Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận thốt nốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHAN PHƯỚC TRUNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY
KINH DOANH LÚA GẠO
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
QUẬN THỐT NỐT

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

An Giang, tháng 07năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH
DOANH LÚA GẠO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
QUẬN THỐT NỐT

Chun ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Trần Công Dũ
Sinh viên thực hiện: Phan Phước Trung


Lớp: DT5NH1
MSSV: DNH093783

An Giang, tháng 07năm 2013


Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI

1

1.1 Lý do chọn đề tài....................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ............. 3
2.1 Khái niệm, bản chất, chức năng của Ngân hàng thương mại ................................................3
2.1.1 Khái niệm ......................................................................................................................3
2.1.2 Bản chất ........................................................................................................................3
2.1.3 Chức năng .....................................................................................................................3
2.2 Những vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng ........................................................................4
2.2.1 Khái niệm tín dụng........................................................................................................4
2.2.2 Vai trị, ý nghĩa của tín dụng .........................................................................................4

2.2.3 Chức năng của tín dụng ..................................................................................... 4
2.2.4 Nguyên tắc tín dụng........................................................................................... 6
2.2.5 Các phương thức tín dụng ................................................................................. 6
2.3 Những vấn đề liên quan đến cho vay kinh doanh lúa gạo ......................................... 7
2.3.1 Đặc điểm, vai trò của kinh doanh lúa gạo ......................................................... 7

2.3.2 Quy định của NHNO&PTNT về cho vay kinh doanh lúa gạo ........................... 8
2.4 Một số chỉ tiêu dánh giá hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo ............................... 10
2.4.1 Hệ số thu nợ ....................................................................................................... 10
2.4.2 Vòng quay vốn tín dụng .................................................................................... 10
2.4.3 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ..................................................................................... 10
2.4.4 Nợ xấu/Tổng dư nợ ........................................................................................... 11
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHNO&PTNT CHI NHÁNH QUẬN
THỐT NỐT .................................................................................................................... 12
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNO&PTNT chi nhánh quận Thốt Nốt ........ 12
3.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban của Ngân hàng ............................. 13
SVTH: Phan Phước Trung


Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt
3.2.1 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................... 13
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban ................................................................. 13
3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo và PTNT quận Thốt Nốt qua ba
năm 2010 – 2012 .............................................................................................................. 14
3.4 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng ........................ 17
3.4.1 Thuận lợi............................................................................................................ 17
3.4.2 Khó khăn ........................................................................................................... 18
3.5 Phương hướng kinh doanh của NHNO&PTNT quận Thốt Nốt năm 2013 ............... 18
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH LÚA GẠO
TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH QUẬN THỐT NỐT ............................................ 20
4.1 Khái quát về tình hình nguồn vốn và hoạt động cho vay tại NHNo và PTNT chi
nhánh quận Thốt Nốt qua 3 năm 2010 – 2012 ................................................................. 20
4.1.1 Về nguồn vốn .................................................................................................... 20
4.1.2 Về hoạt động cho vay ........................................................................................ 22
4.2 Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT chi nhánh quận
Thốt Nốt qua 03 năm 2010 2012 ..................................................................................... 26

4.2.1 Về doanh số cho vay.......................................................................................... 26
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn ................................................................ 26
4.2.1.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ............................................... 28
4.2.2 Về doanh số thu nợ ............................................................................................ 31
4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn .................................................................. 31
4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế ................................................ 33
4.2.3 Về dư nợ ............................................................................................................ 35
4.2.3.1 Dư nợ theo thời hạn ................................................................................. 35
4.2.3.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế .................................................................. 36
4.2.4 Về nợ xấu........................................................................................................... 38
4.2.5 Đánh giá hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT chi nhánh
quận Thốt Nốt qua 03 năm 2010 – 2012.......................................................................... 40
4.2.5.1 Hệ số thu nợ .................................................................................................... 41
SVTH: Phan Phước Trung


Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt
4.2.5.2 Vịng quay vốn tín dụng ................................................................................. 41
4.2.5.3 Nợ xấu/ Tổng dư nợ ....................................................................................... 42
4.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho vay kinh doanh lúa gạo tại
NHNO&PTNT chi nhánh quận Thốt Nốt ......................................................................... 43
4.3.1 Đánh giá một số mặt đạt được, hạn chế của Ngân hàng ................................... 43
4.3.1.1 Những mặt đạt được ................................................................................. 43
4.3.1.2 Những mặt hạn chế ................................................................................... 43
4.3.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay kinh daonh lúa gạo
tại Ngân hàng ................................................................................................................... 43
4.3.2.1 Nguyên nhân khách quan .......................................................................... 43
4.3.2.2 nguyên nhân chủ quan .............................................................................. 44
4.3.3 Một số biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả kinh doanh cho vay kinh doanh lúa
gạo tại NHNO&PTNT chi nhánh quận Thốt Nốt ............................................................. 44

