Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu các giải pháp giảm nghèo cho các hộ nghèo huyện an phú tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.09 KB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

DƯƠNG THỊ YẾN THU

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP GIẢM
NGHÈO CHO CÁC HỘ NGHÈO HUYỆN
AN PHÚ, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

DƯƠNG THỊ YẾN THU

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP GIẢM
NGHÈO CHO CÁC HỘ NGHÈO HUYỆN
AN PHÚ, TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý công
Mã số: 6031010101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỖ PHÚ TRẦN TÌNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Dương Thị Yến Thu, là học viên cao học lớp Kinh tế và quản lý
công trường Đại học Kinh tế Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin can đoan
luận văn: “Nghiên cứu các giải pháp giảm nghèo cho các hộ nghèo huyện An
Phú, tỉnh An Giang” là cơng trình do tơi nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu
trong luận văn là trung thực, kết quả nghiên cứu của luận chưa được công bố
trong nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả
Dương Thị Yến Thu


DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích, dân số TB và mật độ dân số toàn huyện An Phú ................ 22
Bảng 2.2 Tình hình giáo dục THPT ..................................................................... 24
Bảng 2.3: Cơ sở và cán bộ y tế Huyện ................................................................. 24
Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế huyện An Phú .............................................................. 26
Bảng 2.5: Số hộ nghèo huyện An Phú ................................................................. 28
Bảng 2.6: Nhân khẩu bình quân của hộ nghèo huyện An Phú năm 2015............ 30
Bảng 2.7: Trình độ học vấn của chủ hộ nghèo huyện An Phú ............................. 33
Bảng 2.8: Nghề nghiệp của chủ hộ nghèo huyện An Phú.................................... 34
Bảng 2.9: Thu nhập của hộ nghèo huyện An Phú ................................................ 34
Bảng 2.10 : Chi tiêu hàng tháng của hộ nghèo .................................................... 38
Bảng 2.11: Số hộ nghèo, cân nghèo năm 2014,2015 ........................................... 41
Bảng 2.12: Nguyên nhân dẫn đến nghèo ............................................................. 48
Bảng 2.13: Số lao động nghèo qua đào tạo nghề ................................................. 52


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Giới tính chủ hộ của hộ nghèo huyện An Phú ..................................... 31
Hình 2.2: Dân tộc của hộ nghèo ........................................................................... 32
Hình 2.3: Cơ cấu nhà ở của hộ nghèo .................................................................. 36
Hình 2.4: Số hộ có đất và khơng có đất canh tác của hộ nghèo huyện An Phú ... 37
Hình 2.5: Mục đích sử dụng vốn vay ................................................................... 42
Hình 2.6: Khó khăn trong q trình kinh doanh sản xuất .................................... 43
Hình 2.7: Tình hình vay vốn của hộ nghèo .......................................................... 50


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DS – KHHGĐ

Dân số - kế hoạch hóa gia đình

GDĐT

Giáo dục đào tạo

HĐND

Hội đồng nhân dân

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình


KT – XH

Kinh tế - xã hội

LĐ – TBXH

Lao động – thương binh xã hội

TCXH

Trợ cấp xã hội

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc

WB

Ngân hàng thế giới

XĐGN


Xóa đói giảm nghèo


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BIỂU BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ----------------------------------------------------------------------------------- 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ------------------------------------------------------------- 1
2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây --------------------------------------------- 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ----------------------------------------------------------------- 4
3.1 Mục tiêu chung ------------------------------------------------------------------- 4
3.2 Mục tiêu cụ thể ------------------------------------------------------------------- 5
4. Câu hỏi nghiên cứu ------------------------------------------------------------------ 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------- 5
5.1 Đối tượng nghiên cứu ----------------------------------------------------------- 5
5.2 Phạm vi nghiên cứu -------------------------------------------------------------- 5
6. Phương pháp và số liệu nghiên cứu------------------------------------------------ 5
6.1 Phương pháp nghiên cứu -------------------------------------------------------- 5
6.2 Số liệu nghiên cứu --------------------------------------------------------------- 6
6.3 Mẫu nghiên cứu ------------------------------------------------------------------ 6
7. Ý nghĩa nghiên cứu ------------------------------------------------------------------ 7
8. Kết cấu dự kiến của luậnvăn -------------------------------------------------------- 7
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Nghèo ----------------------------------- 8
1.1 Các khái niệm cơ bản về Nghèo -------------------------------------------------- 8
1.2 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo --------------------------------------------------- 9
1.2.1 Khái niệm chuẩn nghèo ------------------------------------------------------- 9
1.2.2 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo ----------------------------------------------- 9

1.2.2.1 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của thế giới ------------------------------------ 9
1.2.2.2 Tiêu chí xác định của tổ chức lao động quốc tế (ILO) ------------------ 10
1.2.2.3 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của Việt Nam ------------------------------ 10


