Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của PV gas giai đoạn 2008 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 123 trang )

.....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------

TRẦN HUY THỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA PV GAS GIAI ĐOẠN 2008-2015

TRẦN HUY THỰC

2006 – 2008
HÀ NỘI 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA PV GAS GIAI ĐOẠN 2008-2015


NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ:

TRẦN HUY THỰC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN TRỌNG PHÚC

HÀ NỘI 2008


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngày nay, sự cạnh tranh trên thị trường giữa các nước và doanh
nghiệp ngày càng khốc liệt. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với Việt Nam,
đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh
tranh để tồn tại và phát triển là một vấn đề sống còn đối với tất cả các doanh
nghiệp Việt Nam.
Lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
PV GAS giai đoạn 2008 – 2015” để nghiên cứu là phù hợp với xu thế phát
triển trong thời kỳ đầu của hội nhập kinh tế Quốc tế.
Nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương và tập trung
trình bày một số vấn đề sau:
Chương I: Hệ thống cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh; Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, gồm
các yếu tố bên ngoài (yếu tố ngành) và các yếu tố bên trong (nội bộ); Đặc
điểm của ngành sản xuất kinh doanh khí; Các mơ hình phân tích và nội dung
đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương II: Đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của PV GAS.
Trên cơ sở đánh giá, xác định được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp;
Đồng thời nhận diện được các cơ hội và thách thức trong sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, làm cơ sở thực hiện các giải pháp về cạnh tranh.

Chương III: Trên cơ sở các đánh giá của chương II, tác giả đưa ra một
số giải pháp về tăng cường đầu tư kho chứa sản phẩm lỏng, cảng xuất nhập
sản phẩm lỏng; giải pháp nâng cao sức cạnh tranh về công nghệ; giải pháp
tăng cường năng lực quản lý môi trường; tất cả nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của PV GAS.
Tác giả hy vọng góp phần làm rõ hơn vấn đề năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp ngành khí nói chung và của PV GAS nói riêng qua luận văn
này.


SUMMARY
Nowadays, competition among enterprises, among countries has
becomes fiercer and fiercer. It has also happened to Vietnam, especially
when Vietnam has joined WTO. Therefore, it is essential for all enterprises
in Vietnam to improve and strengthen their competition to exist and develop.
The theme “Some solutions to improve and strengthen PV GAS’
capacity of competition for the period 2008 -2015” being chosen to research
is in accordance with the tendency of development in the early stage of
international integrity of economics.
The thesis includes 3 chapters and mainly mentions the following:
Chapter I: System of argument basis on competition and capacity of
competition; Factors affecting enterprise’s capability of competition,
including exterior factors (factors of industry) and interior factors; Characters
of gas industry; Models of analizing and assessing enterprise’s capability of
competition.
Chapter II: Analizing and assessing PV GAS’ of capacity of
competition; Pointing out PV GAS’ strength and weakness; Recognizing
opportunities and challengers waiting for PV GAS to suggest/recommend
solutions of competition.
Chapter III: Based on Chapter II, the author recommends some

solutions of investment in LPG storage and terminal; solutions to improve
and strengthen competition of technology; solutions to improve and
strengthen management of environment. All are for the top purpose of
improving and strengthening PV GAS’ capacity of competition.
The author hopes that the thesis contributes to make

clearer the

capacity of competition of enterprises in gas industry in general and of PV
GAS in particular.


MỤC LỤC
Phần mở đầu.....................................................................................................1
1.
Lý do chọn đề tài ...................................................................................1
2.
Mục đích nghiên cứu .............................................................................3
3.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................3
4.
Phương pháp nghiên cứu .......................................................................3
5.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn, ứng dụng lý luận vào
thực tiễn ...........................................................................................................4
6.
Cấu trúc của luận văn ............................................................................4
7.
Tài liệu cơ sở của luận văn ....................................................................5
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh ............................................7

1.1. Cạnh tranh trong kinh tế thị trường .......................................................7
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh ....................................................................... 7
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh........................................................................... 8
1.1.3. Quy mô và mức độ của cạnh tranh ....................................................... 9
1.1.4. Vận hành của Cạnh tranh. .................................................................... 9
1.1.5. Các thị trường khơng có cạnh tranh ................................................... 11
1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...............................................12
1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........................ 12
1.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp ................................................................................................. 14
1.2.3. Phân tích các yếu tố nội bộ doanh nghiệp .......................................... 15
1.2.4. Phân tích các yếu tố của mơi trường ngành ....................................... 18
1.2.5. Phân tích SWOT ................................................................................. 27
1.3. Nội dung đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................31
1.4. Các mơ hình đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............32
1.4.1. Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh ......................................................... 32
1.4.2. Mơ hình ma trận SWOT ..................................................................... 32
1.5. Tóm tắt nội dung chương 1 .................................................................33
Chương 2: Đánh giá thực trạng cạnh tranh của PV GAS giai đoạn 2000-2007
34
2.1. Giới thiệu về PV Gas ...........................................................................34
2.2. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của PV Gas giai đoạn 2000 –
2007 39
Phân tích nội bộ .............................................................................................39
2.2.1. Sản phẩm ............................................................................................ 39
2.2.2. Thị phần .............................................................................................. 42
2.2.3. Năng lực vốn của doanh nghiệp ......................................................... 43
2.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ................................................. 45
2.2.5. Quản trị nhân lực ................................................................................ 47
Luận văn tốt nghiệp cao học


