Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Hướng dẫn sử dụng máy đo nội trở accu_Megger bite 3 User manual

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 22 trang )

NGUYEN TRI MINH


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
MÁY ĐO NỘI TRỞ ACCU

MEGGER BITE 3
Biên dịch từ Tài liệu
Instruction Manual BITE 3 Battery Imperdance Test Equipment
(Rev 6 July 2010)
Có bổ sung, hiệu đính

Người dịch: Nguyễn Trí Minh
Hà Nội 2020


MỤC LỤC
1- GIỚI THIỆU ...................................................................................................4
Máy đo BITE 3...................................................................................................4
Lý thuyết và thực tế ............................................................................................4
Hoạt động của Máy đo BITE 3 ............................................................................5
Các ứng dụng của máy đo BITE 3 .......................................................................5
Thủ tục khi tiếp nhận máy đo BITE 3 mua mới ....................................................5
2- CÁC CHỨC NĂNG ĐIỀU KHIỂN, KẾT NỐI, ĐÈN CHỈ THỊ VÀ MENU ...6
Tổng quát ...........................................................................................................6
Các Công tắc và Cổng kết nối .............................................................................6
Khối nguồn ........................................................................................................9
Sạc pin ...............................................................................................................9
3-ĐÈN CHỈ THỊ TRẠNG THÁI PIN ................................................................10
Ngừng sạc ........................................................................................................10
Điện áp đầu vào quá thấp ..................................................................................10


Lỗi ...................................................................................................................10
4-CÁC BƯỚC ĐO KIỂM ....................................................................................10
Tổng quát .........................................................................................................10
Bước một: Thực hiện các thao tác tiền kiểm.......................................................11
Bước hai: Bật BITE 3 và đấu nối bộ đầu đo .......................................................11
Bước bốn: Thực hiện các hoạt động sau đo kiểm................................................12
Xem lại kết quả đo............................................................................................12
Đo kiểm lại một bình hoặc một cầu đấu .............................................................12
Phân tích kết quả đo kiểm .................................................................................12
Đo kiểm các hệ thống accu có tạp âm ................................................................13
Các phép đo sử dụng các bộ đầu đo tùy chọn .....................................................13
Xem lại và đo lại ..............................................................................................13
5- PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐO .........................................................................14


Tổng quát .........................................................................................................14
Xem (In) kết quả đo kiểm trên màn hình LCD ...................................................14
Chế độ phân tích tức thời ..................................................................................15
Chế độ phân tích ngắn hạn ................................................................................15
Xu hướng dài hạn .............................................................................................15
6 – GIAO TIẾP VỚI PHẦN MỀM ProActiv .....................................................16
Tổng quát .........................................................................................................16
Thông tin & các cài đặt .....................................................................................17
Xuất thông tin của Tổ accu................................................................................17
Cập nhật hệ điều khiển (firmware).....................................................................17
Xuất/nạp dữ liệu và thông tin lên PC/Laptop ......................................................17
7-BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ .................................................................18
Tổng quát .........................................................................................................18
Các đèn LED chỉ thị trạng thái ..........................................................................18
PHỤ LỤC - Thông số kỹ thuật ..........................................................................20

Điện .................................................................................................................20
Điều kiện môi trường ........................................................................................20
Cơ khí ..............................................................................................................20
Bộ sạc ..............................................................................................................21


1- GIỚI THIỆU
Máy đo BITE 3
LƯU Ý: Trước khi sử dụng máy đo BITE 3, hãy chắc chắn rằng bạn đã đọc và hiểu
các yêu cầu về an toàn và quy trình vận hành có trong hướng dẫn này.
Máy đo BITE 3 do Megger sản xuất và được kiểm định và chạy thử kỹ lưỡng, tuân thủ các tiêu
chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt trước khi xuất xưởng.
Máy đo sẵn sàng sử dụng (sau khi được sạc pin trong 24 giờ) khi được cài đặt và vận hành theo
các nội dung nêu trong hướng dẫn này.
BITE 3 là thiết bị đo được sử dụng để đánh giá tình trạng của các hệ thống ắc-quy tĩnh (lắp đặt
cố định). Thiết bị này có thể đo:
* Trở kháng AC, giá trị nội trở của ắc-quy
* Điện áp DC trên các đầu cực của accu
* Điện trở thanh nối (cầu đấu) giữa các bình accu
* Trị số dòng nạp đệm (thả nổi/float)
* Trị số dòng hài (dòng gợn/dòng chồng/ripple)
* Các thành phần dòng hài
Các kết quả đo này, cùng với các dữ liệu bảo trì khác như nhiệt độ mơi trường và nhiệt độ accu,
giúp ta đánh giá được tình trạng của hệ thống accu. BITE 3 là một trong những máy đo đầu tiên
cho phép cấu hình thơng qua phần mềm cài đặt trên PC, phần mềm này là ProActiv. Tính năng này
làm cho việc sử dụng máy đo hết sức linh hoạt và dễ dàng. Chỉ cần nhấp chuột là tải được dữ liệu
từ máy đo BITE 3 vào PC và Trạm/Tổ accu tương ứng sẽ tự động được cập nhật dữ liệu mới nhất.
Ngồi ra, có thể cập nhật phần mềm của máy đo BITE 3 qua Internet vì vậy ln cập nhật được các
phiên bản mới nhất và những cải tiến tốt nhất cho máy đo này.
Máy đo BITE 3 cho ta dữ liệu thể hiện tình trạng tổng thể của hệ thống accu. Các accu yếu do

