Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá các chỉ thị chất lượng hệ sinh thái hiện áp dụng trên thế giới và khả năng ứng dụng đối với hệ sinh thái đất ngập nước ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.81 KB, 70 trang )

..

..

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ kỹ thuật: “Đánh giá các chỉ thị
chất lượng hệ sinh thái hiện áp dụng trên thế giới và khả năng ứng dụng đối với
hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam” là do tôi thực hiện với sự hướng dẫn khoa
học của TS. Hoàng Thị Thu Hương. Đây không phải là bản sao chép của bất kỳ một
cá nhân, tổ chức nào. Các số liệu, nguồn thông tin trong Luận văn là do tơi điều tra,
trích dẫn và tham khảo.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tơi đã trình bày
trong Luận văn này.
Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2013
HỌC VIÊN

Trần Lệ Dung

1


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tồn thể các thầy giáo, cơ giáo của
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trƣờng, trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội
đã trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích, thiết thực cũng như sự nhiệt tình, ân cần
dạy bảo trong thời gian tôi học tập tại đây.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS Hoàng Thị Thu Hƣơng đã hướng
dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành bản luận văn.
Tơi chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Sở Khoa học và Cơng nghệ Hải


Phịng, Viện Tài ngun Mơi trƣờng biển Hải Phòng, Trung tâm tƣ vấn và hỗ
trợ kỹ thuật về môi trƣờng – Hội Bảo vệ môi trƣờng thành phố Hải Phòng đã
tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi trong q trình thu thập tài liệu thông tin để
phục vụ cho việc viết luận văn.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tơi
trong q trình học tập và làm luận văn.
Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2013
HỌC VIÊN

Trần Lệ Dung

2


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................................7
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8
1. Đặt vấn đề ..........................................................................................................8
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn ..................................................................9
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................9
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................10
1.1. Hệ sinh thái đất ngập nƣớc .........................................................................10
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................10
1.1.2. Chức năng...............................................................................................11
1.1.3. Phân loại.................................................................................................13
1.2. Hiện trạng hệ sinh thái đất ngập nƣớc ở Việt Nam ..................................16
1.3. Dịch vụ hệ sinh thái .....................................................................................19

1.3.1. Khái niệm và phân loại...........................................................................19
1.3.2. Dịch vụ hệ sinh thái của khu hệ đất ngập nước .....................................20
1.4. Chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái .........................................................................23
1.4.1. Tiếp cận xây dựng chỉ thị .......................................................................23
1.4.2. Yêu cầu của bộ chỉ thị ............................................................................35
1.4.3. Nghiên cứu trên thế giới về xây dựng chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái .........40
CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
...................................................................................................................................44
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................44
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................44
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................44
2.3.1. Mơ hình DPSIR.......................................................................................44
2.3.2. Các phương pháp khác ...........................................................................46

3


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................48
3.1. Đánh giá các dịch vụ hệ sinh thái của khu hệ đất ngập nƣớc ở Việt Nam
...............................................................................................................................48
3.2. Tiếp cận DPSIR để lựa chọn các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái cho khu hệ
đất ngập nƣớc ở Việt Nam .................................................................................53
3.2.1. Đánh giá các yếu tố DPSIR đối với hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt
Nam ...................................................................................................................53
3.2.2. Đề xuất nhóm các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái........................................57
3.3. Áp dụng lựa chọn các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái cho hệ sinh thái rừng
ngập mặn .............................................................................................................60
3.3.1. Giới thiệu hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy,
Thành phố Hải Phòng ......................................................................................60
3.3.2. Các chỉ thị lựa chọn cho khu vực nghiên cứu ........................................63

3.3.3. Đánh giá một số chỉ thị lựa chọn dựa trên các số liệu sẵn có ...............64
KẾT LUẬN ..............................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69

4


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CCN:

Cụm công nghiệp

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐDSH:

Đa dạng sinh học

ĐNN:

Đất ngập nước

GDP:


Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GIS:

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)

HST:

Hệ sinh thái

KCN:

Khu công nghiệp

MA:

Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ (Millennium Ecosystem
Assessment)

OECD:

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization for
Economic Co-operation and Development)

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

RNM:


Rừng ngập mặn

SOE:

Hiện trạng môi trường (State of Environment)

TEEB:

Kinh tế học về hệ sinh thái và đa dạng sinh học (The
Economics of Ecosystems and Biodiversity)

UNEP:

Chương trình mơi trường Liên hợp quốc (United Nations
Environment Programme)

VQG:

Vườn quốc gia

WRI:

Viện Tài nguyên thế giới (World Resources Institute)

XLNT:

Xử lý nước thải

5



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Hệ thống phân loại sử dụng trong xây dựng bản đồ ĐNN ở Việt Nam....13
Bảng 1.2. Dịch vụ hệ sinh thái của khu hệ đất ngập nước [8, 10] ...........................20
Bảng 1.3. Danh sách các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái có thể được sử dụng ở cấp
quốc gia, tiểu toàn cầu hoặc toàn cầu ......................................................................26
Bảng 1.4. Đánh giá khả năng của các chỉ thị dịch vụ HST ......................................38
Bảng 1.5. Các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái tại Bồ Đào Nha ......................................40
Bảng 1.6. Các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái tại Nam Phi ............................................42
Bảng 1.7. Các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái tại khu vực phía Tây Trung Quốc ..........43
Bảng 3.1. Dịch vụ hệ sinh thái của khu hệ đất ngập nước ở Việt Nam ...................48
Bảng 3.2. Nhóm các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái theo mơ hình DPSIR.....................59
Bảng 3.3. Cấu trúc dải rừng trồng xã Đại Hợp [11] ................................................61
Bảng 3.4. Phân nhóm đường kính – chiều cao thân cây[11] ...................................62
Bảng 3.5. Nhóm các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Đại Hợp .........63
Bảng 3.6. Đánh giá các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Đại Hợp ....64
Bảng 3.7. Kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ xã Đại Hợp ...................65
Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng đất xã Đại Hợp .........................................66

6


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1. Sơ đồ mơ hình DPSIR [8] .........................................................................45
Hình 3.1. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR của Động lực “Gia tăng dân số”..............55
Hình 3.2. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR của Động lực “Phát triển nơng nghiệp” ..56
Hình 3.3. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR của Động lực “Phát triển công nghiệp” ..57


