Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thiết kế bài giảng tích hợp cho module tiện cơ bản tại trường cao đẳng nghề cơ điện luyện kim thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 108 trang )

LỜI CAM ĐOAN
..

Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn là do sự tim
̀ tỏi, học hỏi và nghiên
cứu thực sự của cá nhân dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tâ ̣n tình của thầ y:
PGS.TS. Nguyễn Đắc Trung
Bộ môn: Gia công Á p lực, Viện Cơ khí trường ĐHBK Hà Nội.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyế t để thực hiê ̣n thiết kế xây
dựng bài giảng tích hợp, mo ̣i kế t quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của tác giả khác,
nế u có đề u đươ ̣c trích dẫn và liê ̣t kê cu ̣ thể .
Đề tài của luận văn chưa được bảo vê ̣ ta ̣i bấ t kỳ mô ̣t hô ̣i đồ ng nào và cũng chưa
hề được cơng bố trên bất kì mợt phương tiện nào.
Tác giả xin hoàn toàn chiụ trách nhiê ̣m về những lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2016
Tác giả

Mạc Thị Thanh Hải

1


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong Viện Sư phạm
Kỹ thuật – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các đồng nghiệp, gia đình và người
thân đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn cán bộ, giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái
Nguyên, các bạn học viên cao học khóa 2013B đã giúp đỡ, cung cấp thêm tư liệu và
tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Đắ c Trung, người đã tận
tình giúp đỡ tơi trong suốt quá trình học tập và sau này là quá trình nghiên cứu và hoàn


thiện đề tài.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian có hạn, cũng như kinh nghiệm của
bản thân còn nhiều hạn chế, do vậy luận văn khơng thể tránh khỏi những sai sót nhất
định, rất mong các thầy cô giáo, các anh chị đồng nghiệp và bạn đọc xem xét, đóng
góp ý kiến bổ sung để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày28 tháng 4 năm 2016
Tác giả

Mạc Thị Thanh Hải

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... 2
MỤC LỤC ............................................................................................................................... 3
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................................... 7
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 8
1. Lý do chọn đề tài ....................................................... Error! Bookmark not defined.
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................. Error! Bookmark not defined.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...........................................................................10
5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................10
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................... Error! Bookmark not defined.
8. Đóng góp khoa học của luận văn ..............................................................................11
8.1. Về nghiên cứu áp dụng lý thuyết vào thực tế xây dựng bài giảng tích hợp .......... 11
8.2. Về mă ̣t thực nghiệm giảng dạy và đánh giá kết quả đào tạo ................................. 11
9. Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết…………………………………….11

CHƯƠNG 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP
1.1. Cơ sở lý luận của dạy học tích hợp ........................................................................12
1.1.1. Khái niệm về tích hợp ........................................................................................ 12
1.1.2. Dạy học tích hợp ................................................................................................. 13
1.2. Tiếp cận đào tạo theo năng lực thực hiện (NLTH) ................................................14
1.2.1. Khái niệm và cấu trúc của năng lực ................................................................... 14
1.2.2. Đào tạo theo năng lực thực hiện ......................................................................... 15
1.3. Bài dạy học tích hợp .............................................................................................. 19
1.3.1. Định nghĩa .......................................................................................................... 19
1.3.2. Đặc trưng của bài dạy học tích hợp .................................................................... 20
1.4. Thực trạng dạy - học tích hợp tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim
Thái Nguyên. .................................................................................................................21
1.4.1. Giới thiệu về trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên ......... 21
1.4.2. Vị trí của nghề Tiện trong gia cơng cắt gọt kim loại .......................................... 22
1.4.3. Thực trạng dạy - học tích hợp Môđun “Tiện cơ bản” tại Trường Cao đẳng nghề
Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên. ............................................................................. 23
Kết luận chương 1 .........................................................................................................26
3


CHƯƠNG 2
NHỮNG ĐIỀU KIỆN TIỀN ĐỀ CỦA MÔĐUN “TIỆN CƠ BẢN” ĐỀ THỰC
HIỆN GIẢNG DẠY TÍCH HỢP
2.1. Mơđun “Tiện cơ bản” trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại tại Trường Cao đẳng
nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên. .....................................................................27
2.1.1. Vị trí Mơđun “Tiện cơ bản” ............................................................................... 27
2.1.2. Cấu tạo Môđun 16: Tiện cơ bản ......................................................................... 28
2.1.3. Mục tiêu của Môđun 16: Tiện cơ bản ................................................................ 29
2.1.4. Thời gian thực hiện của Môđun 16: Tiện cơ bản ............................................... 29

2.2. Những kiến thức cơ bản về thực hành nghề tiện và các điều kiện thực hiện giảng
dạy Môđun 16: Tiện cơ bản ...........................................................................................30
2.2.1. Những kiến thức cơ bản về thực hành nghề Tiện ............................................... 30
2.2.2. Các điều kiện thực hiện giảng dạy Môđun 16: Tiện cơ bản ............................... 40
2.3. Phân tích kết cấu Mơđun 16: Tiện cơ bản ..............................................................43
Kết ḷn chương 2 .........................................................................................................50
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TÍCH HỢP VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHO
MƠĐUN 16: TIỆN CƠ BẢN
3.1. Trình tự thiết kế bài giảng tích hợp .............................................................................. 52
3.2. Phương pháp kiểm tra bằng các loại trắc nghiệm khách quan (TNKQ) ................55
3.2.1. Ưu, nhược điểm của trắc nghiệm khách quan .................................................... 55
3.2.2. Thiết kế bài tập trắc nghiệm khách quan có sự hỗ trợ của máy tính .................. 56
3.2.3. Thiết kế bài trắc nghiệm khách quan bằng phần mềm Ispring Quizmaker ........ 57
3.3. Ví dụ thiết kế mợt số bài giảng tích hợp cho Mơ đun 16: Tiện cơ bản ..................63
CHƯƠNG 4
KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ BÀI GIẢNG TÍCH HỢP
4.1. Phương pháp điều tra- khảo sát ..............................................................................90
4.2. Khảo sát ý kiến GV về bài giảng tích hợp ..............................................................91
4.3. Khảo sát ý kiến SV về bài giảng tích hợp ..............................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA LUẬN VĂN ......................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 97
PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 98