1.3. Các nguyên nhân tác động đến nghèo ------------------------------------------ 11
1.3.1 Nguyên nhân liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội -------- 11
1.3.2 Các nguyên nhân thuộc bản thân người nghèo --------------------------- 12
1.4. Nội dung giảm nghèo------------------------------------------------------------- 13
1.4.1 Khái niệm về giảm nghèo ---------------------------------------------------- 13
1.4.2 Sự cần thiết phải giảm nghèo------------------------------------------------ 13
1.4.3 Nội dung giảm nghèo--------------------------------------------------------- 13
1.4.4 Các tiêu chí phản ánh đến việc giảm nghèo ------------------------------- 14
1.5. Kinh nghiệm một số địa phương về giảm nghèo ----------------------------- 15
1.5.1 Tỉnh Đồng Nai ---------------------------------------------------------------- 15
1.5.2 Tỉnh Lâm Đồng --------------------------------------------------------------- 15
1.5.3 Tỉnh Tuyên Quang ------------------------------------------------------------ 16
1.5.4 Kỳ Anh - Hà Tĩnh ------------------------------------------------------------ 16
1.5.5 Lục Ngạn - Bắc Giang ------------------------------------------------------- 17
1.5.6 Thọ Xuân - Thanh Hoá ------------------------------------------------------- 18
1.5.7 Huyện Tịnh Biên – tỉnh An giang ------------------------------------------ 18
1.5.8 Huyện Chợ Mới – tỉnh An Giang ------------------------------------------- 19
1.6. Bài học kinh nghiệm chung ----------------------------------------------------- 19
Chương 2: Thực trạng giảm nghèo của các hộ nghèo huyện An Phú tỉnh An
Giang giai đoạn 2010-2015. ------------------------------------------------------------- 21
2.1 Giới thiệu khái quát về huyện An Phú ------------------------------------------ 21
2.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên ---------------------------------------------- 21
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2010-2015 ------------- 23
2.2 Phân tích thực trạng hộ nghèo và giảm nghèo của huyện giai đoạn 20102015 -------------------------------------------------------------------------------------- 27
2.2.1 Diễn biến của hộ nghèo ------------------------------------------------------ 27

2.2.2 Đặc điểm của hộ nghèo ------------------------------------------------------ 29
2.2.2.1 Đặc điểm về nhân khẩu ---------------------------------------------------------------- 29
2.2.2.2 Đặc điểm về giới tính ------------------------------------------------------------------- 31
2.2.2.3 Đặc điểm về dân tộc --------------------------------------------------------------------- 31


2.2.2.4 Đặc điểm về tình hình phân bố ----------------------------------------------------- 32
2.2.2.5 Đặc điểm về trình độ văn hóa ------------------------------------------------------- 32
2.2.2.6 Đặc điểm về việc làm ------------------------------------------------------------------- 33
2.2.2.7 Đặc điểm về thu nhập------------------------------------------------------------------ 34
2.2.2.8 Đặc điểm về nhà ở ---------------------------------------------------------------------- 35
2.2.2.9 Đặc điểm đất canh tác ----------------------------------------------------------------- 36
2.2.2.10 Đặc điểm về chi tiêu------------------------------------------------------------------ 37
2.2.3 Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện-------------------------------- 38
2.2.3.1 Những thành tựu trong công tác giảm nghèo -------------------------------- 43
2.2.3.2 Những hạn chế trong công tác giảm nghèo ----------------------------------- 44
2.2.3.3 Nguyên nhân hạn chế trong công tác giảm nghèo ------------------------- 45
2.3 Phân tích nguyên nhân nghèo ---------------------------------------------------- 46
2.3.1 Nguyên nhân chủ quan ------------------------------------------------------- 46
2.3.1.1 Về điều kiện tự nhiên ------------------------------------------------------------------- 46
2.3.1.2 Về cơ sở hạ tầng--------------------------------------------------------------------------- 47
2.3.2 Nguyên nhân chủ quan ------------------------------------------------------- 48
2.3.2.1 Khơng có vốn đầu tư -------------------------------------------------------------------- 49
2.3.2.2 Khơng có trình độ học vấn cao ----------------------------------------------------- 50
2.3.2.3 Khơng có trình độ tay nghề sản xuất -------------------------------------------- 51
2.3.2.4 Khơng có đất canh tác ------------------------------------------------------------------ 52
2.3.2.5 Khơng có việc làm ----------------------------------------------------------------------- 53
Chương 3: Một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện An Phú tỉnh An
Giang --------------------------------------------------------------------------------------- 55
3.1. Mục tiêu, quan điểm và định hướng giảm nghèo trên địa bàn huyện An

Phú tỉnh An Giang --------------------------------------------------------------------- 55
3.2 Hệ thống giải pháp giảm nghèo cho hộ nghèo huyện An Phú tỉnh An Giang
-------------------------------------------------------------------------------------------- 58


3.2.1 Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập ----- 58
3.2.2 Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ công cộng, kênh thông
tin và tham gia vào các hoạt động xã hội để có đời sống vật chất, tinh thần tốt
hơn ------------------------------------------------------------------------------------- 61
3.2.3 Thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo --------------------------------- 62
3.2.4 Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ bộ làm công tác XĐGN ------- 66
KẾT LUẬN-------------------------------------------------------------------------------- 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------------------------------------------- 69
PHỤ LỤC ----------------------------------------------------------------------------------72


