Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bao cao chuyen de tai san va quyen so huu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.58 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Đề tài:

TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU

GV HƯỚNG DẪN

: Ths. BÙI THỊ THANH HẰNG

NHĨM THỰC HIỆN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

:

BÙI THỊ THÚY HÀ ( nhóm trưởng)
VŨ THỊ MINH HUYỀN
NGUYỄN THÀNH LÊ


NGUYỄN THỊ THU THỦY
LÊ THỊ PHƯƠNG MINH
NGŨN HƯƠNG GIANG
MAI NGỌC BÍCH
ĐỠ ĐỨC HIỀN
HỒNG XN HOAN
NGŨN NGỌC MAI
TRẦN ĐỨC THẮNG
PHẠM THỊ NHUNG (CH11)

Hà Nội, 7-2009


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Phần 1........................................................................................................................ 2
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN “ TÀI SẢN VÀ...................................................2
QUYỀN SỞ HỮU”...................................................................................................2
1.1. Khái niệm, phân loại tài sản............................................................................2
1.1.1. Khái niệm tài sản:.....................................................................................2
1.2.Quyền sở hữu...................................................................................................3
1.2.1. Khái niệm quyền sở hữu...........................................................................3
1.2.2. Nội dung quyền sở hữu............................................................................3
1.2.3. Bảo vệ quyền sở hữu................................................................................3
1.3. Các hình thức sở hữu......................................................................................4
1.3.1. Sở hữu nhà nước......................................................................................4
1.3.2. Sở hữu tập thể..........................................................................................4
1.3.3. Sở hữu tu nhân.........................................................................................4
1.3.4. Sở hữu chung...........................................................................................4
1.3.5. Sở hữu của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội.....................................4

1.3.6. Sở hữu của tổ chức chớnh trị xó hội, nghề nghiệp, tổ chức xó hội, tổ
chức xó hội nghề nghiệp....................................................................................4
Phần 2........................................................................................................................ 6
NỘI DUNG CHÍNH: TÀI SẢN ẢO VÀ QUYỀN SỞ HỮU CHUNG.....................6
1.1. Tài sản ảo........................................................................................................6
1.1.1. Tài sản ảo là gì?........................................................................................6
1.1.2. Tính cấp thiết cần có các quy định của pháp luật về tài sản ảo.................6
1.1.3. Tài sản ảo có phải là tài sản hợp pháp?....................................................7
1.1.4. Tài sản ảo trong game online thuộc về ai?................................................8
1.1.5. Khó khăn trong việc bảo hộ tài sản ảo....................................................10
1.2. Quyền sở hữu chung.....................................................................................11
1.2.1. Khái niệm sở hữu chung.........................................................................11
1.2.1.1. Sở hữu chung theo phần...................................................................11
1.2.1.2. Sở hữu chung hợp nhất....................................................................12


1.2.1.3. Sở hữu chung hỗn hợp..................................................................12
1.2.2. So sánh sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần...................12
1.2.2.1 Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo
phần:.............................................................................................................13
1.2.2.2 Sử dụng tài sản chung:......................................................................14
1.2.2.3 Định đoạt tài sản chung...................................................................14
1.2.2.4 Bảo vệ quyền sở hữu chung:.............................................................15
1.2.2.5 Chấm dứt sở hữu chung:...................................................................15


Chuyên đề: Tài sản và quyền sở hữu CHL14A

GV hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Hằng


LỜI MỞ ĐẦU
Tài sản và quyền sở hữu có ý nghĩa quan trọng quyết định sự tồn tại của mỗi
cá nhân con người và sự phát triển của xã hội. Quyền sở hữu là mức độ xử sự mà
pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện trong quá trình chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản. Điều đó tác động trực tiếp đến nền kinh tế, thúc đẩy hoặc kìm hãm
sự phát triển của nền kinh tế. Xuất phát từ vai trò chi phối của sở sở kinh tế hạ tầng
đối với pháp luật, BLDS khẳng định vị trí trung tâm của chế dịnh "tài sản và quyền
sở hữu. Vì vậy, việc quy định, nghiên cứu về tài sản và phân loại tài sản, quyền sở
hữu trong quan hệ dân sự là thực sự cần thiết.
Trong giới hạn về thời gian và kiến thức nhóm 1 xin trình được đề cập đến 2
vấn đề nhóm thấy có nhiều vấn đề cần làm rõ trong phần “ tài sản và quyền sở hữu”
là tài sản ảo và sở hữu chung. Nội dung chính của nhóm:
Phần 1 nhắc lại các khái niệm quan trọng của phần “ tài sản và quyền sở
hữu”
Phần 2 trình bày chi tiết về tài sản ảo và quyền sở hữu chung

1


Chuyên đề: Tài sản và quyền sở hữu CHL14A

GV hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Hằng

Phần 1
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN “ TÀI SẢN VÀ
QUYỀN SỞ HỮU”
Bài viết xin được nhắc lại các khái niệm quan trọng sau:
1.1. Khái niệm, phân loại tài sản
1.1.1. Khái niệm tài sản:
Tài sản trong quan hệ dân sự gồm vật, tiền, giấy tờ có giá trị bằng tiền

và các quyền tài sản.
 Vật: những vật chất đang tồn tại trong tự nhiên, đang được hình thành
trong tương lai


Tiền: loại hàng hóa có giá trị đặc biệt, dùng để làm cơng cụ thanh
tốn, trao đổi hàng hóa.

