Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kinh nghiệm lãnh đạo "Làm lãnh đạo phải có năng lực lắng nghe"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.49 KB, 5 trang )

Làm lãnh đạo phải có năng lực
lắng nghe
“Xin nói thật, đừng ngại, các cụ sống thế nào?”. Câu hỏi rất bình thường của vị
Thủ tướng do Tổng thống Putin bổ nhiệm gần đây ấn tượng mạnh trong công
chúng Nga. Trong một dịp thị sát tình hình, có một số bộ trưởng liên quan tháp
tùng, tại một cửa hàng dược phẩm, ông hỏi người mua hàng: “Xin nói thật, đừng
ngại, các cụ sống thế nào?”. Một cựu chiến binh trả lời: “Với tôi thì chịu được, vì
có trợ cấp, nhưng với những người lương hưu thấp hơn thì quá khó khăn.
Một số
thuốc giá cao quá. Đây, tôi mua chừng này mà hết 300 rúp
”. Một cụ bà về hưu vừa
đến mua thuốc, Thủ tướng giành trả tiền giúp, rồi trao túi thuốc cho cụ. Quay sang
Bộ trưởng Y tế đứng cạnh, ông yêu cầu phải kiểm tra việc cung cấp dược phẩm
cho nhóm cư dân về hưu. Cũng đã có tờ báo Nga bình luận, “ông Zubkov vận
động tranh cử tổng thống năm 2008 hơi sớm”! Nhưng, nếu có như thế thì đã sao?
Rất đáng bầu cho một người đứng đầu nhà nước biết rõ ý nguyện và đời sống của
dân, có khả năng và dám đưa ra những ý tưởng mạnh mẽ, rồi chuyển nó thành
những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân. Nhân dân có đủ sự thông minh và tỉnh
táo để nhận biết đâu là thủ đoạn mị dân đầu lưỡi, đâu là tính chân thực của những
hành vi ứng xử xuất phát từ nhân cách và bản lãnh của người lãnh đạo.

Xin nói thật, các cụ sống thế nào?” Câu hỏi ấy có lẽ nhiều người về hưu ở nước
ta cũng rất muốn nghe trong bối cảnh mà vật giá đang leo thang và có khả năng
giá tiêu dùng cả năm sẽ tăng xấp xỉ 9%, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế đang là
nỗi lo của nhiều người, nhất là người nghèo. Chẳng phải bây giờ, từ xưa nỗi lo về
vật giá gia tăng vẫn là nỗi ám ảnh đáng sợ. Thì chẳng thế là gì, trong “Phủ biên tạp
lục”, Lê Quý Đôn đã chép một bài thơ nói lên niềm mong ước:
làm sao vật giá
đừng có nhảy vọt lên nữa thì nhân dân mới có thể vui hưởng thái bình được. (Vật
giá tự vô đằng dũng hoạn, Sinh dân thứ lạc thái bình phong)
Chắc rằng việc giá thuốc cao quá đang là một vấn nạn của dân, nhất là người


nghèo, không chỉ là chuyện của nước Nga. Hãy nhìn vào vài con số: ở nước ta,
71% nguồn tài chính y tế là lấy từ túi người dân. Ấy vậy mà, theo WHO, nếu tỷ lệ
50/50 giữa đóng góp của dân và chi từ ngân sách nhà nước cho y tế đã
là cực kỳ
không công bằng
, thì 71% còn là mất công bằng đến đâu? Giá thuốc quá cao chưa
có cách gì khống chế thì chi tiêu cho việc chữa bệnh đang làm nghèo hóa trở lại
nhiều gia đình vừa thoát nghèo và làm nghèo hơn nữa những gia đình trong diện
nghèo. Mà đâu chỉ có giá thuốc. Nhìn gương mặt các bà nội trợ ngẩn ngơ giữa chợ
không biết có gì đặt lên mâm cơm gia đình khi mà giá thực phẩm tăng vọt, thì hiểu
ngay ra điều đó. Xem ra “
xin nói thật, đừng ngại, các cụ sống thế nào”, câu hỏi
biểu tỏ ý chí chính trị của người lãnh đạo, cũng là điều dân mình muốn được hỏi.
Và nếu được hỏi, các cụ về hưu, người lao động, một tỷ lệ lớn trong dân cư, sẽ trả
lời rất rành rẽ:
họ đang sống như thế nào.
Biết lắng nghe và có bản
lĩnh dám lắng nghe thể hiện
rõ phẩm chất và năng lực
của người lãnh đạo. Đó là
đòi hỏi của văn hóa lãnh
đạo. Một trong những đòi
hỏi của văn hóa lãnh đạo là
biết đối thoại và dám đối
thoại với dân, với người
dưới quyền của mình. Đòi
hỏi đó thường vấp phải cái
quán tính của độc thoại. Mà
độc thoại, oái oăm thay lại
dễ là thói quen khó bỏ của