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, nghèo đói là một vấn
đề được quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Ngay từ những ngày đầu thành lập nước,
trong bản tun ngơn độc lập của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem nghèo đói
là một thứ giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính vì thế, Người xác
định nhiệm vụ trước mắt của toàn dân tộc là phải diệt giặc đói để tồn dân ta “ai
cũng đều có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”[7, trang 01]
Xuyên suốt những năm tháng phát triển đất nước, Đảng bộ và nhân dân
An Giang đều dựa trên tinh thần đó, phát triển quê hương giàu đẹp và vững
mạnh. Huyện An Phú là một trong những huyện nghèo của tỉnh, nơi tập trung
đông các đồng bào dân tộc Chăm, Khmer. Vì thế, chính quyền địa phương ln

quan tâm đến việc xóa đói giảm nghèo nâng cao thu nhập cho từng hộ dân trong
vùng. Tuy nhiên, với một huyện đầu nguồn xa xôi, kinh tế chưa được phát triển
rộng khắp, đời sống người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp và làm th cùng
với trình độ học vấn thấp khơng phù hợp với diễn biến kinh tế thị trường trong
thời kỳ hội nhập. Mặc khác, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đi kèm thiên tai, dịch
bệnh càng làm cho đời sống người dân nơi đây càng khó khăn hơn. Đại đa số bộ
phận người dân của huyện thuộc hoàn cảnh nghèo đói do trình độ tay nghề thấp,
ít kinh nghiệm tham gia sản xuất kinh doanh, do vậy, nhiều năm qua, chính
quyền địa phương của huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo
nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách giữa giàu nghèo trong huyện. Các chính
sách hỗ trợ đã được đông đảo bà con trong vùng nhiệt tình hưởng ứng vì thế đời
sống người dân nơi đây được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, một số chính sách giảm
nghèo đã được thực hiện nhưng trên thực tế, các chính sách vẫn chưa được thực
thi một cách có hiệu quả và nghiêm túc. Chính vì những lí do và tính cấp thiết
của vấn đề đã nêu trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình đó
là:“Nghiên cứu các giải pháp giảm nghèo cho các hộ nghèo huyện An Phú,
tỉnh An Giang” qua đó tìm hiểu thực trạng nghèo đói của huyện, nhu cầu nâng


2

cao thu nhập để thoát nghèo của các hộ dân thuộc diện nghèo đói của vùng thơng
qua đó, luận văn cũng nêu ra được một số giải pháp để góp phần nâng cao thu
nhập cho người nghèo huyện An Phú, tỉnh An Giang trong thời gian sắp tới
2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Trương Minh Lễ (2010), phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng
nghèo của huyện Tri Tơn tỉnh An Giang là: diện tích đất đai, khả năng vay vốn
ngân hàng, số lao động đi làm xa và tình trạng học vấn của chủ hộ. [10]
Nguyễn Hoàng Yến Ngọc (2015), nghiên cứu được các khả năng thoát
nghèo của hộ nghèo trên địa bàn thị xã Tân Châu tỉnh An Giang có 2 hướng là

khả năng thuận: tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, nổ lực thoát nghèo, vay
vốn ngân hàng và khả năng nghịch: tâm lý khơng thốt nghèo, số con trong hộ
cùng với thành viên có bệnh của hộ nghèo.[14]
Lê Thanh Sơn (2008), phân tích ra được các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo
là do làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, số người phụ thuộc trong gia đình,
trình độ học vấn và diện tích đất canh tác. Kết quả nghiên cứu của đề tài này
phản ánh được tình trạng nghèo của các tỉnh Tây Nam Bộ.[17]
Nguyễn Phú Thắng (2014), xây dựng các giải pháp phát triển du lịch gắn
với xóa đói giảm nghèo. Tác giả cho rằng thông qua hoạt động du lịch, ngời dân
có thể từng bước khai thác các lợi thế sẵn có từ đó góp phần nâng cao thu nhập,
cải thiện sinh kế, đa dạng hóa cơ cấu kinh tế từ đó nâng cao chất lượng cuộc
sống.[18]
Cao Văn Hơn (2014), lại có phân tích nghèo từ cái nhìn kinh tế học.
Nghiên cứu nhằm chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến nghèo trong sản xuất kinh
doanh đó là do người dân (hộ sản xuất nghèo) sản xuất theo phong trào, không
thể làm chủ giá cả thị trường từ nguyên liệu đầu vào và cả giá đầu ra từ đó tác giả
đưa ra các giải pháp như : (1) đối với các lao động nghèo có sức lao động mà
khơng có phương tiện sản xuát thì cần phải đào tạo nghề và giải quyết việc làm,
(2) đối với các hộ sản xuất nghèo chính phủ cần thực hiện chính sách bình ổn giá


3

nguyên liệu đầu vào và cần có các giải pháp như xúc tiến hợp đồng thương mại
để xuất khẩu hàng hóa tìm đầu ra tiêu thụ các sản phẩm mà người dân sản xuất
ra.[26, trang 399-405]
Trần Kỳ Việt (2009), kết quả nghiên cứu của tác giả xác định được các
yếu tố tác động đến nghèo ở huyện An Phú tỉnh An Giang là: đất đai, loại hình
nghề nghệp và giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, xóa đói
giảm nghèo của huyện An Phú. [27]