 Giấy tờ trị giá được bằng tiền: Ngân phiếu, trái phiếu, cổ phiếu…
 Quyền tài sản: quyền yêu cầu ngời khác thực hiện nghĩa vụ tài sản
1.1.2. Phân loại tài tài sản: (có thể phân chia tài sản thành vật và quyền tài
sản)
- Bất động sản: đất đai, nhà ở, cơng trình xây dựng gắn liền với đất
đai; các tài sản gắn liền với nhà ở, cơng trình xây dựng đó và các tài sản khác do
pháp luật quy định.
- Động sản: những tài sản không phải là bất động sản
* Tình huống tham khảo:
“Trung Quốc cấm mua bán dưới mọi hình thức trứng, tinh trùng, hợp tử,
phơi thai và sẽ không cho phép bất kỳ hành vi thu gom trứng và tinh trùng bất hợp
pháp nào. Những người vi phạm sẽ bị phạt thật nặng”. Bộ Y tế Trung Quốc cũng đã
ban hành quy định về việc quản lý các công nghệ hỗ trợ sinh sản, thành lập các
ngân hàng tinh trùng và thủ tục xin giấy chứng nhận. Cũng theo thơng báo, có 88 tổ
chức đã được cho phép thực hiện điều trị hỗ trợ sinh sản tại Trung Quốc, và 10 tổ
chức được chấp thuận thành lập các ngân hàng tinh trùng.
Theo: />=> Tình huống trên đặt ra vấn đề liệu các hành vi mua bán dưới mọi hình
thức trứng, tinh trùng, hợp tử, phơi tha có được gọi là giao dịch dân sự và trứng,
2


Chuyên đề: Tài sản và quyền sở hữu CHL14A


GV hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Hằng

tinh trùng…có được coi là tài sản trong thương vụ đó. Việc xác định này quả thật có
nhiều vấn đề cần thảo luận.
Quy định của pháp luật hiện nay về tài sản dường như chưa đáp ứng được
các đòi hỏi của sự phát triển. Chẳng hạn như phần quy định về tài sản hiện nay Việt
Nam và nhiều quốc gia khác đang xem xét liệu có chấp nhận tài sản ảo là một tài
sản được pháp luật công nhận và bảo vệ. Vấn đề này sẽ được nhóm trình bà chi tiết
trong phần sau.
1.2.Quyền sở hữu
1.2.1. Khái niệm quyền sở hữu:
- Theo nghĩa khách quan: quyền sở hữu là một chế định pháp luật dân
sự, tổng hợp các quy định của nhà nớc điều chỉnh việc xác lập, thực hiện, chấm dứt
quyền của cá nhân, tổ chức đối với tài sản của mình
- Theo nghĩa chủ quan: quyền sở hữu là quyền năng của chủ thể trong
quan hệ tài sản, bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.
1.2.2. Nội dung quyền sở hữu:
* Quyền chiếm hữu: là quyền chiếm giữ, quản lý tài sản của chủ sở
hữu. Chủ sở hữu có thể tự mình chiếm giữ và hoặc chuyển cho ngời khác chiếm giữ
nh gửi giữ, ủy quyền quản lý tài sản, cho thuê, cho mợn,…
- Các căn cứ chiếm hữu:
+ Chủ sở hữu tự mình chiếm hữu
+ Ngời đợc chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản
+ Thông qua giao dịch dân sự có quyền chiếm hữu
+ Ngời phát hiện tài sản vô chủ, tài sản đánh rơi, tài sản bỏ qn, tài
sản chìm đắm, chơn giấu,…
+ Ngời phát hiện gia súc, gia cầm, vật nuôi dới nớc bị thất lạc
+ Các trờng hợp khác do pháp luật quy định
* Quyền sử dụng: là quyền khai thác công dụng, hởng hoa lợi, lợi tức

từ tài sản
* Quyền định đoạt: là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ
bỏ quyền sở hữu đó.
1.2.3. Bảo vệ quyền sở hữu:

3


Chuyên đề: Tài sản và quyền sở hữu CHL14A

GV hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Hằng

- Kiện đòi tài sản
- Yêu cầu bồi thờng thiệt hại
-

Kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở thực hiện quyền sở hữu

1.3. Các hình thức sở hữu
1.3.1. Sở hữu nhà nước :
- Đất đai, rừng núi, sơng hồ, nguồn nớc, tài ngun trong lịng đất,
nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời
- Phần vốn và tài sản do nhà nớc đầu t vào các xí nghiệp
- Cơng trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, khoa
học kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh
- Các tài sản khác mà pháp luật quy định là của nhà nớc.
1.3.2. Sở hữu tập thể: Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình
thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức
hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong
điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng

hưởng lợi.
1.3.3. Sở hữu tư nhân:
Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình.
Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư
nhân.
1.3.4. Sở hữu chung
Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.
Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
1.3.5. Sở hữu của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội.
- Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là sở hữu của tổ
chức đó nhằm thực hiện mục đích chung quy định trong điều lệ
1.3.6. Sở hữu của tổ chức chớnh trị xó hội, nghề nghiệp, tổ chức xó hội,
tổ chức xó hội nghề nghiệp
Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được
tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài
sản thuộc sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức

4


Chuyên đề: Tài sản và quyền sở hữu CHL14A

GV hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Hằng

xã hội - nghề nghiệp đó.
Nhận xét về cách phân loại hình thức sở hữu
Theo Điều 15 Hiến pháp năm 1992 đã quy định 3 chế độ sở hữu: sở hữu toàn
dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Trên cơ sở này, BLDS Việt Nam năm 2005
đã quy định có 6 hình thức sở hữu nêu trên cách phân loại hình thức sở hữu theo
kiểu liệt kê như vậy là chưa hợp lý. Ở chỗ, nếu căn cứ vào việc liệt kê một số loại

pháp nhân cụ thể như quy định của BLDS thì có thể thấy sự liệt kê đó sẽ là khơng
đầy đủ vì trong tương lai chắc chắn sẽ cịn nhiều loại hình tổ chức phát sinh, hoặc
một thành phần kinh tế mới xuất hiện. Và khi đó, để điều chỉnh thì pháp luật nói
chung và BLDS nói riêng lại phải sửa đổi cho phù hợp, làm ảnh hưởng đến tính ổn
định của luật.
Vì vậy, dựa vào tiêu chí là sự khác biệt trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản để pháp luật có thể quy định các hình thức sở hữu cho phù hợp, thay vì phân
loại hình thức sở hữu theo kiểu liệt kê như hiện nay. Cụ thể, nếu tài sản thuộc về
một chủ thể thì gọi là hình thức sở hữu tư nhân. Nếu tài sản thuộc sở hữu của từ hai
chủ thể trở lên thì gọi là hình thức sở hữu chung. Cuối cùng, nếu tài sản thuộc về
Nhà nước thì gọi là hình thức sở hữu Nhà nước. Tất nhiên, với cả 3 hình thức sở
hữu này những đặc thù riêng trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của từng hình
thức sẽ được pháp luật quy định phù hợp.

5


Chuyên đề: Tài sản và quyền sở hữu CHL14A

GV hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Hằng

Phần 2
NỘI DUNG CHÍNH: TÀI SẢN ẢO VÀ QUYỀN SỞ HỮU CHUNG
1.1. Tài sản ảo
1.1.1. Tài sản ảo là gì?
Hiện nay, các nghiên cứu về tài sản ảo chưa đi tới một khái niệm thống nhất.
Hiểu theo nghĩa hẹp, tài sản ảo là các đối tượng ảo trong thế giới ảo. Hiểu theo
nghĩa rộng, tài sản ảo bao gồm tên miền, địa chỉ e-mail, các đối tượng ảo trong thế
giới ảo.
Vậy tài sản ảo là những đoạn mã trương trình có giá trị mà người chơi có

được khi tìm kiểm hoặc tên miền (domain), địa chỉ email
VD: tên miền: www.business.com đã từng được rao bán với giá 7 triệu USD.
Các vật phẩm trong một số game online như: áo giáo, kiếm, khiên … cũng được rao
bán với giá từ vài ngàn đến vài triệu đồng.
1.1.2. Tính cấp thiết cần có các quy định của pháp luật về tài sản ảo
Ở Hàn Quốc vấn đề tài sản ảo cũng rất mơ hồ, vì thế nó cũng chỉ được xét ở
khía cạnh quyền sử dụng của người này hay người kia. Vật phẩm trong game được
chia thành 2 loại, loại thứ nhất do người chơi thu lượm được trong q trình đi
luyện game thì nó thuộc quyền sở hữu của nhà phát hành nên không được bảo hộ.
Loại thứ hai là do người chơi bỏ tiền mua thẻ nạp vào để mua các vật phẩm trong
game, cái này thuộc qyền sở hữu của người sử dụng và khi gặp sự cố sẽ được bồi
thường”. Như vậy, ở Hàn Quốc, mặc dù nền công nghiệp game online phát triển
thuộc vào loại nhất nhì Châu Á, nhưng vấn đề tài sản ảo vẫn chưa được nhìn nhận
một cách rõ ràng. Cho nên ở Việt Nam cũng rất khó có thể học hỏi được vấn đề này
từ nước bạn.
Đến thời điểm này vẫn chưa thể đưa ra việc công nhận hay bác bỏ tài sản ảo
được, Bộ vẫn còn phải chờ lấy các ý kiến đóng góp từ nhiều phía cũng như kết hợp
với các nhà làm luật trong nước và trên thế giới để đưa ra một cái nhìn nhận tốt nhất
về tài sản ảo. Thông tư 60 về việc quản lý game online trước đây đưa ra chỉ là cơ
sở, bởi do game online phát triển quá nhanh nên đã tạo ra một khoảng trống trong
việc quản lý. Sẽ có một văn bản cao hơn để thay thế thơng tư này nhưng cần có một
thời gian để xem xét và xây dựng, lúc đó vấn đề tài sản ảo mới được giải quyết.

