Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá việc áp dụng ISO 9001 2008 ISO 22000 2005 tại một số nhà máy sản xuất thực phẩm trên lãnh thổ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.66 KB, 96 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------------

TRẦN DŨNG TIẾN

ĐÁNH GIÁ VIỆC ÁP DỤNG ISO 9001:2008, ISO 22000:2005
TẠI MỘT SỐ NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM
TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Vũ Hồng Sơn

Hà Nội – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng bản luận văn này là kết quả nghiên cứu do bản thân
mình thực hiện với sự cộng tác của các đồng nghiệp hiện đang công tác tại Viện
Tiêu chuẩn Anh (BSI) tại Việt Nam. Những số liệu đưa ra là hoàn toàn trung thực
từ các báo cáo đánh giá chứng nhận, báo cáo đánh giá định kỳ, báo cáo đánh giá tái
chứng nhận và không vi phạm bản quyền của bất kỳ tác giả nào khác.
Tôi cũng xin trân thành cảm ơn các thấy cô giáo bộ môn Quản lý chất lượng,
Viện Công nghệ Sinh học, các đồng nghiệp tại BSI đã tạo điều kiện để tơi có thể
hồn thiện kết quả nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2018


HỌC VIÊN

Trần Dũng Tiến

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ........................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .....................................................................................4
1.1. Lịch sử ra đời của hệ thống quản lý chất lượng ISO ................................4
1.1.1. Lịch sử ra đời hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 ...................4
1.1.2. Lịch sử ra đời hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000:2005 .................6
1.2. Lợi ích của việc áp dụng và đạt được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn
theo ISO 9001:2008 VÀ ISO 22000:2005 ................................................................8
1.3. Vấn đề gặp phải khi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
và vệ sinh an toàn thực phẩm theo ISO 9001: 2008 và ISO 22000:2005 ...........11
1.3.1.Thiếu sự quan tâm của lãnh đạo cao nhất (Lý do dẫn đến thiếu sự quan
tâm là .........................................................................................................................11
1.3.2. Thiếu sự tham gia đầy đủ của toàn tổ chức trong quá trình xây dựng và
áp dụng HTQL ..........................................................................................................12
1.3.3. Hệ thống quản lý được xây dựng khơng thích hợp ...............................12
1.3.4. HTQL thiếu sự liên kết và tích hợp với các lĩnh vực quản lý khác .......13
1.3.5. HTQL không giúp cải thiện hiệu quả hoạt động ...................................14
1.3.6. Tổ chức thiếu khả năng duy trì và cải tiến HTQL sau chứng nhận .......15
1.3.7. Khơng hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn dẫn đến việc áp dụng còn rườm

rà, nặng nề về mặt giấy tờ, không đạt được kết quả mong muốn .............................15
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................16
2.1. Mục tiêu của đề tài .....................................................................................16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ..........................................................................16

ii


2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................16
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .....................................................16
2.2.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................16
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................17
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................19
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ...............................................19
3.2. Tần suất xuất hiện các phát hiện đánh giá ISO 9001:2008. ...................20
3.3. Phân tích các phát hiện các phát hiện đánh giá của ISO 9001:2008. ....23
3.4. Tần suất xuất hiện các phát hiện đánh giá của ISO 22000:2005 ...........57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................88
4.1. Nhận xét chung về tình hình áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng, chất
lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo ISO 9001:2008 và ISO 22000:2005 tại
một số nhà máy sản xuất thực phẩm tại Việt Nam. .............................................88
4.2. Tổng kế những điểm còn tồn tại................................................................88
4.3. Những đề xuất cần cải tiến ........................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

ATTP
WHO
NĐTP
SXKD
VSATTP
CLVSATTP
HTQL

Ý nghĩa
An toàn thực phẩm
Tổ chức y tế thế giới
Ngộ độc thực phẩm
Sản xuất kinh doanh
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Hệ thống quản lý

HTQLCL

Hệ thống quản lý chất lượng

HTQLATTP

Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm

International Standards Organization: Tổ chức tiêu chuẩn hóa
Quốc tế
HACCP
Hazard Analysis Critical Control Points: Phân tích mối nguy
và kiểm sốt những điểm trọng yếu (tới hạn)

CCP
Điểm kiểm soát trọng yếu (tới hạn)
GMP
Thực hành sản xuất tốt
GAP
Thực hành chăn nuôi tốt
SSOP
Hệ thống thực hành vệ sinh tốt
FSMS
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
FDA
Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ
PRPS
Các chương trình tiên quyết
CODEX
Ủy ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm
QCVN
Quy chuẩn Quốc gia
TCVN
Tiêu chuẩn Quốc gia
P-D-C-A
Plan – Do – Check – Action: Lập kế hoạch – Thực hiện –
Kiểm tra – Đưa ra hành động.
IAV1
1st Initial Assessment Visit: Đánh giá giai đoạn 1
IAV2
2nd Initial Assessment Visit: Đánh giá giai đoạn 2
RAV
Re Assessment Visit: Đánh giá tái chứng nhận
CAV1

Continuing Assessment Visit: Đánh giá giám sát lần 1
EAV
Extension assessment visit: Đánh giá mở rộng phạm vi
NC(Nonconformity) Điểm không phù hợp
OBS (Observation) Điểm lưu ý
OFI: Opportunity Cơ hội, đề xuất cải tiến.
for Improvement
BSI
British Standard Intitute
ISO

CB

Certification Body – Tổ chức chứng nhận

iv


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1: Biểu đồ tần suất xuất hiện các phát hiện đánh giá của ISO 9001:2008 ....... 22
Hình 2: Biểu đồ tần suất xuất hiện các phát hiện đánh giá của ISO 22000:2005 ..... 59
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Số lượng chứng chỉ được cấp tại Việt Nam trong năm 2014 và 2015 .......... 7
Bảng 2. Mô tả thông tin về số lượng báo cáo được nghiên cứu. .............................. 19
Bảng 3: Tần suất xuất hiện các phát hiện đánh giá ISO 9001:2008. ........................ 20
Bảng 4: Tần suất xuất hiện phát hiện đánh giá nhiều nhất của ISO 9001:2008 ....... 23
Bảng 5: Phân tích yêu cầu của các điều khoản trong ISO 9001:2008 ...................... 23
Bảng 6: Tần suất xuất hiện các phát hiện đánh giá ISO 22000:2005 ....................... 57
Bảng 7: Tần suất xuất hiện phát hiện đánh giá nhiều nhất của ISO 22000:2005 ..... 60
Bảng 8: Phân tích yêu cầu của các điều khoản trong ISO 22000:2005 .................... 60


