Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa kinh tế QTKD trường đại học an giang đối với sim điện thoại sinh viên viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ ÁNH TUYẾT
NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN
KHOA KINH TẾ - QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG ĐỐI
VỚI SIM ĐIỆN THOẠI SINH VIÊN VIETTEL

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
CHUYÊN ĐỀ SEMINAR

Long Xuyên, tháng 5 năm 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ SEMINAR
NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN
KHOA KINH TẾ - QTKD TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG ĐỐI
VỚI SIM ĐIỆN THOẠI SINH VIÊN VIETTEL

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
GiẢng viên hướng dẫn: Th.S LÊ PHƯƠNG DUNG
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ ÁNH TUYẾT

Long Xuyên, tháng 5 năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH


ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn:……………….……………………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Người chấm, nhận xét 1:….………………………………………
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Người chấm, nhận xét 2:………………………………………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Chuyên đề được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ chuyên đề
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……


MỤC LỤC
TÓM TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Chƣơng I: TỔNG QUAN ............................................................................................... 1
1.1 Cơ sở hình thành ...................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu .................................................................................................................. 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ................................................................................. 2
1.6 Kết cấu chuyên đề.................................................................................................... 2
Chƣơng II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 4
2.1 Giới thiệu ................................................................................................................. 4
2.2 Cơ sở lý thuyết ......................................................................................................... 4
2.2.1 Thái độ và các thành phần thái độ .................................................................. 4
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ .................................................................. 5
Yếu tố văn hóa ................................................................................................... 6
Yếu tố tâm lý ..................................................................................................... 6
Yếu tố cá nhân ................................................................................................... 6
Yếu tố xã hội ..................................................................................................... 6
2.3 Mơ hình nghiên cứu ................................................................................................. 7
2.4 Tóm tắt..................................................................................................................... 8

Chƣơng III: GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL .. 9
3.1 Giới thiệu ................................................................................................................. 9
3.2 Giới thiệu về cơng ty ............................................................................................... 9
3.3 Chi tiết về gói cước sinh viên Student sim ............................................................ 10
Chƣơng IV: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 12
4.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 12
4.1.1 Nghiên cứu sơ bộ .......................................................................................... 13
4.1.2 Nghiên cứu chính thức ................................................................................. 14
4.2 Thang đo ................................................................................................................ 15
4.3 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................... 16
4.4 Tóm tắt................................................................................................................... 16


Chƣơng 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 17
5.1 Giới thiệu ............................................................................................................... 17
5.2 Thông tin mẫu ........................................................................................................ 17
5.3 Kết hợp thu thập và xử lý số liệu ........................................................................... 18
5.3.1 Mô tả thái độ của sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD đối với sim điện thoại
sinh viên Viettel .................................................................................................. 18
5.3.2 Nhận biết của sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD đối với sim điện thoại sinh
viên Viettel ......................................................................................................... 18
5.3.3 Cảm tình của sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD đối với sim điện thoại sinh
viên Viettel ......................................................................................................... 22
5.3.4. Xu hướng hành vi của sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD đối với sim điện
thoại sinh viên Viettel…………………………………………………………………..24
5.4 Tóm tắt............................................................................................................. 26
Chƣơng 6: Ý NGHĨA VÀ KẾT KUẬN ...................................................................... 27
6.1 Giới thiệu ............................................................................................................... 27
6.2 Các kết quả chính của nghiên cứu ......................................................................... 27
6.3 Hạn chế của đề tài.................................................................................................. 29

PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH SÁCH CÁC BẢNG - BIỂU ĐỒ - HÌNH
Bảng

Trang

Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu .................................................................................. 14

Biểu đồ
Biểu đồ 5.2.1. Cỡ mẫu theo giới tính .............................................................................. 17
Biểu đồ 5.2.2. Cơ cấu mẫu theo khóa học ...................................................................... 18
Biểu đồ 5.3.1. Mục đích sử dụng sim điện thoại sinh viên Viettel................................. 19
Biểu đồ 5.3.2. Lý do sử dụng sim điện thoại sinh viên Viettel ...................................... 19
Biểu đồ 5.3.3. Nguồn thông tin quyết định sử dụng sim ĐT - SV Viettel ..................... 20
Biểu đồ 5.3.4. Chương trình ưu đãi của sim điện thoại sinh viên Viettel có khác với các
chương trình ưu đãi của sim điện thoại Vietel khác ....................................................... 21
Biểu đồ 5.3.5. Lợi ích từ sim điện thoại sinh viên Viettel .............................................. 21
Biểu đồ 5.3.6. Sự phổ biến của sim điện thoại sinh viên Viettel .................................... 22
Biểu đồ 5.3.7. Đánh giá sự hài lịng của các sinh viên về các chương trình ưu đãi ....... 22
Biểu đồ 5.3.8. Đánh giá mức độ hài lòng của sim điện thoại sin viên Viettel ............... 23
Biểu đồ 5.3.9. Đánh giá mức độ hài lòng qua cách xếp hạng cac chương trình ưu đãi . 24
Biểu đồ 5.3.10. Có thay đổi sim điện thoại đang sử dụng .............................................. 24
Biểu đồ 5.3.11. Tiếp tục sử dụng sim điện thoại sinh viên Viettel ................................. 25
Biểu đồ 5.3.12. Mức độ truyền bá sim điện thoại sinh viên Viettel với người khác ...... 25
Biểu đồ 5.3.13. Lý do sinh viên không sử dụng sim điện thoại sinh viên Viettel mà
chuyển sang sử dụng sim điện thoại khác ...................................................................... 26
Biểu đồ 5.3.14. Chi tiêu hàng tháng cho việc sử dụng sim ĐT - SV Viettel .................. 26


Hình
Hình 2.1: Mơ hình ba thành phần thái độ ......................................................................... 5
Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ .................................................................... 5
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu .......................................................................................... 7
Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 12


