Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Luận văn thạc sĩ đối ngoại thanh niên trong thời kỳ hội nhập quốc tế của việt nam (từ 2012 đến 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.61 KB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

Lê Hồng Nhung

ĐỐI NGOẠI THANH NIÊN TRONG THỜI KỲ
HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
(TỪ 2012 ĐẾN 2017)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

Lê Hồng Nhung

ĐỐI NGOẠI THANH NIÊN TRONG THỜI KỲ
HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
(TỪ 2012 ĐẾN 2017)
Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS N


T

H

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn

Giáo viên hướng dẫn

thạc sĩ khoa học

GS.TS. Hoàng Khắc Nam

Hà Nội - 2020

N

n hị

Hạnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là kết quả của nỗ lực nghiên cứu, tìm
hiểu thơng tin cẩn thận, nghiêm túc của tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
TS N

T


M

. Nội dung được trình bày trong luận văn hồn

tồn trung thực và khơng trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào đã
cơng bố. Những thơng tin được trích dẫn chính xác và ghi rõ nguồn gốc, tài
liệu tham khảo.
Nếu có gì sai sót, tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

Lê Hồng Nhung

năm 2020


LỜI CẢM ƠN

Kiến thức là vô hạn và là thành phần không thể thiếu trong mọi thành tựu
lớn lao, những thành công trong cuộc sống của một con người. Luận văn này
là thành quả quan trọng nhất trong khóa học, đồng thời cũng là sự tổng hợp
kiến thức lại cho em nhằm hiểu rõ về vấn đề, hỗ trợ cho công việc hiện tại và
tương lai của bản thân. Để hoàn thành luận văn này, ngoài nỗ lực của bản
thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ đầy ý nghĩa.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS N

T


M

, người đã

trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, góp ý, để giúp em có thể hồn thành Luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy và
cung cấp cho em những kiến thức quý báu, tạo điều kiện cho em hoàn thành
Luận văn một cách thuận lợi nhất.
Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị lãnh đạo, cán ộ

an Quốc tế

Trung ương Đồn đã cung cấp những tài liệu, thơng tin quý báu trong quá
trình em thực hiện nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ạn bè, những người ln
tin tưởng, giúp đỡ và động viên em trong quá trình học tập và trong thời gian
nghiên cứu đề tài này.
Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

Lê Hồng Nhung

năm 2020


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ........................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 3
3. Mục ti u và nhiệm vụ nghi n cứu ....................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 7
5. Phương pháp nghi n cứu ..................................................................................... 8
6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 8
C ươ

1: CƠ SỞ

TRON

T ỜI

O C

ĐN

IN

C

N

S C

Đ I N O I T AN

NI N

P QU C T CỦA VI T NAM ............................ 10


1.1. Một số khái niệm cơ ản ................................................................................ 10
1.1.1. Khái niệm của đối ngoại nhân dân .......................................................... 10
1.1.2. Đối ngoạ t an n n v va tr

ủa

n t

đố n oạ t an n n ....... 11

1.1.3. Hội nhập quốc tế ...................................................................................... 14
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác đối ngoại nhân dân, đối ngoại
thanh niên .............................................................................................................. 16
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại nhân dân tác động
đến công tác đối ngoại thanh ni n ......................................................................... 17
1.4. h nh sách đối ngoại thanh ni n .................................................................... 19
1.5. Khái quát về công tác đối ngoại thanh ni n trước năm 2012 ......................... 22
TI U
C ươ

T ............................................................................................................ 25
2: N I UN

C N

T C Đ I NGO I THANH NIÊN

TRONG THỜI K H I NH P QU C T CỦA VI T NAM .......................... 26
2.1. Các hoạt động đối ngoại thanh niên, giao lưu hữu nghị với các quốc gia,

tổ chức trên thế giới ............................................................................................... 26
2
2

2

oạt độn

pt

son p

oạt độn

pt

đa p

n ....................................................... 26
n ........................................................... 33

2.2. Công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại ..................................................... 35
2.3. ông tác thanh ni n Việt Nam ở nước ngoài ................................................. 36


2.4. ơng tác khai thác nguồn lực

n ngồi phục vụ cho cơng tác Đồn

và phong trào thanh thiếu nhi trong nước.............................................................. 38

2.5. ác hoạt động hỗ trợ thanh niên hội nhập quốc tế ......................................... 38
TI U K T ............................................................................................................ 46
C ươ

3: N

N

N

N

TV C N

T C Đ I NGO I

THANH NIÊN TRONG THỜI K H I NH P QU C T .............................. 47
3.1. Những nhận x t về công tác đối ngoại thanh niên ......................................... 47
n t n t u ủa
3.1.2. Nh ng hạn chế ủa
os n

n t

n t
n t

đố n oạ t an n n ............................... 41
đối ngoại thanh niên.................................. 43


đố n oạ t an n n v

n ệm

tr

..................... 39

3.2. iải pháp cho công tác đối ngoại thanh ni n trong thời gian tới ................... 48
3.2.1. Tiếp tụ đổi m i, nâng cao hiệu quả các hoạt độn đối ngoại
thanh niên ........................................................................................................... 49
2 2 Tăn
2

ờng công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại ........................... 55

Đẩy mạn

n t

đo n ết vận động thanh niên ở n o

2 4 Đẩy mạnh công tác khai thác nguồn l
3.2.5 T am m u

n s

đố n oạ t an n n ủa
đap


n

ế nâng cao hiệu quả th c hiện
tổ

t an n n

p trun

c............ 56
c ................ 58
n t

n v

n ......................................................................................................... 60

3.2.6. Tiếp tụ đầu t
3.2.7

tron v n o

n

ân

ỗ tr đo n v n t an n n tron

ội nhập quốc tế .... 61


ao năn l c cán bộ đo n v n t an n n tron

ội nhập

quốc tế ................................................................................................................ 65
3.2.8. Phát triển l

l

ng làm công t

đối ngoại thanh niên ......................... 66

TI U K T ............................................................................................................ 68
K T LU N .............................................................................................................. 69
TÀI LI U THAM KHẢO ...................................................................................... 71


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VI T TẮT
STT
1.