v


MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề lớn được
quan tâm hiện nay. Theo báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và
Môi trường của Quốc hội ngày 05.06.2017 về tình hình vệ sinh an tồn thực phẩm
cho thấy ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm
trọng ở một số địa phương. Trung bình có 167,8 vụ/năm với 5065,8 người mắc/năm
và 27,3 người chết do ngộ độc thực phẩm mỗi năm. Việc kiểm sốt ATTP theo
chuỗi cịn hạn chế. Số lượng cơ sở thực phẩm được kiểm soát đủ điều kiện sản xuất,
kinh doanh chiếm tỷ lệ còn thấp. Cũng theo báo cáo cho thấy nhiều cơ sở sản xuất
thực phẩm chưa bảo đảm các điều kiện vệ sinh, chất lượng chưa được kiểm sốt tốt
dẫn đến các vụ mất an tồn thực phẩm vẫn xảy ra thường xuyên. Vấn đề đặt ra hiện
nay là làm sao để kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm trong khi chất lượng
cuộc sống ngày một nâng cao, mọi người chú trọng hơn đến chất lượng thực phẩm
mà họ sử dụng hàng ngày. Hiện nay để quản lý và giải quyết vấn đề An tồn thực
phẩm có thể có những giải pháp sau
1. Xây dựng và áp dụng hệ thống văn bản pháp luật: Thông qua việc tuân thủ
luật, quyết định, thông tư hướng dẫn nhằm tăng cường việc kiểm sốt an tồn vệ
sinh thực phẩm tại cơ sở.
2. Cải tạo cơ sở vật chất: Chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh của sản
phẩm chỉ được đảm bảo khi sản phẩm đó được sản xuất ở một cơ sở có thiết bị cơng
nghệ hiện đại, có nhà xưởng được xây dựng phù hợp với những tiêu chuẩn quy định
để có thể ngăn ngừa, loại bỏ, giảm thiếu hoặc kiểm soát được những mối nguy mà
nó có thể ảnh hưởng đến an tồn vệ sinh của sản phẩm
3. Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm và chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn.
Tuy nhiên đối với mỗi một giải pháp ngoài việc đem lại hiệu quả nhất định thì

cùng đều gặp phải những khó khăn riêng như:
Doanh nghiệp chưa chủ động tiếp cận với các văn bản quy phạm pháp luật mà
hiện nay chỉ dừng lại ở việc tiếp cập thụ động (có nghĩa là một tổ chức ngồi chờ

1


những điều xảy ra đối với họ. Tổ chức chỉ dựa trên thông tin phản hồi từ cơ quan
quản lý, nhân viên và các thành viên của công chúng) hoặc tiếp cận phản ứng (có
nghĩa là tổ chức chỉ hành động khi một tình huống khơng tn thủ được đưa ra ánh
sáng) và nhiều khi có được văn bản rồi cũng không biết phải thực hiện như thế nào.
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều khi rất tốn kém nhưng lại không đem lại hiệu
quả nhất định, nhiều nhà máy phải sửa đổi lại những phần cứng đã được xây dựng
để đảm bảo phù hợp với nhà máy sản xuất thực phẩm sau một thời gian hoạt
động....
Giải pháp cuối cùng là xây dựng hệ thống quản lý có lẽ cũng được nhiều
doanh nghiệp xem xét lựa chọn vì giải pháp này mang tính “mềm” tức là doanh
nghiệp có thể tự hoạch định và điều chỉnh Hệ thống quản lý sao cho phù hợp với
mình nhằm đem lại hiệu quả và hiệu lực cao nhất. Tưởng chừng như đơn giản nhất
nhưng khi áp dụng vào thực tế, doanh nghiệp cũng vấp phải rất nhiều khó khăn,
chưa kể có những doanh nghiệp còn gặp thất bại, phải bỏ cuộc giữa chừng. Có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại nhưng một trong những nguyên nhân đáng phải
kể đến là việc các doanh nghiệp chưa thực sự hiểu hết các yêu cầu của tiêu chuẩn.
Là một người đã làm việc 14 năm liên quan đến ISO (bao gồm 2 năm làm tư
vấn ISO, 12 năm chuyên gia đánh giá) với gần 1000 khách hàng và với hơn 2000
ngày công đánh giá tôi cũng đã hiểu được những nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng
ISO khơng thành cơng, gây tốn kém, lãng phí và đặc biệt là gây ra tâm lý chán nản.
Với hy vọng những kiến thức đã tích lũy trong hơn 10 năm làm nghề tôi muốn chia
sẽ những phần hiểu biết nhất định của mình xoay quanh việc phân tích rõ hơn các
yêu cầu của tiêu chuẩn và mong muốn những chia sẻ này sẽ phần nào giúp các

doanh nghiệp đã, đang và sẽ áp dụng ISO có cái nhìn rõ hơn và hiểu kỹ hơn về ISO
và góp phần vào việc xây dựng, áp dụng và vận hành hệ thống Quản lý theo ISO
9001 và ISO 22000 đạt được hiệu lực và hiệu quả cao hơn. Do đó tơi đã chọn đề tài
“Đánh giá việc áp dụng ISO 9001:2008, ISO 22000:2005 tại một số nhà máy sản
xuất thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp Thạc sĩ của mình
với mục tiêu là: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO 22000:2005 tại một số doanh
nghiệp sản xuất thực phẩm ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao
2


hiệu quả việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 và ISO 22000:2005 tại các doanh nghiệp.
Luận văn bao gồm những nội dung chính như sau:
Tổng hợp số liệu từ các báo cáo đánh giá bao gồm đánh giá chứng nhận, tái
chứng nhận, giám sát lần 1, lần 2, đánh giá mở rộng (nếu có) từ 2015 đến hết năm
2017 do Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) đánh giá tại một số Doanh nghiệp sản xuất
Thực phẩm trên lãnh thổ VN)
Tiến hành thống kê, phân tích để xác định các điểm hay bị sai lỗi so với các
yêu cầu tiêu chuẩn và đưa ra các nguyên nhân sai lỗi.
Phân tích bản chất yêu cầu của tiêu chuẩn và đề xuất một số giải pháp cải tiến.

