Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Đánh giá tác động của các mô hình nuôi tôm biển đến môi trường kinh tế và xã hội huyện duyên hải tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Năm học 2003-2005

TRẦN THỊ HỒNG NGỌC

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC MƠ HÌNH NI TƠM
BIỂN ĐẾN MƠI TRƯỜNG, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI HUYỆN
DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH

ASSESSING IMPACTS OF PENAEID SHRIMP FARMING
ON ENVIRONMENT, ECONOMY AND SOCIETY IN
DUYEN HAI DISTRICT, TRAVINH PROVINCE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Cần Thơ 07/2005


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, do sức hấp dẫn từ hiệu quả kinh tế của việc nuôi
tôm so với canh tác các loại cây trồng khác, nên đất mặn và đất phèn nhiễm mặn
đang đƣợc đƣa vào sử dụng cho mục đích ni tơm với diện tích ngày càng tăng ở
tỉnh Trà Vinh. Việc phá rừng nuôi tôm ven biển ồ ạt, không định hƣớng suốt thập
kỷ qua, đã tàn phá rừng ngập mặn với một diện tích lớn. Nó đã tác động đến mơi
trƣờng và các vấn đề có liên quan tới kinh tế xã hội của ngƣời dân.
Kỹ thuật và cách quản lý ao ni đa dạng, nhiều mơ hình ni tơm đang


đƣợc áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, mức độ thành công ở những mơ hình cịn rất hạn
chế do: Điều kiện mơi trƣờng, thời tiết, khí hậu vẫn cịn diễn biến phức tạp, giá cả
đầu ra của sản phẩm chƣa ổn định, cơ sở hạ tầng đầu tƣ còn chậm chƣa đáp ứng yêu
cầu kế hoạch đề ra, một bộ phận lớn hộ dân trình độ tay nghề ni cịn hạn chế
trong việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, nguồn giống kém chất lƣợng. Nhiều nơi
sử dụng diện tích bãi triều rừng ngập mặn, cửa sông chƣa hợp lý, chƣa thống nhất
quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết cho từng tiểu vùng, có nơi sử dụng diện tích
mặt nƣớc q mức làm tác động tiêu cực đến môi trƣờng sinh thái, ô nhiễm nguồn
nƣớc phát sinh dịch bệnh, ký sinh trùng lan tràn, gây nguy hại đến các loài hoang dã
cũng nhƣ chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời.
Với yêu cầu hiện nay trong chiến lƣợc phát triển ngành thủy sản bền vững,
vừa nâng cao đời sống của mọi tầng lớp nhân dân trong những năm tới, vừa đảm
bảo đƣợc tính ổn định lâu bền, với những rủi ro thấp nhất. Đáp ứng yêu cầu cấp
bách này, đề tài " Đánh giá tác động của các mơ hình ni tơm biển đến môi trƣờng,
kinh tế và xã hội huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh" là rất cần thiết.

1


1.2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu tổng quát của đề tài
Tìm hiểu những yếu tố bên trong nhƣ lao động, vốn, trình độ tiếp thu khoa học
kỹ thuật, diện tích đất đai, mối lên kết cộng đồng... của các mơ hình ni tơm biển và các
tác động của các mơ hình đến các yếu tố bên ngoài nhƣ: tài nguyên đất đai, rừng,
biển, chất lƣợng nƣớc mặt và kinh tế-xã hội huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Đồng
thời kiến nghị một số biện pháp phù hợp để giảm nhẹ các tác động xấu đến môi
trƣờng tự nhiên và xã hội tại địa bàn khảo sát nhằm góp phần cho việc ni tơm
biển hiệu quả và bền vững cải thiện đƣợc đời sống của nhân dân và hạn chế các vấn
đề suy thối về mơi trƣờng.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Tìm hiểu hiện trạng nuôi tôm biển và đời sống của ngƣời dân nuôi tôm biển.
- Đánh giá tác động của việc nuôi tôm biển đến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc
ở địa phƣơng nghiên cứu.
- Đánh giá hiệu qủa kinh tế của các mô hình ni tơm biển ở vùng nghiên
cứu.
- Đánh giá tác động của hoạt động nuôi tôm biển đến điều kiện kinh tế-xã hội
của ngƣời dân địa phƣơng.
1.2.3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát hiện trạng các mơ hình ni tơm biển huyện Duyên Hải.
- Phân tích lợi ích chi phí, hiệu quả của các mơ hình.
- Khảo sát đời sống dân sinh của dân (thu nhập, đồng vốn, trình độ, việc làm,
giàu nghèo….)
- Phân tích chất lƣợng mơi trƣờng nƣớc trong, ngoài ao.
- Đề xuất một số biện pháp để giảm nhẹ các tác động xấu đến môi trƣờng và
xã hội.

2


CHƢƠNG 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NI TƠM BIỂN Ở CÁC NƢỚC
TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG
ĐẾN MÔI TRƢỜNG SINH THÁI

Sự mở rộng ồ ạt phong trào nuôi tôm biển trong 20 năm qua ở Đông Nam Á
là một trong những yếu tố kinh tế rất quan trọng ở một số quốc gia. Nó đã đóng góp
một cách có ý nghĩa đến sự cung cấp lƣơng thực trên thế giới, cung cấp khoảng
30% sản phẩm thuỷ sản (Anonymous, 2001). Bởi vì việc đánh bắt tơm tự nhiên làm

giới hạn tính bền vững của chúng, do đó việc ni tơm trong ao, hồ mong để tiếp
tục duy trì nguồn thực phẩm quan trọng. Năm 2001, tổng sản lƣợng tôm trên thế
giới ƣớc tính là 3.300.000 tấn. Trong đó sản lƣợng tôm nuôi là 1.300.000 tấn chiếm
(40%)(FAO, 2001). Nuôi tôm ở Đông Nam Á đƣợc xem là một trong những sinh
kế hấp dẫn nhất ở vùng ven bển. Con số điển hình từ Bộ thuỷ sản Việt Nam năm
2001 chỉ ra rằng sự gia tăng sản lƣợng tôm nuôi ở Việt Nam vào năm 2000, sản
lƣợng đạt 105.000 tấn, đến năm 2001 đạt 155.000 tấn tăng 50% chỉ có một năm
(Chung, 2001).
Các quốc gia chiếm ƣu thế sản phẩm tôm biển ở Đông Nam Á là Thái Lan,
Việt Nam, và Philippines. Ở Thái Lan sản xuất nhiều tôm nuôi hơn những quốc gia
khác trên thế giới. Kể từ năm 1992 đến nay quốc gia này đã sản xuất hằng năm
150.000- 220.000 tấn tơm ni, trong đó 90% đƣợc xuất khẩu. Năm 2000-2001
Thái Lan xuất khẩu tơm ƣớc tính trên 2 tỉ USD tƣơng ứng 3-4% tổng giá trị xuất
khẩu của cả nƣớc (Bangkok.Post,2001a,b,c, 2002; ILN, 2002). Trong suốt thập niên
80 hầu hết các nông trại nuôi tôm ở Thái Lan đƣợc quản lý nhƣ hệ thống thâm canh.
Tuy nhiên, những số liệu gần đây cho thấy rằng hệ thống nuôi bán thâm canh đang
trở nên thƣờng xuyên hơn trong khi sản phẩm của nông trại đƣợc quản lý theo kiểu
thâm canh đang có chiều hƣớng giảm. Có thể là vấn đề dịch bệnh và chất lƣợng
nƣớc liên quan đến mức độ thâm canh của nông trại. Nuôi tôm ở Philippines chiếm
ƣu thế bởi hệ thống bán thâm canh, trong khi ở Indonesia thì chiếm ƣu thế bởi hệ
thống canh tác thâm canh. (Kosenberry,1999).
Trong ao nuôi quản lý theo kiểu thâm canh có sự rủi ro cao về sự lan truyền
dịch bệnh. Các bệnh về virus nhƣ hội chứng đốm trắng hoặc thân đỏ, bệnh đầu
vàng, bệnh về đƣờng máu và nhiễm khuẩn dƣới da… Kết quả làm giảm đi sản phẩm
tôm chủ lực ở Đông Nam Á trong suốt thập niên 90 (Rosenberry, 2000). Ao nuôi
tôm thâm canh thƣờng bị bỏ hoang 2-10 năm do những vấn đề về dịch bệnh và ô