2.
3.
4.
5.
6.
7.

8.

9.
10.

11.
12.
13.
14.
15.

Từ viết tắt
Chi tiết
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Khu v c Mậu d ch T do ệp ộ
quố a
Đ n am
AMMY
ASEAN Ministerial Meeting on Youth
ộ n
ộ tr ởn T an niên ASEAN
APEC
Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đ n
p tác Kinh tế châu Á - T
ìn D n
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
ệp ộ
quố a Đ n am
AYDM

ASEAN Youth Day Meeting
T an n n
ASEM
The Asia-Europe Meeting
ộ n
T
n đn
- Âu
CICA
The Conference on interaction and confidence
building measures in Asia
Hội ngh về Phối h p n động và Các biện pháp
xây d ng lòng tin ở Châu Á
CWY
Canada World Youth
Tổ ch c thanh niên thế gi i Ca-na-đa
BC
British Council
Hộ đồng Anh
CONFEJES Conference of Ministers of Youth and Sports of the
Francophonie
Hội ngh Bộ tr ởng Thanh niên và Thể thao của các
quốc gia nói tiếng Pháp
LHTNVN Li n hiệp Thanh ni n Việt Nam
TAYO
Ten Accomplished Youth Organisations
M ời tổ ch c thanh niên xu t sắc ASEAN
TNCS
Thanh ni n ộng sản
TNNDCM Thanh ni n Nhân dân ách mạng

UN
United Nations
n p quố


MỞ ĐẦU

1.



ọ đề tài

Thanh thiếu niên Việt Nam là lực lượng hùng hậu, có tiềm năng to lớn,
có đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Đảng
Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đánh giá cao vai trị của
thế hệ trẻ, quan tâm giáo dục, động viên, phát huy mọi khả năng của thế hệ trẻ
phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Trong “Thư gửi các
bạn thanh ni n” ngày 12/8/1947,

ác viết: “Thanh ni n là rường cột nước

nhà. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh
niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại
phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái
tương lai đó” [30, tr.185]. Đảng luôn coi thanh ni n là lực lượng cách mạng
quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ ch nh trị của Đảng trước dân tộc. Trước
đây cũng như ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi
xướng và lãnh đạo, thế hệ trẻ được đặc iệt quan tâm chăm sóc, đào tạo và ồi
dưỡng: Sự nghiệp đổi mới có thành cơng hay khơng…, cách mạng Việt Nam

có vững ước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc
vào lực lượng thanh ni n, vào việc ồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh ni n [2];
Thanh ni n là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực
lượng xung k ch trong xây dựng và ảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố
quyết định sự thành ại của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội [3]. Có vị trí và vai trị
quan trọng như vậy, nhưng để thanh niên có thể trở thành những người chủ
xứng đáng, có thể hồn thành những trọng trách mà cách mạng giao phó, bên
cạnh việc tự trau dồi bản thân, thanh niên Việt Nam phải luôn được bồi dưỡng
lý tưởng cách mạng, được quan tâm giáo dục; được hướng dẫn làm việc, từng
ước trở thành một lực lượng to lớn và vững chắc. Hơn lúc nào hết, công
1


cuộc đổi mới đất nước, sự giao lưu, hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt
Nam với bạn bè quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Ðại hội Ðảng lần thứ XI,
tất yếu sẽ đem đến cho thế hệ trẻ Việt Nam nhiều cơ hội tích cực và cùng với
nó, là những thách thức khơng nhỏ.
Tồn cầu hố và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi
phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, bắt
nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động
quốc tế. Kinh tế tri thức với vai trị to lớn của cơng nghệ thơng tin sẽ ngày
càng chi phối sự phát triển của các quốc gia. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi
quy luật đó. Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng và lãnh đạo, Việt Nam đã tham gia hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng
trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là hội nhập kinh tế quốc tế, thông qua việc áp
dụng nền kinh tế thị trường, mở của nền kinh tế, tham gia vào các tổ chức và
cơ chế hợp tác kinh tế khu vực và thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã là thành
vi n ch nh thức của ASEAN, APE , ASEM, WTO và nhiều tổ chức quốc tế
khác. ác thế hệ thanh ni n Việt Nam trong thời gian qua đã có những đóng

góp t ch cực vào thành công chung của công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế
của đất nước. Hội nhập quốc tế trở thành yêu cầu tất yếu đối với mọi người
dân, trong đó thanh ni n phải là lực lượng đi đầu.
Trong thời gian tới, các yếu tố quốc tế sẽ trở thành bộ phận ngày càng
quan trọng và tác động ngày càng sâu rộng đến mọi mặt đời sống vật chất và
tinh thần của thế hệ trẻ Việt Nam, tạo ra những cơ hội mới đồng thời với
những thách thức mới.