4


CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Cụm từ viết tắt


Nghĩa đầy đủ

SV

Sinh viên

GV

Giáo viên

SGK

Sách giáo khoa

NLTH

Năng lực thực hiện

KH&CN

Khoa học và Cơng nghệ

TNKQ

Trắc nghiệm khách quan

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa


5


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Sự khác biệt giữa đào tạo truyền thống và đào tạo theo NLTH ......................18
Bảng 2: Cấu tạo Môđun 16 ............................................................................................28
Bảng 3: Thời gian đào tạo Mơđun 16 theo Chương trình khung ..................................30
Bảng 4: Phương tiện dạy học cần sử dụng trong Môđun 16 .........................................42
Bảng 5: Bảng phân tích kết cấu nợi dung bài dạy Mơđun 16 .......................................44
Bảng 7: Bảng so sánh cấu trúc bài dạy lý thuyết và thực hành .....................................53
Bảng 8: Bảng tính năng công dụng phần mềm Ispring Quizmaker ..............................58
Bảng 9:Bảng kết quả khảo sát ý kiến GV về bài giảng tích hợp ...................................91
Bảng 10: Bảng kết quả khảo sát ý kiến SV về bài giảng tích hợp ................................93

6


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Các thành tố cấu thành năng lực thực hiện ......................................................15
Hình 2: Dạng của sơ đồ DACUM .................................................................................19
Hình 4: Sơ đồ vị trí Mơ đun " Tiện cơ bản" ..................................................................27
Hình 5: Căn mẫu ............................................................................................................33
Hình 6: Calip kiểm tra mặt cơn .....................................................................................33
Hình 7: Calip kiểm tra mặt trụ .......................................................................................33
Hình 8: Cấu tạo thước cặp loại 1/10 ..............................................................................34
Hình 9: Cấu tạo panme đo ngoài ...................................................................................34
Hình 10: Cách chia du xích trên panme ........................................................................35
Hình 11: Cấu tạo máy tiện vạn năng .............................................................................36

Hình 12: Bàn xe dao máy tiện .......................................................................................38
Hình 13: Mâm cặp tự định tâm 3 chấu ..........................................................................39

7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với xu thế toàn cầu hóa cùng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ tḥt và
cơng nghệ địi hỏi sự nghiệp giáo dục phải có những đổi mới để đáp ứng u cầu mới
của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng và Nhà nước ta ln xác
định giáo dục là quốc sách hàng đầu, tuy nhiên, thực trạng đào tạo nghề hiện nay ở
Việt Nam còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu và giải quyết.
Nhìn chung, chất lượng đào tạo nghề nước ta không cao và không theo kịp xu
thế phát triển của kinh tế - xã hội, không đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động
nhất là lao động chất lượng cao. Nhiều sinh viên ra trường tay nghề kém, tác phong
làm việc công nghiệp yếu, khơng thích ứng kịp với những biến đổi nhanh chóng của
cơng nghệ, vì vậy phải đào tạo lại rất tốn thời gian và lãng phí, trong khi “Tính chất
phát triển của công nghiệp lớn, hiện đại trong điều kiện cơ chế thị trường thực tế đã
tạo ra một xã hợi phát triển năng đợng với quá trình hợp tác và cạnh tranh gay gắt” [2].
Tại trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên, mặc dù là trường
đào tạo nghề lâu năm nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn trên. Mợt trong
những ngun nhân cơ bản của những tồn tại trên là quan điểm dạy học chỉ tập trung
vào lý thuyết, sinh viên ít có cơ hợi thực hành vì thế kỹ năng thực hành kém, lý thuyết
và thực hành tách rời nhau ít có mối quan hệ, cợng với việc bài giảng tích hợp được
thiết kế không phù hợp, nội dung trùng lặp, thừa, thiếu dẫn tới những tồn tại trên. Do
đó, cần thiết phải thay đổi quan điểm dạy học trong đào tạo nghề sang dạy học tích
hợp, phương pháp dạy kết hợp lý thuyết và thực hành giúp sinh viên luyện tập ngay
kiến thức đã học vào thực tế công việc, chương trình đào tạo được kết cấu theo module
năng lực thực hiện đã tích hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp để hoàn

thành một công việc cụ thể, dạy học định hướng mục tiêu với cách dẫn dắt, giải quyết
vấn đề đi từ thực tiễn.
Đối với nghề tiện, để đào tạo thợ tiện tay nghề cao trước hết người thợ phải
thành thạo các bước đầu của nghề hay các bước của tiện cơ bản. Đào tạo tiện cơ bản
mới dừng lại ở bước thực hành các thao tác cơ bản của nghề, nắm được những kiến
thức cơ bản có liên quan, các máy thường dùng trong đào tạo tiện cơ bản cũng thơ sơ
và chưa có sự gắn kết lý thuyết, thực hành. Vì vậy “Để đào tạo tốt nghề tiện cần phải
có những điều kiện như cơ sở vật chất, đợi ngũ giảng viên có trình đợ cao, tài liệu và
8


phương pháp giảng dạy, học tập tiên tiến, và một yếu tố quan trọng nữa là học lý
thuyết đi đôi với thực hành” [1].
Tuy nhiên, ở Việt Nam,bài giảng tích hợp mới chỉ đơn thuần là bài phân chia lý
thuyết, thực hành để sắp xếp dạy cùng nhau mà chưa có đợ linh hoạt trong thiết kế và
giảng dạy, cách thức xây dựng bài giảng tích hợp chưa khoa học. Ngoài ra, việc áp
dụng hình thức kiểm tra đánh giá trùn thống khơng phù hợp với dạy học tích hợp
cần được thay thế và sửa đổi.
Trên thế giới, chương trình đào tạo nghề được kết cấu theo môđun năng lực
thực hiện được áp dụng từ lâu. Theo đó, việc đào tạo nghề được thực hiện dựa trên
quan điểm tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, bài giảng tích hợp kết hợp lý thuyết,
kỹ năng của nhiều chuyên ngành, nhiều môn học, hay nhiều phương pháp, phương tiện
dạy học giúp cho người học hoàn thiện bản thân. Ở Việt Nam từ 1995 – 2004 với
thành quả 39 biểu đồ DACUM và 17 bợ chương trình theo mơ đun, việc phân tích
chương trình đào tạo theo năng lực thực hiện được xây dựng cho các ngành nghề đào
tạo cả ngắn hạn và dài hạn. Hiện nay Bộ Lao động và Thương binh xã hội đã áp dụng
cho các hệ cao đẳng nghề và trung cấp nghề: Quyết định 58/2008/QĐ-BLĐTBXH
ngày 09/6/2008 qui định về chương trình khung trình đợ trung cấp nghề, cao đẳng
nghề; quyết định 103/QĐ-TCDN phê duyệt Dự án “Xây dựng chương trình khung dạy
nghề năm 2010” là bước đầu cho việc thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp.

