MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ
TOÁN CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP NINH GIANG TỈNH HẢI DƯƠNG.
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG THỜI GIAN TỚI
Phát triển kinh tế là mục tiêu của tất cả các tỉnh thành trong cả nước trong
đó có huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương, là một vùng nông thôn kinh tế chưa phát
triển người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp là chính thị trường tiêu thụ
chưa phát triển. Do vậy để phát triển kinh tế Tỉnh Hải Dương đã không coi nhẹ đến
phát triển kinh tế hộ trong đó có Huyện Ninh Giang. Kinh tế hộ sản xuất là động
lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển toàn diện và vững chắc. Vai trò hộ sản xuất là
đơn vị cơ bản đáp ứng cung cấp cho thị trường cho việc phát triển kinh tế với tư
cách là đơn vị sản xuất tự chủ, kế hoạch sản xuất của hộ căn cứ vào nhu cầu của thị
trường, cân đối cung cầu kết quả của từng hộ. Do đó đẩy mạnh kinh tế hộ là chiến
lược đúng của Nhà nước mà huyện Ninh Giang đã thực hiện. Dưới sự chỉ đạo phát
triển kinh tế của địa phương, đồng thời với sự tham gia vốn đầu tư của Ngân hàng
huyện, các hộ sản xuất đã làm thay đổi dần bộ mặt của nông thôn, xoá bỏ đươc
cảnh đói nghèo. Các hộ nông dân từ sản xuất tự cung tự cấp vươn lên trở thành hộ
sản xuất hàng hoá nông sản phẩm ngày càng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội
về lương thực thực phẩm, đáp ứng cho nhu cầu xuất nhập khẩu của đất nước. Xu
hướng và triển vọng kinh tế hộ của huyện ngày càng phát triển do có sự chỉ đạo và
sự quan tâm thường xuyên của các cấp, các nghành trong huyện đồng thời với
những tiềm năng sẵn có trên địa bàn huyện. Mục tiêu phát triển kinh tế là nhanh,
mạnh có hiệu quả, trong đó xu hướng cơ bản là tập trung phát triển những cây con
có giá trị kinh tế cao, phát triển kinh tế trang trại ở những vùng có điều kiện và khả
năng thực hiện tốt.
Kinh tế hộ nông trại là mô hình kinh tế ở hình thức cao và mang lại hiệu
quả rõ rệt, tạo cho hộ đổi mới được cuộc sống, góp phần làm giàu cho nông nghiệp
nông thôn, xoá bỏ sự cách biệt giữa nông nghiệp và công nghiệp.
Mở rộng cho vay nói chung và cho vay hộ sản xuất nói riêng: đang là mục
tiêu mà Ngân hàng đặt ra bởi vì: mở rộng cho vay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả
hai bên khách hàng và ngân hàng. về phía ngân hàng phạm vi hoạt động kinh
doanh rộng, lượng vốn trong ngân hàng đòi hỏi phải lớn ( trường vốn) để đáp ứng
đủ nhu cầu món vaycủa khách hàng, bởi một ngân hàng muốn phát triển cần phải
có sự giúp đỡ rất lớn của khách hàng, họ đến gửi tiền, vay tiền, thanh toán với các
bạn hàng thông qua Ngân hàng. Do vậy uy tín của ngân hàng rất quan trọng trong
việc mở rộng phạm vi hoạt động. Đối với khách hàng việc mở rộng cho vay sẽ
giúp khách hàng có được nguồn vốn kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh
của khách hàng qau đó giúp khách hàg tăng thu nhập cải thiện đời sống và quan
trọng hơn là việc thực hiện tái sản xuất, mở rộng qui mô sản xuất nhờ vào việc vay
vốn của Ngân hàng.Từ đó cho thấy việc mở rộng cho vay có ảnh hưởng rất lớn tới
hoạt động của khách hàng, của Ngân hàng và nền kinh tế. Khi nước ta vẫn là một
nước nông nghiệp thì việc mở rộng cho vay hộ sản xuất ở các vùng nông thôn càng
có vị trí quan trọng. Mở rộng cho vay ở NHNo Huyện Ninh Giang để phục vụ sản
xuất nông nghiệp là rất cần thiết và cấp bách muốn vậy NHNo Huyện Ninh Giang
trong thời gian tới cần phải làm những việc sau:
- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tăng cường đổi mới công nghệ,
cải tiến phương thức giao dịch, tổ chức tốt công tác thanh toán trong nước và quốc
tế ,mở thêm dịch vụ thu tiền tại chỗ cho khách hàng… để tập trung thu hút tối đa
mọi nguốn vốn nhàn dỗi trong các tầng lớp dân cư và tổ chức kinh tế để tập trung
đáp ứng nhu cầu vốn cho mọi thành phần kinh tế trên địa bàn huyện.