nhiều nguyên nhân, một trong số đó là sunfat hóa bản cực, cạn dung dịch (mất áp suất), các đầu nối
giữa các accu bị lỏng, phình bản cực, .v.v. Máy đo BITE 3 cũng đo được dòng nạp đệm của accu,
dòng này sẽ tăng dần theo thời gian khi accu suy giảm chất lượng. Đối với các accu VRLA (Accu
axit chì có van ổn định – Valve regulated lead acid battery), khi dòng nạp đệm tăng lên là chỉ dấu
cho biết accu sẽ bị quá nhiệt. [Accu nước không bị quá nhiệt do dung dịch chủ yếu là axit, chúng
sẽ bay hơi hết, nên nhiệt độ của accu cao nhất chỉ khoảng 260F (125oC)].
Máy cũng đo được dòng hài (dòng gợn/ripple current), đây là một chỉ báo về chất lượng đầu ra
của máy nắn. Máy nắn chuyển đổi AC thành DC nhưng không có máy nắn nào đạt hiệu suất 100%.
Bởi vậy, có một số thành phần AC lọt sang phía DC và được gọi là hài AC (AC ripple). Nếu dòng
hài này lớn hơn khoảng 5% (5A rms/100Ah) thì sẽ làm nhiệt độ của accu tăng lên và do đó rút
ngắn tuổi thọ của accu. Sự lão hóa tự nhiên của máy nắn sẽ làm các hài AC gia tăng nhưng với tốc
độ chậm và chấp nhận được. Tuy vậy, nếu có một đi-ốt nào đó bị nổ thì dịng hài có thể tăng gấp ba
đến bốn lần và có thể làm nóng accu. Đo dịng hài giúp ta đánh giá được tình hình chung về chất
lượng đầu ra của máy nắn.

Lý thuyết và thực tế
Về mặt lý thuyết, một tổ accu là một mạch điện gồm nhiều bình accu mắc nối tiếp nhau, chúng
giống như các điện trở có một dịng điện chạy qua. Dòng điện chảy qua các “điện trở” này do điện
áp của máy nắn đặt lên chúng. Trong một mạch nối tiếp, định luật Kiếc-khốp (Kirchhoff) nói rằng,
dịng điện chảy qua mạch đó là giống nhau ở mọi điểm. Cịn định luật Ơm (Ohm) thì nói rằng, trên
mỗi điện trở sẽ có một sụt áp tương ứng với dịng điện chạy qua bất kể dịng điện đó là AC, DC
hay cả hai. Trở kháng thu được bằng cách cho một dòng điện xoay chiều chảy qua accu và đo sụt
áp trên accu đó. Tính trở kháng theo Định luật Ohm, Z = E/I. Rõ ràng, để có được các giá trị nội trở
chính xác (trở kháng, v.v.), cần phải đo được cả dòng điện. Trên thực tế, một tổ accu được đấu


song song với một tải và máy nắn và thông thường nó cịn được đấu song song với các tổ accu khác
nữa. Do đó, dịng điện thực tế sẽ thay đổi tùy theo điều kiện cụ thể (của máy nắn, của tải) và các
nhánh accu song song. Vì vậy, cần phải đo được đúng thành phần dòng điện đã gây ra sụt áp trên
accu cần kiểm tra thì mới có được giá trị trở kháng chính xác.


Hoạt động của Máy đo BITE 3
Máy đo BITE 3 hoạt động dựa trên nguyên tắc đặt một dòng điện xoay chiều lên một bình accu
riêng lẻ và đo điện áp AC gây ra bởi dịng điện xoay chiều đó cùng với dịng điện của chính bình
accu này. Sau đó nó sẽ tính tốn trở kháng. Bộ đầu đo tiêu chuẩn của máy là loại 2 điểm (dualpoint), kiểu Ken-vin (Kelvin). Trong đó, một điểm dùng để đo dòng điện và điểm kia đo điện áp.
Ngồi trở kháng tiêu chuẩn, điện áp bình và điện trở thanh nối giữa các bình accu, BITE 3 còn
sử dụng một kỹ thuật rất mới để đo dòng nạp đệm (thả nổi/floating current) và dòng hài (dòng
gợn/ripple current). Cách tốt nhất để đo dịng điện là thơng qua việc đo điện áp trên một điện trở
Sơn1 (Shunt). Megger cho rằng có rất nhiều Sơn trong một tổ accu, chính là các thanh nối (cầu
nối) giữa các bình accu. Theo đó, bằng cách ngay từ đầu có được giá trị điện trở của một thanh nối
nào đó thì sau đó sẽ dùng nó như một Sơn và có thể xác định được các dịng nạp và dịng hài.
Độ chính xác của các phép đo dòng nạp đệm và dòng hài phụ thuộc vào giá trị của Sơn. Hãy
xem phần Thông số kỹ thuật để biết rõ hơn về độ chính xác này.
Máy đo BITE 3 làm được nhiều việc hơn là chỉ thực hiện các phép đo, bởi nó tích hợp sẵn một
cơ sở dữ liệu mà người dùng có thể tùy chỉnh thoải mái với những thay đổi theo từng bước 1 %.
BITE 3 hoạt động song song với phần mềm ProActiv để cài đặt cấu hình và Trạm/Tổ accu tùy theo
lựa chọn của người dùng. BITE 3 và ProActiv phối hợp với nhau cho phép dữ liệu mới nhất từ
ProActiv được tải xuống máy đo để phân tích dữ liệu tại ngay tại hiện trường. Tất cả các máy đo
BITE 3 khác sau này đều có thể tải tồn bộ thơng tin và dữ liệu cần thiết cho dù máy đo BITE 3
ban đầu đã gửi bộ dữ liệu nào của accu.

Các ứng dụng của máy đo BITE 3
Máy đo BITE 3 được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như:
 Viễn thông – vô tuyến và hữu tuyến
 Trạm phát điện
 Hệ thống lưu điện UPS
 Công ty dịch vụ
 Đường sắt
 Hệ thống nguồn dự phòng trong công nghiệp nặng
 Nhà máy sản xuất Accu

 Bộ chiếu sáng khẩn cấp
 Ứng dụng trong hàng hải và quân sự

Thủ tục khi tiếp nhận máy đo BITE 3 mua mới
Khi nhận được máy đo BITE 3 cần kiểm tra theo danh sách đóng gói để đảm bảo rằng có đủ các
phụ kiện kèm theo. Nếu có bất kỳ sự thiếu hụt nào, bạn hãy thông báo cho Megger (tel 1-610-6768500.) BITE 3 rất dễ sử dụng bởi các Kỹ thuật viên. Nó có vỏ nhựa chắc chắn và bao gồm các
thành phần, phụ kiện sau đây:
 Máy đo BITE 3 có dây đeo
 Bộ đầu đo hai kim với đèn LED và các kim dự phòng
 Dây nguồn và và bộ sạc AC
 Cáp kết nối, modem null RS-232
1

Sơn (Shunt) là một điện trở có giá trị chuẩn, biết trước. Do đó khi đo được sụt áp trên nó sẽ dễ dàng tính được dịng điện chảy qua nó theo Định
luật Ơm, I = U/RShunt .