Nguyễn Trí Dũng (2009), cho rằng 4 yếu tố tác động đến nghèo của hộ gia
đình Huyện Mỹ Xun, tỉnh Sóc Trăng đó là: thành phần dân tộc của chủ hộ,
khoảng cách từ nhà đến trung tâm đường ô tô gần nhất, quy mơ hộ và diện tích
đất sử dụng sản xuất của từng hộ gia đó.[6]
Hồ Duy Khải (2010), kết quả phân tích của tác giả cho thấy, các yếu tố
ảnh hưởng đến nghèo đói của hộ gia đình ở vùng Gị Cơng, tỉnh Tiền Giang chủ
yếu là trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất sản xuất, số nhân khẩu, nghề
nghiệp chính của chủ hộ, số nhân khẩu di cư đi làm ăn xa.[8]
Nguyễn Trọng Hoài (2005), trong nghiên cứu các mơ hình kinh tế lượng
phân tích các nhân tố tác động đến nghèo đói và đề xuất các giải pháp xóa đói
giảm nghèo của các tỉnh Đơng Nam Bộ cho thấy chịu ảnh hưởng nhiều nhất ở
các yếu tố: tình trạng việc làm, tình trạng sở hữu đất đai, khả năng tiếp cận nguồn
vốn chính thức, các vấn đề dân tộc thiểu số, quy mô hộ và giới tính của chủ hộ.
[8]
“Tăng trưởng kinh tế và xố đói giảm nghèo ở Việt Nam – thành tựu,
thách thức và giải pháp” của Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội
quốc gia, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện đánh giá quá trình tăng
trưởng kinh tế và xố đói giảm nghèo của nước ta trong hai mươi năm đổi mới
(1986 – 2005). Qua đó, đề xuất các giải pháp để Việt Nam tiếp tục hồn thiện cơ
chế, chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xố đói giảm nghèo, đẩy mạnh
q trình cải cách kinh tế, phấn đấu hồn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch


4

phát triển kinh tế - xã hội 2006 – 2010, cũng như chiến lược phát triển thời kỳ
2011 – 2020…[1]
“Chính sách đất đai cho tăng trưởng và xố đói giảm nghèo” do Vũ
Cương, Trần Thị Hạnh, Lê Kim Tiên, Lê Đồng Tâm dịch và Vũ Cương hiệu đính
từ Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới. Báo cáo này đã khái

quát tầm quan trọng thiết yếu của chính sách đất đai đối với tăng trưởng bền
vững, quản trị quốc gia hiệu quả, nâng cao phúc lợi xã hội và các cơ hội kinh tế
mở ra cho những người dân nông thôn, thành thị - đặc biệt là cho người nghèo.
Đồng thời báo cáo này cũng nhằm mục đích tăng cường hiệu quả của chính sách
đất đai trong việc hỗ trợ phát triển và giảm nghèo bằng cách sắp xếp các kết quả
nghiên cứu gần đây để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức phi chính
phủ,… có thể tiếp cận.[5]
“Đánh giá và lập kế hoạch cho tương lai : Đánh giá chương trình mục
tiêu quốc gia về xố đói, giảm nghèo và chương trình 135” của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội phối hợp cùng với Chương trình phát triển của Liên Hợp
Quốc. Cơng trình này đã đánh giá tính hiệu quả tồn diện của Chương trình mục
tiên quốc gia xố đói giảm nghèo và Chương trình 135 trong cơng cuộc giảm
nghèo tại Việt Nam.[3]
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đã khái quát được những vấn
đề lý luận và thực tiễn về xóa đói giảm nghèo của Việt Nam, tuy nhiên, tác giả
vẫn muốn phân tích sâu thêm về nguyên nhân dẫn đến nghèo đói và từ các
ngun nhân đó tìm ra giải pháp giảm nghèo trong địa bàn huyện An Phú. Do đó,
tác giả đặt ra vấn đề nghiên cứu các giải pháp giảm nghèo cho các hộ nghèo
huyện An Phú, tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2015.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Luận văn nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp góp phần giảm nghèo
cho các hộ nghèo huyện An Phú, tỉnh An Giang trong thời gian sắp tới


5

3.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nghèo, hộ nghèo, thu nhập.
- Phân tích thực trạng và các nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ gia

đình.
- Đề xuất các giải pháp giảm nghèo cho hộ nghèo trong thời gian tới
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Nguyên nhân dẫn đến nghèo cho hộ nghèo huyện An Phú tỉnh An
Giang?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến nghèo?
- Cần làm gì nâng cao thu nhập cho hộ nghèo huyện An Phú tỉnh An
Giang để thoát khỏi nghèo ?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý thuyết, thực tiễn về
nghèo đói và giảm nghèo trên địa bàn huyện An phú.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: 14 xã, thị trấn của huyện An Phú, tỉnh AnGiang.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu với số liệu nghiên cứu chủ yếu từ
năm 2010 đến năm 2015.
6. Phương pháp và số liệu nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: Trong đề tài, tác giả sử dụng phương pháp
thống kê các số liệu thu thập được từ các kết quả điều tra khảo sát mức sống dân
cư, kết quả về kinh tế - xã hội của Cục Thống kê tỉnh và huyện, các số liệu về
đời sống kinh tế xã hội của hộ nghèo từ Sở lao động Thương binh và Xã hội tỉnh


