Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Luận văn thạc sĩ biểu tượng trong văn xuôi việt nam về đề tài chiến tranh từ 1986 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Hồ Thị Ngọc Tài

BIỂU TƢỢNG TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM
VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TỪ 1986 ĐẾN 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Hồ Thị Ngọc Tài

BIỂU TƢỢNG TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM
VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TỪ 1986 ĐẾN 2010

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS. BÙI THANH TRUYỀN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Mọi số liệu, nội
dung trình bày trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố ở bất
cứ công trình nào.
Học viên

Hồ Thị Ngọc Tài


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời tri ân chân thành, sâu sắc đến PGS. TS. Bùi Thanh Truyền,
người Thầy đã truyền cảm hứng, niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho học viên;
người Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy khóa 26 chuyên ngành Văn học Việt
Nam cùng các cán bộ Phòng Sau Đại học, Thư viện Tổng hợp TP.HCM tạo mọi điều
kiện để tôi học tập, nghiên cứu.
Tôi xin được bày tỏ lịng biết ơn đến q Thầy Cơ Trường THPT Trịnh Hồi
Đức (tỉnh Bình Dương), gia đình và bạn bè đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận
lợi để tơi hồn thành tốt khóa học.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2017
Học viên

Hồ Thị Ngọc Tài



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. BIỂU TƢỢNG VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, GIẢI MÃ
BIỂU TƢỢNG TRONG VĂN HỌC ...................................................... 9
1.1. Khái lược về biểu tượng............................................................................................ 9
1.1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 9
1.1.2. Mối quan hệ giữa biểu tượng và hình tượng trong tác phẩm văn học ........... 14
1.2. Quá trình tạo sinh biểu tượng trong tác phẩm văn học ........................................... 17
1.2.1. Văn hóa – nguồn gốc nảy sinh biểu tượng ..................................................... 18
1.2.2. Ngôn ngữ – chất liệu tạo nên biểu tượng ....................................................... 21
1.2.3. Sự sáng tạo của tác giả làm nên tính nghệ thuật của biểu tượng ................... 23
1.3. Con đường giải mã biểu tượng trong tác phẩm văn học ........................................ 26
1.3.1. Vận dụng lý thuyết văn hóa học ..................................................................... 27
1.3.2. Vận dụng lý thuyết kí hiệu học ...................................................................... 30
1.3.3. Vận dụng lý thuyết phê bình huyền thoại ...................................................... 33
Tiểu kết ......................................................................................................................... 36
Chƣơng 2. NHỮNG BIỂU TƢỢNG TIÊU BIỂU TRONG VĂN XUÔI
VIỆT NAM VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TỪ 1986 – 2010 ................ 38
2.1. Bước ngoặt của văn xuôi Việt Nam về đề tài chiến tranh sau 1986 nhìn từ
góc độ sáng tạo biểu tượng ..................................................................................... 38
2.1.1. Cơ sở chuyển biến của văn xuôi Việt Nam viết về đề tài chiến tranh
sau 1986.......................................................................................................... 38
2.1.2. Tạo sinh biểu tượng – nỗ lực hiện đại hóa của văn xuôi đương đại về
đề tài chiến tranh ............................................................................................ 43



2.2. Hệ thống biểu tượng chủ đạo của văn xuôi Việt Nam về đề tài chiến tranh
sau 1986 ................................................................................................................ 47
2.2.1. Lửa và các biến thể của lửa với hiện thực chiến tranh tàn khốc .................... 48
2.2.2. Nước và các biến thể của nước với thân phận con người sau chiến tranh ..... 57
2.2.3. Giấc mơ với những chấn thương tâm lí của con người do chiến tranh
gây ra .............................................................................................................. 66
2.2.4. Các biểu tượng khác ....................................................................................... 76
2.3. Sự phái sinh biểu tượng trong văn xuôi Việt Nam về đề tài chiến tranh sau
1986 ...................................................................................................................... 81
2.3.1. Hiện tượng phái sinh và phái sinh biểu tượng ............................................... 81
2.3.2. Các dạng thức phái sinh biểu tượng trong văn xuôi Việt Nam về đề tài
chiến tranh sau 1986 ....................................................................................... 82
Tiểu kết ......................................................................................................................... 85
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƢỢNG TRONG VĂN
XUÔI VIỆT NAM VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH ................................. 86
3.1. Xây dựng biểu tượng qua ngôn ngữ nghệ thuật ..................................................... 86
3.1.1. Ngôn ngữ hàm súc, đa nghĩa .......................................................................... 86
3.1.2. Ngôn ngữ đa giọng điệu ................................................................................. 90
3.2. Xây dựng biểu tượng qua kết cấu nghệ thuật ......................................................... 94
3.2.1. Kết cấu phân mảnh ......................................................................................... 95
3.2.2. Kết cấu tâm lý .............................................................................................. 100
3.3. Xây dựng biểu tượng qua bút pháp nghệ thuật .................................................... 103
3.3.1. Bút pháp huyền thoại hóa ............................................................................. 103
3.3.2. Bút pháp tượng trưng ................................................................................... 109
Tiểu kết ....................................................................................................................... 114
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 118
PHỤ LỤC



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chiến tranh đã kết thúc, nhưng những thanh âm của cuộc kháng chiến lịch sử ấy
vẫn còn vang đọng mãi trong đời sống xã hội Việt Nam nói chung và đời sống văn
học, đặc biệt là thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết nói riêng. Cùng viết về một cuộc
chiến tranh nhưng ở những giai đoạn khác nhau các nhà văn lại có những cách nhìn
nhận, đánh giá khơng giống nhau về sự kiện lịch sử ấy. Trước năm 1975, tràn ngập
trên các trang văn là giọng điệu hào hùng, ngợi ca. Sau năm 1975, với một độ lùi nhất
định của lịch sử, cùng với những đổi mới trong tư tưởng hệ, chiến tranh đã được nhìn
nhận lại một cách chân xác, khách quan hơn.
Viết về “chiến tranh sau chiến tranh”, truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam đương
đại đã đạt được nhiều thành tựu. Các nhà văn mặc áo lính và cả những cây bút trẻ đi
sâu vào khai thác số phận con người cá nhân, đối thoại lại những chân giá trị của văn
học giai đoạn trước. Trong một thời gian ngắn nhưng số lượng tác phẩm tăng lên đáng
kể, nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết có giá trị nghệ thuật, đạt được nhiều giải thưởng cao
quý. Hội Nhà văn Việt Nam đã trao giải thưởng cho nhiều tác phẩm có giá trị. Chẳng
hạn như, năm 1986, tiểu thuyết Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh) đạt loại A, truyện
ngắn Gió từ miền cát (Xuân Thiều) đạt loại B; năm 1987, tiểu thuyết Thời xa vắng (Lê
Lựu) đạt loại A; năm 1990 có những tác phẩm đạt giải như tiểu thuyết Chim én bay
(Nguyễn Trí Huân), Ông cố vấn (Hữu Mai) và truyện ngắn Cỏ lau (Nguyễn Minh
Châu); năm 1991 giải thưởng thuộc về hai tiểu thuyết Bến không chồng (Dương
Hướng), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)… Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học,
nhiều cơng trình đã chỉ ra những khuynh hướng đổi mới về nội dung, nghệ thuật của
văn học sau 1975, tìm ra những hướng tiếp cận mới về đề tài chiến tranh so với văn
học trước 1975. Một số tác giả còn tập trung đi vào tìm hiểu cảm hứng bi kịch trong
tiểu thuyết viết về chiến tranh, cuộc sống của người lính trở về từ chiến trường…