4.3.3.1 Xây dựng mơ hình liên kết, tài trợ cho nhà kinh doanh và phát triển mơ
hình tín dụng theo chuỗi................................................................................................... 44
4.3.3.2 Tạo hình ảnh Ngân hàng thân thiện với tiêu chí “Ngân hàng thân thiện với
khách hàng”...................................................................................................................... 45
4.3.3.3 Cánh đồng mẫu lớn gắn kết nông dân và nông nghiệp ............................. 45
4.3.3.4 Mở rộng việc huy động vốn ...................................................................... 46
4.3.3.5 Nhóm giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo
.......................................................................................................................................... 47
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 48
5.1 Kết luận ...................................................................................................................... 48
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................... 49
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương ....................................................................... 49
5.2.2 Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quận Thốt Nốt ... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 51

SVTH: Phan Phước Trung


Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Số bảng

Tên Bảng

Trang

Bảng 3.1

Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO& PTNT quận Thốt Nốt

qua 3 năm 2010-2012

15

Bảng 4.1

Tình hình nguồn vốn tại NHNo Thốt Nốt qua 3 năm 2010-2012

20

Bảng 4.2

Kết quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo Thốt Nốt

23

Bảng 4.3

Doanh số cho vay kinh doanh lúa gạo theo thời hạn

26

Bảng 4.4

Doanh số cho vay kinh doanh lúa gạo theo thành phần kinh tế

29

Bảng 4.5


Doanh số thu nợ kinh doanh lúa gạo theo thời hạn

32

Bảng 4.6

Doanh số thu nợ kinh doanh lúa gạo theo thành phần kinh tế

34

Bảng 4.7

Dư nợ kinh doanh lúa gạo theo thời hạn

36

Bảng 4.8

Dư nợ kinh doanh lúa gạo theo thành phần kinh tế

37

Bảng 4.9

Nợ xấu kinh doanh lúa gạo

39

Bảng 4.10


Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay kinh doanh lúa
gạo

40

SVTH: Phan Phước Trung


Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Số biểu đồ

Tên Bảng

Trang

Sơ đồ 3.1

Tổ chức nhân sự của NHNO&PTNT chi nhánh quận Thốt Nốt

13

Biểu đồ 4.1

Tình hình nguồn vốn của NHNO & PTNT chi nhánh quận Thốt
Nốt qua 3 năm 2010 - 2012

22


Biểu đồ 4.2

Doanh số cho vay kinh doanh lúa gạo theo thành phần kinh tế

30

Biểu đồ 4.3

Doanh số thu nợ kinh doanh lúa gạo theo thành phần kinh tế

35

Biểu đồ 4.4

Dư nợ kinh doanh lúa gạo theo thành phần kinh tế

38

Biểu đồ 4.5

Hệ số thu nợ kinh doanh lúa gạo

41

Biểu đồ 4.6

Vịng quay vốn tín dụng kinh doanh lúa gạo

42


Biểu đồ 4.7

Nợ xấu trên tổng dư nợ kinh doanh lúa gạo

42

SVTH: Phan Phước Trung


Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

CBKD

Cán bộ kinh doanh

DSCV

Doanh số cho vay

DSTN

Doanh số thu nợ

ĐBSCL


Đồng bằng song cửu long

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNO

Ngân hàng nông nghiệp

NHNO&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nơng thơn

NQH

Nợ q hạn

PGD

Phịng giao dịch


KDLG

Kinh doanh lúa gạo

TCTD

Tổ chức tín dụng

SVTH: Phan Phước Trung


Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI

1.1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp với cây lúa nước là chủ đạo, xuất khẩu
gạo luôn là niền tự hào của người dân Việt Nam. Trong những năm gần đây,
Kinh tế nước ta luôn gặp những khó khăn thách thức, tình hình lạm phát ảnh
hưởng tiêu cực đến toàn bộ các ngành kinh tế nói chung và ngành nơng nghiệp
cũng như việc sản xuất, kinh doanh lúa gạo cũng bị ảnh hưởng.
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong hai vựa lúa lớn của nước ta, có diện
tích đất nơng nghiệp tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang,... và đặc
biệt là Thành phố Cần Thơ trung tâm kinh tế lớn của vùng.
Thốt Nốt một quận ngoại thành của Thành phố Cần Thơ cũng đang từng
bước khẳng định và phát triển thế mạnh kinh tế quận về hoạt động sản xuất nơng
nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng. Quận Thốt Nốt có điều kiện tốt cho ngành
kinh doanh lúa gạo phát triển, có nhiều các cơ sở xay xát lúa gạo vi mô lớn, các
doanh nghiệp chế biến gạo xuất khẩu. Hiện nay, quận đang xây dựng trung chợ