6

An Giang và của huyện An Phú. Từ đó, tác giả có cơ sỡ để phân tích ngun
nhân tình trạng nghèo đói của các hộ nghèo trên địa bàn huyện An Phú
Ngồi ra, tác giả cịn sử sụng các số liệu báo cáo tình hình kinh tế xã hội
từ các ban ngành có liên quan của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng nhằm

làm cơ sở đối chiếu các nhân tố ảnh hưởng đến nguyên nhân nghèo
- Phương pháp phân tích so sánh: Trên cơ sở thống kê thu thập thông
tin từ các báo cáo KT-XH, tác giả đã phân tích, sắp xếp và phân loại các thơng
tin cơ bản về hộ nghèo, so sánh quá trình chuyển biến của hộ nghèo qua từng
năm. Từ kết quả của sự phân tích so sánh, tác giả sẽ tìm ra được các đặc điểm nổi
bậc của hộ nghèo như: giới tính, trình độ học vấn, số nhân khẩu, việc làm, thu
nhập chi tiêu….. từ đó rút ra được đặc trưng chung của các hộ.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Đây là phương pháp quan trọng
nhất trong quá trình nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành khảo sát 350 hộ dân nghèo
trên 14 xã, thị trấn trong huyện. Thông qua kết quả khảo sát này sẽ giúp cho tác
giả củng cố lại các thông tin và nhận định chủ quan trước đó.
6.2 Số liệu nghiên cứu
- Số liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ các cơ
quan hữu quan ở An Giang như Cục Thống kê, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Kế
hoạch Đầu tư, Phòng Thương binh và xã hội huyện, các báo cáo tổng kết tình hình
hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh An Giang và huyện An Phú
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng
câu hỏi đến 350 hộ dân nghèo đang sinh sống tại 14 xã, thị trấn huyện An Phú,
tỉnh An Giang.
6.3 Mẫu nghiên cứu
Kích thước mẫu có nhiều quan điểm rất khác nhau về kích thước mẫu.
Theo Hair & ctg (1998) nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML (Maximum
Likehihood) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 mẫu. Theo Hoelter


7

(1983) thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 200 mẫu. Theo Bollen (1989) thì kích
thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng. Trong khi Hoàng
Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cũng cho rằng tỷ lệ giữa số mẫu tối

thiểu trên số biến đo lường ít nhất phải là 4 hay 5. Trong nghiên cứu này Tác giả
dựa trên quan điểm Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì kích
thước mẫu tối thiểu bằng 5 lần số biến có trong mơ hình. Đối với nghiên cứu có
30 biến quan sát nên cỡ mẫu tối thiểu là 30 x 5 = 150 quan sát. Nên tác giả sẽ lấy
cỡ mẫu là 350 mẫu quan sát.[23]
7. Ý nghĩa nghiên cứu
Luận văn hệ thống lại các vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về
nghèo đói.
Luận văn phân tích được thực trạng của các hộ nghèo ở huyện An Phú,
tỉnh An Giang đề xuất các giải pháp cũng như đưa ra các kiến nghị góp phần
thực hiện nâng cao thu nhập cho hộ nghèo tại địa phương.
8. Kết cấu dự kiến của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nghèo đói
Chương 2: Thực trạng giảm nghèo của các hộ nghèo huyện An Phú tỉnh
An Giang giai đoạn 2010-2015.
Chương 3: Giải pháp giảm nghèo cho hộ nghèo huyện An Phú tỉnh An
Giang


8

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Nghèo
1.1 Các khái niệm cơ bản về Nghèo
Khơng có một định nghĩa duy nhất về nghèo đói do đó cũng khơng có một
phương pháp hồn hảo nào để đo được nó. Có rất nhiều quan điểm về nghèo đói
được đưa ra như sau:
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) cho rằng: Nghèo không
chỉ đơn giản là thiếu thu nhập đầy đủ, mà còn là sự kết hợp phũ phàng những mất

mác về kiến thức, sức khỏe, phẩm giá và các quyền, những trở ngại cho sự tham
gia và thiếu tiếng nói; do đó để giảm nghèo cần giải quyết những căn nguyên của
tình trạng nghèo.[3]
Hội nghị chống nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ
chức tại Băng Cốc - Thái Lan tháng 9/1993 công bố như sau: “Nghèo là tình
trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản
của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận theo trình độ phát
triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương”.[9]
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Đan Mạch
năm 1995 đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói: “ Người nghèo là
những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 USD mỗi ngày cho mỗi người, số tiền
được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại.
Theo quan điểm của Adam Smith cho rằng “ Người nghèo không chỉ là
người thiếu ăn mà thiếu cả năng lực và phương tiện thực hiện chuẩn mực xã
hội”.[4]
Liên Hiệp Quốc đã phân chia đói nghèo thành 2 loại: Đói nghèo tuyệt đối
và đói nghèo tương đối.
- Đói nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư khơng được
hưởng và thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu cơ bản của cuộc sống như ăn, mặc, ở, đi
lại, y tế, giáo dục...