6


Chuyên đề: Tài sản và quyền sở hữu CHL14A

GV hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Hằng


Như vậy, mặc dù hiện nay tài sản ảo trong game online đang trở thành một
vấn đề bức xúc cho xã hội khi có hàng loạt cuộc mua bán có giá trị tiền tỷ đã diễn
ra, những vụ tranh chấp dẫn đến vi phạm pháp luật... Nhưng vẫn chưa thể kết luận
được nó là tài sản hay không là tài sản theo như pháp luật quy định. Tất cả vẫn cịn
phải chờ Bộ Thơng tin và Truyền thông nghiên cứu, lấy ý kiến từ các cá nhân, cơ
quan, tổ chức,… trong xã hội, sau đó tiến hành xem xét và đưa ra kết luận cuối
cùng.
1.1.3. Tài sản ảo có phải là tài sản hợp pháp?
Quan điểm 1:
Nếu căn cứ về tài sản theo điều 163 của Bộ luật Dân sự thì tài sản ảo khơng
nằm trong phạm vi điều chỉnh vì khơng phải là giấy tờ có giá, khơng phải tài sản
hữu hình hay vơ hình. Nếu coi tài sản ảo là một quyền tài sản theo điều 181 Bộ luật
Dân sự thì người chơi khơng có được quyền sở hữu hồn chỉnh. Vì quyền sở hữu
bao gồm quyền chiếm hữu, quyền định đoạt và quyền sử dụng. Trong đó, quyền
chiếm hữu khơng thuộc về game thủ vì những tài sản ảo đều nằm trên máy chủ của
nhà cung cấp game. Quyền định đoạt cũng không có vì tuổi thọ của phần mềm trị
chơi thuộc về nhà sản xuất và nhà cung cấp, dựa trên hợp đồng bản quyền cung cấp
trò chơi ký kết giữa 2 bên. Trong 3 quyền cấu thành nên quyền sở hữu, chỉ có quyền
sử dụng thuộc về game thủ và vì thế không thể coi tài sản ảo thuộc sở hữu của họ.
Quan điểm 2:
Tài sản ảo là tài sản vì những tài sản ảo có được do lao động hợp pháp, trao
đổi, mua bán thì nên thừa nhận pháp lý tài sản ảo để hỗ trợ phát triển thế giới ảo với
nhiều lợi ích to lớn. Trong game online cũng vậy, người chơi bỏ công sức ra để
luyện game và nhận được những vật phẩm có giá trị, đó là lao động chính đáng và
người chơi mua bán, trao đổi những vật phẩm này với nhau. Vì thế những tài sản ảo
cần được công nhận
Quan điểm 3
Tài sản ảo phát sinh trên cơ sở hợp đồng dịch vụ giữa nhà cung cấp trị chơi
và nguời chơi. Vì vậy có thể coi nó là một phần của loại hình dịch vụ mà người chơi
được cung cấp. Người chơi có quyền với tài sản ảo, đó chính là quyền sử dụng dịch

vụ. Tuy nhiên quyền này chỉ đơn thuần là quyền của một bên theo qui định của hợp

7


Chuyên đề: Tài sản và quyền sở hữu CHL14A

GV hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Hằng

đồng dân sự thôi, việc quyền này có thể giá trị bằng tiền và chuyển giao trong giao
lưu dân sự được hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào nội dung của hợp đồng. Trên
thực tế, các hợp đồng dịch vụ của người chơi với nhà cung cấp dịch vụ thường có
nội dung mang tính hạn chế thậm chí khơng cho phép việc tài sản ảo được qui đổi
ra tiền và chuyển giao trong giao lưu dân sự. Vậy việc coi tài sản ảo là quyền sử
dụng dịch vụ và là quyền tài sản trong thời điểm hiện nay cịn chưa hợp lí.
Quan điểm 4
Xét về bản chất tự nhiên thì tài sản ảo là một phần của một chương trình
phần mềm máy tính, việc thừa nhận tài sản ảo là một phần của chương trình phần
mềm máy tính có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét tính pháp lí của tài sản ảo.
Dưới góc độ đó chương trình trị chơi là phần mềm máy tính, có thể coi nó là
chương trình máy tính, - một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ theo Luật
sở hữu trí tuệ. Tác giả của chương trình máy tính đó được bảo hộ quyền tác giả
(trong đó có quyền tài sản). Quyền tài sản của chủ sở hữu tác phẩm không phải là
tác giả (bao gồm cả nhà cung cấp dịch vụ trò chơi hợp pháp) cũng được bảo hộ.
Quyền của người chơi trong trường hợp này có thể được coi là quyền liên quan, đó
cũng là một loại quyền tài sản, tuy nhiên hiện chưa có một văn bản nào qui định về
nó, và nó cũng chưa được bảo hộ theo qui định của Luật sở hữu trí tuệ. Và vì vậy
chưa có cơ sở pháp lí cho việc chuyển giao tài sản ảo. ên theo hướng này thì tài sản
ảo cũng chưa được oi là quyền tài sản.
Theo pháp luật Việt Nam hiện tại, tính pháp lí của tài sản ảo cịn chưa được