Túi vải đựng máy
CD phần mềm ProActiv
Sách hướng dẫn

2- CÁC CHỨC NĂNG ĐIỀU KHIỂN, KẾT NỐI, ĐÈN CHỈ THỊ VÀ MENU
Tổng quát
Bảng mặt trước của BITE 3 (tính theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống dưới) bao gồm các
thành phần sau:
1.Phím Test (dùng cho các đầu đo tùy chọn)

2. Bàn phím ký tự-số (cho phép nhập cả các ký hiệu)
3. Công tắc Nguồn, S1 (tuy nhiên trên mặt máy khơng có nhãn S1.)
4. Phím Enter
5. Màn hình LCD, ¼ VGA, đơn sắc
6. Loa cảnh báo
7. Cổng COM/Máy in, J3 (nhưng trên mặt máy không ghi nhãn J3)
8. Nút điều khiển con trỏ
9. Phím Menu
10. Phím điều chỉnh độ tương phản màn hình

Cạnh bên của máy đo bao gồm các cổng kết nối cho đầu đo (J1) và kết nối CT (J2) (nhắc lại,
trên vỏ máy không được ghi các nhãn Jx như ký hiệu trong tài liệu này)

Hình dưới đây là Cổng kết nối bộ sạc pin, đèn chỉ thị trạng thái pin và phím điều khiển chế độ
sạc chậm:

Các Công tắc và Cổng kết nối
Công tắc (S1)
Công tắc bật-tắt để cấp nguồn hoặc tắt nguồn của thiết bị. Máy đo mất khoảng 30 giây khởi
động và khoảng mười giây khi tắt nguồn.
Cổng đo (J1)
Các đầu đo được kết nối ở cổng này. Đây là cổng quan trọng nhất.
Cổng CT (J2)
Khi sử dụng đầu đo ngoài CT tùy chọn sẽ được cắp vào cổng này. Đây cũng là cổng quan trọng.


Cổng Com & Máy in (J3)
Cáp điều khiển và máy in được kết nối với cổng J3 để liên lạc với PC hoặc máy tính xách tay
hoặc với máy in.
Cổng sạc pin (J4)

Đầu ra của bộ sạc nối đến pin qua cổng này. Máy đo được thiết kế theo cách không thể vừa đo
vừa sạc nguồn nhằm đảm bảo an toàn.
Kiểm tra trạng thái pin (J5)
Trạng thái của pin thể hiện qua số lượng thanh LED khi nhấn nút này – mỗi thanh LED tương
ứng khoảng 10% dung lượng pin. Xem phần Đèn chỉ thị trạng thái pin dưới đây.
Nút sạc chậm (J6)
Nếu nhấn nút sạc chậm (J6) khi đang kết nối bộ sạc, pin sẽ được sạc chậm trong vòng khoảng
48 giờ. Xem phần Đèn chỉ thị trạng thái pin dưới đây.
Máy đo cịn có một loa cảnh báo nằm ẩn trong thân thiết bị và các đèn LED nằm trên bộ đầu đo
hai kim để chỉ thị trạng thái máy đo và mạch điện đo. Bảng dưới đây nêu chi tiết các trường hợp có
cảnh báo âm thanh và kích hoạt các đèn LED. Trạng thái máy đo và mạch điện đo cũng được hiển
thị trên màn hình LCD.
Đỏ - Không tiếp xúc (không phát hiện được mạch điện đo)
Vàng, nhấp nháy- Có tiếp xúc (đã phát hiện được mạch điện đo) nhưng không đo được
Vàng, đứng im- Tiếp xúc tốt (đã phát hiện được mạch điện đo) đang đo
Xanh lá cây- Phép đo đã hoàn thành, hãy tháo đầu đo khỏi mạch điện đo.

Bàn phím đùng để nhập cấu hình trạm và tổ Accu. Nó cũng được sử dụng để thêm các chú thích
về Accu hoặc phép đo mà người dùng có thể muốn ghi lại. Bộ ký tự của bàn phím bao gồm:
1( ) 2ABC 3DEF 4GHI 5JKL 6MNO 7PQRS 8TUV 9WXYZ 0 (khoảng trắng), _ . ,.# mμ%-( )
/:@!?$=<>’*
Đầu đo tùy chọn CT có hai chế độ hoạt động: Dịng thốt và trở kháng (dịng hài). Cần phải đo
"dịng thốt" của các tổ accu lắp song song, chủ yếu được sử dụng trong các công trình viễn thơng,
kể cả vơ tuyến và hữu tuyến. Hãy xem một ví dụ điển hình, gồm sáu tổ accu lắp song song nhau,
mỗi tổ có 4 bình 12VDC. Trong ví dụ này, dịng điện của máy đo sẽ chảy qua các nhánh song song
là các accu này. Máy đo sẽ đo dịng điện đầu ra của nó và CT đo dòng điện chảy qua các tổ accu
lắp song song. Kết hợp giá trị dòng điện đầu ra và "dòng thốt" sẽ cho các giá trị trở kháng chính
xác. Những phương pháp khác khơng đo dịng điện hoặc khi Máy đo BITE 3 khơng có CT thì kết
quả đo chắc chắn sẽ khơng tin cậy. Bằng cách đo "dịng thốt", tức là dịng điện khơng đi qua accu
cần kiểm tra, phần này có thể tách ra từ dịng điện đầu ra, sẽ tính được chính xác trở kháng theo

định Luật Ôm, Z = E / i.
Sơ đồ cấu trúc của menu điều khiển:


Trong mục "Cấu hình /Trạm-Tổ Accu/Xóa", bạn khơng thể xóa được một Trạm và/hoặc một tổ
Accu nếu trước đó bạn khơng xóa hết dữ liệu của nó (giống như bạn xóa thư mục vậy). Thiết kế
này để tránh vơ tình xóa nhầm tồn bộ dữ liệu một Trạm/Tổ Accu nào đó. Để xóa dữ liệu, bạn hãy
chuyển đến mục "Hệ thống/Xóa kết quả đo". Mỗi khi xóa bạn đều sẽ được hỏi "Bạn có chắc chắn
khơng?"


