Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Giải pháp hoàn thiện hoạt động chế biến nông sản theo hướng công nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.76 KB, 101 trang )

.....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------***------------

LA ANH TÚ

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN
NƠNG SẢN THEO HƢỚNG CƠNG NGHIỆP HĨA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------***------------

LA ANH TÚ

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN
NƠNG SẢN THEO HƢỚNG CƠNG NGHIỆP HĨA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa



Hà Nội – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng ở bất kỳ cơng trình khoa học nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2019
Tác giả

La Anh Tú

1


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. 1
MỤC LỤC ............................................................................................................. 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. 6
DANH MỤC BIỂU ............................................................................................... 6
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 7
1.

Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 7

2.


Tổng quan nghiên cứu ................................................................................ 8

3.

Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 11

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 12

5.

Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 12

6.

Kết cấu của đề tài ..................................................................................... 12

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CHẾ BIẾN NƠNG SẢN
THEO HƢỚNG CƠNG NGHIỆP HĨA .......................................................... 13
1.1. Tổng quan chung về chế biến nông sản .................................................... 13
1.1.1. Khái niệm chế biến nông sản ............................................................. 13
1.1.2

Đặc điểm của chế biến nơng sản...................................................... 14

1.1.3. Vai trị và ý nghĩa của chế biến nông sản .......................................... 16
1.2. Chế biến nông sản theo hướng cơng nghiệp hóa ...................................... 18
1.2.1


Khái niệm cơng nghiệp hóa ............................................................. 18

1.2.2

Nội dung của chế biến nông sản theo hướng cơng nghiệp hóa ....... 19

1.2.3. Vai trị nâng cao hoạt động chế biến nơng sản .................................. 22
1.3. Tiêu chí đánh giá hoạt động chế biến nông sản theo hướng công nghiệp
hóa .................................................................................................................... 23
1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chế biến nơng sản theo hướng cơng
nghiệp hóa ........................................................................................................ 24
1.4.1. Nhân tố bên ngoài .............................................................................. 24
1.4.2. Nhân tố bên trong ............................................................................... 25
1.4.3. Một số phương hướng nâng cao chất lượng hoạt động chế biến nông
sản................................................................................................................. 26
2


1.5. Một số kinh nghiệm chế biến nông sản ở Việt Nam ................................. 29
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ..................................................................................... 32
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THEO
HƢỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA Ở TỈNH TUYÊN QUANG ........................ 33
2.1 Tổng quan tỉnh Tuyên Quang .................................................................... 33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 33
2.1.2 Về lao động ......................................................................................... 35
2.1.3 Về cơ chế chính sách, Khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo ....... 36
2.1.4 Về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:..................................................... 36
2.1.5 Về thị trường tiêu thụ nông sản chế biến ............................................ 37
2.2 Phân tích thực trạng chế biến nông sản tại tỉnh Tuyên Quang .............. 38

2.2.1 Giới thiệu hoạt động chế biến nông sản tại Tuyên Quang .................. 38
2.2.2. Về chất lượng trong hoạt động chế biến nông sản ............................. 44
2.2.3. Về quy mô, số lượng và giá trị sản xuất ............................................ 50
2.2.4. Cơ cấu trong hoạt động chế biến nông sản ........................................ 53
2.3. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết
.......................................................................................................................... 55
2.3.1. Nguyên nhân của thành tựu................................................................ 55
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế .................................................................. 59
2.3.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để hoàn thiện hoạt động chế biến
nơng sản ở tỉnh Tun Quang ...................................................................... 61
TĨM TẮT CHƢƠNG 2 ..................................................................................... 65
Chƣơng 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN NƠNG
SẢN THEO HƢỚNG CƠNG NGHIỆP HĨA Ở TỈNH TUYÊN QUANG .. 66
3.1. Quan điểm cơ bản đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở
tỉnh Tuyên Quang thời gian tới ........................................................................ 66
3.1.1. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển sản xuất
nguyên liệu, dịch vụ và thị trường theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh
và hội nhập quốc tế ...................................................................................... 66
3.1.2. Phát triển đồng bộ, tồn diện trong đó tập trung phát triển các doanh
nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu một số mặt hàng nông sản chủ lực ....... 68
3.1.3. Phát huy sức mạnh tổng hợp cả nội lực và ngoại lực ........................ 69
3.2. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động chế biến nơng sản theo hướng cơng
nghiệp hóa ở tỉnh Tuyên Quang thời gian tới .................................................. 71
3


3.2.1. Bổ sung, hoàn thiện quy hoạch vùng nguyên liệu cho hoạt động
CBNS đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh hoạt động chế biến nơng sản ................ 71
3.2.2. Hồn thiện cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động chế biến
nông sản ở tỉnh Tuyên Quang ...................................................................... 75

3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của hoạt động chế biến nông sản theo hướng cơng nghiệp hóa ................... 78
3.2.4. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học công
nghệ tiên tiến trong hoạt động chế biến nông sản ........................................ 81
3.2.5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả liên kết “bốn nhà” trong hoạt động chế
biến nông sản ở tỉnh Tuyên Quang .............................................................. 86
3.2.6. Phát triển thị trường đầu ra cho nông sản đã qua chế biến của tỉnh .. 88
3.2.7. Giải pháp cụ thể cho một số sản phẩm chế biến nông sản tại tỉnh
Tuyên Quang ................................................................................................ 92
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ..................................................................................... 95
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 97

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt

Công nghiệp chế biến

CNCB

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

Cơ sở hạ tầng


CSHT

Khoa học công nghệ

KHCN

Kinh tế - xã hội

KT-XH

Lực lượng sản xuất

LLSX

Trách nhiệm hữu hạn

TNHH

Vệ sinh an toàn thực phẩm

VSATTP

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các loại chế biến nông sản của tỉnh Tuyên Quang trong năm 2017 ....... 39
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất chè tỉnh Tuyên Quang................................................. 39
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất mía đường Tun Quang ............................................. 41

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất cam huyện Hàm Yên, Tuyên Quang: ......................... 43
Bảng 2.5: Quy mơ một số loại hình CBNS tại Tuyên Quang: ................................... 44
Bảng 2.6: Số lượng các cơ sở CBNS tại tỉnh Tuyên Quang....................................... 50
Bảng 2.7: Giá trị sản xuất và xuất khẩu hoạt động CBNS tại Tuyên Quang: ........... 50
Bảng 2.8: Số liệu giá trị, giá trị xuất khẩu CBNS tại Tuyên Quang và một số tỉnh
khác năm 2018: ........................................................................................... 51

DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ số lao động làm việc tại doanh nghiệp trong hoạt động CBNS: . 48

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chế biến nông sản theo hướng cơng nghiệp hóa là hoạt động có tác động
mạnh mẽ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tạo đà cho ngành nông nghiệp
phát triển trên cơ sở đa dạng hóa sản phẩm, bảo quản, cải biến và nâng cao giá trị
nơng sản, góp phần tạo thêm nhiều cơng ăn việc làm và tăng thu nhập cho người
lao động. Vì vậy, Đảng ta ln quan tâm đến phát triển hoạt động chế biến nơng
sản theo hướng cơng nghiệp hóa.
Trong Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 đã chỉ rõ: “Ưu tiên phát
triển chế biến tinh, chế biến sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị kết hợp với các biện
pháp về tổ chức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng nơng,
lâm, thủy sản, phấn đấu mỗi ngành hàng có mức tăng ít nhất 20% trong vịng 10
năm”.
Là tỉnh có nhiều tiềm năng, Tuyên Quang sớm nhận thức được vai trò của
Chế biến nơng sản theo hướng cơng nghiệp hóa đối với sự phát triển kinh tế nói
chung, sự nghiệp CNH, HĐH nơng nghiệp nơng thơn nói riêng. Những năm qua,

Chế biến nơng sản theo hướng cơng nghiệp hóa ở Tun Quang ln được quan
tâm phát triển. Hiện Tun Quang có 37 nhãn hiệu nơng sản hàng hóa, trong đó
có 18 loại nông sản đã dán tem truy xuất nguồn gốc , nhiều nơng sản hàng hóa
tiếp tục khẳng định thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu
như: cam sành Hàm Yên hàng năm đưa ra thị trường trên 70.000 tấn quả; chè Bát
Tiên Mỹ Bằng, mật ong Tuyên Quang được “Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp
tiêu biểu năm 2017”; cá lăng, chè đặc sản Vĩnh Tân được bình chọn danh hiệu
“Thương hiệu Vàng nơng nghiệp Việt Nam 2017”; bưởi Xuân Vân đứng TOP 10
Thương hiệu-Nhãn hiệu nổi tiếng năm 2018… Các sản phẩm chè khô đã xuất
khẩu vào các thị trường lớn như Nga, Pakistan, Đài Loan và một số nước Châu
Âu. Tuy nhiên cho đến nay, Chế biến nơng sản theo hướng cơng nghiệp hóa ở
tỉnh Tun Quang vẫn cịn nhỏ bé, cơng nghệ lạc hậu, phát triển hoạt động này
chưa gắn chặt với phát triển vùng ngun liệu. Vai trị của Chế biến nơng sản
7


theo hướng cơng nghiệp hóa đối với sự phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nơng
nghiệp nói riêng cịn hạn chế. Vì thế, hàng hố nơng sản tiêu thụ trên thị trường
trong nước và quốc tế hầu hết ở dạng thô, hoặc sản phẩm chỉ qua sơ chế nên giá
trị không cao, khả năng cạnh tranh thấp. Tác động của Chế biến nơng sản theo
hướng cơng nghiệp hóa đến việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh.
Đầu tư cho Chế biến nông sản theo hướng công nghiệp hóa chưa tương xứng với
tiềm năng, cơng tác dự báo thị trường cịn nhiều hạn chế.
Vì vậy, đẩy mạnh hồn thiện hoạt động Chế biến nơng sản theo hướng cơng
nghiệp hóa là u cầu cấp thiết ở tỉnh Tun Quang hiện nay. Do vậy, tác giả lựa
chọn đề tài: “Giải pháp hồn thiện hoạt động chế biến nơng sản theo hướng
cơng nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh Tun Quang” làm luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Quản lý kinh tế.
2. Tổng quan nghiên cứu
Hoàn thiện hoạt động CNCB theo hướng công nghiệp là một trong những nội

dung quan trọng trong q trình CNH, HĐH nơng nghiệp nơng thơn. Hiện nay,
đã có nhiều cơng trình của nhiều nhà khoa học đề cập đến nó dưới những góc độ
nghiên cứu khác khau, cụ thể là:
* Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, chỉ ra những quy luật và
xu hướng của hoạt động CNCB có các cơng trình sau:
“Phát triển CBNS ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”; Mã số QK.04.03, do
Đại học quốc gia Hà Nội chủ trì, người thực hiện Mai Thị Thanh Xuân và Ngô
Đăng Thành. Bằng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, đề
tài đã: Làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng phát triển CNCBNS ở Việt Nam. Phân
tích kinh nghiệm phát triển CNCBNS của một số nước có điều kiện tương đồng
với Việt Nam, từ đó rút ra một số bài học mà Việt Nam có thể vận dụng. Phân
tích, đánh giá thực trạng phát triển CNCBNS ở Việt Nam, nhất là CNCBNS xuất
khẩu. Chỉ ra những thách thức và quan điểm phát triển CNCBNS trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế. Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy CNCBNS phát
triển hiệu quả hơn.
“Phát triển CNCB nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung bộ” của
tác giả Nguyễn Hồng Lĩnh, luận án tiến sĩ kinh tế, bảo vệ tại Đại học Kinh tế
8


Quốc dân, năm 2007. Luận án nghiên cứu dưới góc độ kinh tế học, đã trình bày
một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển CNCB nông, lâm sản trên địa bàn các
tỉnh vùng Bắc Trung bộ. Những định hướng cơ bản và giải pháp phát triển
CNCB nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung bộ.
“Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở tỉnh Gia Lai” của tác giả Nguyễn
Quý Thọ, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế phát triển, bảo vệ tại Đại học
Đà Nẵng, năm 2011. Luận văn đã tập trung làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn
cho việc đề ra những chủ trương, chính sách phát triển cơng CNCBNS của tỉnh
Gia Lai theo yêu cầu bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế.

