Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

rượu vang dừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 105 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI.[1]
Hình1.1: quả dứa
1.1.1 Họ dứa. [1]
a.Phân loại khoa học
Giới : Plantae
Ngành : Magnoliophyta
Lớp : Liliopsida
Bộ : Poales
Họ : Bromeliaceace
b.Phân họ
Bromelioideae
Pitcairnioideae
Tillandsioideae
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 1
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
Họ dứa có danh pháp khoa học là Bromeliaceae, là một họ lớn của thực vật
có hoa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và các khu vực có khí hậu nóng của Tân
Thế Giới. họ này bao gồm cả các loài thực vật biểu sinh, chẳng hạn loài rêu Tây
Ban Nha(Tillandsia usneoides) cũng như các loài thực vật tự dưỡng sống trên
đất như dứa (Ananas comosus). Nhiều loại trong họ này có khả năng lưu trữ
nước trong quả được tạo ra nhờ sự chồng lên nhau khá chặt của các gốc lá. Tuy
nhiên, họ này đa dạng đủ để bao gồm cả các loại dứa có quả, các loài thực vật
biểu sinh Tillandsia lá xám lấy nước từ các cấu trúc lá gọi là túm lông và thậm
chí một lượng lớn các loài thực vật mọng nước cư trú trong các sa mạc. Loài
dứa lớn nhất là Puya raimondii, cao tới 3 đến 4 m với hoa cao tới 9 đến 10m, và
loài nhỏ nhất có lẽ là rêu Tây Ban Nha.
Họ dứa gồm khoảng 50 chi và 1700 đến 2000 loài phân bổ ở vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới châu Mỹ.


c. Danh sách các chi trong họ dứa:
• Abromeitiella Mez
• Acanthostachys Klotzsch
• Aechmea Ruiz & Pav.
• Ananas Mill
• Andrea Mez
• Androlepis Brongn. ex Houllet
• Araeococcus Brongn
• Ayensua L.B.Sm.
• Billbergia Thunb.
• Brewcaria L.B.Sm., Steyerm. & H.Rob
• Brocchinia Schult.f.
• Bromelia L.
• Canistrum E.Morren
• Catopsis Griseb.
• Connellia N.E.Br.
• Cottendorfia Schult.f.
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 2
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
• Cryptanthus Otto & A.Dietr.
• Deuterocohnia Mez
• Disteganthus lem.
• Dyckia Schult.f.
• Encholirium Mart. ex Schult.f.
• Fascicularia Mez
• Fernseea Baker
• Fosterella L.B.Sm.
• Glomeropitcairnia Mez
• Greigia Regel
• Guzmania Ruiz & Pav.

• Hechtia Klotzsch
• Hohenbergia Schult.f.
• Hohenbergiopsis L.B.Sm. & Read
• Lindmania Mez
• Lymania Read
• Mezobromelia L.B.Sm
• Navia Schult.f.
• Neoglaziovia Mez
• Neoregelia L.B.Sm.
• Nidularium Lem.
• Ochagavia Phil.
• Orthophytum Beer
• Pitcairnia L'Her.
• Portea K. Koch
• Pseudaechmea L.B.Sm. & Read
• Pseudananas Hassl. ex Harms
• Puya Molina
• Quesnelia Gaudich.
• Ronnbergia E.Morren & Andre
• Steyerbromelia L.B.Sm
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 3
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
• Streptocalyx Beer
• Tillandsia L.
• Vriesia Lindl.
• Wittrockia Lindm.
Chỉ có một loài dứa có giá trị quan trọng trong thương mại trong vai trò
của một loại cây trồng thực phẩm có danh pháp khoa học là Ananas comosus
thuộc chi Ananas. Nhiều loài dứa khác là các loại cây cảnh phổ biến.
1.1.2. Chi dứa[1]

a.Phân loại khoa học.
Giới : Plantae
Ngành : Magnoliophyta
Lớp : Liliopsida
Bộ : Poales
Họ : Bromeliaceace
Chi : Ananas
Chi dứa có danh pháp khoa học là Ananas thuộc học Dứa
(Bromeliaceace). Được biết đến nhiều nhất là loài Ananas comosus, là loại dứa
cho quả ăn được. Chi này có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ và được đưa tới
các đảo khu vực Caribe nhờ những người thổ dân Anh Điêng Carib. Năm 1493,
Christopher Columbus lần đầu tiên đã nhìn thấy các loại cây của chi này tại
Guadeloupe. Nó được đưa sang châu Âu và từ đây nó được người Anh và Tây
Ban Nha phát tán tới các đảo trên Thái Bình Dương. Các cánh đồng dứa thương
phẩm được thành lập tại Hawaii, Philippines, Đông Nam Á, Florida và Cuba.
Dứa đã trở thành một trong những loại cây ăn trái phổ biến nhất trên thế giới.
Từ Ananas có nguồn gốc từ tiếng Cuarani để chỉ cây dứa.
b.Danh sách các loài thứ thuộc chi dứa
• Ananas ananassoides thứ typicus
• Ananas arvensis : (Brasil)
• Ananas bracteatus : (Brasil)
o Ananas bracteatus thứ albus
o Ananas bracteatus thứ hondurensis
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 4
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
o Ananas bracteatus thứ paraguariensis
o Ananas bracteatus thứ rudis
o Ananas bracteatus thứ striatus (Nam Mỹ)
o Ananas bracteatus thứ tricolor
o Ananas bracteatus thứ typicus

• Ananas comosus - dứa (Brasil)
• Ananas erectifolius
• Ananas genesio-linesii (Brasil)
• Ananas guaraniticus (Argentina, Paraguay)
• Ananas macrodontes (Brasil)
• Ananas microcephalus (nhiệt đới châu Mỹ)
o Ananas microcephalus thứ major (Nam Mỹ)
o Ananas microcephalus thứ minor (Nam Mỹ)
o Ananas microcephalus thứ missionensis (Argentina)
o Ananas microcephalus thứ mondayanus (Nam Mỹ)
o Ananas microstachys thứ typicus
• Ananas mordilona
• Ananas pancheanus (Colombia)
• Ananas parguazensis (Nam Mỹ)
• Ananas pyramidalis
• Ananas sativus (nhiệt đới châu Mỹ)
o Ananas sativus thứ hispanorum
o Ananas sativus thứ lucidus
o Ananas sativus thứ muricatus
o Ananas sativus thứ sagenarius
o Ananas sativus f. typicus
o Ananas sativus thứ variegatus
• Ananas strictus (Paraguay)
• Ananas viridis
c. Bốn giống dứa hiện biết có trồng ở Việt Nam:
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 5
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
• Dứa ta (Ananas comosus spanish hay Ananas comosus sousvar red spanish)
là cây chịu bóng tốt, có thể trồng ở dưới tán cây khác. Quả to nhưng vị ít
ngọt.