- Đa dạng hoá các hình thức tín dụng, chú trọng cho vay thành phần kinh tế
hộ vì đây là thành phần kinh tế chủ yếu và quan trọng của huyện.
- Nâng cao chất lượng tín dụng phấn đấu đến 31/12/2003 không có dư nợ
quá hạn.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ
TOÁN CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO HUYỆN NINH GIANG.
1. Nghiên cứu cải tiến hồ sơ cho vay hộ sản xuất
Phát tiền vay là bước tiếp theo của việc thẩm định dự án cho vay, việc phát
tiền vay là một hình thức đưa tiền ra lưu thông. Do vậy việc thiết lập một quy trình
thủ tục kế toán cho vay một cách khoa học, hợp lý nhằm đơn giản các thủ tục hồ sơ
mà vẫn đảm bảo an toàn tài sản cho Ngân hàng cũng như khách hàng. Nghiên cứu
cải tiến hồ sơ cho vay sao cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng vì trình độ
khách hàng chưa đồng đều. Thủ tục thế chấp tài sản cần ngắn gọn mà vẫn đảm bảo
đúng chế độ, an toàn tài sản cho khách hàng, đảm bảo dễ thu hồi, không dẫn đến
mất vốn. Cần nghiên cứu phụ lục hợp đồng, các cột mục rõ ràng, dễ nhìn, dễ theo
dõi. Để tạo thuận lợi cho việc ghi chép kiểm tra hồ sơ cho vay, lưu trữ hồ sơ cho
vay, đảm bảo dễ tìm dễ thấy, dễ hiểu có thể dùng khế ước kiêm đơn xin vay thay
cho việc dùng sổ vay vốn. Như vậy chỉ dùng 1 lần khi vay sẽ đạt hiệu quả hơn
trong quản lý, cũng như trong kinh doanh vì đơn giản hoá hồ sơ khách hàng dễ
hiểu, sẽ thấy thuận lợi hơn khi làm thủ tục xin vay, về kế toán cho vay thấy thuận
lợi trong việc bảo quản hồ sơ hết nợ, và khi cho vay lần 2 không phải mất thời gian
tìm lưu đã trả hết nợ. Đối với người nông dân, trình độ hạn chế, nên khi dùng sổ
vay đợt trước, chữ ký có thể không khớp đúng dẫn tới khách hàng phải đi lại nhiều.
Sổ vay vốn dùng chung cho cả 2 loai hình ngắn hạn và trung dài hạn là
không phù hợp. Vì vay trung dài hạn thời gian rất dài từ trên 12 tháng đến 5 năm
mà khách hàng có thể trả vào hàng tháng. Vậy thì sổ không đủ để ghi chép lãi hàng
tháng trong thời gian dài như vậy.
Vậy tôi mạnh dạn kiến nghị với Ngân hàng cấp trên nên nghiên cứu lại mẫu
mã sổ vay vốn loại cho vay trung dài hạn như hiện nay sao cho các dòng cột sao
cho phù hợp, dễ theo dõi.
2. Kiểm tra trước và sau khi cho vay
Cần tăng cường hơn nữa trong công tác kiểm tra trước và sau khi cho vay.
Làm tốt công tác này thì công tác đầu tư cho vay mới có hiệu quả, giúp cho việc
thu hồi vốn đúng kỳ hạn cả gốc và lãi, hạn chế nợ quá hạn xảy ra.