7


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất ngập nước là môi trường hữu ích nhất trên thế giới. Các hệ sinh thái đất
ngập nước khơng những có vai trị cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội, mà còn có chức năng vơ cùng quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,
nghiên cứu khoa học, vui chơi giải trí phục vụ đời sống xã hội hiện tại và tương lai.
Các hệ sinh thái đất ngập nước cũng là nơi tích lũy đa dạng sinh học cao có tiềm
năng lớn để sản xuất và cung cấp các nguồn năng lượng xanh, sạch, lương thực,
thực phẩm, thuốc chữa bệnh. Đồng thời, sự phong phú của các loài động vật, thực
vật cịn có vai trị rất quan trọng về tinh thần và văn hóa truyền thống của nhân loại,
đặc biệt đối với cộng đồng có cuộc sống dễ bị tổn thương do phụ thuộc vào các hệ
sinh thái.
Nền kinh tế phát triển cùng với sự gia tăng mạnh về dân số trong thời gian
qua đã gây ra những áp lực lên hệ sinh thái nói chung và hệ sinh thái đất ngập nước
nói riêng cùng với các dịch vụ mà nó cung cấp. Trong thực tế, cho đến nay nghiên
cứu toàn diện nhất, Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ, quy tụ trên 1.300 nhà khoa
học tham gia, đều đi đến kết luận là hơn 60% hệ sinh thái trên tồn cầu đang được
sử dụng khơng bền vững.
Để xác định mức độ sử dụng thiếu bền vững các dịch vụ hệ sinh thái, khái
niệm về chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái ra đời, nhằm cung cấp thông tin về đặc điểm, xu
hướng của các dịch vụ hệ sinh thái. Các nghiên cứu trên thế giới về xây dựng bộ chỉ
thị dịch vụ hệ sinh thái hiện nay đều thống nhất quan điểm là sử dụng khung PSR
(Áp lực – Hiện trạng – Đáp ứng), sau này phát triển thành khung DPSIR (Động lực
– Áp lực – Hiện trạng – Tác động – Đáp ứng) để tiếp cận xây dựng và áp dụng các
bộ chỉ thị phù hợp cho từng quốc gia. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu xây dựng bộ
chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước cũng mới bước đầu được thực hiện.

Trên cơ sở đó, đề tài “Đánh giá các chỉ thị chất lượng hệ sinh thái hiện áp
dụng trên thế giới và khả năng ứng dụng đối với hệ sinh thái đất ngập nước ở
Việt Nam’’ được thực hiện nhằm xây dựng một bộ chỉ thị về dịch vụ hệ sinh thái

8


đất ngập nước tại Việt Nam và áp dụng thử nghiệm tại một hệ sinh thái đất ngập
nước cụ thể, nhằm bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái đất ngập nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
- Đánh giá các dịch vụ hệ sinh thái mà hệ sinh thái đất ngập nước mang lại;
- Tiếp cận mơ hình DPSIR để đề xuất các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái cho khu
hệ đất ngập nước ở Việt Nam;
- Áp dụng lựa chọn chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái cho Hệ sinh thái rừng ngập
mặn xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Đại Hợp, huyện Kiến
Thụy, Thành phố Hải Phòng
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng khung DPSIR (Động lực – Áp lực – Hiện trạng – Tác
động – Đáp ứng) để tiếp cận xây dựng bộ chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái. Ngồi ra, luận
văn cịn sử dụng các phương pháp khác: phương pháp kế thừa, phương pháp thu
thập, thống kê, tổng hợp tài liệu, phương pháp chuyên gia...

9


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Hệ sinh thái đất ngập nƣớc
1.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ "Đất ngập nước (ĐNN)" được hiểu theo nhiều cách khác nhau,
tùy theo quan điểm. Hiện nay có khoảng trên 50 định nghĩa về ĐNN đang được sử
dụng. Các định nghĩa về ĐNN có thể chia thành hai nhóm chính: một nhóm theo
định nghĩa rộng và một nhóm theo định nghĩa hẹp.
1.1.1.1. Nhóm định nghĩa đất ngập nước theo nghĩa rộng
Nhóm định nghĩa này bao gồm các định nghĩa của Cơng ước Ramsar, định
nghĩa theo các chương trình điều tra ĐNN của Mỹ, Canada, New Zealand và Úc.
Trong đó, điển hình là định nghĩa theo Cơng ước Ramsar (Điều 1.1):
Đất ngập nước được xác định là: “Những vùng đầm lầy, miền sình lầy, vùng
đất than bùn, vùng nước tự nhiên hoặc nhân tạo, ngập nước thường xuyên hay định
kỳ, nước tù đọng hoặc nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả
những vùng nước biển có độ sâu khơng q 6 mét khi triều kiệt”.
1.1.1.2. Nhóm định nghĩa đất ngập nước theo nghĩa hẹp
Định nghĩa đất ngập nước theo nghĩa hẹp, nhìn chung đều xem ĐNN như đới
chuyển tiếp sinh thái, những diện tích chuyển tiếp giữa môi trường trên cạn và ngập
nước, những nơi mà sự ngập nước của đất gây ra sự phát triển của một hệ thực vật
đặc trưng [7].
Tất cả các định nghĩa về ĐNN, theo nghĩa rộng hay theo nghĩa hẹp, đều bao
gồm 3 thành tố chính sau:
- ĐNN được phân biệt bởi sự hiện diện của nước;
- ĐNN thường có những loại đất đồng nhất khác hẳn với những vùng đất cao ở
xung quanh;
- ĐNN thích hợp cho sự hiện diện của những thảm thực vật thích nghi với
những điều kiện ẩm ướt.
Hiện nay, định nghĩa ĐNN theo Công ước Ramsar là định nghĩa được nhiều
người sử dụng, bởi nó bao qt hết tất cả các loại hình ĐNN: các vùng biển nông,

