Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU MÁY HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.7 KB, 3 trang )

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
MÁY HÀ NỘI
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA CÔNG TY:
Thực hiện chủ trương đa dạng hoá phương thức, nội dung hoạt động kinh doanh là một Công ty kinh doanh
xuất nhập khẩu để có thể tồn tại và đi lên Công ty đã áp dụng nhiều hình thức kinh doanh khác nhau: xuất khẩu trực
tiếp và nhận uỷ thác xuất khẩu:
- Nhận uỷ thác xuất khẩu:
Là một đơn vị được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với lợi thế của mình Công ty đã mạnh dạn thực
hiện các hợp đồng uỷ thác xuất khẩu cho các cá nhân và đơn vị có nhu cầu nhưng không được phép xuất khẩu trực
tiếp. Phương thức này có các trường hợp như sau:
+ Trường hợp người uỷ thác đã tìm được bạn hàng ở nước ngoài và đã thoả thuận các điều khoản với các bạn
hàng ở nước ngoài Công ty chỉ đảm nhận các công việc người uỷ thác là thực hiện hoàn tất các thủ tục cần thiết cho
việc xuất khẩu hàng qua biên giới như lo giấy phép xuất khẩu, tờ khai hải quan.
Sau khi hoàn tất thủ tục, cán bộ nghiệp vụ đảm nhiệm ở bộ phận xuất khẩu uỷ thác này sẽ giao toàn bộ các
chứng từ, giấy phép xuất khẩu hợp lệ cho người uỷ thác. Về phía người uỷ thác lúc này đã thoả thuận giá cả với
người mua, mọi chi phí phát sinh này đều do người uỷ thác chịu trách nhiệm.
Khi công việc hoàn thành công ty sẽ thu một khoản tiền công gọi là phí uỷ thác mà hai bên đã thoả thuận chi
trả cho nhau trước khi ký hợp đồng.
+ Trường hợp uỷ thác mua hàng rồi giao hàng đó cho Công ty tiêu thụ, trường hợp này Công ty phải làm một
hợp đồng uỷ thác xuất khẩu với người người uỷ thác và trong hợp đồng đó phải có những điều khoản do hai bên
thoả thuận và phải thực hiện đúng.
- Xuất khẩu trực tiếp:
Công ty đứng ra trực tiếp thực hiện tất cả các khâu của quá trình buôn bán với ngước ngoài như: nghiên cứu
thị trường, tìm kiếm bạn hàng cho xuất khẩu, thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, ký kết và thực hiện hợp đồng
xuất khẩu. Hoạt động thu mua nguồn hàng của công ty được thực hiện như sau:
+ Thu mua tạo nguồn hàng thông qua các đại lý kinh tiêu: Là người đại lý hoạt động với danh nghĩa và chi
phí của mình, thù lao của người này là khoản tiền chênh lệch giữa giá bán và giá mua vào. Với hình thức này công
ty định khoản giá cụ thể cho từng mặt hàng, các đại lý kinh tiêu căn cứ vào đó để thu mua và bán lại hàng cho công
ty. Hình thức này có nhược điểm: không nắm bắt sát giá thị trường bên ngoài. Với hình thức này nếu có một đơn vị


cá nhân kinh doanh khác có mức giá mua cao hơn thì các đại lý sẽ bán cho họ để kiếm khoản chênh lệch cao hơn
như vậy công ty sẽ mất nguồn hàng. Ưu điểm: Công ty sẽ giải quyết được khó khăn về vốn và từ đó quay vòng vốn
nhanh hơn. Nếu có một đại lý rộng khắp và định giá hợp lý, công ty có thể huy động được nguồn hàng lớn và nhanh
nhất.
+ Thu mua tạo nguồn hàng qua các đại lý hoa hồng: công việc thu mua hàng được giao cho các đại lý với chi
phí do Công ty bỏ ra, các đại lý sẽ thu mua các mặt hàng trên thị trường theo yêu cầu của công ty về chất lượng,
chủng loại, số lượng và họ sẽ được trả khoản tiên hoa hồng, hình thức này công ty giao cho các cán bộ nghiệp vụ
của công ty thực hiện. Hình thức này có nhược điểm: công ty phải huy động vốn kinh doanh của mình vào việc thu
mua tạo nguồn hàng. Ưu điểm: Công ty sẽ mua được hàng với giá sát nhất với giá thị trường, giảm chi phí áp dụng
thu mua với các mặt hàng nông sản.
1.2. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY:
Vốn điều lệ của Công ty được đóng góp bằng đồng Việt nam, ngoại tệ hoặc
bằng hiện vật do các cổ đông đóng góp. Được hạch toán, theo dõi theo một đơn vị
thống nhất là đồng tiền Việt nam. Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm thành lập
được xác định là 6.500.000.000 đồng. Trong đó: Vốn thuộc sở hữu nhà nước chiếm
15% vốn điều lệ là: 975.000.000 đồng. Vốn thuộc sở hữu các cổ đông là pháp nhân
và cá nhân là 85% vốn điều lệ là: 5.525.000.000 đồng.
Vốn điều lệ khi thành lập được chia thành 65.000 cổ phần. Giá trị mỗi cổ
phần là 100.000 đồng. Cổ phần được phát hành dưới dạng cổ phiếu. Vốn điều lệ có
thể được điều chỉnh (tăng hay giảm) theo nhu cầu của sản xuất kinh doanh và tình
hình tài chính của Công ty cổ phần. Việc điều chỉnh vốn điều lệ phải do Đại hội cổ
đông quyết định trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị và được thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật.
Công ty đang trong quá trình cổ phần hoá từ doanh nghiệp Nhà nước sang
Công ty cổ phần nên hoạt động kinh doanh gặp khó khăn do chưa có quy chế rõ
ràng qui định về kinh doanh cũng như về việc chuyển giao từ Công ty Nhà nước
sang Công ty cổ phần, thêm vào đó là chi phí cho hoạt động cổ phần hoá nên lợi
nhuận của Công ty giảm mạnh. Năm 2005, hoạt động kinh doanh của Công ty đã
dần trở lại bình thường và bắt đầu phát triển.
Do là Công ty mới được cổ phần hoá nên hoạt động của Công ty Cổ phần

Xuất nhập khẩu Máy Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì và phát triển các mỗi quan hệ sẵn
có với khách hàng trong và ngoài nước, tập trung phát triển vào một số mặt hàng
cũ trước đây của Công ty nhà nước như: các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, các
mặt hàng thiết bị y tế công nghệ cao (máy cộng hưởng từ, CT scaner, máy siêu âm
4 chiều…), các nghành sản xuất thép, hoá chất, phân bón ngành nhựa . . .

×