• Dứa mật (Ananas comosus sousvar Singapor spanish) có quả to, thơm,
ngon, trồng nhiều ở Nghệ An.
• Dứa tây hay dứa hoa (Ananas comosus queen) được nhập nội từ 1931,
trồng nhiều ở các đồi vùng trung du. Quả bé nhưng thơm, ngọt.
• Dứa không gai (Ananas comosus cayenne) được trồng ở Nghệ An, Quảng
Trị, Lạng Sơn. Cây không ưa bóng. Quả to hơn các giống trên.
d.Giới thiệu về một số giống dứa
+ Nhóm dứa Cayenne
- Đặc điểm : lá dài không có gai, hoặc có một ít ở đầu chóp lá, lá dày, lòng
máng lá sâu, chiều dài lá trưởng thành( lá D) có thể trên 1 m, hoa có màu xanh
nhạt, hơi đỏ, quả có dạng hình trụ, mắt rất nông, nặng bình quân 1,5 đến 2kg,
phù hợp cho việc chế biến làm đồ hộp.
- Các giống chủ yếu:
Giống Cayenne Chân Mộng : chọn từ vùng Chân Mộng(huyện Phù
Ninh- tỉnh Phú Thọ) từ những năm 1960. Cây sinh trưởng khỏe, năng suất cao,
thịt quả có màu vàng nhạt, vị thơm có thể sử dụng cho chế biến hay ăn tươi.
Giống Cayenne Trung Quốc : nhập nội và chọn lọc từ những năm 1993
đến 1996 từ vùng trồng dứa phía Bắc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Khả năng
sinh trưởng có trội hơn chút ít so với Cayenne Chân Mộng, năng suất tương
đương nhưng màu thịt quả nhạt hơn và vị thơm không đặc trưng, thỉnh thoảng
có một vài đốm trắng trong thịt quả, nhất là đối với các quả thu hoạch cuối vụ
thu và trung vụ Đông.
Giống Cayenne Thái Lan: nhập vào Việt Nam trong những năm gần
đây, có hình thái tương tự như giống Cayenne Chân Mộng nhưng kích thước lá
có nhỏ hơn chút ít, cả về chiều dài và chiều rộng, màu lá xanh đậm hơn, thịt quả
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 6
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
chắc hơn và có màu hơi vàng, trung gian giữ giống Cayenne Trung Quốc và
Cayenne Chân Mộng.
Giống Cayenne Đức Trọng: có nguồn gốc ở tỉnh Lâm Đồng, do người

Pháp đưa sang trồng xen trong các đồn điền cây lâu năm từ những năm 1930
đến 1940. khả năng sinh trưởng khỏe, bộ lá xum xuê, bản lá to, màu hơi nhạt,
quả có hình trụ nhưng đầu hơi bị thót, màu thịt vàng nhạt, cần chú ý là khi trồng
ở các tỉnh miền Bắc, tỷ lệ cây ra hoa khi xử lý trái vụ có thấp hơn so với các
giống Cayenne hiện có.
Ngoài các giống chủ lực trên còn có một số giống khác như Cayenne
Phù Quỳ, Cayenne Quảng Ninh, nhưng tỷ lệ diện tích không đáng kể.
+Nhóm dứa Queen
- Đặc điểm: lá hẹp cứng, có nhiều gai ở mép, mặt trong của lá có đường
viền trắng chạy song song theo chiều dài. Hoa có màu xanh hồng, quả có nhiều
mắt, mắt nhỏ và lồi, cứng dễ vận chuyển hơn so với dứa Cayenne. Thịt quả màu
vàng, ít nước và có mùi thơm hấp dẫn. Nhóm dứa này có ưu điểm là không kén
đất, hệ số nhân giống tự nhiên cao( 6 đến 7 chồi / gốc), có thể chịu được bóng
râm, thịt quả giòn, có màu sắc đẹp và vị thơm, thích hợp cho ăn tươi. Nhược
điểm là quả bé, trọng lượng bình quân chỉ đạt 500 đến 700g, dạng quả hơi bầu
dục, mắt tương đối sâu nên khó thao tác trong chế biến.
- Các giống chủ yếu:
Dứa hoa Phú Thọ: giống này còn được gọi là Queen cổ điển( Queen
Classic), có những dặc tính điển hình nhất của của nhóm Queen như quả nhỏ,
mắt nhỏ lồi, gai ở rìa lá nhiều và cứng. Ưu điểm nổi bật là thịt vàng, giòn, vị rất
thơm và hấp dẫn, thường dùng để ăn tươi hay pha trộn vào nước dứa ép cùng
các giống dứa khác, trồng được trên nhiều loại đất, kể cả đất nghèo dinh dưỡng,
khả năng trồng 2 đến 3 vụ là chắc chắn, dễ xử lý ra hoa trái vụ. Nhược điểm là
quả nhỏ, năng suất không cao, khó chế biến đồ hộp và dễ gây ra hiện tượng
caramel hóa (đường bị kết tinh và cháy) khi chế biến nước quả cô đặc.
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 7
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
Dứa hoa Na Hoa: lá ngắn và to hơn dứa hoa Phú Thọ, quả nặng trung
bình từ 0,9 đến 1,2 kg/ quả, mắt nhỏ, lồi, khi chín cả vỏ và thịt quả đều có màu
vàng, hàm lượng nước trong quả cao. Đây là giống dứa phổ biến ở các vùng