gạo Thốt Nốt (đầu lộ tẻ Rạch Giá) – đây là chợ đầu mối lúa gạo của vùng
ĐBSCL. Nói đến lúa gạo thì chúng ta nghĩ đến nơng dân, người trực tiếp sản xuất
ra hạt lúa. Sau đó là doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo. Nhưng làm sao để hạt
lúa tại các cánh đồng có thể đến được với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
Một bộ phận quan trọng trong quá trình này là những thương lái, doanh nghiệp
kinh doanh lúa gạo, họ trực tiếp đến các cánh đồng hoặc thu mua lúa tại hộ nông
dân rồi đến các nhà máy xay xát sau đó bán gạo nguyên liệu cho doanh nghiếp
chế biến gạo xuất khẫu. Người dân tại thành phố Cần Thơ quen với cách gọi họ
là “hàng sáo lúa gạo”.
Đối với các cá nhân, hộ và doanh nghiệp kinh doanh lúa thì vốn là yếu tố rất
quan trọng. Do đặc tính ngành nghề nên họ cần nguồn vốn lớn và đa phần là vốn
lưu động, các NHTM đã đẩy mạnh cho vay và hỗ trợ vốn cho lĩnh vực này.
NHNo&PTNT chi nhánh quận Thốt Nốt với mục tiêu chủ yếu là cho vay sản
xuất nông nghiệp, mạng lưới rộng khắp đã và đang hỗ trợ kịp thời nguồn vốn cho
hoạt động kinh doanh này. Chi nhánh NHNo&PTNT quận Thốt Nốt luôn là
người bạn đồng hành với khách hàng trong suốt nhiều năm qua với số lượng
khách hàng vay chiếm tỷ trọng cao. Vì vậy làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động
cho vay kinh doanh lúa gạo tại quận nhà, để người dân dễ dàng tiếp cận hơn với
nguồn vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả. Xuất phát từ thực tế nói trên, nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi chọn đề tài “ Phân tích hoạt động cho
vay kinh doanh lúa gạo tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
chi nhánh quận Thốt Nốt” để làm đề tài tốt nghiệp.
SVTH: Phan Phước Trung

Trang 1


Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo qua 3 năm 2010, 2011, 2012
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quận Thốt Nốt. Trên cơ sở
những đánh giá phân tích đó đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu
quả và chất lượng hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại Ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng qua 3 năm 2010 –
2012.
- Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNo&PTNT chi
nhánh quận Thốt Nốt qua các chỉ số: doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu
phân theo thời hạn và thành phần kinh tế cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp.
- Tìm ra những mặt thuận lợi và hạn chế của hoạt động cho vay kinh doanh
lúa gạo, từ đó đưa ra giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động
cho vay tại Ngân hàng.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại Chi nhánh NHNo & PTNT chi nhánh quận Thốt
Nốt, đề tài tập trung phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại Chi
nhánh NHNo & PTNT quận Thốt Nốt trong 03 năm từ năm 2010- 2012.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu từ báo cáo tổng kết qua các năm 2010, 2011, 2012 tại
NHNo và PTNT quận Thốt Nốt.
- Thu thu thập thông tin từ cán bố kinh doanh của Ngân hàng.
- Tổng hợp các thông tin, dữ liệu, tài liệu, những sách báo, tạp chí...có liên
quan đến đề tài.
1.4.2 Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu
thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và đưa ra kết luận về
thực trạng hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNo và PTNT chi nhánh
quận Thốt Nốt.

- Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một số chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Ở đây
thường sử dụng hai phương pháp so sánh: so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh
bằng số tương đố
SVTH: Phan Phước Trung

Trang 2


Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

2.1 Khái niệm, bản chất, chức năng của Ngân hàng thƣơng mại 1
2.1.1 Khái niệm
- Ngân hàng thương mại là loại NH giao dịch trực tiếp với các loại hình
doanh nghiệp, tổ chức đồn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dưới
hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu, đồng
thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương
tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ NH cho các đối tượng nói trên.
- Ngân hàng thương mại là loại hình Ngân hàng được thực hiện tất cả các
hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật
các TCTD nhằm mục tiêu lợi nhuận (Chương 1, điều 4 luật các TCTD số
47/2010/QH12).
2.1.2 Bản chất
- NHTM là một loại hình định chế tài chính trung gian đặc biệt, và là một
tổ chức kinh doanh trong ngành dịch vụ tài chính NH.
- Hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh.
- Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ và
dịch vụ NH.

