Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NGÃI CẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.21 KB, 66 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
VÀ THƯƠNG MẠI NGÃI CẦU
2.1. Đặc điểm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu.
 Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là sản xuất các sản phẩm cơ
khí phục vụ cho các công trình điện (bao gồm rất nhiều chủng loại sản phẩm phong
phú, đa dạng) nên yếu tố chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu với giá cả hợp lý.
Vì vậy, công ty phải tính toán chi phí hợp lý chính xác, giá thành sản phẩm phải
phù hợp với thị trường. Công ty tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành theo
các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những chi phí để mua nguyên vật liệu
phục vụ sản xuất bao gồm nguyên vật liệu chính (thép, tôn các loại), vật liệu phụ
(bulong, sơn các loại, bích…). Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số công cụ dụng
cụ như que hàn, thép nối…
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương chính, phụ cấp làm thêm
giờ, phụ cấp trách nhiệm và các khoản trích theo lương theo qui định. Lương công
nhân trực tiếp sản xuất trả theo thời gian làm việc.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm tất cả các loại chi phí khác phục vụ cho
phân xưởng sản xuất như: tiền điện, tiền nước, chi phí dịch vụ mua ngoài khác…
- Chi phí khấu hao: Là chi phí khấu hao hàng tháng của các loại máy móc
thiết bị, nhà xưởng… phục vụ sản xuất.
- Chi phí mạ: do đặc điểm sản phẩm của công ty được sử dụng ở ngoài trời
nên mọi sản phẩm sau khi hoàn thành đều phải đem đi mạ kẽm nhúng nóng để
tránh han gỉ, ăn mòn khi để ngoài môi trường tự nhiên. Chi phí mạ được theo dõi
riêng như một khoản mục chi phí và được tính vào giá thành sản phẩm.
 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhiệm vụ đầu tiên và quan
trọng nhất của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập


hợp chi phí là phạm vi, nơi phát sinh chi phí mà kế toán phải tiến hành tập hợp chi
phí. Xác định đối tượng chi phí sản xuất phù hợp với tình hình sản xuất kinh
doanh, trình độ cũng như yêu cầu quản lý là yêu cầu lớn có tính chất lâu dài đối với
công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng và công
tác hạch toán nói chung trong các doanh nghiệp sản xuất. Do đặc điểm là doanh
nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công
ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu là các đơn đặt hàng.
- Đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của công tác quản lý cũng như dựa vào đặc
điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, đặc điểm quy trình công nghệ để kế toán xác định
đối tượng tính giá thành một cách đúng đắn và hợp lý nhất.
Do đặc điểm Công ty chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng mà không sản xuất để
bán lẻ, chủng loại sản phẩm lại rất đa dạng và phong phú theo yêu cầu của khách
hàng nên đối tượng tính giá thành của Công ty không phải là các loại sản phẩm
trong đơn đặt hàng mà là các đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành sản phẩm là hàng
tháng và vào thời điểm cuối tháng.
Các sản phẩm sản xuất của Công ty đều có qui trình công nghệ sản xuất
giống nhau và quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho
mỗi đơn đặt hàng là tương tự nhau. Để tiện cho việc nghiên cứu và trình bày, em
xin đi sâu vào nghiên cứu quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm cho 2 đơn đặt hàng là: Đơn đặt hàng số 05/09 (ngày 09/1/2009) và đơn đặt
hàng số 06/09 (ngày 12/1/2009). Hai đơn đặt hàng này đã được thực hiện và hoàn
thành nhập kho trong tháng.
Bảng 2.1: Hợp đồng kinh tế số 05/09
Công ty TNHH ĐTXD&TM Ngãi Cầu
Hợp đồng số 05-09/HĐKT
HỢP ĐỒNG KINH TẾ

Hôm nay, ngày 09 tháng 1 năm 2009 chúng tôi gồm:
Bên A: Công ty cổ phần xây dựng và lắp đặt viễn thông