Đề tài chiến tranh trong văn xi sau 1975 được tiếp cận, nghiên cứu từ nhiều
góc độ, trong đó chúng tơi đặc biệt chú ý đến hệ thống biểu tượng nghệ thuật. Văn học
là loại hình nghệ thuật ngơn từ, chính tính hàm súc, đa nghĩa của ngôn từ đã mang đến


2

cho tác phẩm nhiều sức gợi. Giá trị nội dung, thẩm mỹ, thông điệp của tác phẩm được
dồn nén trong biểu tượng nghệ thuật. Giải mã được các tầng nghĩa của biểu tượng
chúng ta sẽ khám phá được giá trị của tác phẩm. Trên cơ sở đó, chúng tơi đi vào tìm
hiểu hệ thống biểu tượng trong văn xi Việt Nam viết về đề tài chiến tranh từ 1986
đến 2010, với mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc khám phá những nét
đổi mới về nội dung, nghệ thuật của văn học viết về “chiến tranh sau chiến tranh”.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Biểu tượng trong văn xuôi Việt
Nam về đề tài chiến tranh từ 1986 đến 2010.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu văn xi Việt Nam về đề tài chiến tranh từ 1986
đến 2010
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về văn xi Việt Nam viết về đề tài chiến
tranh từ sau năm 1975. Trước hết có thể kể đến là sách, giáo trình. Cơng trình Văn học
Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy (2006) do Nguyễn Văn
Long – Lã Nhâm Thìn chủ biên và cơng trình Văn xi Việt Nam sau 1975 (2012) của
Nguyễn Thị Bình đã mang đến một cái nhìn khách quan, tồn diện về sự vận động của
văn học dân tộc sau chiến tranh. “Văn xuôi chuyển từ tính thống nhất một khuynh
hướng cảm hứng sang tính nhiều khuynh hướng, từ chịu ảnh hưởng của các quy luật
thời chiến sang chịu tác động của các quy luật thời bình, nhất là quy luật của kinh tế
thị trường và xu thế tồn cầu hóa” [7, tr.7]. Các tác giả cũng đã chỉ ra đặc điểm và quy
luật vận động của tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Đặc biệt hai cơng
trình nói trên đã chỉ ra thành tựu nổi bật của truyện ngắn và tiểu thuyết sau 1975 là sự
đổi mới trong quan niệm về con người, các tác phẩm xoáy sâu vào thân phận cá nhân.

Tiểu thuyết, truyện ngắn sau 1975 cũng đã trở thành một đề tài được nghiên
cứu nhiều trong những luận văn, luận án. Luận văn Đề tài chiến tranh chống Mỹ trong
truyện ngắn Bảo Ninh (2006) của Lưu Thị Thanh Trà đã tìm hiểu đề tài chiến tranh
chống Mỹ trong truyện ngắn của Bảo Ninh trong sự so sánh với tiểu thuyết Thân phận
tình yêu. Tác giả khẳng định rằng truyện ngắn viết về chiến tranh của Bảo Ninh đã có
sự đổi mới về hiện thực được phản ảnh và chân dung người lính so với văn học giai
đoạn trước [116].


3

Năm 2008, Trần Thị Mai Nhân với luận án Những đổi mới trong tiểu thuyết
Việt Nam từ 1986 – 2000 [72] đã chỉ rõ sự mở rộng biên độ của tiểu thuyết Việt Nam
từ quan niệm về một hiện thực đa chiều đến khả năng chiếm lĩnh những vùng hiện
thực mới; từ quan niệm về con người “phi sử thi hóa” đến việc đa dạng các kiểu hình
nhân vật tiểu thuyết. Bên cạnh đó, tác giả luận án cịn phát hiện những cách tân về
nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 – 2000. Đó là sự đổi mới về nghệ thuật
xây dựng nhân vật, thời gian, kết cấu và sự xuất hiện của yếu tố huyền thoại. Luận án
cung cấp một cái nhìn khái quát về diện mạo tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới.
Năm 2012, trong luận án Tiểu thuyết về chiến tranh trong văn học sau 1975–
những khuynh hướng và sự đổi mới nghệ thuật, Nguyễn Thị Thanh đã giải quyết hai
câu hỏi: Có thể viết về chiến tranh như thế nào? Và có thể viết tiểu thuyết như thế nào?
Tác giả luận án kết luận: “Tiểu thuyết chiến tranh sau 1975 không đơn giản, thống
nhất như trước 1975 mà phát triển đa dạng, phong phú và phân lập thành ba khuynh
hướng chính: khuynh hướng khám phá người anh hùng lưỡng diện, khuynh hướng thể
hiện con người bị chấn thương và những số phận bi kịch, khuynh hướng thể hiện con
người đời thường và những vấn đề thế sự” [91,tr.184]. Ngồi ra Nguyễn Thị Thanh
cịn khẳng định những đóng góp mới của tiểu thuyết sau 1975 trên phương diện nghệ
thuật. Đó là yếu tố tưởng tượng, hư cấu trên nền sự kiện lịch sử, xuất hiện dấu ấn hậu
hiện đại và văn học được xem như một trị chơi nghệ thuật. Có thể khẳng định, luận án

đã cung cấp một hệ thống kiến thức về khuynh hướng và đổi mới nghệ thuật trong tiểu
thuyết viết về chiến tranh sau 1975.
Trong cơng trình Đề tài chiến tranh trong truyện ngắn Nguyễn Quang Lập
(2013) [107], Lê Thị Hồi Thương đã tập trung nghiên cứu những góc khuất của chiến
tranh được thể hiện trong truyện ngắn Nguyễn Quang Lập như sự khốc liệt của cuộc
chiến qua góc nhìn hồi ức, vết thương chiến tranh qua số phận con người…
Trong luận văn Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam dưới góc nhìn tự sự học
(qua Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Thời xa vắng
của Lê Lựu) (2013) [126], Nguyễn Thị Vui đã làm rõ sự đổi mới về nghệ thuật tự sự
trong tiểu thuyết chiến tranh sau 1975 so với giai đoạn trước đó.