Học viên: Trần Huy Thực


2.2.6. Hệ thống quản lý ................................................................................ 49
2.2.7. Uy tín, thương hiệu PV GAS.............................................................. 50
Phân tích mơi trường ngành ...........................................................................53
2.2.8. Tình hình thị trường ........................................................................... 55
2.2.9. Phân tích sức mạnh của nhà cung cấp ................................................ 62
2.2.10.Nguy cơ thay thế ................................................................................ 69
2.2.11.Phân tích sức mạnh khách hàng......................................................... 72
2.2.12.Phân tích đối thủ cạnh tranh .............................................................. 75
2.2.13.Các rào cản gia nhập .......................................................................... 77
2.3. Nhận diện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của PV GAS ....79
2.3.1. Điểm mạnh ......................................................................................... 79
2.3.2. Điểm yếu............................................................................................. 80
2.3.3. Cơ hội ................................................................................................. 80
2.3.4. Thách thức .......................................................................................... 81
2.4. Tóm tắt chương 2.................................................................................83
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của PV GAS giai
đoạn 2008 – 2015 ...........................................................................................85
3.1. Những căn cứ khoa học để đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của PV Gas đến 2015 ...........................................................................85
3.1.1. Vai trị quan trọng của ngành cơng nghiệp khí trong sự phát triển kinh tế
xã hội .................................................................................................. 85
3.1.2. Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với ngành cơng nghiệp khí 87
3.1.3. Căn cứ thực trạng cạnh tranh của PV Gas.......................................... 87
3.1.4. Cân đối cung cầu LPG giai đoạn 2008 - 2015 ................................... 88
3.1.5. Căn cứ chiến lược phát triển của PV Gas........................................... 89
3.1.6. Áp lực trong hoạt động ....................................................................... 91

3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực canh tranh của PV Gas ..............92
3.2.1. Giải pháp 1: “ Phát triển cơ sở hạ tầng kho chứa và cảng phân phối sản
phẩm lỏng” ......................................................................................... 92
3.2.2. Giải pháp 2: “Nâng cao sức cạnh tranh về công nghệ sản xuất khí” . 99
3.2.3. Giải pháp 3: “ Nâng cao năng lực quản lý môi trường của PV GAS phục
vụ mục tiêu phát triển bền vững” ..................................................... 105
2.5. Tóm tắt chương 3.............................................................................. 110
Kết luận ....................................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 115

Luận văn tốt nghiệp cao học

Học viên: Trần Huy Thực


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1

Kết quả SXKD 2005-2007 của PV GAS

39

Bảng 2.2


Vốn ĐTPT của PV GAS giai đoạn 2000-2007

44

Bảng 2.3

Cơ cấu lao động của PV GAS

49

Bảng 2.4

Tiêu thụ LPG theo miền giai đoạn 2000-2007

59

Bảng 2.5

Lĩnh vực tiêu thụ LPG theo vùng 2000-2007

60

Bảng 2.6

Yêu cầu kỹ thuật dối với khí hóa lỏng

61

Bảng 2.7


Giá LPG giai đoạn 2003-2007

65

Bảng 2.8

Sản lượng LPG của PV GAS giai đoạn 2000-2007

66

Bảng 2.9

Tình hình nhập khẩu LPG từ 2003-2007

66

Bảng 2.10

Cung cầu LPG giai đoạn 2000-2007 tai Việt Nam

67

Bảng 2.11

Thị phần sản lượng LPG thị trường LPG khu vực

76

phía Nam của các cơng ty lớn
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1

Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. E Porter

19

Hình 1.2

Nội dung phân tích năng lực cạnh tranh của DN

32

Hình 2.1

Sản lượng khí, condensate, LPG của PV GAS

44

Hình 2.2

Lơ gơ của PV GAS

53

Hình 3.1

Bản đồ hệ thống kho chứa LPG của PV GAS 2007

98


Luận văn tốt nghiệp cao học

Học viên: Trần Huy Thực


1

Phần mở đầu
1.

Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục đà phát triển ấn tượng

trong khi q trình đơ thị hóa được đẩy nhanh hơn bao giờ hết. Vì vậy nhu cầu
về năng lượng nói chung sẽ tiếp tục xu hướng tăng.
Năng lượng ln ln đóng một vai trị quan trọng khơng thể thiếu được
trong việc đảm bảo phát triển kinh tế xã hội ở mọi quốc gia. Ở Việt Nam, vai
trò của năng lượng cịn đặc biệt quan trọng vì đất nước đang tiến hành cơng
cuộc hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa. Do vậy, việc phát triển và sử dụng năng
lượng một cách vững chắc và hiệu quả là một yêu cầu cấp bách và có tầm quan
trọng sống cịn đối với nền kinh tế quốc gia.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế vững chắc của Việt Nam, nhu cầu năng
lượng đang tăng mạnh và tình hình việc đảm bảo an ninh năng lượng ngày
càng căng thẳng.
Là một đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh khí và
các sản phẩm khí, đối với Tổng cơng ty Khí (PV GAS) , việc đảm bảo đầy đủ
cơ sở hạ tầng, tài chính, nhân lực… phục vụ cho thu gom, vận chuyển, chế
biến, tàng trữ, phân phối khí và sản phẩm khí khơng chỉ cho cơng tác sản xuất
kinh doanh mà cịn góp phần đáp ứng một phần u cầu bức thiết về nhu cầu
năng lượng cho quốc gia, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị đảm bảo an