* Dưới góc độ nghiên cứu đặc điểm, vai trị của chế biến nông sản, chỉ ra
kinh nghiệm và bài học đối với Việt Nam có các cơng trình nghiên cứu sau:
“Vai trị của CNCB nơng lâm sản đối với sự phát triển của nền kinh tế” của Tiến
sĩ Trần Thị Ái Đức, đăng trên Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số
274, tháng 3/2011. Bài báo đã phân tích vai trị của CNCB nơng lâm sản đối với
sự phát triển nền kinh tế trên các khía cạnh: vai trò đối với sự phát triển của sản
xuất ngun liệu; vai trị của nó đối với sản xuất nơng nghiệp theo hướng CNH,
HĐH; và vai trị đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, phát
huy lợi thế so sánh trong nước; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời
sống của người dân, nhất là người dân trên địa bàn nông thôn.
“Đặc điểm của CBNS và chuỗi giá trị đối với chuỗi ngành hàng nông sản” của
tác giả Nguyễn Thị Minh Phượng và Nguyễn Thị Minh Hiền, đăng trên Tạp chí
Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 367, tháng 6/2012. Bài báo đã phân tích,
nhấn mạnh những đặc điểm riêng biệt của ngành CNCB các sản phẩm từ nông
nghiệp và đưa ra chuỗi giá trị đối với ngành hàng nông sản hiện nay.
“Phát triển cơng nghiệp CBNS và vai trị của nó trong bảo đảm hậu cần tại chỗ
cho khu vực phịng thủ tỉnh (thành phố) vùng đồng bằng sơng Hồng hiện nay”
của tác giả Đỗ Văn Nhiệm, luận án tiến sĩ quân sự, bảo vệ tại Học viện Chính trị
- quân sự năm 2006. Trong luận án, tác giả nghiên cứu sự phát triển của
CNCBNS với tính cách là một lĩnh vực kinh tế và giới hạn việc nghiên cứu trong
nhóm ngành chế biến thực phẩm và đồ uống. Luận án đã trình bày những vấn đề
9


chung, thực trạng và những giải pháp chủ yếu về phát triển CNCBNS và phát
huy vai trị của nó trong bảo đảm hậu cần tại chỗ cho khu vực phòng thủ tỉnh
(thành phố) vùng Đồng bằng sông Hồng.
* Nghiên cứu CBNS dưới góc độ là một trong những giải pháp để nâng cao giá
trị hàng nông sản Việt Nam trong q trình hội nhập:
“Chính sách tiêu thụ nơng sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết

với Tổ chức thương mại thế giới”, luận án tiến sĩ, của tác giả Vũ Văn Hùng, bảo
vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2012. Luận án đã phân tích thực trạng
chính sách tiêu thụ nơng sản ở Việt Nam hiện nay, đánh giá mặt tích cực, hạn chế
và những ngun nhân hạn chế của chính sách tiêu thụ nơng sản ở Việt Nam hiện
nay; trên cơ sở đó luận án đã đưa ra các quan điểm và giải pháp hồn thiện chính
sách tiêu thụ nơng sản nhằm gia tăng giá trị nơng sản Việt Nam trong chuỗi giá
trị tồn cầu; đảm bảo hài hịa lợi ích của các chủ thể kinh tế nông nghiệp, nông
thôn mà trung tâm là lợi ích của người nơng dân trong q trình thực hiện các
cam kết đối với WTO.
“Nông sản xuất khẩu Việt Nam trong thời kỳ hội nhập - Thực trạng và giải pháp
phát triển” của Tiến sĩ Phạm Thị Xuân Thọ, đăng trên Tạp chí Khoa học - ĐH
TP Hồ Chí Minh, số 23 năm 2010. Bài viết đã phân tích thực trạng, những thuận
lợi, khó khăn của nơng sản xuất khẩu Việt Nam, đồng thời đưa ra một số giải
pháp nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả KT-XH và môi trường cho
nông sản xuất khẩu Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Một trong
những giải pháp chủ lực là phải phát triển CNCBNS để có những mặt hàng nơng
sản có sức cạnh tranh.
* Cơng trình nghiên cứu về thị trường tiêu thụ hàng nông sản ở Việt Nam nói
chung và từng vùng - lãnh thổ nói riêng:
Tác giả Lê Đình Thụ (2014), “Sức cạnh tranh hàng nông sản của tỉnh Gia Lai
hiện nay”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị. Dưới góc độ nghiên cứu kinh tế
chính trị, tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về sức cạnh tranh của
hàng nông sản ở tỉnh Gia Lai, tập trung vào bốn nhóm hàng nơng sản chủ lực (cà
phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều), trên cơ sở đó đã đề xuất quan điểm và những giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản của tỉnh Gia Lai. Tuy
10


nhiên, luận văn chưa nghiên cứu phát triển CBNS ở tỉnh Gia Lai một cách toàn
diện, mà chỉ giới hạn ở phạm vi nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chỉ ra quan

điểm, giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản chủ lực của
tỉnh Gia Lai.
Như vậy, các cơng trình khoa học, luận văn, luận án đã nghiên cứu nhiều
vấn đề liên quan tới hoạt động CBNS. Có cơng trình nghiên cứu cơ sở lý luận và
thực tiễn phát triển CBNS. Có cơng trình lại nghiên cứu vấn đề trên ở góc độ đặc
điểm vai trị để chỉ ra xu hướng phát triển của CNCB. Một số tác giả nghiên cứu
CBNS với tư cách là một lĩnh vực kinh tế và tập trung đi sâu nghiên cứu từng
phân ngành nhỏ của CBNS như chế biến rau quả, chế biến gỗ, chế biến thực
phẩm, chế biến đồ uống... để chỉ ra những giải pháp đẩy mạnh CBNS. Một số tác
giả lại tập trung nghiên cứu về thị trường tiêu thụ nơng sản nói chung, nơng sản
chế biến nói riêng để tìm ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nơng sản. Nhưng
chưa có cơng trình nào trực tiếp nghiên cứu hoạt động CBNS theo hướng cơng
nghiệp hóa ở tỉnh Tuyên Quang một cách hệ thống, từ cơ sở lý luận, thực trạng,
những vấn đề đang đặt ra, trên cơ sở đó đề ra những chủ trương, biện pháp phát
huy những thế mạnh của tỉnh, tạo bước đột phá khơng chỉ đối với ngành CNCB,
mà cịn thúc đẩy ngành nơng nghiệp của tỉnh đi lên. Đây chính là khoảng trống
trong nghiên cứu mà luận văn của tác giả sẽ bổ sung. Chính vì vậy, việc lựa chọn
vấn đề nghiên cứu của tác giả là cần thiết ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động chế biến nông sản hiện nay ở tỉnh
Tuyên Quang và đề xuất một số giải pháp hồn thiện hoạt động chế biến nơng
sản theo hướng cơng nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh Tun Quang.
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Tổng quan lý luận và thực tiễn về hoạt động chế biến nông sản theo
hướng công nghiệp hóa.
- Phân tích thực trạng hoạt động chế biến nơng sản theo hướng cơng nghiệp hóa
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang từ năm 2013 tới nay.
- Đề xuất một số giải pháp hồn thiện hoạt động chế biến nơng sản theo hướng
cơng nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh Tun Quang trong thời gian tới.
11