10



ven biển, cửa sông, đầm phá, đồng bằng châu thổ, các sông suối, ao hồ, đầm lầy tự
nhiên hay nhân tạo, các vùng nuôi trồng thủy sản, canh tác lúa nước… Định nghĩa
về ĐNN theo Công ước này cũng được sử dụng như là định nghĩa chính thống về
ĐNN ở Việt Nam. Theo quan niệm đó, có thể nói một cách khái quát: ĐNN là vùng
đất bị ngập ít nhất một thời gian nào đó trong năm đủ để thích ứng cho phần lớn
các loài động vật và thực vật thủy sinh. Mặt khác, đó cũng chính là những đới
chuyển tiếp sinh thái giữa lục địa và những thủy vực nước sâu trên 6m. Những vùng
ĐNN mà độ ngập sâu trên 6m là những thủy vực nước sâu không bao hàm trong
khái niệm này.
1.1.2. Chức năng
Hệ sinh thái đất ngập nước có một số chức năng chính như sau [7]:
1.1.2.1. Chức năng sinh thái
- Nạp nước ngầm: nước được thấm từ các vùng ĐNN xuống các tầng ngập
nước trong lòng đất, nước được giữ ở đó và điều tiết dần thành dòng chảy bề mặt ở
vùng ĐNN khác cho con người sử dụng.
- Hạn chế ảnh hưởng của lũ lụt: bằng cách giữ và điều hòa lượng nước mưa
như "bồn chứa" tự nhiên, giải phóng nước lũ từ từ, từ đó có thể làm giảm hoặc hạn
chế lũ lụt ở vùng hạ lưu.
- Ổn định vi khí hậu: do chu trình trao đổi chất và nước trong các HST, nhờ
lớp phủ thực vật của ĐNN, sự cân bằng giữa O2 và CO2 trong khí quyển làm cho vi
khí hậu địa phương được ổn định, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa ổn định.
- Chống sóng, bão, ổn định bờ biển và chống xói mịn: nhờ lớp phủ thực vật,
đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển, thảm cỏ… có tác dụng làm giảm sức gió của
bão và bào mịn đất của dòng chảy bề mặt.
- Xử lý nước, giữ lại chất cặn, chất độc: vùng ĐNN được coi như "bể lọc" tự
nhiên, có tác dụng giữ lại các chất lắng đọng và chất độc (chất thải sinh hoạt và
công nghiệp).
- Giữ lại chất dinh dưỡng: làm nguồn phân bón cho cây và thức ăn cho các

sinh vật sống trong HST đó.

11


- Sản xuất sinh khối: rất nhiều vùng đất ngập nước là nơi sản xuất và xuất
khẩu sinh khối làm nguồn thức ăn cho các sinh vật thủy sinh, các lồi động vật
hoang dã cũng như vật ni.
- Giao thơng thủy: hầu hết các sông, kênh, các vùng hồ chứa nước lớn, vùng
ngập lụt thường xuyên hay theo mùa… vận chuyển thủy đóng vai trị quan trọng
trong đời sống cũng như phát triển kinh tế của các cộng đồng dân cư địa phương.
- Giải trí, du lịch
1.1.2.2. Chức năng kinh tế
- Tài nguyên rừng: các loài động thực vật thường rất phong phú ở các vùng
ĐNN, tạo nên nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, có thể khai thác để phục vụ lợi
ích kinh tế. Tài nguyên rừng cung cấp một loạt các sản phẩm quan trọng như gỗ,
than, củi và các sản phẩm khác như nhựa, tinh dầu, tanin, dược liệu. Nhiều vùng
ĐNN rất giàu động vật hoang dã đặc biệt là các loài chim nước, cung cấp nhiều loại
sản phẩm, trong đó nhiều loại có giá trị thương mại cao.
- Thuỷ sản: các vùng ĐNN là môi trường sống và nơi cung cấp thức ăn cho
các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá, tơm, cua, động vật thân mềm…
- Tài nguyên cỏ và tảo biển: nhiều diện tích ĐNN ven biển có những loại
tảo, cỏ biển và nguồn thức ăn của nhiều loài thủy sinh vật và còn được sử dụng làm
thức ăn cho người và gia súc, làm phân bón và dược liệu…
- Sản phẩm nông nghiệp: các ruộng lúa chuyên canh hoặc xen canh với các
cây hoa màu khác đã tạo nên nhiều sản phẩm quan trọng khác của vùng ĐNN.
- Cung cấp nước ngọt: nhiều vùng ĐNN là nguồn cung cấp nước ngọt cho
sinh hoạt, cho tưới tiêu, cho chăn nuôi gia súc và sản xuất công nghiệp.
- Tiềm năng năng lượng: than bùn là một nguồn nhiên liệu quan trọng, các
đập, thác nước cũng là nguồn cung cấp năng lượng.

1.1.2.3. Giá trị đa dạng sinh học
Giá trị đa dạng sinh học là thuộc tính đặc biệt và quan trọng của ĐNN. Nhiều
vùng ĐNN là nơi cư trú rất thích hợp của các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các
lồi chim nước, trong đó có nhiều lồi chim di trú.

12


Bên cạnh đó, ĐNN có những giá trị đặc biệt như là một phần của di sản văn
hoá của nhân loại vì chúng phản ánh niềm tin vào tơn giáo và vũ trụ cũng như các
giá trị tinh thần, tạo nên nguồn cảm hứng thẩm mỹ và mỹ thuật, cung cấp những giá
trị khảo cổ vô giá, trở thành nơi bảo tồn động vật hoang dã và hình thành nên nền
tảng của những truyền thống văn hoá, kinh tế và xã hội quan trọng của địa phương.
1.1.3. Phân loại
Theo Công ước Ramsar, đất ngập nước trên thế giới được phân chia làm 42
loại theo 3 nhóm: ĐNN ở biển và vùng ven biển, ĐNN nội địa, và ĐNN nhân tạo.
Còn tại Việt Nam, Theo Nguyễn Chí Thành và các cộng sự (năm 2004),
ĐNN phân chia thành 49 loại theo 04 cấp phân vị là: hệ thống (02); hệ thống phụ
(04), lớp (08) và lớp phụ (49), được sử dụng để xây dựng bản đồ ĐNN của Việt
Nam, tỷ lệ 1/1.000.000, cụ thể như sau [7]:
Bảng 1.1. Hệ thống phân loại sử dụng trong xây dựng bản đồ ĐNN ở Việt Nam
Các cấp phân vị
Hệ