9

- Đói nghèo tương đối: Đó là sự thiếu hụt so với mức sống hiện thời. Nói
cách khác, đói nghèo tương đối là mức thu nhập của một người hay một hộ gia
đình thấp hơn so với mức thu nhập của một nước nơi người đó hay hộ gia đình
đó đang sinh sống. Đói nghèo tương đối được cho là tiêu chuẩn đánh giá sự cơng
bằng của Chính Phủ dành cho một bộ phận dân cư có thu nhập thấp.
Như vậy, đói nghèo tuyệt đối là hệ quả của thu nhập thấp, cịn đói nghèo

tương đối là kết quả của sự phân tích so sánh mức thu nhập giữa các nhóm dân
cư trong cùng một cộng đồng dân cư xác định. Cùng với quá trình tăng trưởng và
phát triển kinh tế, cải tiến phương thức phân phối thu nhập thì tình trạng đói
nghèo tuyệt đói sẽ giảm dần, song tình trạng đói nghèo tương đối cịn tồn tại lâu
dài do tương quan về thu nhập giữa các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội.
1.2 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo
1.2.1 Khái niệm chuẩn nghèo
Những người được coi là nghèo khi mức sống của họ đo qua thu nhập hoặc
chi tiêu thấp hơn mức tối thiểu chấp nhận được, tức là thấp hơn chuẩn nghèo.
Những người có mức thu nhập hoặc chi tiêu cao hơn chuẩn này là người không
nghèo hoặc đã vượt nghèo thốt nghèo.[28]
1.2.2 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo
1.2.2.1 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của thế giới
- Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của UNDP
Để đánh giá nghèo đói, UNDP dùng cách tính dựa trên dựa trên phân phối
thu nhập theo đầu người hay theo nhóm dân cư. Thước đo này tính phân phối thu
nhập cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong thời gian nhất định.
Phương pháp tính là đem chia dân số của một nước, một châu lục hoặc toàn cầu
ra làm 5 nhóm, mỗi nhóm có 20% dân số gồm: rất giàu, giàu, trung bình, nghèo
và rất nhiều.
- Tiêu chí xác định nghèo của WB [7][8]


10

WB đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia dựa
vào mức thu nhập quốc dân bình qn tính theo đầu người trong 1 năm với 2 cách
tính đó là:
+ Phương pháp Atlas tức là tính theo tỷ giá hối đối: Ngân hàng thế giới
chia ra làm 6 loại quốc gia: trên 25.000USD/người/năm (cực giàu); từ 20.000 đến

dưới 25.000SUD/người/năm (giàu); từ 10.000 đến dưới 20.000USD/người/năm
(khá giàu); từ 2.500 đến dưới 10.000SUD/người/năm (trung bình); từ 500 đến
dưới 2.500USD/người/năm (nghèo) và dưới 500USD/người/năm (cực nghèo)
+ Phương pháp PPP (Purchasing Power parity) là phương pháp tính thao
sức mua tương đương và tính theo USD: WB đưa ra chuẩn mực nghèo khổ chung
của thế giới tính theo thu nhập bình qn đầu người dưới 370UDS/người/năm.
Bên cạnh đó, WB cũng dưa ra ngưỡng nghèo chung cho các nước thu nhập thấp là
1USD/người/ngày và nước thu nhập trung bình là 2USD/người/ngày.
1.2.2.2 Tiêu chí xác định của tổ chức lao động quốc tế (ILO)
ILO thống nhất với WB về xác định ngưỡng nghèo theo lương thực, thực
phẩm là 2.100kcalo. Tuy nhiên, ILO tính tốn lương thực trong rổ lương thực
dành cho người nghèo với 75% kcalo từ gạo và 25% kcalo từ các hàng hóa khác
được gọi là gia vị.
1.2.2.3 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của Việt Nam
Về việc xác định như thế nào là người nghèo, hiện có nhiều phương pháp
khác nhau. Trong trường hợp Việt Nam, ngưỡng nghèo thơng dụng là chi phí cho
một rổ hàng hóa cung cấp 2.100 đơn vị calo cho một người trong một ngày. Các
chỉ số khác thường được sử dụng là nghèo lương thực và chỉ số khoảng cách
nghèo. Một hộ gia đình được coi là nghèo lương thực khi chi tiêu của hộ đó thấp
đến nỗi dù họ có chi tất cả tiền cho việc mua lương thực thì cũng khơng đủ để có
2.100 đơn vị calo mỗi ngày. Bên cạnh đó, là ngay cả các hộ gia đình nghèo nhất
thì họ vẫn phải có nhu cầu đối với các khoản chi phi lương thực khác. Chỉ số
khoảng cách nghèo là “mức chênh lệch” trung bình giữa chi tiêu của những