3



nhiễm mơi trƣờng gây ra bởi sự tích tụ các dƣỡng chất, giảm đi sự tiếp xúc với
nguồn nƣớc sạch hoặc đơn giản là vì năng suất và lợi nhuận thấp (FingerStich,1996). Vì vậy, ni trồng thuỷ sản quy mơ thâm canh có khả năng gây ơ
nhiễm cao hơn nhiều so với quảng canh và bán thâm canh (Seim et al, 1997). Một
hecta ao nuôi tôm thâm canh ở Thái Lan phóng thích mỗi ngày khoảng 46 kg chất
hữu cơ (Briggs, 1994). Hầu hết chất hữu cơ của ao nuôi tôm tồn tại trong chất bồi
lắng ở đáy ao, nhƣng hàng ngày có khoảng 1,2 kg N/ha, 0,1 kg P/ha và 3,1 kg
BOD/ha ao nuôi thải vào môi trƣờng ven biển (Midlen và Redding, 1998). Ô nhiễm
hữu cơ từ trại nuôi tôm kết hợp với tảo nở hoa ở vùng nƣớc ven biển sẽ làm chết
những rạn san hô, làm giảm chất lƣợng nguồn nƣớc ven biển và gây phú dƣỡng
những vùng đất ngập nƣớc (Chua et al, 1989).
Việc nuôi tôm biển ồ ạt đã trở thành đủ lớn gây ra những tác động có ý nghĩa
lên mơi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên và một số vần đề đã đƣợc nhấn mạnh bởi
các nhà khoa học về môi trƣờng (Naylor, 2000). Sự phá huỷ rừng ngập mặn, đất
ngập nƣớc đối với sự thiết kế xây dựng ao nuôi (Hopkins, et al,1995). Năm 2000, ở
Việt Nam mất đi 58% diện tích rừng ngập mặn. Sự mất rừng ngập mặn do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Nhƣng nguyên nhân chính do việc chặt phá rừng để ni
tơm. Bởi vì, 80% diện tích nuôi trồng thuỷ sản toạ lạc ở các tỉnh ven biển. Ƣớc tính
khoảng 12% diện tích rừng ngập mặn ở Châu Á bị mất đi liên quan đến vấn đề này
(Nghia, 2002). Sự mặn hoá của đất và nƣớc bởi những chất thải lỏng, sự thấm lậu
và sự bồi lắng từ ao nuôi (Flaherty, et al, 2000), ô nhiểm sinh học từ những giống
tôm mang mầm bệnh và sự lan truyền dịch bệnh đến các quần thể sinh vật bản địa
(Kautsky, et al, 2000; Naylor et al, 2000), sự suy thối của quần thể cá thiên nhiên
thơng qua số lƣợng đầu vào của khẩu phần cá và dầu cá trong thức ăn tôm thƣơng
phẩm và những ảnh hƣởng tiêu cực về đa dạng sinh học đã gây ra bởi sự biến mất
của một loài lạ, sự tiêu diệt một số loài chim và một số loài động vật ăn thịt khác
(Naylor et al, 2000), việc sử dụng không hiệu quả của những khẩu phần ăn của tôm
và việc sử dụng quá mức các chất kháng sinh đã dẫn đến hiện tƣợng phú dƣỡng, sự
phân tán của các hoá chất trong môi trƣờng nuôi (Kautsky et al, 2000). Việc sử
dụng quá mức nƣớc ngầm và những nguồn cung cấp nƣớc ngọt khác để cung cấp
nƣớc cho ao nuôi. Sự mâu thuẫn giữa những ngƣời nuôi tôm và những ngƣời sử

dụng tài nguyên khác (Naylor, 2000).
Tất cả những phần trên là những tác động tiêu cực có thể xảy ra, ơ nhiễm
nƣớc bởi chất thải lỏng từ ao ni có thể là những phàn nàn phổ biến nhất và là điều
quan tâm lớn nhất của hầu hết các quốc gia (Boyd và Tucker, 2000).
Hầu hết việc nuôi tôm đều thực hiện trong ao và hồ có chứa đựng nhiều chất

4


thải và khi những cơn mƣa lớn đã làm nƣớc trong ao tràn lan ra bên ngồi. Mặc dù
có sự quan tâm đáng chú ý trong việc tái sử dụng nƣớc hoặc hệ thống sản xuất gần
nhƣ đƣợc lặp lại nhƣng điều đó hiện tại khó có thể thực hiện đƣợc một cách kinh tế
và kỹ thuật để đảm bảo hầu hết các loại ni trồng thuỷ sản khơng có sự thải nƣớc
ra bên ngồi (Boyd và Queiroz, 2001).
Phân hố học và thức ăn bón vào trong ao ni nhằm đẩy mạnh q trình sản
xuất tơm, nhìn chung khơng q 25% đến 30% đạm và lân đã đƣợc xử lý tại thời
điểm thu hoạch (Boyd và Tucker,1998). Ao tơm có khả năng đáng kể trong việc
đồng hoá đạm và lân thơng qua các tiến trình sinh học, lý học và hố học (Schwartz
và Boyd, 1994a). Nhƣng ngƣợc lại ao tơm thƣờng có nồng độ đạm, phiêu sinh vật,
chất rắn lơ lửng và nhu cầu oxy sinh học rất cao (Schwartz và Boyd, 1994b). Thật
vậy, chất thải từ ao nuôi tôm là nguồn ô nhiểm tiềm tàng trong sự tiếp nhận nguồn
nƣớc.
Những chế phẩm phổ biến nhất đƣợc sử dụng trong ao nuôi tôm ở Đông
Nam Á là CaCO3, CaH2O2, CaCl2O2; CuO4S, C12H16N3O3PS2, C11H12Cl2N2O5,
C10H16N2O8, CH2O, C4H7Cl2O4P,…. Đó là các loại vơi, phân bón hố học, thuốc
tẩy, thuốc kháng sinh, thuốc diệt tảo, thuốc trừ cỏ….. Năm 1995, khoảng 10 triệu
USD đƣợc chi tiêu vào hoá chất chỉ cho việc sử dụng ni tơm ở Thái Lan
(Tonguthai,1996). Các hố chất trên gây độc cho các sinh vật cùng sống trong một
hệ sinh thái chẳng hạn nhƣ: Đồng sulfate độc cho cá hồi, vịt Aclơkin, cá vàng và
lƣơn ở nồng độ 0,1-2,5 mg/l (LC50, 96 giờ) (Richardson, 1992), Formalin gây hại

