gia đình nắm quyền kiểm sốt cơng ty đƣợc gọi là “cổ đơng gia
đình”. Các cổ đơng gia đình lớn thƣờng có động cơ tối đa hố lợi nhuận
của gia đình họ bằng những thiệt hại mà ngƣời đầu tƣ bên ngồi cơng ty
phải gánh chịu...

Nhìn chung, những đặc điểm về văn hóa và lịch sử của từng quốc gia
phần nào phản ánh vào cơ cấu công ty cổ phần của các nƣớc đó. Do vậy,
nếu các chính sách quản lý nhà nƣớc không đi sâu vào nghiên cứu những
đặc điểm tác động riêng bên ngồi này thì có thể khi thực thi các chính sách
sẽ khơng hiệu quả hoặc khơng có khả năng áp dụng.
1.1.1.4 Các mơ hình hoạt động
Thông thƣờng, căn cứ trên các yếu tố ảnh hƣởng đến cơng ty cổ
phần, ngƣời ta có thể chia ra các mơ hình hoạt động của cơng ty cổ phần.
Trên thế giới thƣờng chia hình thức hoạt động của cơng ty cổ phần căn cứ
trên mức độ phân tán của cổ đông, đối tƣợng nắm giữ cổ phần theo các cấp
điều hành.


8

Sơ đồ 1.2: Mơ hình phân loại cơng ty cổ phần

Mơ hình tập trung

Mơ hình phân tán

TTCK

Ít cơng ty niêm yết

Nhiều công ty niêm yết

Sở hữu

Tập trung


Phân tán

Tập trung cao (hình tháp,
cổ phiếu khơng có quyền
biểu quyết, quyền bỏ phiếu
gộp)

Tập trung thấp, tách biệt
giữa sở hữu và kiểm sốt

Gia đình, ngân hàng, các
cơng ty khác, nhà nƣớc

Nhà đầu tƣ có tổ chức, cổ
đông nhỏ

Ở mức thấp

Sôi động

Cá nhân

Công chúng

Thành phần HĐQT

Đại đa số thành viên
HĐQT do cổ đơng lớn chỉ
định


Có sự hiện diện của thành
viên HĐQT bên ngồi

Kiểm sốt điều hành

cao

thấp

Quyền bỏ phiếu

Cổ đơng lớn
Thị trƣờng quyền
kiểm sốt cơng ty
Thơng tin

Nguồn: Franks và Mayer, 2001[42]
a/ Mơ hình sở hữu phân tán
Mơ hình sở hữu phân tán thƣờng thấy tại các nƣớc công ty huy động
vốn thông qua thị trƣờng chứng khốn nhƣ Mỹ và Anh. Hình thức hoạt
động của cơng ty cổ phần này có đặc điểm lớn nhất là cổ phần do đại chúng
nắm giữ, có thể lên tới 3 triệu cổ đông số lƣợng cổ đông tại công ty IBM
năm 1995[3]. Đặc điểm của mơ hình này là:


×