2.1.3 Chức năng
- Trung gian tín dụng: Là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của
NHTM. Trong chức năng này, NHTM đóng vai trị là người trung gian đứng ra
tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế
biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh.
- Trung gian thanh toán và cung ứng phương tiện thanh toán: Đây là chức
năng quan trọng, không những thể hiện khá rõ bản chất của NHTM mà cịn cho
thấy tính chất “đặc biệt” trong hoạt động của NHTM. NHTM đứng ra làm trung
gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa khách hàng, giữa người
mua, người bán…để hoàn tất các quan hệ kinh tế giữa họ với nhau.
- Cung ứng dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan: Các
dịch vụ bao gồm, dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền nhanh quốc nội, dịch vụ ủy
thác, dịch vụ tư vấn đầu tư,…
1

[Nguyễn Đăng Dờn (2010). Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, Nhà xuất bản Phương Đông]

SVTH: Phan Phước Trung

Trang 3


Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt

2.2 Những vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng
2.2.1 Khái niệm tín dụng Ngân Hàng2
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ NH
cho KH trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định.
Tín dụng mang ba nội dung cơ bản:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang

người sử dụng.
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn.
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
Nếu thiếu một trong ba nội dung trên thì khơng cịn là quan hệ tín dụng.
2.2.2 Vai trị, ý nghĩa của tín dụng
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng
thời góp phần đầu tư và phát triển kinh tế.
- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
- Tín dụng là cơng cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và
ngành mũi nhọn.
- Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các
doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngồi.
2.2.3 Phân loại tín dụng3
a) Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
Đây là khoản vay để bổ sung thiếu hụt vốn tạm thời như mua sắm nguyên vật
liệu, vật tư phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
- Cho vay trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12
tháng đến 60 tháng. Khoản vay này thường được sử dụng để mua sắm trang thiết
bị phục vụ sản xuất.
- Cho vay dài hạn: Các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở
lên. Được sử dụng để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ bản, các chương trình có quy
mơ lớn.

2

[Nguyễn Đăng Dờn (2005). Tiền tệ - Ngân hàng, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Tp. HCM]

3


[Thái Văn Đại (2007). Bài giảng Tiền tệ - Ngân hàng, Tủ sách trường Đại học Cần Thơ]

SVTH: Phan Phước Trung

Trang 4


Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt

b) Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành
vốn lưu động của doanh nghiệp.
- Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cung cấp để hình thành vốn
cố định của doanh nghiệp.
c) Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
- Tín dụng sản xuất và lưu thơng hàng hố: Là loại tín dụng cấp vốn cho
các doanh nghiệp, cá nhân để tiến hành sản xuất kinh doanh.
-Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
d) Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng
- Tín dụng Thương mại: Là loại tín dụng giữa các doanh nghiệp được biểu
hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hố.
-Tín dụng Ngân hàng: Là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa các tổ
chức tín dụng với các doanh nghiệp và các cá nhân.
- Tín dụng Nhà nước: Là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ giữa nhà
nước với nhân dân và các tổ chức tín dụng khác trong đó nhà nước chủ động vay
vốn để tăng nguồn thu cho ngân sách.
e) Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với Ngân hàng
- Tín dụng có đảm bảo: Là một phương tiện tạo cho chủ NH có một sự
đảm bảo rằng sẽ có một nguồn vốn khác hay bảo chi nếu công việc cho vay bị

phá sản.
- Tín dụng khơng có đảm bảo: Là loại tín dụng mà khi NH quyết định cho
vay chủ yếu dựa vào uy tín và tình hình tài chính của người vay mà không cần tài
sản thế chấp.
2.2.4 Nguyên tắc tín dụng4
Khi tham gia vào quan hệ tín dụng, các doanh nghiệp vay vốn và các
Ngân hàng đều quán triệt các ngun tắc tín dụng. Đó là các ngun tắc :
Nguyên tắc 1 : Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thõa
thuận trên hợp đồng tín dụng.
Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu
cầu đã được bên vay trình bày với NH và đã được NH cho vay chấp nhận. Đó là
4