4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động chế biến nông sản tại tỉnh Tuyên Quang
-Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động chế biến nông sản theo hướng cơng nghiệp
hóa từ 2013-2018;
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu, thông tin; phương pháp tổng
hợp, phương pháp phân tích số liệu; phương pháp đối chiếu, so sánh; sử dụng các
tiêu chí đánh giá.
- Phương pháp thu thập số liệu, thông tin từ các tài liệu liên quan đến hoạt
động chế biến nơng sản theo hướng cơng nghiệp hóa; thu thập thơng tin từ các hộ
cá thể, doanh nghiệp, hợp tác xã nằm trong hoạt động chế biến nông sản theo
hướng công nghiệp hóa thơng qua phiếu điều tra đánh giá tại các cuộc điều tra
được tổ chức định kỳ dựa trên các báo cáo và niêm giám thống kê của Cục thống
kê tỉnh Tuyên Quang.
- Phương pháp so sánh và đối chứng để xử lý số liệu thu thập và đánh giá
phân tích các tiêu chí phản ánh kết quả của hoạt động chế biến nơng sản theo
hướng cơng nghiệp hóa.
6. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm chế biến nơng sản theo hướng cơng
nghiệp hóa
Chương 2: Thực trạng hoạt động chế biến nơng sản theo hướng cơng nghiệp hóa
ở tỉnh Tuyên Quang
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động chế biến nơng sản theo hướng cơng
nghiệp hóa ở tỉnh Tuyên Quang

12



Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CHẾ BIẾN NƠNG SẢN
THEO HƢỚNG CƠNG NGHIỆP HĨA
1.1. Tổng quan chung về chế biến nông sản
1.1.1. Khái niệm chế biến nông sản
* Nông sản:
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế,
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn thì
khái niệm “Nơng sản” được quy định cụ thể là: sản phẩm của các ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp[5].
* Chế biến nơng sản:
Hiện nay chưa có khái niệm cụ thể về Chế biến nông sản, tuy nhiên theo
các điều luật, thơng tư và nghị định, ta có các khái niệm về Chế biến thực phẩm,
Chế biến khoáng sản và Chế biến dược liệu như sau:
Theo Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010: Chế biến thực phẩm là quá
trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp
công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm
thực phẩm.
Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BXD về hướng dẫn xuất
khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, có
hiệu lực từ 15/8/2018: Chế biến khống sản là q trình sử dụng riêng biệt hoặc
kết hợp các phương pháp cơ-lý-hóa để làm thay đổi tính chất của khống sản sau
khi khai thác nhằm tạo ra các sản phẩm có quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp
với yêu cầu sử dụng và có giá trị thương mại cao hơn khoáng sản sau khai thác.
Theo Khoản 11 Điều 2 Nghị định 102/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Chế
biến dược liệu được hiểu là quá trình làm thay đổi về chất và lượng của dược liệu
thô hoặc dược liệu đã sơ chế thành vị thuốc y học cổ truyền theo lý luận và
phương pháp của y học cổ truyền.
Từ các khái niệm trên, theo tác giả khái niệm chế biến nông sản là: “Chế

biến nông sản là q trình xử lý nơng sản đã qua sơ chế hoặc nông sản thô theo
phương pháp công nghiệp hoặc thủ cơng, nhằm tạo ra các sản phẩm có quy
cách, làm tăng giá trị của nông sản. Sản phẩm nông sản chế biến có thể cất trữ
lâu dài, vận chuyển đi xa mà không bị hư hỏng”.
13


1.1.2 Đặc điểm của chế biến nông sản
Chế biến nông sản rất đa dạng về ngành nghề, sản phẩm, trình độ kỹ thuật
- công nghệ... Nếu căn cứ vào công dụng của sản phẩm cũng như nguyên liệu chế
biến thì CBNS bao gồm các ngành hẹp như: ngành chế biến lương thực (xay xát,
chế biến các sản phẩm tinh bột); ngành chế biến trái cây, thức uống; ngành chế
biến các loại cây cơng nghiệp (dừa, mía...); ngành chế biến thức ăn gia súc gia
cầm; ngành sản xuất chế biến đường, bánh kẹo; ngành chế biến thịt, sữa và các
sản phẩm từ thịt, sữa...
Chế biến nơng sản có những đặc điểm riêng mà việc nhận thức đúng đắn
chúng sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định vai trò và quan điểm phát
triển, quản lý ngành. Các đặc điểm đó là:
Thứ nhất, do nguồn ngun liệu có đặc tính sinh vật nên chế biến nông
sản thường được tiến hành qua hai giai đoạn:
+ Giai đoạn sơ chế và bảo quản: Giai đoạn này được tiến hành ngay sau
khi thu hoạch, có thể nằm ngồi các xí nghiệp chế biến, sử dụng lao động và
phương pháp thủ công. Giai đoạn này nhằm hạn chế mức độ tổn thất sau thu
hoạch và đảm bảo chất lượng nguyên liệu nông sản đưa đến xí nghiệp chế biến.
+ Giai đoạn chế biến cơng nghiệp: Giai đoạn này diễn ra trong các xí
nghiệp, nhà máy chế biến, sử dụng lao động kỹ thuật cùng với máy móc, thiết bị,
cơng nghệ cần thiết. Giai đoạn này quyết định chất lượng sản phẩm chế biến, làm
gia tăng giá trị nông sản.
Thứ hai, sản phẩm của CBNS gắn liền với nhu cầu của cuộc sống hàng
ngày của con người, ngày càng được nhiều người sử dụng:

Do có nhiều yếu tố khác nhau (tâm lý tiêu dùng, tập quán tiêu dùng, thu
nhập tăng, tiến bộ khoa học - công nghệ, mơi trường...) nên hiện đang có những
xu hướng tiêu dùng tác động mạnh mẽ đến việc phát triển hoạt động chế biến
nông sản: Xu hướng tăng cường sử dụng các loại rau quả sạch; xu hướng tăng
cường sử dụng các loại nông sản đã qua chế biến. Hai xu hướng này làm cho các
yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, về đảm bảo chất dinh dưỡng, đảm bảo thời
hạn sử dụng... ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn. Điều này vừa có lợi cho
CBNS nước ta trong cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài (do chưa có
điều kiện sử dụng nhiều loại hóa chất, chưa có điều kiện ni trồng nhân tạo nên
phần lớn sản phẩm nơng nghiệp vẫn mang tính chất sản phẩm tự nhiên), nhưng
14


đồng thời cũng tạo ra những tác động bất lợi khác, đặc biệt là do công nghệ
thường là công nghệ thuộc các thế hệ cũ, không giải quyết được những yêu cầu
mới nảy sinh.
Thứ ba, CBNS phát triển trong sự gắn bó mật thiết với nơng nghiệp:
Ngun liệu chính của hoạt động chế biến nông sản là những sản phẩm
của nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) và hầu hết được sản xuất trong nước. Vì
vậy, quy mơ, tốc độ phát triển, cơ cấu của CBNS phụ thuộc rất lớn vào quy mơ,
tính chất và trình độ phát triển của sản xuất nông nghiệp. Nhưng mặt khác,
CBNS lại là hoạt động đảm bảo đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, tạo động lực
cho nông nghiệp phát triển. Tác động này của chế biến nông sản sẽ thúc đẩy
nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường. Vì vậy,
nếu thế mạnh của nơng nghiệp nước ta là sản xuất nhiều loại nơng sản phẩm
nhiệt đới thì việc phát triển chế biến nông sản sẽ tạo điều kiện khai thác ngày
càng tốt và có hiệu quả hơn thế mạnh đó.
Tuy vậy, nhận thức đặc điểm này cần lưu ý tới các vấn đề sau:
+ Nguyên liệu cho CBNS khơng chỉ là nơng sản. Nhiều loại ngun liệu
có thể là do công nghiệp cung cấp, như các loại vật liệu bao bì, hóa chất. Các loại

vật liệu này ngày càng có vai trị quan trọng, nhưng ở nước ta chúng chưa được
phát triển tương xứng. Chính điều đó làm hạn chế khả năng khai thác thế mạnh
sản xuất các loại nông sản nhiệt đới của nuớc ta.
+ Tiến bộ khoa học - công nghệ tác động mạnh đến sản xuất và tiêu dùng,
tạo ra những biến đổi lớn và từ đó đặt ra những thách thức to lớn đối với CBNS.
Nhiều loại giống mới với những đặc tính mới và chất lượng cao đã được nghiên
cứu và đưa vào sản xuất. Điều này địi hỏi CBNS phải nhanh chóng thay đổi sản
phẩm, thay đổi công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất chế biến. Trong
lĩnh vực tiêu dùng, những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, vệ sinh thực phẩm
cũng có điều kiện thực hiện tốt hơn và yêu cầu ngày càng khắt khe hơn.
+ Việc phát triển các hoạt động CBNS và ngành nông nghiệp cần được đặt
trong mối quan hệ hữu cơ. Phải có các chương trình đồng bộ có mục tiêu trong
việc phát triển từng ngành hàng, từng nhóm sản phẩm, từ khâu sản xuất nguyên
liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Từ những điểm nêu trên, một mặt, có thể khẳng định nước ta nói chung và
tỉnh Tuyên Quang nói riêng có những lợi thế và điều kiện thuận lợi để phát triển
15


CBNS; nhưng mặt khác, cũng có nhiều khó khăn, trở ngại trong việc phát triển
hoạt động này.
Thứ tư, sản phẩm của hoạt động chế biến nông sản rất phong phú, đa
dạng về chủng loại, chất lượng và mức độ chế biến. Sự phong phú, đa dạng này
phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Tiềm năng của nền nơng nghiệp.
+ Trình độ kỹ thuật và công nghệ trọng hoạt động chế biến nông sản.
+ Nhu cầu, thị hiếu, sức mua của người tiêu dùng.
Trong các yếu tố trên, CBNS nước ta có nhiều thuận lợi về tiềm năng
nông nghiệp nhiệt đới, nhưng lại đang vẫn cịn khó khăn do trình độ kỹ thuật và
cơng nghệ chưa có sự kết nối giữa các tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp

và người sản xuất; giữa các cơ quan quản lý nhà nước của Trung ương và địa
phương; giữa các lĩnh vực. Bên cạnh đó thị trường vừa có những thuận lợi cũng
vừa có những khó khăn nhất định.
Thứ năm, CBNS là hoạt động có nhiều ưu thế như: vốn đầu tư thấp hơn;
thời gian thu hồi vốn nhanh hơn; các cơng trình đầu tư có thể nhanh chóng đưa
vào sử dụng; sớm phát huy hiệu quả, do đó khả năng thu hút vốn đầu tư cao hơn.
Các đặc điểm trên quan hệ chặt chẽ với nhau, phản ánh mối quan hệ giữa
LLSX với các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất; phản ánh mối quan hệ
giữa trình độ khoa học - công nghệ với thị trường. Cần nhận thức đúng các đặc
điểm trên và mối quan hệ giữa chúng để tác động có hiệu quả đến sự phát triển
CBNS.
1.1.3. Vai trị và ý nghĩa của chế biến nơng sản
* Chế biến nơng sản góp phần kích thích, định hướng cho sản xuất
nguyên liệu:
Với tư cách là cầu nối giữa nguyên liệu với thị trường, CBNS có tác dụng
giữ gìn chất lượng nguyên liệu, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, nhờ đó
thu được lợi nhuận cao. CBNS chính là thị trường đầu ra của khâu nguyên liệu.
Nó có tác dụng định hướng về các mặt quy mô, cơ cấu, kích cỡ, chất lượng, giá
cả cho khâu sản xuất nguyên liệu một cách trực tiếp. Việc ngành nông nghiệp sản
xuất cái gì, sản xuất ra sao, khai thác như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào sự phát
triển của cơng nghiệp chế biến. Nếu khơng có CBNS thì sản phẩm nơng nghiệp
khơng có nguồn tiêu thụ ổn định, sản xuất nơng nghiệp khó đưa lại hiệu quả kinh
16