trồng tập trung có ưu điểm là dễ canh tác, nếu áp dụng quy trình thâm canh hợp
lý vẫn duy trì được năng suất ổn định cho đến vụ hai, vụ ba. Hệ số nhân giống
tương đối cao. Nhược điểm là mắt sâu hình dạng quả hơi bầu dục nên nếu đem
vào chế biến ở loại hình đồ hộp sẽ khó đạt được tỷ lệ cái cao.
Dứa Kiên Giang và dứa Bến Lức( nhân dân thường gọi là khóm): có
hình thái tương tự với giống dứa Na Hoa. Trong điều kiện khí hậu miền Nam
cây sinh trưởng mạnh, quả có kích thước lớn hơn so với trồng ở miền Bắc và
một số đặt điểm thực vật cũng có khác đi chút ít. Đây là những giống trồng phổ
biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
+Nhóm dứa Spanish:
Lá mềm mép lá cong hơi ngã về phía lưng, hoa tự có màu đỏ nhạt. Quả
ngắn, kích thước to hơn so với nhóm Queen nhưng nhỏ hơn nhóm Cayenne,
trọng lượng bình quân sắp xỉ 1kg. Khi chín vỏ quả có màu nâu đỏ sẫm hơn
nhiều so với quả Cayenne và cũng có dạng hình cân đối, gần hình trụ nhựng
mắt quả rất sâu, thịt quả vàng, hơi pha trắng, lốm đốm, vị hơi chua. Nhóm
Spanish dễ trồng, chịu được nóng, nhưng vì phẩm chất kém nên chỉ sử dụng
trong vườn gia đình, không tập trung thành vùng lớn. Ngoài ba nhóm dứa kể
trên, còn có nhóm Abacacxi tách ra từ nhóm Spanish nhưng mức độ phổ biến
còn thấp.
1.2.CẤU TẠO HÌNH DÁNG. [2,3]
Dạng cây lâu năm, có quanh năm, cây thảo, quả mọng nước và có gai, cây
cao khoảng trên một mét, lá dài giốg thanh gươm, lá mọc xoay tròn hình hoa thị
quanh trục thân( khi nhìn từ trên xuống), lá có răng cưa sắc, hoa tập hợp quanh
một trục lớn thành bông ngắn, mỗi hoa mọc ở kẻ một lá bắc màu tím, bầu dưới
quả mọng, quả dứa là một quả phức, phần ăn được gồm trục hoa và các lá bắc
mọng nước, còn quả thật nằm trong các mắt dứa, quả hình ovan đến hình trụ,
sống có màu xanh và chín có màu vàng đến màu cam.
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 8
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
1.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC. [1]

Trong 100g dứa có: 47 đến 52 calo; 85,3 đến 87g nước; 0,4 đến 0,7g
protein; 0, đến 0,3g lipid; 11,6 dến 13,7g glucid, 0,4 đến 0,5g chất xơ; 0,3 đến
0,4g tro; 17 đến 18mg Ca; 8 đến 12g P; 0,5mg Fe; 1 đến 2mg Na; 125 đến
146mg K; 32 đến 42 microgam betacaroten tương đương; 0,06 đến 0,08mg B1;
0,03 đến 0,04mg B2; 0,2 đến 0,3 mg Niacin; 17 đến 61 mg Vitamin C; 3,5%
đường nghịch đảo; 7,5% Sacharrose và một số thành phần khác như: methanol,
ethanol, n-propanol, isobutanol, n-pentanol, ethyl acetate, ethyl-n-butyrate,
methylisovalerianate, methyl-n-capronate, methyl-n-caprylate, n-amyl-n-
capronate, ethyl lactate, methyl-β-methylthiolpropionate, ethyl-β-
methylthiolpropionate, and diacetyl, acetone, formaldehyde, acetaldehyde,
furfurol, and 5-hydroxy-2-methylfurfurol,vanillin, methyln-propyl ketone, n-
valerianic acid, isocapronic acid, acrylic acid, L(-)-malic acid, β-
methylthiopropionic acid methyl ester (and ethyl ester), 5-hydroxytryptamine,
quinic acid-1,4-di-p-coumarin
1.4. PHƯƠNG PHÁP TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH, BẢO QUẢN.
[4,5,6]
1.4.1. Yêu cầu điều kiện sinh thái. [4,5]
a. Khí hậu.
Dứa là cây ăn quả nhiệt đới ưa nhiệt độ cao, phạm vi nhiệt độ thích hợp
từ 20 đến 30 độ C. Giống Cayenne chịu lạnh kém hơn giống Queen và các
giống địa phương. Ở nhiệt độ cao trên 32 độ C có thể làm cháy lá và vỏ quả,
nhất là giống Cayeen. Về lượng mưa, cây dứa có thể trồng nơi lượng mưa thấp,
600 đến 700mm/năm với mùa khô dài nhiều tháng cho đến những vùng lượng
mưa nhiều tới 3500 đến 4000mm/năm, quan trọng nhất là lượng mưa phân bố
hàng tháng, khoảng 80 đến 100mm được coi là đầy đủ, không cần tưới thêm.
Về ánh sáng, cây dứa yêu cầu ánh sáng nhiều, nhưng ánh sang tán xạ hơn trực
xạ. Thiếu ánh sang cây mọc yếu quả nhỏ. ngược lại nếu ánh sáng quá mạnh
kèm theo nhiệt độ cao lá sẽ bị vàng hoặc đỏ, lúc này cần che mát cho dứa. Cây
dứa không phải là cây ngắn ngày nhưng ta thấy rằng giống Cayeen nếu thời
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 9

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
gian bóng tối kéo dài, nhiệt độ giảm thấp sẽ ra hoa sớm hơn. Từ những yêu cầu
trên, điều kiện khí hậu nước ta từ Bắc tới Nam đều thích hợp với cây dứa. Tuy
vậy, tùy theo đặc điểm từng thời gian ở từng vùng cần có biện pháp để tạo điều
kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, đạt năng suất và chất lượng cao.
b. Đất.
Cây dứa có bộ rễ tương đối yếu và ăn nông nên muốn có năng suất cao
đất cần có tầng mặt xốp, nhiều mùn và chất dinh dưỡng, đồng thời thoát nước
tốt trong mùa mưa. Đất nhiều sét, thoát nước chậm, cây dứa sinh trưởng kém và
đễ bị bệnh. Thoát nước và tơi xốp là hai yêu cầu quang trọng nhất đối với đất
trồng dứa.
Về độ pH, cây dứa nói chung thích hợp với đất chua, độ pH từ 4,5 đến
5,5, kể cả trên đất phèn có độ pH bằng hoặc dưới 4 cây dứa vẫn sống tốt. Các
giống dứa tây nhóm hoàng hậu( Queen), giống Tây Ban Nha( Spanish) chịu
chua khá hơn giống Cayenne.
Ở nước ta dứa trồng trên nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất vàng, phù
sa cổ, đất bạc màu ở phía Bắc, đất xám ở miền Đông Nam bộ và đất phèn ở
đồng bằng sông Cửu Long. Tuy vậy, nếu không được bón phân đầy đủ, nhất là
phân hữu cơ, năng suất quả sẽ không cao.
1.4.2. Yêu cầu chất dinh dưỡng. [4,5]
Dứa là cây yêu cầu rất nhiều chất dinh dưỡng do lượng sinh khối lớn.
Bình quân trên một ha trồng trọt dứa lấy đi từ đất 86kgN( trong đó thân lá
77Kg, quả 9kg), 28kg P
2
O
5
(thân lá 23kg, quả 5kg), 437kg K
2
O
5