cho tất cả sinh vật sống dƣới nƣớc ở nồng độ 1-1000 µg/l (LC50,96 giờ) (Gesamp,
1997). Chất Malachite Green độc cho cá nƣớc ngọt, ảnh hƣởng đến độ trong của
nƣớc, gây độc cho một số loài giáp xác ở vùng ven biển ở liều lƣợng 80µg/l
(LC50,24giờ) (Richardson, 1992).
Giữa đất và nƣớc có mối quan hệ tác động với nhau. Ngoài hệ đất đƣợc dùng
làm ao đìa cịn phải kể đến là trầm tích của hoạt động ni trồng thuỷ sản nó lắng tụ
trong khu vực ni trong suốt thời gian dài. Trầm tích này có chứa một lƣợng lớn vi
sinh vật, các loại kháng sinh, hoá chất và chế phẩm sinh học gây hại làm ảnh hƣởng
đến môi trƣờng đất. Các chất thải này có thể là ngun nhân làm thay đổi mơi
trƣờng của các đầm phá. Chẳng hạn nhƣ thức ăn thừa, phân và sinh vật chết thƣờng
xuyên gây ra các bệnh cục bộ; vôi và Chlorin làm thay đổi pH của đất, biến đổi hệ
sinh thái của đất và nƣớc; thuốc tím ảnh hƣởng đến sinh vật vùng nƣớc. Một trong
những nội dung trên đã cung cấp cho những quốc gia có nghề ni tơm cơng nghiệp
phát triển một bức tranh tiêu cực về mơi trƣờng. Vì vậy cần có sự quan tâm mạnh
mẽ về nuôi tôm sinh thái và những nổ lực để đạt đến năng suất bền vững.

5


2.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG (EIA)

2.2.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trƣờng
Tuy ra đời chính thức chƣa lâu, nhƣng thuật ngữ đánh giá tác động môi
trƣờng đã đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới. Điều đó chứng tỏ khả năng áp dụng
công cụ này vào công tác bảo vệ môi trƣờng ở mỗi quốc gia và trên tồn thế giới.
Nó có ý nghĩa rất to lớn trong sự phát triển chung của nhân loại thể hiện ở chỗ đánh
giá tác động môi trƣờng là công cụ quản lý môi trƣờng quan trọng. Song nó khơng
nhằm thủ tiêu, loại trừ, gây khó dễ cho sự phát triển kinh tế xã hội nhƣ nhiều ngƣời
lầm tƣởng mà hổ trợ cho sự phát triển theo hƣớng đảm bảo hiệu quả kinh tế, bảo vệ
môi trƣờng. Vì vậy nó góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững. Có thể tóm tắt ý

nghĩa của đánh giá tác động môi trƣờng nhƣ sau:
- Đánh giá tác động môi trƣờng giúp công tác quy hoạch tốt hơn.
- Đánh giá tác động mơi trƣờng có thể tiết kiệm đƣợc thời gian và tiền của
trong thời hạn phát triển lâu dài, tránh đƣợc những hoạt động sai lầm phải khắc
phục trong tƣơng lai.
- Đánh giá tác động môi trƣờng giúp cho nhà nƣớc các cơ sở và cộng đồng
có mối quan hệ chặt chẽ hơn. Thực hiện tốt công tác đánh giá tác động mơi trƣờng
có thể đóng góp cho sự phát triển thịnh vƣợng trong tƣơng lai. Thông qua các kiến
nghị của đánh giá tác động môi trƣờng, việc sử dụng tài nguyên sẽ thận trọng hơn
và giảm đƣợc sự đe doạ của suy thối mơi trƣờng đến sức khoẻ con ngƣời và hệ
sinh thái (Hồ&Cơ, 2001).
2.2.2. Cơ sở pháp lý
Ở Việt Nam, Luật Bảo vệ Môi Trƣờng đƣợc Quốc Hội Nƣớc Cộng Hoà Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 tạo cơ sở pháp lý vững chắc
để đánh giá tác động môi trƣờng trong các dự án nuôi trồng thuỷ sản. Điều 9 của
Nghị định Chính Phủ số 175/CP cịn qui định thêm rằng từng dự án đầu tƣ cần có
đánh giá tác động mơi trƣờng và cũng có qui định chiến lƣợc tổng thể để phát triển
từng vùng trong đó có kế hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản
Điều 5 và điều 8 của pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
“Nghiêm cấm mọi hành vi gây tác hại đến nguồn lợi mơi trường sống của các lồi
thuỷ sản….”
Thơng tƣ 02 TS/TT ngày 25/6/1994 của bộ thuỷ sản hƣớng dẫn thực hiện
nghị định 93/CP. “Ao, hồ, lồng, bè, dụng cụ chuyên dùng phải đúng tiêu chuẩn kỹ

6


thuật, đảm bảo vệ sinh, tẩy dọn sạch sẽ, diệt mầm bệnh. Nguồn nước phải sạch,
khơng có các chất độc hại, đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Không được xả nước thải
chưa xử lý từ nơi có bệnh sang vùng nuôi khác….”

Điều 8 của nghị định 70/2003/NĐ-CP ngày 17/6/2003 của chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực thuỷ sản.
Thông tƣ số 490/1998/TT- Bộ Khoa Học Công Nghệ Môi Trƣờng ngày
29/04/1998. Hƣớng dẫn về lập và báo cáo đánh giá tác động mơi trƣờng đối với các
dự án đầu tƣ.
Tóm lại, những văn bản pháp lý trên cung cấp cơ sở cho đánh giá tác động
mơi trƣờng của các loại hình dự án sau đây:
Các qui hoạch nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh, huyện, xã hoặc ở cấp thôn, hoặc
của khu vực địa phƣơng.
Các dự án trại tƣ nhân mà đƣợc cho là rủi ro hoặc các dự án nằm liền kề với
các khu vực nhạy cảm môi trƣờng.
2.2.3. Cơ sở khoa học
Để tiến hành phân tích, đánh giá xu thế và hiện trạng nuôi tôm ở vùng nghiên
cứu tôi dựa vào các nguồn dữ liệu chính sau đây:
- Các dữ liệu của ban ngành địa phƣơng trong thời gian 2000- 2004.
+ Căn cứ vào tình hình sử dụng đất đai của huyện 2003 và kế hoạch 2005.
+ Căn cứ vào kết quả báo cáo của Uỷ ban huyện qua nhiều năm.
+ Căn cứ vào kết quả thống kê của Ngân hàng nông nghiệp & phát triển
nông thôn huyện Duyên Hải 2004.
+ Căn cứ vào số liệu thống kê về khí tƣợng thuỷ văn của Trung tâm khí
tƣợng thuỷ văn tỉnh Trà Vinh 2003-2004.
- Các dữ liệu điều tra khảo sát của Viện hải dƣơng học về vùng thực thi dự
án nuôi trồng thuỷ sản huyện Duyên Hải trong khoảng thời gian 1997-1998.
- Các dữ liệu vừa thu thập đƣợc trong chuyến đi khảo sát này.
+ Kết quả điều tra phỏng vấn nơng hộ và phỏng vấn sâu của chính quyền
địa phƣơng, kết quả thảo luận PRA.
+ Kết quả quan trắc mẫu nƣớc trong và ngồi ao ni tơm.