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO
1.1.1. Lịch sử ra đời hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008
ISO 9001:2008 là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng đang được
rất nhiều Doanh nghiệp/tổ chức trên khắp thế giới áp dụng. Có hai luồng ý kiến

khác nhau về hiệu quả mạng lại của tiêu chuẩn này, một luồng ý kiến cho rằng hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 thực sự có ích cho Doanh
nghiệp áp dụng, nhưng cũng có luồng ý kiến cho rằng ISO 9001:2008 khơng đem
lại hiệu quả thậm chí cịn làm cho hoạt động của Doanh nghiệp trở nên nặng nề,
kém linh hoạt, …
Tuy nhiên có một thực tế rằng tiêu chuẩn ISO 9001 khơng phải chỉ do một
nhóm người nghĩ ra, mà đó là cả một q trình đúc kết kinh nghiệm của rất nhiều tổ
chức trên toàn thế giới và hiện nay hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
được nhiều Doanh nghiệp tự nguyện áp dụng trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh
doanh của mình, Nhiều khách hàng khi ký kết tiêu thụ sản phẩm cũng yêu cầu các
công ty phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này.
- Năm 1955, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đưa ra các tiêu chuẩn về chất
lượng cho tàu APOLO của Nasa, máy bay Concorde của Anh – Pháp.
- Năm 1956, Bộ Quốc Phòng Mỹ thiết lập hệ thống MIL - Q9858, nó được
thiết kế như là một chương trình quản trị chất lượng.
- Năm 1968, NATO chấp nhận MIL-Q9858 (Allied Quality Assurance
Publiacation 1- AQAP-1).
- Năm 1969, Anh, Pháp thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn quốc phòng với các hệ
thống đảm bảo chất lượng của người thầu phụ thuộc vào các thành viên của NATO.
- Năm 1970, Bộ Quốc Phòng Liên Hợp Anh chấp nhận những điều khoản của
AQAP-1, trong chương trình quản trị tiêu chuẩn quốc phòng, DEF/STAN 05-8.
- Năm 1972, Viện tiêu chuẩn Anh (Briitish Standards Institute-BSI) ban hành
BS 4891 – Hướng dẫn đảm bảo chất lượng.
- Năm 1979, Viện Tiêu Chuẩn Anh đã phát triển BS 4891 thành BS 5750,
hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quản trị đầu tiên trong thương mại. Đây chính là tiền
thân của ISO 9001 sau này.
4


- Năm 1987, tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) chấp nhận hầu hết các

yêu cầu trong tiêu chuẩn BS 5750, và dựa vào đó để ban hành bộ tiêu chuẩn ISO
9000, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được xem là những tài liệu tương đương như nhau
trong áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quản trị, bộ tiêu chuẩn này bao gồm:
a) ISO 9001:1987 với tên gọi: Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết
kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật
b) ISO 9002:1987 với tên gọi: Mơ hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất,
lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
c) ISO 9003:1987 với tên gọi: Mơ hình đảm bảo chất lượng trong kiểm tra
và thử nghiệm cuối cùng.
- Năm 1994, các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003 được tổ chức
ISO sửa đổi, lần sửa đổi này nhấn mạnh vào đảm bảo chất lượng thơng qua hành
động phịng ngừa, thay vì chỉ kiểm tra sản phẩm cuối cùng và tiếp tục yêu cầu bằng
chứng về sự tuân thủ các tài liệu. Thuật ngữ “Hệ thống chất lượng” (Quality
systems) cũng được đưa vào tên gọi của các tiêu chuẩn để nhấn mạnh ý tưởng đảm
bảo chất lượng.
a) ISO 9001:1994 với tên gọi: Hệ thống chất lượng - Mơ hình đảm bảo chất
lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật
b) ISO 9002:1994 với tên gọi: Mơ hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất,
lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
c) ISO 9003:1994 với tên gọi: Hệ thống chất lượng – mơ hình đảm bảo chất
lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
- Năm 2000, tổ chức ISO hợp nhất 3 tiêu chuẩn ISO 9001:1994, ISO
9002:1994, ISO 9003:1994 thành một tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Doanh nghiệp chỉ
áp dụng thủ tục thiết kế và phát triển khi trong thực tế Doanh nghiệp có tham gia
thực hiện thiết kế sản phẩm mới. Phiên bản ISO 9001:2000 đã thay đổi tư duy căn
bản bằng cách đưa vào khái niệm “quản lý theo quá trình” và xem khái niệm này là
trung tâm của tiêu chuẩn. ISO 9001:2000 sử dụng kiểm sốt q trình để theo dõi,
đo lường và tối ưu các nhiệm vụ và hoạt động của Doanh nghiệp thay vì kiểm tra
sản phẩm cuối cùng. Phiên bản 2000 của ISO 9001 cũng yêu cầu sự tham gia của
Lãnh đạo cao nhất, thơng qua đó Lãnh đạo cao nhất sẽ tích hợp hệ thống quản lý


5


chất lượng vào các hệ thống kinh doanh hiện tại, tránh trường hợp nhiều hệ thống
chồng chéo cùng tồn tại trong một doanh nghiệp. Mong đợi của tổ chức ISO đối với
các Doanh nghiệp trong việc tăng cường cải tiến liên tục hệ thống và tăng sự hài
lòng của khách hàng thông qua việc theo dõi và đo lường mức độ hài lòng của
khách hàng cũng được thể hiện rõ ràng trong phiên bản này.
Năm 2008, Tổ chức ISO lại một lần nữa nâng cấp phiên bản của tiêu chuẩn
ISO 9001. có tên gọi đầy đủ là “ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng – Các
yêu cầu”. Hiện nay bộ Tiêu chuẩn ISO 9000 được áp dụng tại hơn 180 nước trên
toàn thế giới. Việt Nam là thành viên chính thức năm 1977. Tại Việt Nam,Tổng Cục
Tiêu Chuẩn Đo lường Chất Lượng Việt Nam gọi tắt là STAMEQ (Directorate
Management for Standards and Quality) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đưa tiêu
chuẩn ISO 9000 vào hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam với mã hiệu là TCVN ISO
9001:2008.
1.1.2. Lịch sử ra đời hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000:2005
An toàn thực phẩm đã trở thành một vấn đề được quốc tế quan tâm trước sự
bùng nổ về nhiễm độc thực phẩm. Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy: “Dioxin,
một hoá chất gây ung thư được phát hiện trong thịt gia súc, gia cầm và trứng.
Listeria là một loại trực khuẩn gây bệnh thường được phát hiện trong các sản phẩm
tươi sống bao gồm các loại thịt nguội, pho mát và xúc xích”. Năm 1999, sự kiện
nhiễm khuẩn Listeria ở Mỹ đã gây ảnh hưởng tới hàng trăm người và 20 người chết
do ăn phải xúc xích. Sau đó, Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) và
Ban kiểm tra và an toàn thực phẩm (FSIS) đã yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm
đồ nguội, đồ ăn nhanh phải đánh giá lại phương pháp quản lý an toàn thực phẩm.
Đồng thời, các nhà sản xuất phải tiến hành các hành động khắc phục cần thiết và
xác định mối nguy về Listeria. ISO 22000:2005 Food safety management systems
Trước đó, Ủy ban thực phẩm Codex đã ban hành hệ thống HACCP (Hazard