(thân lá 402kg,
quả 35kg) cùng với các nguyên tố trung và vi lượng. Cây dứa ít có nhu cầu với
Ca. Yêu cầu với lân cũng không lớn. Riêng với Kali cây dứa yêu cầu nhiều hơn
nhưng nếu bón nhiều K lại thường dẫn đến thiếu Mg, đây cũng là một chất dinh
dưỡng cần thiết.
Trong thời gian đầu sau khi trồng khoảng 5 đến 6 tháng nhu cầu dinh
dưỡng không lớn, chỉ khoảng 10% tổng số dinh dưỡng cây cần trong suốt chu
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 10
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
kỳ sống. Sau khi cây đã mọc tốt, nhu cầu chất dinh dưỡng tăng rất nhanh, đặc
biệt là K( gấp 4 đến 5 lần so với đạm)
Ngoài ra, cây dứa cũng cần một số nguyên tố vi lượng khác như kẽm, mangan,
đồng… nhưng các biểu hiện bị thiếu thường không rõ ràng.
1.4.3. Trồng và chăm sóc. [4,5,6]
a. Thời vụ trồng.
Thời vụ trồng dứa thích hợp ở mỗi vùng phụ thuộc vào điều kiện khí
hậu có liên quan đến chất lượng chồi giống và thời gian ra hoa. Ở miền Bắc có
hai thời vụ trồng chủ yếu là vụ xuân( tháng 3 đến 4) và vụ thu( tháng 8 đến 9),
trồng vụ xuân cây sinh trưởng gặp thời tiết ấm áp, có mưa, thuận lợi cho việc
tích lũy dinh dưỡng để ra hoa sớm và cho quả to. Trồng vụ này nên trồng những
chồi già và lớn, cuối năm có thể ra hoa thuận lợi. Nếu trồng chồi nhỏ và non,
cây cung ra hoa nhưng không đều và quả nhỏ. Trồng vụ thu thời gian đầu thuận
lợi cho sinh trưởng, nhưng sau đó gặp mùa đông lạnh cây tạm ngừng sinh
trưởng, một số chồi già có thể ra hoa nhưng quả nhỏ. Vì vậy trồng vụ thu nên
nên trồng chồi non để năm sau ra hoa tốt hơn. Trồng vụ này có thuận lợi là số
lượng chồi giống thường nhiều hơn vụ xuân.
Ở miền Nam nên trồng vào đầu mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 6, đến
cuối năm cây lớn gặp thời tiết tương đối khô lạnh, ngày ngắn, cây ra hoa thuận
lợi và thu hoạch quả vào tháng 5 đến tháng 6 năm sau. Riêng ở miền Trung nên
trồng vào hai thời gian là tháng 4 đến tháng 5 và tháng 10 đến tháng 11. Trong

các tháng 6 đến tháng 8 do ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng nên cây sinh
trưởng chậm, cầm phải chăm bón kĩ hơn.
b. Chọn đất và làm đất trồng
Đất trồng dứa cần có kết cấu nhẹ, đảm bảo thoát nước tốt, mực nước
ngầm thấp và hơi dốc. Với yêu cầu này, các vùng đồi thoai thoải của trung du
Bắc bộ và đông Nam bộ được coi là vùng đất lý tưởng cho cây dứa. Ở đồng
bằng sông Cửu Long độ cao so với mặt biển thấp, mặt đất gần mạch nước
ngầm, lại chịu ảnh hưởng của quá trình phèn hóa nên muốn trồng dứa tốt phải
đào mương lên líp cao, tốn đất và tăng chi phí.
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 11
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
Ngoài ra cần chú ý độ chua của đất, nhóm dứa Cayenne ít chịu chua hơn
các nhóm Queen và Spanish. Vì vậy đất quá chua( pH dưới 5) nếu muốn trồng
dứa Cayenne phải bón vôi. Ở vùng đồi có độ dốc cao nên trồng thành hàng theo
đường đồng mức. Ở dưới mỗi hàng có thể trồng một hàng cây cốt khí hoặc
muồng để hạng chế xói mòn đất, che bóng cho quả khỏi rám nắng và góp phần
cải tạo đất. Việc làm đất có thể là cày xới toàn diện tích hoặc theo từng hàng.
Nếu phải đào mương lên líp thì trồng theo từng hốc nhỏ.
Một công việc tương đối khó khăn khi làm đất là phá hủy cây dứa cũ để
trồng lại đợt khác. khối lượng thân lá dứa tương đối lớn, từ 100 đến 200 tấn /
ha, lại có nhiều xơ, khó tiêu chảy, diện tích ít có thể dùng dao băm thành từng
đoạn nhỏ rải xuống ruộng để làm phân. Diện tích lớn phải dùng máy bừa có
răng đĩa để băm chặt cây. Ở các nông trường có diện tích trồng lớn, người ta
thiết kế lô trồng theo kiểu bàn cờ, có trục đường chính cho xe cơ giới và có hệ
thống đường ngang cho xe thô sơ và người đi.
c. Xử lý chồi.
Xử lý chồi mục đích cho cây mau bén rễ phát triển và phòng ngừa sâu
bệnh. Trước cắt bỏ các lá khô ở gốc. Nhúng ngập 1/3 chồi từ phía gốc vào dung
dịch thuốc sâu Pyrinex, Basudin, Vomoca, Oncol,… để phòng ngừa rệp và
tuyến trùng hại rễ. Hoặc ngâm chồi trong nước nóng 55 độ C( 3 sôi + 2 lạnh)

trong 15 đến 20 phút.
d. Khoảng cách và mật độ

Hình 1.2: sơ đồ phân bố khoảng cách và mật độ
Bảng1.1: bố trí khoảng cách và mật độ trồng.
a(m) b(m) c(m)
Mật độ (chồi/ha) =10 000 / [ (a+b) c/2]
0,4 0,9 0,25 61 538
0,4 1,0 0,25 57 142
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 12
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
Để dễ đi lại chăm sóc và thu hoạch, dứa thường được trồng theo hàng
kép tức là trồng thành từng băng hai hàng một. Khoảng cách giữa các băng
khoảng 80cm, giữa hai hàng trên băng là khoảng 40cm, trên hàng cây cách
nhau khoảng 30 cm, với cách trồng này, mật độ khoảng 55000 cây /ha. Để tăng
mật độ lên 60000 cây/ha thì trên băng có thể trồng 3 hàng, khoảng cách giữa
các hàng cũng là 40cm. Tuy vậy do có 3 hàng nên việc làm cỏ khó khăn hơn và
quả ở hàng giữa thường nhỏ hơn hai hàng bên. Ở đồng bằng sông Cửu Long
trồng theo từng líp nên thường không chia thành băng mà trồng khoảng cách
cây đều nhau, khoảng 50 đến 60cm, mật độ 20000 đến 30000 cây/ha.
e. Tưới nước và giữ ẩm.
Dứa tuy là cây có khả năng chịu hạn khá, có thể trồng trọt ở những nơi
đất khô cằn và các vùng đất dốc nhưng vẫn rất cần nước để sinh trưởng phát
triển, cho năng suất cao và phẩm chất tốt. Ở những vùng có mùa khô rõ rệt như
phía Nam và các vùng đồi dốc yêu cầu tưới nước và giữ ẩm cho dứa càng phải
chú ý.
Ở đồng bằng sông Cửu Long đất thấp trồng dứa trên từng líp có mương
nên việc tưới nước khá thuận lợi. Dùng gầu vảy hoặc máy bơm đặt trên xuồng
lấy nước ngay từ mương lên. Có nước mương làm ẩm chân đất nên ngay trong
mùa khô mỗi tháng cũng chỉ cần tưới dăm ba lần là đủ, không khó khăn lắm.