Khối nguồn
Khối nguồn gồm các viên pin niken-kim loại-hiđrit và một phân hệ quản lý nguồn gắn sẵn, phân
hệ này điều khiển quá trình sạc điện và giám sát quá trình phóng điện. Đây là một khối nguồn gọn
nhẹ, dung lượng cao và có thể được sạc lại bất cứ lúc nào. Người dùng không phải lo lắng về việc
sạc quá đầy hoặc xả quá mức. Mặc dù bạn để nó ở trạng thái đói cũng khơng ảnh hưởng gì nhưng
để thuận tiện trong công việc, tốt nhất là bạn nên sạc định kỳ để duy trì nguồn ở trạng thái no. Ở
mặt trước của Khối nguồn có hai nút bấm và một đèn LED 10 đoạn. Để biết dung lượng hiện hành
của Khối nguồn, bất kể khi đang lắp vào máy đo hoặc để rời, bạn hãy bấm nút "Kiểm tra trạng thái
nguồn" (J5).

Tình trạng pin của máy đo BITE 3
Đèn báo trạng thái pin sẽ sáng các đoạn led từ 1 đến 10, biểu thị mức sạc tương ứng từ 10% đến
100%. Sau vài giây, đèn báo này sẽ tự động tắt.
CHÚ Ý: Các viên pin là loại niken-kim loại-hidrit nên nếu vứt bỏ, phải tuân thủ các quy định
của địa phương về xử lý pin cũ, hỏng.

Sạc pin
Xin lưu ý - Chỉ nên sạc pin trong phạm vi nhiệt độ 32°F - 115°F (0°C đến 45°C). Không thể sạc
nhanh nếu nhiệt độ dưới 10°C. Sạc nhanh làm nhiệt độ của pin tăng lên. Nếu nhiệt độ vượt quá

115°F (45°C), tốc độ sạc sẽ tự động giảm.
Để sạc pin, Khối nguồn phải được tháo khỏi thiết bị. Tháo Khối nguồn bằng cách nhấn vào
vùng hình trịn khắc nổi của các thanh kẹp và kéo phần trên của thanh kẹp ra khỏi thân máy. Lúc
này, rút Khối nguồn ra khỏi đáy máy. Cắm Khối nguồn vào bộ sạc (J4) hoặc nối vào ắc quy xe hơi
12V bằng đầu "tẩu châm thuốc" (tùy chọn). Đèn báo "Trạng thái pin" sẽ phát sáng và tạo ánh sáng
chuyển động trong quá trình sạc pin. Có thể sạc pin bất kỳ khi nào, khơng phải đợi đến khi phóng
hết. Thơng thường, sạc đến 90% dung lượng chỉ trong vòng 2 tiếng rưỡi. Tuy nhiên, sạc no có thể
mất tới 4 giờ và việc sạc no còn phụ thuộc vào trạng thái ban đầu của pin. Khi sạc no, mạch quản
lý nguồn sẽ tự động ngắt để tránh nạp quá mức.
Khối nguồn có thể sử dụng bình thường kể cả khi chưa nạp no và cũng khơng ảnh hưởng gì nếu
cất trữ ở trạng thái đó. Tuy nhiên, trên thực tế bạn sẽ cần một Khối nguồn dự phòng nữa thay thế
cho Khối nguồn đang làm việc khi đã phóng hết để đảm bảo sử dụng máy đo BITE 3 được liên tục
(không phải chờ nạp rồi mới làm tiếp).
Khi bị lão hóa, pin sẽ bắt đầu giảm dung lượng. Lúc này, cần phải kích hoạt chức năng sạc chậm
của Khối nguồn, bằng cách bấm nút "Sạc chậm (+)" (J6) khi đang sạc cho đến khi ánh sáng của các
thanh chỉ báo bắt đầu chuyển động. Cách sạc này có thể mất tới 48 giờ và do đó tốt nhất là thực
hiện vào ngày cuối tuần hoặc khi không sử dụng máy đo trong khoảng thời gian đủ dài. Dù không
sử dụng, nhưng pin sạc no vẫn sẽ tự phóng hết trong khoảng vài tuần (nhiệt độ càng cao thì phóng
càng nhanh). Vì vậy, bạn cần luôn kiểm tra đèn báo "Trạng thái pin" trước khi bắt đầu làm việc.
Pin được sạc no toàn bộ các đoạn led sẽ sáng. Ngược lại, khi pin phóng kiệt sẽ khơng có đoạn led
nào sáng.
LƯU Ý: Tất cả các loại pin đều bị giảm tuổi thọ khi để ở nhiệt độ cao. Với nhiệt độ 30°C liên tục
có thể sẽ làm pin bị hỏng trong khoảng gần 5 năm. Ở nhiệt độ 40°C sẽ rút ngắn tuổi thọ của nó chỉ
cịn 2 năm.


3-ĐÈN CHỈ THỊ TRẠNG THÁI PIN
Đèn chỉ trạng thái pin cung cấp thông tin về dung lượng pin, nhưng cũng được sử dụng để chỉ
thị các trạng thái khác, như sau:
Sạc tiêu chuẩn (Nhanh): Khối nguồn đang sạc ở tốc độ tiêu chuẩn. Đèn LED tạo thành vệt sáng

chuyển động nhanh.

Sạc chậm (Chậm): Khối nguồn đang sạc ở tốc độ chậm. Các đèn LED tạo thành vệt sáng
chuyển động chậm.

Sạc tiêu chuẩn nhưng ở tốc độ chậm (Nhấp nháy và Chuyển động chậm): Pin đã được
thiết lập sạc ở tốc độ tiêu chuẩn, nhưng vì pin đã nóng, nên phân hệ quản lý nguồn chuyển tốc độ
sạc xuống mức thấp để pin nguội bớt. Đợi khi nhiệt độ giảm và/hoặc người dùng di chuyển Khối
nguồn đến vị trí mát hơn sẽ trở lại trạng thái sạc tiêu chuẩn. Khi Khối nguồn bị quá nhiệt, một số
đèn LED sáng nhấp nháy cố định, số còn lại tạo thành vệt sáng chuyển động chậm.

