Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án lưới điện cao áp qua việc ứng dụng lắp đặt các thiết bị bù, trường hợp đường dây 220kv lào cai yên bái việt trì vĩnh yên mua điện trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LÊ THỊ NGỌC DIỆP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN LƯỚI ĐIỆN
CAO ÁP QUA VIỆC ỨNG DỤNG LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ
BÙ, TRƯỜNG HỢP ĐƯỜNG DÂY 220KV LÀO CAI- YÊN BÁIVIỆT TRÌ- VĨNH YÊN MUA ĐIỆN TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH KINH TẾ NĂNG LƯỢNG

Hà Nội, 2006


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LÊ THỊ NGỌC DIỆP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN LƯỚI ĐIỆN CAO
ÁP QUA VIỆC ỨNG DỤNG LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ BÙ,
TRƯỜNG HỢP ĐƯỜNG DÂY 220KV LÀO CAI- YÊN BÁI- VIỆT
TRÌ- VĨNH YÊN MUA ĐIỆN TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH KINH TẾ NĂNG LƯỢNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS PHẠM THỊ THU HÀ


Hà Nội, 2006


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang 1
Lời cam đoan

1

Mục Lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
PHẦN MỞ ĐẦU

2

Chương 1 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ
CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Khái niệm và phân loại hiệu quả đầu tư

6

1.1.1.

Khái niệm


6

1.1.2.

Phân loại hiệu quả đầu tư

6

Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư

7

1.2.1

Khái niệm

7

1.2.2.

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính

1.1.

1.2

của hoạt động dự án đầu tư
1.3.
1.3.1.


Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư

13

Các tiêu chuẩn đánh giá khía cạnh
kinh tế - xã hội của đầu tư

1.3.3.

13

Khái niệm và sự cần tiết phải xem xét
hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư

1.3.2.

7

Phương pháp đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội

14


do thực hiện đầu tư
1.3.4.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội
của đầu tư xem xét ở tầm vĩ mơ

1.3.5.


17
Phân

tích hiệu quả tổng hợp
1.4.

15

20

Sự khác nhau giữa phân tích hiệu quả tài chính
và hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư

20

Hiệu quả kinh tế kỹ thuật của việc lắp đặt tụ bù

24

1.5.1.

Bù dọc

25

1.5.2.

Bù ngang


27

Các lợi ích kinh tế của việc lắp đặt tụ bù

32

1.5.

1.6.

Chương 2 - PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ KỸ
THUẬT, KINH TẾ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN LẮP ĐẶT
CÁC THIẾT BỊ BÙ TRÊN ĐƯỜNG DÂY 220KV LÀO
CAI - YÊN BÁI - VIỆT TRÌ - VĨNH YÊN,
MUA ĐIỆN TRUNG QUỐC
2.1.

Hiện trạng hệ thống điện miền Bắc Việt Nam

2.2.

Sự cần thiết mua điện của Trung Quốc ở
cấp điện áp 220kV

2.2.1.

37

Lựa chọn phương án đấu nối lưới điện
Việt Nam – Trung Quốc bằng cấp điện áp 220kV


2.2.2.

37

Phạm vi dự kiến tách lưới 220kV để

37


mua điện Trung Quốc
2.2.3

39

Chế độ làm việc của lưới điện Việt Nam
khi tách mua điện của Trung Quốc

41

Địa điểm, quy mô và kế hoạch triển khai dự án

51

2.3.1.

Địa điểm

51


2.3.2.

Quy mô dự án

52

2.3.3.

Số liệu phần kinh tế của dự án

57

2.4

Mục đích phân tích hiệu quả KT-TC, KT-XH

59

2.5.

Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính

60

2.5.1.

Cơ sở phân tích

60


2.5.2.

Kết quả tính tốn

63

2.5.3.

Phân tích độ nhạy

64

Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội

65

2.3.

2.6.