ninh quốc gia.
Sau 18 năm hoạt động, PVGas đã cung cấp khí để sản xuất gần 35% 40% sản lượng điện, 30% thị phần phân bón và trên 40% thị phần khí hóa lỏng
cả nước. Kể từ năm 1995 đến nay, Khí được sử dụng đã thay thế dầu DO để
sản xuất điện đã làm lợi cho Nhà nước một khoản ngoại tệ trên 4,5 tỷ Đô la

Luận văn tốt nghiệp cao học

Học viên: Trần Huy Thực


2

Mỹ, góp phần khơng nhỏ trong việc giải quyết tình trạng thiếu hụt năng lượng
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, góp phần hạn chế nạn phá rừng và ô nhiễm
môi trường nhờ đưa các sản phẩm khí vào sử dụng thay thế nhiên liệu truyền
thống.
Bên cạnh các thành tích đạt được trong q trình phát triển, những năm
gần đây do trữ lượng khí trong nước ngày càng giảm sút làm cho thị phần và
doanh thu từ hoạt động kinh doanh LPG sụt giảm mạnh, kéo dài qua nhiều
năm. Sự suy giảm thế cạnh tranh của PV GAS hiện nay có ngun nhân từ:
-

Do nguồn cung ngun liệu khí đầu vào giảm, nguồn khí bổ sung chậm
và khơng ổn định.

-

Giá khí nguyên liệu tăng cao do chi phí đầu tư trong cơng tác tìm kiếm,
thăm dị, khai thác tăng theo nhu cầu năng lượng của thế giới. Trong khi
giá khí thương phẩm trong nước vẫn duy trì ở mức thấp do yêu cầu đảm

bảo an ninh điện của quốc gia.

-

Dư thừa công suất thiết bị công nghệ do thiếu nguyên liệu.

-

Cơ sở hạ tầng, kho tàng, công nghệ chậm thay đổi do đầu tư chậm.

-

Địa bàn hoạt động quá tập trung hoặc kéo dài với qui mô nhỏ.

-

Nguy cơ tụt hậu đã không được nhận diện đầy đủ.

-

Sự gia tăng mạnh mẽ sự cạnh tranh của các đối thủ trong và ngồi ngành
có ngun nhân từ sự hồ nhập và mở cửa nền kinh tế sau khi Việt Nam
gia nhập WTO.

-

Nhà nước đang giảm dần các chính sách bảo hộ Doanh nghiệp Nhà nước
do các cam kết của lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

-


Sự gia tăng đáng kể các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện sản xuất và
kinh doanh cùng lĩnh vực.

Luận văn tốt nghiệp cao học

Học viên: Trần Huy Thực


3

Từ các nguyên nhân trên dẫn tới hệ quả là PV GAS đã ít nhiều suy giảm
thế cạnh tranh và giảm thị phần kinh doanh. Do vậy, để có thể tiếp tục giữ
vững và phát huy vai trò chủ đạo trong ngành, PV GAS rất cần thiết phải có
các nhóm giải pháp nhằm duy trì và gia tăng thị phần, chiếm lĩnh thị trường.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn và thực trạng cạnh tranh của PV GAS, Luận
văn: “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của PV GAS giai
đoạn 2008 – 2015 ” được tác giả lựa chọn thực hiện là một trong những nhóm
giải pháp phục vụ mục tiêu trên.
2.

Mục đích nghiên cứu

-

Tìm hiểu lý luận về năng lực cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

-


Đánh giá hiện trạng năng lực cạnh của một doanh nghiệp cụ thể (PV
GAS) trong sản xuất và kinh doanh khí và sản phẩm khí.

-

Đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của PVGAS
cho đến năm 2015 nhằm duy trì lợi thế tiến lên chiếm lĩnh thị trường.

3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

-

Đối tượng nghiên cứu: hoạt động sản xuất, vận chuyển, tàng chứa và
kinh doanh sản phẩm khí (chủ yếu là sản phẩm LPG) của PVGAS.

-

Phạm vi nghiên cứu: Kinh doanh sản phẩm khí của PVGAS.

4.

Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm:

-

Phương pháp nghiên cứu hệ thống tài liệu lý luận liên quan cạnh tranh
của doanh nghiệp nói chung và cạnh tranh trong kinh doanh sản phẩm

khí nói riêng;

-

Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp từ số liệu thực tế.

Luận văn tốt nghiệp cao học

Học viên: Trần Huy Thực


4

-

Phương pháp hệ thống, nghiên cứu tồn diện cơng tác sản xuất và kinh
doanh sản phẩm khí.

