Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VINASHIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.09 KB, 10 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VINASHIN
1.1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Vinashin có ảnh hưởng đến kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng
Vinashin
Công ty Cổ phần Xây dựng Vinashin được thành lập theo quyết định số
555/QĐ-TCCB-LĐ ngày 17 tháng 12 năm 2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị
Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, dựa trên cơ sở vốn góp giữa xí nghiệp
xây dựng dân dụng và công nghiệp thuộc công ty Xây dựng và ứng dụng công
nghệ mới và một số thể nhân trong đó vốn góp của Nhà nước chiếm 51% (cổ
phần chi phối). Đây là một loại hình doanh nghiệp hoàn toàn mới: vẫn là một
công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp nhưng không phải là doanh
nghiệp được cổ phần hóa theo tiến hành đổi mới doanh nghiệp nên đã loại bỏ
được rất nhiều thủ tục rườm rà và kéo dài
như những doanh nghiệp cổ phần khác.
Tên công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng Vinashin
Tên giao dịch: VINASHIN CONSTRUCTION JOINT STOCK
COMPANY
Số điện thoại: 043.514.6516
Trụ sở công ty: Số 1- ngách 371/3 – Đê La Thành – TP Hà Nội
Vốn điều lệ: 50.000.000.000đ (Năm mươi tỷ đồng)
Tỷ lệ vốn góp của các cổ đông sáng lập:
Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam góp 25.500.000.000đ tương ứng
với 51% vốn điều lệ
1
SV: Nguyễn Lan Hương Lớp: K8 - HCKT - Như Quỳnh
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Các cổ đông đóng góp 24.500.000.000đ tương ứng 49% vốn điều lệ


Do chiếm 51% cổ phần chi phối nên đại diện của Vinashin được giữ vị trí
chủ chốt trong doanh nghiệp. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều
hành. Ngoài ra, các vị trí chủ chốt như phó giám đốc điều hành, phó giám đốc kỹ
thuật, thi công cũng do các cá nhân thuộc Vinashin nắm giữ vì đều là người của
xí nghiệp xây dựng dân dụng chuyển sang. Đây là một thuận lợi lớn trong công
tác quản lý sản xuất của Vinashin.
Với nhiều chính sách ưu đãi, công ty đã thu hút được nhiều lao động trẻ có
trình độ chuyên môn cao từ các trường đại học và các doanh nghiệp khác về làm
việc tại công ty. Đây là lực lượng nòng cốt và là sức mạnh của công ty trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty CPXD Vinashin đã gặp rất nhiều khó
khăn, với nguồn vốn được cấp rất ít và Công ty dang mở rộng lĩnh vực hoạt động
sản xuất… trong khi Công ty luông phải nỗ lực, linh hoạt tìm vốn để kinh doanh,
đầu tư… nhưng với đội ngũ lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm, lòng quyết tâm của
CBCNV toàn công ty và sự quan tâm của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt
Nam… đã giúp Công ty vượt qua mọi thử thách đưa hoạt động của mình ngày
càng phát triển đi lên. Các công trình do công ty thi công được đánh giá có chất
lượng tốt, thẩm mỹ, Công ty tuân thủ các quy định của Nhà nước, đời sống
CBCNV ổn định và được nâng cao, cơ sở vật chất của Công ty luôn được bổ
sung, Công ty nộp NSNN ngày càng nhiều… Dưới đây là một số chỉ tiêu kinh tế
mà Công ty đã đạt được trong mấy năm qua:
2
SV: Nguyễn Lan Hương Lớp: K8 - HCKT - Như Quỳnh
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu 1.1:
Công ty CP XD Vinashin
Số 1 – Ngách 371/3 – Đê La Thành – Hà Nội
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Tổng doanh thu 102.224.330.668 208.335.830.311 153.579.919.073
2. Tổng chi phí 100.631.580.693 205.641.341.633 146.953.217.422
3. LN trước thuế 1.592.749.975 2.694.488.678 3.111.003.557
4. Nộp NSNN 538.691.664 1.159.221.365 871.080.995
5. LN sau thuế 1.054.058.311 1.535.267.313 2.239.922.562
Nhận xét :
Qua bảng số liệu trên đây, qua các năm hoạt động 2006, 2007, 2008 bộ
máy điều hành của công ty được củng cố nhằm phù hợp với yêu cầu phát triển
kinh doanh ngày càng cao và phù hợp với cơ chế thị trường. Vì vậy, các chỉ tiêu
về hoạt động kinh doanh của công ty nhìn một cách tổng quát đều tăng lên.
Tổng doanh thu năm 2008 giảm so với năm 2007 là do ảnh hưởng của nền
kinh tế. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế năm 2008 lại tăng so với năm 2007 đây là
một thành công lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Với những
kết quả đạt được đã cho ta thấy sự cố gắng phấn đấu của ban lãnh đạo công ty
cũng như toàn bộ công nhân viên trong công ty là rất lớn.
1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh
3
SV: Nguyễn Lan Hương Lớp: K8 - HCKT - Như Quỳnh
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bộ máy quản lý tổ chức của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến
chức năng: có Giám đốc lãnh đạo, giúp việc cho giám đốc có Phó giám đốc kỹ
thuật, phó giám dốc điều hành và các phòng chuyên môn nghiệp vụ. Ban giám
đốc chỉ đạo trực tiếp đến các phòng ban: phòng hành chính nhân sự, phòng kế
toán – tài chính, phòng kỹ thuật – thi công, phòng kinh doanh phát triển, và đội
thi công cơ giới cùng các đội xây dựng.. Mỗi phòng ban, đơn vị trực thuộc có
chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có quan hệ mật thiết và có cùng một
mục đích là sụ tồn tại và phát triển lớn mạnh của Vinashin.
Giám đốc là người nhận vốn và các nguồn lực do Nhà nước và Tập đoàn