Tóm lại, cần nâng cao chất lượng bài giảng tích hợp cho Module “Tiện cơ bản”
cũng như các module khác trong nghề bằng cách cấu trúc lại cấu trúc bài giảng cho
hợp lý, khoa học về thời gian cũng như trình tự thực hiện cơng việc trong bài, kết hợp
với các phương pháp dạy học tích cực khác cợng với việc áp dụng kiểm tra đánh giá
cuối bài nhanh gọn và hiệu quả bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan. Chính vì
vậy, đề tài ḷn văn Thiết kế bài giảng tích hợp cho Module “Tiện cơ bản” tại trường
Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên là hết sức cần thiết.
Chính những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn Thiết kế bài giảng
tích hợp cho Module “Tiện cơ bản” tại trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim
Thái Nguyên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình thiết kế bài giảng tích hợp và xây dựng mợt số bài giảng
tích hợp cho Mơđun “Tiện cơ bản” áp dụng giảng dạy cho sinh viên nghề Tiện tại
9


trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên nhằm nâng cao chất lượng
học tập nghề Tiện tại trường.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình giảng dạy và nợi dung chương trình Module “Tiện cơ bản” tại trường
Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Cách thức xây dựng bài giảng tích hợp cho Module “Tiện cơ bản” tại trường
Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên, cấu trúc và nội dung bài giảng.
4. Pha ̣m vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng giảng da ̣y tích hợp Module “Tiện cơ
bản” ta ̣i Trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên. Từ đó đề xuấ t đổ i
mới nô ̣i dung, cấu trúc bài giảng, quy trình thiết kế bài giảng tích hợp, bài tập trắc
nghiệm liên quan, ứng dụng giảng dạy tại trường.

5. Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở nợi dung và quá trình dạy – học, nế u giáo viên khéo léo trong quy
trình thiết kế bài giảng; lựa chọn, lồng ghép nội dung cho logic, cấu trúc bài giảng phù
hợp với tư duy của người học, chủ ý sư phạm mà vẫn đảm bảo được mục tiêu rõ ràng
của bài học, kết hợp với bài tập trắc nghiệm nhanh gọn, dễ thực hiện thì bài giảng tích
hợp cho module “Tiện cơ bản” sẽ đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lượng giảng dạy.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra thực trạng dạy học tích hợp tại trường Cao đẳng nghề Cơ điện –
Luyện kim Thái Nguyên
- Nghiên cứu lý thuyết về dạy học tích hợp, nợi dung chương trình và đề xuất
mợt số giải pháp vận dụng quan điểm dạy học tích hợp vào việc thiết kế bài giảng tích
hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học nội dung Module ‘‘Tiện cơ bản”
- Tiến hành thiết kế bài tập trắc nghiệm khách quan dựa trên ứng dụng phần
mềm Ispring.
- Tiến hành khảo sát, lấy ý kiến thầy cơ và sinh viên về bài giảng tích hợp được
thiết kế và giảng dạy.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luâ ̣n: Tim
̀ hiểu, nghiên cứu các tài liê ̣u các vấ n đề liên quan đế n đề tài.
10


- Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực trạng da ̣y và ho ̣c Module “Tiện cơ bản”.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Phát phiếu điều tra cho cán bộ, giáo viên, sinh viên
để lấy ý kiến.
- Phương pháp phân tích –tổng hợp: Lập bảng phân tích số liệu đánh giá ý kiến của
cán bộ và sinh viên tại trường về bài giảng tích hợp.
8. Đóng góp khoa học của luận văn
8.1. Về nghiên cứu áp dụng lý thuyết vào thực tế xây dựng bài giảng tích hợp
- Góp phần làm sáng tỏ những quan điể m về dạy học tích hợp

- Đề xuất được các phương án thiết kế bài giảng tích hợp cho Module “Tiện cơ
bản”, nhằ m nâng cao chấ t lươ ̣ng da ̣y ho ̣c.
8.2. Về mă ̣t thực nghiệm giảng dạy và đánh giá kết quả đào tạo
- Tổ chức da ̣y ho ̣c các tiế t cu ̣ thể với sinh viên tại trường
- Luận văn góp phần đổi mới phương pháp da ̣y học tích hợp, chứng minh tính
hiệu quả của việc vận du ̣ng quan điểm dạy học tích hợp vào thiết kế bài giảng tích hợp
9. Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết
Ngoài phần “Mở đầu”, “Kết luận”, “Danh mục tài liệu tham khảo” và “Các phụ
lục”, Luận văn gồm bốn chương : Chương 1 trình bày những cơ sở lí luâ ̣n và thực tiễn
của dạy học tích hợp, Những điều kiện tiền đề của Module “Tiện cơ bản” để thực hiện
bài giảng tích hợp được nghiên cứu, đề cập trong chương 2. Trong
Chương 3 trình bày các nợi dung xây dựng, thiết kế bài giảng tích hợp cho Module
“Tiện cơ bản”, cuối cùng là bản khảo sát ý kiến về bài giảng tích hợp được đưa ra
trong chương 4.

11


CHƯƠNG 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP
1.1. Cơ sở lý luận của dạy học tích hợp
1.1.1. Khái niệm về tích hợp
Tích hợp là mợt khái niệm rộng, ở những lĩnh vực khác nhau cũng được hiểu và
ứng dụng khác nhau.
Theo từ điển tiếng Việt tích hợp là “sự hợp nhất, sự hịa nhận, sự kết hợp”
Hay: Tích hợp là “Liên kết các thành phần của một hệ thống cho thành một thể thống
nhất” [10]
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” mợt từ gốc Latin (integer)
có nghĩa là “whole” hay “tồn bộ, tồn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt đợng
khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức

năng và mục tiêu hoạt đợng của hệ thống ấy.
Trong dạy học, tích hợp có thể được hiểu là sự phối, kết hợp các tri thức của
mợt số mơn học có những nét chính, tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là
quanh những chủ đề, những kiến thức nguồn. Nói cách khác, tích hợp là phương
hướng phối hợp tối ưu các quá trình học tập một cách riêng rẽ các môn học, phân mơn
học khác nhau theo những hình thức, mơ hình, cấp đợ khác nhau nhằm đáp ứng mục
tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau.
Theo Từ điển giáo dục học thì tích hợp là “hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau
trong cùng một kế hoạch giảng dạy”[6]. Kế hoạch giảng dạy có thể là kế hoạch giảng
dạy của mợt chương trình học, mợt mơn học hay của mợt bài dạy. Theo đó, tích hợp
được chia thành: Tích hợp dọc là loại tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều
môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau, như tích hợp bợ
mơn, tích hợp chương trình, tích hợp giảng dạy, tích hợp học tập, tích hợp kiến thức,
tích hợp kỹ năng,… cịn tích hợp ngang là tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối
tượng học tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau xung quanh cùng
một chủ đề.
Trong thực tế đào tạo nghề, giáo viên (GV) đang thử nghiệm theo những cách
hiểu riêng với những mức độ cụ thể khác nhau về tích hợp như là sự liên hệ, sự phối
hợp, sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. “Tích hợp đào tạo là sự kết hợp một cách
12