[Thái Văn Đại (2010), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh NHTM, Tủ sách trường Đại học Cần Thơ]

SVTH: Phan Phước Trung

Trang 5


Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt

các khoản phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh doanh của
bên vay…NH co quyền từ chối và huỷ bỏ mọi nhu cầu vay vốn khơng được sử
dụng đúng mục đích đã thõa thuận. Do đó, để tuân thủ nguyên tắc này khi cho
vay NH có quyền yêu cầu buộc bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã
cam kết và thường xuyên giám sát hoạt động của bên vay về phương diện này.
Nguyên tắc 2 : Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng
hạn đã thõa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất

của tín dụng là giao dịch cung cầu về vốn. Trong khoảng thời gian cam kết giao
dịch, NH và bên vay thõa thuận trong hợp đồng tín dụng rằng NH sẽ chuyển giao
quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay. Khi kết thúc kỳ hạn, bên
vay phải hoàn trả quyền này cho NH (trả nợ gốc) với một khoản chi phí (lợi tức
và phí) nhất định cho việc sử dụng vốn vay.
Về phương diện hạch toán, nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo
tồn của tín dụng : Tiền vay phải đảm bảo thu hồi được đầy đủ và có sinh lời (thu
hồi được đầy đủ cả gốc và lãi). Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở đảm bảo cho sự
phát triển kinh tế, xã hội được ổn định, các mối quan hệ của NH được phát triển
thu xu thế an toàn và năng động.
2.2.5 Các phƣơng thức tín dụng5
NHNo & PTNTVN áp dụng các phương thức cho vay sau:
- Cho vay từng lần.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Cho vay theo dự án đầu tư.
- Cho vay trả góp.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng.
- Cho vay hợp vốn.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi.
- Cho vay theo các phương án khác..

5

[Sổ tay tín dụng NHNo & PTNT VN]

SVTH: Phan Phước Trung

Trang 6



Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt

2.3 Những vấn đề liên quan đến cho vay kinh doanh lúa gạo
2.3.1 Đặc điểm, vai trò của kinh doanh lúa gạo
a. Đặc điểm
Việt Nam từ một quốc gia phải nhập khẩu lương thực nhưng đã có bước
phát triển mạnh mẽ để trở thành cường quốc xuất khẩu gạo trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, việc sản xuất tiêu thụ gạo cả trong nước lẫn xuất khẩu đã có nhiều
vấn đề khó khăn như năng suất, số lượng, chưa gắn với quy hoạch và thị trường
tiêu thụ. Sự tăng trưởng của lúa gạo kéo theo sự phát triển của các hoạt động kinh
tế khác, song về cơ bản sản phẩm nơng nghiệp vẫn cịn là sản phẩm thơ, nơng
dân tự sản xuất tự tiêu dùng là chính. Nông dân, các nhà khoa học, các nhà doanh
nghiệp... đã có nhiều nổ lực lớn nhưng vẫn chưa tìm ra được hướng đi vững chắc,
lâu dài cho cây lúa, hạt gạo Việt Nam. Hạt gạo Việt Nam chưa thực sự ấn tượng
đối với người tiêu dùng trong khu vực và thế giới, chưa tạo dựng được thương
hiệu riêng do có quá nhiều loại gạo nên gây khó khăn trong việc tạo lập xây dựng
thương hiệu có chất lượng cho lúa gạo.
b. Vai trò
Kinh doanh, sản xuất lúa gạo nhiều năm qua đã góp phần quyết định an
ninh lương thực quốc gia, đóng góp quan trọng cho an ninh lương thực thế giới,
tăng giá trị xuất khẩu nông sản, phát triển dịch vụ nông nghiệp và nông thôn,
nâng cao đời sống người dân, tạo ra cơ hội việc làm ở nông thơn. Góp phần sử
dụng hợp lý nguồn lao động ở nông thôn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Kinh doanh lúa gạo có tác dụng nhiều mặt tới lĩnh vực sản xuất và tiêu
dùng xã hội, nó cung cấp những sản phẩm là lương thực, là những hàng hóa thiết
yếu tới toàn bộ con người một cách đầy đủ, kịp thời đồng bộ, đúng số lượng, chất
lượng một cách thuận lợi, với quy mô ngày càng mở rộng. Cung cấp cho mọi
người, mọi gia đình và các nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp dân cư, lứa tuổi,
nghề nghiệp. Nó có tác dụng nữa là kích thích nhu cầu, gợi mở nhu cầu, hướng