Ngừng sạc - Có vấn đề về nhiệt độ:
Khi pin q nóng hoặc q lạnh thì q trình sạc sẽ bị tạm ngừng cho đến khi nhiệt đô pin trở về
khoảng 32°F đến 115°F (0°C đến 45°C). Ở trạng thái này các đèn LED sáng nhấp nháy cố định,
không tạo thành vệt chuyển động.

Điện áp đầu vào quá thấp:
Bộ sạc không cung cấp đủ điện áp cho Khối nguồn để sạc pin. Ở trạng thái này đèn LED sẽ phát
sáng chạy từ phải sang trái.
Pin gần cạn kiệt: Dung lượng pin rất thấp. Cần sạc lại. Ở trạng thái này chỉ còn một đèn LED
sáng nhấp nháy.

Lỗi: Khởi động lại:
Có lỗi nào đó trong Khối nguồn, hệ thống sẽ khởi động lại. Bạn hãy đợi một lát và lỗi sẽ tự hết.
Khi máy đo ở trạng thái này, các đèn LED thứ nhất, thứ năm, thứ sáu và thứ mười sẽ nhấp nháy
đồng thời.

Vấn đề quá áp: Điện áp sạc quá cao. Bạn phải ngắt ngay bộ sạc khỏi Khối nguồn và
tìm cách xử lý lỗi này. Khi Khối nguồn bị quá áp, các đèn LED sẽ phát sáng chạy từ các LED
phía ngồi vào trong và ngược lại.


4-CÁC BƯỚC ĐO KIỂM
Tổng quát
Máy đo BITE 3 được sử dụng để đo kiểm các accu đang hoạt động trong hệ thống nguồn DC.
Nó có thể lưu trữ các kết quả đo từng bình cũng như theo từng tổ accu. Dung lượng bộ nhớ của nó
khoảng 22.000 tổ accu với mỗi tổ gồm 60 bình được thiết kế theo cấu trúc cơ sở dữ liệu (CSDL) để
dễ theo dõi toàn bộ các số liệu đã có. Bên cạnh đó, Megger cịn thiết kế một gói phần mềm,
ProActiv, đi kèm hỗ trợ quản lý thông tin và số liệu về trạm (nơi lắp đặt accu), tổ và bình accu.
Các bước sử dụng máy đo BITE 3 để đo kiểm accu như sau:
1. Tiền kiểm (thực hiện các thao tác kiểm tra trước khi đo)
2. Bật nguồn BITE 3 và đấu nối bộ que đo
3. Lựa chọn trạm/tổ accu và thực hiện đo kiểm
4. Hậu kiểm (thực hiện các thao tác sau khi đo kiểm)


BITE 3 sử dụng một kỹ thuật riêng (đã được cấp bằng sáng chế) khơng cần đến đầu đo ngồi
CT trong hầu hết các trường hợp. Bởi thông thường, cần phải dùng đầu đo CT để đo dịng điện của
bình accu cần kiểm tra khi đó sẽ tính chính xác trở kháng của bình (Z = E/I).
Có nhiều bộ đầu đo tùy chọn để đo kiểm các loại accu khác nhau. Các bộ đầu đo này bao gồm:
một bộ đầu đo “AMP/Burndy” có đầu nối kiểu AMP/Burndy để đo kiểm các accu có đầu cực được
bọc kín; một bộ đầu đo Quick Disconnect dùng cho các accu nhỏ hơn có các đầu cực kiểu spade
(tròn) và một bộ kẹp lò xo kiểu Kenvin để dùng cho các accu nhỏ, đầu cực khó tiếp xúc. Các phép
đo sử dụng những bộ đầu đo này cũng được mô tả ở đoạn sau trong phần này.

Bước một: Thực hiện các thao tác tiền kiểm
Số liệu đo kiểm tốt nhất thu được khi accu đang được nạp đệm. Vì vậy, cần thực hiện:
1. Đảm bảo accu đang được nạp đệm, không ở chế độ phóng hoặc nạp điện.
2. Kiểm tra bằng mắt thường tất cả các bình accu và cầu nối giữa các bình. Phát hiện và loại trừ các
bình bị nứt vỡ, chảy dung dịch, các bình bị phồng hoặc các bình đang ở trạng thái không tốt.


Bước hai: Bật BITE 3 và đấu nối bộ đầu đo
BITE 3 là máy đo dạng máy tính chạy Windows CE. Sẽ mất khoảng 30 giây để khởi động và
vào chế độ đo kiểm.
1. Bật BITE 3 bằng cách nhấn nút bật / tắt (O|I). Đèn nền sẽ bật sáng.
2. Đấu nối bộ đầu đo thông thường và bộ đầu đo CT, nếu sử dụng thêm, vào BITE 3.
3. a) Cài đặt cấu hình trạm mới và tổ accu mới (hoặc tải cầu hình này từ ProActiv).

Hoặc b) Chọn một trạm/tổ accu cần kiểm tra (Xem Chương 3 để biết sơ đồ của các menu.)


Bước ba: Chọn một trạm/tổ accu và thực hiện các phép đo
1. Sau khi đã chọn một trạm/tổ accu, hãy đo nhiệt độ môi trường xung quanh và nhập số liệu vào
BITE 3. Nhấn phím Enter sau khi nhập xong số liệu nhiệt độ.

2. Đo dòng nạp đệm và dòng hài bằng cách đo trên cầu đấu accu, coi như đầy là một cái shunt
(sơn) (đang chờ cấp bằng sáng chế).
Lưu ý: Độ chính xác của các phép đo dịng nạp đệm và dòng hài phụ thuộc vào giá trị của shunt
được sử dụng để tính tốn. Nên sử dụng cáp nhiều lớp. Xem phần Thông số kỹ thuật để biết rõ hơn
về độ chính xác.
3. Đo tất cả các bình và các cầu đấu. Đưa que đo màu đỏ vào cực dương và que còn lại vào cực âm.

