Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm việt trì phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 127 trang )

.....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU HÀ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠNG
NGHỆ THỰC PHẨM VIỆT TRÌ- PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội, 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU HÀ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠNG NGHỆ
THỰC PHẨM VIỆT TRÌ- PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS NGHIÊM SỸ THƯƠNG



Hà Nội, 2008


Luận văn khoa học

1

Viện đào tạo sau đại học

Mục lục
Mục lục ......................................................................................................... 1
Phần mở đầu .............................................................................................. 6
1. Tính cấp thiết của đề tài. ........................................................................... 6
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. ............................................................... 7
3. Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................... 7
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ........................................................ 7
3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát. ......................................................... 7
3.3. Phương pháp chuyên gia. ................................................................... 7
3.4. Phương pháp phân tích tổng hợp ................................................... 7
4. ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................................................... 8
5. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 8
Chương 1........................................................................................................... 9
Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo ..................................... 9
1.1. Khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ của trường cao đẳng ............................. 9
1.1.1. Khái niệm. ....................................................................................... 9
1.1.2. Mục tiêu giáo dục cao ®¼ng. ........................................................... 9
1.1.3. NhiƯm vơ cđa tr­êng cao ®¼ng........................................................ 9
1.1.4. Các loại hình trường Cao đẳng ...................................................... 10
1.2. Các nội dung cơ bản của hoạt động đào tạo ......................................... 10

1.2.1. Xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo. ............................................. 10
1.2.1.1. Xác định nhu cầu đào tạo. ...................................................... 10
1.2.1.2. Xác định mục tiêu đào tạo...................................................... 12
1.2.2. Xây dựng chương trình đào tạo. .................................................... 13
1.2.3. Lựa chọn phương pháp dạy học .................................................... 15
1.2.4. Xây dựng cơ sở vật chất cho đào tạo. ............................................ 23
1.2.5. Xây dựng đội ngũ giáo viên .......................................................... 24
1.2.6. Phương pháp kiểm tra đánh giá. .................................................... 25
1.3. Chất lượng đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo. ............................. 28
1.3.1. Chất lượng đào tạo......................................................................... 28
1.3.1.1.Khái niệm: ............................................................................... 28
1.3.1.2. Những nhân tố ảnh tới chất lượng đào tạo: ........................... 30
1.3.2. Đánh giá chất lượng đào tạo:......................................................... 31
1.3.2.1. Khái niệm ............................................................................... 31
1.3.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng ... 31
1.3.2.3. Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo.............................. 37
Kết luận chương 1 ....................................................................................... 39
Chương 2......................................................................................................... 41
Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng ............. 41

Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trị kinh doanh


Luận văn khoa học

2

Viện đào tạo sau đại học


đào tạo Của trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm
......................................................................................................................... 41
2.1. Giới thiệu về trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm. ..................... 41
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển................................................. 41
2.1.2. Cơ cÊu, tỉ chøc bé m¸y cđa tr­êng ............................................... 42
2.1.3. Chøc năng, nhiệm vụ ..................................................................... 45
2.1.4. Ngành nghề đào tạo ....................................................................... 53
2.1.5. Quy mô đào tạo: ............................................................................ 54
2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của trường Cao
đẳng Công nghiệp Thực phẩm ..................................................................... 55
2.2.1. Đánh giá công tác tổ chức và quản lý ........................................... 56
2.2.2. Đánh giá công tác xác định nhu cầu, đối tượng đào tạo. .............. 58
2.2.2.1. Công tác xác định nhu cầu đào tạo. ....................................... 58
2.2.2.2. Xác định đối tượng đào tạo. ................................................... 60
2.2.3. Đánh giá công tác xác định mục tiêu, nội dung - chương trình đào
tạo và tài liệu học tập. .............................................................................. 60
2.2.3.1. Công tác xác định mục tiêu đào tạo. ...................................... 60
2.2.3.2. Đánh giá công tác xây dựng nội dung chương trình đào tạo . 62
2.2.3.3. Đánh giá công tác xây dựng tài liệu học tập .......................... 65
2.2.4. Đánh giá về hình thức đào tạo và phương pháp giảng dạy............ 68
2.2.4.1. Đánh giá về hình thức đào tạo. ............................................... 68
2.2.4.2.Đánh giá phương pháp giảng dạy. ........................................... 69
2.2.5. Đánh giá công tác xây dựng đội ngũ giáo viên giảng dạy. ........... 71
2.2.5.1. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. ............... 71
2.2.5.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên.................................................. 74
2.2.6. Đánh giá công tác xây dựng cơ sở vật chất và nguồn kinh phí cấp
cho Nhà trường. ....................................................................................... 80
2.2.7. Công tác quản lý, giáo dục học sinh. ............................................ 85
2.2.8. Công tác kiểm tra, đánh giá học sinh- sinh viên. .......................... 90

2.2.9. Đánh giá chất lượng làm việc của học sinh tại các DN. ............... 93
2.3. Những kết luận rút ra qua phân tích thực trạng chất lượng đào tạo của
trường CĐ CN Thực Phẩm. ......................................................................... 97
Chương 3....................................................................................................... 101
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ........ 101
của trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm ............. 101
3.1. Tính tất yếu khách quan trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của
Trường CĐCN Thực phẩm. ....................................................................... 101
3.2. Những cơ hội và thách thức của Trường. ........................................... 102
3.2.1. Những cơ hội. .............................................................................. 102
3.2.2. Những thách thức ........................................................................ 106

Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trị kinh doanh


Luận văn khoa học

3

Viện đào tạo sau đại học

3.3. Đề xuất giải pháp................................................................................ 107
3.3.1. Giải pháp về xác định nhu cầu đào tạo........................................ 107
3.3.2. Giải pháp về xác định đối tượng đào tạo. .................................... 109
3.3.3. Giải pháp về chương trình đào tạo, tài liệu học tập ..................... 110
3.3.3.1.Giải pháp xây dựng nội dung chương trình đào tạo .............. 110
3.3.3.2. Giải pháp xây dựng cải tiến giáo trình ................................. 111
3.3.3.3. Giải pháp xây dựng các chương trình liên thông ................. 111

3.3.3.4. Giải pháp xây dựng tài liệu học tập. ..................................... 112
3.3.4. Giải pháp cải tiến phương pháp giảng dạy .................................. 114
3.3.5. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. ...................... 115
3.3.5.1. X©y dùng quy chÕ trong tun dơng. ................................... 115
3.3.5.2. Chú trọng công tác bồi dưỡng học tập nâng cao trình độ của
giáo viên. ........................................................................................... 116
3.3.5.3. Quá trình sử dụng đội ngũ cán bộ giáo viên. ....................... 117
3.3.6. Giải pháp cho công tác xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà trường. ................................. 117
3.3.6.1. Giải pháp cho công tác xây dựng cơ sở vật chất ................. 117
3.3.6.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà
trường. .119
3.3.7. Hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo. ............ 119
3.4. Kết luận chương 3 .............................................................................. 120
Kết luận và kiến nghị120
Tài liệu tham khảo..122

Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trị kinh doanh


Luận văn khoa học

Viện đào tạo sau đại học

4

Danh mục các bảng, biểu
Bảng


Nội dung

1.1

Sơ đồ phương pháp dạy học thuyết trình

1.2

Sơ đồ quan niệm về chất lượng đào tạo.

2.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm

2.2

Ngành nghề đào tạo bậc cao đẳng

2.3

Ngành nghề đào tạo bậc Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề

2.4

Quy mô đào tạo của trường từ năm 2003 đến năm 2008

2.5

Tổng hợp đánh giá công tác tổ chức và quản lý.


2.6

Đánh giá công tác bố trí môn học trong năm

2.7

Kế hoạch tuyển sinh

2.8

Đánh giá tính phù hợp của mục tiêu đào tạo

2.9

Đánh giá tính phù hợp của CTĐT với mục tiêu đào tạo

2.10

Đánh giá tính cân đối giữa lý thuyết và thực hành về CTĐT.

2.11

Đánh giá CTĐT cung cấp kỹ năng cơ bản cho người học.

2.12

Đánh giá CTĐT phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

2.13


Phân loại tài liệu của thư viện

2.14

Đánh giá chất lượng giáo trình, tài liệu môn học

2.15

Đánh giá số lượng giáo trình, tài liệu môn học

2.16

Đánh giá hiệu quả các phương pháp dạy học

2.17

Đánh giá mức độ sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên

2.18

Sơ đồ tuyển dụng giáo viên

2.19

Kết quả bồi dưỡng cán bộ, giáo viên

2.20

Cơ cấu giáo viên theo trình độ chuyên môn và NVSP


2.21

Cơ cấu GV theo trình độ ngoại ngữ, tin học

2.22

Đánh giá mức độ cập nhật thông tin mới vào bài giảng.

2.23

Cơ cấu GV theo độ tuổi và thâm niên công tác

2.24

Cơ cấu giáo viên theo ngành đào tạo

Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trị kinh doanh


Luận văn khoa học

Viện đào tạo sau đại học

5

2.25


Cơ cấu học sinh theo ngành đào tạo năm học 2007 2008

2.26

Đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên

2.27

Tổng hợp các điều kiện phục vụ đào tạo

2.28

Đánh giá về đầu tư cho cơ sở vật chất

2.29

Đánh giá về chất lượng phòng học lý thuyết

2.30

Đánh giá về thiết bị phòng thực hành

2.31

Đánh giá về chất lượng phòng thư viện.

2.32

Nội dung thu- chi tài chính


2.33

Nội dung các khoản chi tính trên tỷ lệ thu sự nghiệp

2.34

Mẫu tiêu chí đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên

2.35

Kết quả đánh giá xếp loại rèn luyện học sinh

2.36

Đánh giá công tác xét điểm rèn luyện của học sinh

2.37

Đánh giá công tác quản lý học sinh

2.38

Đánh giá công tác thi, kiểm tra

2.39

Mức độ quan tâm của doanh nghiệp theo các tiêu chí khi tuyển
dụng lao động.

2.40


Tổng hợp phiếu điều tra đánh giá các kỹ năng của người lao động
từ phía người sử dụng.

3.1

Dự kiến quy mô học sinh và giáo viên

Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trị kinh doanh


Luận văn khoa học

6

Viện đào tạo sau đại học

Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thế giới loài người ®ang chun sang mét thêi kú míi, thêi kú cđa
nỊn văn minh tri thức. Những thách thức mới mà con người đang phải đối mặt
đòi hỏi mỗi con người, mỗi quốc gia phải có sự nhìn nhận và sự đầu tư đúng
hướng để phát triển và nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho mình.
Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước ta đà có chủ trương coi
giáo dục là quốc sách hàng đầu, lấy việc phát triển giáo dục- đào tạo là động
lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều
kiện để phát huy nguồn nhân lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xÃ
hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chủ trương đó đà được cụ thể hoá

trong rất nhiều cương lĩnh, chính sách, và các hoạt động đầu tư cho phát
triểngiáo dục, trong đó có chủ trương phát động xây dựng một xà hội häc tËp”
Sù kiƯn ViƯt nam gia nhËp Tỉ chøc Th­¬ng mại Thế giới WTO là một
điểm nhấn về yêu cầu nguồn nhân lực không chỉ đủ về quy mô mà còn phải
đảm bảo đáp ứng yêu cầu chất lượng. Điều này mở ra những thách thức nhất
định đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo, làm thế nào để chất lượng giáo dục đào
tạo phát triển tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế xà hội trong khi nền
giáo dục nước nhà đang còn rất nhiều bất cập về nội dung, phương pháp, đội
ngũ giáo viên hay hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm tiền thân là Trường trung học
kỹ thuật Công nghiệp Thực Phẩm đà và đang hết sức nỗ lực để góp phần vào
việc cung ứng những người lao động có trình độ cao, đáp ứng được những yêu
cầu về con người trong thời đại mới. Vì vậy, để cùng với nhà trường tham gia
vào việc nâng cao chất lượng đào tạo cho sự nghiệp giáo dục nước nhà, tôi đÃ
chọn đề tài : Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng
đào tạo của trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm

Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trị kinh doanh


Luận văn khoa học

7

Viện đào tạo sau đại học

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo của

trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm nhằm tìm kiếm những giải pháp
nâng cao chất lượng đào tạo cho Nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu.
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết, chính sách, chỉ thị của Đảng,
của Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác GDĐT; các báo cáo của
Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm.
- Nghiên cứu tài liệu, tạp chí của các tác giả về đánh giá chất lượng đào
tạo của các trường đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.
3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát.
Sử dụng các phiếu thăm dò đối với người học ( chủ yếu là học sinh đang
học năm cuối và học sinh đà tốt nghiệp ); đối với cán bộ quản lý, giáo viên
của Trường và các doanh nghiệp có sử dụng lao động đà qua đào tạo tại
Trường.
Qua quá trình điều tra khảo sát chủ yếu tìm hiểu các vấn đề học sinh
quan tâm trong học tập và nguyện vọng của các em sau khi tốt nghiệp, ;
kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên, những điều kiện để đảm bảo chất lượng
giờ dạy,; Những kỹ năng nghề nghiệp mà người sử dụng lao động quan tâm,
kết quả học tập của học sinh.
3.3. Phương pháp chuyên gia.
Tham khảo các ý kiến của các nhà quản lý, giáo viên về Giáo dục - Đào
tạo; các báo cáo khoa học về nâng cao chất lượng đào tạo để xây dựng cơ sở
cho việc nghiên cứu.
3.4. Phương pháp phân tích tổng hợp.

Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trÞ kinh doanh



Luận văn khoa học

8

Viện đào tạo sau đại học

Thông qua các số liệu về đào tạo; số liệu các cuộc điều tra khảo sát
người học và các doanh nghiệp tiến hành tổng hợp, so sánh, đánh giá, rút ra
kết luận từ thực tiễn.
4. ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đề tài này có ý nghĩa thiết thực đối với Nhà trường trong việc giám
sát, đánh giá, đảm bảo chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo.
- Phân tích đánh giá có căn cứ khoa học và có hệ thống dựa trên các
phiếu điều tra thực tế và những chính sách có liên quan ở nước ta.
- Đề tài cũng giúp cho các phòng chức năng; các khoa những căn cứ và
phương pháp đánh giá nhằm xây dựng kế hoạch hoạt động của mình trong
chiến lược phát triển chung của Nhà trường.
- Đề tài còn cung cấp những thông tin cho các đối tượng khác có nhu cầu
muốn biết về chất lượng đào tạo, chất lượng phục vụ và những định hướng; cải
tiến trong tương lai của Nhà trường.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành ba chương được sắp xếp có quan hệ mật thiết với nhau đi
từ cơ sở lý luận đến cơ sở thực tiễn và giải pháp:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của
Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của
Trường Cao đẳng công nghiệp Thực phẩm.


Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trị kinh doanh


Luận văn khoa học

9

Viện đào tạo sau đại học

Chương 1
Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo
1.1. Khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ của trường cao đẳng
1.1.1. Khái niệm.
Hệ cao đẳng là một cấp đào tạo nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Theo điều 38, khoản 1, luật giáo dục 2005: " Đào tạo trình độ cao đẳng được
thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có
bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một
năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng trung cấp cùng chuyên
ngành."
1.1.2. Mục tiêu giáo dục cao đẳng.
Mục tiêu của đào tạo trình độ cao đẳng là giúp sinh viên có kiến thức
chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông
thường thuộc chuyên ngành được đào tạo.
1.1.3. Nhiệm vụ của trường cao đẳng.
Theo điều 9- Điều lệ trường cao đẳng- ban hành ngày 10 tháng 12 năm
2003, trường cao đẳng có những nhiệm vụ sau:
(1) Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và
năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ cao đẳng, có sức khỏe,

có năng lực thích ứng với việc làm trong xà hội, tự tạo việc làm cho mình và cho
những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng
yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(2) Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào
tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo
quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định
khác của pháp luật.
(3) Giữ gìn và phát triển những di sản và bản sắc văn hóa dân tộc.

Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trị kinh doanh


Luận văn khoa học

Viện đào tạo sau đại học

10

(4) Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong đội
ngũ cán bộ giảng viên của trường.
(5) Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng đội ngũ giảng viên
của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ
cấu tuổi và giới.
(6) Tuyển sinh và quản lý người học.
(7) Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động
giáo dục.
1.1.4. Các loại hình trường Cao đẳng
Theo điều 9- Điều lệ trường cao đẳng- ban hành ngày 10 tháng 12 năm

2003, trường cao đẳng được tổ chức theo các loại hình: Trường cao đẳng công
lập, bán công, dân lập, tư thục.
Trong đó, các trường cao đẳng bán công, dân lập, tư thục được gọi chung
là trường cao đẳng ngoài công lập.
1.2. Các nội dung cơ bản của hoạt động đào tạo
1.2.1. Xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo.
1.2.1.1. Xác định nhu cầu đào tạo.
Trong bất kỳ một giai đoạn lịch sử nào thì hoạt động đào tạo trong mỗi
nhà trường cũng nên và cần thiết dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường sức lao
động để từ đó xác định nhu cầu đào tạo cụ thể cho đơn vị mình. Việc xác định
nhu cầu đào tạo bao gồm việc xác định nhu cầu số lượng và nhu cầu chất lượng
đào tạo.
Thông thường, việc xác định nhu cầu đào tạo cần phải tính toán và dựa
trên các yếu tố:
- Yêu cầu của công việc: đó là việc xác định những yêu cầu về trình độ
chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, vai trò, nhiệm vụ ...của mỗi người lao động
trong từng ngành nghề cụ thể. Trên cơ sở đó xây dựng nội dung, định hướng và
rút ra các phương pháp đạo tạo phù hợp với từng ngành nghề đào tạo.

Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trÞ kinh doanh


Luận văn khoa học

11

Viện đào tạo sau đại học


- Chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô: thông qua những định hướng phát
triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, dựa vào sự quy hoạch kinh tế theo vùng,
miền và ngành nghề; trên cơ sở đó xác định những ngành nghề cần được đào tạo
và ưu tiên phát triển; cấp đào tạo; số lượng lao động cần được đào tạo cho từng
ngành nghề, từng địa phương; ...
- Xác định đối tượng cần được đào tạo: trên thực tế, lực lượng lao động
hiện nay rất đa dạng về trình độ học vấn, do đó nhu cầu được đào tạo của họ là
rất khác nhau, tuy nhiên có thể khái quát lại thành ba nhóm: nhóm những học
viên cần được đào tạo mới, nhóm cần đào tạo lại và nhóm cần được bồi dưỡng.
+ Đối tượng đào tạo mới: là những người đà tốt nghiệp phổ thông trung
học, chưa qua sản xuất hoặc đà qua sản xuất nhưng công việc không đòi hỏi về
kỹ thuật.
+ Đối tượng đào tạo lại: là những người đà có nghề nghiệp nhưng do các
tác động của khoa học công nghệ hay của xà hội mà họ cần phải thay đổi công
việc, hay họ muốn có công việc khác phù hợp hơn.
+ Đối tượng bồi dưỡng: là những người đà có nghề nghiệp nhưng do các
tác động của khoa học công nghệ dẫn đến những kiến thức cũ không đủ, họ cần
bổ sung thêm những kiến thức mới cần thiết cho công việc đó.
Số lượng học viên cần được đào tạo theo từng nhóm đối tượng trên là rất
khác nhau và có sự thay đổi về nhu cầu theo từng thời kỳ. Do đó, việc xác
định nhu cầu đào tạo cho từng nhóm đối tượng này cần được xác định trong
từng giai đoạn cụ thể.
- Khả năng đào tạo của các đơn vị khác: đó là các đơn vị có thể nằm trên
cùng hoặc khác địa bàn nhưng đào tạo cùng ngành nghề mà nhà trường đang đào
tạo hoặc xắp đào tạo. Do đó cần phải so sánh năng lực đào tạo của các đơn vị đó
với đơn vị mình để xác định nhu cầu đào tạo của đơn vị mình.
- Trình độ kiến thức hiện tại của nguồn nhân lực: do các đối tượng cần
được đào tạo có thể là đào tạo mới, đào tạo lại hoặc cần được bồi dưỡng nâng cao

Nguyễn Thị Thu Hà


Cao học quản trị kinh doanh


Luận văn khoa học

12

Viện đào tạo sau đại học

nghiệp vụ, do đó nhà trường cần đánh giá được số lượng học viên của mỗi nhóm
đào tạo để từ đó xây dựng chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo
viên... phù hợp với nhu cầu về chất lượng đào tạo của từng nhóm đối tượng.
1.2.1.2. Xác định mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo là hệ thống những kiến thức, kỹ năng, thái độ và các yêu
cầu giáo dục toàn diện mà học sinh phải đạt được sau khi tốt nghiệp. Vì vậy việc
xác định mục tiêu đào tạo có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả của
quá trình đào tạo. Nó giúp giáo viên xác định phải dạy gì? đến mức độ nào? từ đó
lựa chọn phương pháp giảng dạy thích hợp, đánh giá được khách quan, đúng đắn
kết quả học tập của học sinh. Nó giúp cho giáo viên biết mình phải học những gì
để có thể làm được những việc sau khi học xong.
Các căn cứ để xác định mục tiêu đào tạo:
- Định hướng mục tiêu đào tạo quốc gia
- Quy chế xây dựng mục tiêu đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao
động thương binh và xà hội.
- Đặc điểm chuyên môn ngành nghề.
- Mục tiêu chung của Nhà trường.
- Các điều kiện đảm bảo: cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tài liệu học tập,
hoạt động quản lý...
Tuy nhiên, do mỗi ngành nghề đào tạo có những đặc thù khác nhau nên có

những mục tiêu cụ thể khác nhau. Thông thường mục tiêu đào tạo bao gồm:
- Mục tiêu về phẩm chất chính trị.
- Mục tiêu về nhân cách đạo đức.
- Mục tiêu về kiến thức.
- Mục tiêu về kỹ năng, trình độ cần phải đạt được.
- Mục tiêu về sức khỏe.
Các tiêu chuẩn của mục tiêu:
- Thích đáng ( hợp với thực tế, yêu cầu khách quan )

Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trÞ kinh doanh


Luận văn khoa học

Viện đào tạo sau đại học

13

- Thực hiện được.
- Đo được.
- Đánh giá được ( có chuẩn để đánh giá )
1.2.2. Xây dựng chương trình đào tạo.
Chương trình đào tạo là các môn học hay các chuyên đề được đưa vào
giảng dạy nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng cho học viên. Nội dung
chương trình đào tạo là yếu tố quan trọng nhất trong giáo dục đào tạo.
Nội dung đào tạo trong toàn khóa học ở mỗi trình độ của từng ngành
đào tạo được thể hiện thành chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo của
mỗi ngành đào tạo lại do các trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung

của bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Chương trình khung gồm cơ cấu nội
dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các
môn học cơ bản và chuyên ngành; giữa lý thuyết và thực hành, thực tập.
Chương trình đào tạo gồm hai khối kiến thức:
- Khối kiến thức giáo dục đại cương.
- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
Mỗi khối kiến thức gồm hai nhóm học phần:
- Nhóm học phần bắt buộc: gồm những học phần chứa đựng nội dung
kiến thức chính yếu của ngành đào tạo và bắt học buộc sinh viên phải tích lũy.
- Nhóm học phần tự chọn gồm những học phần chứa đựng những nội
dung cần thiết nhưng sinh viên được tự chän theo h­íng dÉn cđa tr­êng ®Ĩ
tÝch lịy ®đ sè học phần quy định.
Quá trình thiết kế chương trình đào tạo phải tuân thủ các nguyên tắc
sau:
- Đảm bảo tính khoa học: Nội dung chương trình phải đảm bảo tính
chính xác, cơ bản, hiện đại của hệ thống các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.

Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trị kinh doanh


Luận văn khoa học

14

Viện đào tạo sau đại học

- Đảm bảo tính thực tiễn: Nội dung chương trình phải phù hợp với trình

độ phát triển thực tế và dự báo phát triển kỹ thuật- công nghệ của các lĩnh vực
sản xuất, dịch vụ của đất nước. Mặt khác phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật
chất và con người ( giáo viên ) để đảm bảo tính khả thi.
- Đảm bảo tính vừa sức: Nội dung chương trình phải phù hợp với đối
tượng tuyển sinh, với yêu cầu, mục tiêu đào tạo và các điều kiện đảm bảo
khác.
- Đảm bảo tính hệ thống: Nội dung chương trình phải có cấu trúc hợp
lý, có sự kết hợp hài hòa giữa logic cđa tri thøc khoa häc víi logic s­ ph¹m.
- Đảm bảo tính liên thông: Nội dung chương cần thiết kế sao cho tạo ra
được khả năng liên thông giữa các, bậc học, ngành học để cho người học có
thể học lên cao hơn hay học thêm ngành nghề khác một cách thuận lợi và khi
học lên bậc học cao hơn người học không phải học lại những nội dung đà học
ở bậc học thấp.
- Đảm bảo tính đa kênh thông tin: Nội dung, chương trình đào tạo phải
được chon lọc từ nhiều kênh thông tin như từ các tài liệu khoa học- công nghệ
trong và ngoài nước, từ kinh nghiệm thực tiễn sản xuất và đời sống.
Nguyên tắc xây dựng nội dung dạy học:
- Phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường.
- Đảm bảo tính toàn diện và cân đối của giáo dục, tức là nội dung dạy
học phải đảm bảo cho người học phát triển mọi mặt nhân cách, phát triển thể
lực một cách hài hòa.
- Đảm bảo học đi đôi với hành, học tập kết hợp với lao động sản xuất và
thực nghiệm khoa học, với hoạt động chính trị, hoạt động nội khóa kết hợp với
ngoại khóa.
- Đảm bảo tính thống nhất trong cả nước đồng thời phải tính đến đặc
điểm riêng của từng địa phương, từng vùng, phải phù hợp với đặc điểm lứa

Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trị kinh doanh



Luận văn khoa học

Viện đào tạo sau đại học

15

tuổi và giới tính của người học, phải thích hợp với điều kiện giảng dạy và học
tập của nhà trường.
Vì nội dung đào tạo là yếu tố quan trọng trong giáo dục đào tạo nên để
có được một nguồn nhân lực đủ lớn về quy mô, đảm bảo về chất lượng, phù
hợp với xu hướng phát triển chung thì bắt buộc các nhà trường phải chú trọng
đến công tác đổi mới trong xây dựng chương trình đào tạo; trong đó bao hàm
sự đổi mới về phương pháp xây dựng chương trình đào tạo, đổi mới nội dung
đào tạo, phương pháp giảng dạy....
1.2.3. Lựa chọn phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là hoạt động có mục đích rõ ràng của giáo viên
nhằm truyền đạt các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo tạo điều kiện cho sinh viên
tiếp thu và phát triển một cách tốt nhất khả năng của họ.
Thực tế quá trình đào tạo là sự kết hợp của hai quá trình: dạy và học. Do
đó, lựa chọn phương pháp đào tạo là sự phối hợp giữa phương pháp dạy và
phương pháp học, đây cũng một là yếu tố quan trọng của quá trình dạy học và
giữ vai trò quyết định đối với chất lượng đào tạo.
Tuy nhiên, trong hoạt động đào tạo lại bao gồm nhiều môn học và nhiều
cấp học khác nhau. Có thể chia các môn học thành hai loại: môn học lý thuyết
và môn học thực hành. Do mỗi loại môn học này có đặc thù riêng nên buộc
người giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp.
Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học:
- Phương pháp dạy và phương pháp học có tính độc lập tương đối với

nhau: phương pháp dạy là phương pháp tổ chức các hoạt động học tập, phương
pháp điều khiển quá trình nhận thức và giáo dục học sinh. Còn phương pháp
học là phương pháp nhận thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo để tự phát triển.
Tuy nhiên chúng được thực hiện trong cùng một nội dung, với cùng một mục
đích, cho nên hai phương pháp này phải phối hợp thống nhất với nhau dưới sự
chỉ đạo của phương pháp dạy.

Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trị kinh doanh


Luận văn khoa học

16

Viện đào tạo sau đại học

- Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của người giáo viên nên
bao giờ cũng chứa đựng nhiều dấu ấn chủ quan của người giáo viên. Phương
pháp dạy thể hiện trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên, nó cã tÝnh khoa
häc trong néi dung, kü thuËt trong thao tác và nghệ thuật trong thể hiện.
- Phương pháp dạy học luôn gắn chặt với mục đích dạy học. Phương
pháp dạy học phục vụ cho mục đích môn học, bài học, giáo dục tính sáng tạo,
lòng kiên trì, thúc đẩy sù høng thó häc tËp cđa häc sinh. Trong ph­¬ng pháp
dạy học chứa đựng yếu tố chứa đựng phương pháp giáo dục. Chính mục đích
giáo dưỡng, mục đích giáo dục và mục đích phát triển trí tuệ trong từng bài
học chỉ dẫn việc lựa chọn phương pháp dạy và phương pháp học cho phù hợp.
- Việc dạy học bao giờ cịng thùc hiƯn theo néi dung. Néi dung d¹y häc
quy định phương pháp dạy học. Mỗi môn học, mỗi bài học, mỗi đơn vị kiến

thức, mỗi loại kỹ năng đều đòi hỏi một phương pháp dạy và phương pháp học
cụ thể.
- Phương pháp dạy học hiện đại cần có phương tiện kỹ thuật hiện đại hỗ
trợ. Phương tiện là công cụ phục vụ cho phương pháp đạt tới kết quả cao. Lựa
chọn phương pháp sẽ gắn liền với việc lựa chọn và sử dụng một hoặc một vài
phương tiện. Vì vậy theo yêu cầu của phương pháp mà người thầy phảI nghiên
cứu để thiết kế, chế tạo, mua sắm phương tiện dạy học cho thích hợp.
- Mỗi bài dạy đòi hỏi nhiều phương pháp. Mỗi phương pháp bao gồm
nhiều thao tác, cho nên dạy học bao giờ cũng là sự phối hợp một hệ các
phương pháp với nhiều thao tác. Việc lựa chọn hợp lý và sử dụng nhuần
nhuyễn các phương pháp dạy học đó chính là nghệ thuật sư phạm.
Tóm lại, phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động
phối hợp của giáo viên và học sinh. Trong đó các phương pháp dạy chỉ đạo
các phương ph¸p häc gióp häc sinh tù gi¸c, tù lùc, tÝch cùc, chđ ®éng chiÕm
lÜnh hƯ thèng kiÕn thøc khoa häc, hình thành và phát triển hệ thống kỹ năng

Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trị kinh doanh


Luận văn khoa học

17

Viện đào tạo sau đại học

hoạt động bao gồm cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng sáng tạo và kỹ xảo thực
hành.
Phng pháp dy hc có chc năng:

- Gióp người học nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ở c¸c mức độ từ
thấp đến cao: lĩnh hội, nhận biết, t¸i hiện, kỹ năng, vận dụng.
- Đảm bảo cho người học ph¸t triển năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt
là năng lực tư duy độc lập, sáng tạo ( là sự kết hợp của năng lực nhận thức,
năng lực hành động ). Chc nng ny phn ¸nh mặt tÝch cực của phương ph¸p
dạy học gióp người hc phát trin trí thông minh, nng lc thích ng cao, linh
hot trc các tình hung mi, phc tp.
Tùy thuc vào đối tượng học viªn, mục tiªu và nội dung chương tr×nh
đào tạo, cơ sở vật chất, loại h×nh đào tạo mà chóng ta sử dụng phương ph¸p
hoặc nhãm c¸c phương ph¸p đào tạo kh¸c nhau nhằm đạt được mục tiêu v
kt qu o to mong mun. H thng các phương ph¸p đào tạo bao gồm một
số phương ph¸p cơ bn sau ây:
* Phương pháp thuyết trình
Thuyết trình l phng pháp giáo viên dùng li nói ể truyền t ni
dung học tập cho người học một c¸ch cã hƯ thống. Còn người học thì có
nhiệm vụ nghe, nhìn, ghi chép và nhớ lại- tái hiện. Trong phương pháp thuyết
trình lại chia thành ba phương pháp thành phần: giảng thuật- Giảng giảiGiảng diễn.
- Giảng thuật: là phương pháp dùng lời có chứa đựng những yếu tố trần
thuật, tường thuật, mô tả theo đúng các đặc điểm hay diễn biến của sự vật,
hiện tượng, sự kiệnđà diễn ra trong thực tế.
+ ứng dụng: hay dùng để dạy các đối tượng cụ thể, thực tế như quy
trình công nghệ, bản vẽ, sơ đồ, mô hình, vật thật, sự kiện, hiện tượng cụ thể,

Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trị kinh doanh


Luận văn khoa học


Viện đào tạo sau đại học

18

- Giảng giải (giải thích ): là dùng luận cứ, những hiện tượng có thậtđể
chứng minh cho một nguyên tắc, quy tắc, định lý, định luật, công thức, thuật
ngữ, mệnh đề,
Giảng giải thường chứa đựng các yếu tố suy luận, phán đoán và có tiềm
năng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
- Giảng diễn ( diễn giảng ): là trình bày một nội dung hoàn chỉnh mang
tính phức tạp, trìu tượng và khái quát một thời gian dài.
+ ứng dụng: khi dùng phương pháp dạy học này người dạy thường viết
dàn ý lên bảng, nêu lên những nội dung cốt lõi của bài, sau đó đào sâu, mở
rộng, liên hệ thực tiễn và đưa thêm lời bình luận, quan điểm của mình. Cuối
cùng tóm tắt kết luận vấn đề có tính khái quát cao.
Nhình chung ba phương pháp dạy học trong thuyết trình đều theo một
logic nhất định, các bước tiến hành như sau:
- Đặt vấn đề, phát biểu vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận vấn đề:
+ Đặt vấn đề: thường thông báo dưới dạng chung nhất nhằm gây sự chú
ý ban đầu của học sinh, tạo tư thế bắt đầu vào công việc.
+ Phát biểu vấn đề: người dạy đưa ra các vấn đề cụ thể, khoanh vùng
nghiên cứu, đưa học sinh vào hoàn cảnh sẵn sàng, chấp nhận vấn đề, có nhu
cầu, mong muốn giải quyết.
+ Giải quyết vấn đề: thầy/ trò giải quyết vấn đề theo hai logic phổ biến
là quy nạp hay diễn dịch.
+ Kết luận vấn đề: là lúc kết thúc công việc nghiên cứu, người dạy tóm
tắt những nội dung cốt lõi, cơ bản dưới dạng khái quát hóa, đông thời gây ấn
tượng mạnh mẽ cho người học, làm cho họ khó quyên.
Phương pháp thuyết trình: lời nói của giáo viên ngắn gọn, dễ hiểu, giàu
hình tượng là hết sức quan trọng.


Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trị kinh doanh


Luận văn khoa học

19

Viện đào tạo sau đại học

Hình 1.1. Sơ đồ phương pháp dạy học thuyết trình
Người học

Khách
Khách
thểthể

Người dạy

Phng pháp thuyết trình có u- nhc im sau:
+u im:
- Dễ thực hiện đối với giáo viên vì có thể tiến hành ngay cả khi không có
một phương tiện dạy học nào.
- Giúp ngi hc nm c tri thc mt cách cã hƯ thèng và hoµn chỉnh.
- Ở một mức độ nht nh, phng pháp thuyết trình có khả năng kích
thích tích cực ến tư duy v năng lực chú ý ca người học.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên làm chủ được thời gian đối với việc
truyền thụ tri thức và tác động mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm của người học

thông qua giọng nói và phong cách sư phạm của mình.
+Nhc im:
- Làm người học luôn ở thế bị động tiếp thu kiến thức.
- Giáo viên không thể nắm được mức độ nắm bắt tri thức của người học
* Phương pháp đàm thoại.
Đàm thoại thực chất là phương pháp trong đó thầy đặt ra một hệ thống
các câu hỏi để trò lần lượt trả lời, đồng thời có thể trao đổi qua lại giữa thầy
trò, trò trò dưới sự chỉ đạo của thầy.
Qua quan hệ hỏi- đáp, trò lĩnh hội được nội dung dạy học. Như vậy hệ
thống câu hỏi- đáp là nguồn cung cấp và lĩnh hội tri thức.
Phương pháp đàm thoại được chia thành ba nhóm sau:

Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trÞ kinh doanh


Luận văn khoa học

20

Viện đào tạo sau đại học

- Đàm thoại tái hiện: thầy đặt câu hỏi, trò nhớ lại và trả lời trực tiếp sao
cho đầy đủ ý mà câu hỏi đặt ra.
- Đàm thoại giải thích minh họa: là giải thích một thuật ngữ, mệnh đề,
công thức, định lý,vấn đề nào đó, trong đó kèm theo ví dụ minh họa, chứng
minh.
- Đàm thoại tìm kiếm: là xây dựng hệ thống câu hỏi và trả lời câu hỏi
theo hình thức nêu vấn đề. Theo đó, mỗi nội dung người dạy chia thành

những vấn đề dưới dạng câu hỏi, mỗi câu chứa đựng một vấn đề. Khi lên lớp
người dạy nêu tên bài, thông báo mục tiêu bài học cho người học sinh định
hướng, nêu từng đề mục, đặt câu hỏi trước lớp, để học sinh suy nghĩ, gợi ý học
sinh trả lời từng câu hỏi, thầy đi đến tổng kết và đưa ra sự trả lời đúng để học
sinh nắm vững và có độ tin cậy. Những nội dung học được người học đưa vào
tiềm thức của bản thân họ.( lưu trữ ).
Yêu cầu đối với việc đặt câu hỏi:
+ Xác định mục tiêu câu hỏi.
+ Mỗi câu hỏi chỉ chứa đựng một vấn đề.
+ Câu hỏi soạn ngắn gọn dễ hiểu, sát với trình độ phát triển của
học sinh.
Phương pháp đàm thoại có những ưu- nhược điểm sau:
- Ưu điÓm: kÝch thÝch häc sinh tÝch cùc t­ duy, rèn luyện năng lực diễn đạt,
tập trung chú ý. Giáo viên kịp thời phát hiện những thiếu sót của học sinh để bổ
sung
- Nhc im: phương pháp đàm thoại dễ gây mất thời gian, ảnh hưởng tới
kế hoạch dạy học.
*Phương pháp làm việc với sách ( giáo trình, tài liệu tham khảo )
Sách v ti liệu l nguồn tri thức rất phong phú (ặc biệt l sách giáo
khoa, giáo trình, tài liƯu tham kh¶o). Nã gióp người học mở rộng những tri
thức thu nhËn được qua c¸c bài giảng của giáo viên, t luyện tập nhờ các bi

Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trị kinh doanh


Luận văn khoa học

21


Viện đào tạo sau đại học

tập v tự kiểm tra bằng các câu hi ược nêu trong sách giáo khoa. Vì vậy,
trong quá trình giảng dạy, phải luôn có sự kết hợp việc giáo viên giảng bi với
việc tự học của học sinh theo sách v tài liệu.
Việc dạy học với sách và tài liệu có thể thực hiện qua hai quá trình:
- Đọc ở trên lớp: Căn cứ vào mục tiêu bài , người dạy định trước cho
người học khi lên lớp đọc những nội dung cần đọc, họ đọc có thể hiểu được.
Hướng dẫn đọc- khái quát hóa- báo cáo trước lớp- thầy tổng kết- kết luậnhọc sinh ghi tóm tắt vào vở theo cách ghi của riêng mình.
- Đọc ở nhà: Người dạy hướng dẫn cho người học đọc những phần nội
dung sẽ giảng cho lần sau. Trên cơ sở mục tiêu bài để hướng dẫn cho đọc ( nội
dung trong sách, tạp chí, bản vẽ, sổ tay kỹ thuật,), đọc xong ghi thành đề
cương, đánh dấu ở đề cương những điều chưa hiểu, khi lên lớp hỏi thầy, trao
đổi với bạn, sau đó thầy tổng kết- kết luận. Người học trên cơ sở đó hoàn thiện
đề cương của mình.
Ngy nay, vn ề m rộng phạm vi học tập của học sinh theo sách và
tài liệu tham khảo được xem như là một loại phương tiện để học sinh độc lập
thu nhận các kiến thức và trang bị cho họ năng lực tự bồi dưỡng nâng cao trình
độ. Nhiệm vụ của giáo viên khi sử dụng phương pháp này hướng dẫn người
học những quy tắc làm việc với tài liệu như phương pháp đọc, tra cứu, lập dàn
ý, làm đề cương, ghi tóm tắt
* Nhóm các phương pháp trực quan.
- Trình bày mẫu: là phương pháp tiến hành bằng thị phạm của người
dạy và lµm thư cđa ng­êi häc tr­íc khi cho hä lun tập để hình thành kỹ
năng nghề.
- Hướng dẫn học sinh quan sát: trong khi truyền đạt nội dung dạy, để
người học hiểu cần huy động nhiều giác quan để nắm vững nội dung học.
Muốn vậy người dạy cần bổ sung vào quá trình dạy-học những bản vẽ, sơ đồ,
bảng biểu, mô hình, vật thật, phim chiếu,


Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trị kinh doanh


Luận văn khoa học

Viện đào tạo sau đại học

22

Giáo viên thường tiến hành giới thiệu bằng hai con đường diễn dịch hay
quy nạp nêu bật lên đối tượng quan sát.
Giao cho học sinh nghiên cứu trước, khi đưa ra thầy chỉ đạo, học sinh
quan sát, tổng kết, kết luận.
- Tự quan sát của học sinh:
Phương pháp này giáo viên áp dụng sẽ làm tăng khả năng tự vận động
của học sinh trong quá trình nắm vững tri thức, rèn luyện óc quan sát.
Đối tượng quan sát của học sinh: bản vẽ, mô hình, vật thật, tranh
ảnh,
Giáo viên cung cấp cho học sinh cách quan sát, trình tự quan sát, quan sát
cái gì,hướng dẫn họ ghi chép, đến giờ lên lớp tỉ chøc th¶o ln- tỉng kÕt- kÕt
ln.
- Tỉ chøc cho học sinh thăm quan:
Đối tượng thăm quan phần lớn là ở các khu vực ngoài trường như nhà
máy, doanh nghiệp, công trường,.. nhằm nâng cao hiểu biết cho học sinh.
Mỗi cuộc thăm quan phải xác định mục đích, yêu cầu, nội dung của
cuộc tham quan. Khi thăm quan, cần bám sát vào mục đích đà đề ra. Kết thúc
cuộc thăm quan học sinh phải viết thu hoạch, tiến hành thảo luận, rút kinh

nghiệm, bài học cần thiết cho chương trình đào tạo.
*Nhóm các phương pháp luyện tập
- Phương pháp thí nghiệm/ thực nghiệm l những phương pháp dạy học
ặc biệt cần thiết. Bằng phương pháp ny giáo viên tổ chức các hoạt động độc
lập của học sinh trong phòng thí nghiệm, khu thực nghiệm nhằm mục đích
củng cố vững chắc kiến thức lý thuyết.
- Phương pháp luyện tập: phương pháp lặp đi lặp lại nhiều lần những
thao tác trí tuệ, những hành động thực tiễn nhất định nhằm hình thành và củng
cố những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Cơ sở sinh lý của luyện tập là sự hình
thành các mối liên hệ giữa các kiến thức mới với hệ thống kiến thức cũ.

Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trị kinh doanh


Luận văn khoa học

23

Viện đào tạo sau đại học

- Phương pháp ôn tập: giúp người học củng cố, mở rộng, đào sâu, khái
quát hóa, hệ thống hóa những tri thức đà học; qua đó củng cố vững chắc
những tri thức, kỹ năng, kỹ sảo, phát triển trí tuệ, đặc biệt là khả năng tư duy
độc lập của người học.
Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên thường phải phối hợp nhiều
phương pháp dạy học khác nhau. Việc lựa chọn này phơ thc vµo nhiỊu u
tè nh­: nhiƯm vơ, néi dung, mục tiêu của bài học, đối tượng của quá trình dạy
học, Tuy nhiên, cho dù ử dụng phương pháp dạy học nào thì quá trình dạy

học của người giáo viên vẫn phải đảm bảo được yêu cầu sau:
- Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng
việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu,
phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho
người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng. [11,iều 40]
- Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp kỹ năng thực hành
với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển
nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc. [11,iều 34]
1.2.4. Xây dựng cơ sở vật chất cho đào tạo.
Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo trong mỗi nhà
trường là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo. Mỗi một
ngành nghề đào tạo đòi hỏi hệ thống phương tiện riêng, nhưng chung quy lại
thì hệ thống cơ sở vật chất trong nhà trường gồm: phòng học lý thuyết, phòng
học thực hành, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, các phòng ban chức năng,
thư viện, ký túc xá, các phương tiện dạy học.
Theo quy định:
- Diện tích dành cho khu häc tËp, thÝ nghiƯm lµ 6m2/ häc sinh.
- Khu ký túc xá là 3m2/ học sinh.
- Mỗi phòng học lý thuyết chỉ được có tối đa là 35 học sinh.

Nguyễn Thị Thu Hà

Cao học quản trị kinh doanh


×