7



2.3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN HUYỆN DUYÊN HẢI

2.3.1. Vị trí địa lý
Huyện Duyên Hải nằm về phía Nam tỉnh Trà Vinh, giữa 2 cửa cung Hầu và
Định An của 2 nhánh sông Cửu Long: Sông Cổ Chiên và sông Hậu, phía Đơng và
Nam giáp với biển Đơng, phía Tây giáp với huyện Trà Cú và tỉnh Sóc Trăng, phía
Bắc giáp với huyện Cầu Ngang.
Huyện Duyên Hải với hơn 55 km bờ biển và 12 km bờ cửa sơng. Diện tích
đất tự nhiên 38.405,75 ha. Tồn huyện có 9 xã và một thị trấn với 68 ấp khóm. Do
nằm ven biển huyện Duyên Hải có điều kiện rất thuận lợi về ni trồng và đánh bắt
thuỷ sản và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Duyên Hải còn là cửa ngõ
giao lƣu, điểm tập kết hàng hoá thuận lợi đối với tàu bè trong và ngồi nƣớc.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Duyên Hải.

8


2.3.2. Khí tƣợng thuỷ văn
* Khí hậu
Nhiệt đới gió mùa, mang tính chất Hải Dƣơng đặc thù ven biển. Trong năm
có hai mùa mƣa nắng rõ rệt, mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mƣa từ tháng 5
đến tháng 11.
* Nắng và lƣợng bức xạ
Các tháng khô lƣợng bức xạ lớn nhất đạt 7.000- 8.400 cal/cm2/tháng, các
tháng mƣa chỉ đạt 5.300-6.700 cal/cm2/tháng.
* Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm 2004 là 26,76 oC, nhiệt độ cao nhất vào tháng 3,
tháng 4 là 35,4oC và thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 là 20,1oC.

* Độ ẩm khơng khí và lƣợng bốc hơi
Độ ẩm khơng khí trung bình 80-85%, cao nhất 89,6% vào các tháng 8,9 và
tháng 10 và thấp nhất 80% vào các tháng 1,2,3,4. Lƣợng bốc thoát hơi trung bình từ
3,5-5,5 mm/ngày.
* Mƣa
Tổng lƣợng mƣa trung bình năm 2004 chỉ đạt 1.200 mm. Vào tháng 6 và cuối
tháng 7 nắng gay gắt, trong khi tháng 9,10 có mƣa nhiều nhất.
* Chế độ gió
Mùa mƣa- gió mùa Tây Nam, mùa nắng- gió mùa Đơng Bắc hoặc gió Đơng
Nam. Gió chƣớng bắt đầu vào tháng 10, tần suất và tốc độ gió tăng dần đạt cao nhất
vào tháng 3 là 2,7m/s và sau đó giảm dần cho đến tháng 4, 5 chấm dứt.
* Thuỷ văn
Ảnh hƣởng trực tiếp của triều biển Đông thông qua 2 cửa sông Cung Hầu,
Định An với hệ thống sông rạch khá dày. Hệ thống kinh Láng Sắt, Rạch Sâu, Láng

9


Chim, Bảy Đồn, Cồn Chùm, gồm các nhánh: Bến Giá, Cồn Ngao, Rạch Cồn Bán,
Ba Động, La Ghi,….. Một số sông rạch bắt nguồn từ biển: Cái Cỏ, sông Cồn Lợi,
Rạch Giồng Cái Đôi, sông Động Cao, hệ thống kênh Sa Rày,….Các hệ thống sông
này thƣờng rộng và sâu ở cửa, hẹp và cạn dần khi vào nội đồng. Các sơng này có
chế độ bán nhật triều khơng đều, ngày nƣớc lên xuống 2 lần và trong tháng có 2 lần
triều cƣờng ngày 1 và ngày 15 âm lịch và 2 lần triều kém ngày 7 và ngày 23 âm
lịch.
2.4. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

2.4.1. Dân số
Dân số huyện Duyên Hải năm 2004 là 80.066 ngƣời phân bố không đồng
đều ở thị trấn Duyên Hải và 9 xã: Long Toàn, Long Hữu, Long Khánh, Dân Thành,

Trƣờng Long Hoà, Ngũ Lạc, Long Vĩnh, Đông Hải, Hiệp Thạnh. Trên 30% dân số
là ngƣời khơme, trình độ dân trí thấp. Phần đơng dân cƣ sống tập trung ở các giồng
cát và ven trục đƣờng giao thơng chính, tỷ lệ tăng dân số bình qn hiện nay cịn
1,7%, đa số dân sống bằng nghề nông và nuôi trồng thuỷ sản chiếm trên 80%.
2.4.2. Lao động
Lao động chiếm khoảng 50,7% dân số của huyện, lao động nam chiếm
khoảng 48%. Lao động nông nghiệp chiếm 41,2%, ngƣ – lâm nghiệp chiếm
52,15%, ngành nghề và dịch vụ chiếm 6,65% trong tổng số lao động của huyện.
Lao động của huyện là lao động phổ thơng trình độ thấp, khả năng tiếp thu
khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế.
2.4.3. Cơ cấu kinh tế (tính theo GDP)
+ Nơng nghiệp giảm từ 17,69% năm 2000, còn 9,07% năm 2005
+ Lâm nghiệp giảm từ 1,7% năm 2000 còn 0,85% năm 2005
+ Công nghiệp tăng từ 5,37% năm 2000 lên 5,57% năm 2005
+ Xây dựng tăng từ 4,81% năm 2000 lên 5,54% năm 2005
+ Dịch vụ có xu hƣớng giảm 21,79% năm 2000 cịn 19,38% năm 2005
+ Ni trồng thuỷ sản có xu hƣớng tăng từ 81,47% năm 2000 lên 92,92%
năm 2005. Trong khi đó đánh bắt có xu hƣớng giảm từ 16,19% năm 2000 xuống
4,74% năm 2005 (Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngƣ-nông-lâm-diêm nghiệp
và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện Duyên Hải năm 2010).