Phủ đất ruộng dứa cũng là biện pháp được quan tâm, áp dụng không chỉ để giữ
ẩm cho đất trong mùa khô mà còn chống úng và chống xói mòn đất trong mùa
mưa, hạn chế cỏ dại, góp phần tăng năng xuất dứa rõ rệt, dùng màng phủ ni
long màu đen phủ lên đất giữa hai hàng dứa. Cũng có thể dùng rơm rác, cỏ khô
để phủ, đồng thời cung cấp thêm chất mùn cho đất.
f.Tỉa chồi
Đối với cây dứa tỉa chồi là biện pháp cần thiết để tăng năng suất quả,
nhất là với các giống Queen và Spanish thường ra nhiều chồi, tranh chấp dinh
dưỡng của quả. Chồi cần tỉa bỏ trước hết là chồi ngọn và chồi cuống vì những
chồi này không dùng làm giống. Việc tỉa chồi cuống tương đối đơn giản, chỉ
cần dùng tay hoặc dao tách nhẹ ra khỏi cuống từ phía trên xuống. Riêng với
chồi ngọn nếu bẻ trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến quả, tạo ra vết thương để làm thối
quả, nếu không cẩn thận có thể làm gãy cả quả.
g.Trừ cỏ.
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 13
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
Trên ruộng trồng dứa cỏ dại thuờng phát triển nhiều, ảnh hưởng rất lớn
đến sinh trưởng của cây. Các loại hóa chất trừ cỏ dứa dùng hiện nay là các chất
Ametryn( có các thuốc Ametrex,Gesapax…), chất Atrazin( các thuốc Atranex,
Mizin…), chất Diuron( các thuốc Ausaron, Maduron…) và chất Paraquat( thuốc
Gramoxon,Pesle…), các thuốc trên đều phải phun sau khi làm đất lần cuối
trước khi trồng dứa hay sau khi trồng dứa cây cỏ còn nhỏ. Riêng chất Paraquat
chỉ phun lên cỏ trước khi làm đất, không được phun trên ruộng đã có dứa vì sẽ
làm cháy lá.
h. Bón phân.
+ Các dạng phân sử dụng.
- Đạm: sử dụng dưới dạng Ure hoặc hỗn hợp NPK
- Lân: thông thường dùng super lân, đặc biệt đối với những vùng đồi
cao đất bị chua hay trên đất thấp nhiễm phèn nên dùng phân lân Văn Điển.
- Kali: có thể dùng phân K

2
SO
4
, KNO
3
- Tránh sử dụng các dạng phân có chứa Clo.
+ Liều lượng phân bón
Liều lượng phân bón nên được các cơ quan chuyên môn hướng dẫn trên
cơ sở phân tích và đánh giá tình trạng dinh dưỡng đất. Liều lượng phân bón
thay đổi tùy theo độ phì và đặc tình của đất nhưng phải tuân thủ yêu cầu lượng
Kali luôn cao hơn gấp 2 đến 2,5 lần lượng đạm. Vùng đất cát cần được bón
nhiều phân hơn đất đỏ bazan và đất phù sa, vùng đất chua phèn ở đồng bằng
sông Cửu Long cần nhiều lân hơn các vùng đất khác. Tuy nhiên, có thể bón
theo công thức tổng quát là 5 đến 6g đạm + 4 g lân +10 đến12g kali/cây/vụ
tương đương với 10 đến 12 g ure + 22g superlân + 20 đến 24g sunphát
kali/cây /vụ.
+ Nguyên tắt bón phân
- Khi bón lót trước khi trồng phải đảm bảo phân được rải đều trên mặt
đất.
- Lượng phân bón còn lại phải được chia làm 5 đến 6 lần bón.
- Bón hết lượng phân và lân trể nhất là một tháng trước khi sử lý ra hoa.
- Bón phân dạng hạt trực tiếp vào nách lá già của cây hoặc phun phân
bón qua lá dưới dạng dung dịch.
- Tránh sử dụng phân bón có chứa Clo.
+ Các kiểu bón phân.
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 14
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
-Bón lót: bón phân lót cho dứa khi trồng vụ đầu hoặc sau mỗi vụ thu
họach là rất cần thiết, có tính chất quyết định đến sự sinh trưởng và năng suất
cây. Phân dùng bón lót chủ yếu là phân hữu cơ( phân chuồng, phân vi sinh,

phân rác, phân xanh, phân lân và vôi). Lượng phân hữu cơ bón là từ 10 đến 15
tấn/ha. Lượng phân nguyên chất không nên bón vôi nhiều quá vì cây dứa cần
đất hơi chua, không ưa lượng Ca cao, P
2
O
5
là 30 đến 50kg( tương đương 200
đến 350kg suoer lân). Lượng vôi khoảng 100 đến 200 kg/ha tùy độ chua của
đất. Sau vài ba năm vườn dứa phải phá đi trồng lại, có thể băm nát thân dứa
trộn với đất cũng rất tốt.
-Bón thúc: chủ yếu là hỗn hợp đạm, kali với liều lượng cho 1 cây là 5
đến 8g N+ 10 đến 15g K
2
O( tương đương khoảng 10 đên 20g ure + 20 đến 30g
CloruaKali) chia bón 3 lần. Ngoài ra có thể bón phân một lần sau khi hoa nở
xong để nuôi quả, lần này chỉ nên dùng phân kali và bổ sung thêm một số vi
lượng, nhất là Bo( dạng axit Boric hoặc Borat). Nếu đã dùng phân lân dạng
Thermophotphat( lân nung chảy Văn Điển) thì không cần bón thêm Magiê,
nhưng nếu dùng superlân(lân Lâm Thao)thì nên bón thêm Magiê với liều lượng
khoảng 3g/cây ở dạng đôlômit.
Các kết quả thí nghiệm của trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú
Hộ(Phú Thọ) rút ra kết luận là với giống Queen để có năng suất và chất lượng
cao nên bón NPK với tỷ lệ2:1:3, tương đương 10:5:15g trên mỗi cây. Trong
thực tế sản xuất nếu không có khả năng đầu tư nhiều có thể bón NPK với liều
lượng 8:4:8g/cây cũng cho kết quả tốt, đối với giống Cayenne lượng bón cần
nhiều hơn, nên ở mức 10gN + 5gP
2
O
5
+10gK