hữu cơ, có hệ thống các kiến thức lý thuyết cần thiết liên quan (môn chung, cơ sở
ngành, lý thuyết chuyên môn) và kỹ năng thực hành nghề tương ứng thành một nội
dung kỹ năng nhất định, nhằm đem đến cho người học các năng lực thực hiện (NLTH)
công việc, nhiệm vụ cụ thể”[4] Mọi cách hiểu đều hướng đến mục tiêu dạy học với
bốn trụ cột lớn của giáo dục hiện đại “Học để hiểu biết và sáng tạo, học để làm, học
để chung sống và học để làm người” [2].
Như vậy, trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết các các đối

tượng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống
nhất, hài hòa, trọn vẹn của hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhất.
Ví dụ, trong dạy nghề Tiện, mục tiêu của mỗi môđun là năng lực mà người học
đạt được sau quá trình học tập. Bởi thế, để hình thành cho người học một kỹ năng GV
phải dạy cho họ biết cách kết hợp và huy động hợp lý các nguồn nợi lực và ngoại lực
(tất cả những gì có thể huy động được nằm ngoài cá nhân). Sự trọn vẹn ấy được quyết
định bởi sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức – kỹ năng – thái độ ở người học.
1.1.2. Dạy học tích hợp
“Trong quá trình phát triển mợt xã hội công nghiệp, yêu cầu về KH&CN đối
với đào tạo nhân lực ngày càng cao và càng đa dạng tương ứng với giai đoạn cơng
nghiệp hóa” [5].
Để người học có thể nhanh chóng hịa nhập thực tế sản xuất, có năng lực đáp
ứng với các tiêu chuẩn của doanh nghiệp, rút ngắn thời gian đào tạo … đa phần các hệ
thống đào tạo nhân lực trên thế giới hiện nay đều chuyển sang tiếp cận theo NLTH hay
còn gọi là phương pháp dạy học tích hợp.
Dạy học tích hợp có phải đơn thuần chỉ là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực
hành tại cùng một địa điểm, thời gian hay khơng?. Chính do quan niệm dạy học là sự
kết hợp giữa lý thuyết và thực hành gây khó khăn cho người GV khi biên soạn giáo án
khi phân chia thời gian cho dạy lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, tổ chức bài
dạy tích hợp sao cho đúng thời gian,…khi việc thực hiện tại cùng một địa điểm và rất
dễ tốn thời gian chuyển tiếp lý thuyết, thực hành.
Mục đích của dạy học tích hợp là hình thành và phát triển năng lực của người
học, các thành phần tham gia tích hợp là loại tri thức hoặc các thành tố của quá trình
dạy học. Khi đó, dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên kết tri thức các mơn học,
đó là cơ hợi phát triển các năng lực của sinh viên (SV). Khi xây dựng các tình huống
13


vận dụng kiến thức, SV sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo.
Các tình huống được lựa chọn trong bài giảng giúp hình thành năng lực rõ ràng cho

người học, có chủ đích trước của GV, các tình huống xuất phát từ yêu cầu thực tiễn
của nghề. Vì vậy, hiện nay các chương trình đào tạo đều được xây dựng trên cơ sở tổ
hợp các năng lực cần có của người lao đợng trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh, môn
học được sắp xếp thành các mơđun, quan điểm dạy học tích hợp được hiểu như sau:
Theo PGS. Trần Khánh Đức “Dạy học tích hợp được hiểu là hình thức dạy học
kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành, qua đó người học hình thành mợt năng
lực nào đó (kỹ năng hành nghề) nhằm đáp ứng được mục tiêu của môn học/mô đun.
Để hình thành cho người học mợt kỹ năng cần phải dạy cho họ biết cách kết hợp và
huy động các nguồn nội lực (kiến thức, khả năng thực hiện, thái đợ) và ngoại lực (tất
cả những gì có thể huy động được nằm ngoài cá nhân)” [2].
Tuy nhiên, đặc trưng của bài dạy học tích hợp là “Các đơn vị kiến thức, kỹ
năng, thái độ không tách rời nhau mà tích hợp lại thành các mơđun năng lực thực
hiện” [2]. Vì thế, dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà ở đó các nợi dung, hoạt
đợng dạy kiến thức, kỹ năng, thái đợ được tích hợp với nhau trong cùng một nội dung
và hoạt động dạy học để hình thành và phát triển năng lực thực hiện hoạt đợng nghề
nghiệp cho người học.
Ngoài ra dạy học tích hợp còn được thể hiện ở các bài học lý thuyết trong đó có
tổ hợp nhiều loại tri thức khác nhau hoặc nhiều loại kỹ năng khác nhau… để tạo ra
những nhận thức mới, khả năng rợng mở hơn, hình thành các mối liên kết hữu cơ giữa
các loại tri thức hoặc kỹ năng khác nhau.
1.2. Tiếp cận đào tạo theo năng lực thực hiện (NLTH)
1.2.1. Khái niệm và cấu trúc của năng lực
a, Khái niệm năng lực
“1/ Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện mợt hoạt
đợng nào đó. 2/ Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành
mợt hoạt đợng nào đó với chất lượng cao” [9].
“Khả năng được hình thành và phát triển, cho phép con người đạt được thành
công trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp. Năng lực được thể hiện
vào khả năng thi hành một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ [6].


14


Có thể nói: “Năng lực là khả năng tiếp nhận và vận dụng tổng hợp, có hiệu
quả mọi tiềm năng của con người (tri thức, kỹ năng, thái độ, thể lực, niềm tin,…) để
thực hiện có chất lượng và hiệu quả cơng việc hoặc đối phó với một tình huống, trạng
thái nào đó trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp trong các điều kiện cụ thể và
theo các chuẩn mực nhất định” [4].
b, Cấu trúc năng lực
Năng lực chung (General Competency):
Là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi ..làm nền tảng cho mọi hoạt
động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp như năng lực nhận thức,
năng lực trí tuệ, năng lực về ngơn ngữ và tính toán; năng lực giao tiếp, năng lực vận
đợng…..Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền
của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong c̣c sống
Năng lực chuyên biệt
Là những năng lực riêng được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực
chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt đợng, cơng việc
hoặc tình huống, mơi trường đặc thù. Ví dụ như năng lực nhận dạng nhanh được hình
thành trên cơ sở các năng lực chung về thị giác, phán đoán, so sánh… và các phẩm
chất, năng khiếu chuyên biệt. Trong dạy học năng lực là tổ hợp