qui định rõ ràng, tuy nhiên tính pháp lí của tài sản ảo có thể thay đổi hồn tồn nếu
như có qui định pháp luật bảo hộ tài sản ảo.
1.1.4. Tài sản ảo trong game online thuộc về ai?
Quan điểm 1: Ông Trương Đình Anh, Tổng giám đốc FPT Telecom: Game
thủ là chủ sở hữu tài sản ảo.
Cho dù pháp luật có thừa nhận hay không thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp
đối với tài sản ảo trong game online thì cộng đồng game thủ vẫn coi những nhân
vật, đồ vật ảo trong game online là sở hữu của họ chứ không thuộc sở hữu của nhà
cung cấp trị chơi. Chúng tơi tơn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp về tài sản ảo
của các game thủ trong những game online mà chúng tôi cung cấp: người chơi là

8


Chuyên đề: Tài sản và quyền sở hữu CHL14A

GV hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Hằng

chủ sở hữu các tài sản ảo mà họ kiếm được trong game. Người chơi có thể mua, bán
tài sản ảo trong game online bằng tiền trong game hoặc tiền thật và các giao dịch đó
được chúng tôi thừa nhận và bảo hộ.
Đồ vật ảo trong game online bản chất là một loại dữ liệu máy tính có giá trị
bằng tiền thực sự. Mà thứ gì đó có giá trị bằng tiền thật lại khơng được pháp luật
bảo hộ quyền tài sản thì rất dễ dẫn đến những tranh chấp phức tạp. Nếu khơng có
quy định pháp lý về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản ảo trong game online thì
trong trường hợp có tranh chấp về tài sản ảo xảy ra, người chơi sẽ buộc phải tự giải
quyết với nhau. Rõ ràng, việc giải quyết "ngồi vịng pháp luật" có thể dẫn tới
những hệ quả khơng tốt.
Quan điểm 2: Ơng Lê Hồng Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị VinaGame:
Cơng ty phát triển trị chơi là chủ sở hữu tài sản ảo.

“Tài sản ảo chỉ là một đoạn mã trong game, nó thuộc về game, nhà phát hành
chỉ mua bản quyền phát hành game chứ khơng mua code. Vì thế khơng thể cơng
nhận tài sản ảo là tài sản và bảo hộ nó được”. Điều đó có nghĩa là game thủ mặc dù
bỏ đến cả trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng để mua vật phẩm ảo trong game, nhưng nó
vẫn khơng thuộc quyền sở hữu của họ.
Tài sản ảo trong game online là những đoạn mã lập trình thể hiện hình ảnh
và cơng dụng của một vật phẩm trong trò chơi game online. Theo quan điểm của
VinaGame, những vật phẩm trong trò chơi là sở hữu của đơn vị phát triển phần
mềm trò chơi (trong trường hợp Võ lâm truyền kỳ là hãng KingSoft - Trung Quốc)
vì tồn bộ vật phẩm là một phần không tách rời của phần mềm này. Người chơi khi
tham gia Võ lâm truyền kỳ chỉ có quyền sử dụng phần mềm trị chơi với mục đích
giải trí mà thôi.
Theo thông lệ của việc sử dụng các sản phẩm như phần mềm, sách báo,
nhạc, phim... thì người dùng cuối được phép sử dụng và phải chấp nhận những quy
định của nhà cung cấp khi sử dụng (ví dụ khơng được sao chép, không được kinh
doanh lại...). Và chắc chắn là khơng thể có chuyện người dùng cuối có quyền sở
hữu sản phẩm (hay một phần của sản phẩm) được. Cho đến nay, chưa có bất kỳ
cơng ty phát triển phần mềm nào trên thế giới cho phép người dùng cuối được sở
hữu tài sản cả.

9


Chuyên đề: Tài sản và quyền sở hữu CHL14A

GV hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Hằng

Quan điểm 3: Quan điểm của một số người chơi game online.
Đa số game thủ cũng cho rằng những đồ vật trong game do nhân vật của họ
kiếm được đều thuộc quyền sở hữu của nhân vật đó, cũng là thuộc về chủ của nhân