Hệ

Tên gọi

Lớp Lớp


thống thống

phụ

phụ
1

ĐNN mặn
1.1

ĐNN mặn, ven biển
1.1.1 ĐNN ven biển, ngập triều thường xuyên
1 ĐNN mặn, ven biển, ngập thường xun, khơng có thực vật
2 ĐNN mặn, ven biển, ngập thường xun, có các lồi thực vật
thủy sinh
3 ĐNN mặn, ven biển, ngập thường xuyên, có bãi san hô
4 ĐNN mặn, ven biển, ngập thường xuyên, khơng có thực vật
5 ĐNN mặn, ven biển, ngập thường xun, có ni trồng hải sản
6 ĐNN mặn, ven biển, ngập thường xuyên khác
1.1.2 ĐNN mặn, ven biển, ngập triều không thường xuyên
7 ĐNN mặn, ven biển, ngập không thường xuyên, nền đá
8 ĐNN mặn, ven biển, ngập không thường xuyên, nền cát, sỏi,

13


cuội
9 ĐNN mặn, ven biển, ngập không thường xuyên, nền đất, bùn,
khơng có cây
10 ĐNN mặn, ven biển, ngập khơng thường xuyên, đồng cỏ, lau

sậy, cây bụi
11 ĐNN mặn, ven biển, ngập không thường xuyên, rừng tự nhiên
12 ĐNN mặn, ven biển, ngập không thường xuyên, rừng trồng
13 ĐNN mặn, ven biển, ngập không thường xuyên, nuôi trồng thủy
sản
14 ĐNN mặn, ven biển, ngập không thường xuyên, nông nghiệp
15 ĐNN mặn, ven biển, ngập không thường xuyên, làm muối
16 ĐNN mặn, ven biển, ngập khơng thường xun, dịng chảy
17 ĐNN mặn, ven biển, ngập không thường xuyên khác
1.2

ĐNN mặn, ở cửa sông
1.2.1 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập thường xuyên
18 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập thường xuyên, cồn và đụn cát
19 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập thường xuyên, bãi bùn
20 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập thường xuyên, đồng cỏ
21 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập thường xuyên, nuôi trồng hải sản
22 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập thường xun, dịng chảy
23 ĐNN mặn, ở cửa sơng, ngập thường xuyên khác
1.2.2 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập không thường xuyên
24 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập không thường xun, nền cát, sỏi,
sạn, khơng có cây
25 ĐNN mặn, ở cửa sơng, ngập khơng thường xun, nền đất, bùn,
khơng có cây
26 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập không thường xuyên, đồng cỏ, lau
sậy, cây bụi
27 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập không thường xuyên, rừng tự nhiên
28 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập không thường xuyên, rừng trồng
29 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập không thường xuyên, nuôi trồng


14


thủy sản
30 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập không thường xuyên, nông nghiệp
31 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập không thường xuyên, làm muối
32 ĐNN mặn, ở cửa sông, ngập khơng thường xun, dịng chảy
33 ĐNN mặn, ở cửa sơng, ngập không thường xuyên khác
1.3

ĐNN mặn, thuộc đầm phá
1.3.1 ĐNN mặn, đầm phá, ngập thường xuyên
34 ĐNN mặn, đầm phá, ngập thường xun, khơng có thực vật
35 ĐNN mặn, đầm phá, ngập thường xuyên, có cỏ hoặc cây bụi
36 ĐNN mặn, đầm phá, ngập thường xuyên, nuôi trồng thủy sản
37 ĐNN mặn, đầm phá, ngập thường xuyên khác
1.3.2 ĐNN mặn, đầm phá, ngập không thường xuyên
38 ĐNN mặn, đầm phá, ngập khơng thường xun, khơng có thực
vật
39 ĐNN mặn, đầm phá, ngập khơng thường xun, có cỏ, cây bụi,
rừng tự nhiên
40 ĐNN mặn, đầm phá, ngập khơng thường xun, có cỏ, cây bụi
hoặc rừng trồng
41 ĐNN mặn, đầm phá, ngập không thường xuyên, nuôi trồng thủy
sản
42 ĐNN mặn, đầm phá, ngập không thường xuyên khác

2

ĐNN ngọt

2.1

ĐNN ngọt thuộc sông
2.1.1 ĐNN ngọt thuộc sông, ngập thường xuyên
43 ĐNN ngọt thuộc sông, ngập thường xun, có dịng chảy và thác
44 ĐNN ngọt thuộc sơng, ngập thường xun, các dịng chảy khác
2.1.2 ĐNN ngọt thuộc sông, ngập không thường xuyên
45 ĐNN ngọt thuộc sông, ngập không thường xuyên, cỏ hay cây
bụi
46 ĐNN ngọt thuộc sơng, ngập khơng thường xun, có rừng tự
nhiên

15


47 ĐNN ngọt thuộc sơng, ngập khơng thường xun, có rừng trồng
48 ĐNN ngọt thuộc sông, ngập không thường xuyên, nông nghiệp
49 ĐNN ngọt thuộc sông, ngập không thường xuyên, nuôi trồng
thủy sản

1.2. Hiện trạng hệ sinh thái đất ngập nƣớc ở Việt Nam
Đất ngập nước ở Việt Nam có diện tích khoảng 10 triệu ha, phân bố trên tất
cả 8 vùng sinh thái. Trong đó hai vùng là đồng bằng sơng Cửu Long và châu thổ
sơng Hồng có diện tích ĐNN lớn nhất.
Đặc trưng HST ĐNN ở Việt Nam rất đa dạng:
- HST vùng nước ngọt: sông, suối, hồ, ao, ruộng lúa, thủy vực ngầm trong
hang đá, trảng cỏ ngập nước theo mùa.
- HST vùng nước lợ: đầm lầy, kênh rạch, đầm lầy than bùn, cửa sông.
- HST vùng biển, ven bờ, đảo trên vùng biển như: rừng ngập mặn, bãi triều,
vũng - vịnh... Việt Nam có trên 3.000 hịn đảo lớn nhỏ trong đó nhiều đảo có diện

tích lớn như Cơ Tơ, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Hịn Mê, Cồn Cỏ, Sơn Trà, Lý Sơn,
Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quý, Phú Quốc, Côn Đảo...
HST ĐNN vùng biển đảo và vùng nội địa được đánh giá có tính đa dạng sinh
học (ĐDSH) cao bởi sự cấu trúc thành phần các lồi thực vật, động vật. Chính từng
loại thảm thực vật có đặc tính thích ứng riêng với mơi trường nước ngọt, nước lợ và
nước mặn, để hình thành nên những dải rừng ven suối, ven sông, ven hồ và ven biển
như rừng ngập mặn. Ví dụ ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long có những khu rừng
đước, vẹt, mắm đã từng có diện tích lớn hàng 100 nghìn ha với những cây thân gỗ
cao từ 15 - 20 m, và có đường kính 30 - 40 cm với cành, tán lá xum xuê... là môi
trường sống thuận lợi cho một số lồi động vật thích nghi với mơi trường ĐNN như:
dơi ngựa lớn, dơi ngựa Thái Lan, các loài khỉ, voọc, sóc, lợn rừng, rái cá và các lồi
chim, các lồi bị sát (cá sấu, kỳ đà, trăn, rắn, rùa).... Dưới tán lá rừng của HST:
ĐNN chứa đựng một nguồn tài nguyên thực vật, động vật phong phú là mắt xích
quan trọng trong chuỗi quan hệ dinh dưỡng của HST là nguồn cung cấp thức ăn và