Hình 1: Các thành tố cấu thành năng lực thực hiện
Trong đào tạo nghề người ta quan tâm đến năng lực thực hiện hoạt động chuyên
môn (Professional Action Competency). Năng lực này được coi là tích hợp của bốn
loại năng lực sau: năng lực cá nhân (Individual competency) – năng lực chuyên
môn/kỹ thuật (Professional/Technical competency) – năng lực phương pháp luận
(Methodical competency) và năng lực xã hội (Social competency).
1.2.2. Đào tạo theo năng lực thực hiện
Theo Nghị quyết số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 về mục tiêu

dạy nghề như sau: “Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản
15


xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình đợ đào tạo, có đạo đức,
lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo
điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc
làm hoặc học lên trình đợ cao hơn, đáp ứng u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”. Theo đó, để đạt được mục tiêu dạy nghề, ta cần áp dụng lối
tiếp cận dạy học hiệu quả, loại bỏ lối tiếp cận truyền thống khơng phù hợp.
Trong lĩnh vực đào tạo hiện nay có hai lối tiếp cận dạy học, đó là tiếp cận
truyền thống và tiếp cận NLTH. Tiếp cận truyền thống tỏ ra khơng mấy thích hợp với
nhu cầu lao đợng của thế giới cũng như người lao động hiện nay do còn tồn tại những
nhược điểm sau:
- Quá nặng về phân tích lý thuyết, khơng định hướng thực tiễn và hành động
- Thiếu và yếu trong phát triển kỹ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân, kỹ
năng mềm khác ngoài kỹ năng thao tác nghề (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, …)
- Lý thuyết và thực hành tách rời nhau ít có mối quan hệ
- Khơng giúp người học làm việc tốt trong các nhóm.
- Nợi dung trùng lặp, học có tính dự trữ
- Khơng phù hợp với xu thế học tập suốt đời…
Một trong những nhược điểm của tiếp cận truyền thống là hệ thống đào tạo tốn
thời gian, chi phí, năng lực nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp thấp, không
phù hợp với nhu cầu xã hội và mất nhiều công sức để đào tạo lại.
Đào tạo theo NLTH (Competency Based Training) là phương thức đào tạo dựa chủ
yếu vào những tiêu chuẩn quy định cho một ngành, nghề chứ không dựa vào thời gian
như trong đào tạo truyền thống.
Với lối tiếp cận theo NLTH, nội dung đào tạo là năng lực giải quyết các nhiệm
vụ sản xuất tại mợt vị trí làm việc trong doanh nghiệp/công ty. Đơn vị của NLTH là
các thành tố năng lực, các thành tố này xác định bởi công việc (task) mà người lao

động phải thực hiện. Để thực hiện một công việc, người lao động cần phải có:
- Khả năng sử dụng các cơng cụ lao động và tư liệu sản xuất để làm ra sản
phẩm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật qui định (Skill)_ sự thực hiện
- Biết tại sao phải làm như thế, tại sao làm khác sẽ hư hỏng (Knowledeg) _ kiến
thức

16


- Làm việc với ý thức, tinh thần trách nhiệm trong sự liên đới xã hội (Attitude)_
thái độ.
NLTH được coi như là sự tích hợp của kiến thức – kỹ năng – thái độ làm thành
khả năng thực hiện một công việc sản xuất và được thể hiện trong thực tiễn sản xuất.
Không chỉ là kỹ năng tâm vận động hay là kỹ năng lao động tay chân, những kỹ năng
trí tuệ cũng là thành phần kỹ năng tạo nên NLTH.
Đặc điểm cơ bản nhất của đào tạo theo NLTH là định hướng và chú trọng vào kết
quả đầu ra của quá trình đào tạo, nghĩa là: Từng người học có thể làm được cái gì trong
mợt tình huống lao động nhất định theo tiêu chuẩn đề ra. Trong đào tạo theo NLTH,
người có NLTH là người:
- Có khả năng làm được cái gì đó (liên quan đến nợi dung chương trình đào tạo)
- Có thể làm được những cái đó tốt như mong đợi. Mỗi người học làm được
thơng thạo cái gì đó sau mợt thời gian học tập dài, ngắn khác nhau tùy thuộc chủ yếu
vào khả năng, nhịp đợ học của người đó. Người học thực sự được coi là trung tâm và có
cơ hợi phát huy tính tích cực, chủ đợng của mình, người học được phép tích lũy tín chỉ
về những gì đã học trước đó, có khả năng thực hiện chúng theo tiêu chuẩn quy định.
Chương trình được xây dựng dựa trên kết quả phân tích nghề để xác định NLTH
cần thiết đối với từng cấp đợ nghề. Việc phân tích nghề nhằm xác định mơ hình hoạt
đợng của người lao đợng, bao gồm những nhiệm vụ, công việc người lao động phải thực
hiện, được trình bày dưới dạng các cơng việc thực hành nghề thực tế phải làm hoặc dưới
dạng các hành vi về mặt kiến thức, thái độ liên quan đến nghề nghiệp. Mỗi nghề gồm

nhiều lĩnh vực, hay nhiệm vụ nghề. Nội dung đào tạo được xây dựng thành các môđun
đào tạo tương ứng với các nhiệm vụ nghề. Môđun đào tạo gồm nhiều đơn nguyên học
tập/bài. Mỗi đơn nguyên là mợt tình huống giải quyết mợt cơng việc hay kỹ năng nghề.
Theo luật dạy nghề số 76/2006/QH11 29/11/2006 quy định:
“Môđun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng
thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học nghề
có năng lực thực hành trọn vẹn mợt cơng việc của một nghề.
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quy định về mức độ thực hiện và yêu cầu kiến thức,
kỹ năng, thái đợ cần có để thực hiện các cơng việc của một nghề”

17


Bảng 1: Sự khác biệt giữa đào tạo truyền thống và đào tạo theo NLTH
Đặc trưng

Đào tạo theo truyền

Đào tạo theo NLTH

thống
Học cái gì?

- Học các kiến thức lý - Học các kiến thức, kỹ năng, then
thuyết có sẵn trong tài liệu chốt để hoàn thành công việc theo
học tập và thực hành các các kết quả riêng biệt.
kỹ năng quy định sẵn.
- Được xác định chính xác, rõ ràng
- Không biết trước mục trước khi học.
tiêu cần học.


Cách học

- Hoạt động học chủ yếu - Tổ chức hoạt động học hướng vào
dưới sự hướng dẫn của người học, tài liệu, phương tiện học
tập giúp người học hoàn thành công
việc.

GV.