2
O cho một cây. Mức N tối thiểu
không dưới 8g/cây( tương đương 17g ure). Cách bón là xới nông hai bên hàng
kép cách gốc 15 đến 20cm, rãi phân rồi lắp đất lại. Có thể dùng thìa có cán dài
xúc phân đổ vào nách lá già sát gốc. Rải phân xong nên tưới nước ngay. Ngoài
ra hàng năm nên phun phân bón lá một số lần để bổ sung thêm chất dinh dưỡng
cho cây, nhất là các chất vi lượng. [6]
i. Phòng trừ sâu hại chính.
+ Sâu hại
- Rệp sáp( Dysmycocus sp).
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 15
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
Hình 1.3: rệp sáp
Hình thái và cách gây hại: rệp sáp rất phổ biến trên vùng trồng dứa,
chúng xuất hiện nhiều trong vùng nắng ấm, rệp sáp tấn công trên rễ chồi, thân,
lá, hoa và trái của cây dứa và rất nguy hiểm vì bệnh héo khô đầu lá(Wilt).
Hình 1.4: Cấu tạo của rệp sáp
Phòng trị: xử lý chồi trước khi trồng, nhúng chồi vào dung dịch hỗn hợp
thuốc trừ sâu và trừ nấm theo nồng độ khuyến cáo. Phòng trị kiến sống cộng
sinh với rệp sáp. Vệ sinh vườn, tiêu hủy các cây bị rệp tấn công. Phun các loại
thuốc phòng trị như Butyl 10WP 25g/8lít; Supracide 40ND 10 đến 15ml/ bình
8lít.
- Bọ cánh cứng( Antitrogus sp).
Hình 1.5: bọ cánh cứng.
Hình thái và cách gây hại: bọ cánh cứng sống và để trứng dưới đất, ấu
trùng nở ra có màu trắng dài khoảng 35mm tấn công vào bộ rễ làm cây bị héo
và dễ đổ ngã.
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 16
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
Phòng trị: nên xử lý đất trước khi trồng dứa và định kì 3 đến 4 tháng rải

thuốc ngừa bọ cánh cứng bằng các loại thuốc dạng hạt như Regent, hoặc dùng
thuốc nước tưới gốc cây như: Basudin10H.
- Nhện đỏ( Dolichotetranycus sp).
Hình 1.6: nhện đỏ
Hình thái và cách gây hại: nhện đỏ có kích thước rất
nhỏ(0,25mm),chúng thường xuất hiện trong mùa nắng, tập trung vào các bẹ lá
để chít hút nhựa, cây bị nhện tấn công thưòng có bộ lá kém phát triển, các lá có
màu nâu xám và sần sùi và phần ngọn lá bị khô héo. Nhện đỏ tấn công trên quả
non làm quả bị biến dạng, kém phát triển và giảm giá trị kinh tế.
Phòng trị:trong mùa nắng cần quan sát thật kĩ để kịp thời phát hiện nhện
đỏ và cần phun các loại thuốc trừ nhện như: Comite 73EC 5 đến 10ml/ 8lít; dầu
DC Tron-Plus theo khuyến cáo.
+ Bệnh hại.
-Bệnh héo khô đầu lá dứa(Wilt) do virus
Hình 1.7: bệnh héo khô đầu lá dứa
Triệu chứng: Từ chóp lá trở xuống nữa lá chuyển sang màu đỏ nhạt và
sau đó chuyển sang đỏ dậm, hai rìa lá cuốn lại từ trên chóp ngọn trở xuống, dần
dần toàn lá sẽ héo và cây sẽ không trổ hoa. Bộ phận rễ bị thối, đầu tiên từ các rễ
non và sau đó toàn bộ hệ thong rễ bị thối. Cây có triệu chứng bệnh chỉ nằm rải
rác trong lô trồng dứa. Bệnh héo khô đầu lá có tác nhân do virus và được lan
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 17
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
truyền bởi rệp sáp trong quá trình chúng chít hút trên cây dứa. Thời gian ủ bệnh
có thể từ 3 đến 8 tháng sau khi bị nhiễm.
Phòng trị: trồng giống sạch bệnh, tích cực phòng trị rệp sáp, vệ sinh
vườn và tiêu hủy các cây có triệu chứng nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
-Bệnh thối rễ và thối ngọn dứa( do nấm Phytophthora sp)
Hình 1.8: bệnh thối rễ và thối ngọn dứa.
Bệnh thối rễ dứa thường xuất hiện nhiều trong mùa mưa nơi có hệ thống
thoát nước kín hoặc quá ẩm

Triệu chứng: triệu chứng thối ngọn đầu tiên xuất hiện trên các lá ở giữa,
lá có màu vàng hoặc nâu, phần tâm ngọn dứa bị thối làm cho ngọn dứa bị héo.
Triệu chứng thối rễ cũng tương tự như trên ngọn, điểm khác nhau là toàn bộ lá
chuyển sang màu nâu và toàn bộ hệ thống rễ bị thối và dễ dàng đổ ngã.
Phòng trị: mặt líp trồng dứa cần được làm cao ráo, thoát nước tốt trong
khi tưới. Hệ thống mương rảnh phải đảm bảo trong mùa mưa, chồi giống phải
cần xử lý thuốc trừ nấm trước khi đem trồng. Sau khi trồng cần phun thuốc định
kì 3 đến 4 tháng để ngăn ngừa bệnh như Alpine 80WP, Mexyl MZ 72WP,
Aliette Ridomyl.
-Bệnh thối thân, thối gốc dứa( do nâm Thielaviopsis paradoxa)
Triệu chứng: bệnh thường tấn công ngân lõi thân cây dưa làm cho phần
thân bị thối đen, ở nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C thì các vết thương trên thân cây là
điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập và làm chết cây.
Phòng trị: đối với cây con chưa đem trồng ngay, cần đem phơi năng từ 3
đến 5 ngày và giữ nơi thoáng mát khô ráo và nên xử lý thuốc trừ bệnh trước khi
đem trồng như: Alpme 80 WP, hạt vàng 50WP. Bavistin 50FL, COC-85 theo
khuyến cáo. Đối với cây ngoài vườn cần phun ngừa các loại thuốc trừ bệnh sau
mỗi cơn mưa.
-Bệnh thối trái dứa( do nấm Thielviopsis paradoxa)
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 18
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
Triệu chứng: nấm bệnh có thể tấn công ngay vết cắt của cuốn trái và đáy
trái, nấm cũng tấn công trái bị tổn thương trong lúc vận chuyển, nhiệt độ và độ
ẩm cao là hai yếu tố gia tăng tỷ lệ bệnh và trái dứa sẽ bị thối rất nhanh.
Phòng trị: thu hoạch cẩn thận tránh làm trái bị xây xát, loại bỏ trái bị tổn
thương, dụng cụ bao bì phải sạch khi vận chuyển và tồn trữ trái.
1.4.4 Thu hoạch. [2,3]
a. Rải vụ thu hoạch.
Cây dứa có thời vụ chín rất tập trung trong một thời gian ngắn nên
thường gặp một số khó khăn về nhân lực và phương tiện vận chuyển, thời gian