iao lưu và tiếp xúc, hợp tác và đấu tranh quốc tế sẽ

diễn ra khơng chỉ ở ngồi nước mà ngay tại trong nước với quy mô ngày
càng tăng và t nh chất ngày càng đa dạng, phức tạp. Thanh niên Việt Nam
tiếp xúc trực tiếp với văn hoá, thơng tin về nước ngồi và của nước ngồi sẽ
ngày càng nhiều. Số thanh niên Việt Nam đi ra nước ngồi cơng tác, lao
động, học tập và du lịch sẽ ngày càng tăng. Đồng thời, các thế lực thù địch
2


sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chia rẽ, tác động, lơi kéo, khiêu khích
nhằm vào thanh ni n để thực hiện âm mưu "diễn biến hồ bình", can thiệp
để chống phá cách mạng nước ta. Tình hình đó đã phần nào gây cản trở đến
việc mở rộng hoạt động đối ngoại thanh ni n của Việt Nam.

o đó, cần tiếp

tục đổi mới hoạt động đối ngoại nhân dân nói chung và đối ngoại thanh ni n
nói ri ng là y u cầu cấp thiết được đặt ra trong ối cảnh Việt Nam đang
ước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động t ch cực
hội nhập kinh tế quốc tế.
Chính vì những lý do tr n, tác giả chọn đề tài “Đố n oạ t an n n

tron t ờ

ộ n ập quố tế ủa

ệt

am (t 20 2 đến 2017)” để tìm

hiểu cơng tác đối ngoại thanh ni n của các tổ chức thanh ni n Việt Nam
trong đó Đồn TN S Hồ

h Minh là nịng cốt và những thành cơng, hạn

chế trong nhiệm kỳ 2012 - 2017. Việc nghi n cứu đề tài giúp tăng cường
hiểu iết về hoạt động đối ngoại thanh ni n đồng thời có th m những kinh
nghiệm, có sở quan trọng để đưa ra một số khuyến nghị góp phần thiết thực
vào việc hoạch định đường lối, ch nh sách đối ngoại nhân dân nói chung và
hoạt động đối ngoại thanh ni n nói chung của Đảng và Nhà nước trong thời
kỳ mới.
2. L ch sử nghiên cứu vấ đề
2.1.
Cùng với quá trình Việt Nam đi vào hội nhập quốc tế, tác động của các
nhân tố bên ngoài ngày càng lớn và trực tiếp đến các mặt đời sống xã hội,
nhất là trong lĩnh vực thông tin, nhận thức, tư tưởng; quan hệ và hoạt động
đối ngoại thanh niên sẽ ngày càng mở rộng; sự quan tâm và tiếng nói của
thanh niên đối với các vấn đề quốc tế và đối ngoại ngày càng tăng. Từ thập
niên 90 của thế kỷ trước đến nay, đã có rất nhiều ấn phẩm, cơng trình nghiên
cứu về hội nhập quốc tế, về đối ngoại nhân dân như:
3



“Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc” (Sách

ộ Ngoại Giao, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995) đã phân t ch một số vấn đề lí luận và thực
tiễn của văn hố Việt Nam trong cơng cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế và khu
vực, vấn đề hội nhập văn hoá truyền thống và hiện đại của các nước phương
Đơng và Việt Nam, vai trị và động lực của văn hóa nghệ thuật trong phát
triển kinh tế, xã hội của nước ta và làm thế nào để giữ gìn, phát huy được bản
sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập hiện nay.
Cuốn sách “Đối ngoại Việt Nam - Truyền thống và hiện đại” (Phạm
Minh Sơn - Nguyễn Mạnh Hùng, NX

Lý luận ch nh trị, Hà Nội, 2008 đã

xác định rõ vai trị, vị trí và những đóng góp của ngoại giao nhân dân trong
cách mạng Việt Nam trong đó tác giả khái quát truyền thống ngoại giao Việt
Nam qua các thời kỳ từ thuở dựng nước đến Cách mạng tháng Tám năm
1945, đường lối, ch nh sách đối ngoại Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ cứu nước, xuất phát từ phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước ở giai
đoạn 1945-1954 và 1954-1975 và quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của
Đảng ta, đồng thời làm rõ những nội dung chủ yếu của đường lối, chính sách
đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta - những tư tưởng, nguyên tắc, phương
châm chỉ đạo, nhiệm vụ cụ thể, lập trường của Việt Nam đối với các vấn đề
quốc tế lớn, khái quát về thực trạng hoạt động đối ngoại của Đảng và nhân
dân ta hiện nay.
uốn sách “ ông tác đối ngoại nhân dân ở nước ta - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn” của tác giả Trần Đắc Lợi đã cung cấp những hiểu iết cơ

ản về công tác đối ngoại nhân dân và tư tưởng Hồ

h Minh về đối ngoại

nhân dân; trình ày quá trình phát triển công tác đối ngoại nhân dân ở nước
ta; phân t ch ối cảnh tình hình và đề xuất một số định hướng, giải pháp
nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình
hình mới.
4


Để hiểu r hơn về thực tiễn triển khai đối ngoại đa phương của Việt Nam
hơn 3 thập ni n qua, nhận diện và dự áo những y u cầu mới đặt ra với đối
ngoại đa phương Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, có thể nghi n cứu
tác phẩm “Đối ngoại đa phương trong thời kỳ chủ động và t ch cực hội nhập
quốc tế” do TS. L Hoài Trung chủ i n.
Trên thế giới, đối ngoại và đối ngoại nhân dân cũng là một chủ đề được
nghiên cứu và đầu tư lâu dài. V dụ như ở Mỹ có rất nhiều cơ quan quản lý và
nghi n cứu đối ngoại nhân dân như Trung tâm nghi n cứu đối ngoại nhân dân
của Trường Đại học Nam alifornia được thành lập giữa năm 1960 hay Viện
đối ngoại nhân dân của ộ ngoại giao

n Độ. Nếu nói đến cơng trình nghi n

cứu chuy n khảo về đối ngoại nhân dân không thể không kể đến cuốn “Pu lic
diplomancy: lessons from the past” (Ngoại giao công chúng: ài học từ quá
khứ - cuốn sách quý về ngoại giao nhân dân. Tác phẩm này đã tổng hợp tương
đối đầy đủ về quan điểm ngoại giao nhân dân của các nước và bài học về
ngoại giao nhân dân trong các thời kỳ trước đây.
2.2.