tế, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thơ, kém khả năng cạnh tranh, bị
thương lái chèn ép và thường bị thua thiệt.
* Chế biến nông sản phát triển sẽ thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo
hướng sản xuất hàng hóa lớn:
Nguồn ngun liệu chính của hoạt động CBNS là từ nông nghiệp nên để

hoạt động này phát triển tất yếu địi hỏi nơng nghiệp phải phát triển theo hướng
thâm canh, đa dạng hóa, tạo ra các loại sản phẩm, các vùng chuyên canh, có năng
suất cao, khối lượng hàng hóa lớn. CBNS phát triển sẽ tạo điều kiện để nông
nghiệp phát triển thuận lợi qua việc nâng cao hiệu quả của sản xuất nơng nghiệp,
từ đó tăng khả năng tích lũy, tăng khả năng đầu tư mở rộng quy mơ, hiện đại hóa
q trình sản xuất. Tác động này trước hết thể hiện ở chỗ: sau khi đưa vào chế
biến, giá trị của nông sản tăng lên rất nhiều. Theo tính tốn của các chun gia,
sau khi tinh chế giá trị của nơng sản có thể tăng từ 4 - 10 lần so với sản phẩm thô.
CBNS tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, làm giảm sự phụ thuộc vào yếu
tố thời gian và khoảng cách đối với tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp. Sự phát
triển của CBNS còn làm tăng nhu cầu về sản phẩm của nông nghiệp. Thông qua
chế biến, từ một sản phẩm nơng sản có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm có những
giá trị sử dụng rất khác nhau, thậm chí tạo ra những đặc tính mới, những giá trị
sử dụng mới, từ đó nâng cao mức độ và khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng.
*Chế biến nông sản góp phần phát huy lợi thế so sánh, đẩy mạnh xuất
khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ và khả năng tích lũy cho nền kinh tế
Phát triển CBNS khơng chỉ gìn giữ, khắc phục làm giảm hư hao sản phẩm
nguyên liệu, mà còn bổ sung, làm tăng giá trị sử dụng của các sản phẩm, mở rộng
khả năng cung ứng hàng hóa trên thị trường với mẫu mã, hình thức đa dạng, kích
thích nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Tính hiệu quả của CBNS trên thị trường được
thể hiện ở khối lượng lợi nhuận do sự phát triển của công nghiệp chế biến thu
được. Chế biến càng phát triển thì sức cung hàng hóa càng lớn, đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng ngày càng tăng, đem lại khối lượng lợi nhuận ngày càng nhiều, làm
tăng thu nhập.
Trong điều kiện chính sách kinh tế mở, sự phát triển của CBNS có hiệu quả sẽ
nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản, tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm bớt

17



sự mất cân đối trong cán cân xuất - nhập khẩu, mang lại nguồn ngoại tệ lớn và
tăng khả năng tích lũy cho nền kinh tế.
1.2. Chế biến nơng sản theo hƣớng cơng nghiệp hóa
1.2.1 Khái niệm cơng nghiệp hóa
Các nhà kinh tế học phát triển đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về cơng
nghiệp hóa, dựa vào các tiêu chuẩn khác nhau như thu nhập quốc dân, cơ cấu
kinh tế, cơ cấu công nghiệp, cơ cấu lao động, mức độ phát triển công nghiệp chế
tác, loại công cụ sản xuất, các hàm sản xuất cơ bản, phương thức sản xuất, .v..v.
Theo các học giả Phương Tây quan niệm, công nghiệp hóa là việc đưa các
đặc tính cơng nghiệp cho một hoạt động, mà thực chất là trang bị các nhà máy
cho một vùng hay một nước …Quan niệm này là xuất phát từ thực tiễn cơng
nghiệp hiện đại hóa ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Đây là quan niệm đơn giản
nhất về cơng nghiệp hóa, bởi đã đồng nhất cơng nghiệp hóa với q trình phát
triển cơng nghiệp. Họ coi đối tượng của cơng nghiệp hóa chỉ là ngành công
nghiệp, tức là nông nghiệp và các ngành kinh tế khác không phải là đối tượng
trực tiếp của cơng nghiệp hóa. Và trên thực tế những người tán thành quan niệm
này đều chủ trương tập trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp là chủ yếu.
Như vậy quan niệm này đã không thấy được mục tiêu của quá trình cần thực
hiện, khơng thể hiện được tính lịch sử của q trình cơng nghiệp hóa.
G.A.Cudơlốp và S.P Perơvusin, là các nhà khoa học Liên Xơ cho rằng,
cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là phát triển đại công nghiệp, trước hết là
phát triển công nghiệp nặng, nhằm đảm bảo cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân
trên cơ sở kỹ thuật cơ khí tiên tiến, bảo đảm hình thức kinh tế xã hội chủ nghĩa
chiến thắng hình thức kinh tế tư bản chủ nghĩa và hàng hóa nhỏ, bảo đảm cho
nước nhà không bị lệ thuộc về kinh tế và kỹ thuật vào thế giới tư bản chủ nghĩa,
tăng cường khả năng quốc phòng.
Quan niệm này xuất phát từ điều kiện thực tiễn của Liên Xơ lúc đó là cơng
nghiệp đã phát triển đến một trình độ nhất định (dù trong nội chiến chúng đã bị
tàn phá nặng nề), nhưng bị chủ nghĩa đế quốc bao vây toàn diện nên khơng có sự

trợ giúp từ bên ngồi. Trong điều kiện đó việc phát triển thị trường trong nước là
nền tảng cho sự phát triển kinh tế, nên để tồn tại, phát triển và bảo vệ nền độc
lập, Liên Xô buộc phải dốc hết nguồn lực để phát triển công nghiệp nặng, phải