10


CHƢƠNG 3
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Khảo sát thí điểm 4 xã có các mơ hình ni tơm đặc trƣng: xã Long Tồn, xã
Long Khánh, xã Đông Hải, xã Long Vĩnh của huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Thu thập số liệu thứ cấp tháng 01/ 2004
- Điều tra phỏng vấn nông hộ từ tháng 06 năm 2004 đến tháng 08 năm
2004.
- Thực hiện 4 cuộc PRA tại 4 xã Long Tồn, Long Khánh, Đơng Hải, Long
Vĩnh qua 2 đợt khảo sát.
+ Đợt 1: từ 9/03/04 đến 17/03/04
+ Đợt 2: từ 1/08/04 đến 9/08/04
- Tổ chức 2 đợt thu mẫu ngẩu nhiên của các nơng hộ với hình thức ni
tơm: thâm canh, bán thâm canh, quãng canh cải tiến ở các xã Long Tồn, Long
Khánh, Đơng Hải.
+ Đợt 1: tháng 01/2004 tƣơng ứng với đầu vụ tôm.
+ Đợt 2: tháng 06/2004 tƣơng ứng với cuối vụ tơm.
- Tiến hành phân tích mẫu sau khi thu mẫu về.
- Xử lý số liệu và tổng hợp thành bài báo cáo: từ tháng 01/2005 đến tháng
10/2005.

11


3.3. PHƢƠNG PHÁP KHOA HỌC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

Chọn điểm
nghiên cứu

Tham khảo số liệu
thứ cấp

Tham khảo chính sách

của địa phƣơng

Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phỏng vấn lấy ý kiến của các cấp
lãnh đạo tỉnh, huyện, xã.
- Đánh giá nông thôn với sự tham gia
của nơng dân (PRA) để tìm hiểu đời
sống của nông hộ.
- Điều tra chi tiết nông hộ ngẫu nhiên
qua bản câu hỏi đã đƣợc chuẩn hóa

Thu mẫu nƣớc trong ao
và ngồi ao ni tơm

Tổng hợp kết quả nghiên cứu về kinh tế xã hội
và môi trƣờng

So sánh về hiệu quả kinh tế, môi trƣờng của các mô hình
và đánh giá tác động các mơ hình đến mơi trƣờng - xã hội.

Tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm giảm nhẹ tác động
xấu tới môi trƣờng - xã hội .

Hình 3.1. Các bước tiến hành nghiên cứu cho đề tài

3.3.1. Phƣơng pháp PRA (Participatory Rural Appraisal)
Để đánh giá nhanh hiện trạng vùng nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc

12



gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài, bƣớc đầu làm quen đến những đối tƣợng
có liên quan đến đề tài, đặc biệt là nông dân làm cơ sở cho việc chọn địa bàn nghiên
cứu.
Sử dụng bảng hƣớng dẫn phỏng vấn để tìm hiểu các thơng tin thứ cấp tại địa
bàn nghiên cứu, các số liệu thống kê về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
và tình hình sản xuất của huyện và cuối cùng là lựa chọn nơng hộ theo các mơ hình
sản xuất.
Thành phần nghiên cứu viên tham gia PRA gồm các chuyên gia về lâm
nghiệp, quản lý đất đai, thuỷ sản và mơi trƣờng. Nghiên cứu thơng qua việc hợp
nhóm thảo luận với nơng dân trong vùng. Có 4 cuộc PRA đƣợc thực hiện tại 4 xã và
mỗi một xã có 10-12 ngƣời dân đại diện do cán bộ xã lựa chọn có mục đích ở mỗi
điểm nghiên cứu và phân thành 3 nhóm: nhóm ni tơm theo hình thức thâm canh,
bán thâm canh và quãng canh cải tiến. Đặc điểm của nhóm hộ này là đa dạng về
giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn. Đây là nhóm đối tƣợng chính và phổ biến trong
vùng, là những ngƣời sẽ đóng góp tìm ra những thuận lợi, khó khăn chính trong sản
xuất cũng nhƣ những vấn đề khác trong vùng nghiên cứu. Q trình thực hiện bằng
các cơng cụ PRA đã đƣợc thực hiện tại nhà của ngƣời dân.
3.3.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu tình hình kinh tế,
xã hội tại địa bàn khảo sát thông qua việc phỏng vấn các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện
và xã. Tổng số cuộc phỏng vấn lãnh đạo địa phƣơng là 12 cuộc. Trong đó, số cuộc
đƣợc phỏng vấn cho cấp tỉnh là 4 (Chi cục kiểm lâm, Sở thuỷ sản, Trung tâm bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản, Trung tâm khí tƣợng thuỷ văn tỉnh Trà Vinh), cấp huyện là 4
(lãnh đạo Phịng nơng nghiệp & PTNT, Trung tâm khuyến ngƣ huyện, Uỷ ban nhân
dân huyện, Ngân hàng nơng nghiệp& PTNT huyện) và có 4 cuộc phỏng vấn lãnh
đạo cấp xã.
3.3.3. Phỏng vấn nông dân theo bảng câu hỏi
Số lƣợng hộ đƣợc phỏng vấn một cách ngẫu nhiên ở vùng nghiên cứu là 150

hộ và số hộ đƣợc lựa chọn có mục đích để sử dụng cho nghiên cứu là 90 hộ đƣợc
chia làm 3 nhóm (nhóm ni tơm theo hình thức thâm canh, bán thâm canh và
quãng canh cải tiến), mỗi một nhóm là 30 hộ, nhằm tìm hiểu về các đặc tính kinh tế
xã hội của nông hộ, cách tiếp cận kiến thức kỹ thuật, tín dụng, cũng nhƣ hiệu quả
của các mơ hình canh tác mà nông hộ đang thực hiện.

13


Nông dân đƣợc phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi đã đƣợc lập sẵn. Bảng
câu hỏi điều tra đƣợc sử dụng trong khảo sát các nơng hộ đƣợc trình bày ở phụ lục.
Bảng câu hỏi điều tra gồm có các nội dung nhƣ sau:
- Bao gồm các đặc trƣng về điều kiện sống của hộ gia đình, đặc điểm nhà ở,
sở hữu một số hàng tiêu dùng, phƣơng tiện sản xuất, mức sống của họ so với những
ngƣời khác trong xã, và thay đổi mức sống theo thời gian.
- Tìm hiểu về chi phí sản xuất, tiêu dùng của nơng hộ nhằm mục đích hạch
tốn kinh tế cho qui mơ hộ gia đình trong năm nhằm xem xét nguồn lực tài chính
của nơng hộ.
- Tìm hiểu khả năng tiếp cận thông tin về kỹ thuật, vốn, thị trƣờng của nông
hộ và xu hƣớng sử dụng nguồn lực trong tƣơng lai.
- Tìm hiểu về vấn đề mơi trƣờng của nơng thôn: tài nguyên rừng, nguồn
nƣớc, đất đai, các vấn đề an ninh xã hội.
- Tìm hiểu những kiến nghị của nơng dân trong q trình sản xuất thơng qua
những câu hỏi hồn tồn mang tính mở nhƣ đề xuất về ứng dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, vấn đề giá cả thị trƣờng, chính sách vay vốn, cơ sở hạ tầng nông
thôn…
3.3.4. Phƣơng pháp thu mẫu nƣớc
Để đánh giá tác động của việc nuôi tôm đến tài nguyên và mơi trƣờng đề tài
cịn sử dụng phƣơng pháp quan trắc 36 mẫu nƣớc (3 mơ hình*3 ao/1mơ hình*2
điểm * 2 đợt).