5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn, ứng dụng lý luận vào
thực tiễn

-

Ý nghĩa khoa học:
Xây dựng giải pháp về cạnh tranh để thực hiện chiến lược cạnh tranh

của doanh nghiệp thơng qua áp dụng mơ hình lý thuyết vào phân tích để giải
quyết các vấn đề thực tế, cụ thể của doanh nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu, vận

dụng các lý luận cơ bản về mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh, mơ hình phân tích
SWOT, các kiến thức về hoạch định chiến lược, quản trị tài chính, quản trị nân
lực, cạnh tranh hiệu quả vào việc xác định thế cạnh tranh của một đơn vị kinh
doanh, qua đó tìm ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất và
kinh doanh của một doanh nghiệp, trong một ngành cụ thể- sản xuất và kinh
doanh sản phẩm khí của PVGAS.
-

Ý nghĩa thực tiễn:
+

Phân tích hiện trạng để tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh sản phẩm khí của
PVGAS nhằm duy trì hoặc tăng lợi nhuận trong hoạt động.

+

Kết quả nghiên cứu có thể được dùng để xem xét để chuyển thế
cạnh tranh đó thành một chiến lược cạnh tranh cụ thể trong kinh
doanh và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm khí đến năm 2015
của PV GAS.

6.

Cấu trúc của luận văn
Kết cấu nội dung chính của luận văn gồm ba chương, bao gồm:

Luận văn tốt nghiệp cao học

Học viên: Trần Huy Thực



5

-

Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh
hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường hội nhập.
Trong phần này nêu tổng quan lý luận về năng lực cạnh tranh; Các nhân
tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp; Mơ hình
được áp dụng để phân tích năng lực cạnh tranh.

-

Chương 2: Đánh giá thực trạng cạnh tranh của của PVGAS đến 2007
+

Lịch sử hình thành, đặc điểm hình thành và phát triển PV.

+

Hiện trạng qui mơ và tình hình phát triển của PV GAS trong sản
xuất và kinh doanh, thực trạng về năng lực tài chính, các sản phẩm
dịch vụ , trình độ cơng nghệ, nhân lực và trình độ quản trị, mạng
lưới cung cấp phân phối sản phẩm.

+

Phân tích mơi trường bên trong của PV Gas, các điều kiện thuận lợi

cho sự phát triển, những mặt cịn hạn chế.

+

Phân tích mơi trường hoạt động bên trong của PV Gas, các điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển, những mặt còn hạn chế.

+

Phân tích những lợi thế và thách thức về mặt cạnh tranh đối với các
lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của PVGAS.

-

Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
PVGAS như giải pháp về cơ sở hạ tầng, phát triển công nghệ, năng lực
quản lý về môi trường PV GAS.

7.

Tài liệu cơ sở của luận văn

-

Trung tâm thơng tin tư liệu dầu khí Petrovietnam.

Luận văn tốt nghiệp cao học

Học viên: Trần Huy Thực



6

-

Các báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
của PV GAS các năm 2005 - 2007.

-

Chiến lược phát triển PV GAS đến năm 2015 và định hướng đến năm
2025 đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt tháng 9/2007.

-

Chiến lược phát triển Tập đồn Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tháng 3/2006.

-

Luật xây dựng và Quy chế quản lý dự án đầu tư của Chính phủ.

-

Các giáo trình giảng dạy trong lĩnh vực quản lý kinh tế của Trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội.

-


Luận văn của các khóa trước thuộc các trường Đại học.

Luận văn tốt nghiệp cao học

Học viên: Trần Huy Thực


7

Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh
Cở sở lý luận về năng lực cạnh tranh được trình tìm hiểu ở những khía
cạnh sau:
- Khái niệm cạnh tranh.

- Khái niệm về năng lực cạnh tranh

- Vai trò của cạnh tranh

- Phân tích yếu tố ảnh hưởng năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp

- Quy mô và mức độ của cạnh tranh - Nội dung phân tích năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp
- Vận hành của cạnh tranh

- Các mơ hình phân tích năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp

- Thị trường khơng có cạnh tranh
1.1.


Cạnh tranh trong kinh tế thị trường

1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay
các nhóm, các lồi vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi
nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác.
Cạnh tranh trong hoạt động kinh tế, đó là sự ganh đua giữa các chủ thể
kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế tương đối
trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất
cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất với nhau hoặc có
thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn
bán hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp.
Cạnh tranh là người mua được quyền chọn lựa. Tất nhiên những người
mua này có thể là các doanh nghiệp khác hoặc các cá nhân người tiêu dùng
Luận văn tốt nghiệp cao học