thanh niên
Luật Thanh ni n và hiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn
2011 - 2020 đã n u r các chính sách, pháp luật cho thanh niên nhằm phát
huy vai trị xung kích, tình nguyện, sức sáng tạo và tiềm năng to lớn của thanh
niên, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phát huy vị trí, vai
trị của tổ chức thanh niên trong việc đoàn kết, tập hợp thanh niên, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của thanh ni n, đặc biệt phát huy vai trị nịng cốt
của Đồn thanh ni n trong các phong trào thanh ni n, vai trò giám sát, phản
biện xã hội đối với việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật đối với
thanh niên.
áo cáo sơ kết 05 năm quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TW
ngày 06/7/2011 của Ban

thư (khoá XI về tiếp tục đổi mới và nâng cao
5


hiệu quả cơng tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới ( áo cáo số 143/ ĐNTW ngày 5/12/2016 của an Đối ngoại Trung ương Đảng) đã đánh
giá kết quả triển khai công tác đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể và tổ chức nhân dân từ năm 2011 đến năm 2016 và đưa ra phương
hướng, các iện pháp tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả cơng tác đối ngoại
nhân dân trong tình hình mới.
Tọa đàm và giao lưu thanh ni n với đối ngoại nhân dân và định hướng
kỹ năng sống do Hội Liên Hiệp Thanh niên Quốc Tế và Trung tâm

iao lưu

Văn hoá và Hợp tác Quốc tế thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
phối hợp tổ chức vào tháng 11 năm 2016 đã thảo luận chuy n sâu về thanh
niên với đối ngoại nhân dân, vai trò của thanh niên thời kỳ hội nhập và vận

dụng những kỹ năng sống vào thực tiễn.
áo cáo thường ni n về tình hình thanh ni n năm 2017 của Viện nghi n
cứu thanh ni n thuộc Học viện thanh thiếu ni n Việt Nam cung cấp thông tin
khái quát nhất về tình hình thanh ni n tr n các lĩnh vực, xác định nhu cầu,
mong muốn và những vấn đề khó khăn mà thanh ni n đang gặp phải; từ đó
gợi mở cũng như thúc đẩy xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm
tăng cường sự tham gia, tạo cơ hội cho thanh niên về mọi mặt hướng tới mục
tiêu cao nhất là phát triển thanh niên.
Có thể nói, các cơng trình nghi n cứu trong và ngồi nước t nhiều đều
kh ng định vai trò, vị tr và tầm quan trọng của đối ngoại nhân dân và vai trò
của thanh niên với công tác đối ngoại nhân dân. Tuy nhi n, vẫn chưa có cơng
trình nghi n cứu khoa học nào đề cập tới công tác đối ngoại của thanh ni n
trong thời kỳ hội nhập quốc tế. h nh vì vậy, đề tài Đố n oạ t an n n tron
t ờ

ộ n ập quố tế ủa

ệt am (t 20 2 đến 20 ) sẽ là một ổ sung

cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác đối ngoại thanh ni n trong thời
gian tới đồng thời là một cơng trình kích thích mở ra những nghiên cứu đa
dạng, chất lượng hơn tập trung vào vấn đề đối ngoại thanh niên.
6


3. Mục tiêu

ụ nghiên cứu

- Mục ti u chung: tìm hiểu về hoạt động đối ngoại thanh ni n trong thời

kỳ hội nhập quốc tế của Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể: làm rõ các khái niệm li n quan đến công tác đối ngoại
thanh niên; phân t ch làm r các hoạt động đối ngoại thanh niên trong giai
đoạn Đại hội IX của Đoàn TN S Hồ h Minh giai đoạn 2012 - 2017; đánh
giá những thành tựu và hạn chế của công tác đối ngoại thanh ni n giai đoạn
2012 - 2017; tr n cơ sở đó đưa ra những nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả
của các hoạt động đối ngoại thanh niên trong thời gian tới.
- Làm r cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạch định ch nh sách công tác đối
ngoại thanh ni n trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Phân t ch nội dung công tác đối ngoại thanh ni n trong thời kỳ hội nhập
quốc tế.
- N u những nhận x t và đề xuất giải pháp tăng cường công tác đối ngoại
thanh ni n trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
4. Đố tượng và ph m vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động đối ngoại thanh ni n trong
thời kỳ hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Phạm vi nghi n cứu về mặt thời gian: là giai đoạn từ năm 2012 đến năm
2017, là một nhiệm kỳ của Đoàn Thanh ni n ộng sản Hồ h Minh, nhằm
mục đ ch đánh giá t nh hiệu quả hoạt động đối ngoại thanh ni n trong nhiệm
kỳ Đại hội IX của Đoàn TN S Hồ h Minh, lấy đó làm định hướng và đưa
ra đề xuất nâng cao hiệu quả cho ch nh sách đối ngoại thanh niên các kỳ đại
hội tiếp theo.
Phạm vi nghi n cứu vấn đề: Luận văn giới hạn trong những nội dung
li n quan đến hoạt động đối ngoại thanh ni n của Đoàn TNCS Hồ h Minh.
7