vật. Việc mua bán, cho tặng những đồ vật trong game hoàn tồn do chủ sở hữu
quyết định.
"Chúng tơi khơng mua bán phần mềm game, chúng tôi trao đổi những vật
phẩm trong game. Giống như tơi có thể trao đổi những bản thiết kế được vẽ bằng
AutoCAD chứ không mua bán phần mềm đó", anh Nguyễn Cơng Vinh, một gamer
của Võ lâm truyền kỳ tại Hà Nội, nói.
1.1.5. Khó khăn trong việc bảo hộ tài sản ảo
Thứ nhất do bản chất tự nhiên của tài sản ảo mà sự tồn tại của nó rất mong
manh, việc tồn tại nó hồn tồn phụ thuộc vào hệ thống máy tính. Và khi có một lỗi
nào đó làm mất mát tài sản ảo thì việc qui kết trách nhiệm trở nên vơ cùng khó
khăn.
Thứ hai do tài sản ảo khơng có bản chất hàng hóa, chính vì thế mà việc giá
trị được bằng tiền của nó là khơng hợp lí, tính có giá trị trao đổi của nó cũng rất
chơng chênh. Nếu như qui định bảo hộ cho tài sản ảo thì có thể hình dung rằng đến
một ngày nào đó lượng tiền thực cũng không đủ để dùng cho việc trao đổi tài sản
ảo.
Thứ ba nếu được công nhận bảo hộ, tài sản ảo sẽ trở thành tài sản, như vậy
sẽ phát sinh rất nhiều quan hệ tài sản như quan hệ thừa kế, quan hệ về tài sản giữa
vợ và chồng trong thời kì hơn nhân… nó cịn liên quan cả đến việc quản lí tài sản
của người chưa thành niên, đến năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên
… rất nhiều các quan hệ pháp luật khác kéo theo mà do bản chất tự nhiên của tài
sản

ảo

thì

các

quan


hệ

này

sẽ

trở

nên

rất

rắcrối.

1.1.6. Nên hay không nên bảo hộ tài sản ảo?
Suy cho cùng, xét đến cùng thì tài sản ảo cũng chỉ nhằm để cho trò chơi trực
tuyến trở nên hấp dẫn hơn. Việc bảo hộ cho tài sản ảo mà thực chất là việc pháp luật
chính thức cơng nhận cho việc mua bán tài sản ảo bằng tiền thật sẽ làm giảm tính
hấp dẫn của trị chơi. Thay vì phải ngồi chơi trong một thời gian dài, để tự mình đi

10


Chuyên đề: Tài sản và quyền sở hữu CHL14A

GV hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Hằng

qua các cấp độ của trò chơi thì một số người chơi chỉ cần bỏ tiền ra để lên một cấp
độ cao hơn. Như vậy ý nghĩa của trị chơi, của việc giải trí sẽ trở nên méo mó.

Bảo hộ tài sản ảo cịn có thể sẽ tạo ra tâm lí tiêu cực của người chơi khi nhìn
vào hệ thống pháp luật. Dẫu chỉ là một trị giải trí, song cũng có nhiều người bị
cuốn hút và bỏ nhiều cơng sức để chơi thì mới đạt tới những kết quả cao, trong khi
người chơi khác chỉ cần bỏ tiền ra và mua. Có lẽ sẽ có một số người nghĩ như vậy là
không công bằng. Nếu pháp luật có qui định về bảo hộ cho tài sản ảo thì chẳng khác
gì pháp luật đã tuyên bố bảo hộ cho sự khơng cơng bằng đó.
Tại các nước và vùng lãnh thổ khác, người ta nhìn nhận vấn đề tài sản
ảo như thế nào?
- Pháp luật Đài Loan, Hàn Quốc đang đi tiên phong trong việc ban hành các
văn bản pháp luật về tài sản ảo. Ở Đài Loan, Hàn Quốc, pháp luật đã thừa nhận
chính thức tài sản ảo là tài sản, ăp cắp tài sản ảo cũng bị xử lý hình sự như đối với
các tài sản khác. Mỹ chưa ban hành các quy định pháp luật thừa nhận tài sản ảo
nhưng không cấm mua bán công khai các tài sản này.
Đặc biệt là tại Mỹ, có nghiên cứu nghiêm túc cho rằng nếu Mỹ khơng nhanh
chóng ban hành những quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản ảo
thì sẽ tụt hậu so với Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan trong việc phát triển ngành
kinh tế ảo - một ngành kinh tế có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Thế
giới ảo khơng chỉ dừng lại ở trị chơi trực tuyến mà nó cịn có thể có ích trong các
lĩnh vực khác như thương mại, y tế, giáo dục...
1.2. Quyền sở hữu chung
1.2.1. Khái niệm sở hữu chung
Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.
Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung.
1.2.1.1. Sở hữu chung theo phần
* Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu
của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

11



Chuyên đề: Tài sản và quyền sở hữu CHL14A

GV hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Hằng

* Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc
sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả
thuận khác.
Ví dụ: Bố, mẹ có một ngơi nhà 02 tầng, khi chết để lại thừa kế cho hai
anh em, người anh ở tầng trên, em ở tầng 1. Vậy tài sản này đã được xác định sở
hữu theo phần.
1.2.1.2. Sở hữu chung hợp nhất
* Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu
của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.
* Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia
và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
* Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài
sản thuộc sở hữu chung.
Ví dụ: Bố mẹ có một ngôi nhà 3 gian và một mảnh vườn, khi chết bố
mẹ chỉ viết di chúc là để thừa kế cho hai anh em nhà và vườn, mà không xác định
phần của từng người. Trong trường hợp này nhà và vườn là sở hữu chung hợp nhất
và có thể phân chia.
1.2.1.3. Sở hữu chung hỗn hợp
* Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc
các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.
* Tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận
hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ các nguồn khác phù
hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.
* Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp
phải tuân theo quy định tại Điều 216 của Bộ luật này và các quy định của pháp luật

có liên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý,
điều hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận.
1.2.2. So sánh sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần:
Việc phân biệt sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần có ý nghĩa
thực tiễn quan trọng. điều 216 BLDS 2005 quy định “Sở hữu chung theo phần là sở
hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định