Học viên: Trần Huy Thực


8

Cạnh tranh là sức mạnh mà hầu hết các nền kinh tế thị trường tự do dựa
vào để đảm bảo rằng các doanh nghiệp thoả mãn được các nhu cầu và mong
muốn của người tiêu dùng. Khi có cạnh tranh, khơng một chính phủ nào cần
phải quy định các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng gì với số lượng, chất lượng
và giá cả thế nào. Cạnh tranh trực tiếp quy định những vấn đề đó với các doanh
nghiệp.
Thuật ngữ “cạnh tranh” được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như
lĩnh vực kinh tế, thương mại, luật, chính trị, sinh thái, thể thao. Cạnh tranh có

thể là giữa hai hay nhiều lực lượng, hệ thống, cá nhân, nhóm, lồi, tùy theo nội
dung mà thuật ngữ này được sử dụng. Cạnh tranh có thể dẫn đến các kết quả
khác nhau. Một vài kết quả, ví dụ như trong cạnh tranh về tài nguyên, nguồn
sống hay lãnh thổ, có thể thúc đẩy sự phát triển về mặt sinh học, tiến hóa, vì
chúng có cơ hội, được cung cấp lợi thế cho sự sống sót, tồn tại.
1.1.2. Vai trị của cạnh tranh
Cạnh tranh có vai trị quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng,
và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển,
góp phần vào sự phát triển. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho
người tiêu dùng. Doanh nghiệp phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất
lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, cơng
nghệ trong đó cao hơn...để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. Cạnh
tranh, làm cho doanh nghiệp năng động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn
nhu cầu của người tiêu dùng, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những
tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện
cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng
xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Luận văn tốt nghiệp cao học

Học viên: Trần Huy Thực


9

Cạnh tranh là một thách thức, nhưng đồng thời cũng là một cơ hội.
Thách thức là vì chúng ta phải đấu nhau với cả những "gã khổng lồ" có tiềm
lực to lớn và có kinh nghiệm đầy mình. Cơ hội là vì chúng ta có được một sức
ép lành mạnh để vươn lên. Khơng có sức ép, chắc gì chúng ta đã chịu từ bỏ
cách nghĩ, cách làm cũ.

Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả khơng mong
muốn về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu
của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh
tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp
pháp luật. Vì lý do trên cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh
bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của Nhà nước.
Trong xã hội, mỗi con người, xét về tổng thể, vừa là người sản xuất
đồng thời cũng là người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều
lợi ích hơn cho mọi người và cho cộng đồng, xã hội.
1.1.3. Quy mô và mức độ của cạnh tranh
Cạnh tranh cũng có thể tồn tại ở các quy mơ khác nhau; một vài dạng
cạnh tranh có thể sảy ra giữa hai thành viên trong loài, trong khi những sự cạnh
tranh khác có thể gồm cả lồi.
Mức độ cạnh tranh cũng khác nhau. Ở một số mức độ, sự cạnh tranh,
ganh đua có thể có mức độ rất bình thường, nhiều khi chỉ để đạt được sự kiêu
hãnh, thắng lợi nhỏ nào đó. Song, một số sự cạnh tranh khác có thể ở mức độ
rất cao, cực kỳ quyết liệt, ví dụ một vài cuộc chiến tranh có thể nổ ra do sự
cạnh tranh quyết liệt giữa hai đất nước, hai quốc gia hay hai dân tộc.
1.1.4. Vận hành của Cạnh tranh.
Cạnh tranh hoạt động như thế nào? Xem xét các giả thiết dưới đây:

Luận văn tốt nghiệp cao học

Học viên: Trần Huy Thực


10

-


Các doanh nghiệp muốn làm ra tiền;

-

Người tiêu dùng có tiền và muốn tiêu tiền để thoả mãn nhu cầu và mong
muốn của mình.
Chúng ta thêm vào ba chính sách cơ bản của chính phủ:

-

Các quy định về an tồn và sức khoẻ;

-

Bảo vệ chống cạnh tranh không công bằng, lừa dối hoặc thiếu đạo đức,
để người mua được biết thực sự họ đang mua cái gì;

-

Bảo vệ chống các hoạt động độc quyền - ví dụ như các thoả thuận giữa
các đối thủ cạnh tranh về mức giá bán cao, những vụ sáp nhập làm huỷ
hoại cạnh tranh, hay lạm dụng vị trí thống trị trên thị trường - để đảm
bảo sự cạnh tranh thực sự giữa các doanh nghiệp.
Sau đó chúng ta tránh sang một bên để cạnh tranh trên thị trường tự hoạt

động. Ở hầu hết các thị trường, trong đa số trường hợp, đây gần như là tất cả
quy định cần thiết của chính phủ để đảm bảo quyền lợi của người mua.
Làm sao chúng ta biết được giá cả cao hơn mức phải có? Cạnh tranh
giữa các nhà cung cấp để bán hàng cho người tiêu dùng sẽ giữ giá ở mức thấp.
Làm sao chúng ta biết được rằng chi phí thấp ở mức phải có? Nếu các

nhà cung cấp có thể bán cho nhiều người mua hơn và thu được nhiều lợi nhuận
hơn bằng cách có những hành động nhằm làm hạ mức chi phí của mình thì họ
sẽ làm điều đó.
Làm sao chúng ta biết được rằng khoa học kỹ thuật tiến bộ ở mức cần
phải có? Cạnh tranh giữa các cơng ty buộc họ phải tiến bộ hơn các đối thủ để
thu hút người mua.
Làm sao chúng ta biết được rằng chất lượng sản phẩm đạt mức cao như
phải có? Nếu người mua muốn có những cải tiến chất lượng, người bán sẽ cố
Luận văn tốt nghiệp cao học