TĨM TẮT
  
Cơng ty viễn thơng Qn đội Viettel là một công ty viễn thông luôn đi đầu về cơng
nghệ thơng tin và các chương trình ưu đãi đặc biệt, trong số các chương trình ưu đãi tiêu biểu
là chương trình ưu đãi dành tặng cho sinh viên như sinh viên Student sim (sim điện thoại sinh
viên). Đậy là sim điện thoại dành riêng cho sinh viên với những chương trình ưu đãi rất đặc
biệt như tặng tiền hàng tháng, giảm giá cước dịch vụ, được lên mạng miễn phí….Qua những
chương trình ưu đãi thì sinh viên có thái độ như thế nào đối với sim điện thoại sinh viên? để
trả lời câu hỏi này vì vậy tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu thái độ của Sinh viên Khoa Kinh
tế - QTKD Trƣờng Đại Học An Giang đối với sim điện thoại sinh viên Viettel” để tìm
hiểu sự hiểu biết, cảm tình và xu hướng hành vi của sinh viên đối với Sim điện thoại sinh viên
Viettel.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD với cỡ mẫu là 75
mẫu, trong đó mỗi ngành có số lượng mẫu ngang nhau là 15 mẫu.
Nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ dùng phương pháp thảo luận tay đôi với dàn bài thảo luận để thu nhận các ý
kiến làm cơ sở xây dựng bảng câu hỏi. Nghiên cứu chính thức chia thành hai giai đoạn lấy
mẫu: giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn chính thức. Kết quả của giai đoạn chính thức được
tổng hợp, xử lý với công cụ hỗ trợ bằng phần mềm Excel và SPSS 16.0
Kết quả nghiên cứu được phân tích theo từng thành phần của thái độ: hiểu biết, cảm
xúc, xu hướng hành vi. Nội dung phân tích chủ yếu là mơ tả các thành phần của thái độ.
Từ kết quả nghiên cứu chính thức cho thấy: Đa số sinh viên điều nhận thấy lợi ích từ Sim điện

thoại sinh viên và có thái độ là rất hài lòng với Sim điện thoại sinh viên đang sử dụng. Trong
tương lai thì sẽ vẫn cịn tiếp tục sử dụng và sẽ giới thiệu Sim điện thoại sinh viên với những
người khác…


Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường
Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel

GVHD: ThS
Lê Phương Dung

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
  
1.1. Cơ sở hình thành đề tài:
Trong thời kỳ đất nước ngày càng tiến bộ, xã hội phát triển, nhu cầu về phương
tiện liên lạc ngày càng phổ biến đối với mỗi người. Thị trường viễn thông đang trên đà
phát triển mạnh, sinh viên là khách hàng tiềm năng và lâu dài đối với các nhà mạng di
động. Hàng năm, các mạng di động đã dành riêng cho sinh viên rất nhiều ưu đãi như
không giới hạn thời gian sử dụng, giảm cước ưu đãi, tặng tiền và lên mạng online bằng
điện thoại di động miễn phí…trong các mạng điện thoại đi đầu với khuyến mãi dành
cho sinh viên là sim điện thoại sinh viên Student sim Viettel hay còn gọi là sim điện
thoại sinh viên ( ĐT – SV) Viettel với các ưu đãi hàng năm là: tặng trên 1 triệu sim cho
tân sinh viên, khoảng 500 tỷ đồng cho chương trình ưu đãi dành riêng cho sinh viên,
giảm giá cước điện thoại và tin nhắn, tặng 25.000 đồng một tháng…
Trường đại học An Giang là một trường đại học được thành lập không lâu nhưng
số lượng sinh viên gia tăng rất nhanh. Sinh viên ở đây năng động, thích khám phá, ít cố
định một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và rất quan tâm đến những chương trình ưu đãi
dành tặng sinh viên. Đây sẽ là một thị trường rất hấp dẫn cho các công ty viễn thông
Việt Nam tại An Giang đặc biệt là Công ty viễn thơng qn đội Viettel. Qua những
chương trình ưu đãi dành tặng cho sinh viên thì sinh viên khoa kinh tế - Quản trị kinh

doanh (QTKD) trường Đại học An Giang nói riêng và các trường đại học nói chung sẽ
có thái độ như thế nào đối với những chương trình ưu đãi của sim điện thoại sinh viên
Viettel và từ đây Công ty viễn thông quân đội Viettel sẽ có cái nhìn phù hợp với những
ưu đãi tốt nhất dành cho sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho khách hàng
tiềm năng là sinh viên. Để làm rõ thái độ của sinh viên đối với sim điện thoại sinh viên
Viettel vì vậy em chọn đề tài “Nghiên cứu thái độ của Sinh viên Khoa Kinh tế QTKD Trƣờng Đại Học An Giang đối với sim điện thoại sinh viên Viettel”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Qua phân tích và trình bày cho thấy việc nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa
Kinh Tế - QTKD trường Đại Học An Giang đối với sim điện thoại sinh viên Viettel rất
cần thiết. Do đó, vấn đề nghiên cứu nhằm hướng đến hai mục tiêu:
Đo lường về thái độ, nhận thức, tình cảm và xu hướng hành vi của sinh viên
khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại Học An Giang đối với sim điện thoại sinh viên
Viettel.
Phân tích các yếu tố tác động đến thái độ của sinh viên thoa Kinh Tế - QTKD
trường Đại Học An Giang đối với sim điện thoại sinh viên Viettel.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại Học An
Giang đã và đang sử dụng sim điện thoại sinh viên Viettel.
Thời gian thực hiện đề tài: Từ 01/03/2010 đến 24/05/2010.
Không gian nghiên cứu: Sinh viên 5 ngành khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại
Học An Giang.
Nội dung nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa
Kinh Tế - QTKD trường Đại Học An Giang đối với sim điện thoại sinh viên Viettel.
SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT

Trang 1


Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường
Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel


GVHD: ThS
Lê Phương Dung

1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính
thức.
Nghiên cứu sơ bộ thực hiện thơng qua phương pháp định tính bằng quan sát,
thảo luận với các sinh viên cùng bảng câu hỏi được phát thảo trước xoay quanh vấn đề
nghiên cứu nhằm điều chỉnh bảng câu hỏi phát thảo để đưa ra bảng câu hỏi chính thức.
Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng, căn cứ vào kết quả nghiên cứu
sơ bộ đưa ra bảng câu hỏi chính thức cho việc thu thập dữ liệu bằng phương pháp phỏng
vấn sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại Học An Giang.
Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: trong năm ngành của khoa Kinh Tế - QTKD,
mỗi ngành chọn 15 sinh viên để phỏng vấn. Như vậy cỡ mẫu là 75. Sau khi làm sạch và
mã hóa sẽ tiến hành phân tích dữ liệu. Các dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm
SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu và sau đó sử dụng phần mềm Excel để vẽ đồ thị.
1.5. Ý nghĩa của đề tài:
Kết quả nghiên cứu có thể góp phần tạo nguồn thơng tin cho Cơng ty viễn thơng
qn đội Vietel có cái nhìn tổng qt về thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD
trường Đại Học An Giang nói riêng và các sinh viên các trường đại học của cả nước nói
chung về những chương trình ưu đãi đối với sinh viên. Từ đó, Cơng ty viễn thơng qn
đội Viettel sẽ điều chỉnh thích hợp để đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng nâng cao của
khách hàng là sinh viên, thúc đẩy mở rộng thị trường.
Kết quả nghiên cứu này cũng có thể đóng góp cho các mạng di động khác trong
việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng là sinh viên ngày càng tốt hơn.
Ngồi ra, nghiên cứu này cũng có thể giúp sinh viên hiểu rõ các ưu đãi của Công
ty viễn thơng qn đội Viettel để có cách lựa chọn mạng di động cho riêng mình phù
hợp nhất.
1.6. Kết cấu chuyên đề.

Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm các nội dung chính sau:
Chƣơng 1: Tổng quan đây là chương giới thiệu sơ lược về đề tài.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu, chương này trình bày tóm tắt
các khái niệm về thái độ, các thành phần của thái độ, các yếu tố tác động đến thái độ.
Từ đó, thiết kế mơ hình nghiên cứu riêng cho đề tài nghiên cứu.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu, chương này sẽ trình bày về những phương
pháp được sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề tài như: tổng thể nghiên cứu, thiết kế
nghiên cứu, thang đo được sử dụng để tiến hành nghiên cứu và các phương pháp tổng
hợp, xử lý kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 4: Giới thiệu sơ lƣợc về Công ty Viễn thông Viettel, chương này trình
bày tóm tắt và lịch sử phát triển của cơng ty viễn thơng Viettel. Nên cạnh đó, cũng giới
thiệu chi tiết gói cước sim sinh viên Viettel.

SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT

Trang 2


Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường
Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel

GVHD: ThS
Lê Phương Dung

Chƣơng 5: Kết quả nghiên cứu, chương này trình bày về kết quả nghiên cứu
chính thức sau khi thu thập thơng tin, xử lý, phân tích các kết quả đạt được. Nội dung
của kết quả nghiên cứu nhằm làm rõ thái độ của học sinh phổ thông đối với Trung tâm.
Chƣơng 6: Ý nghĩa và kết luận, chương này trình bày tóm tắt lại các kết quả chính
của q trình nghiên cứu, từ kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao
sự nhận biết của học sinh phổ thông đối với Trung tâm, có cảm tình với Trung tâm

nhiều hơn, ngày càng có nhiều học sinh mong muốn được học tại Trung tâm.

SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT

Trang 3


Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường
Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel

GVHD: ThS
Lê Phương Dung

CHƢƠNG II:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
  
2.1 Giới thiệu
Qua chương 1: Tổng quan đã giới thiệu sơ lược các ý chính của đề tài nghiên cứu
đến chương 2: Cơ sở lý thuyết - mơ hình nhiên cứu đây là phần quan trọng trong việc
xác định mơ hình nghiên cứu của đề tài. Trong chương 2 sẽ trình bày về những lý thuyết
đã được chọn lọc phù hợp với đề tài để nghiên cứu và xây dựng mơ hình nghiên cứu.
Chương này bao gồm các phần chính: khái niệm về thái độ và các thành phần cấu thành
thái độ, các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ, sau đó xây dựng mơ hình nghiên cứu riêng
của vấn đề nghiên cứu từ khái niệm về thái độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ.
2.2. Cơ sở lý thuyết
2.2.1. Thái độ và các thành phần thái độ
Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể được hình thành trên cơ sở tri thức
hiện có và bền vững về một khách thể hoặc một ý tưởng nào đó.
Thái độ làm cho người ta thích hay khơng thích một đối tượng nào đó, cảm thấy
gần gũi hay xa cách. Thái độ cho phép xử sự tương đối ổn định đối với những vật gần

giống nhau. Những thái độ khác nhau của cá thể tạo nên một cấu trúc liên kết logic,
trong đó sự thay đổi một yếu tố có thể đòi hỏi phải xây dựng một loạt các yếu tố khác
rất phức tạp.
Ngoài ra. thái độ dẫn dắt con người xử sự theo một thói quen bền vững trước
những kích thích tương đồng mà khơng cần phải giải thích bằng một phương pháp mới.
Vì vậy, thái độ rất khó thay đổi, để thay đổi được thái độ người tiêu dùng địi hỏi tốn
nhiều thời gian và chi phí, các doanh nghiệp tốt nhất nên làm cho sản phẩm của mình
phù hợp với thái độ của khách hàng mục tiêu hơn là cố gắng thay đổi chúng.
Thái độ gồm 3 thành phần cơ bản: Nhận thức, cảm xúc và xu hướng hành vi.
Nhận thức: Là nói lên sự nhận biết, kiến thức của người tiêu dùng về một sản
phẩm. Nhận biết thể hiện ở dạng niềm tin, hay nói cách khác người tiêu dùng tin rằng
sản phẩm đó có những đặc trưng nào đó.
Cảm xúc: Thể hiện ở dạng đánh giá, người tiêu dùng đánh giá sản phẩm ở dạng
tốt hay xấu, thân thiện hay ác cảm.
Xu hướng hành vi: Nói lên dự tính hoặc các hành động thực sự của chủ thể với
đối tượng theo hướng đã nhận thức.
 Các thành phần của thái độ có mối quan hệ bổ sung cho nhau. Trong đó thành
phần xu hướng hành vi thường có sự tương quan chặt chẽ với hai thành phần nhận biết
và cảm xúc.

SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT

Trang 4


Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường
Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel

Nhận thức


GVHD: ThS
Lê Phương Dung

Cảm xúc

Xu hƣớng
Hành vi

Hình 2.1: Mơ hình ba thành phần của thái độ
2.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đấn thái độ
Thái độ chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố như: yếu tố văn hóa, yếu tố xã hội, yếu
tố cá nhân, yếu tố tâm lý. Sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ được thể
hiện qua mơ hình sau:

Yếu tố văn hóa
- Văn hóa
- Nhánh văn hóa
- Giai Tầng xã hội
Yếu tố tâm lý
- Động cơ
- Tri giác
- Lĩnh hội
- Niềm tin

THÁI ĐỘ

Yếu tố xã hội
- Các nhóm
chuẩn mực
- Gia đình

- Vai trị và
giai tầng

Yếu tố cá nhân
- Tuổi tác
- Nghề nghiệp
- Tình trạng kinh
tế
- Nhân cách
- Lối sống

Hình 2.2: Mơ hình các yếu tố ảnh hƣởng đến thái độ
SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT

Trang 5


Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường
Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel

GVHD: ThS
Lê Phương Dung

Yếu tố văn hóa
- Văn hóa là một hệ thống những giá trị, đức tin, truyền thống, chuẩn mực, hành
vi được hình thành gắn liền với một xã hội nhất định, được tiếp nối và phát triển từ thế
hệ này sang thế hệ khác
- Nhánh văn hóa là một bộ phận cấu thành văn hóa chung, bao gồm: nguồn gốc
dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tín ngưỡng, khu vực địa lý. Nhánh văn hóa có ảnh hưởng
sâu sắc tới sự quan tâm, cách đánh giá, sở thích, của cá nhân trong cùng một nhánh văn

hóa.
- Giai tầng xã hội: là một bộ phận đồng nhất trong xã hội được phân chia theo
cấp bậc. Mỗi giai tầng xã hội có những ý thích khác nhau về thương hiệu, dịch vụ,…
Mỗi thành viên trong cùng một giai tầng có thể có chung niềm tin, đánh giá, thái độ.
Yếu tố tâm lý
- Động cơ: Theo Philip Kotler động cơ là nhu cầu đã trở thành bức thiết đến
mức độ buộc con người phải tìm cách thoả mãn nó. Qua định nghĩa trên ta có thể hiểu
động cơ như động lực thúc đẩy hành vi nhằm thoả mãn nhu cầu cấp thiết. Khi cá nhân
được thoả mãn nhu cầu sẽ tự làm giảm tâm lý căng thẳng mà cá nhân đó phải chịu đựng.
Theo Abraham Maslow: lý thuyết nhu cầu của Maslow nhằm giải thích tại sao
trong những giai đoạn khác nhau con người bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau
(nhu cầu sinh lý, nhu cầu an tồn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tơn trọng, nhu cầu tự
khẳng định mình).
- Nhận thức: Nhận thức ( tri giác) là khả năng tư duy của con người. Nhận thức
là kết quả của quá trình mà mỗi cá nhân chọn lọc, sắp xếp và diễn giải các thơng tin
nhận được để tạo ra cái nhìn của riêng họ về thế giới xung quanh.
- Lĩnh hội: Quá trình tiếp nhận thông tin, tiêu dùng và ghi nhận, đánh giá từ
nhiều sản phẩm – dich vụ làm cho người tiêu dùng có kiến thức và kinh nghiệm về sản
phẩm – dịch vụ, đó là sự tiếp thu.
- Niềm tin: Niềm tin thể hiện ý nghĩa cụ thể mà người ta có được về một sự vật
nào đó. Một người tiêu dùng khơng có niềm tin vào những đặc tính của sản phẩm - dịch
vụ, vào hình ảnh của thương hiệu thì họ sẽ dễ dàng từ chối sản phẩm – dịch vụ đó.
Yếu tố cá nhân
- Tuổi tác: Ở mỗi giai đoạn tuổi tác, cá nhân có các thái độ khác nhau đối với
các sự việc cũng khác nhau bởi vì ở các giai đoạn tuổi tác khác nhau thì sở thích, sự
quan tâm, cách đánh gia của con người cũng có sự thay đổi
- Cá tính, nhân cách: Là những đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi con người tạo ra
thế ứng xử có tính ổn định và nhất qn với mơi trường xung quanh.
- Tình trạng kinh tế: Tình trạng kinh tế của một cá nhân thể hiện mức thu nhập
và chi tiêu của người đó. Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với thái độ của người đó.

Yếu tố xã hội
- Các nhóm chuẩn mực: Là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
đến thái độ hay hành vi của con người. Khi cá nhân càng đề cao nhóm chuẩn mực thì

SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT

Trang 6


Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường
Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel

GVHD: ThS
Lê Phương Dung

mức độ ảnh hưởng của tập thể trong nhóm đến sự hình thành ý niệm của cá nhân về ưu
điểm của hàng hóa và nhãn hiệu càng lớn.
Những nhóm ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ, hành vi của thành viên trong nhóm
là những nhóm mà cá nhân nằm trong đó và có sự tác động qua lại khá thường xuyên
với các thành viên trong nhóm như: gia đình, bạn bè, láng giềng, đồng nghiệp,…
Những nhóm chuẩn mực ảnh hưởng gián tiếp đến cá nhân là những nhóm mà cá
nhân khơng tham gia nhưng chúng có tác động đến thái độ của cá nhân: nhà khoa học,
ca sĩ, cầu thủ, doanh nhân nổi tiếng,…
- Gia đình: đóng vai trị rất quan trọng trong nhận thức của mỗi cá nhân. Trong
một gia đình, hành vi của thành viên này có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ của
thành viên khác. Nhất là các gia đình nhỏ thì tác động giữa các thành viên lên thái độ
của cá nhân càng lớn.
- Vai trò và địa vị: Cá nhân có thể là thành viên của rất nhiều nhóm trong xã hội.
Vai trị cũng như vị trí xã hội có ảnh hưởng lớn đến nhận thức và xu hướng hành vi của
cá nhân đối với các đối tượng cụ thể. Trong mỗi nhóm thì cá nhân có một vai trị riêng

vì thế cá nhân phải có thái độ, hành vi phù hợp với vai trò và địa vị xã hội đó.
Vai trị và địa vị sẽ thay đổi theo các giai đoạn của cuộc đời vì thế thái độ của cá
nhân cũng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn cuộc đời đó.
2.3. Mơ hình nghiên cứu

- Sim ĐTSV

Nhận thức









Động cơ
Nhận thức
Sự tiếp thu
Niềm tin
Cá tính, nhân cách
Hồn cảnh kinh tế
Nhóm chuẩn mực