Lưu ý: Ở cạnh dưới của màn hình LCD hiển thị một vài kết quả đo kiểm.
Một dấu chấm than "!" có nghĩa là cảnh báo accu sắp hỏng.
Hai dấu chấm than "!!" có nghĩa là accu đã bị hỏng.

Bước bốn: Thực hiện các hoạt động sau đo kiểm
1. Khi tất cả các thao tác đo kiểm đã hoàn tất, hãy tháo bộ đầu đo và đầu CT, nếu có dùng.
2. Phân tích số liệu trên màn hình để tìm kiếm sự các dấu hiệu bất thường.
3.Và/hoặc tải dữ liệu lên ProActiv.
4. In số liệu bằng máy in tùy chọn và để lại một bản ghi tại trạm được kiểm tra.

5. Tắt nguồn BITE 3 bằng cách nhấn nút tắt/bật (O | I).

Xem lại kết quả đo
Để xem lại các kết quả đo chỉ cần cuộn màn hình lên/xuống. Để quay lại kiểm tra, cuộn đến
phép đo cuối cùng và bắt đầu thực hiện các phép đo.

Đo kiểm lại một bình hoặc một cầu đấu
Để đo kiểm lại một bình hoặc dây đeo, chỉ cần cuộn đến bình hoặc dây đeo đó và nhấn vào cạnh
phải của bảng điều khiển con trỏ. Thực hiện đo kiểm lại bình hoặc cầu đấu đó. Để trở về chế độ đo
kiểm bình thường, nhấn vào bên trái của bảng điều khiển con trỏ và cuộn đến bình hoặc dây đeo
cuối cùng và tiếp tục đo kiểm.

Phân tích kết quả đo kiểm (xem phần 5)


Đo kiểm các hệ thống accu có tạp âm
BITE 3 có thể được sử dụng để đo kiểm chính xác các hệ thống accu có tạp âm. Đặt đầu đo CT
(tùy chọn) ở chế độ “Trở kháng”. BITE 3 sẽ tự động sử dụng tạp âm trong hệ thống accu để thực
hiện các phép đo trở kháng. Nó hoạt động theo cách: sử dụng chính tạp âm hệ thống gây ra sụt áp
trên accu. Nó đồng thời đo dịng tạp âm hệ thống trong accu gây sụt áp. Trở kháng sau đó được
tính như bình thường.
Thủ tục để đo kiểm các hệ thống có tạp âm khá dễ dàng. Nếu gặp phải một hệ thống có tạp âm,
BITE 3 sẽ hiển thị trên màn hình LCD một thơng báo “Phát hiện tạp âm” (Noise Detected). Thông
báo này cho biết rằng có thể thu được kết quả tốt hơn bằng cách sử dụng thêm đầu đo CT tùy chọn
trong chế độ “Trở kháng” (Impedance).
Lúc này, thiết lập cấu hình chế độ CT trong BITE 3 thành chế độ “Trở kháng” (Impedance). Kết
nối CT với BITE 3 và đặt vào bất kỳ vị trí nào trong tổ accu cần kiểm tra. Sau đó thực hiện các
phép đo accu bình thường như trong Bước ba trên đây. Bây giờ BITE 3 sẽ sử dụng tạp âm hệ thống
trong accu thay vì dùng tín hiệu của chính nó. Nó chỉ đơn thuần là đo sụt áp do tạp âm hệ thống
gây ra, đồng thời đo dịng điện cua tạp âm đó bằng CT. Trở kháng được tính tốn chính xác bằng

cách sử dụng hai tham số đo được là sụt áp và dòng điện.

Các phép đo sử dụng các bộ đầu đo tùy chọn
1. Thực hiện Bước Một và Hai trên đây
2. Nhập thông số nhiệt độ & và nhấn Enter
3. Kết nối bộ dầu đo tới accu
4. Tùy thuộc vào bộ đầu đo sẽ đo dòng nạp đệm và dòng hài như trong Bước ba, phần 2 trên đây và
nhấn nút bắt đầu “test” màu đỏ.
5. Tiếp tục đo kiểm các bình và cầu đấu cần đo khi cần thiết, thực hiện các kết nối tương ứng và
nhấn nút "test" màu đỏ trên bảng điều khiển trên cùng của BITE 3 để bắt đầu đo.
6. Sau khi đo xong một tổ accu, tiếp tục đo kiểm theo cách tương tự cho đến khi tất cả các bình đều
được kiểm tra.
7. Theo Bước bốn trên đây, cuối cùng là thực hiện các hoạt động hậu kiểm.

Xem lại và đo lại
Theo các bước tương tự được trình bày trên đây.


5- PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐO
Tổng quát
Máy đo BITE 3 giao tiếp với phần mềm ProActiv để nạp dữ liệu lên và tải xuống các bản cập
nhật cho các trạm và tổ accu cũng như hệ điều khiển (firmware) của thiết bị. ProActiv quản lý dữ
liệu toàn thể của tất cả các khách hàng, khu vực, trạm và tổ accu, trái lại máy đo BITE 3 chỉ quản
lý một phần thông tin và dữ liệu này. Máy đo thực hiện phân tích tức thời các dữ liệu mà nó trực
tiếp quản lý. BITE 3 cũng có thể thống kê tỷ lệ thay đổi so với lần đo kiểm trước và tỷ lệ thay đổi
so với thiết kế ban đầu nếu kết quả đo kiểm trước đó và thơng tin về thiết kế ban đầu đã được tải
xuống từ ProActiv. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhập thủ cơng vào BITE 3 các giá trị thiết kế ban
đầu chứ không nhất thiết phải tải xuống từ ProActiv.
Có ba chế độ phân tích dữ liệu: tức thời, xu hướng ngắn hạn và xu hướng dài hạn. Phân tích dữ
liệu tức thời được sử dụng khi khơng có dữ liệu trước đó. Trong chế độ này, mỗi bình accu được so

sánh với mức trung bình của tồn tổ accu. Độ lệch tương đối của bình phải nằm trong một số giới
hạn như được trình bày trong biểu đồ. Do accu ngày càng lão hóa, nên độ lệch tương đối sẽ ngày
càng lớn vì vậy chế độ này chủ yếu để phát hiện những biến động bất thường.