11

người nghèo và mức chi tiêu tại ngưỡng nghèo. Thước đo này được sử dụng để
mô tả mức độ nghèo là nơng hay sâu. Ngồi ra, tại Việt Nam cịn có cách xác
định của Cục Thống kê và Bộ lao động Thương binh và xã hội. Ở Việt Nam, từ

năm 1993 đến nay, chính phủ đã 6 lần điều chỉnh chuẩn nghèo đói cho phù hợp
với tình hình phát triển chung của xã hội. Chuẩn nghèo 2006-2010 và 2011-2015
được xác định như sau
Giai đoạn 2006-2010:
Đối với khu vực nông thôn: thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/
tháng trở xuống là hộ nghèo.
Đối với khu vực thành thị: thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/
tháng trở xuống là hộ nghèo.
Giai đoạn 2011-2015:
Đối với khu vực nơng thơn: thu nhập bình qn từ 400.000 đồng/người/
tháng trở xuống là hộ nghèo.
Đối với khu vực thành thị: thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/
tháng trở xuống là hộ nghèo.
Như vậy, chuẩn nghèo của Việt Nam nhìn chung là được đánh giá thấp
hơn rất nhiều so với chuẩn nghèo của thế giới.
1.3. Các nguyên nhân tác động đến nghèo
1.3.1 Nguyên nhân liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội
- Nguyên nhân về điều kiện tự nhiên
Xa trung tâm kinh tế của tỉnh, giao thơng đi lại khó khăn; đất đai cằn cỗi,
chưa chủ động hồn tồn về nước, diện tích bình qn trên đầu người thấp; thời
tiết khắc nghiệt bão lụt, thiên tai...
- Nguyên nhân về kinh tế


12

Quy mô của nền kinh tế nhỏ bé, cơ cấu kinh tế lạc hậu,thị trường bị bó
hẹp...
- Nguyên nhân về xã hội
Dân số và lao động, trình độ dân trí, đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức

khỏe, phong tục, tập quán, vấn đề cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý, điều hành.
1.3.2 Các nguyên nhân thuộc bản thân người nghèo
- Quy mô hộ lớn, đông con, tỷ lệ phụ thuộc cao
Quy mơ hộ gia đình rất quan trọng có ảnh hưởng đến thu nhập bình qn
của các thành viên trong hộ, đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của
nghèo khổ.
- Trình độ học vấn thấp
Người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm
được việc làm tốt nên mức thu nhập chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu,
khơng có điều kiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thốt nghèo.
- Khơng có việc làm hoặc việc làm không ổn định
Việc làm chủ yếu trong khu vực nơng nghiệp với tình trạng khơng ổn
định; không biết làm ăn kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa, khơng có
năng lực hiểu biết về thị trường. Không năng động giải quyết việc làm, lười lao
động.
- Thiếu vốn hoặc thiếu phương tiện sản xuất
Các nguồn lực sản xuất chủ yếu hiện nay có thể kể đến như vốn, đất đai,
khoa học công nghệ... song tất cả những thứ đó người nghèo đều khơng có hoặc
rất hạn chế về khả năng tiếp cận.
- Do ốm yếu, bệnh tật


13

Bệnh tật và sức khoẻ kém, họ phải gánh chịu hai gánh nặng: một là mất đi
thu nhập từ lao động, hai là gánh chịu chi phí cho khám chữa bệnh phải cầm cố
tài sản để có tiền trang trải chi phí, rơi vào vịng luẩn quẩn đói nghèo.
1.4. Nội dung giảm nghèo
1.4.1 Khái niệm về giảm nghèo
Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng

bước thốt khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện phần trăm về tỷ lệ và số lượng hộ
nghèo hằng năm giảm xuống. Nói một cách khác, giảm nghèo là quá trình
chuyển bộ phận dân cư nghèo lên mức sống cao hơn. Ở một khía cạnh khác,
giảm nghèo là chuyển từ tình trạng ít có điều kiện lựa chọn sang tình trạnh có đầy
đủ sự lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người.
1.4.2 Sự cần thiết phải giảm nghèo
Về mặt xã hội: Nghèo đói trước hết là vấn đề về mặt kinh tế nhưng đồng
thời cũng tác động mạnh mẽ đến xã hội, làm phát sinh các tệ nạn xã hội như:
trộm cắp, giết người, bạo lực, ma túy, gây mất trật tự xã hội và cao hơn hết có thể
dẫn đến mất ổn định về mặt chính trị. Nghèo đói là một trong những ngun
nhân chính làm cản trở q trình tiếp thu tri thức mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới…
Về mặt kinh tế: giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Tăng trưởng kinh tế tạo ra cơ sở, điều kiện vật chất để giảm
nghèo. Ngược lại, giảm nghèo là nhân tố đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế của
nước nhà.
1.4.3 Nội dung giảm nghèo
Thứ nhất: Tạo điều kiện để hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập
Tăng thu nhập cho đối tượng nghèo là nội dung cần được quan tâm nhất
đối với công tác giảm nghèo. Để tăng thu nhập cho người nghèo cần có các chính
sách hỗ trợ sản xuất, đào tạo dạy nghề, tạo việc làm, tạo điểu kiện cho hộ nghèo