- Sự khác biệt của
Sim ĐTSV
- Lợi ích từ Sim
ĐTSV


- Đánh giá chất

Thái độ

Cảm tính

lượng dịch vụ
- Chương trình ưu
đãi Sim ĐTSV

Xu hướng

- Chọn sử dụng
dịch vụ
- Tiếp tục sử dụng
- Mức độ truyền bá

hành vi

Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu

SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT

Trang 7


Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường
Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel

GVHD: ThS

Lê Phương Dung

Thái độ là kết quả của quá trình tác động của nhiều yếu tố văn hóa, xã hội, cá
nhân, tâm lý. Tuy nhiên trong mơ hình nghiên cứu này thì thái độ chịu sự ảnh hưởng
nhiều của các yếu tố động cơ, nhận thức, sự tiếp thu, niềm tin, cá tính và nhân cách,
hồn cảnh kinh tế, nhóm chuẩn mực vì vậy trong mơ hình nghiên cứu này sẽ phân tích
các yếu tố trên gây tác động nhiều đến thái độ của sinh viên khoa kinh tế - QTKD
trường Đại học An Giang đối với sim điện thoại sinh viên Viettel như: Lý do sử dụng
sim điện thoại sinh viên Viettel, nguồn thông tin quyết định sử dụng sim điện thoại sinh
viên Viettel, mục đích sử dụng sim điện thoại sinh viên Viettel, chương trình ưu đãi của
sim điện thoại sinh viên Viettel có khác với các chương trình ưu đãi của sim điện thoại
Vietel khác….Qua đó, cho thấy được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố hình thành nên
thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đối với sim điện
thoại sinh viên Viettel.
Thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang đối với sim điện
thoại sinh viên Viettel bao gồm 3 thành phần: Nhận thức, cảm tình và xu hướng hành vi.
 Đối với thành phần nhận thức: các vấn đề đưa ra nghiên cứu
Sim điện thoại sinh viên
Sự khác biệt của sim điện thoại sinh viên
Lợi ích từ sim điện thoại sinh viên
 Đối với thành phần cảm xúc: để biết được mức độ tình cảm thể hiện qua sự ưa
thích hay ghét của sinh viên, các vấn đề đưa ra tìm hiểu
Đánh giá chất lượng dịch vụ
Chương trình ưu đãi của sim điện thoại sinh viên
 Đối với thành phần xu hướng hành vi: một số hành vi được đưa ra để đo lường
Chọn mua sử dụng dịch vụ
Tiếp tục sử dụng
Mức độ truyền bá
2.4. Tóm tắt
Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể được hình thành trên cơ sở tri thức

hiện có và bền vững về một khách thể hoặc một đối tượng nào đó.
Thái độ của cá nhân được biểu hiện qua ba yếu tố: Nhận thức, cảm tình và xu
hướng hành vi. Trong đó: sự hiểu biết nói lên sự nhận biết của cá nhân đối với một sản
phẩm hay thương hiệu, tình cảm được thể hiện qua cách đánh giá thích hay khơng thích
đối với một đối tượng nào đó, xu hướng hành vi nói lên xu hướng sẽ thực hiện những
hành động cụ thể nào đó của cá nhân đối với một đối tượng nào đó.
Thái độ là kết quả của sự tác động từ 4 yếu tố: yếu tố văn hóa, yếu tố xã hội, yếu tố
cá nhân, yếu tố tâm lý. Trong các yếu tố được phân tích trên thì tâm lý là yếu tố có ảnh
hưởng rõ nét nhất đến thái độ.

SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT

Trang 8


Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường
Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel

GVHD: ThS
Lê Phương Dung

CHƢƠNG III:
GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL
3.1. Giới thiệu
Sau khi đề cập đến Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu đến chương III là
chương: Giới thiệu sơ lƣợc về Công ty viễn thông Viettel và chi tiết vế gói cƣớc sim
sinh viên. Nội dung chương này tóm tắt về q trình phát triển của cơng ty qua các năm
và thơng tin chi tiết về gói cước sinh viên student sim.
3.2. Giới thiệu về công ty
Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông

Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát nhập các Công ty
Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.
Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam,
Viettel Telecom luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những kim chỉ nam hành động.
Đó khơng chỉ là sự tiên phong về mặt cơng nghệ mà cịn là sự sáng tạo trong triết lý
kinh doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Viettel luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được lắng nghe,
chia sẻ, được đáp ứng, phục vụ một cách tốt nhất và được đối xử công bằng. Bởi vậy,
Viettel luôn nỗ lực ở mức cao nhất để khách hàng ln được “nói theo cách của bạn”,
nói theo phong cách của riêng mình. Đối với Viettel, sự hài lịng và tin cậy của Qúy
khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững!
Lịch sử phát triển
Năm 1989: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin, tiền thân của Tổng Công ty Viễn
thông Quân đội (Viettel) được thành lập.
Năm 1995: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Ðiện
tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel), chính thức được cơng nhận là nhà
cung cấp viễn thơng thứ hai tại Việt Nam, được cấp đầy đủ các giấy phép hoạt động.
Năm 2000: Viettel có giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường
dài sử dụng cơng nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với thương hiệu 178 và đã
triển khai thành công. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên ở Việt Nam, có thêm một
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thơng giúp khách hàng cơ hội được lựa chọn.
Đây cũng là bước đi có tính đột phá mở đường cho giai đoạn phát triển mới đầy năng
động của Công ty viễn thơng qn đội và của chính Viettel Telecom. Thương hiệu 178
đã gây tiếng vang lớn trong dư luận và khách hàng như một sự tiên phong phá vỡ thế
độc quyền của Bưu điện, khởi đầu cho giai đoạn cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực
viễn thông tại thị trường Việt Nam đầy tiềm năng.
Năm 2003: Thực hiện chủ trương đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản,
Viettel đã tổ chức lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh

SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT


Trang 9


Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường
Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel

GVHD: ThS
Lê Phương Dung

doanh trên thị trường. Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất cả các
vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao.
Năm 2004: Xác đinh dịch vụ điện thoại di động sẽ là dịch vụ viễn thông cơ bản,
Viettel đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng mạng lưới và chính thức khai trương
dịch vụ vào ngày 15/10/2004 với thương hiệu 098. Với sự xuất hiện của thương hiệu
điện thoại di động 098 trên thị trường, Viettel một lần nữa đã gây tiếng vang lớn trong
dư luận và khách hàng, làm giảm giá dịch vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc khách
hàng, làm lành mạnh hóa thị trường thơng tin di động Việt Nam. Được bình chọn là 01
trong 10 sự kiện cơng nghệ thơng tin và truyền thông năm 2004, liên tục những năm sau
đó đến nay, Viettel ln được đánh giá là mạng di động có tốc độ phát triển thuê bao và
mạng lưới nhanh nhất với những quyết sách, chiến lược kinh doanh táo bạo ln được
khách hàng quan tâm chờ đón và ủng hộ.
Năm 2005: Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty
Viễn thông quân đội ngày 02/3/2005 và Bộ Quốc Phịng có quyết định số 45/2005/BQP
ngày 06/4/2005 về việc thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội.
Năm 2007: Năm thống nhất con người và các chiến lược kinh doanh viễn
thông! Trong xu hướng hội nhập và tham vọng phát triển thành một Tập đồn Viễn
thơng, Viettel Telecom (thuộc Tổng Cơng ty Viễn thơng quân đội Viettel) được thành
lập kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông trên cơ sở sát nhập các Công ty:
Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.

Đến nay, Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng và có một vị
thế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của những Quý khách hàng thân
thiết:
- Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp
64/64 tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp
dân cư, vùng miền đất nước với hơn 1,5 triệu thuê bao
- Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà cung
cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam.
Viettel Telecom cũng đang nghiên cứu, thử nghiệm triển khai cung cấp nhiều dịch vụ
mới với chất lượng ngày càng cao cấp, đa dạng có mức giá phù hợp với từng nhóm đối
tượng khách hàng, từng vùng miền… để Viettel luôn là người bạn đồng hành tin cậy
của mỗi khách hàng dù ở bất kỳ nơi đâu.
3.3. Chi tiết gói cƣớc sinh viên Student sim
Gói cước trả trước dành riêng cho đối tượng khách hàng đang là sinh viên; như một
món quà Viettel tặng riêng cho sinh viên- những người chăm chỉ học hành và là niềm tự
hào của gia đình, bè bạn.
3.3.1. Lợi ích khi sử dụng gói cƣớc

SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT

Trang 10


Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường
Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel

GVHD: ThS
Lê Phương Dung


Gói cước sinh viên hội tụ tất cả những tính năng ưu việt nhất từ các gói cước hiện
có của Viettel:
- Mức cước thoại và nhắn tin rẻ nhất trong số các gói cước trả trước.
- Không giới hạn thời gian sử dụng.
- Được cộng 25.000 đồng vào tài khoản sử dụng mỗi tháng
- Được đăng ký tự động và miễn phí cước thuê bao gói data tốc độ cao với
30MB lưu lượng sử dụng miễn phí hàng tháng.
- Sử dụng tính năng gọi nhóm tiết kiệm 50% chi phí.
3.3.2. Điều kiện đăng ký
- Chủ thuê bao phải là sinh viên.
- Có thẻ sinh viên còn hiệu lực.
3.3.3. Điều kiện sử dụng
- Trong vòng 3 tháng (90 ngày), thuê bao phải phát sinh ít nhất 1 cuộc gọi đi
hoặc 1 cuộc gọi đến.
- Nếu trong vịng 90 ngày, th bao khơng phát sinh cuộc gọi đi hoặc khơng có
cuộc gọi đến nào thì th bao sẽ bị chặn chiều gọi đi. Để khôi phục lại chiều gọi đi,
khách hàng phải nạp thêm tiền vào tài khoản.
- Thời hạn chờ nạp tiền: 10 ngày (áp dụng cho các thuê bao bị chặn chiều gọi đi
do không phát sinh cuộc gọi đi hoặc gọi đến nào trong vòng 90 ngày).
- Sau thời hạn chờ nạp tiền, nếu khách hàng không nạp thẻ khôi phục lại hoạt
động, Viettel Telecom sẽ thu hồi lại số
3.3.4. Phƣơng thức tính cƣớc:
Theo block 6s+1
- Tính cước ngay từ giây đầu tiên;
- Cuộc gọi dưới 6 giây được tính là 6 giây;
- Tính cước block 01 giây kể từ giây thứ 7.

SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT

Trang 11



Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường
Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel

GVHD: ThS
Lê Phương Dung

Chƣơng IV: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Thiết kế nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên
cứu

Cơ sở lý thuyết, mơ hình
nghiên cứu
Nghiên cứu
Sơ bộ

Dàn bài phỏng vấn, phác
thảo bảng câu hỏi

Nghiên cứu định tính
Phỏng vấn sâu ( n = 5 )

Nghiên cứu định lượng
Giai đoạn đầu
Phỏng vấn thử ( n = 5 )

Hiệu chỉnh bảng câu hỏi

phác thảo

Hiệu chỉnh bảng câu hỏi

Nghiên cứu định lượng
Giai đoạn sau
Bảng câu hỏi chính thức
Nghiên cưú
chính thức

Thu thập dữ liệu bằng
phỏng vấn chính thức
( n = 75 )

Xử lý và phân tích dữ liệu

Viết báo
cáo

Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu
SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT

Trang 12


Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường
Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel

GVHD: ThS
Lê Phương Dung


Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực nghiên cứu điển cứu nên thiết kế nghiên cứu và
quy trình nghiên cứu cơ bản là ứng dụng từ các bài nghiên cứu Marketing trước đó.
Tiến trình nghiên cứu được chia thành 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức. Trong thiết kế nghiên cứu còn được chia ra nhiều bước nhỏ thành quy trình
nghiên cứu nhằm giúp cho người nghiên cứu thuận tiện theo dõi tiến độ và tăng độ tin
cậy của bài nghiên cứu.
Các bước trong quy trình nghiên cứu được mơ tả theo trình tự sau: xác định vấn đề
nghiên cứu, cơ sở lý thuyết về nghiên cứu thái độ, dàn bài phỏng vấn và phác thảo câu
hỏi, hiệu chỉnh, phỏng vấn chuyên sâu, phỏng vấn thử, hiệu chỉnh, bảng câu hỏi chính
thức, phỏng vấn chính thức (thu thập thơng tin), xử lý và phân tích dữ liệu, cuối cùng là
báo cáo nghiên cứu.
Quy trình được bắt đầu từ xác định vấn đề nghiên cứu. Đây là bước quan trọng để
xác định vấn đề nghiên cứu có thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng của người
nghiên cứu. Tiếp theo tác giả sẽ tìm hiểu các lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, xác định phương pháp sẽ tiến hành và sau đó xây dựng mơ
hình nghiên cứu phù hợp với vấn đề nghiên cứu.
4.1.1

Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính.
 Mục đích: Xây dựng bảng hỏi chính thức.
 Phương pháp: Kỹ thuật thu thập thơng tin trong nghiên cứu này là dàn bài thảo
luận và phỏng vấn chuyên sâu
 Cách tiến hành: Để được thực hiện, tác giả thiết kế dàn bài phỏng vấn, sau đó
phỏng vấn theo dàn bài chi tiết đã phát thảo, người phỏng vấn sẽ gặp trực tiếp 8 sinh
viên cùng khoa có sự hiểu biết về Sim điện thoại sinh viên để thảo luận, ghi nhận ý kiến
đóng góp của đáp viên. Sau khi đã thảo luận nhóm, tác giả sẽ sàng lọc ý kiến đóng góp
và đưa ra bảng câu hỏi phác thảo và phỏng vấn chuyên sâu với 5 sinh viên cùng khoa để

thảo luận và ghi nhận những ý kiến đóng góp.
Thơng tin cần thu
Dàn bài phỏng vấn chuyên sâu sẽ xoay quanh các vấn đề có liên quan đến:
 Sự nhận biết về Sim điện thoại sinh viên.
 Cảm tình của đáp viên đối với Sim điện thoại sinh viên.
 Những hành động ở hiện tại và có thể có ở tương lai của đáp viên đối với Sim
điện thoại sinh viên.
 Theo đáp viên thì những yếu tố nào ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với
Sim điện thoại sinh viên.
Phƣơng pháp chọn mẫu
Để cuộc thảo luận diện ra dễ dàng và thuận lợi, tác giả lấy ý kiến trả lời các câu
hỏi trong dàn bài thảo luận bằng cách chọn mẫu thuận tiện là phỏng vấn 8 sinh viên học

SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT

Trang 13


Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường
Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel

GVHD: ThS
Lê Phương Dung

cùng khoa và có biết đến Sim điện thoại sinh viên để trao đổi. Địa điểm trao đổi ý kiến
là dãy nhà B phòng 404.
Phƣơng pháp xử lý thông tin
Sau khi ghi nhận các ý kiến đã thảo luận, sẽ chọn lọc các ý kiến nào phù hợp với
các thành phần thái độ và được chuyển sang thành biến định tính và biến định lượng,
lựa chọn các thang đo thích hợp để xây dựng bảng câu hỏi phù hợp với những đáp viên

phỏng vấn.
4.1.2

Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng được chia thành hai giai đoạn chọn
mẫu nghiên cứu: nghiên cứu thử nghiệm và nghiên cứu chính thức.
 Giai đoạn thử nghiệm
 Mục đích: Hồn chỉnh bảng câu hỏi chính thức.
 Phương pháp: Chọn mẫu thuận tiện và phỏng vấn thử 5 sinh viên biết
Sim điện thoại sinh viên Viettel.
 Cách tiến hành: Sau khi hoàn thành bảng câu hỏi thì tiến hành phỏng vấn
thử để xem phản ứng của các đáp viên với bảng câu hỏi, khả năng trả lời của đáp viên,
biến nào chưa được hoàn chỉnh thì sẽ được chỉnh sửa, bổ sung hoặc bỏ bớt các biến.
Qua phỏng vấn thử cho thấy phần lớn các đáp viên điều dễ dàng trả lời được nội dung
trong bảng câu hỏi.
 Giai đoạn chính thức
Thơng tin mẫu cần thu
Thu thập các thông tin liên quan và ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với
Sim điện thoại sinh viên. Nội dung chi tiết bảng câu hỏi được trình bày ở phần phụ lục.
Tổng thể và Cỡ mẫu
- Tổng thể nghiên cứu là tất cả sinh viên khoa Kinh tế - QTKD trường Đại Học
An Giang. Hiện nay, sinh viên khoa Kinh tế - QTKD hệ chính quy là khoảng 1500 sinh
viên đang học tại trường Đại Học An Giang.
- Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phi sác xuất có hạn mức ở 5 ngành bởi vì
đây là một phương pháp mẫu trong nghiên cứu Marketing có tính chính xác tương đối
cao. Ngành Quản trị kinh doanh ( 20%), ngành Tài chính ( 20%), ngành Ngân hàng
(20%), ngành Kế toán ( 20%), ngành Kinh tế đối ngoại (KT – ĐN ) ( 20%).
- Cỡ mẫu: Sinh viên khoa Kinh tế - QTKD trường Đại Học An Giang có khoảng
1500 sinh viên do đó cỡ mẫu là 75 phân bố có hạn mức theo các ngành.

Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu
Tổng

QTKD

Tài chính

Ngân hàng

Kế tốn

KT-ĐN

100%

20%

20%

20%

20%

20%

75

15

15


15

15

15

SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT

Trang 14


Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường
Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel
4.2

GVHD: ThS
Lê Phương Dung

Thang đo

Thang đo danh nghĩa là thang đo được dùng để phân loại sự vật, hiện tượng. Các
sự vật giống nhau sẽ được gán cho một con số. Đây là thang đo ở cấp độ thấp nhất và
cho ít thơng tin nhất. Tiểu biểu là thang đo Nhị phân và thang đo Nhóm
Ví dụ 1: Thang đo Nhị phân. Xin Anh ( chị) vui lịng cho biết là bạn có biết đến
Sim điện thoại dành cho Sinh viên (Sim sinh viên). ( câu 1)
1. Có

2. Khơng


Ví dụ 2: Thang đo Nhóm . Anh ( Chị) sử dụng Sim điện thoại Sinh Viên Viettel
với mục đích ( chọn nhiều đáp án). ( câu 4)
 Sim sử dụng thường xuyên ( sim chính)
 Sim khuyến mãi
 Sim phụ ( sim 2)
 Khác : …..
Thang đo thứ tự là thang đo cung cấp thông tin về mối quan hệ thứ tự giữa các sự
vật. Thang đo này dùng để so sánh và xếp hạng.
Ví dụ 3: Thứ tự xếp hạng. Hãy cho biết mức độ hài lòng của bạn qua cách xếp
hạng giảm dần của chương trình ưu đãi ( giảm từ 5 - > 1). ( câu 10)
Tặng tiền hàng tháng …………….
Giá cước dịch vụ thấp …………....
Lên mạng bằng điện thoại và máy tính miễn phí ………………
Dịch vụ sóng mạnh ……………….
Kết nối 3G ………………
Thang đo khoảng cách là thang đo để biết chính xác khoảng cách giữa các mức
độ và khoảng cách cố định. Cụ thể trong bảng hỏi này là dùng thang đo Likert 5 điểm để
nghiên cứu thái độ của đáp viên đối với vấn đề nghiên cứu.
Ví dụ 4: Thang đo Likert 5 điểm. Anh / Chị vui lịng cho biết chương trình ưu đãi
nào làm Anh / Chị hài lòng nhất. ( câu 7)
1