Chương 3 - CÁC ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ CÁC CƠNG TRÌNH LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP
BẰNG CÁC THIẾT BỊ BÙ.
3.1.

Mục đích

3.2.

Những khó khăn khi ứng dụng


67

khoa học cơng nghệ mới

68

3.2.1.

Quản lý cơng suất phản kháng

69

3.2.2.

Khó khăn trong thực hiện dự án

71


Đề xuất về mặt kinh tế - kỹ thuật

3.3.

72

3.3.1. Cơ sở của sự đề xuất

72


3.3.2. Các đề xuất và kiến nghị

79

KẾT LUẬN

84

Tài liệu tham khảo

90

Phụ lục

91




DANH MỤC BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 2.1.

Tình hình thiếu hụt điện năng hệ thống 2006 - 2010

Bảng 2.2.


Nhu cầu công suất và điện năng các tỉnh biên giới
2007-2010

Bảng 2.3.

40

Hình ảnh điện áp trong các chế độ với công suất mua
dự kiến

Bảng 2.4.

38

41

Tổn thất điện áp và độ lệch véc tơ điện áp đoạn
Xinqiao - Vĩnh Yên ở chế độ phụ tải cực đại

43

Bảng 2.5.

Điện áp các thanh cái khi thực hiện bù dọc tại Lào Cai

45

Bảng 2.6.


Dự báo nhu cầu công suất phản kháng hệ thống mua
điện 220kV Trung Quốc

46

Bảng 2.7.

Tổn thất công suất phản kháng

46

Bảng 2.8.

Cân bằng công suất phản kháng

47

Bảng 2.9

Các giải pháp bù ngang

48

Bảng 2.10. So sánh tổn thất công suất các phương án bù ngang

49

Bảng 2.11

Điện áp các thanh cái khi lắp SVC


50

Bảng 2.12

Tổng mức đầu tư của dự án

57


DANH MỤC HÌNH

HÌNH
Hình 1.1

TRANG
Đồ thị véc tơ U và I của đường dây khi có
mắc tụ bù dọc

Hình 1.2.

Sơ đồ mạng sau khi bù cơng suất phản kháng tại
phụ tải

Hình 1.3.

28

Đặc tính cơng suất phản kháng / góc mở thyristor
của bộ bù tĩnh


.

25

31


LỜI CAM ĐOAN


Tôi là Lê Thị Ngọc Diệp, là học viên khố học 2004-2006 chương trình
đào tạo thạc sỹ chun ngành Kinh tế Năng lượng, khoa Kinh tế và Quản lý,
tại trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng sau Đại học Trường Đại học Bách khoa
Hà Nội.
Trong hai năm qua, dưới sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy, cơ giáo
cùng với những cố gắng của bản thân, tôi đã thu nhận được nhiều kiến thức
quý báu và bổ ích.
Trên cơ sở của hai môn học “Những thành tựu khoa học công nghệ mới
trong lĩnh vực hệ thống điện” và “Dự án đầu tư” cùng với sự trợ giúp những
kiến thức của các môn học khác. Tôi viết bản luận văn “Nâng cao hiệu quả
các dự án lưới điện qua việc ứng dụng lắp đặt các thiết bị bù trên lưới điện
cao áp trường hợp đường dây 220kV Hà Khẩu - Lào Cai - Việt Trì - Vĩnh
Yên, mua điện Trung Quốc”.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn của Tiến sỹ Phạm Thị Thu Hà.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với lời cam đoan ở trên.