4

Mới đây Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Phương Thảo về đề tài Truyện ngắn
Việt Nam sau năm 1975 viết về chiến tranh (2016) [95], đã được công bố. Trong sự so
sánh với truyện ngắn nói chung, với tiểu thuyết về chiến tranh và đối chiếu với truyện
ngắn viết về chiến tranh giai đoạn trước 1975, tác giả đã chỉ ra sự thay đổi về tư duy
nghệ thuật của truyện ngắn viết về chiến tranh giai đoạn sau 1975 như hướng tiếp cận
mới về hiện thực chiến tranh, loại hình nhân vật; sự nới rộng đường biên hiện thực
chiến tranh… Bên cạnh những đổi mới về nội dung, tác giả cũng chỉ ra sự cách tân về
nghệ thuật, tiêu biểu là việc sử dụng bút pháp kì ảo để khám phá thế giới tâm linh, vô
thức của con người. Đây là một luận án tiếp nối những giá trị của các cơng trình đi
trước và góp một tiếng nói quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học hậu
chiến.
Luận án Hiện thực chiến tranh trong văn xuôi Việt Nam hiện đại qua ba tác
phẩm tiêu biểu Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Đất trắng (Nguyễn Trọng
Oánh), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) (2016) của Nguyễn Anh Vũ, thể hiện một cái
nhìn khái qt, tồn diện về từng bước đi của tiểu thuyết từ sau 1975. Với ba tác phẩm
tiêu biểu đại diện cho những dấu mốc quan trọng của giai đoạn đổi mới, tác giả đã làm

rõ sự thay đổi từng bước về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết chiến tranh sau
1975. Đó có thể xem là quy luật vận động sự đổi thay, phát triển tất yếu của văn học
[125].
Ngoài ra, nghiên cứu về đề tài chiến tranh trong văn xuôi Việt Nam sau 1975
cịn có rất nhiều bài báo, chun đề trên các tạp chí chuyên ngành như: Văn học Việt
Nam về chiến tranh – hai giai đoạn của sự phát triển (Đinh Xuân Dũng) [18]; Viết về
chiến tranh vấn đề và hiện tượng (Tôn Phương Lan) [60]; Những nỗ lực cách tân của
văn xuôi Việt Nam đương đại (Mai Hương) [51]… Điểm gặp gỡ của các cơng trình
nghiên cứu là sự khẳng định về những đổi mới có giá trị của văn xuôi (tiểu thuyết,
truyện ngắn) viết về chiến tranh từ sau 1975 trên phương diện nội dung, nghệ thuật.
2.2. Tình hình nghiên cứu biểu tƣợng trong văn học Việt Nam
Tìm hiểu giá trị tác phẩm văn học qua hệ thống biểu tượng nghệ thuật là một
hướng nghiên cứu không mới. Qua khảo sát, chúng tơi nhận thấy đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu biểu tượng trong ca dao, thơ, văn xuôi. Tuy nhiên, để sát với đề tài


5

Biểu tượng trong văn xuôi Việt Nam về đề tài chiến tranh từ 1986 đến 2010, chúng tôi
đã đi vào tìm hiểu những cơng trình nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật trong văn xuôi
Việt Nam giai đoạn sau 1975.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Toàn trong Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết
Việt Nam đương đại đã nhấn mạnh: “Những biểu tượng nghệ thuật tham gia vào kết
cấu hình tượng nói riêng, kết cấu tác phẩm nói chung có tính chất phổ biến trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại. Những biểu tượng nghệ thuật này tạo nên một cấp độ hiện
thực mới– hiện thực siêu thực. Đó là hiện thực dị thường khơng nhằm mục đích để
người đọc tin mà kích thích sự nghi ngờ và ngẫm nghĩ. Cũng có thể xem đây như một
trong những hệ quả của quan niệm về tính “trị chơi” của văn chương hiện đại” [114,
tr.107]. Việc giải mã biểu tượng trong văn học chính là hành trình khám phá hiện thực
cuộc sống.

Một số biểu tượng mang tâm thức Mẫu trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn
Xuân Khánh (Hoàng Thị Huế) đã tiếp cận tác phẩm theo hướng nghiên cứu biểu
tượng. Theo tác giả, “tác phẩm là mảnh đất màu mỡ cho sự tham dự, song chiếu của
huyền thoại– lịch sử và sự. nảy mầm các biểu tượng mang tâm thức Mẫu nương mình
trong vơ thức người nghệ sĩ” [48]. Chính biểu tượng là một mã giúp người khám phá
các lớp nghĩa của tác phẩm.
Biểu tượng nước trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (2009), Lê Thị Hồng
Hạnh đã đi sâu tìm hiểu và giải mã biểu tượng nước trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiếp và đưa ra nhiều kiến giải thú vị [36].
Luận văn Biểu tượng như một phương thức phản ánh của văn xuôi đương đại
(qua tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái (2009) tác
giả Trần Thị Hoài Phương khẳng định: “Khi khảo sát, phân tích các phương thức xây
dựng biểu tượng mà Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương và Hồ Anh Thái sử
dụng cùng những nguyên tắc tự sự, các quan niệm nghệ thuật ẩn sâu phía sau và chi
phối các kỹ thuật đó, chúng tơi nhận thấy hầu hết các phương thức xây dựng biểu
tượng đều là những cách tân nghệ thuật có giá trị văn xi đương đại, là kết quả của sự
vận động nội tại của văn học nhằm tìm kiếm những ngơn từ nghệ thuật mới phù hợp
với sự biến chuyển từ quan niệm về đời sống, con người cho đến quan niệm về văn


6

học nghệ thuật. Việc xây dựng biểu tượng nghệ thuật có căn nguyên từ sự vận động
bên trong của văn học. Đây là cơ sở để khẳng định sử dụng biểu tượng như một
phương thức phản ánh là một xu hướng nổi trội, tất yếu và có triển vọng trong văn
xi đương đại” [79, tr.143].
Năm 2013, cơng trình Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư của
Nguyễn Thị Ngọc Lan đã giải mã mạch ngầm văn hóa Nam Bộ qua hệ thống biểu
tượng [59].
Điểm thống nhất của những cơng trình nghiên cứu trên chính là các tác giả

khẳng định nghiên cứu tác phẩm văn học thông qua biểu tượng nghệ thuật là việc làm
có ý nghĩa. Việc giải mã các biểu tượng nghệ thuật sẽ giúp chúng ta khám phá các vỉa
tầng ý nghĩa của tác phẩm.
Qua khảo sát và xử lý tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng đề tài về chiến tranh
trong văn xuôi đương đại Việt Nam và biểu tượng nghệ thuật trong các tác phẩm
truyện ngắn, tiểu thuyết rất được quan tâm nhưng chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên
cứu một cách có hệ thống biểu tượng nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam về đề tài
chiến tranh từ 1986 – 2010. Kế thừa những giá trị của các cơng trình nghiên cứu trên,
chúng tôi mong muốn sẽ nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam
về đề tài chiến tranh từ 1986 – 2010 một cách hệ thống.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Để làm rõ đề tài Biểu tượng trong văn xuôi Việt Nam về đề tài chiến tranh từ
1986 – 2010, chúng tôi tập trung làm rõ quá trình hình thành và giải mã biểu tượng
trong các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Đó được xem như là cơ sở lý luận của các
bước nghiên cứu tiếp theo. Chúng tôi giải mã những biểu tượng trong những tác phẩm
văn xuôi tiêu biểu viết về chiến tranh, qua đó có cái nhìn rõ nét về sự đổi mới trong nội
dung phản ánh hiện thực. Luận văn cịn tập trung tìm hiểu nghệ thuật xây dựng biểu
tượng nghệ thuật trong văn xuôi như bút pháp huyền thoại, ngôn từ, cốt truyện…
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn cho phép của đề tài, chúng tôi đi vào giải mã ý nghĩa biểu trưng
của các biểu tượng tiêu biểu: Lửa, Nước, Giấc mơ, Rừng núi, Máu và các biến thể của