5. P ươ

p áp


n p pl

ê

ứu

s được sử dụng giúp người nghi n cứu có cái nhìn tổng

quan về ch nh sách đối ngoại thanh ni n, qua đó thấy được kết quả cũng như
hiểu hơn nguy n nhân, hạn chế công tác đối ngoại thanh ni n qua các thời kỳ.
n p p p ân t

văn ản là phương pháp được sử dụng nhằm

khai thác các tài liệu, áo cáo, các cơng trình nghi n cứu của các nhà khoa
học để có được cái nhìn khách quan, cụ thể về công tác đối ngoại thanh ni n
qua các thời kỳ.
n p p p ân t

n s

là phương pháp được sử dụng để khai

thác quan điểm của chủ nghĩa Mác - L nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm, chủ trương, ch nh sách, đường lối của Đảng và Nhà nước về hội nhập,
về đối ngoại và về thanh niên.
n p p p ân t

là phương pháp được sử dụng để giúp tác giả đưa


ra những phân t ch, đánh giá mang t nh cá nhân về những vấn đề li n quan đến
ch nh sách đối ngoại thanh ni n trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
n p p p ân t

tổn

p là phương pháp dựa tr n các tài liệu,

áo cáo của các cơ quan chức năng, các cơng trình nghi n cứu của các nhà
khoa học để giúp tác giả đưa ra những phân t ch, nhận định mang t nh cá nhân
về những vấn đề li n quan đến hoạt động đối ngoại thanh ni n của Đoàn
TN S Hồ h Minh.
6. Cấu trúc luậ

ă

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính
của luận văn nghi n cứu bao gồm 3 chương:
C ươ

1: Cơ sở hoạch định ch nh sách đối ngoại thanh niên trong thời

kỳ hội nhập quốc tế của Việt Nam.
hương này làm r những khái niệm xung quanh vấn đề đối ngoại nhân
dân, đối ngoại thanh niên, hội nhập quốc tế; các chủ trương, ch nh sách của
Đảng và Nhà nước và những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ch nh
sách đối ngoại nhân dân, đối ngoại thanh niên.
8



C ươ

2: Thực trạng công tác đối ngoại thanh niên trong thời kỳ hội

nhập quốc tế của Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2017.
Nội dung chủ yếu trong chương 2 đề cập đến nội dung của hoạt động đối
ngoại thanh niên, các yếu tố tác động đến hoạt động đối ngoại thanh niên và
đưa ra các đánh giá về thành tựu cũng như hạn chế của các hoạt động đó.
C ươ

3: Giải pháp tăng cường cơng tác đối ngoại thanh niên trong

thời kỳ hội nhập quốc tế.
hương này đề ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả
của hoạt động đối ngoại thanh niên trong thời kỳ tiếp theo.

9


C ươ
CƠ SỞ

O C

TRON

ĐN

C


T ỜI

11 M t ố

á

1.1.1. Khái ni m c

N
IN

S C

1
Đ I N O I T AN

NI N

P QU C T CỦA VI T NAM

ơ
i ngo i nhân dân

Đối ngoại theo định nghĩa là đối sách của một quốc gia, tổ chức hoặc cá
nhân, đối với bên ngoài. Ở trong phạm vi luận văn, chúng ta hiểu rằng, đó là
ch nh sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, tổ chức, cá nhân đối với nước
ngoài. h nh sách đối ngoại bao gồm các chiến lược do nhà nước lựa chọn để
bảo vệ lợi ích của quốc gia mình và đạt được các mục ti u trong môi trường
quan hệ quốc tế.


ác phương pháp được sử dụng một cách chiến lược để

tương tác với các quốc gia khác.
Đối ngoại nhân dân là hình thức thực hiện quan hệ đối ngoại do các tổ
chức hoặc cá nhân (thuộc nhiều lĩnh vực) tiến hành, khơng mang tính chất
chính thức của chính phủ các nước. Đối ngoại nhân dân là bộ phận cấu thành
của công tác đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước ta, có vị trí ngày càng
quan trọng đối với lợi ích phát triển và an ninh của quốc gia - dân tộc trong
thời gian tới. Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, đối ngoại nhân dân
đóng vai trò hết sức quan trọng trong thắng lợi chung đất nước. Nhờ có đối
ngoại nhân dân, Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân toàn thế
giới, n u cao được ngọn cờ ch nh nghĩa của dân tộc. Ngày nay, trong quá
trình hội nhập quốc tế, đối ngoại nhân dân lại càng cần được phát huy hơn
nữa nhằm phát triển kinh tế, t ch lũy kinh nghiệm và kiến thức, làm giàu cho
văn hóa quốc gia. Từ đại hội IX, Đảng đã chủ trương: “Mở rộng hơn nữa
công tác đối ngoại nhân dân, tăng cường quan hệ song phương và đa phương
với các tổ chức và nhân dân các nước, nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ
chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn
10


nhau, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân ta và nhân dân các nước
trong khu vực và trên thế giới... Phối hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao của
nhà nước, hoạt động đối ngoại của Đảng và hoạt động đối ngoại nhân dân,…
làm cho thế giới hiểu r hơn đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt
Nam, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta” [4]. Với ý nghĩa to lớn
như vậy, công tác đối ngoại nhân dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và
của tồn dân, mà nịng cốt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các
tổ chức nhân dân; hoạt động trên nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất

của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước. Sự phối hợp chặt chẽ giữa đối
ngoại nhân dân với đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước tạo thành sức
mạnh tổng hợp của mặt trận đối ngoại.
Như vậy, về khái niệm, có thể định nghĩa đối ngoại nhân dân là các quan
hệ và hoạt động đối ngoại của nhân dân, do Nhân dân tiến hành với đặc điểm
ao trùm và quan trọng nhất là xác định chủ thể tiến hành các quan hệ và hoạt
động đối ngoại nhân dân là Nhân dân gồm các tổ chức nhân dân và các cá
nhân với tư cách là người dân [28, tr.4].
1.1.2. Đ i ngo i thanh niên
Đối ngoại thanh niên là một ộ phận không thể tách rời của đối ngoại
nhân dân, là các quan hệ và hoạt động đối ngoại của thanh ni n, do Thanh
ni n tiến hành nhằm tăng cường sự hiểu iết lẫn nhau, củng cố tình cảm hữu
nghị và hợp tác giữa thanh ni n các nước; gìn giữ và quảng á văn hóa dân
tộc trong q trình giao lưu quốc tế; tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của
thanh ni n các nước đối với sự nghiệp xây dựng và ảo vệ Tổ quốc của nhân
dân và thanh ni n Việt Nam; tranh thủ sự tối đa các nguồn lực trong và ngồi
nước hỗ trợ cho cơng tác Đoàn, phong trào thanh ni n và thanh ni n Việt
Nam trong các lĩnh vực như phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ,
đào tạo nghề và giới thiệu việc làm,…

11


Thông qua các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương, thanh
ni n Việt Nam và các tổ chức thanh ni n Việt Nam đã tăng cường hiểu biết,
hữu nghị và hợp tác giữa các tổ chức thanh niên của Việt Nam với thanh niên
các nước nhằm góp phần củng cố cục diện hịa bình, ổn định, hữu nghị với
các nước, quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam, tranh
thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều bạn bè quốc tế đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam, đóng góp t ch cực vào việc

thực hiện đường lối, ch nh sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

ông tác

đối ngoại thanh ni n gồm những nội dung sau: Triển khai các hoạt động chính
trị đối ngoại, giao lưu hữu nghị; Công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại;
ông tác thanh ni n Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại nước
ngoài; Cơng tác khai thác nguồn lực

n ngồi phục vụ cho cơng tác Đồn và

phong trào thanh thiếu nhi trong nước;
nhập quốc tế.

ác hoạt động hỗ trợ thanh niên hội

hủ thể ch nh thực hiện đối ngoại thanh ni n là Trung ương

Đoàn TN S Hồ h Minh và các tỉnh, thành đoàn và đoàn trực thuộc.
Với quan điểm đối ngoại thanh ni n là một ộ phận cấu thành của công
tác đối ngoại nhân dân, đổi mới và nâng cao đối ngoại thanh ni n là nhiệm vụ
quan trọng của các tổ chức thanh ni n Việt Nam mà nòng cốt là Đoàn TN S
Hồ h Minh và các tổ chức hội thanh ni n, sinh vi n Việt Nam. Mục ti u của
công tác đối ngoại thanh ni n gồm:
, làm cho thanh ni n thế giới hiểu r về đất nước, văn hóa và
thanh ni n Việt Nam, ch nh sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước
Việt Nam, những thành tựu của công cuộc đổi mới của Việt Nam.
, xây dựng và tăng cường tình cảm hữu nghị của thanh ni n các
nước với thanh ni n Việt Nam và ngược lại; vận động các nguồn lực tham gia
phát triển kinh tế xã hội, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ rộng rãi của ạn è

quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng và ảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
12


góp phần t ch cực vào cuộc đấu tranh chung của thanh ni n thế
giới vì hịa ình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến ộ xã hội.
, đoàn kết tập hợp thanh ni n Việt Nam đang sinh sống, làm việc
và học tập tại nước ngồi góp phần góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương
của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Một phần ba dân số
nước ta là thanh niên, thanh niên chiếm nửa số lượng người lao động và tới
hơn 80% lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia. Bản lĩnh và tr tuệ của thanh niên
là vấn đề then chốt để Việt Nam vững ước tr n con đường hội nhập quốc tế.
Chủ tịch Hồ

h Minh đã nhận định hoàn tồn chính xác khi kh ng định:

“Thanh ni n là người chủ tương lai của nước nhà”, “nước nhà thịnh hay suy,
yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh ni n” [30, tr. 216].
Thanh niên chính là lực lượng tiên phong trong quá trình hội nhập, là đối
tượng đầu tiên tiếp nhận làn sóng tác động từ trường quốc tế trong thời kỳ
này. Hội nhập quốc tế mang lại nhiều lợi ch nhưng

n cạnh đó cũng là nhiều

thử thách cho quốc gia. Khi mọi thứ đều mở cửa, các luồng văn hóa, kinh tế,
giáo dục, chính trị nước ngồi có cơ hội tự do xâm nhập, khơng thể tránh khỏi
có những thơng tin khơng chính thống, cơng kích, chống phá lại bản sắc dân
tộc, lợi ích của quốc gia. Do vậy, cơng tác đối ngoại thanh niên có vai trò lớn
lao trong việc định hướng những người chủ nhân tương lai của đất nước ước

những ước đi chính xác và vững vàng tr n con đường hội nhập. Chính sách
đối ngoại thanh ni n có vai trị đảm bảo củng cố tinh thần, chủ nghĩa y u
nước, gìn giữ bản sắc dân tộc, giúp thế hệ trẻ hội nhập nhưng khơng hịa tan,
biến chất; tiếp thu, học hỏi, phát huy cái tốt của văn hóa nước ngồi nhưng
khơng làm mất bản sắc, tinh thần và n t đẹp truyền thống dân tộc. Đối ngoại
thanh niên là kim chỉ nam cho tư duy và hành động của giới trẻ khi hội nhập,
giữ vững nhận thức của thanh niên về đời sống xã hội, giá trị văn hóa, đạo
đức, lối sống…
13