- 2 -

PHẦN MỞ ĐẦU


1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đ

iện năng là dạng năng lượng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên
thế giới, nó có ưu điểm rất quan trọng là dễ dàng chuyển đổi sang các

dạng năng lượng khác. Điện năng vừa là ngành sản xuất vừa là ngành kết cấu
hạ tầng cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội, là động lực của quá trình phát triển
của đất nước. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của phụ tải, hệ
thống điện của mỗi quốc gia phát triển không ngừng trong không gian và thời
gian.
Với việc xây dựng đường dây 500kV mạch 1 vào năm 1994 và đường dây
500kV mạch 2 vào năm 2005, hệ thống điện Việt Nam đã trở thành hệ thống
điện hợp nhất toàn quốc. Trong một tương lai gần, hệ thống điện Việt Nam sẽ
mở rộng và kết nối với các hệ thống điện trong khu vực ASEAN và Trung
Quốc. Điều này giúp cho hệ thống điện các nước thành viên có khả năng nâng
cao độ tin cậy, giảm chi phí vận hành, giảm giá thành điện năng.
Để nối liên kết các hệ thống, chúng ta sẽ phải đầu tư xây dựng các đường
dây cao áp và siêu cao áp truyền tải công suất lớn. Các đường dây tải điện này
thường có chiều dài lớn. Khó khăn lớn nhất về kỹ thuật khi tải điện xoay
chiều đi xa là vấn đề đảm bảo khả năng tải cần thiết của mạng tải điện với các
chỉ tiêu kinh tế thoả mãn yêu cầu. Chúng đặt ra một số vấn đề phức tạp cần
giải quyết để nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơng trình, nâng cao năng

lực tải của đường dây như: ổn định của lưới điện, tổn thất điện áp trên đường
dây, bù công suất phản kháng,.v.v...


- 3 -

Một trong các giải pháp để giải quyết những vấn đề trên là lắp đặt các thiết
bị bù như: thiết bị bù dọc và bù ngang. Các thiết bị này có vai trị cực kỳ quan
trọng tác động đến hiệu quả vận hành đường dây. Thiết bị bù tĩnh có điều
khiển thyristor (SVC) ra đời, đã đánh dấu một bước ngoặt trong việc nâng cao
tính ổn định, khả năng truyền tải của đường dây và điều khiển thông số vận
hành của chúng trong hệ thống điện.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Trước những yêu cầu mới của hệ thống điện Việt Nam:
- Sự xuất hiện các phụ tải công nghiệp mới với các yêu cầu cao hơn các phụ
tải truyền thống về chất lượng điện năng.
- Giá trị thiệt hại do mất điện tăng hơn trước đòi hỏi độ tin cậy cung cấp
điện cao hơn.
- Sự căng thẳng và gia tăng giá nhiên liệu trong thời gian vừa qua và sắp tới,
lại càng khẳng định nhiệm vụ giảm tổn thất công suất, tổn thất điện năng
trong mạng điện là một khâu quan trọng để tiết kiệm năng lượng
Vì vậy việc nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ
mới nhằm giải quyết các vấn đề đã nêu là rất cần thiết.
Xuất phát từ mục đích trên, tơi lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả đầu tư
các dự án lưới điện qua việc ứng dụng lắp đặt các thiết bị bù trên lưới điện
cao áp trường hợp đường dây 220kV Hà Khẩu - Lào Cai - Việt Trì- Vĩnh
n, mua điện Trung Quốc”
Đề tài khơng chỉ nhấn mạnh việc nâng cao hiệu quả dự án đầu tư thơng
thường mà cịn nêu ra và giải quyết các vấn đề về nâng cao hiệu quả dự án
đầu tư khi áp dụng công nghệ mới trong thực tế sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp.


- 4 -

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hiện nay các thiết bị bù đã được lắp đặt trên cả lưới truyền tải và lưới
phân phối điện.
Tuy nhiên, tại đề án này chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích hiệu quả kinh
tế tài chính và kinh tế xã hội cũng như các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả
đầu tư khi lắp đặt các thiết bị bù trên lưới truyền tải của hệ thống điện.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề án:
- Lý thuyết về hiệu quả dự án đầu tư.
- Lý thuyết về hiệu quả kinh tế kỹ thuật và kinh tế tài chính của việc lắp đặt
các thiết bị bù áp dụng trong công nghệ truyền tải.
- Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế tài chính - kinh tế xã hội, phân tích
độ nhậy trên cơ sở của một dự án cụ thể: dự án lắp đặt các thiết bị bù trên
đường dây 220kV Hà Khẩu - Lào Cai - Yên Bái - Việt Trì mua điện Trung
Quốc.
Luận văn đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái qt hố
để thực hiện mục tiêu của đề án đặt ra.
5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bản luận văn được trình bày trong ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả dự án đầu tư
Chương 2: Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài
chính của dự án lắp đặt các thiết bị bù trên đường dây