Analysis and Critical Control Point: Hệ thống phân tích các mối nguy và điểm kiểm
sốt tới hạn) như một cơng cụ quản lý an tồn thực phẩm. Đây là một phương pháp
khoa học và có hệ thống để xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy trong quá
trình chế biến, sản xuất, bảo quản và sử dụng thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn khi
tiêu thụ. Ngày 01/09/2005, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO (International

6


Organization for Standardization) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 22000:2005.
Tiêu chuẩn này do Ủy ban kỹ thuật ISO/TC 34 soạn thảo. Đây là tiêu chuẩn quốc tế về
hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng lẫn các
bên quan tâm trên phạm vi toàn thế giới. Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 được nhìn nhận
như sự tích hợp giữa HACCP và GMP trong sản xuất thực phẩm. Qua đây tạo điều
kiện hợp nhất và đơn giản hóa từng bước khi áp dụng các hệ thống quản lý cùng được
triển khai trong một tổ chức. Áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO
22000:2005 tiết kiệm được nhiều công sức và chi phí đối với các tổ chức; đặc biệt khi
phải

vận

hành

một

một

lúc

ISO


9001,

HACCP,

GMP.

(theo

/>
/>
9001, )
Theo Tổng cục thông kê hện nay trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 477.808 doanh
nghiệp, trong đó có khoảng 8800 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực
thực phẩm, Đến năm 2015 đã có hơn 4000 doanh nghiệp sản xuất, chế biến kinh
doanh thực phẩm đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2005 và ISO 22000 (bảng 1)
Bảng 1. Số lượng chứng chỉ được cấp tại Việt Nam trong năm 2014 và 2015 [1]
(theo Quacert Việt Nam: />Tiêu chuẩn

Mức tăng so với 2014

2015

ISO 9001

4.148

9,56%


ISO 14001

903

44,34%

ISO 50001

45

181,2%

ISO 27001

70

-25,53%

ISO 22000

395

62,55%

ISO 13485

43

13.16%


Tổng cộng

5.899

17,82

7


1.2. LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG VÀ ĐẠT ĐƯỢC CHỨNG NHẬN PHÙ
HỢP TIÊU CHUẨN THEO ISO 9001:2008 VÀ ISO 22000:2005
1. Các quy trình vận hành được kiểm sốt và có mức độ tin cậy cao – thơng
qua các việc tuân thủ các quy phạm thực hành sản xuất tốt, vệ sinh tốt (GMP,
GHP,...). Các quy định, thao tác chuẩn đều được chuẩn hóa để đảm bảo nhân viên
trong một tổ chức vận hành một cách thống nhất, nhất quán. Tất cả các nhân viên có
liên quan đều phải đọc và làm theo những quy trình/hướng dẫn cơng việc đó, đặc
biệt là trong cơng việc có độ phức tạp cao và địi hỏi sự làm việc nhóm của nhiều
phịng/ban với nhau. Kết quả là, các cơng việc sẽ có tính chuẩn hóa cao và tránh
được những sai xót cả chủ quan lẫn khách quan. Khi có vấn đề gì xảy ra việc truy
tìm nguyên nhân và thực hiện các hành động khắc phục sẽ dễ dàng hơn
2. Mối quan hệ với các bên liên quan được cải thiện. Áp dụng hệ thống
cũng tạo nên sức mạnh nội bộ trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp và thúc đẩy người
lao động không ngừng cố gắng trong công việc. Áp dụng ISO trong mỗi tổ chức
mang lại sự khách quan, công bằng trong việc đánh giá người lao động, bởi vì tất cả
đều có tiêu chí, chỉ số và cơng cụ rõ ràng. Việc đánh giá kết quả trong công việc
dựa trên việc hồn thành các mục tiêu cơng việc đã đề ra thôn qua dữ liệu cụ thể
(Quyết định dựa trên sự kiến).
3. Việc áp dụng ISO khiến người lao động hiểu được tầm quan trọng của
cơng việc mà mình đang đảm nhận, đặc biệt là vai trò của họ trong sự phát triển
chung của tổ chức. Kết quả là, mỗi nhân viên sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn trong

cơng việc. Quan trọng hơn, khi áp dụng tiêu chuẩn ISO thì trách nhiệm và quyền
hạn của mỗi nhân viên đều rất rõ ràng và được truyền thông công khai trong nội bộ
tổ chức, điều này giúp cho việc giải quyết công việc được trơn tru và tránh được
tình trạng chồng chéo hay đùn đẩy công việc cho nhau. Trong một tổ chức, doanh
nghiệp thường có những người lao động có năng lực chun mơn và đạo đức vượt
trội. Đây chính là những "chìa khóa vàng" để xây dựng và thúc đẩy sự phát triển
cho mỗi đơn vị. Tuy nhiên, nếu quá lệ thuộc vào những con người này thì chắc
chắn doanh nghiệp và tổ chức sẽ lâm vào những tình huống khốn đốn khi có sự thay
đổi về nhân sự (nhân sự nghỉ việc). Phải làm sao đây khi những người nhân viên
mới lại chưa đủ trình độ và kinh nghiệm để giải quyết công việc một cách trôi chảy?
8