14

tiếp cận nguồn vốn gắn với cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển
giao kỹ thuật công nghệ vào sản xuất.
Thứ hai: Tăng cường chính sách hỗ trợ cải thiện điều kiện sống cho người
nghèo
Phần lớn người nghèo thường thiếu vốn về điều kiện sinh sống cũng như

các dịch vụ y tế, trình độ văn hóa. Vì vậy, nhà nước cần quan tâm và tăng cường
hỗ trợ về nhà ở, điều kiện sinh hoạt, hỗ trợ về giáo dục, y tế, hỗ trợ pháp lý cho
người nghèo…
1.4.4 Các tiêu chí phản ánh đến việc giảm nghèo
Hiện nay, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc giảm nghèo và các cơng
tác xóa đói giảm nghèo của cả nước được thực hiện, tuy nhiên, do giới hạn của
một luận văn về mặt thời gian nên luận văn này chỉ đề cập đến một số yếu tố sau:
Tăng trình độ học vấn: Trình độ học vấn là yếu tố hàng đầu để cải thiện
cuộc sống của người dân. Một phần, do thiếu trình độ khơng có cơ hội tìm kiếm
việc làm, mặc khác, do cơ chế việc làm tại thị trường ngồi tỉnh cũng như xuất
khẩu địi hỏi kỷ năng tay nghề cao mà đa số hộ nghèo đều khơng có cơ hội để
tiếp xúc học tập. Điều đó chứng minh, khi người dân có trình độ hiểu biết cao sẽ
tiếp thu các kiến thức cũng như các chính sách an sinh xã hội một cách dễ dàng
có cơ hội phát triển kinh tế, ổn định đời sống nâng cao thu nhập.
Tăng số lao động làm ăn xa và được vay vốn: Xét trên địa bàn của huyện
An Phú, số lao động thất nghiệp cũng như có việc làm tại địa phương chiếm tỷ lệ
khá cao. Việc tạo các cơ hội việc làm thông qua Trung tâm giới thiệu việc làm và
phòng Lao động, thương binh và xã hội là rất cần thiết nhằm tìm kiếm các thị
trường việc làm trong và ngồi tỉnh. Bên cạnh đó, tín dụng được coi là công cụ
cuối cùng để phát triển kinh tế nhằm giúp cho người dân khai thác tốt hơn các
tiềm năng về đất đai, lao động, bảo tồn các làng nghề thủ cơng truyền thống,
nghề mới để tiến tới thốt nghèo và làm giàu.


15

Tạo việc làm ở các lĩnh vực ngồi nơng nghiệp: Hầu hết hộ nghèo đều là
những hộ khơng có đất canh tác trồng trọt. Tạo ra môi trường việc làm ngồi lĩnh
vực nơng nghiệp cũng là một biện pháp giảm nghèo thiết thực và hiệu quả.
Cải thiện cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: đường giao

thông, điện thắp sáng, nước sạch, trường học, hệ thống thơng tin liên lạc… đóng
vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và công tác xóa đói giảm
nghèo của địa phương. Khi cơ sở hạ tầng nơng thơn phát triển, thơng qua các gói
dự án của chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp sẽ tạo ra nhiều cơ
hội việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế cho các hộ ở vùng nơng thơn
nhất là các hộ gia đình ở vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn.
1.5. Kinh nghiệm một số địa phương về giảm nghèo
1.5.1 Tỉnh Đồng Nai
Đây là tỉnh thành công nhất trong việc giảm nghèo, nổi bậc ở các vấn đề
sau: Dạy chữ, dạy nghề cho người nghèo: Sở LĐ-TBXH cùng ngành GDĐT đã
tổ chức được nhiều trường, khóa, lớp đào tạo ngắn hạn tại các xã vùng sâu vùng
xa cho người nghèo, người có trình độ thấp học những ngành nghề phù hợp. Tỉnh
có chương trình tài trợ, hỗ trợ dạy nghề phù hợp và giới thiệu việc làm cho con
em đồng bào dân tộc, gia đình chính sách và bộ đội xuất ngũ. Ước tính bình qn
mỗi năm có trên 1.000 học viên được đào tạo nghề miễn phí và giới thiệu việc
làm có thu nhập ổn định
1.5.2 Tỉnh Lâm Đồng
Qua 5 năm thực hiện Nghị Quyết số 7 của Tỉnh ủy, số hộ đói nghèo của
Tỉnh giảm từ 31.495 năm 1994 xuống còn 15.000 năm 2000. Kết quả đó đã nói
lên sự cố gắng của Đảng bộ và nhân dân Lâm Đồng trong việc nâng cao mức
sống cho người dân nghèo. Song song với việc khuyến khích và tạo điều kiện
làm giàu chính đáng thì việc nâng cao mức sống của hộ nghèo đã góp phần ngăn
chặn việc phân hóa giàu nghèo góp phần xây dựng cuộc sống quê hương giàu
đẹp


×