12


Chuyên đề: Tài sản và quyền sở hữu CHL14A

GV hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Hằng

đối với tài sản chung, mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với
tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình”.
Ví dụ sở hữu chung của các cổ đông trong một công ty cổ phần mà họ có
tham gia góp vốn. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài
sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình trừ trường hợp
có thỏa thuận khác (điều 216 BLDS 2005). Điều này dẫn đến hệ quả sau:
+ Một chủ sở hữu chung theo phần có nghĩa vụ đóng góp các khoản thuế
cũng như các chi phí để bảo quản tài sản chung với một tỷ lệ tương xứng với phần
sở hữu của mình.
+ Một chủ sở hữu chung theo phần có thể yêu cầu chia phần sở hữu của
mình trong tài sản chung đó cũng như có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi,
lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình hay định đoạt
phần sở hữu của mình theo thỏa thuận hay theo quy định của pháp luật.
1.2.2.1 Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung
theo phần:
Căn cứ chung: Điều 215 BLDS 2005 “ Quyền sở hữu chung được xác lập

theo thỏa thuận của các chủ sở hữu, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập
quán”.
+ Quyền sở hữu chung hợp nhất được xác lập:
-

Sở hữu chung của vợ chồng

-

Sở hữu chung của cộng đồng

-

Sở hữu chung theo thỏa thuận của các chủ sở hữu

-

Theo quy định của pháp luật ( ví dụ: thừa kế tài sản …)

+ Quyền sở hữu chung theo phần được xác lập:
- Theo thỏa thuận của các chủ sở hữu ( ví dụ: quan hệ cổ đơng
góp vốn kinh doanh theo tỷ lệ vốn góp trong cơng ty cổ phần,
- Theo quy định của pháp luật
* Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập: Đ236 BLDS “ trong
trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo
thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính

13



Chuyên đề: Tài sản và quyền sở hữu CHL14A

GV hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Hằng

hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ
sở hữu đó (trường hợp này là sở hữu chung hợp nhất).
Nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành
thuộc chủ sở hữu của vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành; chủ sở hữu
tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó.
* Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn: DD237 BLDS . Trong
trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành
vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở
hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn.
* Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến: Điều 238 BLDS. Xác
lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến:
Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới cũng là
chủ sở hữu của vật mới được tạo thành.
Người dùng nguyên vật liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà
ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị
nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu ngun vật liệu đó.
Trong trường hợp người chế biến khơng ngay tình thì chủ sở hữu ngun vật
liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì
những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành,
tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị
chế biến khơng ngay tình có quyền u cầu người chế biến bồi thường thiệt hại
1.2.2.2 Sử dụng tài sản chung:
* Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa
lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường
hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
* Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác

công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, nếu khơng có thoả thuận khác.
1.2.2.3 Định đoạt tài sản chung
* Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu
của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

14


Chuyên đề: Tài sản và quyền sở hữu CHL14A

GV hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Hằng

* Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của
các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
* Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình
thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với
tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ
ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện
bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho
người khác.
Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên
mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu
tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền u
cầu Tồ án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây
thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
* Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở
hữu của mình hoặc khi người này chết mà khơng có người thừa kế thì phần quyền
sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở
hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
1.2.2.4 Bảo vệ quyền sở hữu chung:

Điều 255 BLDS quy định Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu:
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền u cầu Tồ án, cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền
chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện
quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang
chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật.
1.2.2.5 Chấm dứt sở hữu chung:Đ 226 BLDS quy định, sở hữu chung chấm
dứt khi:
 Tài sản chung đã được chia
 Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản
chung
15


Chuyên đề: Tài sản và quyền sở hữu CHL14A

GV hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Hằng

 Tài sản chung khơng cịn
 Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận
của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
* Điều 224 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về vấn đề chia tài sản
chung như sau:
- Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu
chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả
thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung
chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung khơng
thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia;

- Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu
chung thực hiện nghĩa vụ thanh tốn khi người đó khơng có tài sản riêng hoặc tài
sản riêng khơng đủ để thanh tốn thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản
chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị
các chủ sở hữu chung cịn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người
có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán
*Việc áp dụng quy định sở hữu chung trong thực tế
NHÀ CHUNG CƯ là vấn đề đang được dư luận quan tâm. Nhiều tranh chấp
giữa chủ đầu tư và cư dân ở các chung cư quanh việc sử dụng các phần “sở hữu
chung” trong nhà chung cư xảy ra ở nhiều nơi, kéo dài nhiều năm.
Báo chí có đề cập đến việc Công ty Phú Hưng Gia (chủ đầu tư của chung
cư Botanic Towers) ký lại hợp đồng với các chủ căn hộ, trong đó thêm điều 7.1.3
quy định: "Ngoại trừ phần diện tích sảnh, thang máy và các hành lang lối đi chung;
phần diện tích cịn lại bao gồm tầng hầm, tầng trệt và tầng lửng là tài sản thuộc
quyền sở hữu của bên A (Phú Hưng Gia)". Liên quan đến vấn đề trên, cần phải xem
xét thời điểm ký kết và nội dung cụ thể của các hợp đồng để xác định điều 7.1.3 của
hợp đồng có giá trị pháp lý hay không. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Đất đai
và Nghị định 181/2004/NĐ-CP, đối với các chung cư thì khi cấp giấy chứng nhận
16


Chuyên đề: Tài sản và quyền sở hữu CHL14A

GV hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Hằng

quyền sở hữu nhà cho chủ sở hữu căn hộ đều ghi rõ phần sở hữu riêng của các chủ
căn hộ là căn hộ trên toàn bộ khuôn viên đất thuộc quyền đồng sở hữu của các chủ
căn hộ này. Do vậy, có thể hiểu, ngồi phần diện tích sở hữu riêng là các căn hộ thì

những phần diện tích khác đều được xác định là tài sản chung của tất cả chủ sở hữu
căn hộ.
Điều 225 BLDS quy định “ Phần diện tích, trang thiết bị dùng chung trong
nhà chung cư thuộc sở hữu chung của tất cả các chủ sở hữu các căn hộ trong nhà
đó và khơng thể phân chia, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc có sự
thoả thuân của các chủ sở hữu. Chủ sở hữu các căn hộ trong nhầ chung cư có
quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng phần diện tích và thiết bị
chung”.
Tại mục b, khoản 3 Điều 70 Luật nhà ở 2007 quy định:
Phần sở hữu chung trong nhà chung cư bao gồm:
"Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung
trong nhà chung cư, gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường
phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy,
đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, nơi để xe, hệ thống cấp điện, nước, ga,
thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thốt nước, bể phốt, thu lơi, cứu hỏa và
các phần khác không thuộc sở hữu riêng của căn hộ nào".
Như vậy là những quy định về sở hữu chung và sở hữu riêng ở chung cư
không rõ ràng. Chủ đầu tư lợi dụng sự không rõ ràng này để tranh thủ khai thác
những sơ hở của quy định để kinh doanh trục lợi trên các dịch vụ như chỗ để xe,
thang máy… Họ đã giữ lại những dịch vụ, tiện ích thiết yếu, mang tính chất khống
chế đối với sinh hoạt của chủ sở hữu căn hộ và buộc người sử dụng phải mua lại với
giá do họ đặt ra. từ đó phát sinh mâu thuẫn giữa người sử dụng và chủ đầu tư.
Khu vực công cộng để… cho thuê
Vừa qua, báo chí đã đưa tin về việc khách hàng mua căn hộ tại chung cư
cao cấp Screc (phường 12, quận 3, TPHCM) đã có đơn gửi các cơ quan chức năng
phản ánh về việc bị chủ đầu tư nhập nhằng phần diện tích cho sinh hoạt cộng đồng.
Cụ thể là, khi rao bán căn hộ, chủ đầu tư quảng cáo rằng ở đây có phịng y
tế, có nhà trẻ, phịng thể dục thể thao và có rất nhiều các tiện ích đi kèm nhưng

17



Chuyên đề: Tài sản và quyền sở hữu CHL14A

GV hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Hằng

hiện nay, phần diện tích dành cho các tiện ích chung chưa hề có. Những vị trí đáng
ra là của nhà trẻ cho các cháu sống tại chung cư thì lại trở thành trụ sở của một
ngân hàng.
Diện tích dành cho phịng y tế, phịng họp chung của người dân sống trong
chung cư thì thành nhà sách văn hóa của Cơng ty Gia-Rai. Tất cả các phịng phục
vụ cộng đồng của tầng 4 thì hiện giờ đang được dán bảng cho thuê mặt bằng.
Nhìn chung, tại các khu chung cư hiện nay thường xảy ra tình trạng người
dân bất bình với chủ đầu tư vì đã dùng phần sở hữu chung làm tài sản riêng, phổ
biến là việc chủ đầu tư khai thác tầng hầm gửi xe, cho thuê tầng lửng, tầng trệt để
thu lợi hàng trăm nhiều tiền, thậm chí có thể lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm…để giải
quyết dứt điểm tranh chấp quyền “sở hữu chung” tại các khu chung cư như đã xảy
ra trong thời gian vừa qua, khơng chỉ cần có sự rõ ràng, cụ thể ngay từ trong hợp
đồng, mà cịn cần có sự giám sát của các cơ quan chức năng trong quá trình vận
hành quản lý.

18



×