cung cấp sản phẩm cho thị trường và nhà máy chế biến cũng ngắn. Vì vậy ở
những cơ sở sản xuất diện tích lớn, vấn đề rải vụ là một yêu cầu thực tế quan
tâm. Để rãi vụ áp dụng nhiều biện pháp:
- Trồng nhiều giống dứa khác nhau theo từng lô riêng để kéo dài thời
gian thu hoach. Ở miền Bắc, nhóm dứa Queen chín vào tháng 5 đến tháng 6,
nhóm Spanis chín vào tháng 6 đến tháng 7 còn nhóm Cayenne chín vào tháng 7
đến tháng 8, nếu trồng cả 3 nhóm dứa thì thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 8.
- Trồng nhiều loại chồi có kích thước, trọng lượng khác nhau cũng cho thời
gian ra hoa và thu hoạch khác nhau.
- Xử lý cho cây ra hoa theo thời gian dự kiến là biện pháp rải vụ thu hoạch rất
có hiệu quả.
b. Kĩ thuật thu hoạch.
Dứa được thu hái khi các mắt dứa đã mở hết hoặc đã có 1 đến 3 hàng
mắt ngã màu vàng. Có thể đánh giá độ chín của quả dứa theo 3 mức dựa vào
màu sắc của vỏ quả:
-Mức I : khi vỏ dứa còn xanh nhưng đã có 1 đến 2 hàng mắt gần
cuống ngã nàu vàng.
-Mức II : vỏ dứa có màu xanh vàng
-Mức III : vỏ dứa vàng gần như hoàn toàn
Dứa xuất khẩu quả tươi khi thu hoạch vỏ quả đã chuyển từ màu xanh
thẫm sang xanh nhạt, hai hàng mắt phía cuống đã có kẻ vàng, dứa cho chế biến
công nghiệp có một đến ba hàng mắt phía cuống có màu vàng.
* Kĩ thuật thu hái: cắt quả kèm theo đoạn cuốn dài 2 đến 3 cm, vết cắt phẳng
không làm quả bị dập, gãy cuống, gãy ngọn, không thu hoạch vào ngày có mưa
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 19
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
hoặc nắng gắt. Khi cần lấy chồi để trồng hoặc bỏ đi đều phải dùng dao cắt,
không được bẻ vì vết lõm vào quả sẽ gây mau thối quả.
1.4.5. Kĩ thuật bảo quản. [2]

a. Bảo quản nơi sản xuất: Sau khi thu hái, dứa được lựa chọn theo độ
chín, kích thước, loại bỏ những quả bầm dập, xây xát, vận chuyển về nơi râm
mát, sạch, không chất đống ngoài nắng hoặc mưa.
b. Bảo quản quả tươi xuất khẩu: chọn quả lành, không bị dập, không
có rệp sáp, vặt bỏ lá ở gốc quả, cắt bằng cuống cách gốc 2cm. Phân loại, đóng
gói đưa vào kho mát, vận chuyển bằng xe lạnh có nhiệt độ từ 7 đến 8 độ C, độ
ẩm 85 đến 90%. Thời gian từ thu hoạch đến khi đưa vào kho mát không quá 24
giờ vào mùa hè và 36 giờ vào mùa xuân.
c. Bảo quản dứa chế biến công nghiệp: thu hoạch xong phân loại sơ
bộ, chọn quả lành lặn đưa vào kho mát có nhiệt độ từ 10 đến 12 độ C đối với
dứa còn xanh và 7 đến 8 độ C đối với dứa bắt đầu chín, ẩm độ trong kho từ 85
đến 90% có thể bảo quản được 2 đến 3 tuần.
d. Kho bảo quản cần được sát trùng bằng dung dịch Formalin chứa 36%
Formadehyd với liều lượng 0,25lít/m
2
sàn. Nhiệt độ lúc phun là 16 đến 18 độ C,
ẩm độ 95 đến 97%. Phun xong đóng kín kho trong 24 giờ. Có thể xông kho
bằng lưu huỳnh với liều lượng 10g/m
3
. Khi xông xong cũng đóng kín kho trong
24giờ. Trước khi bảo quản dứa có thể xông băng Metilbrom với liều lượng 40
đến 80g/m
3
kho trong 30 phút, sau đó xếp vào bao bì và cho vào kho để bảo
quản. Dứa xanh được bảo quản trong phòng lạnh 10 đến11 độ C, độ ẩm 85 đến
90%. Không bảo quản dứa xanh ở nhiệt độ dưới 7 độ C vì lõi dứa dễ bị thâm và
mất khả năng chín. Dứa xanh được xử lý bằng hóa chất 2,4DT nồng độ 0,05%
và bọc sáp hoặc nhúng topxin M0,2% có thể bảo quản ở nhiệt độ 20 đến 25 độ
C được khoảng 2 tuần.
Ngoài việc xử lý dứa bằng hóa chất, người ta còn dung màng PE chuyên

dùng để bọc dứa rồi mới bảo quản. Bằng cách này có thể kéo dài thời hạn bảo
quản lên gấp đôi. Dứa chín bảo quản ở 4,5 đến 7 độ C, độ ẩm 85 đến 90%.
Không bảo quản dưới 4 độ C.
Dấm dứa: dứa có thể dấm chín bằng cách tăng nhiệt độ lên 21 đên22 độ
C, độ ẩm 85%, kết hợp xử lý etylen liều lượng 0,5l/m
3
dứa sẽ chín sau 2 đến 3
ngày. Có thể dấm dứa trong phòng có nhiệt độ 15 đến16 độ C, độ ẩm 80 đến
85%, dứa sẽ chín sau 5 đến 6 ngày.
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 20
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
1.5. PHÂN VÙNG. [1]
1.5.1. Phân vùng họ dứa:
Hình 1.9: bản đồ phân vùng họ dứa.
1.5.2.Phân vùng dứa ăn quả(Ananas Comosus) ở thế giới[1]
Dứa là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc ở Nam Mỹ( Brazil, Achentina,
Paragoay…). Hiện nay trên thế giới, cây dứa được trồng hết ở các nước nhiệt
đới và một số nước Á nhiệt đới có môi trường sống tương đối ẩm như đảo
Hawaii, Đài Loan. Dứa có thể trồng tới vỹ tuyến 38 độ Bắc, trong đó các nước
châu Á chiếm trên 60% sản lượng dứa cả thế giới. Các nước trồng nhiều là
Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hawaii, Brazil, Mehicô, Cuba, Úc, Nam Phi.
I.5.3.Phân vùng dứa ăn quả (Ananas comosus) ở Việt Nam. [1]
Ở nước ta, dứa trồng từ Bắc đến Nam, diện tích trồng cả nước năm 2006
khoảng 40.000ha với sản lượng khoảng 500000 tấn trong đó 90% là ở phía
Nam. Các tỉnh trồng dứa nhiều ở miền Nam là Kiên Giang, Tiền Giang, Cà
Mau, Cần Thơ, Long An… miền Bắc có Thanh Hóa, Ninh Thuận, Tuyên
Giang, Phú Thọ… miền Trung có Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định,…Năng
suất quả bình quân một năm ở các tỉnh phía Bắc khoảng 10 tấn/ ha, phía Nam
khoảng 15tấn/ha.
Bảng1.2:Diện tích gieo trồng dứa theo địa phương(đơn vi ha)