người cầm quyền tai luôn
thuận nghe những lời “dạ thưa anh”, “xin được anh cho ý kiến chỉ bảo”. Đó cũng
là thói quen ban phát mệnh lệnh, mà có thói quen đó vì thường được chuẩn bị sẵn
một môi trường rất giỏi tung hô, sản phẩm bệnh hoạn của sự tha hóa quyền lực.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại hiện trường vụ tai nạn sập
nhịp cầu Cần Thơ
Thói quen độc thoại tự cho mình đã biết tất cả, chân lý là đã có sẵn, chỉ cần rao
giảng. Ấy thế mà, đối thoại lại là thành tựu của tư duy hiện đại, vượt qua sự cố
chấp của “nguyên lý loại trừ” mà chấp nhận “nguyên lý bổ sung”. Thói quen độc
thoại rất thích hợp với sự vận dụng nguyên lý loại trừ, tự trói chặt mình trong cách
xử sự: “ai không đồng ý với ta tức là chống lại ta”. Ngược lại, thói quen đối thoại
lại gắn bó với nguyên lý bổ sung, chân thành lắng nghe để tiếp nhận thông tin
nhằm làm tri thức của mình luôn luôn mới theo kịp với nhịp phát triển của cuộc
sống.
Nói đối thoại là thành tựu của tư duy hiện đại chính vì lẽ đó. Bởi lẽ, phát triển luôn
luôn là tự phát triển trong tiến trình tiến hoá tạo nên những thuộc tính hợp trội,
được thực hiện bằng các cơ chế thích nghi không chỉ biểu hiện bằng cạnh tranh
sinh tồn và chọn lọc tự nhiên, mà còn bằng hợp tác và cùng phát triển. Chính sự đa
dạng của tiến hóa như vậy tạo nên sự đa dạng, phong phú, rất phức tạp, song cũng
hết sức sinh động của cuộc sống. Cuộc sống nói chung và cuộc sống của con
người trong xã hội. Mà xã hội của con người là một hệ thích nghi cực kỳ phức tạp,
trong đó, các thành phần khác nhau, những yếu tố đối lập, tùy theo sức hút của
mục tiêu chung đều có lợi cho tất cả, thì không nhất thiết phải đối đầu theo kiểu tư
duy “ai thắng ai”, dẫn đến một kết cục phải thanh toán lẫn nhau để giành quyền
thắng, mà thông qua những tương tác có tính hợp trội còn có thể tìm được khả
năng cùng thắng. Chính nhận thức đó tạo ra được phong cách ứng xử khoan dung,
cởi mở và sự hòa hợp, mong được làm bạn chứ không tự trở thành kẻ thù của
nhau.
Đừng quên rằng, chỉ biết độc thoại là tự biến mình thành cô độc. Họ không có
cộng sự, chỉ có người dưới quyền, những “cận thần” quen với nghề đưa đón ý cấp

trên và sẵn sàng làm tất cả để “lọt được mắt xanh”. Với một động cơ vụ lợi và
thực dụng như vậy thì dễ dàng xuất hiện những hệ lụy đáng sợ:

“Có cái miệng làm chức năng cái bẫy
Sau nụ cười là lởm chởm răng cưa
Có cái môi mỏng hơn lá mía
Hôn má bên này bật máu má bên kia*”
(Nguyễn Duy, Đánh thức tiềm lực)
Chuyện này không mới, mấy nghìn năm trước, Khổng Tử cũng đã từng cảnh báo
về chuyện “xảo ngôn loạn đức”. Sách Luận ngữ, Thiên úy thị đã cảnh báo: “Hữu
biền tịch, hữu thiên nhu, hữu biền nịnh, tổn hĩ” (Bạn đón ý mình, bạn khéo nịnh
mình, bạn mồm mép, là bạn có hại). Khổng Tử rất kỵ thói “Xảo ngôn, lệnh sắc,
túc cung” (Nói năng khéo léo, nét mặt giả bộ niềm nở, thái độ quá cung kính).
Nhưng ông lại hết sức cổ vũ thái độ khiêm tốn học hỏi và biết lắng nghe. Thiên
Thuật ghi chép rõ điều ấy: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên: trạch kỳ
thiện giả nhi tòng chi, kĩ bất thiện giả nhi cải chi” (Ba người cùng đi [ta với hai
người nữa] tất có người làm thầy ta: lựa lấy cái hay của người này mà học, xét cái
quấy của người kia mà tự sửa mình)
Cũng trên tinh thần ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ: “
Có nhiều cách
hỏi ý kiến dân chúng. Nói chuyện với từng người. Nói chuyện với đông người.
Khai hội, nói chuyện với tầng lớp này, nói chuyện với tầng lớp khác, với mỗi tầng
lớp. Nếu ta chịu khó, chịu suy nghĩ, bất kỳ nói chuyện với ai cũng có ích cho tư
tưởng của ta
”. Bác khẳng định: “Đặc điểm rõ nhất trong tư tưởng của dân chúng
là họ hay so sánh. Họ so sánh bây giờ và họ so sánh thời kỳ đã qua. Dân chúng so
sánh đúng và giải quyết đúng vì tai mắt họ nhiều, việc gì họ cũng nghe, cũng thấy.
Vì sự so sánh kỹ càng đó, mà cách giải quyết của dân chúng bao giờ cũng gọn
gàng, hợp lý, công bình… dựa theo ý kiến họ mà cất nhắc cán bộ, nhất định không
xảy ra việc thiên vị, nhất định hợp lý và công bằng

”.
Muốn đối thoại, người lãnh đạo phải tinh thông công việc của mình, biết gần dân,
hiểu dân và lắng nghe dân. Phải thật sự có dân chủ, mới có đối thoại. Muốn
thường xuyên vận dụng phương thức đối thoại trong mối quan hệ giữa lãnh đạo và
dân thì phải thật sự mở rộng dân chủ, tạo cơ chế cho dân thực hiện trách nhiệm
công dân của mình. Văn hóa đối thoại là sản phẩm của một xã hội dân chủ, biết
tôn trọng vai trò làm chủ của người dân. Nét văn hóa ấy phải là và cần là một cải
cách đột phá trong sự nghiệp đổi mới của đất nước.

×