Việc áp dụng ISO cũng sẽ là giải pháp hiệu quả giúp chúng ta khắc phục điều này.
Cụ thể, các vấn đề phát sinh trong công việc đều được ghi chép lại, sau đó mọi
người cùng nhau bàn bạc, phân tích để đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm giải
quyết triệt để vấn đề. Dần dần, những kinh nghiệm và cách xử lý cơng việc sẽ được
chuyển hóa thành quy trình hướng dẫn cơng việc cụ thể cho nhân viên.
4. Khả năng cạnh tranh cao hơn các doanh nghiệp khác - đặc biệt những thị
trường đòi hỏi cao về an toàn vệ sinh thực phẩm. Áp dụng tiêu chuẩn ISO sẽ giúp
cơng việc được kiểm sốt và quản lý chặt chẽ trong toàn bộ chuỗi cung ứng, năng
lực của nhân viên đồng đều và không ngừng được nâng lên, do đó mà chất lượng
sản phẩm và dịch vụ cũng được nâng cao hơn và ở mức độ ổn định hơn.
5. Gia tăng giá trị thương hiệu của công ty. Giữa một doanh nghiệp đã được
cấp chứng nhận ISO với một doanh nghiệp chưa được cấp thì khách hàng và đối tác
có xu hướng lựa chọn đơn vị đã áp dụng tiêu chuẩn ISO vì trong tiềm thức của họ,
đây là một đơn vị có phong cách làm việc chuyên nghiệp, đồng thời những sản
phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp ra thị trường đều có chất lượng rất tốt, ổn định.
6. Cải tiến liên tục hệ thống chất lượng và cải tiến liên tục chất lượng sản
phẩm. Hiệu quả làm việc được cải thiện rõ rệt. Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO cho các

tổ chức, doanh nghiệp thúc đẩy người lao động không ngừng nổ lực làm việc và cải
thiện hiệu quả công việc để đáp ứng các mục tiêu đã đề ra. Khơng chỉ có các đơn vị
sản xuất và kinh doanh mới áp dụng ISO để cải thiện hiệu quả công việc của nhân
viên. Thực tế cho thấy, ngay cả những đơn vị hành chính sự nghiệp Nhà nước cũng
đã sử dụng tiêu chuẩn ISO 9001 và gặt hái được những thành công bước đầu
7. Tăng năng suất và giảm giá thành do kiểm soát được thời gian trong quá
trình sản xuất. Do quá trình sản xuất được kiểm soát tốt hơn, lúc này ban giám đốc
sẽ được "rảnh tay" một phần trong công tác quản lý bởi mọi thứ đã được vận hành
theo một quy trình khoa học và hiệu quả. Đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp từ đó sẽ
có thêm nhiều thời gian để tìm hiểu về thị trường, xây dựng các mối quan hệ trong
kinh doanh với những doanh nhân khác trong cộng đồng. Vì Ban giám đốc chính là
những người mang về cho doanh nghiệp những hợp đồng có giá trị nên việc họ xây
dựng mối quan hệ làm ăn bên ngoài sẽ làm tăng cơ hội ký được những hợp đồng lớn
cho công ty. Kết quả là, lợi nhuận sẽ tăng mà không cần phải bán được nhiều thêm
9


sản phẩm. Kết quả là, hiệu quả và năng suất làm việc sẽ trở lên tốt hơn. Trong kinh
tế khi mà năng suất tăng đồng nghĩa với chi phí trên một sản phẩm sẽ giảm xuống,
kéo theo đó thì lợi nhuận của công ty tăng lên.
8. Cung cấp các phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công việc đúng
ngay từ đầu để giảm thiểu khối lượng công việc làm lại. Các thiết bị sản xuất sẽ
được cập nhật, theo dõi và thực hiện bảo trì bảo dưỡng một cách chủ động, hạn chế
phải dừng sản xuất để sửa chữa thiết bị khi có sự cố. Thiết bị theo dõi và đo lường
cũng được hiệu chuẩn, kiểm tra xác nhận để ngăn ngừa tối đa các sai số, hay hậu
quả do sự cố thiết bị đo đem lại.
9. Giúp kiểm sốt, giảm chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, giảm lãng phí
về thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực và tiền bạc. Khi các sai sót và rủi ro được
hạn chế mức tối đa nhờ việc áp dụng ISO thì tổ chức, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm
được những khoản chi phí phát sinh giành cho việc sửa chữa, khắc phuc những

sai lầm ấy.
10. Giúp Doanh nghiệp xác định hiệu quả q trình, phân tích, đánh giá sản
phẩm, ra quyết định quản lý, cải tiến hiệu quả hoạt động, nâng cao sự thoả mãn
khách hàng thông qua việc sử dụng những cơng cụ thống kê và các dữ liệu có ý
nghĩa. Cải thiện uy tín của tổ chức thơng qua việc ngày càn nâng cao mức độ thỏa
mãn của khách hàng. Các tổ chức và doanh nghiệp đã áp dụng tiêu chuẩn ISO
thường có xu hướng chủ động tìm hiểu nhu cầu mong đợi của khách hàng và cố
gắng giải quyết một cách chủ động hơn so với các đơn vị chưa áp dụng ISO.
11. Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào do kiểm soát được
nhà cung cấp. Các doanh nghiệp xây dựng và triển khai ISO 9001 buộc phải đánh
giá một cách kỹ càng hơn nguồn nguyên liệu đầu vào khi nhập từ các nhà cung cấp
với phương trâm “ Hợp tác cùng có lợi với các nhà cung cấp” để tạo ra sản phẩm có
chất lượng tốt nhất. Quá trình này sẽ giúp chúng ta lựa chọn được những nhà cung
cấp tốt và phù hợp nhất với mình.
12.

Được thừa nhận lẫn nhau. Các tổ chức chứng nhận (CB) có cùng một

tổ chức cơng nhận thì giấy chứng nhận đó có hiệu lực tương đương nhau.
13.