Không chỉ để bảo vệ một cách thụ động, ch nh sách đối ngoại thanh ni n
cũng sẽ tạo cơ hội cho thanh ni n được tiếp xúc, giao lưu, học hỏi với những
người trẻ từ mọi quốc gia trên thế giới một cách chính thống. Đó là thơng qua
những chương trình giao lưu, những học bổng du học, trao đổi chuyên gia;
những chương trình hỗ trợ khởi nghiệp; chương trình giao lưu văn hóa, thể
thao… tất cả mở ra cơ hội công bằng đồng đều cho thanh niên, những người
thật sự khao khát về tri thức, và có tinh thần tiên phong trong hội nhập.
Bên cạnh đó, hoạt động đối ngoại thanh niên cịn là cầu nối uy tín, rộng
mở dành cho kiều bào, thanh niên Việt Nam sinh ra và sinh sống tại nước
ngồi, được giao lưu, tìm hiểu về qu hương, được thấm văn hóa đất mẹ, mãi
mãi gìn giữ bản sắc của văn hóa dân tộc, n t đẹp con người Việt Nam dù ở bất
kỳ phương trời nào.
Đối với các quốc gia khác trên thế giới, hoạt động đối ngoại thanh niên
Việt Nam cũng đóng vai trị là cánh cửa để giới trẻ nước ngồi hiểu biết thêm
về Việt Nam nói chung và giới trẻ Việt Nam nói ri ng. Qua đó, xây dựng tình
hữu nghị giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, đặt nền móng cho những
chủ nhân tương lai của mọi quốc gia trên thế giới có được cái nhìn tốt đẹp về
nhau, gìn giữ an ninh, hịa bình, hợp tác cùng phát triển.
Với những vai trò lớn lao như vậy, đối ngoại thanh niên là một công tác

quan trọng đối với quốc gia, là một vấn đề cần được Đảng và Nhà nước đặc
biệt chú trọng, đầu tư và dẫn dắt, như hủ tịch Hồ h Minh đã luôn căn dặn.
1.1.3. H i nhập qu c tế
Thuật ngữ hội nhập quốc tế là một khái niệm được sử dụng trong chính
trị học và kinh tế quốc tế, thuật ngữ này ra đời khi những người theo trường
phái thể chế chủ trương thúc đẩy sự hợp tác và liên kết giữa các cựu thù
nhằm tránh nguy cơ chiến tranh thế giới tái diễn, cũng từ đây
châu Âu ra đời.
14

ộng đồng


Hội nhập quốc tế, theo Karl Wolfgang Deutsch - nhà xã hội và chính trị
học người Séc, là sự liên kết các quốc gia thông qua phát triển các luồng giao
lưu như thương mại, đầu tư, thư t n, thông tin, du lịch, di trú, văn hóa… từ đó
hình thành dần các cộng đồng an ninh. Theo ơng, có hai loại cộng đồng an
ninh: loại hợp nhất như Hoa Kỳ, và loại đa nguy n như Tây Âu. Như vậy, hội
nhập quốc tế vừa là một quá trình, vừa là một sản phẩm.
Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của thế giới và là con đường không thể
tránh đối với mọi quốc gia trong tiến trình tồn cầu hóa. Hội nhập quốc tế
mang lại rất nhiều lợi ích cho một quốc gia, giúp mở rộng thị trường để thúc
đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế, giúp tăng trưởng và phát triển kinh tế,
xã hội; cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế, sản phẩm và doanh nghiệp, tăng thu hút đầu tư vào quốc gia.
Hội nhập cịn giúp mở mang kiến thức, nâng cao trình độ nguồn nhân lực,
khoa học kỹ thuật, du nhập công nghệ mới, tạo cầu nối cho các doanh nghiệp
trong nước tiếp xúc với thị trường nước ngoài và các nguồn vốn ngoại tệ. Hội
nhập quốc tế giúp con người tiếp xúc mở mang với thế giới


n ngồi, có cơ

hội được sử dụng hàng hóa, dịch vụ đa dạng trên tồn thế giới dễ dàng và tiết
kiệm hơn. Đối với các nhà lãnh đạo, hội nhập giúp họ tiếp xúc và hiểu hơn xu
thế phát triển thế giới, từ đó đưa ra những định hướng tốt hơn cho quốc gia
của mình. Về văn hóa của một quốc gia, hội nhập cải thiện và phát huy văn
hóa dân tộc, làm giàu th m kho văn hóa, quảng á được văn hóa nước nhà ra
thế giới, giao lưu, học hỏi và phát triển văn hóa nước nhà, thúc đẩy tiến bộ xã
hội. Hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước kh ng định chỗ đứng và vị trí của
mình, duy trì an ninh, hịa bình và ổn định để phát triển. Như vậy hội nhập
quốc tế là hình thức phát triển cao hơn của hợp tác quốc tế, là quá trình chủ
động chấp nhận, áp dụng và tham gia xây dựng các luật lệ và chuẩn mực quốc
tế nhằm phục vụ tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc.
15