người tiêu dùng tới những sản phẩm có chất lượng cao, thuận tiện trong sử dụng,
đồng thời đa dạng về sản phẩm với phong cách phục vụ đa dạng, văn minh, hiện
đại.
Sự thành công của ngành lúa gạo Việt Nam mà “Vựa lúa” miền Tây là chỗ
dựa đã góp phần rất quan trọng trong thế chuyển dịch từ một quốc gia thu nhập
thấp sang một quốc gia có thu nhập trung bình như nước ta hiện nay. Cùng với
nhiều chính sách tác động của Nhà nước kết quả đầu tư hạ tầng cộng với sự nỗ
lực, sáng tạo của nông dân... đã nâng cao vị thế hạt gạo, đưa nó đi nhanh trên con
đường tiếp cận thị trường, làm thay đổi đáng kể phương thức sản xuất lúa, nâng
giá trị hạt gạo từ “để ăn” là chủ yếu sang “để bán” (xuất khẩu và tiêu thu nội địa)
SVTH: Phan Phước Trung

Trang 7


Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt

làm ra nhiều giá trị lợi nhuận từ lúa gạo với hàng loạt các “doanh nhân nông
nghiệp”.
2.3.2 Quy định của NHNo và PTNT về cho vay kinh doanh lúa gạo
Căn cứ theo quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 về quy
định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam.
a. Khái niệm cho vay kinh doanh lúa gạo
Hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo là việc TCTD sử dụng nguồn vốn
tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng cho cá nhân và doanh nghiệp kinh
doanh lĩnh vực lúa gạo.
b. Đặc trƣng cơ bản cho vay kinh doanh lúa gạo
- Kinh doanh lúa gạo mang tính thời vụ, các vụ mùa trong năm. Mỗi vụ,
mùa sẽ quyết định thời điểm cho vay và thu nợ của NH, đảm bảo cho cả nhà kinh
doanh có thể thu mua đúng và đủ số lượng và NH trong công tác giải ngân và thu

hồi nợ. Đầu vụ cho vay, đến kỳ thu hoạch nhà sản xuất thu mua, tiêu thụ tiến
hành thu nợ. Thường thì các vụ mùa được trồng liên tục trong năm nên thời hạn
cho vay chủ yếu là ngắn hạn. Nhà kinh doanh luôn chủ động được sản lượng thu
mua cần thiết vì thế các TCTD cũng có thể dựa vào tính thời vụ để xem xét cho
KH vay.
- Có nhiều loại lúa gạo khác nhau nhà kinh doanh không chỉ tập trung
kinh doanh một sản phẩm. Lĩnh vực kinh doanh lúa gạo đa dạng nhiều chủng loại
khác nhau dẫn đến giá thành của mỗi loại cũng khác nhau. Khi xem xét cho vay
NH phải thẩm định KH về khâu thu mua gồm những loại nào, từ đó NH mới có
thể quyết định được số tiền và thời hạn cho vay.
- Chi phí cho vay cao, chi phí cao liên quan đến nhiều yếu tố như: chi phí
cho việc thẩm định, chi phí theo dõi KH/món vay, chi phí phịng ngừa rủi ro....
Dư nợ vốn vay cho KH kinh doanh sản xuất lúa gạo chiếm tỷ trọng không nhỏ dư
nợ của NH. Vì vậy, cho vay lĩnh vực này có vai trò quan trọng trong việc đáp
ứng kịp thời nguồn vốn cho KH và đem lại thu nhập cho NH.
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng thu nhập và khả năng trả nợ của
KH. Đối với kinh doanh lúa gạo thì đầu ra tiêu thụ sẽ quyết định khả năng trả nợ
của KH. Nó phụ thuộc vào giá thành sản phẩm mua vào, giá bán trên thị trường,
tình hình xuất nhập khẩu lương thực trong nước, các chi phí có liên quan như chi
trả lao động, may móc thiết bị....
c. Đối tƣợng KH vay
Đối tượng cho vay là các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp có nhu cầu
về vốn, kinh doanh lĩnh vực lúa gạo, đầy đủ yêu cầu theo quy định.
SVTH: Phan Phước Trung