16


là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã. Trong đó có các sân chim lớn ở
đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng (30 sân chim) [5].
Kết quả của các cơng trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước và
quốc tế cho đến nay đã thống kê sơ bộ có khoảng 12.115 lồi thủy sinh vật phân bố
ở môi trường biển, môi trường nước lợ và các vùng nước nội địa cùng với hơn 300
lồi động vật có xương sống chun sống trong mơi trường nước, hoặc có chu kỳ
sống thích nghi liên quan với các HST ĐNN. Chẳng hạn, thú có 47 lồi thuộc 11 họ,
4 bộ; chim có 170 - 180 lồi thuộc 42 họ nằm trong 20 bộ; bị sát có 35 lồi thuộc 6
họ và hầu hết 162 lồi lưỡng cư thường sống và phát triển trong môi trường ĐNN.
Trong số này đã ghi nhận 60 loài thuộc diện có nguy cơ bị đe dọa có tên trong Sách
đỏ Việt Nam năm 2007 như rái cá lông mượt, rái cá vuốt bé, mèo cá, hươu đầm lầy,
voọc bạc, voọc mơng trắng, voọc đầu vàng, dơi ngựa lớn, bị biển, cá ông chuông,

cá heo, sếu cổ trụi, vạc hoa... Đây là nguồn gen tự nhiên có giá trị bảo tồn cao đang
hiện hữu trong các HST ĐNN ở Việt Nam, là nguồn tài nguyên vô cùng quý, là sinh
kế sản xuất sinh học trong môi trường nước [5].
Trong số các hệ sinh thái đất ngập nước, luận văn hướng tới nghiên cứu về
hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Theo tài liệu thống kê năm 2000, Việt Nam có 606.792ha diện tích đất ngập
mặn ven biển, trong đó: 155.290ha là RNM ven biển; 225.427ha là đất ngập mặn
ven biển khơng có RNM; 226.075ha là đầm ni tơm nước lợ có đê cống.
Việt Nam có 29 tỉnh, thành phố có rừng và đất ngập mặn ven biển, trong đó:
+ Đứng đầu cả nước là vùng ven biển Nam Bộ (gồm 10 tỉnh là Bà Rịa Vũng
Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang) với 373.305ha đất ngập mặn, chiếm 61,5% diện
tích đất ngập mặn và 82.387ha RNM, chiếm 53,0% diện tích RNM cả nước;
+ Tiếp đến là vùng ven biển Bắc Bộ (gồm 5 tỉnh là Quảng Ninh, Hải Phịng,
Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình) với 122.335ha đất ngập mặn, chiếm 21% diện
tích đất ngập mặn và 43.811ha RNM, chiếm 28,1% diện tích RNM của cả nước;

17


+ Thấp nhất là các tỉnh, thành phố ven biển Trung Bộ (bao gồm 14 tỉnh từ
Thanh Hóa cho đến Bình Thuận) chỉ có 44.042ha đất ngập mặn, chiếm 7,2% diện
tích đất ngập mặn và 3.000ha RNM chiếm 2,0% diện tích RNM của cả nước [5].
Tổng diện tích RNM ven biển nói trên bao gồm cả diện tích đầm ni tôm
nước lợ nên tăng hơn 112.792ha so với đất ngập mặn thường xuyên ven biển chỉ có
494.000ha. Nhưng đến năm 2000, đất ngập mặn thường xuyên ven biển Việt Nam
chỉ cịn 446.991ha, giảm 47.009ha do nhiều diện tích để lãng phí, ảnh hưởng trực
tiếp tới sự biến động và suy giảm diện tích RNM ven biển Việt Nam [5].
Kết quả kiểm kê rừng toàn quốc do Viện điều tra quy hoạch rừng thực hiện
năm 2001 cho thấy tổng diện tích RNM của Việt Nam tính đến tháng 12/1999 có

156.608ha, cao hơn 1.318ha so với thống kê năm 2000, cũng có thể một phần rừng
đó đã bị phá. Trong tổng số diện tích RNM đó thì rừng tự nhiên chỉ có 59.732ha,
chiếm 38,1% còn lại 96.876ha, chiếm 61,9% là rừng trồng. Đối với RNM trồng thì
Đước có tới 80.000ha chiếm 82,6%; còn lại 16.867ha, chỉ chiếm 17,4% là Trang,
Bần chua và một số lồi cây ngập mặn khác.
Mặc dù, diện tích RNM trồng trong những năm gần đây được gia tăng đáng
kể, tuy nhiên tổng diện tích RNM trên tồn quốc bị suy giảm một cách rõ rệt. Năm
1943, Việt Nam có 400.000ha (100%), đến năm 1962 cịn lại 290.000ha (72,5%),
năm 1982 có 252.000ha (63,0%), đến năm 2000 là 155.290ha (38,8%). Như vậy,
sau gần 60 năm, RNM của Việt Nam đã bị giảm mất gần 2/3 diện tích [5].
Cấu trúc của hệ sinh thái rừng ngập mặn:
a) Thảm thực vật
Theo Phan Nguyên Hồng và các cộng sự (năm 1999), thành phần lồi cây ở
RNM của Việt Nam chia thành 2 nhóm:
-

Nhóm cây ngập mặn chủ yếu, phân bố ở các bãi lầy ngập triều định kỳ.

-

Nhóm cây tham gia RNM sống trên đất chỉ ngập triều cao hoặc một số
loài gặp cả ở vùng đất nước ngọt. Số loài cây ngập mặn hiện biết như đã
được mô tả: ở ven biển Nam Bộ có 100 lồi, ven biển Trung Bộ có 69
lồi và ven biển Bắc Bộ có 52 lồi.