7

chúng để có một cái nhìn khái qt, tồn diện về những đổi mới trên phương diện nội
dung, nghệ thuật của văn xuôi Việt Nam viết về “chiến tranh sau chiến tranh”.
Các tác phẩm luận văn chọn nghiên cứu là truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam viết
về chiến tranh trong giai đoạn từ 1986 đến 2010 có tính biểu tượng. Ngồi ra nhằm

phục vụ cho mục đích so sánh, đối chiếu với văn học giai đoạn trước để thấy được sự
đổi mới nên đề tài còn sử dụng một số tác phẩm viết về chiến tranh trong giai đoạn
trước 1975.
Có rất nhiều tác phẩm văn xuôi viết về chiến tranh sau 1975, chúng tôi lựa chọn
đối tượng nghiên cứu dựa trên những tiêu chí sau:
Thứ 1: Những tác phẩm văn xuôi Việt Nam (truyện ngắn, tiểu thuyết) về đề tài
chiến tranh trong khoảng thời gian từ 1986 đến 2010.
Thứ 2: Những tác phẩm có xuất hiện biểu tượng lửa, nước, giấc mơ.
Thứ 3: Những tác phẩm xi hậu chiến có giá trị nghệ thuật cao (đạt giải thưởng
của Hội Nhà văn Việt Nam, Văn nghệ Quân đội hoặc được công chúng đón nhận).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp hệ thống – cấu trúc
Phương pháp này giúp chúng tơi có một cái nhìn tồn diện về các biểu tượng
nghệ thuật trong văn xuôi viết về chiến tranh sau 1986, đồng thời giúp luận văn thêm
chặt chẽ, logic.
4.2. Phƣơng pháp loại hình
Đây là phương pháp giúp khám phá giá trị của biểu tượng nghệ thuật dựa vào đặc
trưng thể loại.
4.3. Phƣơng pháp so sánh
So sánh với quan niệm phản ánh hiện thực trước 1975, chúng tôi mong muốn làm
rõ sự đổi mới về nội dung và nghệ thuật của văn xuôi viết về đề tài chiến tranh từ sau
1986 so với giai đoạn trước thông qua hệ thống biểu tượng.
4.4. Phƣơng pháp liên ngành
Để giải mã các tầng nghĩa của hệ thống biểu tượng, việc đặt tác phẩm trong mối
quan hệ với văn hóa– lịch sử là một điều cần thiết.


8

5. Đóng góp của đề tài

Với đề tài Biểu tượng trong văn xuôi Việt Nam về đề tài chiến tranh từ 1986 đến
2010, chúng tơi mong muốn tìm ra những đổi mới về nội dung, nghệ thuật của văn
xuôi viết về đề tài chiến tranh từ 1986-2010 thông qua các biểu tượng nghệ thuật có
trong tác phẩm.
Với giới hạn cho phép, luận văn khơng có tham vọng giải quyết triệt để mọi vấn
đề mà mong muốn đóng góp một tiếng nói để hiểu rõ hơn về hệ thống biểu tượng nghệ
thuật trong văn xuôi Việt Nam viết về chiến tranh từ sau 1986.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục và, Nội dung chính
của luận văn được chia làm 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Biểu tƣợng và quá trình hình thành, giải mã biểu tƣợng trong
văn học
Trong chương này chúng tôi đi vào làm rõ những vấn đề lý thuyết về biểu tượng:
khái niệm, mối quan hệ giữa biểu tượng và hình tượng, quá trình hình thành biểu
tượng, con đường giải mã biểu tượng trong tác phẩm văn học. Đây là cơ sở lý luận cho
việc tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của biểu tượng trong văn xuôi Việt Nam
về đề tài chiến tranh từ 1986 – 2010.
Chƣơng 2: Những biểu tƣợng tiêu biểu trong văn xuôi Việt Nam về đề tài
chiến tranh từ 1986 đến 2010
Chương 2 làm rõ sự đổi mới của văn xuôi Việt Nam về đề tài chiến tranh từ góc
độ biểu tượng. Nỗ lực hiện đại hóa văn xi đương đại về đề tài chiến tranh đã được
thể hiện qua hệ thống biểu tượng chủ đạo (Lửa, Nước, Giấc mơ, Rừng núi và các biến
thể của chúng).
Chƣơng 3: Nghệ thuật xây dựng biểu tƣợng trong văn xuôi Việt Nam về đề
tài chiến tranh từ 1986 đến 2010
Nội dung chương 3 làm rõ những phương diện nghệ thuật được áp dụng để tạo
nên tính biểu tượng trong văn xi Việt Nam đương đại về đề tài chiến tranh: ngôn từ,
kết cấu, bút phá



9

Chƣơng 1
BIỂU TƢỢNG VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH,
GIẢI MÃ BIỂU TƢỢNG TRONG VĂN HỌC
Tiếp cận tác phẩm qua biểu tượng là phương thức đọc văn bản theo chiều sâu;
qua đó chúng ta sẽ khám phá được những lớp nghĩa biểu trưng được cất sâu bên trong
lớp vỏ ngôn từ. Bởi vì, biểu tượng có đặc trưng đa nghĩa, sống động, khó nắm bắt nên
con đường giải mã biểu tượng trong tác phẩm văn học đòi hỏi người đọc phải được
trang bị những kiến thức chung về đối tượng. Trong chương 1, chúng tôi sẽ giới thiệu
sơ lược những vấn đề lý thuyết về biểu tượng: khái niệm, con đường tạo sinh biểu
tượng, con đường giải mã biểu tượng để làm nền cho quá trình “đọc” biểu tượng ở
những chương sau.
1.1. Khái lƣợc về biểu tƣợng
1.1.1. Khái niệm
Biểu tượng (tiếng Pháp: representation, symbole; tiếng Anh: symbol) là một
thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học tự nhiên và xã hội. Đó là
những kí hiệu đại diện cho một ý nghĩa nhiều hơn chính nó.
Biểu tượng trong khoa học tự nhiên có ý nghĩa chuẩn xác và thống nhất, được
sử dụng theo một số nghĩa nhất định. Chẳng hạn biểu tượng ∩ trong tốn học có nghĩa
là giao giữa 2 tập hợp, A ∩ B được hiểu là có một điểm giao giữa A và B, phần tử vừa
thuộc A vừa thuộc B. Biểu tượng ∞ được đọc là vô cực (không xác định, không giới
hạn). Những biểu tượng ấy được sử dụng rộng rãi trên thế giới, được mọi người ngầm
hiểu và chỉ có một cách hiểu duy nhất. Nguyễn Thị Bích Hà đã gọi đấy là những biểu
tượng chết [33]. Đây không thuộc đối tượng nghiên cứu của chúng tôi.
Trong khoa học xã hội, biểu tượng có tính đa nghĩa, trừu tượng. Đó khơng đơn
thuần là những kí hiệu bằng hình ảnh mang tính thuật ngữ, khái niệm, đơn nghĩa mà là
một kí hiệu hàm nghĩa có khả năng gợi mở tư duy cảm nhận của con người, mang đến
những âm vang rung động trong tâm hồn. Ví dụ đường hầm “là biểu tượng của mọi
cuộc vượt qua bóng tối, lo âu, đau khổ để có thể đến được với một cuộc đời khác, còn