Xem (In) kết quả đo kiểm trên màn hình LCD
Khi đo kiểm xong, bạn hãy sử dụng các nút trên menu, đi đến mục "Phân tích/Trạm/Tổ
accu/Ngày kiểm tra" chọn kết quả đo kiểm cần xem. Khi chọn, màn hình sẽ hiển thị trạng thái của
tất cả các bình accu và các cầu nối. Mọi kết quả đo nằm ngoài các giới hạn đã thiết lập sẽ được gắn
cờ. Các kết quả đo nằm trong dải “Đạt” (pass) được trình bày với văn bản bình thường. Các kết quả
nằm trong dải “Cảnh báo” (warning) được trình bày dạng gạch chân. Những kết quả nằm trong dải
“Lỗi” (fail) sẽ được in đậm.

Có thể dùng máy in để in các dữ liệu này. Định dạng in cũng giống như hiển thị trên màn hình
LCD. Nếu muốn in, bạn hãy kết nối máy in bằng cáp RS-232 kèm theo máy đo. Bật nguồn máy in
và tiếp tục thực hiện trên các menu để chọn những thông tin cần in và nhấn phím enter.


Chế độ phân tích tức thời
Nếu khơng có dữ liệu trước đó được đo, thì chỉ có thể tìm thấy bình accu kém chất lượng bằng
cách so sánh nó với giá trị trung bình của tổ accu, kết quả so sánh này được gọi là độ lệch tương
đối. Giới hạn của độ lệch tương đối phụ thuộc vào công nghệ của accu: dung dịch axit-chì hoặc
VRLA. Vì chỉ cần một bình kém chất lượng cũng dẫn đến hỏng cả tổ accu, nên nếu phát hiện một
hoặc hai bình có độ lệch lớn hơn đáng kể so với phần còn lại của tổ accu thì đó sẽ là thơng tin cảnh
báo để chú ý hơn.

Chế độ phân tích ngắn hạn
Trong nhiều trường hợp, có dữ liệu trước đó nhưng khơng phải dữ liệu từ khi lắp đặt accu.
Trong tình huống này, việc so sánh kết quả đo của bình accu lần này với lần đo trước đó, được gọi
là sự thay đổi tương đối, giúp xác định tình trạng của accu. Ngoài ra, cần sử dụng thêm độ lệch
tương đối để xác định rõ hơn về tình trạng của tổ accu. Xem Bảng các Giới hạn tương đối để biết

các giá trị thay đổi tương đối nào thể hiện accu vẫn còn tốt.

Xu hướng dài hạn
Khi dữ liệu đã được lưu giữ từ khi accu bắt đầu được đưa vào vận hành, thì phân tích xu hướng
là cách tốt nhất. Chế độ này phân tích đồng thời xu hướng biến động theo thời gian của độ lệch
tương đối và thay đổi tương đối, nó cung cấp thơng tin chính xác nhất về chất lượng của accu. Xem
Bảng các Giới hạn tương đối để biết các giá trị này.


Bảng các giới hạn tương đối

* Khi dữ liệu không được lấy lúc lắp đặt ban đầu
** Khi dữ liệu được lấy khi lắp đặt

6 – GIAO TIẾP VỚI PHẦN MỀM ProActiv
Tổng quát
Bộ đôi máy đo BITE 3 và phần mềm ProActiv là một bộ cơng cụ phân tích và quản lý dữ liệu
rất mạnh và dễ sử dụng. BITE 3 là một trong những máy đo dễ sử dụng nhất. ProActiv là cơ sở dữ
liệu và công cụ phân tích, quản lý dữ liệu accu vượt trội. Cơ sở dữ liệu lưu trong máy đo BITE 3
cho phép người dùng xác định chất lượng accu ngay tại hiện trường. Ngược lại, ProActiv cho phép
quan sát sâu hơn về chất lượng của accu đó.
Có bốn khía cạnh trong việc nạp dữ liệu lên và tải dữ liệu xuống của BITE 3 và ProActiv. Thứ
nhất, đó là khả năng cấu hình máy đo BITE 3 với các cài đặt như: định dạng ngày, đặt tên gợi nhớ,
định dạng dấu thập phân, ..v.v. Thứ hai, là khả năng nạp các thông tin dữ liệu về Trạm và Tổ accu
từ ProActiv vào máy đo BITE 3. Điều đó giúp đơn giản hóa việc đặt tên và cấu hình khi đo nhiều
trạm và nhiều tổ accu, lúc đó người dùng khơng phải cài đặt cấu hình các trạm ở hiện trường nữa.
Khía cạnh thứ ba là hệ điều khiển (firmware) của máy đo có thể được cập nhật thông qua Internet.
Các bản cập nhật firmware có thể bao gồm các bản cải tiến và tăng cường, sửa lỗi và bổ sung các
ngôn ngữ mới của các quốc gia. Khía cạnh cuối cùng là nạp dữ liệu từ BITE 3 lên ProActiv.



Thơng tin & các cài đặt
Màn hình này để thiết lập các cài đặt khác nhau cho máy đo BITE 3. Khi thiết lập xong các cài
đặt này, người dùng có thể lưu lại thành một tệp cấu hình để nạp cho các máy đo BITE 3 khác.

Xuất thông tin của Tổ accu
Màn hình này là để xuất thơng tin và dữ liệu của trạm và tổ accu vào máy đo BITE 3. Cùng với
các dữ liệu có sẵn trước đó, máy đo BITE 3 có thể thực hiện các phép so sánh với số liệu gần nhất
của mỗi bình accu, cho ra kết quả gọi là Thay đổi tương đối.

Cập nhật hệ điều khiển (firmware)
Máy đo BITE 3 được thiết kế cho phép cập nhật firmware thông qua Internet hoặc bằng
ProActiv. Chỉ cần mở ProActiv, bấm vào mục “Instrument Utilities” và sau đó chọn “Firrmware
Updates”. Trong cửa sổ “Megger Instruments – Firmware Updates”, hãy nhấp vào Acquire
Updates và chọn “from File(s)” hoặc “Check for Updates (Internet)”. Để xem phiên bản firmware
hiện hành của BITE 3, hãy chọn “inquire” trong phần bên phải phía dưới của cửa sổ này.