Tăng cường công tác kiểm tra sau khi cho vay, giúp khách hàng sử dụng
vốn đúng mục đích, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tăng cường công tác này
phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích để có biện pháp xử lý kịp thời,
tránh gây thất thoát vốn, tăng cường công tác kiểm tra sau khi cho vay nó đảm bảo
an toàn vốn cho Ngân hàng. Trong kinh doanh thì vấn đề đảm bảo an toàn vốn
được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Chính vì vậy tăng cường kiểm tra sau khi cho vay
một cách thường xuyên là việc rất cần thiết.
3. Các văn bản quy định về lãi suất
Các văn bản về lãi suất phải dựa trên một mức chung cho tất cả các ngân
hàng.
Để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Các
văn bản về lãi suất phải ghi rõ và cuối văn bản thực hiện có giữ nguyên lãi suất
trong hợp đồng hay thay đổi theo thời điểm và áp dụng đối với loại hình cho vay
cụ thể nào. Có như vậy nó tạo điều kiện cho người thực hiện được thuận lợi, giúp
cho công tác chỉ đạo điều hành kịp thời, chính xác. Tạo nên guồng máy hoạt động
trong hệ thống Ngân hàng được đồng bộ, nhịp nhàng và thống nhất.
Khi nợ đã chuyển sang TK nợ quá hạn có thể nên tính chung ở mức lãi suất
nợ quá hạn, không nên tách riêng làm 2 phần ; phần chịu lãi suất quá hạn ; phần lãi
trong hạn ( VB: 2070/NHNo của NHNo &PTNT).
4. Ứng dụng tin học trong kế toán cho vay hộ sản xuất.
Hiện nay kỹ thuật khoa học công nghệ phát triển vượt bậc nhất là trong lĩnh
vực tin học. Tin học ngày nay đã trở thành một công cụ không thể thiếu được trong
các hoạt động của Ngân hàng, nhất là ứng dụng vào kế toán cho vay hộ sản xuất.
Tại Ngân hàng nông nghiệp huyện Ninh Giang hồ sơ cho vay hộ sản xuất đều được
đưa vào máy, từ khâu hồ sơ khách hàng, hồ sơ khế ước, giải ngân, thu nợ, thu lãi,
nhập ngoại bảng v.v... đều được giao dịch trực tiếp trên mạng máy tính.
Nhưng do chương trình và trình độ cán bộ kế toán cho vay còn hạn chế,
nên việc tính lãi cho vay còn phải kiểm tra lại bằng máy tính tay, nhất là 1 hồ sơ
vay có từ 2 mốc lãi suất máy không thể chấp nhận và khi tính số lãi phải thu không
chính xác.
- Cần nghiên cứu chương trình sao kê cho phù hợp, đối với loại vay trung,
dài hạn có nhiều kỳ hạn trong một hồ sơ vay vốn thì sao lên được số dư từng kỳ
hạn của hồ sơ đó, có như vậy thuận lợi cho việc theo dõi nợ đến hạn và tiện cho
việc đối chiếu nợ vay. Chỉnh sửa cho hoàn chỉnh chương trình sao kê lãi đến hạn
giúp cho việc lập kế hoạch thu lãi của đơn vị được thuận lợi và có kế hoạch thông
báo cho khách hàng trả lãi kịp thời. Tức là phải nghiên cứu bổ xung chương trình
sao cho phù hợp với tình hình thực tế, tiến tới chương trình cho vay hộ sản xuất
trên máy ngày càng phù hợp và tiến bộ hơn. Từ đó tiết kiệm được thời gian và khai
thác hết tiềm năng công suất của máy, giảm tới mức tối thiểu những chi tiết vận
hành máy cho kế toán cho vay nói riêng và người sử dụng máy nói chung và cần
có chế độ cụ thể về chứng từ, cũng như hồ sơ điện tử có giá trị pháp lý như hồ sơ
lưu trên giấy, có như vậy mới giảm bớt được chi phí không cần thiết. Ngân hàng
nông nghiệp và PTNT Việt Nam cần phải có đội ngũ nghiên cứu không ngừng cải
tiến chương trình giao dịch trên máy sao cho ngày càng hoàn thiện và phù hợp
hơn.Cải tiến nghiệp vụ hạch toán kế toán nói chung và kế toán cho vay hộ sản xuất
nói riêng cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Giúp cho các Ngân hàng nông
nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất giảm
chi phí không cần thiết, thao tác nhanh gọn và đem lại hiệu quả cao nhất.