Số
TT
Tỉnh/Thành phố
Năm
2001 2002 2003 2004 2005

CẢ NƯỚC
37 200 41 700 41 651 43 350 47 400
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 21
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH

Miền Bắc
12 000 14 300 16 484 16 970 18 400
I
Đồng bằng Sông Hồng
2 600 2 800 3 699 3 928 3 900
1
Hà Nội 25 24
2
Hải Phòng 100 32 35
3
Vĩnh Phúc 500 600 630 630 700
4
Hà Tây 200 100 79 91 100
5
Bắc Ninh 7 7
6
Hải Dương 100 100 156 170 200
7
Hưng Yên

8
Hà Nam
9
Nam Định 6 6
10
Thái Bình 9 8
11
Ninh Bình 1 800 1 900 2 755 2 957 2 900
II
Đông Bắc 2 500 3 000 3 069 3 173 3 700
1
Hà Giang
2
Cao Bằng 100 100 85 93 100
3
Lào Cai 300 300 262 309 400
4
Bắc Cạn 100 100 141 158 200
5
Lạng Sơn 100 300 277 308 100
6
Tuyên Quang
7
Yên Bái 200 200 178 512 800
8
Thái nguyên 100 100 127 130 100
9
Phú Thọ 400 418 418 400
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 22
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH

10
Bắc Giang 1 000 1 700 1 406 1 070 1 300
11
Quảng Ninh 200 200 175 175 400
III
Tây Bắc 400 500 921 1 104 1 200
1
Lai Châu 38
2
Điện Biên 100 100 53 38
3
Sơn La 200 300 349 420 500
4
Hoà Bình 200 200 519 608 600
IV
Bắc Trung Bộ
6 500 8 000 8 795 8 765 9 600
1
Thanh Hoá 3 500 3 700 3 652 3 772 3 800
2
Nghệ An 1 100 2 100 2 905 3 100 3 900
3
Hà Tĩnh 400 700 725 350 300
4
Quảng Bình 200 200 133 137 100
5
Quảng Trị 600 600 655 689 700
6
Thừa Thiên - Huế 700 700 725 717 700


Miền Nam 25 200 27 400 25 167 26 380 28 900
V
Duyên Hải Nam Trung Bộ
3 800 4 400 4 757 4 894 5 100
1
Đà Nẵng 100 100 78 78 100
2
Quảng Nam 2 600 2 600 2 665 2 670 2 700
3
Quảng Ngãi 300 300 418 418 500
4
Bình Định 400 800 1 050 1 206 1 300
5
Phú Yên 200 300 282 258 300
6
Khánh Hoà 200 300 264 264 300
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 23
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
VI
Tây Nguyên 500 1 200 1 245 1 620 1 700
1
Kon Tum 100 100 67 110 100
2
Gia Lai 200 200 332 520 500
3
Đắk Lắk 200 300 391 233 300
4
Đắc Nông 294 300
5
Lâm Đồng 600 455 463 500

VII
Đông Nam Bộ
500 600 704 1 134 1 500
1
TP Hồ Chí Minh 200 200 250 550 800
2
Ninh Thuận
3
Bình Phước
4
Tây Ninh
5
Bình Dương
6
Đồng Nai 300 400 428 465 600
7
Bình Thuận 21 114
8
Bà Rịa - Vũng Tàu 5 5
VIII
Đồng bằng sông Cửu
Long
20 400 21 200 18 461 18 732 20 700
1
Long An 500 500 845 1 106 1 300
2
Đồng Tháp
3
An Giang
4

Tiền Giang 6 900 6 900 7 946 8 529 10 100
5
Vĩnh Long 100 100 29 29
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 24
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.S NGUYỄN THẠCH MINH
6
Bến Tre
7
Kiên Giang 8 700 9 700 7 611 7 023 7 000
8
Cần Thơ 1 400 1 400 1 140
9
Hậu Giang 1 154 1 400
10
Trà Vinh 100 37 38
11
Sóc Trăng
12
Bạc Liêu 2 600 2 500 750 750 800
13
Cà Mau 100 100 103 103 100
- Ghi chú: - Số liệu năm 2001,2002,2003 của tỉnh Lai Châu là số chung của Lai Châu và
Điện Biên
- Số liệu năm 2001,2002,2003 của tỉnh Đắc Lắc là số chung của Đắc Lắc và
Đắc Nông
- Số liệu năm 2001,2002,2003 của tỉnh Cần Thơ là số chung của Cần
Thơ và Hậu Giang
1.6. TÌNH HÌNH TRỒNG VÀ XUẤT KHẨU DỨA Ở NƯỚC TA. [1]
1.6.1. Năng suất dứa phân theo địa phương(đơn vị tạ/ha) [1]
Bảng 1.3: năng suất dứa theo địa phương

Số
TT
Tỉnh/Thành phố Năm
2001 2002 2003 2004 2005
CẢ NƯỚC 99,3 110,3 114,9 127,6 128,5
Miền Bắc 85,6 91,2 95,2 116,8 120,6
I
Đồng bằng Sông Hồng
193,5 182,4 182,7 214,4 218,8
1 Hà Nội 34,8 36,1
2 Hải Phòng 40,0 149,6 148,7
3 Vĩnh Phúc 80,0 40,0 43,4 43,6 41,7
4 Hà Tây 95,0 60,0 76,1 77,7 80,0
5 Bắc Ninh 44,3 45,7
6 Hải Dương 40,0 50,0 156,7 161,1 100,0
SVTH: LÊ ĐỨC THỊNH Page 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×