- Người học ít có cơ hợi - Người học có thể dừng lại, đi chậm,
kiểm tra quá trình học của đi nhanh tùy năng lực cá nhân.
mình.
- Có thơng tin phản hồi đều đặn trong
- Khơng có thơng tin phản quá trình học.
hồi đều đặn trong quá trình
học.
Thời gian người

- Phụ thuộc vào các SV - Cung cấp đủ thời gian cho phép để

học chuyển sang

khác trong nhóm.

người học hoàn thành công việc.

nội dung khác
Ở nước ta, Tổng cục Dạy Nghề đã cung cấp hơn 100 chương trình đào tạo nghề
trình đợ trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Đi kèm theo với chương trình chi tiết là các

sơ đồ Dacum và bảng phân tích cơng việc (Task Analysis).. Sơ đồ Dacum được trình
bày trên cơ sở phân tích nghề với cấu trúc thể hiện nội dung các nhiệm vụ lao động,
các công việc của mỗi nhiệm vụ cho một nghề tương ứng với bậc đào tạo xác định.
Hình thức của sơ đồ Dacum như sau:

18


Hình 2: Dạng của sơ đồ DACUM
Cùng với sơ đồ Dacum là bảng phân tích cơng việc. Nợi dung của bảng này thể
hiện các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để thực hiện được công việc đã nêu trong
sơ đồ Dacum cũng như điều kiện và tiêu chuẩn thực hiện của từng cơng việc ấy.

Hình 3: Cấu trúc bảng phân tích cơng việc
1.3. Bài dạy học tích hợp
1.3.1. Định nghĩa
Trong dạy học, hoạt động dạy và học là hai hoạt đợng cơ bản nhất. Khơng có
hoạt đợng học thì khơng có hoạt đợng dạy. Bởi vậy, khi đề cập đến dạy học tích hợp
thì điều đầu tiên cần nói đến là bài dạy học tích hợp.
Theo các nhà sư phạm, bài dạy học được coi là đơn vị dạy học nhỏ nhất để đảm
nhiệm một nội dung dạy học có giá trị tương đối đợc lập, trọn vẹn. Với tiếp cận
NLTH, bài học là đơn vị dạy học nhỏ nhất để hình thành cho người học khả năng giải
quyết một công việc hoặc phần công việc (“sub task”, chứ không phải là “tiểu kỹ
năng”) chuyên môn.
Hai điều cơ bản làm nền tảng cho việc định nghĩa bài dạy học tích hợp. Thứ
nhất, dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà ở đó các nợi dung, hoạt động dạy kiến
19


thức, kỹ năng, thái đợ được tích hợp với nhau trong cùng một nội dung và hoạt động

dạy học để hình thành và phát triển NLTH hoạt đợng nghề nghiệp cho người học.
Thứ hai, sự tích hợp diễn ra trên nền tảng một công việc (task) chuyên môn cụ
thể, mà để thực hiện được, thì cần đến những kiến thức, kỹ năng, thái độ, công cụ sẽ
được nêu ra và thực hiện trong bài học.
Như thế, bài dạy học tích hợp được hiểu là đơn vị học tập nhỏ nhất có khả năng
hình thành ở người học cả kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để giải quyết một cơng
việc hoặc phần cơng việc chun mơn cụ thể, góp phần hình thành NLTH hoạt đợng
nghề nghiệp của họ.
Khi thiết kế bài dạy học tích hợp kèm theo các hoạt động tổ chức, hỗ trợ, điều
khiển của người dạy, chúng ta có được bài dạy tích hợp.
1.3.2. Đặc trưng của bài dạy học tích hợp
- Mục tiêu của dạy học tích hợp khơng phải là hình thành ở người học các đơn vị
kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp mợt cách riêng lẻ mà là NLTH cơng việc. Đó là
khả năng thực hiện công việc hoặc phần công việc chuyên môn mới, kiến thức mới được
tiếp thu, kỹ năng mới được hình thành (kỹ năng trí ṭ hoặc kỹ năng lao đợng chân tay).
- Trong dạy học tích hợp, các đơn vị kiến thức, kỹ năng, thái độ không tách rời
nhau mà tích hợp lại thành các mơđun NLTH. Các môđun NLTH cần giúp cho việc
luyện tập hoàn thiện các hoạt đợng nghề cho mỗi nghề. Vì thế các loại bảng phân tích
hoạt đợng nghề trong đó xác định các kiến thức, kỹ năng, thái độ và các tài liệu có tác
dụng định hướng quan trọng trong việc xây dựng các mục tiêu học tập.
- Trong dạy học tích hợp, kiến thức lý thuyết được học ở mức độ cần thiết đủ để
hỗ trợ cho việc hình thành và phát triển các NLTH. Lý thuyết và thực hành được dạy
tích hợp với nhau mợt cách linh hoạt. Tuy nhiên, sự kết hợp không phải là dạy hết lý
thuyết rồi đến thực hành trong cùng một bài, mà là sự biến hóa, kết hợp kiến thức, kỹ
năng, thái đợ trong mợt cơng việc cụ thể dựa trên hình thức học lý thuyết kết hợp thực
hành. Nghĩa là cách thức phổ biến trong dạy học là dạy học dựa trên công việc và tại
nơi làm việc theo chức năng của từng vị trí việc làm.
- Phương pháp tổng hợp của việc học là một bộ phận quan trọng trong việc thực
hiện các mơđun. Khi đó, nợi dung của mơđun khơng bị tách rời khi truyền đạt cho SV
theo trình tự cho trước, vì thế các học liệu phải được soạn thảo và chuẩn bị thích hợp

với các NLTH trong từng mơđun, có sự khác biệt giữa các kỹ năng cụ thể.
20


- Đánh giá người học trong dạy học tích hợp là đánh giá theo tiêu chí và chỉ số
chứ khơng phải so sánh người học với nhau. Tiêu chí sử dụng trong đánh giá là tiêu
chí tối thiểu của ngành công nghiệp đảm bảo cho người học thực hiện các chức năng
an toàn và hiệu quả tại nơi làm việc.
- Về cấu trúc, bài dạy học tích hợp như mợt bài giảng chuyển tiếp của bài dạy lý
thuyết và thực hành, vì thế cấu trúc là sự kết hợp của hai loại bài giảng trên với sự phù
hợp của nội dung và ý đồ giảng dạy.
1.4. Thực trạng dạy - học tích hợp tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện
kim Thái Nguyên.
1.4.1. Giới thiệu về trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên
a, Trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên
- Trụ sở chính: Xã Tích Lương - TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên
- Cơ sở 2:

Phường Trung Thành - TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên..