Học viên: Trần Huy Thực


11

tìm tịi khám phá và sẽ kiếm được nhiều tiền hơn bằng cách thoả mãn nhu cầu
của người mua.
1.1.5. Các thị trường khơng có cạnh tranh
Trước tiên, có những thị trường, trong đó cạnh tranh khơng đem lại ý
nghĩa kinh tế nào. Có một vài lĩnh vực như vậy thường được gọi là "những lĩnh
vực độc quyền tự nhiên", trong đó lợi ích của việc cạnh tranh khơng đáng với
cái giá phải bỏ ra. Do đó những lĩnh vực này thường do Nhà nước quản lý hoặc
điều tiết. Ví dụ, ở Việt Nam, đó là các ngành Điện, Cung cấp nước, thốt nước,
Bưu chính viễn thơng, ... Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng:
-

Thứ nhất: Có ít lĩnh vực độc quyền tự nhiên hơn nhiều so với người ta
từng nghĩ. Ví dụ ngành đường sắt vẫn được nhiều người coi là lĩnh vực
độc quyền tự nhiên, một ngành mà ở nhiều nước cần phải có sự kiểm
sốt chặt của chính phủ, nhưng quyền lợi của những người gửi hàng lại

được bảo vệ tốt hơn nhờ sự cạnh tranh của các công ty vận tải đường bộ
và đường thuỷ hơn là nhờ sự kiểm sốt của chính phủ.
Ðối với những lĩnh vực tiếp tục cần phải có sự kiểm sốt, chúng ta thấy
rằng sự kiểm soát này giờ đã đỡ mang tính can thiệp thơ bạo và đỡ đắt
đỏ hơn nhiều so với trước mà vẫn vảo vệ được công chúng khỏi bị lạm
dụng độc quyền.

-

Thứ hai, một đất nước không thể lúc nào cũng tự có khả năng ủng hộ thị
trường cạnh tranh trong một số lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên đối với
nhiều sản phẩm, hàng nhập khẩu có thể tạo cho người mua nhiều lựa
chọn và ngăn không cho các "nhà độc quyền" địa phương được tận dụng
vị thế của mình. Đối với một số sản phẩm, hàng nhập khẩu có thể là một
hình thức cạnh tranh hiệu quả, trong khi đối với những sản phẩm khác,
các cơ quan điều tiết của chính phủ có thể phải đề phòng hành động của

Luận văn tốt nghiệp cao học

Học viên: Trần Huy Thực


12

các doanh nghiệp địa phương đặt các nhà nhập khẩu cạnh tranh vào thế
bất lợi.
-

Cuối cùng, như đã nói ở trên, các doanh nghiệp sẽ cố gắng vơ hiệu hố
cạnh tranh. Họ thích có cạnh tranh khi họ đóng vai trị người mua trên

thị trường, tìm kiếm những sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý nhất cho
bản thân và thường hợp tác với các nhà chức trách về vấn đề cạnh tranh
để bảo vệ sự cạnh tranh đó. Nhưng họ có xu hướng thích một sự tồn tại
dễ dàng hơn và đoàn kết hơn khi họ bán các sản phẩm của mình cho
người mua. Như nhà kinh tế học người Anh J. R. Hicks có lần đã nhận
xét: " Lợi ích tốt nhất trong tất cả những lợi ích của sự độc quyền là một
cuộc sống êm ả". Do đó họ có thể cố gắng làm những việc như:
+

Thoả thuận với các công ty cạnh tranh gần gũi nhất về mức giá bán,
hoặc ai sẽ bán cho khách hàng nào, hay ai sẽ bán ở những lãnh thổ
nào;

+

Sáp nhập hoạt động với các công ty cạnh tranh gẫn gũi nhất;

+

Buộc các nhà cung cấp hoặc các nhà phân phối của mình ký các
hợp đồng độc quyền để bảo đảm vị trí chiếm lĩnh của mình trên một
thị trường nhất định.

1.2.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Thuật ngữ “Năng lực cạnh tranh” được sử dụng phổ biến, thường
xuyên được nhắc tới trên các diễn đàn kinh tế cũng như trên các phương tiện

thông tin đại chúng, thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu và được
phân tích từ nhiều góc độ khác nhau.

Luận văn tốt nghiệp cao học

Học viên: Trần Huy Thực


13

Hiện nay, còn nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên
các cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Và hiện chưa có một lý
thuyết nào hồn tồn có tính thuyết phục về vấn đề này, do đó khơng có lý
thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh. Trong giới hạn của kiến thức và thời
gian nghiên cứu, tác giả chỉ tập chung xem xét năng lực cạnh tranh ở cấp độ
doanh nghiệp và sản phẩm.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là khả năng bù đắp
chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ
của doanh nghiệp trên thị trường.
Quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng có nhiều khác
biệt. Có ý kiến cho rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu
thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Có quan điểm gắn năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có những
quan điểm đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với hiệu quả sản
xuất kinh doanh… Một số ý kiến tán thành năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là việc khai thác thực lực và lợi thế của mình để thoả mãn nhu cầu
khách hàng và thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi
thế của mình e rằng chưa đủ, bởi trong điều kiện tồn cầu hố kinh tế, lợi thế
bên ngồi đơi khi là yếu tố quyết định. Thực tế chứng minh một số doanh
nghiệp rất nhỏ, khơng có lợi thế nội tại, thực lực bên trong yếu nhưng vẫn tồn

tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử
dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm
hàng hoá dịch vụ hấp dẫn với người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được
lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh.