18


b) Các sinh vật tiêu thụ
Các lồi động vật tìm thấy trong RNM rất đa dạng, chúng phân bố theo vùng

như các loài thú (khỉ, nai, lợn rừng, rái cá, dơi), bò sát (rùa, trăn, rắn, cá sấu), ếch
nhái... nhiều loài chim định cư, di cư và rất nhiều loài côn trùng. RNM vừa là vùng
sống và kiếm ăn của các lồi động vật.
Về cá có 258 lồi (cho tồn dải ven bờ biển Việt Nam có RNM), động vật
đáy, riêng vùng RNM ven biển Tây Bắc vịnh Bắc Bộ có đến 389 lồi, phong phú
nhất là nhóm thân mềm có 173 lồi... [5]
1.3. Dịch vụ hệ sinh thái
1.3.1. Khái niệm và phân loại
Theo Đánh giá hệ sinh thái thiên nhiên kỷ (2005): Dịch vụ hệ sinh thái là các
lợi ích (trực tiếp hoặc gián tiếp) mà con người hưởng thụ từ các chức năng của hệ
sinh thái.
Dựa vào vai trò, chức năng khác nhau của hệ sinh thái, các nhà sinh thái học
đã phân chia dịch vụ HST thành 4 nhóm chức năng hay 4 loại dịch vụ với mục đích
khác nhau về kinh tế - xã hội, bao gồm:
1. Dịch vụ cung cấp
“Dịch vụ cung cấp”: là hàng hoá được cung cấp bởi các hệ sinh thái như
cung cấp lương thực - thực phẩm; nước sạch; gỗ, sợi, củi đốt; khoáng sản; tài
nguyên di truyền v.v.
2. Dịch vụ điều tiết
“Dịch vụ điều tiết”: là duy trì chức năng của hệ sinh thái như điều tiết các
đặc điểm khí hậu; lũ lụt, thiên tai; bệnh tật, chất lượng nước, v.v.
3. Dịch vụ hỗ trợ
“Dịch vụ hỗ trợ”: hình thành tính chất đất, q trình quang hợp, và chu trình
biến đổi vật chất dinh dưỡng.
4. Dịch vụ văn hoá
“Dịch vụ văn hóa”: là các giá trị vơ hình, phi vật chất như giá trị về du lịch,
giải trí, nghiên cứu, tơn giáo và các lợi ích phi vật chất khác.

19



1.3.2. Dịch vụ hệ sinh thái của khu hệ đất ngập nƣớc
Các hệ sinh thái đất ngập nước, trong đó có sơng, hồ, đầm lầy, các khu vực
ven biển..., cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến sức khỏe con người và góp phần
xóa đói giảm nghèo. Bảng dưới đây thể hiện một số dịch vụ HST của khu hệ ĐNN.
Bảng 1.2. Dịch vụ hệ sinh thái của khu hệ đất ngập nước [8, 10]
Dịch vụ hệ sinh thái

Nhận xét và ví dụ

1. Dịch vụ cung cấp
Lương thực, thực phẩm Sản lượng cá, trái cây và ngũ cốc
Nước sạch

Lưu trữ và duy trì nước sinh hoạt, cơng nghiệp, nơng nghiệp

Ngun, nhiên liệu

Sản xuất gỗ tròn, gỗ củi, than bùn, thức ăn gia súc

Dược liệu, sinh hóa

Khai thác các loại thuốc và các vật liệu khác từ thực vật

Vật liệu di truyền

Gen kháng tác nhân gây bệnh, các loài cây cảnh, …

2. Dịch vụ điều tiết
Điều tiết khí hậu


Các loại khí nhà kính như CO2 ảnh hưởng đến nhiệt độ địa
phương và khu vực; ảnh hưởng tới lượng mưa, và các q trình
khí hậu khác

Điều tiết nước (dịng Nạp/xả nước ngầm
chảy thủy văn)
Lọc nước và xử lý Loại bỏ các chất dinh dưỡng dư thừa và các chất ô nhiễm khác
nước thải
Kiểm sốt xói mịn

Duy trì đất và trầm tích

Duy trì độ phì nhiêu Tỷ lệ phân hủy rác thải, hoạt động của vi sinh vật, sinh khối
của đất
Điều tiết hiểm họa Kiểm sốt lũ, phịng chống bão
thiên nhiên
Thụ phấn

Mơi trường sống cho các lồi thụ phấn

Kiểm sốt dịch bệnh

Số lượng các lồi kiểm sốt dịch bệnh, các lồi dịch hại

3. Dịch vụ hỗ trợ
Hình thành đất

Lưu giữ trầm tích và tích tụ các chất hữu cơ


Chu trình dinh dưỡng

Lưu trữ, xử lý các chất dinh dưỡng

20


Duy trì đa dạng sinh Số lượng giống vật ni, cây trồng bản địa, số nơi cư trú
học
4. Dịch vụ văn hóa
Tinh thần và cảm hứng

Nguồn cảm hứng của nhân loại, giá trị tinh thần và tơn giáo

Giải trí

Cơ hội cho các hoạt động giải trí

Thẩm mỹ

Vẻ đẹp và giá trị thẩm mỹ trong các khía cạnh của hệ sinh thái
đất ngập nước

Giáo dục

Cơ hội cho giáo dục và đào tạo chính quy, hướng đạo sinh

Mối liên kết giữa dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nƣớc với đời sống con
ngƣời, bao gồm:
■ Điều tiết khí hậu: Một trong những vai trò quan trọng nhất của vùng ĐNN