Xuất/nạp dữ liệu và thơng tin lên PC/Laptop
BITE 3 có thể xuất dữ liệu và thông tin về Trạm/tổ accu vào ProActiv.


Khi đó bạn có một chương trình wizard (hướng dẫn) để dễ dàng nhập thông tin trạm và tổ accu
và dữ liệu từng bình.

7-BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ
Tổng quát
Máy đo BITE 3 được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về đo kiểm accu trong cơng
nghiệp. Máy đo có vỏ nhựa ABS/PS siêu bền. Nó sử dụng hệ điều hành WindowsTM CE với phần
mềm tự chẩn đốn. Có rất ít bộ phận có thể bị lỗi. Hầu như khơng có bộ phận nào người dùng phải
bảo dưỡng. Tuy nhiên, hãng ln có đầy đủ các phụ kiện và bộ phận dự phòng đi kèm máy đo

được mô tả trong Phụ lục B.

Các đèn LED chỉ thị trạng thái
Bộ đầu đo
Để hỗ trợ quá trình đo kiểm accu, nhà thiết kế đã thêm một số đèn LED trạng thái vào các tay
cầm của đầu đo với màn hình phụ trên màn hình LCD (đối với bộ đầu đo tùy chọn.) Bảng dưới đây
giải thích về các đèn LED chỉ thị trạng thái.
Đỏ- Khơng có tiếp xúc
Vàng, Nhấp nháy-Đã có tiếp xúc, chờ kích hoạt chức năng đo
Vàng, đứng im - Đã tiếp xúc tốt, đang đo
Xanh- Phép đo đã hoàn tất, nhấc các đầu đo ra được rồi.
Các giá trị trở kháng ngoài dải đo
Nếu màn hình hiển thị dịng chữ “Out Out Range” đối với các giá trị trở kháng của accu và cầu
nối thì có thể đã bị nổ cầu chì 1 Amp trong thiết bị. Để kiểm tra cầu chì đã bị nổ hay chưa, bạn hãy
đặt cả hai đầu đo vào cùng một cực của accu. Bạn làm sao cho hai đầu đo càng gần nhau càng tốt,
khi đó kết quả đo sẽ là một giá trị trở kháng rất thấp. Nếu phép đo lúc đó vẫn chao thấy các giá trị
trở kháng ngồi dải đo được thì rất có thể cầu chì bảo vệ đã bị nổ.


CẢNH BÁO: Khơng thay cầu chì khác có thơng số lớn hơn so với cầu chì 1A/250V đã bị nổ.
Nếu thay cầu chì có thơng số lớn hơn sẽ có thể làm hỏng máy đo khi dòng điện đo quá lớn.
Pin của máy đo
Pin của máy đo là loại NiMH, 4,8VDC, 7000mAh. Pin được thiết kế để hoạt động từ hai đến
bốn giờ trong chế độ đo kiểm khối lượng lớn. Pin được sạc nhanh tới 90% dung lượng danh định
trong vòng một giờ và sạc đầy trong 24 giờ. Có một nút bấm bên cạnh cho phép hiển thị xấp xỉ
dung lượng còn lại (10% mỗi thanh). Để đảm bảo an tồn, thiết bị được thiết kế khơng thể vừa đo
khi đang sạc.
GHI CHÚ: Pin máy đo là loại hydura niken-kim loại hydrua nên khi thay thế, phải tuân thủ qquy
định của địa phương về việc xử lý pin hỏng.
Các kim đo

Các kim đo được đảy bằng lò xo để phá vỡ lớp phủ oxit và mỡ No-Ox thường có trên các cực
của accu nhằm tạo ra tiếp xúc tốt. Mặc dù, về lý thuyết, các kim đo được thiết kế chắc chắn nhất
nhưng nhà sản xuất vẫn kèm theo một số kim đo dự phòng để đề phòng hư hỏng trong quá trình sử
dụng. Nếu một đầu kim bị hỏng, chỉ cần dùng kìm rút ra và thay thế bằng một kim đo mới. Đầu
kim cần được lắp chặt vừa phải, không quá lỏng cũng không quá chặt.


PHỤ LỤC - Thông số kỹ thuật
Điện
Dải đo trở kháng và độ phân giải
0.05 to 1.000 m

độ phân giải 1 μ

1 to 10.00 m

độ phân giải 10 μ

10 to 100.0 m

độ phân giải 0.1m

Dải đo điện áp và độ phân giải
Dải điện áp của các đầu đo
1 đến 8,0 VDC

1 đến 30 V DC

Độ phân giải 1 mV


8,0 đến 30,00VDC Độ phân giải 10 mV
Dải đo dòng điện và độ phân giải
Dòng: 0,5 - 9,99 A AC/DC

độ phân giải 0,01

10,0 - 99,9 A AC/DC Độ phân giải 0,1 A
Độ chính xác
Điện áp dc: (1% rdg +1 lsd)
Trở kháng ac: (5% của rdg +1 lsd)
Dòng điện: (5% rdg + 0,5 A)
Độ ổn định Tốt hơn 0,5% một sigma
Dòng điện nguồn đầu ra: ½ A rms
Màn hình: 1/4 VGA LCD
Thời gian chờ xử lý mỗi lần đọc: tối đa 3 giây
Khối nguồn: hoạt động liên tục 2-3 giờ
Pin NiMH sạc nhanh 4,8VDC, 7000mAh,

Điều kiện môi trường
Hoạt động: 32 ° đến 105 ° F (0 ° đến + 40 ° C)
Bảo quản: -5 ° đến 130 ° F (-20 ° đến + 55 ° C)
Độ ẩm: 20 đến 90%RH, không đọng nước
Sự an tồn
Được thiết kế theo chuẩn IEC 61010-1

Cơ khí
Kích thước (mm): 200 Cao x 100 Rộng x 240 Dày (9,5 C x 8,6 R x 4 D inch)
Khối lượng: 5,7lbs (2,6kg)



Bộ sạc
Điện áp đầu vào
100 đến 130 V, 50/60 Hz, 14 VA
210 đến 250 V, 50/60 Hz, 14 VA
Đầu ra
Điện áp sạc 6,50 VDC dòng 1,10A DC (tối đa)
Điện áp hở mạch 9,60 VDC.
-HẾT-



×