Tiêu chuẩn đánh giá 1 lần, có hiệu lực (được cơng nhận) tại nhiều nơi

(phụ thuộc vào việc được Công nhận). Ví dụ doanh nghiệp có thể được chứng nhận
10


tại Việt nam bởi một tổ chức chứng nhận có uy tín (được cơng nhận nhiều nơi) thì
giấy chứng nhận đó được thừa nhận ở nhiều Quốc gia khác nhau.
1.3. VẤN ĐỀ GẶP PHẢI KHI XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THEO
ISO 9001:2008 và ISO 22000:2005
Việc áp dụng các HTQL theo tiêu chuẩn quốc tế ISO như ISO 9001:2008,
ISO 22000:2005, … được thừa nhận và đã chứng tỏ trên thực tế về khả năng mang
lại những lợi ích to lớn cho các tổ chức trên các khía cạnh như thị trường, tác
nghiệp, kiểm soát, và phát triển bền vững. Điều này giải thích tại sao ngày càng có
nhiều các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác có mong muốn hoặc
đã triển khai áp dụng các HTQL này vào trong hoạt động của tổ chức mình. Mặc dù
vậy, không phải tổ chức nào cũng thành công trong việc áp dụng các HTQL nếu
khơng nói rằng một tỷ lệ đáng kể các tổ chức đã không thành công trong việc áp
dụng các HTQL. Kinh nghiệm thực tế cho thấy các khó khăn này có thể được tổng
hợp lại theo các nhóm vấn đề sau đây:
1. Thiếu sự quan tâm của lãnh đạo cao nhất
2. Thiếu sự tham gia đầy đủ của tồn tổ chức trong q trình xây dựng và
áp dụng HTQL;
3. HTQL khơng thích hợp với thực tiễn của tổ chức;
4. HTQL thiếu sự liên kết và tích hợp với các lĩnh vực quản lý khác;
5. HTQL không giúp cải thiện hiệu lực, hiệu quả hoạt động
6. Tổ chức thiếu khả năng, kinh nghiệp trong việc xây dựng, duy trì và cải
tiến HTQL sau chứng nhận.
7. Không hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn dẫn đến việc áp dụng còn rườm
rà, nặng nề về mặt giấy tờ, không đạt được kết quả mong muốn.
1.3.1. Thiếu sự quan tâm của lãnh đạo cao nhất (Lý do dẫn đến thiếu sự quan
tâm là:
1. Khơng hiểu rõ mục đích của việc xây dựng và áp dụng Hệ thống cũng
như lợi ích của việc áp dụng Hệ thống.

11



2. Không coi các Hệ thống Quản lý như là các công cụ để quản lý chất
lượng, chất lượng An tồn thực phẩm giúp doanh nghiệp đạt được các chính sách và
mục tiêu chất lượng, an toàn thực phẩm.
1.3.2. Thiếu sự tham gia đầy đủ của toàn tổ chức trong quá trình xây dựng và áp
dụng HTQL
Nguyên nhân trực tiếp đầu tiên của vướng mắc này là sự thiếu đầy đủ và rõ
ràng trong việc xác định vai trò, vị trí và trách nhiệm của lãnh đạo cấp cao, các cán
bộ quản lý, thường trực và thành viên Ban ISO, các nhân viên/công nhân trong việc
triển khai dự án (Các đơn vị cho rằng việc thực hiện ISO là trách nhiệm của ban
ISO). Điều này dẫn đến tình trạng thiếu tinh thần sở hữu và chịu trách nhiệm trong
quá trình xây dựng, áp dụng HTQL. Hậu quả thường thấy là ban ISO bị quá tải,
chương trình bị chậm trễ, các biện pháp kiểm sốt trong HTQL khơng thực sự phản
ảnh yêu cầu quản lý và thực tiễn triển khai. Để khắc phục vấn vấn đề này, các tổ
chức cần sự tham vẫn và hỗ trợ của những đối tác có nhiều kinh nghiệm triển khai
dự án HTQL để ngay từ đầu có thể thiết lập một kế hoạch dự án với cơ cấu tổ chức
thực hiện đầy đủ, rõ ràng và thích hợp với điều kiện thực tiễn của mình.
Khi triển khai một HTQL mới bao giờ cũng mang lại những thay đổi nhất
định ở khía cạnh tác nghiệp, quản lý hoặc hỗ trợ. Các thay đổi này có thể ở mức lớn
hay nhỏ tùy vào điều kiện quản lý, lĩnh vực liên quan, hiện trạng và nhu cầu của tổ
chức. Điều đáng tiếc là, trong phần lớn các trường hợp, việc chuẩn bị và thúc đẩy
các thay đổi này trong q trình triển khai chương trình khơng được thực hiện tốt.
Điều này dẫn đến tình trạng khơng tn thủ, chống đối hoặc ít nhất cũng là sự căng
thẳng khơng cần thiết trong nội bộ tổ chức. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, khi quản
lý thay đổi không được thực hiện hiệu quả, các HTQL thường khơng được duy trì
và cải tiến sau khi đạt được chứng nhận ban đầu.
1.3.3. Hệ thống quản lý được xây dựng khơng thích hợp
1. Khơng đầu tư nguồn lực phù hợp (Kinh phí, thời gian, sự quan tâm, tư vấn)
2. Phụ thuộc quá nhiều vào tư vấn
3. Chọn tư vấn chưa phù hợp


12


Một cách tổng quát, một HTQL được xây dựng là kết quả của q trình phân
tích, xem xét và ứng dụng một loạt các yếu tố, bao gồm: nhu cầu chiến lược, yêu
cầu và thực tiễn quản lý, các thực hành tốt và những yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng
và các yêu câu liên quan khác. Trong các yếu tố này thì "nhu cầu chiến lược" và
"yêu cầu và thực tiễn quản lý" là những điểm đặc thù riêng của từng tổ chức, làm
cho HTQL mặc dù theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng có những sự khác biệt trong từng
trường hợp. Sự thất bại trong xem xét đầy đủ hai yếu tố này sẽ tạo ra một HTQL,
mặc dù có thể phù hợp với tiêu chuẩn, nhưng khơng thực sự thích hợp với tổ chức.
Các yếu tố của HTQL cần phù hợp với thực trạng & nhu cầu quản lý của tổ
chức. Nguyên nhân của sự thất bại này thường gắn với tiếp cận và phương pháp
triển khai HTQL của tổ chức. Về mặt tiếp cận, có nhiều tổ chức tìm kiếm sự tuân
thủ tiêu chuẩn với câu hỏi "u cầu của tiêu chuẩn như vậy thì chúng tơi phải làm gì
để đáp ứng" thay vì vận dụng tiêu chuẩn để giải quyết nhu cầu quản lý thông qua
câu hỏi "thực tiễn và nhu cầu quản lý của chúng tơi như vậy thì u cầu của tiêu
chuẩn nên được áp dụng như thế nào cho phù hợp và hiệu quả". Ngoài ra, một số tổ
chức cho rằng, các thực hành đã được thực hiện và phù hợp ở một tổ chức khác
hồn tồn có thể được áp dụng và mang lại hiệu quả ở tổ chức của mình thơng qua
cách đặt vấn đề với đơn vị tư vấn hoặc hướng dẫn "Đơn vị A đã áp dụng thành công
HTQL theo ISO rồi, hãy cung cấp cho chúng tôi một HTQL giống hệt như vậy để
rút ngắn thời gian và đỡ tốn nguồn lực".
Cho dù với nguyên nhân nào, một HTQL được xây dựng không dựa trên
thực trạng và những nhu cầu thực tế sẽ khơng thích hợp với hoạt động của tổ chức.
Việc miễn cưỡng áp đặt một cách "dập khuôn" HTQL vào tổ chức chắc chắn sẽ
mang thất bại trong duy trì và cải tiến trong tương lai.
1.3.4. HTQL thiếu sự liên kết và tích hợp với các lĩnh vực quản lý khác
HTQL thiếu sự liên kết và tích hợp với các lĩnh vực quản lý khác Các tiêu
chuẩn về HTQL đưa ra các yêu cầu tạo thành một khuôn khổ hiệu quả cho việc