* Địa điểm thu mẫu
Trong đầm nuôi tôm: thu 3 điểm đều nhau dọc theo chiều dài vuông tôm đối
với mẫu phân tích DO, các mẫu phân tích các chỉ tiêu khác thì thu 3 điểm trên ao
sau đó trộn lại thành 1 mẫu. Mỗi mơ hình lấy đại diện 3 ao. Đối với mơ hình thâm
canh thu 3 ao đại diện tại xã Long Tồn, mơ hình bán thâm canh thu 3 ao tại xã
Long Khánh, quãng canh cải tiến thu 3 ao tại xã Đơng Hải.
Ngồi đầm ni tôm: thu một điểm trên sông cách cống khoảng 20m.
* Thời gian thu mẫu
Vào buổi sáng 9h , chu kỳ thu mẫu 2 lần trong một vụ nuôi.

14


* Phƣơng pháp thu mẫu
Cách thu mẫu nƣớc: tráng chai, lọ thu mẫu bằng nƣớc tại hiện trƣờng, sau đó
đậy nắp lại và ấn bình xuống dƣới mặt nƣớc từ 30-40 cm, mở nắp bình cho nƣớc
chảy vào từ từ, khi thấy khơng có bọt khí nổi lên là nƣớc đã đầy bình, đậy nắp lại,
nhấc bình lên và cố định, bảo quản tuỳ theo các chỉ tiêu cần phân tích.
- Các yếu tố nhƣ: pH, độ mặn, đo trực tiếp tại hiện trƣờng.
- Thu mẫu Fe tổng bằng chai thuỷ tinh 125ml sau đó cố định mẫu bằng 1ml
HNO3 đậm đặc.
- Thu mẫu Chlorophyl-a bằng chai nhựa sau đó dùng bọc ni long đen trùm
lại.
- Thu mẫu oxi bằng chai thuỷ tinh 125ml sau đó cố định mẫu bằng 1 ml
MnSO4 và KI-NaOH 1ml.
Tất cả các mẫu đƣợc bảo quản và trữ lạnh ở 40c sau đó đem về phịng thí
nghiệm phân tích các chỉ tiêu: DO, COD, Fe tổng, TSS, N-NO3-, N-NH4+, P-PO4-,
Chlorophyll- a.

15



Hình 3.2. Bản đồ chỉ vị trí của các điểm thu mẫu

3.3.5. Phƣơng pháp phân tích mẫu nƣớc
- Đo pH bằng máy pH meter Orion 230
- Độ mặn (ppt) đo bằng khúc xạ kế.
- Xác định Fe tổng số bằng phƣơng pháp so màu Thiocianate
- Xác định COD bằng phƣơng pháp KMnO4 trong môi trƣờng kiềm
- Xác định P- PO43- (mg/l) bằng phƣơng pháp Molibden blue
- Xác định NH4+-N (mg/l) bằng phƣơng pháp Indophenol-blue
- Xác định N-NO3- (mg/l): Xác định bằng phƣơng pháp Salicylate.
- Oxy hoà tan (DO) (mg/l): xác định bằng phƣơng pháp Winkler
- Chlorophyll- a: Xác định bằng phƣơng pháp so màu quang phổ Nush
3.3.6. Phƣơng pháp đánh giá tác động kinh tế xã hội và môi trƣờng
* Bảng liệt kê số liệu

16


Bảng liệt kê là một danh sách chuẩn về các kiểu tác động đây là phƣơng pháp
đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng nhƣng thông tin không đầy đủ và khơng trực tiếp liên
quan nhiều tới q trình đánh giá tác động mơi trƣờng. Tuy nhiên nó rất cần thiết và
có ích trong bƣớc đánh giá sơ bộ về tác động mơi trƣờng hoặc trong hồn cảnh
khơng có đủ điều kiện về chuyên gia, số liệu hoặc kinh phí để thực hiện đánh giá
một cách đầy đủ.
* Chồng lấp bản đồ
Nhiều lớp bản đồ đƣợc sử dụng để thành lập một bản đồ chuyên đề. Kết quả
xem xét thể hiện trực tiếp thành hình ảnh, phƣơng pháp này đơn giản, rõ ràng, đƣợc
sử dụng bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc đánh giá hiện trạng sử dụng

đất, tài nguyên rừng, bản đồ quan trắc mẫu nƣớc.
* Phân tích hiệu quả đồng vốn
Cơng cụ này đƣợc áp dụng trong việc đánh giá các tác động trên cơ sở so
sánh hiệu quả kinh tế của các mơ hình ni tôm biển.
Lợi nhuận (thu kinh tế) (Return above variable costs – RAVC) với các thông
số cần quan tâm là chi phí đầu vào, đầu ra, lợi nhuận và hiệu suất (productivity=
Total output/Total input) của các mơ hình ni tơm trong đó:
Chi phí sản xuất (total variable costs: TVC) gồm: Biến phí (variable costs),
chi phí khấu hao tài sản cố định (fixed costs), chi phí cơ hội (opportunity costs)
Tổng thu (Gross Return: GR)
Lợi nhuận: RAVC = GR – TVC
* Công cụ xếp hạng các vấn đề
Cơng cụ này có thể giúp chọn ra các tác động quan trọng ƣu tiên để đánh giá.
* Phán đốn của chun gia
Dựa trên sự nhìn nhận của các chuyên gia để dự báo về các tác động.
* So sánh
Dựa trên sự so sánh đối chứng các kết quả nền trƣớc đây khi vùng nghiên
cứu chƣa ni tơm ồ ạt nhƣ hiện nay. Ngồi ra, các thơng số mơi trƣờng nƣớc cịn
so sánh với tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc mặt ven biển Việt Nam 5943-1995. Đồng

17


thời chất lƣợng nƣớc còn đƣợc đánh giá theo chỉ số (WQI) nhƣ sau:
(WQI) = (Vt/Vstd)*100%
Ở đây: Vstd - Giá trị của thông số môi trƣờng theo (TCVN 5943-1995)
Vt - Giá trị của thông số môi trƣờng đo tại hiện trƣờng.
Bƣớc đầu tiên chúng tôi sử dụng chỉ số trên đối với 5 thông số cơ bản sau:
COD, DO, TSS, N-NH4+ và pH để đánh giá chất lƣợng nƣớc vùng nghiên cứu. Chỉ
số WQI đƣợc phân loại thành 3 nhóm tính chất - Sạch, nhiễm bẩn nhẹ, nhiễm bẩn

nặng nhƣ đƣợc trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.1: Phân loại chất lượng nước nuôi tôm dựa trên chỉ số WQI (Water quality index)
Khoảng biến đổi của (WQI) ( %)

Thông số

Tiêu chuẩn
( Vstd)

Sạch

Nhiễm bẩn nhẹ

Nhiễm bẩn

DO

> 5 mg/l

> 100

< 90

< 70

COD

< 10 mg/l


< 60

60 - 80

> 80

TSS

50 mg/l

< 100

100 - 200

> 200

N-NH4+

0,5 mg/l

< 140

140 - 200

> 200

pH

7,5


96 – 113

< 87; > 113

< 66; >120

Nguồn: Nguyễn Văn Lục( 1998).