- Phân hiệu đào tạo Hà tĩnh: Phường Bắc Hồng – Thị Xã Hồng Lĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh.
- Trường được thành lập vào ngày 4/11/1965, ban đầu có tên là Trường Cơng nhân kỹ
tḥt Ba, đến năm 1988 Trường lấy tên là Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim
Thái Nguyên và tên này được dùng cho tới nay. Trường thuộc quản lý của Tổng công
ty Thép Việt Nam.
- Ngày 22/7/2013: Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim Thái Nguyên chuyển
về trực thuộc Bộ Công Thương.
b, Cơ sở vật chất Trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên
Nhà trường có đầy đủ các phịng học lý thuyết, xưởng thực hành, hội trường,
nhà ăn, ký túc xá, nhà đa năng. Tất cả đều được bố trí mợt cách ngăn nắp khoa học và

sạch sẽ.
- Hệ thống điện : Gồm 03 trạm biến áp
+ TBA lò luyện

22/06 KV – 1000 KVA

+ TBA nhà trường

22/0,4 – 320 KVA

+ TBA phân xưởng cán

22/0,4 – 1000 KVA

- Các xưởng thực tập:
+ Xưởng cơ khí :

Hàn, cắt gọt, rèn.

+ Xưởng lụn thép:

Lị lụn 0,6 tấn di chuyến bằng cầu trục.

+ Xưởng động lực:

Nguội, ôtô.
21


+ Xưởng cán thép:


Máy cán thép, 04 giàn cán.

+ Xưởng điện:

Điện dân dụng, tự động hoá, máy điện

c, Đội ngũ GV và các chuyên ngành đào tạo
Những năm đầu trường đào tạo công nhân bậc 1, bậc 2. Hiện nay trường đào
tạo trên 20 ngành nghề, chủ yếu là đào tạo nghề với trên 60% SV, sinh viên làm nghề
thật. Toàn trường có trên 180 cán bợ nhân viên trong đó có 140 GV (90% trình đợ đại
học, 20% thạc sĩ ).
Trường có 3 chương trình đào tạo chính là:
+ Cao đẳng nghề: Đào tạo 3 năm bao gồm các ngành
1. Cắt gọt kim loại

3. Công nghệ ôtô

2. Hàn

4. Điện công nghiệp

5. Công nghệ cán

+ Trung cấp nghề: Đào tạo 1 năm, 2 năm gồm các ngành
1. Cắt gọt KL (tiện-tiện CNC)

8. Hàn

15. Luyện thép


2. Cắt gọt KL (phay-phay CNC)

9. Công nghệ ôtô

16. Luyện Fero

3. Nguội sửa chữa máy công cụ

10. Sửa chữa cơ điện

17. Tuyển khoáng

4. Công nghệ cán, kéo kim loại rèn 11. Tin học

18. Đúc kim loại

5. Vận hành lưới điện hạ thế

12. Điện công nghiệp

19. Điện dân dụng

6. Vận hành thiết bị nâng hạ

13. Rèn

7. Vận hành trạm oxy, trạm bơm

14. Luyện gang


+ Sơ cấp nghề: 1  12 tháng gồm tất cả các ngành nghề trên
1.4.2. Vị trí của nghề Tiện trong gia cơng cắt gọt kim loại
Để có mợt chi tiết với hình dáng, kích thước và chất lượng bề mặt theo u cầu
thì phải thực hiện quá trình gia cơng cơ trên các máy công cụ để hớt đi một lượng kim
loại nhất định. Có rất nhiều phương pháp khác nhau để chế tạo các chi tiết máy, tuy
nhiên những phương pháp gia công cắt gọt vẫn được sử dụng nhiều hơn cả. Gia cơng
bằng cắt gọt là quá trình hình thành các bề mặt bằng việc hớt đi các lớp kim loại nhất
định. Các phương pháp gia cơng cắt gọt đó là: Tiện, khoan, phay, bào, mài,… Một số
sản phẩm đặc trưng được chế tạo sử dụng phương pháp cắt gọt kim loại như: Trục,
bánh răng, puly,….
Trong các phương pháp gia công cắt gọt kim loại thì tiện được sử dụng rất
nhiều để gia công các chi tiết đặc biệt là các chi tiết dạng tròn xoay từ đơn giản đến
phức tạp. Phương pháp gia công trên máy tiện được gọi là phương pháp tiện hay
22


nguyên công tiện. Lựa chọn phương pháp này do, tiện là phương pháp đơn giản dựa
trên hai chuyển đợng chính là chuyển đợng quay trịn của phơi và chuyển đợng tịnh
tiến của dao. Bằng phương pháp Tiện có thể gia cơng được mặt trụ, mặt cơn, mép vát,
mặt định hình, mặt phẳng, ren, góc lượn,…tùy vào tay nghề người thợ cũng như các
dụng cụ, thiết bị phù hợp. Tiện là nguyên công thông dụng nhất được thực hiện trong
các phân xưởng cơ khí của các nhà máy, xí nghiệp.
Bất kì người thợ tiện nào, từ thợ tiện tay nghề cao đến những người mới vào
nghề đều phải rèn luyện cho mình những thao tác cơ bản nhất của nghề, những thao
tác tiện cơ bản. Tiện cơ bản bao gồm những kiến thức cơ sở (cấu tạo cũng như nguyên
lý hoạt động của máy tiện, cách sử dụng, bảo dưỡng máy, công dụng của các loại dao,
mâm cặp…), và các thao tác cơ bản, sơ khai nhất (thao tác điều chỉnh máy, gá phôi, gá
dao, mài dao, tiện các chi tiết đơn giản như tiện mặt đầu, khoan tâm, tiện trụ trơn, tiện
trục bậc,…). Các thao tác của tiện cơ bản phải được tập luyện đầu tiên trong nghề,

được rèn luyện, sử dụng thường xuyên trong quá trình hành nghề.
Trong cơ khí cắt gọt kim loại, tiện cơ bản là bước đầu tiên trong quá trình gia
cơng sử dụng phương pháp tiện, các sản phẩm đều phải thực hiện qua bước này, các
công việc trong tiện cơ bản như gá lắp phôi, dao, tiện mặt đầu, khoan lỗ tâm, tiện trụ
trơn, … là những bước bắt buộc để tạo ra bất kì mợt sản phẩm cơ khí nào, vì thế nó
ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng chi tiết gia công.
1.4.3. Thực trạng dạy - học tích hợp Mơđun “Tiện cơ bản” tại Trường Cao đẳng
nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên.
Tiện cơ bản bao gồm các kiến thức cơ sở và các thao tác đầu tiên của một SV
nghề tiện – thợ tiện tương lai. Chính vì thế nó rất quan trọng trong gia cơng cơ khí cắt
gọt kim loại cũng như đối với SV Cao đẳng nghề nói chung và sinh viên Trường Cao
đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Ngun nói riêng.
Tiện là ngun cơng thơng dụng nhất được thực hiện trong các phân xưởng cơ
khí của các nhà máy, xí nghiệp và thợ tiện có số lượng lớn nhất trong các nhóm thợ cơ
khí cắt gọt. Chính vì vậy việc đào tạo thợ tiện ln luôn là một vấn đề cần được quan
tâm đặc biệt. Để đào tạo tốt nghề tiện phải có những điều kiện như cơ sở vật chất (nhà
xưởng, máy móc, vật tư,…), đợi ngũ giảng viên có trình đợ cao, tài liệu giảng dạy và
học tập đầy đủ, phương pháp giảng dạy và học tập tiên tiến,…