quản lý lĩnh vực mục tiêu (như chất lượng, an toàn thực phẩm, … ), mà khơng phải
là mơ hình TỒN DIỆN cho một hệ thống quản trị doanh nghiệp. Chính vì thế, khi
13


triển khai bất kỳ HTQL theo ISO cũng sẽ phát sinh ra những đối tượng/quá trình/bộ
phận trong phạm vi của HTQL và ngoài phạm vị của HTQL. Thách thức khi đó đối
với việc xây dựng HTQL là phải đảm bảo các biện pháp/yêu cầu kiểm soát được
đưa ra để quản lý lĩnh vực mục tiêu phải được liên kết, tích hợp và nhất quán với
các biện pháp/yêu cầu quản lý của các lĩnh vực khác; như vậy mới có thể vừa tránh
được sự chống chéo, phát sinh thêm thủ tục giấy tờ, vừa giảm thiểu những mâu
thuẫn trong quản lý tác nghiệp.
1.3.5. HTQL không giúp cải thiện hiệu quả hoạt động
HTQL không giúp cải thiện hiệu quả hoạt động sau khi áp dụng. Các tổ chức
khi triển khai áp dụng một HTQL bao giờ cũng trông đợi một sự cải thiện trong kết
quả hoạt động của lĩnh vực mục tiêu (chất lượng, mơi trường, an tồn, an tồn thực
phẩm, …). Tuy nhiên, sau khi HTQL đã được xây dựng và áp dụng, khơng phải tổ
chức nào cũng có được những cải thiện này trong hoạt động của mình.
Một trong những nguyên nhân lý giải tình trạng này là tiếp cận "Viết những
gì đang làm, Bổ sung theo tiêu chuẩn, Làm những gì đã viết, Duy trì hồ sơ" vẫn cịn
được nhìn nhận và áp dụng khá phổ biến trong các dự án triển khai HTQL theo ISO.
Tiếp cận này không giúp các tổ chức cải tiến hoạt động quản lý cho lĩnh vực mục
tiêu của HTQL vì nó vừa tạo ra một vịng trịn kín luẩn quẩn, vừa chỉ hướng đến
tính tuân thủ tiêu chuẩn. Trong một số trường hợp, nếu những thực hành đang làm
là thực hành tiêu cực, gây hại về mặt quản lý (ngắn hạn hay dài hạn) thì việc tiêu
chuẩn hóa các thực hành đó trong quá trình xây dựng HTQL sẽ gây ra những tổn
hại lớn hơn so với trước.
Ngoài ra, khi hoạch định các cơng cụ của HTQL, các yếu tố của vịng trịn PD-C-A không được xem xét đến một cách đầy đủ và tích hợp ngay vào trong các
cơng cụ quản lý (quy trình, quy định, tài liệu tiêu chuẩn, …). Để khắc phục hạn chế
này, các tổ chức cần đảm bảo hoạt động phân tích và phát triển tài liệu tiêu chuẩn

phải được định hướng bởi những mục đích rõ ràng từ chính sách (Xác định kết quả
mong muốn là gì), tham khảo những thực hành tốt hiện có của ngành/lĩnh vực để
lựa chọn thực hành tốt nhất cho điều kiện của tổ chức mình. Việc sử dụng các
hướng dẫn viên/tư vấn có kinh nghiệm cũng giúp tích hợp các yếu tố của vòng tròn
14


P-D-C-A vào trong HTQL được xây dựng để làm cơ sở cho hoạt động cải tiến liên
tục sau này.
1.3.6. Tổ chức thiếu khả năng duy trì và cải tiến HTQL sau chứng nhận
Ở giai đoạn duy trì và cải tiến HTQL, năng lực cải tiến của HTQL (và sự
đóng góp vào hiệu quả hoạt động của tổ chức) phụ thuộc vào sự vận dụng một cách
có hiệu lực các cơng cụ cải tiến mặc định trong các tiêu chuẩn (bao gồm: hoạch
định và mục tiêu, xác định các quá trình cần thiết, thực hiện, theo dõi & đo lường,
đánh giá và xem xét, hành động khắc phục và phòng ngừa, …). Tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp, các công cụ cho mục đích được cải tiến này chỉ được thực hiện
một cách hình thức và khơng có đóng góp đáng kể nào vào cải tiến liên tục HTQL
và đối tượng mục tiêu của HTQL. Thực trạng này có thể là kết quả của một số
nguyên nhân như:
- Sự thất bại trong "chuyển giao và phát triển năng lực" đối với những nhân sự
chủ chốt của HTQL trong thực hiện dự án. Trong trường hợp này, khi đối tác tư
vấn/hướng dẫn rút đi thì tổ chức khơng có năng lực cần thiết để duy trì, cải tiến;
- Sau khi nhận được chứng chỉ, sự cam kết và quan tâm của lãnh đạo tổ chức
dành cho HTQL khơng duy trì được như trong thời gian xây dựng và áp dụng cho
đến khi đánh giá chứng nhận và đánh giá giám sát định kỳ.
Chú ý rằng Hệ thống muốn duy trì được có hiệu lực, hiệu quả địi hỏi phải có thêm
nhiều các cơng cụ hỗ trợ khác. Năng lực cải tiến hiệu quả của HTQL giảm cùng
thời gian, bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, ngay cả khi các cơng cụ
cải tiến được áp dụng có hiệu lực thì năng lực cải tiến của các HTQL nói chung đều
có xu hướng giảm theo thời gian (tùy từng trường hợp mà thời gian này có thể là 2