18


hướng các ngành công nghiệp vào phục vụ nông nghiệp nhằm tự bảo đảm các
nhu cầu trong nước.
Vào thời gian này, nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác trong đó có Việt
Nam cũng tán thành và thực hiện cơng nghiệp hóa theo quan niệm trên.
Tổ chức Phát triển cơng nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đưa ra quan
niệm: Công nghiệp hóa là một q trình phát triển kinh tế, trong quá trình này
một bộ phần ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát
triển một cơ cấu kinh tế nhiều ngành với kỹ thuật hiện đại. Quan niệm này coi
CNH là quá trình bao trùm tồn bộ q trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt
nhiều mục tiêu (cả kinh tế và xã hội), chứ không chỉ là mục tiêu kinh tế - kỹ
thuật. Vì vậy, nó chỉ phù hợp với các nước phát triển, nơi có điều kiện để ứng
dụng các thành tựu hiện đại của khoa học- kỹ thuật. Nhiều học giả cịn cho rằng,
quan niệm của UNIDO là cơng thức lai hợp và mang tính chất một phương
hướng tác chiến nhiều hơn là một định nghĩa khoa học.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam
(1960) xác định: Cơng nghiệp hóa là q trình thực hiện cách mạng kỹ thuật,
thực hiện sự phân công mới về lao động xã hội và là quá trình tích lũy xã hội chủ
nghĩa để khơng ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng. Quan điểm này đường như
đã đồng nhất cơng nghiệp hóa với cách mạng kỹ thuật.
Dù có những điểm khác nhau, nhưng trong quan niệm của các tác giả cả
trong và ngồi nước vẫn đều có những điểm chung. Trên cơ sở các quan điểm đó
có thể khái qt lại như sau:
Cơng nghiệp hóa là q trình tạo ra sự chuyển biến từ kinh tế nơng

nghiệp với cơ cấu kinh tế lạc hậu, dựa trên lao động thủ công, năng suất thấp
sang nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế hiện đại, dựa trên lao động bằng
máy móc, tạo ra năng suất lao động cao.
1.2.2 Nội dung của chế biến nông sản theo hướng cơng nghiệp hóa
Từ các khái niệm về chế biến nơng sản, khái niệm về cơng nghiệp hóa. Có
thể đưa ra khái niệm của hoạt động CBNS theo hướng công nghiệp hóa là:
“CBNS theo hướng cơng nghiệp hóa là sử dụng các phương pháp chế biến công
nghiệp và một số phương pháp khác đẻ thực hiện các hoạt động bảo quản, cải
tiến, nâng cao giá trị sử dụng và giá trị nguyên liệu từ ngành nông nghiệp, nhằm

19


tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu.
Ngày 22/3/2018, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
ký ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về Định hướng xây dựng chính sách phát
triển cơng nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong nghị
quyết nêu rõ phát triển công nghiệp chế biến là trung tâm: “Kết hợp hài hồ giữa
phát triển cơng nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo
chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh
tranh của sản phẩm công nghiệp. Tận dụng tối đa lợi thế của nước đang trong
thời kỳ cơ cấu dân số vàng, khai thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ 4, lợi thế thương mại để phát triển nhanh, chuyên sâu một số
ngành cơng nghiệp nền tảng, chiến lược, có lợi thế cạnh tranh. Phát triển công
nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử là con đường chủ đạo; phát
triển công nghiệp chế biến, chế tạo là trung tâm; phát triển công nghiệp chế tạo
thông minh là bước đột phá; chú trọng phát triển công nghiệp xanh.” [1].
Khi CBNS được phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, trở thành ngành
Cơng nghiệp chế biến nông sản, là một hoạt động của công nghiệp chế biến thì

nó được biểu hiện ở khối lượng nông sản cũng như chất lượng của sản phẩm
nông sản qua chế biến tăng lên, tỷ trọng đóng góp của CBNS tăng lên, vốn đầu tư
vào nghành cũng tăng, các nhà đầu trong nước và nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào
mở rộng khả năng sản xuất, nâng cấp máy móc thiết bị, nâng cao trình độ khoa
học cơng nghệ trong sản xuất đưa mặt bằng chung khoa học công nghệ nước ta
tăng lên, CBNS phát triển sẽ tăng khối lượng sản phẩm qua chế biến ở các công
nghệ hiện đại giảm các sản phẩm không qua chế biến và chế biến thơ sơ. Nhờ đó
q trình CNH, HĐH sẽ được đẩy nhanh.
*Phát triển Chế biến nông sản theo hướng CNH góp phần đẩy mạnh phát
triển KT-XH, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước:
CBNS theo hướng CNH phát triển sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực khơng chỉ
đối với sự phát triển kinh tế mà cịn có tác dụng mạnh mẽ đối với đời sống xã
hội, nhất là ở địa bàn nông thôn. Tác dụng của CBNS được thể hiện ở việc khai
thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của kinh tế nông nghiệp, giải quyết việc làm,
tăng thu nhập, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.

20


Không những thế, sự phát triển của CBNS theo hướng CNH còn tác động
mạnh đến nhiều ngành kinh tế khác như công nghiệp, dịch vụ…, là giải pháp
quan trọng trong q trình thực hiện tái cơ cấu ngành nơng nghiệp, nâng cao hiệu
quả nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Sự
phát triển của CBNS là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá trình
độ phát triển kinh tế của một quốc gia.
Chế biến nơng sản theo hướng cơng nghiệp hóa sẽ thúc đẩy sự phát triển
của nông nghiệp:
CBNS theo hướng CNH là một bộ phận của công nghiệp nông thôn.
CBNS theo hướng CNH gắn bó chặt chẽ với sản xuất nơng nghiệp. CBNS theo
hướng CNH phát triển tạo ra những nhu cầu về sản phẩm nơng sản, khuyến khích