giao để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ và chương trình, kế hoạch của
công ty nhằm đạt kết quả cao và phát triển vốn. Đồng thời, xây dựng chiến lược
phát triển, kế hoạch 5 năm và hàng năm của công ty, lập các phương án đầu tư
liên doanh, liên kết trình tập đoàn quyết định, báo các với tập đoàn về kết quả
kinh doanh của công ty, quyết định về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,
kỷ luật các Trưởng, phó phòng chuyên môn nghiệp vụ…
Phó giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt
động của công ty, thay mặt giám đốc giải quyết một số công việc cụ thể khi giám
đốc đi vắng đồng thời phải thường xuyên báo cáo kết quả công tác của mình với
Giám đốc và hội nghị giao ban tập thể thường kỳ.
Mỗi phòng ban nghiệp vụ trực thuộc Công ty CP XD Vinashin bao gồm
một trưởng phòng và các phó phòng, các phòng ban nghiệp vụ có chức năng
tham mưu cho giám đốc trong quản lý, điều hành công việc trong khuôn khổ của
phòng ban mình.
Phòng hành chính – TCLĐTL: Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các đơn vị
trong công ty thực hiện các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động,
4
SV: Nguyễn Lan Hương Lớp: K8 - HCKT - Như Quỳnh
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
giúp lãnh đạo công ty thực hiện chức năng thanh tra, giúp giám đốc công ty giải
quyết kịp thời, đúng pháp luật các sự việc phát sinh trong công ty.
Phòng tài chính – kế toán thu thập tài liệu, phân tích và cung cấp đầy đủ
thong tin kinh tến về hoạt động sản xuất kinh daonh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo
và quản lý kinh tế của công ty, kiểm tra việc báp cáo thu, chi của các đơn vị theo
biểu mẫu công ty hướng dẫn. Nếu phát hiện sai sót hoặc chưa hợp lý yêu cầu
công ty sửa ngay để đảm bảo chính xác số liệu.
Phòng kế hoạch – dự án có trách nhiệm lập xây dựng kế hoạch sản xuất và
lập hồ sơ dự thầu ngoài ra còn tham mưu cho ban giám đốc và đưa ra các kế
hoạch sản xuất kinh doanh, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

kinh doanh, dự thầu các công trình…
Phòng kỹ thuật - thi công tổ chức và quản lý thi công theo yêu cầu, nhiệm
vụ của giám đốc giao, tổ chức ký kết hợp đồng kinh tế nội bộ, thanh toán hợp
đồng khoán của từng đội…
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty có thể khái quát theo sơ đồ sau:
5
SV: Nguyễn Lan Hương Lớp: K8 - HCKT - Như Quỳnh
5

×