Bên B: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu

STT
Tên hàng & qui cách
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền (đồng)
1
Cột 15m tứ giác 350 đốt 3m, ống d42x3, giằng d14 liền mạ kẽm nhúng nóng + sơn lót, màu (1 cột)
Kg
430
45.500
19.565.000
2
Cầu cáp mạ nhúng kẽm nóng
Kg
Đại diện bên A
(chữ ký, con dấu)
Đại diện bên B
(chữ ký, con dấu)
(Nguồn phòng Tài chính - Kế toán)
Bảng 2.2: Hợp đồng kinh tế số 06/09
(Nguồn phòng Tài chính - Kế toán)
Công ty TNHH ĐTXD&TM Ngãi Cầu
Hợp đồng số 06-09/HĐKT
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Hôm nay, ngày 12 tháng 1 năm 2009 chúng tôi gồm:
Bên A: Công ty cổ phần Alphanam cơ điện
Bên B: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu


Stt
Tên hàng & qui cách
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
(đồng)
1
Cột 15m tứ giác 350 đốt 3m, ống d42x3, giằng d14 liền mạ kẽm nhúng nóng + sơn lót, màu (02 cột)
Kg
950
46.000
43.700.000
2
Cột 18m tứ giác 350 đốt 3m, ống d48x3, giằng d14 liền mạ kẽm nhúng nóng + sơn lót, màu (01 cột)
Kg
640
46.000
29.440.000
3.
01 đoạn 3m tứ giác 350 đốt 3m, ống d48x3, giằng d14 liền mạ kẽm nhúng nóng + sơn lót, màu (01 đoạn)
Kg
95
 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là phương pháp kê khai thường
xuyên và kỳ tính giá thành là hàng tháng. Tuỳ theo từng khoản mục chi phí phát
sinh, chi phí có thể được tập hợp trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp cho từng đơn đặt
hàng. Cụ thể, đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, khi xuất nguyên vật liệu để
sản xuất sản phẩm đều ghi rõ xuất cho đơn đặt hàng nào. Đối với chi phí nhân công

trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí khấu hao, chi phí mạ đều được tập hợp
chung cho toàn công ty trong cả tháng. Cuối tháng, tiến hành phân bổ cho từng đơn
đặt hàng theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng đơn đặt hàng trong tháng.
Sau khi tập hợp được chi phí cho từng đơn đặt hàng, kế toán tiến hành tính giá trị
sản phẩm dở dang và giá thành của đơn đặt hàng hoàn thành. Sản phẩm dở dang
được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Giá thành đơn đặt hàng hoàn
thành được tính theo phương pháp trực tiếp.
Việc tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty hoàn toàn do máy tính thực hiện
thông qua việc lập dữ liệu từ các bộ phận liên quan, nhưng để thực hiện việc khoá
sổ kế toán và tính giá thành sản phẩm, kế toán phải biết xử lý một số công việc như
khai báo với máy tính từng khoản mục chi phí để theo dõi tập hợp chi phí. Có thể
khái quát trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được phản ánh qua
sơ đồ sau:
Đại diện bên B
(chữ ký, con dấu)
Đại diện bên A
(chữ ký, con dấu)
Sơ đồ 2.3: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm
Các chứng từ về chi phí sản xuất và các bảng phân bổ
Nhập dữ liệu vào máy tính
Máy xử lý các thao tác trên máy
Nhật ký chung
Sổ Cái
TK 1541,1542,1543,
1547,154M, 154
Sổ CP SXKD
(TK 1541, 1542, 1543, 1547, 154M)
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO KẾ TOÁN

Thẻ tính giá thành
sản phẩm
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu.
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
 Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ hao phí về nguyên vật liệu chính
và nguyên vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp cho sản xuất ra sản phẩm hoặc cung
cấp lao vụ dịch vụ.
Với Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu, chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá
thành sản phẩm sản xuất (khoảng trên 60%). Vì vậy hạch toán chính xác và đầy đủ
chi phí nguyên vật liệu có tầm quan trọng lớn trong xác định giá thành sản phẩm
và xác định hiệu quả kinh doanh. Để sản xuất ra các loại sản phẩm, cần nhiều loại
nguyên vật liệu khác nhau. Những nguyên liệu này chủ yếu là mua ở thị trường
trong nước. Nhằm phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tập hợp chi phí, Công ty chia các loại nguyên vật liệu thành 2
nhóm là nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Cụ thể như sau:
- Nguyên vật liệu chính: Đây là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên
sản phẩm và góp phần quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Nguyên vật
liệu chính tại Công ty chủ yếu là các loại thép: thép tấm, thép tròn, thép U, thép V,
thép uốn CKA.
- Nguyên vật liệu phụ: Được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để
hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng sản phẩm đồng thời phục vụ cho nhu
cầu kĩ thuật. Để sản xuất ra sản phẩm, Công ty sử dụng khá nhiều loại nguyên vật
liệu phụ. Chẳng hạn như:

- Sơn lót, sơn màu
- Bulông, đai ốc các loại
- Bích

 Chứng từ sử dụng:
Công ty sử dụng các chứng từ sau để làm căn cứ phục vụ cho công tác kế
toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Phiếu xuất kho
- Bản phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
- Một số chứng từ khác có liên quan
 Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty sử dụng tài khoản
1541: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đơn đặt hàng. Cụ thể cho 2 đơn đặt
hàng đang nghiên cứu như sau:
- TK 1541-05/09: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hợp đồng 05/09
- TK 1541-06/09: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hợp đồng 06/09
 Trình tự hạch toán
Khi có đơn đặt hàng, phòng kế toán căn cứ vào hợp đồng tiến hành lập lệnh
sản xuất (Bảng 2.4 và Bảng 2.5) và tính ra mức tiêu hao nguyên vật liệu, khối
lượng nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất.
Bảng 2.4: Lệnh sản xuất hợp đồng 05/09
Đơn v ị: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu
Địa chỉ: An khánh - Hoài Đức - Hà Nội
LỆNH SẢN XUẤT
Ngày 09/1/2009
Hợp đồng số: 05-09/HĐKT
Người thực hiện: Phó Mạnh Cường
Thời hạn giao hàng: 1/2/2009
Tên hàng & qui cách

ĐVT
Số lượng
Cột 15m tứ giác 350 đốt 3m, ống d42x3, giằng d14 liền mạ kẽm nhúng nóng + sơn lót, màu (1 cột)
Kg
430
Cầu cáp mạ nhúng kẽm nóng
Kg
37
Móc neo d20 gai x 1000
Cái
4
(Nguồn phòng Tài chính - Kế toán)
Bảng 2.5: Lệnh sản xuất hợp đồng 06/09
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người thực hiện
(Ký, họ tên)
Đơn v ị: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu
Địa chỉ: An khánh - Hoài Đức - Hà Nội
LỆNH SẢN XUẤT
Ngày 12/1/2009
Hợp đồng số: 06-09/HĐKT
Người thực hiện: Nguyễn Văn Huệ
Thời hạn giao hàng: 4/2/2009
Tên hàng & qui cách
ĐVT
Số lượng
Cột 15m tứ giác 350 đốt 3m, ống d42x3, giằng d14 liền mạ kẽm nhúng nóng + sơn lót, màu (2 cột)
Kg
950

Cột 18m tứ giác 350 đốt 3m, ống d42x3, giằng d14 liền mạ kẽm nhúng nóng + sơn lót, màu (1 cột)
Kg
640
Đoạn 3m tứ giác 350 đốt 3m ống d48x3, giằng d14 liền mạ nhúng kẽm nóng + sơn lót, màu (1 đoạn)
Kg
95
Cầu cáp mạ nhúng kẽm nóng
Kg
148
(Nguồn phòng Tài chính - Kế toán)
Sau khi tính toán khối lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho sản xuất sản phẩm
theo lệnh sản xuất, kế toán tiến hành lập phiếu xuất kho (Bảng 2.6) trong đó tạm
thời ghi số lượng xuất.
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người thực hiện
(Ký, họ tên)
Bảng 2.6: Phiếu xuất kho
(Nguồn phòng Tài chính - Kế toán)
Đơn vị: Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu
Địa chỉ: An khánh – Hoài Đức – Hà Nội
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 09/01/2009
Họ và tên người nhận hàng: Phó Mạnh Cường
Lý do xuất kho: Thực hiện hợp đồng 05/09
Xuất tại kho: Công ty
Stt
Tên vật tư
Mã số
ĐVT

Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Số CT: 14
TK Nợ: 1541
TK Có: 1521
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Người nhận
(Ký, họ tên)
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Cột đơn giá và thành tiền trên phiếu xuất kho do kế toán vật tư ghi. Hiện
nay, Công ty tính giá vật tư nhập kho theo giá mua thực tế và xuất kho theo giá
bình quân cả kỳ dự trữ. Vì vậy công việc tính giá vật tư xuất kho được thực hiện
vào cuối tháng theo công thức sau:
Đơn giá bình quân
(của từng loại NVL)
=
Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá trị NVL nhập trong kỳ
SL NVL tồn đầu kỳ + SL NVL nhập trong kỳ
Giá trị xuất thực tế
(của từng loại NVL)
=
Đơn giá bình quân của từng loại
NVL

x
Số lượng NVL xuất trong kỳ
Ví dụ: Tính giá xuất kho trong tháng 1/2009 của thép uốn CKA
Căn cứ vào Sổ chi tiết nguyên vật liệu của thép uốn CKA, kế toán xác định:
* Đầu tháng 1/2009
- Khối lượng tồn : 254 Kg
- Đơn giá tồn : 20.225 đồng
- Giá trị tồn : 5.137.150 đồng
* Trong tháng 1/2009
- Khối lượng nhập : 340 Kg
- Giá trị nhập : 7.000.000 đồng
- Khối lượng xuất : 433 Kg
* Cuối tháng 1/2009
- Khối lượng tồn : 161 Kg
Đơn giá xuất thép uốn CKA
trong tháng 1/2009
=
5.137.150 + 7.000.000
= 20.433 (đồng)
254 + 340
=> Giá trị xuất của thép uốn CKA trong tháng 1/2009 là:
433 x 20.433 = 8.847.489 (đồng).
=> Giá trị tồn của thép uốn CKA vào cuối tháng 1/2009 là:
161 x 20.433 = 3.289.713 (đồng).
Sau khi tính được giá xuất kho của các loại nguyên vật liệu trong tháng. Kế
toán tổng hợp tiến hành lập Bảng kê phiếu xuất kho (Bảng 2.7) để xác định chi phí
nguyên vật liệu xuất cho từng đơn đặt hàng và các đối tượng sử dụng khác.
Bảng 2.7: Bảng kê phiếu xuất kho
Tháng 1/2009 ĐVT:VNĐ
Khoản mục phí

Phiếu xuất
Giá trị xuất
SH
NT
I. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
229.177.254




5. Hợp đồng 05/09
PX14
9/1
6.144.650
PX16
12/1
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập bảng
(Ký, họ tên)
Căn cứ vào Bảng kê phiếu xuất kho, cuối tháng kế toán tiến hành lập Bảng
phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (Bảng 2.8) để phản ánh tổng giá trị
nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ thực tế xuất dùng trong tháng và phản ánh
theo từng đối tượng sử dụng hàng tháng.
Bảng 2.8: Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
Đơn vị: Công ty TNHH ĐTXD&TM Ngãi Cầu
Địa chỉ: An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
Tháng 1/2009
Stt

Ghi Có TK
Ghi Nợ TK
TK 152
TK 153
Hạch toán
Thực tế
Hạch toán
Thực tế
1
TK 1541- CP NVL trực tiếp
Mẫu số 07-VT
Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/9/2006
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
(Nguồn phòng Tài chính - Kế toán)
Hàng ngày, kế toán sẽ nhập các dữ liệu về phiếu xuất kho vào máy
tính. Cuối tháng, sau khi tính đơn giá xuất vật tư, chương trình sẽ tự động chuyển
số liệu này vào các sổ: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 1541 (Bảng 2.9 và 2.10),
sổ Nhật ký chung (Bảng 2.23), sổ Cái TK 1541 (Bảng 2.11), sổ Cái TK 154 (Bảng
2.24) và các sổ khác có liên quan.
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (sổ chi tiết) TK 1541 dùng để phản ánh chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh cho từng hợp đồng cụ thể. Trong khi đó, sổ
Cái TK 1541 được dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến
TK 1541 trong cả năm tài chính.
Bảng 2.9: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh HĐ 05/09
Đơn vị: Công ty TNHH ĐTXD&TM Ngãi Cầu
Địa chỉ: An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội

Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
TK: 1541-Chi phí NVL trực tiếp hợp đồng 05/09
ĐVT: VNĐ
NT
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Ghi Nợ TK 1541
SH
NT
Mẫu số S18-DNN
Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-
BTC ngày 14/9/2006
(Nguồn phòng Tài chính - Kế toán)
Bảng 2.10: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh HĐ 06/09
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Đơn vị: Công ty TNHH ĐTXD&TM Ngãi Cầu
Địa chỉ: An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
TK 1541: Chi phí NVL trực tiếp hợp đồng 06/09
ĐVT: VNĐ
NT
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ

Ghi Nợ TK 1541
SH
NT
Tổng số tiền
Chia ra
Mẫu số S18-DNN
Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/9/2006
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
(Nguồn phòng Tài chính - Kế toán)
(Nguồn phòng Tài chính - Kế toán)
SỔ CÁI
Năm 2009
Số hiệu: 1541 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Mẫu số S03b - DNN
Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/9/2006
Đơn vị: Công ty TNHH ĐTXD&TM Ngãi Cầu
Địa chỉ: An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội
Bảng 2.11: Sổ Cái TK 1541
NT
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
SH

TK
ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Trang
sổ
STT
dòng
Nợ

Số dư đầu năm







2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
 Đặc điểm chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp khoản mục phí chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành nên sản phẩm. Đó là hao phí lao động sống
mà doanh nghiệp phải trả công cho công nhân trực tiếp sản xuất. Khi được tiền tệ
hóa thì nó là khoản tiền mà đơn vị đã chi ra để trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
sản phẩm. Tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu, chi phí
nhân công trực tiếp gồm các khoản phải trả công nhân viên là: lương chính, phụ
cấp ngoài giờ, lương trách nhiệm và các khoản phải trích theo lương theo qui định.
Do sản phẩm của doanh nghiệp có đặc điểm là số lượng ít nhưng phải trải
qua nhiều qui trình, giai đoạn và đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao. Chính vì thế mà

Công ty chỉ áp dụng hình thức trả lương theo thời gian lao động thực tế. Đây là
hình thức trả lương căn cứ vào giờ công lao động và đơn giá tiền lương cho một
ngày công, kế toán tính ra số tiền trả cho công nhân sản xuât như sau:
Lương phải trả cho người lao động = Số ngày công làm việc thực tế x Đơn giá lương cho một ngày công

Ngoài lương chính (theo thời gian), trong khoản mục chi phí nhân công trực
tiếp còn bao gồm phụ cấp ngoài giờ, lương trách nhiệm. Toàn bộ khoản tiền này
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
được cộng vào lương và được trả cho công nhân vào cuối tháng. Đối với công nhân
trực tiếp sản xuất, đơn giá tiền lương cho một ngày công dao động từ 70.000
đồng/ngày đến 130.000 đồng/ngày tùy thuộc vào trình độ tay nghề của công nhân.
Tại Công ty, các khoản BHXH mà người lao động được hưởng gồm: tai nạn,
ốm đau, thai sản…BHYT được trích cho việc phòng chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe cho người lao động. BHXH trích 20% trong đó tính vào chi phí nhân công
trực tiếp 15%. BHYT trích 3% trong đó tính vào chi phí nhân công trực tiếp 2%,
phần còn lại 6% được trừ vào thu nhập của người lao động. Tại Công ty không có
khoản trích chi phí công đoàn. Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp
sản xuất được tính trên lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất.
 Chứng từ sử dụng
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng các chứng từ sau:
- Bảng chấm công
- Bảng chấm công làm thêm giờ
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
- Một số chứng từ khác có liên quan

 Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 1542: Chi phí nhân công trực tiếp để hạch toán
chi phí nhân công trực tiếp. Ngoài ra Công ty còn sử dụng các tài khoản có liên
quan như sau:
- TK 334: Phải trả công nhân viên
- TK 338: Phải trả, phải nộp khác
Chi tiết: TK 3383: Bảo hiểm xã hội
TK 3384: Bảo hiểm y tế
 Trình tự hạch toán
Căn cứ và Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ và mức lương
cho từng bậc thợ của mỗi công nhân trong phân xưởng, kế toán tính ra tiền lương
phải trả cho mỗi công nhân gồm lương chính, phụ cấp ngoài giờ, lương trách
nhiệm. Trên cơ sở lương chính của công nhân, kế toán tính ra các khoản trích theo
lương (khoản trích 17% theo lương tính vào chi phí và khoản 6% khấu trừ vào
lương của công nhân sản xuất). Chi phí nhân công trực tiếp được xác định theo
công thức sau:
Chi phí nhân công
trực tiếp
= Lương chính +
Phụ cấp ngoài
giờ
+
Lương trách
nhiệm
+
17% lương
chính
Sau khi tính ra tiền lương phải trả cho tất cả công nhân trực tiếp sản xuất tại
2 phân xưởng trong tháng 1/2009, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương cho toàn
bộ công nhân trong 2 phân xưởng (Bảng 2.12). Từ các chứng từ liên quan, kế toán