Luận văn tốt nghiệp cao học

Học viên: Trần Huy Thực


14

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: Một doanh nghiệp có thể
kinh doanh một hay nhiều sản phẩm và dịch vụ, vì vậy, người ta cịn phân biệt
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh của sản phẩm,
dịch vụ.
1.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được
chia thành hai nhóm chính: nhóm các yếu tố thuộc môi trường bên trong (nội
tại) của doanh nghiệp và nhóm các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi doanh
nghiệp.
Các yếu tố nội tại doanh nghiệp luôn tồn tại hai loại: những yếu tố tích
cực và các yếu tố khơng tích cực. Các yếu tố tích cực sẽ tạo ra các thế mạnh và
các yếu tố khơng tích cực sẽ gây ra các hạn chế, các điểm yếu của doanh
nghiệp. Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp tạo nên thế mạnh, điểm yếu của
doanh nghiệp bao gồm: Sản phẩm; Thị phần; Năng lực về vốn; Hệ thống hạ
tầng kỹ thuật và công nghệ; Quản trị nhân lực; Hệ thống quản lý; Thương hiệu
và uy tín của doanh nghiệp.

Mơi trường bên ngoài doanh nghiệp là tập hợp các yếu tố khách quan
bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích mơi trường kinh doanh bên
ngồi sẽ giúp doanh nghiệp xác định các cơ hội và thách thức tiềm ẩn đối với
chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.
Mơi trường kinh doanh bên ngồi doanh nghiệp gồm 3 cấp: môi trường
quốc tế, môi trường kinh tế quốc dân (môi trường vĩ mô) và môi trường ngành
(môi trường vi mô). Tác giả xin phép chỉ đề cập đến phân tích mơi trường
ngành trong phạm vi luận văn này.

Luận văn tốt nghiệp cao học

Học viên: Trần Huy Thực


15

1.2.3. Phân tích các yếu tố nội bộ doanh nghiệp
Thế mạnh của doanh nghiệp là tổng hợp tất cả các thuộc tính, các yếu tố
bên trong làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ
cạnh tranh. Nói một các khác đó là tất cả các nguồn lực mà doanh nghiệp có
thể huy động, sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao
hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Điểm yếu của doanh nghiệp là tất cả những
thuộc tính làm suy giảm tiềm lực của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh
tranh.
Trên cơ sở các đánh giá nội bộ doanh nghiệp theo từng yếu tố ảnh
hưởng tới năng lực cạnh tranh, nhận định các thế mạnh điểm yếu chủ yếu của
doanh nghiệp và xác định thứ tự ưu tiên của chúng.
1.2.3.1. Sản phẩm dịch vụ
Phân tích sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trên các khía cạnh: Chất

lượng sản phẩm; Kiểu dáng, mẫu mã; Giá sản phẩm; Kênh phân phối; Quảng
cáo, tiếp thị.
-

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng, tạo ra sự khác biệt nổi trội
của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh, góp phần quyết định vào hành
vi lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng.

-

Giá bán sản phẩm là một công cụ hữu hiệu trong cạnh tranh. Một cuộc
cạnh tranh về giá giữa các sản phẩm cùng cơng năng, mục đích sử dụng
hoặc giữa các sản phẩm thay thế sẽ khuyến khích người tiêu dùng lựa
chọn sản phẩm có giá thấp hơn để mua. Do vậy, các doanh nghiệp ln
phải tìm kiếm các giải pháp để hạ giá thành sản phẩm trong khi vẫn duy
trì hoạt động hiệu quả, đảm bảo một múc lợi nhuận hợp lý.

-

Hệ thống kênh phân phối thích hợp, đảm bảo tiết kiệm nhưng hiệu quả
trong việc bán sản phẩm. Để có kênh phân phối thích hợp, doanh nghiệp

Luận văn tốt nghiệp cao học

Học viên: Trần Huy Thực


16

phải phân tích kỹ nhu cầu, phải nắm bắt kỹ xu hướng phát triển, qui

hoạch của ngành, vùng,…
-

Quảng cáo, tiếp thị, cải tiến về mẫu mã sản phẩm …nhằm gia tăng ý
muốn mua sắm của khách hàng, giúp người tiêu dùng nhận biết nguồn
gốc sản phẩm và phân biệt rõ sản phẩm của các doanh nghiệp khác
nhau. Qua đó nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí của
khách hàng.