đến 4 năm). Khi đó tổ chức phải áp dụng bổ sung các công cụ cải tiến mới (về công
nghệ, kỹ thuật thống kê, quản lý, …) để duy trì năng lực cải tiến liên tục của
HTQL./.
1.3.7. Không hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn dẫn đến việc áp dụng còn rườm
rà, nặng nề về mặt giấy tờ, không đạt được kết quả mong muốn. Trong giới hạn
luận văn này, tác giả sẽ đi phân tích kỹ về các yêu cầu này.
15


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO 22000:2005 tại các doanh nghiệp sản xuất thực
phẩm ở Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp nâng nhằm giúp các doanh nghiệp đã, đang và sẽ áp
dụng ISO 9001:2008 và ISO 22000:2005 đạt được hiệu lực và hiệu quả cao hơn khi
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 và ISO 22000:2005.
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO
22000:2005 đang áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ở Việt Nam
được chứng nhận bởi Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI: British Standard Intituation).
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam là
khách hàng của BSI Việt Nam thông qua các báo cáo đánh giá chứng nhận, định kỳ
và báo cáo đánh giá tái chứng nhận trong 03 năm (2015; 2016 và 2017)
2.2.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu


2.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, an toàn
thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO 22000:2005 tại các Doanh nghiệp
- Tổng hợp số liệu từ các báo cáo đánh giá bao gồm đánh giá chứng nhận,
tái chứng nhận, giám sát lần 1, lần 2, đánh giá mở rộng (nếu có) trong vịng từ năm
2015; 2016 và 2017.
- Phân tích các nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng chưa đạt được kết quả
mong muốn.
- Một trong những nguyên nhân của việc áp dụng không thành công là do
chưa hiểu rõ yêu cầu của tiêu chuẩn và trong phạm vi luận án này tác giả tập trung
vào việc phân tích yêu cầu của Tiêu chuẩn và đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao
hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại doanh nghiệp.

16


2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Phương pháp lấy mẫu
- Chọn tất cả các báo cáo đánh giá giám sát định kỳ hàng năm, báo cáo đánh
giá chứng nhận, tái chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 và ISO 22000: 2005 được áp dụng tại 09 doanh nghiệp sản xuất thực
phẩm tại Việt Nam do Viện Tiêu chuẩn Anh cấp chứng nhận từ năm 2015; 2016 và
2017.
- Tổng hợp số liệu dựa trên báo cáo ISO 9001:2008 và báo cáo ISO
22000:2005
2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin được thống kê từ các bản báo cáo đánh giá giám sát, báo cáo đánh
giá chứng nhận, tái chứng nhận theo (phụ lục) từ các khách hàng của BSI Việt Nam,
bao gồm các thông tin sau:
- Các thông tin chung về doanh nghiệp, hệ thống tiêu chuẩn áp dụng.

- Các điểm không phù hợp nặng, nhẹ và lưu ý theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO
9001:2008 và ISO 22000: 2005 được phát hiện trong các lần đánh giá chứng nhận,
giám sát định kỳ hàng năm, từ 2015; 2016 và 2017.
2.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu thông qua việc thống kê tần suất xuất hiện các phát hiện đánh
giá và tập trung vào 08 điều khoản hay sai lỗi nhất.

17


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 2. Mô tả thông tin về số lượng báo cáo được nghiên cứu.

Doanh nghiệp Việt Nam

ISO 9001:2008
N=17
Tổng số
8

ISO 22000:2005
N=16
Tổng số
9

Doanh nghiệp nước ngồi

1


1

Quy mơ sản xuất (dưới 500 lao động)

9

9

Quy mô sản xuất (từ 500 - 1000 lao động)

0

0

Quy mô sản xuất (trên 1000 lao động)

0

0

Sản xuất xuất khẩu sản phẩm

1

1

Sản xuất tiêu thụ trong nước

8


8

N: Số lượng báo cáo được thu thập để phân tích
Tổng số khách hàng nghiên cứu là 09 (giai đoạn từ 2015-2017) trong đó dựa trên:
- 17 Báo cáo ISO 9001:2008
- 16 Báo cáo ISO 22000:2005 (trong khoảng từ 2-3 năm)
- Tập trung vào 08 điều khoản hay bị sai lỗi nhất

19


3.2. Tần suất xuất hiện các phát hiện đánh giá ISO 9001:2008.
Bảng 3: Tần suất xuất hiện các phát hiện đánh giá ISO 9001:2008
Điều khoản của tiêu chuẩn của ISO 9001:2008
Số TT

Mã số báo cáo

1
2
3
4
5
6

Điều
4.1

Báo cáo đánh giá GN IAV2 9K
22K.2016

Báo cáo đánh giá HNB CAV2 9K
22K.2016
Báo cáo đánh giá HNB CAV1 9K
22K.2015
Báo cáo đánh giá MSHD IAV1
PAS99 9K 22K.2015
Báo cáo đánh giá MSHD IAV2
PAS99 9K 22K.2015

Điều
4.2

Điều
5.4

Điều
5.5

Điều Điều 6.2- Điều
5.6
6.4
7.1

Điều
7.2

1
1

1


1

Báo cáo đánh giá VF IAV1 9K
22K.2016

Điều
8.2.1

Điều
8.2.2

Điều
8.2.3

Điều
8.2.4

Điều
8.3

Điều
8.4

1

1

1


1

1

1

1
1

1
1

1

2

1

1

2

1

1

1
2

1


1

1

1

1
1

20

1

1

1

1

1

2

1
1

1

1


1

1

1

Điều
8.5.2

1

1

1

Báo cáo đánh giá SGB1 IAV2
9K.2015
Báo cáo đánh giá SGB3 CAV2
8
9K.2015
Báo cáo đánh giá VS IAV2 9K
9
22K.2015
Báo cáo đánh giá VS CAV1
10
9K.2016
Báo cáo đánh giá VS CAV2 9K
11
22K.2016


13

Điều
7.6

1

7

Báo cáo đánh giá PL CAV 9K
22K.2017

Điều
7.5

1

Báo cáo đánh giá MSHD CAV1
+ EX PAS99 9K 22K.2015

12

Điều
7.4

1

1


1

1
1

1

1

1

Điều
8.5.3


×