10

bao hàm cả nét nghĩa tượng trưng cho tử cung và âm đạo của người mẹ, là con đường
thụ pháp của đứa trẻ sơ sinh” [55, tr.325]. Theo như quan điểm của Nguyễn Thị Bích
Hà trong Mã và mã văn hóa có thể xem đây là những biểu tượng sống – đối tượng
nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn này.
Là một thuật ngữ phức tạp, khó đưa ra một định nghĩa thống nhất các cơng trình
nghiên cứu đã cố gắng cung cấp rất nhiều cách hiểu về khái niệm này. Từ điển tiếng
Việt (2006) giải thích nghĩa của từ biểu tượng trước hết là hình ảnh tượng trưng; là
hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật cịn giữ lại
trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt [77, tr.83]. Từ
điển thuật ngữ văn học đã đưa ra các định nghĩa sau. Theo nghĩa rộng, biểu tượng là
đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa
hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng
nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một
hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa
về con người và cuộc đời.
Cơng trình nghiên cứu được xem là cơ sở vững chắc nhất về biểu tượng Từ điển
biểu tượng văn hóa thế giới đã cố gắng làm rõ mối quan hệ giữa biểu tượng và những
ý nghĩa biểu trưng của chúng. Tuy nhiên những lớp nghĩa ẩn ngữ của biểu tượng
không bao giờ là cùng kiệt. Jean Chevalier và Alain Gheerbrant chỉ trao chiếc chìa
khóa cịn việc mở cánh cửa khu vườn huyền bí của biểu tượng là quyền năng của độc
giả.
Trên thực tế có nhiều thuật ngữ mới nghe có vẻ như giống biểu tượng, chẳng
hạn: tín hiệu, dấu hiệu, phúng dụ… Tuy nhiên, những thuật ngữ này khơng phải là
một, giữa chúng chỉ có một điểm chung là “chúng cần đến sự hiện diện của quan hệ
giữa hai thành phần: cái được biểu đạt và cái được biểu đạt” [24, tr.318]. Lằn ranh
giữa biểu tượng và những hình ảnh tưởng chừng như biểu tượng rất mỏng, dễ nhầm

lẫn nếu chúng ta không được trang bị kĩ về lý thuyết. Vì vậy ngay trong phần mở đầu,
hai tác giả đã chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa biểu tượng và dấu hiệu “ Dấu hiệu là một
quy ước tùy tiện trong đó cái được biểu đạt và cái được biểu đạt vẫn xa lạ với nhau,
trong khi biểu tượng giả định có sự đồng chất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt


11

theo nghĩa một lực năng động tổ chức” [55, tr. XIX]. Như vậy chính mối quan hệ chặt
chẽ giữa hai mặt cái biểu đạt – cái được biểu đạt là điểm để phân biệt giữa kí hiệu với
dấu hiệu. Theo cách giải thích này có thể hiểu nghĩa của dấu hiệu mang tính võ đốn
cịn những lớp nghĩa của biểu tượng là một cấu trúc động với mối quan hệ khá bền
chặt giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Hình ảnh quả táo bị khuyết là dấu hiệu của
hãng điện thoại Apple mặc dù tự bản thân hình ảnh ấy khơng có ý nghĩa nào liên quan
đến chiếc điện thoại. Bên cạnh đó, chúng tơi nhận thấy ngồi tính võ đốn thì giữa dấu
hiệu và biểu tượng cịn có một điểm khác nhau nữa đó chính là dấu hiệu đơn nghĩa và
mang tính thơng tin, thơng báo. Cịn biểu tượng có tính đa nghĩa, mang nhiều giá trị
thẩm mỹ, thông điệp nghệ thuật. Chẳng hạn lửa xuất hiện trên biển báo (cái biểu đạt)
chỉ nhằm mục đích thơng báo cháy (cái được biểu đạt), khi ấy lửa là một dấu hiệu.
Trường hợp lửa xuất hiện lặp đi lặp lại trong một tác phẩm văn học như một nhân vật
(cái biểu đạt) nhằm gợi ra một giá trị nghệ thuật về sự tẩy uế, soi sáng, khi ấy lửa đã
trở thành biểu tượng nghệ thuật. Chẳng hạn biểu tượng lửa trong sử thi Ramayana là
biểu tượng của sự tẩy uế, thanh lọc.
Khi nghiên cứu biểu tượng chúng ta còn gặp phải một khó khăn khác trong
nhận dạng đối tượng. Từ điển tiếng Việt từng định nghĩa, biểu tượng là hình ảnh của sự
vật cịn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt.
Như vậy, những hình ảnh khơng thể tri nhận bằng giác quan có được gọi là biểu
tượng? Để giải quyết thắc mắc này, Jean Chevalier – Alain Gheerbrant đã mượn phát
biểu của Pierre Emmanuel “Vật không chỉ là một sinh thể hay một sự vật thực, mà cả
một khuynh hướng, một hình ảnh ám ảnh, một giấc mơ, một hệ thống định đề được ưu

tiên, một hệ thuật ngữ được quen dùng…” [55, tr.XXIV]. Với phát biểu của Pierre
Emmanuel, khái niệm biểu tượng đã được nới rộng, bao hàm những vật cụ thể có thể
tri giác và cả những vật không thể nắm bắt bằng các giác quan. Đây sẽ là cơ sở vững
chắc cho việc lý giải biểu tượng giấc mơ (bất tri giác) trong chương sau.
Sẽ là chưa đầy đủ nếu khơng nói đến tính phổ biến của biểu tượng. Cái biểu đạt
hay sự hàm nghĩa của biểu tượng được một nhóm người chấp thuận và sử dụng. Nhà
nghiên cứu Liungman đã khẳng định điều này trong cơng trình nghiên cứu của mình
“Dictionary of Symbols”: “những gì được gọi là biểu tượng khi nó được một nhóm


12

người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý ngĩa là đại diện cho chính bản thân nó” [34,
tr.12].
Định nghĩa về biểu tượng của Đinh Hồng Hải: “Có thể coi biểu tượng là những
hình ảnh tượng trưng do con người tạo ra, tồn tại trong đời sống của con người và có
tác động đến đời sống văn hóa của con người” [34, tr.12]. Nhà biểu tượng học của Việt
Nam này quan tâm nhiều hơn về yếu tố văn hóa ẩn chứa trong những biểu tượng. Tác
giả còn khẳng định nghiên cứu biểu tượng tức là đi giải mã các thành tố văn hóa được
sản sinh trong đời sống con người.
Biểu tượng cũng là một đối tượng được các nhà tâm lý, phân tâm học quan tâm
nghiên cứu. Trong Thăm dò tiềm thức, C.Jung đã đưa ra một cách hiểu về thuật ngữ
biểu tượng: “Chúng ta gọi là biểu tượng, một danh từ, một tên gọi hay một hình ảnh
tuy đã quen thuộc với ta hằng ngày, nhưng còn gợi lên những ý nghĩa khác thêm vào ý
nghĩa ước định hiển nhiên của nó. Biểu tượng gợi lên cái gì mờ mịt, xa lạ hay tàng ẩn
đối với ta” [9, tr.17]. Ví dụ, nước là một hình ảnh gần gũi với con người trong đời
sống, nó mang một ý nghĩa thực là chất lỏng trong suốt dùng trong sinh hoạt hằng
ngày. Tuy nhiên, nước còn được xem là một biểu tượng khi nó cịn mang đến những
lớp nghĩa phái sinh, một số nơi nước được xem là một lễ phẩm thiêng liêng gắn liền
với thần linh, tơn giáo. Chính khả năng gọi tên được những cái mơ hồ, khó định nghĩa