nơng nghiệp phát triển. Địi hỏi ở nơng nghiệp sự tăng sản lượng, tăng năng suất,
sự tập trung trong sản xuất. Nông nghiệp phải có những giống cây trồng vật ni
đồng đều về chất lượng và chủng loại, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện tự
nhiên. Nông nghiệp phải quy hoạch phát triển tạo ra nguồn nguyên liệu lớn hợp
lý đảm bảo tốt đầu vào cho CBNS theo hướng CNH. CBNS theo hướng CNH
phát triển theo hướng nào lại phụ thuộc vào sản lượng và cơ cấu vật nuôi cây
trồng của nông nghiệp.
CBNS theo hướng CNH có vai trị giải quyết đầu ra cho nông nghiệp,
cùng với công nghiệp phục vụ nông nghiệp và thương nghiệp, việc thúc đẩy
CBNS theo hướng CNH phát triển là một chính sách quan trọng để phát triển
nông nghiệp và công nghiệp nông thôn ở nước ta, góp phần đẩy nhanh q trình
CNH, HĐH đất nước.
CBNS theo hướng CNH tạo ra chủng loại hàng hoá đa dạng ,chất lượng
tốt phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và tăng cường xuất khẩu.
Hầu hết các sản phẩm nông sản của nơng nghiệp đều có thời gian sử dụng
ngắn nếu không qua chế biến. các loại hoa quả chỉ có thời gian sử dụng là 15
ngày các sản phẩm thịt có thời gian sử dụng ngắn hơn, cịn các sản phẩm cây
cơng nghiệp như cao su,cà phê ,chè ,mía vv..... thì bắt buộc phải qua chế biến. Vì
vậy CBNS theo hướng CNH có vai trị quan trọng trong việc kéo dài thời gian sử
dụng của nơng sản, điều hồ cung về các sản phẩm nông sản hầu hết các sản
phẩm nơng sản có mùa vụ nhưng nhờ CBNS mà mà các sản phẩm nơng sản này
có thể được cung cấp tại bất kỳ thời điểm nào .
21


CBNS theo hướng CNH cịn góp phần tạo ra các sản phẩm đa dạng chất
lượng cao phục vụ nhu cầu người tiêu dùng từ một loại nông sản qua chế biến có
thể tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, như từ hoa quả ta có thể chế biến ra
dưới dạng hoa quả hộp hoặc đồ uống, các loại bánh vv.... Ngoài ra khi qua CBNS
theo hướng CNH các chất độc hại cho sức khoẻ sẽ được giảm bớt hoặc loại bỏ,

đảm bảo vệ sinh, nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm và chất lượng của sản
phẩm. Nhờ vậy có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới tăng giá trị
xuất khẩu của nông sản tăng tỷ trọng xuất khẩu của công nghiệp .
Trong điều kiện nước ta có những khác biệt về điều kiện tự nhiên, CBNS
theo hướng CNH có tiềm năng to lớn có thể xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị
trường thế giới ,đặc biệt là thị trường châu Âu và Mỹ.
1.2.3. Vai trị nâng cao hoạt động chế biến nơng sản
Nâng cao hoạt động chế biến nông sản theo hướng cơng nghiệp hóa là địi
hỏi tất yếu đối với một tỉnh nơng nghiệp trong tiến trình CNH, HĐH. Là một
trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi chủ trương tái cơ cấu
nông nghiệp của Đảng. Phát triển CBNS để sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên
liệu, tiết kiệm tài nguyên, tránh lãng phí, làm gia tăng giá trị trong từng đơn vị
sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Do đó,
tác giả quan niệm nâng cao hoạt động CBNS như sau:
Nâng cao hoạt động chế biến nông sản là hoạt động của các chủ thể nhằm
làm gia tăng về quy mô, chất lượng và thay đổi cơ cấu ngành CBNS theo kế
hoạch, quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, tạo ra nhiều mặt hàng nơng sản
chế biến có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu.
Khái niệm nâng cao hoạt động CBNS theo hướng cơng nghiệp hóa được
hiểu trên một số khía cạnh cơ bản sau đây:
Mục đích phát triển hoạt động CBNS : thúc đẩy hoạt động CBNS phát
triển cả về quy mơ, chất lượng và hồn thiện cơ cấu, nhằm khai thác có hiệu quả
tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo ra những mặt hàng nông sản chế biến đa dạng
phong phú về chủng loại, có chất lượng và giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Chủ thể và lực lượng tham gia phát triển hoạt động : là tổ chức Đảng,
chính quyền, các cấp trong tỉnh, các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, các tổ chức
22



chính trị xã hội và người dân. Mỗi chủ thể trên có vị trí, vai trị khác nhau trong
phát triển cơng nghiệp chế biến nơng sản.
Đối với Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành chức năng trong
tỉnh cần sử dụng các cơng cụ và chính sách tác động vào q trình sản xuất và
chế biến nơng sản nhằm đảm bảo cho hoạt động CBNS hiệu quả, giải quyết hài
hịa lợi ích của các chủ thể tham gia.
Đối với người sản xuất nông sản (cung cấp nguyên liệu đầu vào) cần nắm
vững chủ trương, chính sách của tổ chức Đảng và chính quyền các cấp; thơng tin
thị trường, tổ chức sản xuất đúng quy hoạch, đúng quy trình kỹ thuật nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của nông sản đáp ứng nhu cầu của
thị trường.
Đối với các cơ sở sản xuất, hộ gia đình, doanh nghiệp chế biến nông sản
(gọi chung là doanh nghiệp CBNS) thuộc mọi thành phần kinh tế cần nắm vững
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở các cấp, có kế hoạch thu mua
nơng sản của nơng dân kịp thời vụ, với giá cả hợp lý, tổ chức sản xuất kinh
doanh ổn định, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả
kinh tế.
Phương thức phát triển: kết hợp sử dụng các quy luật của cơ chế thị
trường và các chính sách tác động của hệ thống chính quyền các cấp để phát triển
hoạt động CBNS; kết hợp tăng cường đầu tư, xây dựng mới các doanh nghiệp
CBNS với mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh
nghiệp chế biến đã có.
1.3. Tiêu chí đánh giá hoạt động chế biến nơng sản theo hƣớng cơng
nghiệp hóa
*Sản lượng: sản lượng là số lượng sản phẩm nông sản đã qua chế biến.
Sản lượng sản xuất ra có ảnh hưởng nhất định tới hoạt động chế biến nông sản.
Số sản phẩm được sản xuất ra nhiều hay ít phần nào đánh giá được khả năng và
quy mô sản xuất của hoạt động chế biến nông sản. Sản lượng nông sản đã qua
chế biến cao cũng cho thấy hoạt động chế biến nông sản của địa phương đang

phát triển mạnh mẽ.
*Giá trị: là giá trị sản xuất ra của hàng nông sản đã qua chế biến. Giá trị
phản ánh mục tiêu sản xuất cũng như giá trị sản xuất đạt được của công nghệ chế
biến, nhằm đưa lại giá trị sản xuất cao hơn. Sản phẩm nông sản qua chế biến đạt
23


×