18


CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. MÔ TẢ HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM BIỂN Ở HUYỆN DUYÊN HẢI

4.1.1. Lát cắt về lịch sử
Nghiên cứu các sự kiện về lịch sử xảy ra trong quá khứ từ năm 1993-2003.
Kết quả cho thấy năm 1994 đây là thời điểm bệnh tôm xảy ra trên diện rộng, hàng
trăm ha ao tôm bỏ hoang, đất bị xói mịn và trở thành sa mạc hố, hàng ngàn hộ
nuôi tôm lâm vào cảnh thất nghiệp, mất trắng vốn và đói,…Chính quyền địa
phƣơng phải bỏ ra một số lƣợng ngân sách lớn nhằm giúp đỡ các hộ nghèo, trồng
lại rừng ngập mặn và cải tạo lại môi trƣờng. Đến năm 1995 triều cƣờng dâng cao
gây thiệt hại cho huyện 30 tỷ đồng. Bão Linda năm 1997, dịch bệnh xảy ra năm
1999 do du nhập con giống từ các tỉnh Miền Trung mang mầm bệnh đã làm cho tôm
chết hàng loạt gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Bảng 4.1: Các sự kiện lịch sử nổi bật ở vùng nghiên cứu
Năm

Các sự kiện


1975-1990

Diện tích rừng ngập mặn giảm mạnh do dân chặt phá rừng lấy gỗ, cùi
và chuyển đổi sang các mục đích sử dụng khác.

1991

Bắt đầu ni tơm sú

1994

Bệnh tôm xảy ra trên diện rộng, tôm chết hàng loạt, nhiều ngƣời dân
lâm vào tình cảnh nghèo đói.

1995

Triều cƣờng dâng cao, nuôi tôm thất bại

1996

Nhiều dự án khôi phục lại rừng ngập mặn

1997

Bão Linda.

1998

Nhiều dự án đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn


1999

Dịch bệnh tôm lại tái phát làm cho tôm chết hàng loạt.

2000-2005

Phát triển kinh tế biển theo hƣớng bền vững.

19


4.1.2. Khái quát hiện trạng nuôi tôm biển từ năm 1991-1998
Khái quát hiện trạng chung của nghề nuôi tôm biển đƣợc trình bày ở Bảng
4.2 cho thấy từ năm 1991 cho đến 1994, diện tích ni tơm đạt mức bảo hồ khoảng
14.000 ha, đến năm 1995 diện tích ni có giảm xuống do năm 1994 dịch bệnh tôm
xảy ra trên diện rộng nhiều ngƣời dân khơng cịn vốn để tiếp tục sản xuất cho những
năm kế tiếp. Từ năm 1996 đến năm 1998 diện tích ni tơm tăng trở lại và giảm
xuống vào năm 1999 do xảy ra đại dịch. Tổng sản lƣợng tơm ni biến động phức
tạp và có tăng thì rất chậm, sản lƣợng tơm ni tính trung bình cho 1 ha ni có xu
hƣớng giảm và khơng tăng, hình thức ni tơm bán thâm canh và thâm canh có xu
hƣớng ổn định và phục hồi sau lần đại dịch vào năm 1993 và năm 1994.
Năm 1991-1998, có 4 hệ thống nuôi tôm biển phổ biến ở huyện Duyên Hải
- Hệ thống nuôi quãng canh: Hệ thống nuôi tơm này phụ thuộc hồn tồn
vào con giống và thức ăn tự nhiên. Sản lƣợng nuôi giảm từ 130 kg/ha/vụ vào năm
1991 xuống 80 kg/ha/vụ vào năm 1998. Nguyên nhân của sự giảm này là do mật độ
tơm giống ngồi tự nhiên giảm từ 0,035 hậu ấu trùng/L năm 1992 xuống 0,0005 hậu
ấu trùng/L năm 1996.
- Hệ thống nuôi quãng canh cải tiến: Diện tích ni lớn, ao ni đƣợc bổ
sung thêm giống 1-3 PL 35-45/m2, thêm thức ăn. Sản lƣợng nuôi giảm từ 250

kg/ha/vụ năm 1991-1993 xuống 162 kg/ha/vụ vào năm 1998. Nguyên nhân của sự
giảm này là do mật độ tơm giống ngồi tự nhiên giảm và chất lƣợng hậu ấu trùng
tơm thả kém. Mặt khác, hình thức nuôi này cũng chịu ảnh hƣởng rất lớn diễn biến
phức tạp của môi trƣờng, dịch bệnh, khả năng lây lan càng lớn, mức độ thiệt hại
càng cao, cho nên sản lƣợng nuôi ở lĩnh vực này cũng luôn biến động không theo
một quy luật nhất định.
- Hệ thống nuôi bán thâm canh: Đầu vào (con giống, thức ăn..) phụ thuộc
vào ngƣời nuôi, mật độ thả 4-10 PL35-45/m2, cấp nƣớc vào ao chủ yếu dựa vào mực
nƣớc thuỷ triều và có sử dụng máy bơm khi cần, thức ăn đƣợc chế biến dạng viên
tổng hợp hoặc cá tạp luộc chín. Sản lƣợng nuôi khá cao, nhƣng biến động mạnh.
Nguyên nhân của sự biến động là do dịch bệnh và chất lƣợng giống xấu.
- Hệ thống ni thâm canh: Đây là hình thức nuôi mới đƣợc triển khai vào
năm 1997 ở Long Tồn, sản lƣợng ni trung bình đạt 1.400 kg/ha/vụ.

20


Bảng 4.2: Vài dẫn liệu thống kê hiện trạng nuôi tơm ở huyện Dun Hải từ 1991-1998
Năm

Diện tích

Thâm canh

Bán thâm canh

Quãng canh cải tiến

Quãng canh


(ha)
DT
(ha)

∑Sản

DT

lƣợng

(ha)

(tấn/năm)

∑Sản

DT

∑Sản lƣợng

DT

lƣợng

(ha)

(tấn/năm)

(ha)


(tấn/năm)

∑Sản
lƣợng
(tấn/năm)

1990

14.577

-

-

27

13,52

10.550

1.000

4.000

1.200

1991

14.930,2


-

-

70,2

61,6

11.060

5.539,2

3.800

988

1992

14.435

-

-

392

431

10.523


5.337

3.520

780

1993

14.363,2

-

-

702,2

747,1

13.661

5.230,9

-

-

1994

14.371


-

-

913

30,48

11.458

1.009,4

2.000

400

1995

10.401

-

-

901

304,5

7.700


3.138,36

1.800

360

1996

13.662

-

-

633

350,75

11.479

1.115,09

1.550

248

1997

14.534


50

140

684

496,8

12.368

2.373,58

1.432

229,12

1998

14.150

150

450

1.500

1.200

11.250


3.644,8

1.250

200

1999

11.395,5

300

900

6.595,5

1.670

3.485

3.500

1.015

152,25

Nguồn: Theo các báo cáo của phịng NN&PTNT, Dun Hải.