lập Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Bảng 2.13). Trong đó,
số liệu dòng ghi Nợ TK 1542 căn cứ và Bảng thanh toán tiền lương công nhân trực
tiếp sản xuất, dòng ghi Nợ TK 1547 căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương nhân
viên phân xưởng, dòng ghi Nợ TK 641 căn cứ và Bảng thanh toán tiền lương nhân
viên quản lý. Từ các chứng từ về tiền lương kế toán nhập vào máy, máy sẽ tự động
chuyển số liệu sang Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 1542 (Bảng 2.14), sổ Nhật
ký chung (Bảng 2.23), sổ Cái TK 1542 (Bảng 2.15), sổ Cái TK 154 (Bảng 2.24) và
các sổ khác có liên quan.
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 1542 dùng để phản ánh chi phí nhân
công trực tiếp phát sinh cho từng tháng. Trong khi đó, sổ Cái TK 1542 được dùng
để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TK 1542 trong cả năm
tài chính. Sự khác nhau giữa Sổ chi phí sản xuất kinh doanh và sổ Cái của các TK
1543, 1547, 154M cũng tương tự như vậy.
Bảng 2.12: Bảng thanh toán lương công nhân sản xuất
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG CÔNG NHÂN SẢN XUẤT
Tháng 1/2009
ĐVT: VNĐ
Họ tên Lương chính
Phụ cấp
ngoài giờ
Lương trách
nhiệm
Các khoản khấu trừ
Tổng lĩnh
BHXH,
BHYT
Khác
… … … … … … …
Đào Văn Đức 1.680.000 100.000 50.000 100.800 - 1.729.200
Lê Xuân Nam 1.840.000 120.000 - 110.400 500.000 1.349.600

… … … … … … …
Tổng 102.520.000 6.250.000 750.000 6.151.200 9.300.000 94.068.800
(Nguồn phòng Tài chính - Kế toán)
Ngày 31 tháng 1 năm 2009
Mẫu số 02-LĐTL
Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/9/2006
Đơn vị: Công ty TNHH ĐTXD&TM Ngãi Cầu
Địa chỉ: An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Bảng 2.13: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Tháng 1/2009
ĐVT: 1000đ
Stt
Ghi Có TK
Ghi Nợ TK
TK 334-Phải trả người lao động
TK 338-Phải trả, phải nộp khác
Tổng cộng
Lương
Các khoản khác
Cộng Có TK 334
BHXH
BHYT

Cộng Có TK 338
Đơn vị: Công ty TNHH ĐTXD&TM Ngãi Cầu
Địa chỉ: An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội
Mẫu số 11-LĐTL
Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/9/2006)
Bảng 2.14: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 1542
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Đơn vị: Công ty TNHH ĐTXD&TM Ngãi Cầu
Địa chỉ: An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
TK: 1542-Chi phí nhân công trực tiếp
Tháng 1/2009
ĐVT: 1000đ
NT
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Ghi Nợ TK 1542
SH
NT
Tổng số tiền
Chia ra
Mẫu số S18-DNN
Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-
BTC ngày 14/9/2006
Bảng 2.15: Sổ Cái TK 1542

SỔ CÁI
Năm: 2009
Tên TK: Chi phí nhân công trực tiếp
Số hiệu: 1542
ĐVT: VNĐ
NT
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung SH
TK
ĐƯ
Số tiền
SH NT Trang
sổ
STT
dòng
Nợ Có
A B C D E G H 1 2
Số dư đầu năm …
31/1/09 BPBTL 31/1/09 Chi phí lương CN
trực tiếp sản xuất
334 109.520.000
31/1/09 BPBTL 31/1/09 Các khoản trích theo
lương của CN trực
tiếp SX
338 17.428.400
31/1/09 CPNCTT phân bổ
cho SP HĐ 05/09 và
06/09 nhập kho
155 18.026.672

… … … … … …
Dư cuối năm …
(Nguồn phòng Tài chính - Kế toán)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Mẫu số S03b-DNN
Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/9/2006
Đơn vị: Công ty TNHH ĐTXD&TM Ngãi Cầu
Địa chỉ: An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội

×