- 5 -

220kV Hà Khẩu - Lào Cai - Việt Trì – Vĩnh Yên, mua điện
Trung Quốc.
Chương 3: Các đề xuất nâng cao hiệu quả dự án đầu tư các cơng trình
lưới điện cao áp bằng các thiết bị bù.

Tơi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với TS. Phạm Thị Thu Hà đã tận
tình hướng dẫn trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ
và các đồng nghiệp, bạn bè đã tận tình giúp đỡ tơi hồn thành bản luận văn
này. Vì thời gian có hạn, vấn đề nghiên cứu cịn khá mới mẻ nên luận văn
khơng khỏi có những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của các thầy, cô và bạn bè.
Tôi xin trân trọng cám ơn!




- 6 -

Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VỀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ


1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
1.1.1. KHÁI NIỆM
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết
quả kinh tế - tài chính - xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí
phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.


1.1.2. PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội có hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật,
hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc phòng.
- Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả có hiệu quả đầu tư của từng dự án ,
từng doanh nghiệp, từng ngành, từng địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc
dân.
- Theo phạm vi lợi ích có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu
quả tài chính là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi một doanh
nghiệp. Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư là hiệu quả tổng hợp
được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
- Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp và hiệu
quả gián tiếp.
- Theo cách tính tốn có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Hiệu quả
tuyệt đối được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí, hiệu quả tương đối


- 7 -

được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
1.2 Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư
1.2.1 Khái niệm
Hiệu quả tài chính (Etc) của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng nhu cầu
phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của
người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên cơ sở số vốn
đầu tư mà cơ sở đã sử dụng so với các kỳ khác, các cơ sở khác hoặc so vi
nh mc chung.
Các kết quả mà cơ sở thu đ-ợc do thực hiện
đầu tEtc =



Số vốn đầu t- mà cơ sở đà thực hiện để tạo
ra các kết quả trên

Etc được coi là có hiệu quả khi Etc > Etc0
Với Etc0 là chỉ tiêu tài chính định mức (hoặc của các kỳ khác mà cơ sở đã
đạt được chọn làm cơ sở so sánh , hoặc của các đơn vị khác đã đạt tiêu chuẩn
hiệu quả)
Để phản ánh hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư, người ta phải sử
dụng một hệ thống các chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh của hiệu
quả và được sử dụng trong những điều kiện nhất định, trong đó chỉ tiêu biểu
hiện bằng tiền được sử dụng rộng rãi.
1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt động dự
án đầu tư
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án gồm có:
1.2.2.1. Chỉ tiêu thu nhập thuần của dự án (ký hiệu NPV)


- 8 -

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tuyệt đối của dự án đầu tư, phản ánh
hiệu quả hoạt động của tồn bộ cơng cuộc đầu tư (quy mô lãi của cả đời dự
án).
Thu nhập thuần của dự án là thu nhập còn lại sau khi đã trừ các khoản chi
phí của cả đời dự án. Bởi vậy chỉ tiêu này bao gồm không chỉ tổng lợi nhuận
thuần từng năm của cả đời dự án mà còn bao gồm cả giá trị thu hồi thanh lý
tài sản cố định ở cuối đời dự án và các khoản thu hồi khác.
Thu nhập thuần thường được chuyển về mặt bằng hiện tại và được ký hiệu
là NPV và còn được gọi là hiện giá thu nhập thuần. Nó được xác định theo
công thức sau:


n

NPV  
i 0

n
Bi
Ci


i
(1  r ) i 0 (1  r ) i

(1-1)