bằng tri thức khoa học, biểu tượng trở thành một loại ngôn ngữ dùng để đọc tiềm thức
của con người (những hình ảnh tượng trưng xuất hiện trong giấc mơ), là cầu nối giữa ý
thức với cõi vô thức.
C.Jung và Freud đều quan tâm đến hoạt động của vô thức bằng con đường đọc
thông điệp của những giấc mơ thông qua biểu tượng. Tuy nhiên giữa hai nhà tâm lý
học này có sự khác biệt trong việc hiểu và sử dụng thuật ngữ biểu tượng (symbol).
Ngay từ đầu C.Jung đã thể hiện rõ quan điểm của mình, biểu tượng gắn liền với tính
đa nghĩa, mờ mịt, xa lạ, “một hình thức của một thực tế hầu như không biết, một thực
tế tuy vậy được thừa nhận hoặc được giả định là tồn tại” [26, tr. 43]. Có sự mâu thuẫn
khơng khi khái niệm về biểu tượng được C.Jung định nghĩa là hình ảnh quen thuộc
nhưng lại xa lạ? Phát biểu ấy có thể được hiểu, biểu tượng là hình ảnh, vật quen thuộc
trong cuộc sống nhưng lại biểu thị cho một điều gì đó mơ hồ, khó nắm bắt trong tâm


13

thức. Chẳng hạn cây mận (vật quen thuộc) là biểu tượng cho sự thuần khiết (cái biểu
thị mơ hồ).
Ngược lại với C.Jung, Freud cho rằng biểu tượng mang tính kí hiệu, nó là một
dấu hiệu của một cái gì đó được biết khá rõ mặc dù không được nhận biết một cách có
ý thức. Như vậy quan điểm của ơng có thể được hiểu là biểu tượng là một vật thay thế
cho một vật thực. Và với nhà phân tâm học này, biểu tượng cịn là tiếng nói của những
ẩn ức, ham muốn bị dồn nén “một con dao, một cái gậy… có thể biểu tượng cho
dương vật” [26, tr.45].
Điểm qua một số cơng trình trên, chúng tơi nhận thấy rất khó để có một khái
niệm thống nhất về thuật ngữ biểu tượng (symbol). Đây cũng là một điều dễ hiểu vì
một trong những bản chất nổi bật của biểu tượng chính là tính khó xác định và sống
động. Một cách hiểu duy nhất chỉ làm biểu tượng bị chết cứng trong lớp vỏ ngơn từ.
Mỗi nhà nghiên cứu có một hướng quan tâm khác nhau nên những cách hiểu về thuật
ngữ này vừa có sự gặp gỡ vừa có sự khác biệt. Điểm gặp nhau của các khái niệm trên

chính là biểu tượng là một đối tượng đại diện cho một đối tượng lớn hơn chính nó. Sự
khác biệt, chưa đồng nhất ấy sẽ là thuận lợi khi biểu tượng vẫn không là mảnh đất
chết, vẫn chứa đựng nhiều điều huyền bí thu hút nhu cầu khám phá của mọi người.
Đồng thời điều đấy cũng sẽ gây ra nhiều khó khăn cho người nghiên cứu khi khơng
tìm ra một cách hiểu chung làm cơ sở để tiếp cận biểu tượng. Từ đó, tiếp thu những
khái niệm khác nhau của các nhà khoa học nêu trên, chúng tôi rút ra một cách hiểu về
thuật ngữ này để làm cơ sở cho việc tiếp cận, tìm hiểu biểu tượng trong các tác phẩm
văn xuôi viết về đề tài chiến tranh từ 1986 đến nay. Biểu tượng là một kí hiệu ngơn
ngữ bao hàm cái biểu đạt (A) và cái được biểu đạt (B). Trong đó A là những hình ảnh,
vật có thể tri giác hoặc bất tri giác; B chứa đựng, gợi mở nhiều tầng nghĩa có giá trị
nghệ thuật hơn A. Khái niệm cơng trình nghiên cứu sử dụng có cội nguồn từ kí hiệu
học và văn hóa học. Chúng tơi cho rằng đó sẽ là nền tảng vững chắc để đọc và giải mã
biểu tượng trong văn học. Với cách hiểu này, ở chương sau, chúng tôi sẽ đi vào giải
mã những hình ảnh: lửa, nước, giấc mơ, rừng, máu… và các biển thể của nó trong hệ
thống các tác phẩm văn xuôi viết về chiến tranh sau 1986 như những biểu tượng.


14

1.1.2. Mối quan hệ giữa biểu tượng và hình tượng trong tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù. Đối tượng của văn
học chính là hiện thực đời sống. Tuy nhiên cùng một đối tượng nhưng văn học lại có
cách nhìn riêng, chiếm lĩnh riêng khơng giống các hình thái ý thức xã hội khác. Chẳng
hạn, nhà văn viết về rừng nhưng không giống như những nhà môi trường, xem xét đối
tượng là một loại địa hình của tự nhiên, chiếm bao nhiêu diện tích che phủ mà thấy
rừng là một ngơi nhà lớn che chở cho nhân loại hay đó là biểu hiện mạnh mẽ của sự
sống. Như vậy điều mà tác phẩm văn học quan tâm không phải là “các quan hệ qua lại
của thế giới hiện thực mà trước hết là các quan hệ của xã hội con người” [67, tr.125].
Có nghĩa là đối tượng mà văn học quan tâm, phản ánh chính là một quan hệ người kết
tinh trong sự vật [67, tr.125]. Như vậy, hiện thực trong tác phẩm không phải là một

hiện thực nguyên mẫu như nó vốn là mà trở thành một đối tượng được khốc lên mình
những thị hiếu văn chương, lý tưởng, khát vọng.Và để nhào nặn, xử lý hiện thực
nguyên mẫu thành hiện thực văn học có giá trị thẩm mỹ, các tác giả đã sử dụng tư duy
hình tượng – cảm tính kết hợp với các phương thức phản ánh nghệ thuật bằng hình
tượng, biểu tượng. Khi ấy, khách thể thẩm mỹ được tách khỏi hiện thực khách quan và
được chuyển thành một hiện thực của ý thức qua lăng kính sáng tạo của chủ thể thẩm
mỹ (sự sáng tạo phải nằm trong ngưỡng cho phép của thiết chế xã hội). Có thể khẳng
định thế giới hiện thực thơng qua phương thức phản ánh bằng hình tượng, biểu tượng
đã tạo nên một thế giới nghệ thuật tượng trưng, gợi lên những miền cảm xúc, kích
thích tư duy tiếp nhận của độc giả.
Biểu tượng và hình tượng đều là những kí hiệu. Đó đều là sự truyền đạt ý nghĩa
bằng hình thức kí hiệu, “tức là cái vật chất có thể cảm biết được mà người phát sử
dụng để kích thích đối phương tiếp nhận nhằm truyền đạt một cách có quy ước về một
vật hoặc tình huống vắng mặt hoặc chưa xuất hiện”, “sự truyền đạt này được tiến hành
thông qua một kênh nhất định” và “kí hiệu đó đã được mã hóa theo cái mã mà người
tiếp nhận cũng nắm được” [35, tr.164-165]. Như vậy cả hình tượng, biểu tượng đều là
những kí hiệu gồm cái biểu đạt và cái được biểu đạt.