Trang 8


Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt


d. Phƣơng thức vay
Đối với NHNo và PTNT cho vay thỏa thuận với khách hàng về phương
thức vay phù hợp với khả năng kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của cả
NH và KH. Nhưng phổ biến là hai phương thức:
- Cho vay từng lần: Phương thức này áp dụng đối với những cá nhân và
doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từng lần, không thường xuyên. Mỗi lần vay
vốn, KH và NHNo làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức: Phương thức này áp dụng đối với những cá nhân
và doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định. Ngân
hàng và khách hàng xác đinh và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong
thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Điều này làm giảm thủ
tục giấy tờ không cần thiết. Những lần vay sau, khách hàng chỉ cần trình hợp
đồng tín dụng và phương án kinh doanh khả thi nếu có.
e. Hình thức vay
Ngân hàng Nông nghiệp là nơi cho vay trực tiếp tiếp nhận hồ sơ vay và giải
ngân vốn cho cá nhân và doanh nghiệp. Đa số KH thường vay số tiền lớn, khi
vay cần: Giấy đề nghị vay vốn; dự án, phương án của quá trình kinh doanh; tài
sản đảm bảo tiền vay theo quy định; Một số giấy tờ khác có liên quan (hộ khẩu,
chứng minh nhân dân, giấy đăng ký kinh doanh...).
f. Lãi suất cho vay
Tín dụng là một qua hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện
vật. Trong đó, người đi vay phải trả cho người cho vay cả vốn lẫn lãi sau một
thời gian nhất định.
Do đó lãi suất tín dụng chính là giá cả quyền sử dụng vốn của người khác
vào mục đích kinh doanh và đo lường bằng tỷ lệ % trên vốn gửi hoặc cho vay
trong một thời hạn nhất định.
Mức lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với
quy định của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam về lãi suất cho vay tại thời điểm
ký kết hợp đồng. Ngân hàng có trách nhiệm công bố các mức lãi suất cho khách
hàng biết.

Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn giao cho giám đốc Sở
giao dịch, chi nhánh cấp 1 ấn định nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cho
vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp
đồng tín dụng, theo quy định của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Tổng giám
đốc NHNo Việt Nam. Tùy theo từng thời kỳ khách hàng vay vốn mà Ngân hàng
có mức lãi suất khác nhau phù hợp cho từng đối tượng, sản phẩm vay và phù hợp
quy định NHNN.
SVTH: Phan Phước Trung

Trang 9


Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt

2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo
của Ngân hàng
2.4.1 Hệ số thu nợ (%)

Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =

x 100%
Tổng doanh số cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của NH hay khả năng trả nợ vay của
KH, chỉ tiêu này cho ta biết được số tiền mà ngân hàng thu được trong một thời
kỳ kinh doanh nhất định từ DSCV. Hệ số này càng lớn thì cơng tác thu hồi vốn
của NH càng hiệu quả và ngược lại.
2.4.2 Vòng quay vốn tín dụng (vịng)
Vịng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của NH,

phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số vịng quay vốn
tín dụng càng cao thì đồng vốn của NH quay càng nhanh, luân chuyển liên tục
đạt hiệu quả cao. Cơng thức tính như sau:

Doanh số thu nợ
Vịng quay vốn tín dụng

=
Dư nợ bình qn

Trong đó dư nợ bình qn được tính theo cơng thức:

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân

=
2

2.4.3 Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ (%):

Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =

x 100%
Tổng dư nợ

SVTH: Phan Phước Trung

Trang 10



Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt

Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng nào
có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng
đó cao.
2.4.4 Nợ xấu/ Tổng dƣ nợ (%)
Đây là chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong hoạt động tín dụng, chỉ tiêu này đánh giá
khả năng thu nợ khi đến hạn của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng
tín dụng càng cao, ngược lại cho thấy sử dụng vốn kém hiệu quả.

Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =

x 100%
Tổng dư nợ

SVTH: Phan Phước Trung

Trang 11


Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt

CHƢƠNG 3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN THỐT NỐT

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo và PTNT quận
Thốt Nốt
Tên giao dịch: Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển

Nông Thôn quận Thốt Nốt.
Tên viết tắt: Agribank.
Địa chỉ: số 27, Nguyễn Thái Học, P. Thốt Nốt, Q. Thốt Nốt, TPCT
Điện thoại: 0710.3854979

Fax: 0710.3851097.