Trong đó:
Bi: Khoản thu của năm i. Nó có thể là doanh thu thuần năm i, giá trị thanh
lý tài sản cố định ở các thời điểm trung gian (khi các tài sản hết tuổi
thọ theo quy định) và ở cuối đời của dự án, vốn lưu động bỏ ra ở ban
đầu và được thu về ở cuối đời dự án.
Ci: Khoản chi phí ở năm i. Nó có thể là chi phí vốn đầu tư ban đầu để tạo
ra tài sản cố định và tài sản lưu động ở thời điểm đầu và tạo ra tài sản
cố đinh ở các thời điểm trung gian, chi phí hàng năm của dự án (chi
phí này không bao gồm khấu hao).
n:

Số năm hoạt động của đời dự án

r:


Tỷ suất chiết khấu.


- 9 -

Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng đối với một dự án đầu tư chính là tỷ lệ lãi
huy động vốn, Tuy nhiên, một dự án đầu tư thường huy động vốn từ nhiều
nguồn khác nhau, với số vốn huy động khác nhau và tỷ lệ lãi huy động khác
nhau. Tỷ suất chiết khấu chung của dự án sẽ được xác định bằng bình quân
gia quyền của các tỷ lệ lãi quy định, tức là bằng:
n

r

r * K
i

k i

n

K
k 1

Trong đó:

i

(1-2)


i

Ki - Tổng số vốn huy động từ nguồn i
rk - Lãi suất huy động từ nguồn i
n - số nguồn vốn huy động

+ Nếu vay vốn để đầu tư thì r là lãi suất vay.
+ Nếu vốn đầu tư do ngân sách cấp, thì r là tỷ suất lợi nhuận định mức do
nhà nước quy định. Nếu chưa qui định tỷ suất lợi nhuận định mức thì r là
lãi suất cho vay dài hạn của ngân hàng hoặc tốc độ lạm phát của nền kinh
tế.
+ Nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư thì lãi suất của nguồn này được xác định
theo chi phí cơ hội, tức là bằng tỷ lệ lãi cao nhất có thể thu được nếu sử
dụng nguồn vốn đó vào mục đích khác.
Tại thời điểm 0, thu của dự án chưa có, chi phí của dự án chính là vốn
đầu tư ban đầu (Iv0), cơng thức tính của giá trị hiện tại của thu nhập thuần
NPV có dạng:
n

NPV   Iv0  
i 1

Trong đó:

n
Bi
Ci
SV




i
i
(1  r )
(1  r ) n
i 1 (1  r )

(1-3)


- 10 -

Iv0: Là vốn đầu tư tại thời điểm ban đầu (thời điểm 0) khi dự án đi vào
hoạt động.
SV: Giá trị thu hồi thanh lý tài sản ở cuối đời dự án bao gồm cả vốn lưu
động đã bỏ ra ban đầu.
Chỉ tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần NPV được xem là tiêu chuẩn
quan trọng để đánh giá dự án đầu tư.
 Dự án được chấp nhận (đáng giá) khi NPV  0. Khi đó tổng các khoản
thu của dự án  tổng các khoản chi phí sau khi đã đưa về mặt bằng hiện
tại.
 Dự án không được chấp nhận khi NPV < 0. Khi đó tổng các khoản thu
của dự án khơng bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra.
 Trong trường hợp xem xét, lựa chọn nhiều dự án thì dự án nào có giá trị
NPV lớn nhất sẽ được lựa chọn thực hiện.
1.2.2.2. Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ (kí hiệu IRR)
Chỉ tiêu này cịn được gọi là suất thu lợi nội tại, tỷ suất nội hoàn, suất thu
hồi nội bộ.
Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu

để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì
tổng thu cân bằng với tổng chi (hay nói cách khác hệ số hoàn vốn nội bộ là
giá trị của hệ số chiết khấu làm cho giá trị hiện tại thuần của dự án bằng 0),
tức là
n

 Bi
i 0

Hay

n
1
1

Ci

i
(1  IRR )
(1  IRR ) i
i 0

(1-6)


- 11 -

n

 Bi

i 0

n
1
1

Ci
0

i
(1  IRR ) i 0 (1  IRR ) i

(1-7)

IRR là một chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án. Nó cho biết
mức lãi suất mà dự án có thể đạt được. Bởi vậy chỉ tiêu này được sử dụng để
đánh giá dự án.
Dự án được chấp nhận  khi IRR ≥ r giới hạn
Dự án không được chấp nhận  khi IRR < r giới hạn
Tỷ suất giới hạn được xác định căn cứ vào các vốn huy động của dự án (r
giới hạn có thể là lãi suất đi vay nếu dự án vay vốn để đầu tư; có thể là tỷ suất
lợi nhuận định mức do Nhà nước qui định nếu dự án sử dụng vốn do ngân
sách Nhà nước cấp; có thể là chi phí cơ hội nếu dự án sử dụng vốn tự có để
đầu tư; nếu huy động từ nhiều nguồn, tỷ suất giới hạn là mức lãi suất bình
quân từ các nguồn huy động
1.2.2.3. Chỉ tiêu tỷ số lợi ích - chi phí (kí hiệu B /C)
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ số giữa lợi ích thu được với chi phí phải bỏ ra,
thường được xác định theo công thức:
n


1
B i 0 (1  r ) i
PV ( B)
 n

1
C
PV (C )
Ci

i
(1  r )
i 0

B

i

(1-8)

Trong đó:
Bi:

Doanh thu ở năm i

Ci :

Chi phí năm i

PV(B): Giá trị hiện tại của các khoản thu bao gồm doanh thu ở các năm của

đời dự án


- 12 -

PV(C): Giá trị hiện tại của các khoản chi phí (giá trị cịn lại sẽ được chuyển
về cùng mặt bằng hiện tại và khấu trừ vào tổng chi phí).
Chỉ tiêu

B
được sử dụng để đánh giá dự án đầu tư.
C

Dự án được chấp nhận khi

B
 1. Khi đó tổng các khoản thu của dự án đủ
C

để bù đắp các chi phí phải bỏ ra và dự án có khả năng sinh lợi.
Ngược lại
Chỉ tiêu

B
< 1 dự án bị bác bỏ.
C

B
được sử dụng như một tiêu chuẩn trong so sánh lựa chọn các
C


phương án đầu tư. Song vì chỉ là chỉ tiêu đánh giá tương đối nên việc sử dụng
chỉ tiêu

B
. có thể dẫn tới sai lầm khi so sánh phương án loại trừ lẫn nhau. Dự
C

án được lựa chọn có tỷ lệ

B
cao nhất nhưng chưa chắc có quy mơ lãi (NPV)
C

là lãi nhất.
Vì vậy so với chỉ tiêu NPV, việc sử dụng chỉ tiêu tỷ số

B
trong thực tế
C

thường bị hạn chế hơn.
1.2.2.4. Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư (kí hiệu là Thv)
Chỉ tiêu này cho biết thời gian mà dự án cần hoạt động để thu hồi đủ số
vốn đầu tư đã bỏ ra. Nó chính là khoảng thời gian để hoàn trả số vốn đầu tư
ban đầu bằng các khoản lợi nhuận thuần hoặc tổng lợi nhuận thuần và khấu
hao thu hồi hàng năm (là thời điểm làm cho NPV =0).
Thời gian thu hồi vốn đầu tư từ lợi nhuận thuần và khấu hao cho phép thấy
được một cách đầy đủ khả năng thu hồi vốn. Với việc tính chỉ tiêu này, người