là điều tiết khí hậu tồn cầu thơng qua việc lưu giữ một tỷ lệ lớn cacbon cố định
trong sinh quyển. Ví dụ, vùng đất than bùn mặc dù chỉ chiếm khoảng 3-4% diện
tích đất trên thế giới, nhưng nó lưu giữ khoảng 540 tỷ tấn cacbon, chiếm khoảng
1,5% tổng trữ lượng cacbon tồn cầu và khoảng 25-30% lượng cacbon có trong
thảm thực vật trên cạn và trong đất [21].
■ Điều tiết nước: Ví dụ, đầm lầy, ao hồ… hỗ trợ giảm nhẹ lũ lụt, tăng dự trữ
lượng nước ngầm, và điều tiết dịng chảy sơng.
Lượng nước bốc hơi từ ĐNN lớn hơn so với các loại đất khác như đất canh
tác, đồng cỏ hoặc các khu rừng. Khoảng 65% các nghiên cứu đã kết luận rằng vùng
ĐNN ven sông không làm giảm dịng chảy trung bình hàng năm ở các sơng.
Khoảng 25% các nghiên cứu là trung lập, và chỉ có 10% các nghiên cứu cho rằng
vùng ĐNN làm tăng dòng chảy. Các vùng đồng bằng (như vùng đồng bằng
Okavango ở châu Phi và vùng lũ Barito ở Indonesia) làm giảm biến đổi dòng chảy,
chủ yếu bằng cách giảm đỉnh lũ, trong khi đó, các vùng ĐNN khác (như các vùng
ĐNN đầu nguồn), lại làm tăng biến đổi dịng chảy thơng qua việc tăng đỉnh lũ, và
giảm dịng chảy trong mùa khơ [21].
■ Lọc nước và xử lý nước thải: Vùng đất ngập nước, đầm lầy, đóng một vai
trị quan trọng trong việc xử lý chất thải. Một số vùng ĐNN được tìm thấy có thể xử
lý, giảm hơn 80% nồng độ nitrate trong nước. Thảm thực vật dọc theo bờ hồ

21


Victoria, Đơng Phi, có thể xử lý từ 60-92% phốt pho. Ở Tây Bengal, Ấn Độ, lục
bình được sử dụng để loại bỏ kim loại nặng [21].
■ Giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu: Nước biển dâng và sự gia tăng
của các cơn bão kết hợp với biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến sự xói mịn bờ biển và môi
trường sống, hiện tượng xâm nhập mặn tăng lên tại các cửa sông và các sông suối
nước ngọt, thay đổi phạm vi thủy triều ở các sông và vịnh, những thay đổi trong
trầm tích và chu trình dinh dưỡng, tăng lũ lụt ven biển và có thể làm tăng tính dễ tổn

thương của một số quần thể ven biển. Vùng ĐNN, chẳng hạn như RNM và vùng
đồng bằng châu thổ, đóng vai trị quan trọng trong đệm vật lý của biến đổi khí hậu.
■ Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên quan trọng trong việc duy trì các chức
năng sinh thái của vùng ĐNN (ví dụ, nhờ có lũ lụt mà các nguyên vật liệu và các
chất dinh dưỡng hòa tan được vận chuyển vào vùng ĐNN) và duy trì việc cung cấp
các dịch vụ cho hàng triệu người, đặc biệt là cho những người có sinh kế phụ thuộc
vào đồng bằng châu thổ, canh tác nông nghiệp, đồng cỏ và sản xuất cá.
Nhiều vùng ĐNN có khả năng làm giảm thiệt hại do lũ lụt gây ra, và sự mất
mát của các vùng ĐNN này sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra lũ lụt. Lũ lụt xảy ra thường
gây thiệt hại lớn, như lũ lụt ở Trung Âu tháng 8 năm 2002 đã gây thiệt hại tổng
cộng gần 15 tỷ euro. Vùng ĐNN, chẳng hạn như các hồ, hồ chứa nước… là nơi điều
tiết lượng nước, góp phần làm suy giảm khả năng xảy ra lũ lụt. Nếu vùng ĐNN bị
mất hoặc bị suy thoái, sẽ làm tăng rủi ro cho cuộc sống của gần 2 tỷ người sống
xung quanh khu vực này. Vùng ĐNN ven biển, trong đó có đảo ven bờ, vùng đồng
bằng châu thổ, đồng bằng ven biển, tất cả đều đóng một vai trò quan trọng trong
việc giảm thiểu tác động của nước lũ do bão ven biển [21].
■ Dịch vụ văn hóa: Vùng ĐNN cung cấp giá trị về mặt thẩm mỹ, lợi ích giáo
dục, văn hóa, tâm linh, cũng như một loạt các cơ hội để giải trí và du lịch. Tại Mỹ,
câu cá giải trí có thể tạo ra thu nhập đáng kể: 35-45 triệu người tham gia vào câu cá
giải trí (nội địa và nước mặn), chi tiêu tổng cộng là 24-37 tỷ USD mỗi năm. Giá trị
kinh tế của các rạn san hô được tạo ra dựa trên du lịch, bao gồm hoạt động lặn biển,
ước đạt gần 30 tỷ USD mỗi năm [21].

22


Vùng ĐNN cung cấp nhiều lợi ích phi thị trường cho con người, và tổng giá
trị kinh tế của các vùng ĐNN tự nhiên thường cao hơn các vùng ĐNN chuyển đổi.
Ví dụ, ở Thái Lan, khu vực RNM tự nhiên có tổng giá trị kinh tế hiện tại rịng (giá
trị tính tốn dựa trên sự đóng góp kinh tế của cả hai dịch vụ là cung cấp cá – dịch vụ

thị trường và bảo vệ khỏi thiệt hại do bão - dịch vụ phi thị trường) ít nhất là 1.000
USD/ha (và có thể lên tới 36.000 USD/ha) so với khoảng 200 USD/ha khi chuyển
đổi RNM sang các đầm nuôi tôm. Tại Canada, khu vực đầm lầy nước ngọt tự nhiên
có giá trị kinh tế khoảng 5.800 USD/ha so với 2.400 USD/ha khi chuyển đổi đầm
lầy nước ngọt sang việc tiêu thốt nước sử dụng cho nơng nghiệp [21].
1.4. Chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái
1.4.1. Tiếp cận xây dựng chỉ thị
Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ (MA, 2005) cho thấy, trong nửa cuối
của thế kỷ 20, con người đã làm thay đổi HST với tốc độ nhanh hơn và quy mô rộng
hơn so với trước đây, chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm,
nước sạch, gỗ, chất xơ, và nhiên liệu. Những thay đổi này mang lại những lợi ích
quan trọng đối với con người, bao gồm cải thiện sức khỏe và giảm tỷ lệ người suy
dinh dưỡng. Tuy nhiên, chi phí mà con người bỏ ra để đạt được những lợi ích này
ngày càng tăng lên. MA đã chỉ ra rằng 60% các dịch vụ HST được đánh giá là đang
được sử dụng không bền vững và MA cũng kết luận rằng "bất kỳ sự tiến bộ nào đạt
được trong việc giải quyết các mục tiêu của đói nghèo, cải thiện sức khỏe và bảo vệ
môi trường sẽ không thể duy trì được nếu như hầu hết các dịch vụ HST mà con
người đang phụ thuộc vào tiếp tục bị suy thoái" [16].
Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ đã phát triển một khuôn khổ khái niệm
mô tả mối liên hệ giữa các HST và sức khỏe con người, từ đó áp dụng các khái
niệm trong việc đánh giá năng lực của các HST trong việc cung cấp hàng hoá và
dịch vụ cho con người. Các phát hiện của MA dựa trên nhiều chỉ thị cũng như các
nguồn dữ liệu xác định. Theo đó, chỉ thị dịch vụ HST được hiểu như sau: Chỉ thị
dịch vụ hệ sinh thái là những thơng tin có hiệu quả truyền thơng về các đặc điểm và

23


xu hướng của dịch vụ HST, làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách có thể
hiểu được tình trạng, xu hướng và tốc độ thay đổi của các dịch vụ HST [16].