23


Đối với Trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên tiền thân là
Trường Công nhân Kỹ thuật 3, trường đào tạo công nhân bậc 1, bậc 2. Từ lâu, Trường
có nhiệm vụ đào tạo trình đợ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, công nhân kỹ thuật lành
nghề bậc 3/7, bậc 4/7 các nghề Cơ, Điện và Luyện kim, đồng thời đào tạo công nhân
kỹ thuật tay nghề chất lượng cao phục vụ nguồn lao động cho Tổng công ty Thép Việt
Nam. Với bề dày kinh nghiệm trong công tác đào tạo nghề, đội ngũ GV lâu năm với
tay nghề thực hành tốt, nhà trường có nhiều lợi thế trong việc đào tạo nghề, đặc biệt là
nghề tiện, chính vì vậy mà trường ln coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy và học

từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, GV,…phù hợp với điều kiện nhà
trường và nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói chung, nghề tiện nói riêng.
Để phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, từ năm 2011, Trường Cao đẳng
nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên đã thực hiện việc thay đổi toàn diện công tác
đào tạo, xác định quan điểm mới trong đào tạo nghề tiện, đó là tạo ra những thợ tiện có
thể làm việc ngay sau khi ra trường mà thời gian đào tạo ngắn nhất. Nhà trường đã
chuyển sang dạy học tích hợp, hình thức đào tạo kết hợp giữa dạy và học lý thuyết kết
hợp thực hành thay vì đào tạo riêng lý thuyết và thực hành tách rời như trước.
Để thực hiện việc thay đổi quan điểm dạy học, từ dạy học truyền thống chuyển
sang dạy học tích hợp kéo theo nhiều thay đổi trong cơng tác đào, chương trình đào tạo
- Về sơ sở vật chất: Các phòng học được kết cấu lại và được đặt ngay tại xưởng
thực hành, các thiết bị dạy học vẫn được trang bị đầy đủ như phòng học lý thuyết,
trang bị thêm nhiều máy móc và sắp xếp thành hàng hai bên lớp học lý thuyết thuận lợi
cho việc dạy học tích hợp.
- Về đợi ngũ GV: Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các GV, nhằm bổ sung và
nâng cao chất lượng, tập huấn và bổ sung kiến thức với các GV chỉ dạy thực hành và
rèn luyện các thao tác cho các GV giảng dạy lý thuyết.
- Về chương trình đào tạo: Cấu trúc lại chương trình theo hướng tiếp cận mục
tiêu thay cho tiếp cận nội dung. Sử dụng cấu trúc môđun thay cho cấu trúc mơn bài,
trong đó mỗi mơđun là mợt NLTH mà người học cần đạt được.
Đào tạo theo hướng tích hợp tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim
Thái Nguyên dần hoàn thiện, theo đúng quan điểm dạy học dựa trên công việc và tại
nơi làm việc theo chức năng của từng vị trí việc làm giúp hỗ trợ cho việc hình thành và
phát triển các NLTH của người học.
24


Tuy nhiên bài giảng tích hợp của trường cịn mợt số vấn đề sau:
- Về nội dung: Lý thuyết được đưa vào giảng dạy khơng tràn lan nhưng chưa có
sự logic, rõ ràng, linh hoạt.

- Về mục tiêu: Hình thành cho người học những kiến thức và kỹ năng thao tác
để hoàn thành một công việc là cả bài học với nhiều kiến thức và thao tác cộng gộp.
- Về phương pháp kiểm tra đánh giá: Đánh giá thông qua sản phẩm sau khi kết
thúc bài, nghĩa là sau khi đã học xong lý thuyết và thực hành thành thạo.
- Cách thức tổ chức bài dạy: Thực hiện theo trình tự được vạch sẵn: giới thiệu
bài, đưa ra mục tiêu bài học, giảng lý thuyết có liên quan (bao gồm yêu cầu kỹ thuật,
các bước thực hiện, sai hỏng,…) cho toàn bài, sau đó GV làm mẫu, SV làm thử rồi
thực hành những thao tác trong bài theo phiếu hướng dẫn thực hành đã chuẩn bị sẵn,
luyện tập thường xuyên kéo dài, cuối cùng GV đánh giá thông qua sản phẩm của SV
và rút ra kinh nghiệm, tốn thời gian ổn định lớp, gây phân tán tư tưởng khi học.
- Về tài liệu học tập: Nội dung kiến thức và bài tập thực hành được biên soạn
chưa có sự hợp lý trong phân tích nợi dung cần có, chưa tách được nội dung kiến thức
cần thiết cho hoạt động thực hành. Kiến thức lý thuyết và kiến thức bổ sung, hỗ trợ
cho hoạt động thực hành chưa được phân chia rõ.
- Quy trình thiết kế bài giảng của GV Trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện
kim Thái Nguyên chưa chú ý đến bảng phân tích cơng việc cho từng bài dẫn đến bài
giảng chưa xác định được rõ ràng các kỹ năng, kiến thức, thái độ và những yếu tố cần
thiết khác cho từng công việc một cách cụ thể, các hoạt động của GV và SV được thiết
kế khơng phù hợp, làm giảm hiệu quả bài giảng.
Nhìn chung, Trường Cao đẳng nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên thiết kế
bài giảng tích hợp theo cách kết hợp giữa lý thuyết và thực hành một cách đơn thuần,
học hết phần lý thuyết rồi chuyển sang thực hành tại một thời gian và địa điểm theo
thời gian đã chia lần lượt xuyên suốt cả bài lớn. Do đó người học khơng thể hình thành
NLTH bằng cách phát huy cả 3 yếu tố (kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà 3 yếu tố này bị
chia lẻ và lẫn trong kiến thức lý thuyết và thao tác thực hành. Mặt khác, thời gian học
hết lý thuyết mới sang thực hành làm SV không tập trung và quên kiến thức lý thuyết
nên khó khăn cho thực hành, việc thiết kế bài giảng gặp khó khăn trong khâu phân
chia thời gian cho lý thuyết, thực hành trong một môđun tại một địa điểm, thường
phân chia cả bài học thành một bài giảng lý thuyết cộng thực hành rồi phân chia thời
25



×