15

CBĐ/ CĐBĐ
(ký hiệu)

CBĐ
(hình thức)

CĐBĐ
(nội dung)


Sơ đồ ký hiệu học của Hjelmslev [73, tr.76].
Vì có điểm giống nhau nên hai thuật ngữ, hai phương thức phản ánh hiện thực
này thường bị sử dụng nhầm lẫn. Tuy nhiên, đây là hai phạm trù nghệ thuật riêng biệt,
có điểm thuộc nhau nhưng khơng hoàn toàn đồng nhất. Sự phân biệt giữa biểu tượng
và hình tượng khơng phải là khơng gây ra những khó khăn nhất định bởi vì lằn ranh
giữa hai phạm trù này có những đoạn gặp nhau và cũng khơng hồn tồn tách biệt. Có
khi một kí hiệu, hình ảnh nào đó có thể trở thành hình tượng trong tác phẩm này nhưng
ở tác phẩm khác, theo một góc độ khác lại trở thành biểu tượng. Vì vậy, làm rõ mối
quan hệ giữa hai phạm trù này cũng là một bước quan trọng trong hành trình giải mã
biểu tượng trong tác phẩm văn học.
Hình tượng là phương thức kiến tạo lại hiện thực đời sống thơng qua hình ảnh
(image), một sự tái hiện có chọn lọc và sáng tạo. Vì vậy, thế giới hình tượng trong tác
phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân, phong cách sáng tác của tác giả. “Cấu trúc của hình
tượng bao giờ cũng là sự thống nhất cao độ giữa các mặt đối lập: chủ quan và khách
quan, lí trí và tình cảm, cá biệt và khái quát, hiện thực và lý tưởng, tạo hình và biểu
hiện, hữu hình và vơ hình” [35, tr.148]. Là một thế giới hiện thực được lọc qua lăng
kính thẩm mỹ cùng các thủ pháp nghệ thuật như tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật nên
hình tượng bước vào tác phẩm với một diện mạo khác, “là một hiện tượng đầy tính
ước lệ” [35, tr.24]. Từ đó, hình tượng vừa thấp thống bóng dáng của hiện thực nhưng
đồng thời lại gợi ra một lớp ý nghĩa, vượt ra ngoài hiện thực. Trong khi đó, biểu tượng
cũng là một loại kí hiệu mà cái biểu đạt đã là một sự hàm nghĩa, vượt ra khỏi chính
bản thân sự vật; cái được biểu đạt với chiều sâu vô tận, mở ra nhiều tầng bậc ý nghĩa.


16

Như vậy có thể kết luận hình tượng chính là cơ sở để hình thành biểu tượng hay trong
biểu tượng bao hàm cả hình ảnh hình tượng. Vì vậy mà nội hàm của biểu tượng rộng
hơn hình tượng. “Biểu tượng là một sự khái quát đầy năng động, cho ta chiếm lĩnh
thực tại trong chiều sâu bản chất của nó mà không làm mất đi sự thụ cảm sống động,

tinh tế cũng như ấn tượng tươi mới về hiện thực. Biểu tượng phải đạt tới một trình độ
cao trong khái quát hiện thực, chạm đến những miền mơ hồ sâu xa trong tâm thức nhà
văn và gợi nó ra dưới một hình thức cảm tính; nó có khả năng gợi thức, lây lan tạo sự
cộng hưởng mạnh mẽ trong lòng người đọc” [79, tr.30]. Nguyễn Văn Hậu cũng từng
khẳng định: “Phạm trù biểu tượng nhằm chỉ cái phần mà hình tượng vượt khỏi chính
bản thân nó và ln hàm chứa những ý nghĩa mang giá trị trừu tượng” [38]. Kết luận
này càng trở nên vững chắc với sơ đồ siêu kí hiệu của Barthes.
I
II

CBĐ: Sự biểu thị

CĐBĐ: Sự biểu thị

CBĐ: Sự hàm chỉ

CĐBĐ: Sự hàm chỉ

Từ sơ đồ trên, Nguyễn Văn Hậu đã chuyển đổi thành một dạng sơ đổ giải thích
và chúng tơi cũng sử dụng nó để làm cơ sở cho việc làm rõ mối quan hệ giữa hình
tượng, biểu tượng cũng như quá trình nghiên cứu, giải mã biểu tượng.
(A)

KÝ HIỆU HỌC BIỂU THỊ
(KÝ HIỆU HỌC BIỂU THỊ)
HÌNH THỨC
NỘI DUNG
BIỂU THỊ
BIỂU THỊ
(CBĐ)

(CĐBĐ)
Sự vật, hiện tượng
Hình ảnh biểu thị

(B)

(S)

Quan niệm, khái
niệm
ý nghĩa, biểu đạt
HÌNH THỨC SỰ HÀM NGHĨA
(Ký hiệu biểu thị – Hiển ngôn)
(CBĐ)
KÝ HIỆU HỌC HÀM NGHĨA
(KÝ HIỆU HÀM NGHĨA)
BIỂU TƢỢNG ( Symbol)

NỘI DUNG SỰ HÀM NGHĨA
(Ký hiệu ẩn dụ – Mật ngôn)
( CĐBĐ)


17

Sơ đồ giải thích hệ thống siêu ký hiệu – biểu tượng của Nguyễn Văn Hậu [38]
Từ những lý giải trên chúng ta có thể khẳng định rằng, biểu tượng được tạo nên
từ hình tượng, nó bao trùm hình tượng và rộng hơn hình tượng. Tuy nhiên, khơng phải
mọi hình tượng đều có thể trở thành biểu tượng. Để hình tượng trở thành biểu tượng
nghệ thuật, bản thân hình ảnh đó phải có nghĩa hàm sâu rộng để khơi dậy, làm rung