Phương pháp tiếp cận để phân tích và áp dụng các thông tin về các dịch vụ
HST tương đối mới và vẫn đang phát triển. Đến nay hầu hết các chỉ thị được sử
dụng cho các dịch vụ HST đã được áp dụng trong lĩnh vực môi trường (như đa dạng
sinh học, sinh thái học, và khí hậu), và trong các thành phần kinh tế (như nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản). Ví dụ, các chỉ thị như cây trồng hay chăn nuôi gia
súc được lấy từ dữ liệu điều tra kinh tế và nông nghiệp. Chỉ thị về lượt khách tham
quan du lịch và chi tiêu được lấy từ Hội đồng du lịch. Hay các chỉ thị khác, chẳng
hạn như khả năng lưu trữ cacbon, tỷ lệ phá rừng, và các chỉ thị chất lượng khơng
khí, được lấy từ lĩnh vực môi trường [16].
Sự phụ thuộc vào các chỉ thị đa dạng hiện có cung cấp một điểm khởi đầu
cần thiết cho các chỉ thị dịch vụ HST. Tuy nhiên, việc dựa vào các chỉ thị đã được
phát triển cho các lĩnh vực khác chỉ là tạm thời. Các chỉ thị áp dụng trong MA đến
thời điểm này đã được phát triển cho nhiều mục đích. Chúng khơng dừng lại ở việc
đề cập tới sự đóng góp của các dịch vụ HST đối với lợi ích của con người mà cịn
giúp các nhà hoạch định chính sách ra quyết định thơng qua việc tích hợp các dịch
vụ HST vào đối thoại chính sách. Trong báo cáo cuối cùng, MA chỉ ra rằng "các chỉ
thị không chỉ được sử dụng để đánh giá xu hướng của các dịch vụ HST, mà còn
dùng để đo lường tác động của những thay đổi đối với cuộc sống con người" (MA,
2005).
Trong một báo cáo khác cũng đề cập tới chỉ thị dịch vụ HST, đó là báo cáo
được tổng hợp từ Hội thảo diễn ra tại Cambridge, Vương quốc Anh trong 2 ngày (từ
22/9/2009 – 23/9/2009) do Trung tâm Giám sát bảo tồn thế giới thuộc Chương trình
Mơi trường Liên hiệp quốc (UNEP-WCMC) phối hợp chặt chẽ với Viện Tài nguyên
Thế giới (WRI) và Ủy ban Quản lý hệ sinh thái thuộc Tổ chức bảo tồn thế giới
(IUCN - CEM), với sự tài trợ của Chương trình Đa dạng sinh học quốc tế Thụy
Điển (SwedBio) tổ chức. Hội thảo chuyên sâu hai ngày đã quy tụ 16 chuyên gia từ
khắp nơi trên thế giới trong các lĩnh vực chỉ thị và các dịch vụ HST để xác định một

24



bộ chỉ thị dịch vụ HST, từ đó có thể được áp dụng trong các đánh giá và giám sát ở
các quy mô khác nhau.
Theo Kinh tế học về HST và đa dạng sinh học (TEEB), các dịch vụ HST
được chia thành 22 loại dịch vụ, phân chia theo 4 nhóm dịch vụ HST là dịch vụ
cung cấp (gồm 6 loại dịch vụ), dịch vụ điều tiết (gồm 9 loại dịch vụ), dịch vụ hỗ trợ
(gồm 2 loại dịch vụ) và dịch vụ văn hóa (gồm 5 loại dịch vụ). Đối với từng loại dịch
vụ HST, các chuyên gia xây dựng các chỉ thị dịch vụ HST đi kèm, theo 5 bước phân
loại, bao gồm [20]:
1) Chỉ thị “Điều kiện” cho biết năng lực của các HST, phục vụ cho quá trình hỗ
trợ cũng như cung cấp các dịch vụ HST;
2) Chỉ thị “Chức năng” cho biết các quá trình mà các HST cung cấp các dịch
vụ và lợi ích. Hầu hết các dịch vụ điều tiết và hỗ trợ trong khn khổ MA có
thể là chỉ thị chức năng HST theo như cách phân loại này;
3) Chỉ thị “Dịch vụ” cho biết các sản phẩm của HST nhằm hỗ trợ sức khỏe của
con người, nhưng con người không tiêu thụ trực tiếp các sản phẩm này. Ví
dụ, nước ngọt sử dụng cho hoạt động tưới tiêu hoặc nuôi trồng thủy sản được
coi là một loại chỉ thị dịch vụ từ nước ngọt nhằm hỗ trợ sinh kế cho người
dân mà không phải là nguồn nước ngọt cung cấp trực tiếp cho nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày;
4) Chỉ thị “Lợi ích” là các sản phẩm hữu hình của các HST mà con người tiêu
thụ trực tiếp, "những thứ tác động trực tiếp tới phúc lợi của con người". Ví
dụ, cá được đánh bắt từ hoạt động nuôi trồng thủy sản sẽ được coi là một chỉ
thị lợi ích.
5) Chỉ thị “Tác động” cho biết thể trạng của con người, yếu tố kinh tế, xã hội
và đời sống tinh thần.
Với cách phân loại này sẽ thể hiện được các tính năng của HST thông qua
các tác động của các dịch vụ HST đối với cuộc sống của con người.
Bảng dưới đây thể hiện các chỉ thị dịch vụ HST được phân loại theo 5 bước
như trên [20], cụ thể như sau:


25


×