4.1.3. Tình hình ni tơm biển hiện nay
Hiện nay, khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học luôn đƣợc phát triển và

chuyển giao ứng dụng vào sản xuất đã tạo ra những mơ hình tiên tiến và nhân rộng.
Năm 2000 diện tích mặt nƣớc ni tơm sú 8.072,21 ha chiếm 21% diện tích đất tự
nhiên. Năm 2003 tồn huyện Dun Hải có 10.545 hộ ni tơm sú chiếm 75% tổng
số hộ tồn huyện, thả ni trên tổng diện tích mặt nƣớc là 11.895 ha với số giống
nuôi thả là 1.068 triệu con. Tổng sản lƣợng thu hoạch là 5.198 tấn/vụ, năng suất
bình quân là 437 kg/ha/vụ. Trong đó có 55,6% số hộ ni có lãi, 44,4% số hộ nuôi
thua lỗ và huề vốn. So với năm 2002 số hộ nuôi tăng lên 119 hộ, số hộ ni có lãi
giảm 2.485 hộ, số hộ thua lỗ và huề vốn tăng lên là 2.604 hộ. Mặc dù số hộ nuôi
tôm thua lỗ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong những năm gần đây, nhƣng diện tích
đất sử dụng cho nuôi tôm sú cứ liên tục tăng từ năm 2000 đến nay và đặc biệt tăng
nhanh vào năm 2004 với diện tích mặt nƣớc ni thả lên đến 20.352,4 ha, chiếm
53,0% diện tích đất tự nhiên, tăng lên 32,0 % so với năm 2000 (Báo cáo tổng kết
công tác thủy sản và kinh tế trang trại huyện Duyên Hải, 2003).

21


Hiện nay, hình thức ni qng canh ở Dun Hải khơng cịn nữa, ngƣời dân
chuyển từ qng canh sang ni quãng canh cải tiến (rừng tôm), thâm canh và bán
thâm canh.
- Ni thâm canh: Đây là hình thức ni địi hỏi kỹ thuật cao, phải có trình độ
quản lý về mơi trƣờng, ao ni khá tốt, phải có kiến thức về ni trồng thủy sản. Ni
có đầu tƣ thức ăn công nghiệp, chủng loại tƣơng đối phong phú bao gồm nhiều loại của
các hãng thức ăn khác nhau: CP, KP90, Thanh Tồn, Con Cị, Thái Mỹ, Grobest…. và
chi phí đầu tƣ thức ăn khá lớn chiếm trên 50% tổng chi phí, thả với mật độ cao từ 1130 con tơm giống/m2. Cho ăn 4-6 lần/ngày, có sử dụng hố chất trong ao ni.
Hình thức này bắt đầu từ năm 1997 đã cho năng suất 1.400 kg/ha/vụ. Năm
1998 toàn huyện đã có 8 hộ ni đạt năng suất 1.500 kg/ha/vụ. Năm 1999 có 12 hộ
ni nhƣng do ảnh hƣởng của diễn biến môi trƣờng nên năng suất đạt không cao.
Đến năm 2003 số hộ ni theo hình thức này là 467 hộ, ni thả trên tổng diện tích
520,37 ha năng suất chỉ đạt 900 kg/ha/vụ.

- Ni bán thâm canh: Hình thức nuôi này phổ biến từ năm 1996, mật độ thả
từ 4-10 con/m2 mặt nƣớc. Năm 2003 số hộ nuôi 5.279 hộ với diện tích là 5.032,59
ha, năng suất bình qn là 302 kg/ha/vụ. So với năm 2002 năng suất bình qn tăng
100 kg/ha/vụ. Hình thức ni này cho năng suất cao, song rủi ro rất cao.
- Nuôi quãng canh cải tiến: Hình thức này cịn đƣợc ni trên vùng đất líp có
rừng, phổ biến nhất là ở xã Đơng Hải. Đầm đƣợc gia cố bờ trồng thêm rừng, cống
chắc chắn, họ đầu tƣ mua giống tơm về thả, có đầu tƣ thức ăn cơng nghiệp song cịn
rất hạn chế và không thƣờng xuyên, đa số dựa vào thức ăn tự nhiên là hến và cá tạp
(chiếm 68%). Mật độ nuôi thƣa khoảng 2-3con/m2. Năm 2003 tồn huyện có 5.052
hộ ni, diện tích là 6.342 ha, năng suất bình qn 110 kg/ha/vụ.
4.1.4. Sự biến động năng suất của các mơ hình nuôi tôm qua các năm.
Sự biến động năng suất tôm ni của các mơ hình thâm canh, bán thâm canh
và quãng canh cải tiến qua các năm từ 1990 đến 2003 đƣợc trình bày trong Hình
4.1. Qua Hình 4.1, chúng ta nhận thấy rằng, ở cả ba mơ hình năng suất tôm nuôi chỉ
ổn định trong khoảng 2-3 năm, sau đó năng suất lại giảm mạnh.
So với mơ hình thâm canh thì mơ hình bán thâm canh năng suất thấp hơn
nhƣng lại cao hơn so với mơ hình qng canh cải tiến. Vì thế ni tơm theo mơ
hình bán thâm canh mở rộng diện tích rất nhanh, đồng thời cùng với nó là diện tích
rừng bị thu hẹp đáng kể. Cịn mơ hình qng canh cải tiến từ năm 1991-1997 năng
suất giảm liên tục. Nếu xét chung cho cả ba mơ hình từ giai đoạn năm 2000 đến nay
năng suất có xu hƣớng giảm so với những năm trƣớc đó.

22


Năng suất (tấn/ha/vụ)

3.5
3
2.5

2
1.5
1
0.5
19
90
19
91
19
92
19
93
19
94
19
95
19
96
19
97
19
98
19
99
20
03

0

Thâm canh

Bán thâm canh
Quãng canh cải tiến

Hình 4.1. Diễn biến năng suất nuôi tôm biển của các mô hình

Tóm lại: Cả ba mơ hình ni này tạo ra nhiều vấn đề đáng lo ngại về môi
trƣờng và cũng tạo ra tính chất bấp bênh của sản lƣợng tơm ni. Vì vậy ảnh hƣởng
đến hiệu quả kinh tế của ngƣời dân trong những năm gần đây.
4.2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC MƠ HÌNH
NI TƠM BIỂN ĐẾN KINH TẾ
4.2.1. Điển cứu
Để hiểu rỏ hơn về cách tính hiệu quả của các mơ hình ni tơm biển. Tơi xin
trình bày một số trƣờng hợp nghiên cứu điển hình. Các ví dụ này cung cấp các minh
chứng cho những số liệu đƣợc tính tốn trong phần tính lợi ích và chi phí trên cả 3
mơ hình ni tơm khác nhau của huyện Dun Hải.

23


* Trƣờng hợp 1
Chủ hộ: Phạm Thanh Tuấn, 38 tuổi, ở ấp Long Khánh B, xã Long Khánh,
huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh.
Tổng diện tích tự nhiên: 33.000 m2; Diện tích ni: 10.000 m2
Ao lắng 1 cái: 7.000 m2; Ao thải 1 cái : 7.000 m2
Diện tích bờ bao mƣơng: 9.000 m2
Mùa vụ ni: 2vụ trong năm.
Hình thức ni: thâm canh

Chú thích
- DTTN: 33.000 m2


Ao ni :10.000m2

- DT bờ bao: 9.000 m2
- Ao lắng: 7.000 m2
- Ao nuôi: 10.000 m2
- Ao thải: 7.000 m2

- Cống
- Bờ bao

Ao lắng:
7.000m2

Ao thải:
7.000m2
Rạch cơng
cộng

Hình 4.2. Sơ đồ ao nuôi thâm canh

24


×