1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ơ

tá đối ngo i nhân dân đố

thanh niên
Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, đối ngoại nhân dân đóng vai
trị hết sức quan trọng trong thắng lợi chung đất nước. Nhờ có đối ngoại nhân
dân, Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân toàn thế giới, nêu
cao được ngọn cờ ch nh nghĩa của dân tộc. Ngày nay, trong quá trình hội
nhập quốc tế, đối ngoại nhân dân lại càng cần được phát huy hơn nữa nhằm
phát triển kinh tế, t ch lũy kinh nghiệm và kiến thức, làm giàu cho văn hóa
quốc gia. Ngoại giao nhân dân có vai trị quan trọng và tiên phong trong mặt
trận ngoại giao, do tính linh hoạt của mình, ngoại giao nhân dân có thể đi
trước tại những khu vực, những nước mà ngoại giao chính thống chưa có điều

kiện tiếp cận.
Tư tưởng Hồ

h Minh tuy không n u những nội dung trực tiếp li n

quan đến đối ngoại thanh ni n nhưng lại chứa đựng những luận điểm quan
trọng về các nhân tố nền tảng, làm cơ sở cho sự phát triển của đối ngoại thanh
niên. Theo quan điểm, tư tưởng của chủ tịch Hồ

h Minh, “Ngoại giao

không chỉ là việc riêng của các đại sứ quán, tổng lãnh sự quán là những cơ
quan chuyên môn phụ trách, mà cịn là các tổ chức khác như ngoại thương,
văn hóa, thanh ni n, phụ nữ, cơng đồn cũng đều làm ngoại giao cả” [31]. Đối
ngoại nhân dân chính là một hình thức tiến hành hoạt động quan hệ đối ngoại
do các tổ chức, các đoàn thể, hoặc cá nhân thuộc nhiều lĩnh vực tiến hành,
khơng mang tính chất chính thức của Chính phủ. Có nhiều hình thức thể hiện
như: gặp gỡ giao lưu, các cuộc thăm viếng lẫn nhau, hội đàm, trao đổi ý kiến,
festival, tuần văn hóa - ẩm thực…. Hồ Chí Minh chủ trương đối ngoại rộng
mở, mở rộng lực lượng theo phương châm “th m ạn, bớt thù”, tránh đối đầu
“khơng gây thù ốn với một ai”, tìm ra những điểm tương đồng, khai thác mọi
khả năng có thể nhằm tập hợp lực lượng, hình thành mặt trận đoàn kết ủng hộ
Việt Nam theo nhiều tầng, nhiều nấc. Người từng nói: “Đường lối tấn cơng
16


vào lịng người, chinh phục bằng đạo lý, chuyển hóa bằng nhân tình, thuyết
phục lịng người để nhân lên sức mạnh của ch nh nghĩa”. Như vậy, với Hồ
Chí Minh, ngoại giao khơng chỉ là sự nghiệp của tồn dân, mà cịn phải lơi
kéo, thuyết phục bằng ch nh nghĩa để nhân dân và bạn bè thế giới ủng hộ,

giúp đỡ mình [24].
1.3. Q
dân tá đ

đ ểm củ Đ
đế

ơ

tá đố

N
t

ước về ô

tá đối ngo i nhân

ê

Từ Đại hội IX, Đảng đã chủ trương: “Mở rộng hơn nữa công tác đối
ngoại nhân dân, tăng cường quan hệ song phương và đa phương với các tổ
chức và nhân dân các nước, nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi
chính phủ quốc gia và quốc tế, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau,
quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân ta và nhân dân các nước trong khu
vực và trên thế giới... Phối hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao của nhà nước,
hoạt động đối ngoại của Đảng và hoạt động đối ngoại nhân dân,… làm cho
thế giới hiểu r hơn đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam,
đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta” [14].
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã tổng kết 20 năm thực hiện đường

lối đổi mới về mọi mặt, trong đó kh ng định t nh “đúng đắn, sáng tạo, phù
hợp thực tiễn” của đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và
phát triển; ch nh sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa đa dạng hóa các
quan hệ quốc tế; nhấn mạnh yêu cầu “đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết
lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững”; n u cao nhiệm vụ “chủ động và tích
cực hội nhập kinh tế quốc tế”, “hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể
chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương”. Phát triển tư tưởng được nêu
ra trong a đại hội trước, Đại hội X một lần nữa nhấn mạnh “Việt Nam là bạn,
đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế” đồng thời bổ sung
“tham gia t ch cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” với hàm ý nâng
cao tính chủ động, tích cực của mình trong các tổ chức quốc tế và khu vực mà
17


nước ta tham gia. Đại hội X không xếp thứ tự ưu ti n quan hệ với các đối tác
khác nhau mà nhấn mạnh chủ trương “phát triển quan hệ với tất cả các nước,
các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế”, đồng thời dành nhiều
sự quan tâm và công sức hơn nữa củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị với
các nước láng giềng có chung bên giới hoặc trong khu vực Đơng - Nam Á và
châu Á - Thái

ình

ương cũng như các nước và trung tâm lớn ảnh hưởng

trực tiếp tới cả ba mục tiêu của ch nh sách đối ngoại [15].
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, quán triệt nghị
quyết số 36/NQ-TW của Bộ Chính trị về “cơng tác đối với người Việt Nam ở
nước ngồi”, Thủ tướng Chính phủ đã an hành chỉ thị số: 19/2008/CT-TTg
ngày 06/6/2008 “về việc tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện


hương

trình hành động của Chính phủ về cơng tác với người Việt Nam ở nước
ngồi” trong đó tiếp tục kh ng định “người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận
không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân
tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta
với các nước” [15].
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục kh ng định “Thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là
bạn, dối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì
lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”.
Trong công tác đối ngoại nhân dân, Đảng ta xác định “coi trọng và nâng cao
hiệu quả của công tác đối ngoại nhân dân”; phối hợp chặt chẽ hoạt động đối
ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân [16].
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ mục tiêu, nhiệm
vụ, nguyên tắc, phương châm và định hướng đường lối đối ngoại của Đảng
trong thời gian tới. Cụ thể, mục ti u đối ngoại, "vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì
một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh"; về nhiệm vụ đối ngoại, "là
18


×