- 13 -

đầu tư phải quan tâm lựa chọn phương thức và mức độ khấu hao hàng năm
làm sao vừa để không làm giá thành quá cao, vừa kịp thời thu hồi đủ vốn đầu
tư trước khi kết thúc đời kinh tế của dự án hoặc trước khi thiết bị máy móc lạc
hậu về mặt kỹ thuật.
Dự án được chấp nhận  khi Thv  Thv*
Dự án không được chấp nhận  khi Thv > Thv*
Thv* là thời gian hoàn vốn qui định hoặc mong muốn.
1.3. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
1.3.1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XEM XÉT HIỆU QUẢ
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Lợi ích kinh tế - xã hội của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền
kinh tế - xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã phải
bỏ ra khi thực hiện đầu tư.
Những lợi ích mà xã hội thu đuợc chính là sự đáp ứng của đầu tư đối với
việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp
ứng này có thể được xem xét mang tính chất định tính như đáp ứng các mục
tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của
nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh … hoặc đo
lường bằng các tính tốn định lượng như mức tăng thu ngân sách, mức gia
tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ.
Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một công cuộc đầu tư được thực hiện
bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà
xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các cơng việc khác trong tương lai
không xa.


- 14 -


Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mơ của Nhà nước,
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư phải được
xem xét từ hai góc độ: người đầu tư và nền kinh tế.
Trên góc độ người đầu tư là các doanh nghiệp, mục đích cụ thể có nhiều,
nhưng quy tụ lại là lợi nhuận. Khả năng sinh lợi của dự án là thước đo chủ
yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư. Khả
năng sinh lợi càng cao càng hấp dẫn các nhà đầu tư.
Tuy nhiên không phải mọi hoạt động đầu tư có khả năng sinh lời đều tạo
ra những ảnh hưởng tốt đẹp đối với nền kinh tế - xã hội. Do đó trên góc độ
quản lý vĩ mơ phải xem xét mặt kinh tế xã hội đầu tư, xem xét những lợi ích
kinh tế - xã hội do thực hiện đầu tư đem lại. Điều này giữ vai trị quyết định
để được các cấp có thẩm quyền chấp nhận cho phép đầu tư, các định chế tài
chính quốc tế, các cơ quan viện trợ song phương và đa phương tài trợ cho
hoạt động đầu tư.
1.3.2. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KHÍA CẠNH KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA ĐẦU TƯ
Đối với mọi quốc gia, mục tiêu chủ yếu của nền sản xuất xã hội là tối đa
hoá phúc lợi. Mục tiêu này thường được thể hiện qua các chủ trương chính
sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Ở các nước đang phát triển, các mục tiêu chủ yếu được đo lường bằng các
tiêu chuẩn sau:
-

Nâng cao mức sống của dân cư: Được thể hiện gián tiếp thông qua các số
liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc gia, mức gia tăng thu nhập, tốc
độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.


- 15 -


-

Phân phối thu nhập và công bằng xã hội: Thể hiện qua sự đóng góp của
cơng cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển và
đẩy mạnh công bằng xã hội

-

Gia tăng số lao động có việc làm: Đây là một trong những mục tiêu chủ
yếu của chiến lước phát triển kinh tế - xã hội của các nước thừa lao động,
thiếu việc làm.

-

Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: Những nước đang phát triển khơng chỉ
nghèo mà cịn là nước nhập siêu. Do đó đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập
khẩu là những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế tại
các quốc gia này.