1.2.3.2. Thị phần
Thị phần của doanh nghiệp là phần trăm về sản lượng cung ứng so với
tổng nhu cầu của tồn bộ thị trường đối với hàng hóa đó.
Thị phần của doanh nghiệp thể hiện sức mạnh, quy mô của doanh
nghiệp trong ngành. Thông qua chỉ tiêu này phản ánh khẳ năng chiếm lĩnh và
điều phối thị trường của doanh nghiệp.
1.2.3.3. Năng lực vốn của doanh nghiệp
Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp
và quy mơ có cơ hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh
nghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn còn là
nền tảng, là cơ sở cho doanh nghiệp hoạt động, góp phần đa dạng hóa phương
thức kinh doanh, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm. Ngồi ra vốn
cịn giúp cho doanh nghiệp đảm bảo độ cạnh tranh cao và giữ ưu thế lâu dài
trên thị trường.
1.2.3.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm dây truyền sản xuất, kho bãi, hệ thống
thiết bị xuất nhập ngun liệu, sản phẩm và trình độ cơng nghệ là nguồn lực rất
quan trọng của doanh nghiệp . Đây là những nhân tố cốt lõi, làm cơ sở để
doanh nghiệp hoạch định các chiến lược phát triển. Nâng cao hiệu quả sử dụng
Luận văn tốt nghiệp cao học


Học viên: Trần Huy Thực


17

cơ sở hạ tầng về công suất thiết bị, thời gian sử dụng sẽ giúp doanh nghiệp
giảm chi phí, giảm giá thành của sản phẩm qua đó nâng cao được năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp. Nâng cao trình độ cơng nghệ giúp doanh nghiệp
có khẳ năng dẫn đầu trong việc tạo ra các sản phẩm có các đặc tính nổi trội, có
giá thành rẻ hơn so với sản phẩm của các đối thủ. Mặt khác dựa vào ưu thế về
trình độ cơng nghệ, doanh nghiệp sẽ có ưu thế trong gia tăng về quy mô thông
qua hợp tác đầu tư.
-

Phân tích cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơng nghệ của doanh nghiệp dựa
trên các nhân tố sau:

-

Hệ thống dây truyền sản xuất, nhà xưởng, kho bãi, hệ thống phân phối
sản phẩm hiện có của doanh nghiệp.

-

Hiệu quả sử dụng các yếu tố này và khẳ năng đáp ứng u cầu phát triển
của doanh nghiệp.

-

Trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp so với ngành, khẳ năng phát triển

công nghệ của doanh nghiệp.

1.2.3.5. Quản trị nhân lực
Phân tích ảnh hưởng các yếu tố lao động đến sản xuất là đánh giá cả hai
mặt về số lượng và về chất lượng ảnh hưởng đến sản xuất. Điều này có nghĩa
rất quan trọng vì qua phân tích chúng ta có thể đánh giá được tình hình biến
động về số lượng lao động, tình hình tăng năng suất lao động, tình hình bố trí
cũng như tình hình sử dụng thời gian lao động để thấy rõ khả năng mặt mạnh
cũng như mặt còn hạn chế của lao động. Trên cơ sở đó mới có biện pháp khai
thác quản lý sử dụng hợp lý lao động để làm tăng năng suất lao động.
1.2.3.6. Hệ thống quản lý
Hệ thống quản quản lý doanh nghiệp là công cụ để lãnh đạo doanh
doanh nghiệp sử dụng để hoạch định, tổ chức, điều hành, kiểm tra giám sát
Luận văn tốt nghiệp cao học

Học viên: Trần Huy Thực


18

việc sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp. Việc thiết lập được một hệ
thống quản lý tốt cho phép doanh nghiệp doanh nghiệp huy động mọi nguồn
lực của doanh nghiệp, phát huy tối đa công suất của các nguồn lực qua đó nâng
cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cịn giúp doanh nghiệp
tn thủ đầy đủ các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động.
1.2.3.7. Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp
Giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp bao gồm tất cả những giá
trị đặc thù mà thương hiệu mang đến cho khách hàng. Tất cả các thành tố của
giá trị thương hiệu sẽ giúp cho khách hàng có thể hiểu được cũng như lưu giữ
được rất nhiều thông tin khác nhau về sản phẩm và thương hiệu. Nó sẽ mang

đến cho khách hàng sự tự tin khi lựa chọn sản phẩm do những trải nghiệm mà
khách hàng có được khi sử dụng sản phẩm này trước đây.
1.2.4. Phân tích các yếu tố của mơi trường ngành
Mơi trường ngành gồm các yếu tố trong ngành và bên ngoài doanh
nghiệp quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của ngành.
Môi trường của một ngành công nghiệp bao gồm các yếu tố chính là: Nhà cung
cấp; Khách hàng; Đối thủ cạnh tranh; Sản phẩm thay thế; và rào cản gia nhập.
Trên cơ sở các phân tích ảnh hưởng các yếu tố của môi trường ngành đến năng
lực cạnh tranh của của doanh nghiệp để nhận định các cơ hội thách thức chủ
yếu đối với doanh nghiệp và xác định thứ tự ưu tiên của chúng. Các yếu tố
thuộc môi trường ngành được mơ tả chi tiết trong hình 1.1.

Luận văn tốt nghiệp cao học

Học viên: Trần Huy Thực


×