2

3

4

5


Hồn tồn là
phản đối

Nói chung là
phản đối

Trung hịa

Nói chung là
đồng ý

Hồn tồn
đồng ý

Chƣơng trình ƣu đãi

1

2

3

4

5

Tặng tiền hàng tháng

SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT


Trang 15


Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường
Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel

GVHD: ThS
Lê Phương Dung

Giảm giá cước dịch vụ
Được lên mạng bằng điện thoại hoặc máy tính
miễn phí
Dịch vụ sóng mạnh
Có kết nối 3G

4.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Kết quả phỏng vấn chính thức được mã hóa, làm sạch trước khi nhập liệu. sử dụng
phần mềm SPSS 16.0 để xử lý các thông tin bằng phương pháp thống kê mô tả. Các kết
quả được tổng hợp và minh họa bằng cách vẽ biểu đồ kết quả bằng phần mềm Excel.
4.4 Tóm tắt.
Đối tượng nghiên cứu là sinh viên khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An
Giang. Cỡ mẫu quan sát là 75 mẫu.
Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước nghiên cứu chính: nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ: thảo luận với sinh viên có quan tâm đến sim điện thoại sinh
viên để lấy các ý kiến cho các nghiên cứu tiếp theo, từ thông tin của các cuộc thảo luận
thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn thử.
Nghiên cứu chính thức: được chia thành hai giai đoạn chọn mẫu: thử nghiệm và
chính thức. Tiến hành phỏng vấn chính thức, phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo
hạn mức.

Kết quả nghiên cứu chính thức được xử lý bằng SPSS 16.0 để thống kê mức độ
đánh giá của đáp viên đối với các biến định lượng đo lường mức độ hiểu biết, cảm xúc,
xu hướng hành vi của đáp viên đối với Sim điện thoại sinh viên. Sau đó, được minh họa
bằng cách vẽ đồ thị bằng phần mềm Excel.

SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT

Trang 16


Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường
Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel

GVHD: ThS
Lê Phương Dung

Chƣơng V : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
  
5.1. Giới thiệu
Sau khi trình bày phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu sơ bộ và giới thiệu
về nghiên cứu chính thức ở chương IV. Trong chương V là chương quan trọng của đề
tài nghiên cứu: trình bày về kết quả thu thập xử lý số liệu của q trình phỏng vấn chính
thức, phân tích số liệu sau khi đã sử dụng các phần mềm Excel và SPSS để phân tích.
Nội dung chương V gồm phần chính: Mơ tả thái độ của sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD
đối với sim điện thoại sinh viên Viettel.
5.2. Thông tin mẫu
Kết thúc phỏng vấn trực tiếp, số mẫu phát ra cho mỗi ngành là 16 mẫu và tổng số
là 80 mẫu, số mẫu thu về là 79 mẫu. Sau khi loại bỏ những mẫu không đạt chất lượng
thì số mẫu cịn lại là 75 mẫu bằng với số mẫu dự kiến. Vì vậy có thể tiến hành nhập dữ
liệu để phân tích, xử lý mẫu.

Giới tính

Nam
47%

Nữ
53%

Biểu đồ 5.2.1. Cỡ mẫu theo giới tính
Trong tổng số mẫu thu về thì có nam chiếm 35/ 75 với tỷ lệ 47% và nữ chiếm 40/
75 với tỷ lệ 53%. Tỷ lệ giữa nam và nữ tương đối ngang nhau cho thấy sự cân đối về
quan điểm, ý kiến giữa nam và nữ trong tổng thể.
Ngành học

SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT

Trang 17


Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa Kinh Tế - QTKD trường
Đại học An Giang đối với Sim điện thoại Sinh viên Viettel

GVHD: ThS
Lê Phương Dung

Quản trị kinh
doanh
20%

Tài chính

20%

Kinh tế đối
ngoại
20%

Kế toán
20%
Ngân hàng
20%

Biểu đồ 5.2.2. Cơ cấu mẫu theo khóa học
Trong 75 mẫu phỏng vấn thì số lượng đáp viên ở mỗi ngành là 15 mẫu, tỷ lệ theo
mỗi ngành là bằng nhau và đạt theo yêu cầu so với cơ cấu dự kiến trong phần phương
pháp nghiên cứu vì sử dụng theo phương pháp nghiên cứu thuận tiện kết hợp với hạn
mức.
5.3. Kết hợp thu thập và xử lý số liệu
5.3.1. Mô tả thái độ của sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD đối với sim điện
thoại sinh viên Viettel
Đã giới thiệu ở chương 2, thái độ gồm 3 thành phần là nhận biết, cảm xúc và xu
hướng hành vi. Để mơ tả thái độ thì đi sâu từng thành phần.
5.3.2. Nhận biết của sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD đối với sim điện thoại
sinh viên Viettel
Để đo lường sự nhận biết của sinh viên về sim điện thoại sinh viên Viettel thì nhận
biết của sinh viên Khoa Kinh tế - QTKD đối với sim điện thoại sinh viên Viettel được
chia thành như sau:
- Mục đích sử dụng sim điện thoại sinh viên Viettel
- Lý do sử dụng Sim điện thoại sinh viên Viettel
- Nguồn thông tin quyết định sử dụng Sim điện thoại sinh viên Viettel
- Chương trình ưu đãi của Sim điện thoại sinh viên Viettel có khác với các

chương trình ưu đãi của im điện thoại Vietel khác
- Lợi ích từ Sim điện thoại sinh viên Viettel
- Sự phổ biến của Sim điện thoại sinh viên Viettel

SVTH: Lê Thị Ánh Tuyết - Lớp: DH8QT

Trang 18


×