động những mỹ cảm nơi người tiếp nhận. Xây dựng một hình tượng thành một biểu
tượng nghệ thuật, người nghệ sĩ đã vận dụng kết hợp các thủ pháp nghệ thuật như: lặp,
huyền thoại hóa… Chẳng hạn, khói lửa vốn là một hình ảnh quen thuộc trong cuộc
sống hàng ngày. Tuy nhiên khi đi vào các tác phẩm văn xuôi Việt Nam đương đại viết
về chiến tranh sau chiến tranh với một mức độ dày đặc, trong màn sương huyền ảo nó
khơng cịn là một hiện thực đơn thuần mà đã trở một nhân vật đầy sức ám gợi, một
biểu tượng với sự giãn nở đến vô cùng.
1.2. Quá trình tạo sinh biểu tƣợng trong tác phẩm văn học
Biểu tượng có mặt ngay cả khi con người chúng ta chưa có ý niệm về sự tồn tại
ấy. Nó hiện diện khắp mọi ngóc ngách, lĩnh vực trong đời sống xã hội. Hầu hết các
ngành khoa học đặc biệt là khoa học về con người, nghệ thuật đều có sự góp mặt của
biểu tượng. Các soạn giả của cơng trình Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đã khẳng
định: “Nói là chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng thì vẫn cịn chưa đủ, phải
nói một thế giới biểu tượng sống trong ta” [55, tr.XIV].
Ngay từ đầu biểu tượng vốn là sản phẩm của vô thức “Loại thứ nhất thoát thai
từ nội dung phi ý thức của cái psyche (nguyên tố tâm thần) ” [9, tr.133]. Loại thứ nhất
mà C.Jung ám chỉ chính là biểu tượng tự nhiên – những biểu tượng sơ khai, chưa có sự
nhào nặn, điều khiển của ý thức. Để chứng minh cho khẳng định trên, nhà tâm lý học
người Thụy Sĩ này đã phân tích, làm rõ những hình ảnh tượng trưng xuất hiện trong
tiềm thức, giấc mơ. “Những sự kiện mà ta ý thức được cịn có những khía cạnh mà ta
khơng ý thức được, ngồi ra cịn phải nói đến những sự kiện mà trí óc ta khơng ghi
nhận một cách có ý thức, nhưng tiềm thức ta đã ghi nhận, và như thế chúng ở dưới làn
mức ý thức. Chúng ta đã ghi nhận, nhưng ghi nhận một cách vô tâm” [9, tr.20]. Mặc
dù tồn tại một cách vô thức (khơng được kiểm sốt bởi ý thức) tuy nhiên trong một vài
hồn cảnh thích hợp chúng sẽ hiện diện như một ý tưởng phụ thuộc. “Ý tưởng ấy có


18

thể xuất lộ dưới hình thức một giấc mơ. Đó là trường hợp thường xảy ra: giấc mơ sẽ tố

cáo những cảm giác mà ta ghi nhận một cách vô tâm, chúng khơng xuất lộ dưới hình
thức hữu ý, mà dưới hình thức hình ảnh tượng trưng” [9, tr.21]. Như vậy, C.Jung đã
xem giấc mơ như một cầu nối của miền vơ thức và q trình giao tiếp ấy được đọc
bằng ngơn ngữ biểu tượng. Cần phải nói thêm rằng, có một thực tế là thi thoảng những
hình ảnh trong giấc mơ hồn tồn xa lạ với chính cá nhân đó, tự bản thân họ khơng thể
lý giải, cắt nghĩa nghĩa được. Khi đó, C.Jung gọi hiện tượng ấy là vô thức tập thể, Jung
đưa ra một giả thuyết rằng: “có một sự phân chia tổng qt vơ thức thành vô thức cá
nhân (personal unconscious) và vô thức tập thể (phi cá nhân) (collective unconscious)”
[26, tr.72].
Khởi thủy là sản phẩm của vô thức tập thể, tuy nhiên khi bước vào thế giới văn
học biểu tượng trở thành một phương thức phản ánh nghệ thuật có ý thức. Bởi vì như
đã nói trên, tác phẩm văn học là một hình thái ý thức xã hội, là kết quả lao động của
tác giả. Vì vậy, việc lựa chọn, thay đổi, xây dựng biểu tượng nhằm làm tăng hiệu quả
diễn đạt, chuyển tải thông điệp, nâng cao giá trị thẩm mỹ là công việc phức tạp của trí
óc. Từ giai đoạn hồi thai đến khi biểu tượng được xuất hiện trong tác phẩm như một ý
đồ, một nhân vật, một phương thức nghệ thuật có chủ ý là cả một q trình.
1.2.1. Văn hóa – nguồn gốc nảy sinh biểu tượng
Theo Từ điển tiếng Việt: “văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, là những hoạt động của
con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát)” [77, tr.1396].
Bàn về khái niệm này, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng: “Nói tới văn hóa là nói
tới một lĩnh vực vơ cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì khơng phải
là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển,
quá trình con người làm nên lịch sử… bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình
cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ
bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và
sức chiến đấu bảo vệ mình và khơng ngừng lớn mạnh” [127, tr.22].


19


Từ những nguồn tài liệu trên, chúng ta có thể hiểu văn hóa bao gồm cả vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo ra và chính văn hóa phản ánh cuộc sống của con
người, là những giá trị làm nên đặc trưng của vùng.
Đối tượng tìm hiểu của chúng tôi trong phần này không phải những đặc trưng,
con đường hoạt động của hình thái ý thức xã hội nói trên mà chỉ tập trung quan tâm
đến các yếu tố văn hóa được thể hiện hay diễn đạt trong biểu tượng.
Trong Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nguyễn
Đức Toàn đã đưa ra một nhận định: “Trong văn học, biểu tượng được xem là một sáng
tạo nghệ thuật. Đó là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, là khả năng cắt nghĩa
đời sống từ cái nhìn văn hóa” [114, tr.104]. Cùng quan điểm này, nhà nhân học Đinh
Hồng Hải cũng khẳng định: “Việc tìm hiểu ngơn ngữ biểu tượng cũng chính là tìm
hiểu đời sống văn hóa xã hội lồi người thơng qua các biểu tượng văn hóa do họ tạo
ra.”; “nghiên cứu biểu tượng là khoa học có chức năng sử dụng ngôn ngữ biểu tượng
để giải mã các thành tố văn hóa được sản sinh trong đời sống của con người” [34,
tr.27]. Nguyễn Thị Thanh Xuân cũng đồng tình với quan điểm trên “Biểu tượng
(symbol) cũng là hình tượng, nhưng là hình tượng có khả năng biểu đạt một ý nghĩa có
tính bền vững và phổ qt. Những ý nghĩa ấy bắt nguồn từ văn hóa, tơn giáo, lịch sử
các cộng đồng” [128]. Dẫn ra một số kết luận quan trọng của các nhà nghiên cứu để
thấy rõ mối quan hệ giữa biểu tượng với văn hóa. Văn hóa là mảnh đất giàu phù sa để
cây biểu tượng nảy mầm và sum suê tỏa bóng trong khu vườn văn học. Và cũng có thể
nói biểu tượng lại chính là ngơn ngữ biểu đạt của văn hóa.
Quan hệ giữa văn hóa với biểu tượng là một mối quan hệ biện chứng, hai chiều
với sự tương tác qua lại. Trong phần này, chúng tôi tập trung là rõ chiều thứ nhất để
thấy được văn hóa chính là nguồn gốc nảy sinh biểu tượng, là nền tảng đầu tiên để tạo
sinh biểu tượng trong tác phẩm văn học.
Trong những cơng trình nghiên cứu của mình, C.Jung thống nhất một ý kiến
rằng từ trong vơ thức tập thể đã hình thành nên những mẫu gốc hay mọi biểu tượng
đều xuất phát từ mẫu gốc. Khái niệm về mẫu gốc đã được Từ điển thuật ngữ văn học
giải thích rất tường minh “Những mẫu gốc này là những mơ típ và liên kết mơ típ có

đặc tính bản chất phổ quát, là những sơ đồ tâm lý bền vững, được tái hiện lại một cách


×