-

Các mục tiêu kế hoạch kinh tế quốc dân khác là:

+ Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới được phát
hiện.
+ Nâng cao năng suất lao động, đào tạo lao động có trình độ tay nghề cao,
tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật để hoàn thiện cơ cấu sản xuất của nền kinh
tế.
+ Phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo có tác dụng gây phản ứng dây

chuyền, thúc đẩy các ngành nghề khác.
+ Phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương nghèo, các vùng xa xôi, dân cư
thưa thớt nhưng có triển vọng về tài nguyên để phát triển kinh tế.
1.3.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI DO
THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Tuỳ thuộc vào phạm vi xem xét ở tầm vĩ mô hay vi mơ mà có phương
pháp đánh giá khác nhau
1.3.3.1. Xuất phát từ góc độ nhà đầu tư


- 16 -

Dưới góc độ nhà đầu tư, lợi ích kinh tế - xã hội của dự án được xem xét
biệt lập với các tác động của nền kinh tế đối với dự án (như trợ giá đầu vào,
bù lỗ đầu ra của nhà nước…). Trong trường hợp này phương pháp được áp
dụng là dựa trực tiếp vào số liệu của các báo cáo tài chính của dự án để tính
các chỉ tiêu định lượng và thực hiện các xem xét mang tính chất định tính sau:
-

Mức đóng góp cho ngân sách (các khoản nộp cho ngân sách khi các kết
quả đầu tư bắt đầu hoạt động như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất,
thuế chuyển tiền…) từng năm và cả đời dự án (tổng số và tính bình qn
trên một đơn vị vốn đầu tư).

-

Số chỗ làm việc tăng thêm từng năm và cả đời dự án (tổng số và tính bình
qn trên một đơn vị vốn đầu tư). Phương pháp tính như sau:
Số LĐ tăng thêm = Số LĐ thu hút thêm - Số LĐ mất việc làm


-

Số ngoại tệ thực thực thu từ hoạt động đầu tư từng năm và cả đời dự án
(tổng số và tính bình quân trên một đơn vị vốn đầu tư). Phương pháp tính
như sau:
Số ngoại tệ thực thu = Tổng thu ngoại tệ - Tổng chi ngoại tệ

-

Tổng chi tiền nội tệ tính trên một đơn vị nội tệ thu được.

-

Mức tăng năng suất lao động sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư từng
năm và bình quân cả đời dự án.

-

Mức nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động: thể hiện ở chỉ tiêu
bậc thợ bình quân thay đổi sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư và mức
thay đổi này tính trên một đơn vị vốn đầu tư.

-

Tạo thị trường mới và mức độ chiếm lĩnh thị trường

Cơng thức tính tốn như sau:
Mức độ chiếm lĩnh

=


Doanh thu do bán sản phẩm


- 17 -

thị trường do đầu tư

của cơ sở tại thị trường này



Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
cùng loại tại thị trường này
-

Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất: thể hiện ở mức thay đổi cấp bậc
công việc bình quân sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư và mức thay đổi
này tính trên một đơn vị vốn đầu tư.

-

Nâng cao trình độ quản lý của lao động quản lý: thể hiện ở sự thay đổi
mức đảm nhiệm quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý tài sản cố định
của lao động quản lý sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư.

-

Các tác động đến môi trường sinh thái


-

Đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
trong từng thời kỳ.

1.3.3.2. Xuất phát từ góc độ quản lý vĩ mô của nhà nước, của địa phương
và của ngành
Đối với các cấp quản lý vĩ mô của nhà nước, của địa phương và của ngành
khi xem xét lợi ích kinh tế - xã hội của đầu tư phải tính đến mọi chi phí trực
tiếp và gián tiếp có liên quan đến việc thực hiện đầu tư (chi phí đầy đủ), mọi
lợi ích trực tiếp và gián tiếp (lợi ích đầy đủ) thu được do dự án đem lại.
Chi phí ở đây bao gồm chi phí của nhà đầu tư, của địa phương, của ngành
và của đất nước. Các lợi ích ở đây bao gồm lợi ích của nhà đầu tư, người lao
động, của địa phương và cả nền kinh tế được hưởng.
1.3.4. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
ĐẦU TƯ XEM XÉT Ở TẦM VĨ MƠ
1.3.4.1. Giá trị gia tăng thuần t (kí hiệu là NVA)


×