NHNo & PTNT quận Thốt Nốt là chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh
cấp 1 NHNo & PTNT thành phố Cần Thơ, được thành lập theo quyết định số
400/HĐQT ngày 14/11/1990. Lúc đầu ngân hàng hoạt động chủ yếu trong hai
lĩnh vực huy động vốn và cho vay, trong đó thực hiện cho vay cả những hộ gia
đình chính sách. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng sự nỗ lực hết mình của tập
thể CB - CNV giúp ngân hàng từng bước vượt qua khó khăn và đi vào ổn định
Xuất phát từ một điểm giao dịch ban đầu, đến năm 1993 ngân hàng đã
thành lập thêm ba chi nhánh, đó là chi nhánh xã Thạnh An, xã Trung Nhứt và xã
Trung An. Sau gần 7 năm hoạt động do cơ chế thay đổi, đến năm 2000 chi nhánh
Trung Nhứt bị giải thể.
Năm 2003, thực hiện quyết định của Chính Phủ, NHNo & PTNT huyện
Thốt Nốt bị tách chức năng cho vay người nghèo. Từ đó, hình thành nên Ngân
hàng Chính sách xã hội huyện Thốt Nốt.
Năm 2004, để đáp ứng nhu cầu cao về vốn cho người dân, ngân hàng đã
thành lập thêm một điểm giao dịch mới là phòng giao dịch thị trấn Thốt Nốt.
Đến tháng 12/2008, căn cứ vào quy mô, mật độ dân số kết hợp với nền
kinh tế xã hội phát triển theo Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 23/12/2008 đã nâng
huyện Thốt Nốt lên quận Thốt Nốt. Vì thế, NHNo & PTNT huyện Thốt Nốt cũng
được đổi thành NHNo & PTNT quận Thốt Nốt.
Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn - với tên gọi đã tự nói
lên chức năng, nhiệm vụ vừa cơ bản vừa lâu dài phục vụ cho nông nghiệp, nông
thôn và nông dân. Ngân hàng chịu trách nhiệm thực hiện tài trợ vốn cho tất cả
các ngành kinh tế và thành phần kinh tế trong quận. Khách hàng vay là hộ sản

xuất, hộ nông dân vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tạo dựng được niềm
tin, uy tín đối với bà con nơng dân. Ngồi ra, ngân hàng còn phục vụ một số
khách vãng lai thuộc các quận, huyện lân cận. Cán bộ ngân hàng, đặc biệt là
SVTH: Phan Phước Trung

Trang 12


Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt

CBTD ngoài tư cách đạo đức, thân thiện, am hiểu người dân còn phải trang bị
kiến thức đầy đủ, thơng thạo các quy trình nghiệp vụ. Chính vì vậy, cả tập thể
CB-CNV ngân hàng tự hào và không ngừng phấn đấu để xứng đáng với khẩu
hiệu “ Agribank - Mang phồn thịnh đến khách hàng”.
3.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban của NHNo và PTNT quận
Thốt Nốt
3.2.1 Cơ cấu tổ chức
Nhân sự của ngân hàng được phân bổ ở những bộ phận khác nhau, mỗi bộ
phận thực hiện chức năng riêng của mình. Nhưng giữa các bộ phận ln có mối
quan hệ, trao đổi với nhau để công việc vận hành một cách dễ dàng, nhanh chóng,
đạt hiệu quả.

BAN GIÁM ĐỐC

P. KẾ
TỐN
NGÂN
QUỸ

P. KINH

DOANH

PGD
TRUNG
AN

PGD SỐ 1

P. HÀNH
CHÍNH
NHÂN
SỰ

(Nguồn: Phịng hàng chính – nhân sự của NHNO&PTNT chi nhánh quận Thốt Nốt)
Sơ đồ 3.1 Tổ chức nhân sự của NHNO&PTNT chi nhánh quận Thốt Nốt
Với sơ đồ tổ chức như trên, Ban Giám Đốc trực tiếp điều hành tồn bộ các
phịng ban thơng qua các trưởng, phó phịng trực thuộc và các phịng ban có mối
quan hệ hỗ trợ thống nhất tập trung dưới sự điều hành của Ban Giám Đốc.
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Ban Giám đốc: Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của NHNo quận, đề ra
các chiến lược phát triển trong hiện tại cũng như tương lai, tiếp nhận các chỉ thị

SVTH: Phan Phước Trung

Trang 13


Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt

đồng thời phổ biến cho các CB – CNV ngân hàng, bên cạnh đó chịu trách nhiệm

về mọi quyết định của mình trước cấp trên cũng như trước pháp luật.
Phịng kế tốn ngân quỹ: Thanh tốn các nghiệp vụ phát sinh về cho vay,
thu nợ, thực hiện các dịch vụ Ngân hàng, cập nhật hàng ngày bằng máy vi tính
các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài sản ngân hàng, ngân quỹ thu và chi các
khoản tiền mặt giữa ngân hàng và khách hàng.
Phòng kinh doanh: Khai thác khách hàng cả về tiền gửi và tiền vay, thực
hiện các khoản cho vay đối với khách hàng, trong đó cả cho vay ngắn hạn cũng
như trung dài hạn, thực hiện kiểm tra quá trình sử vụng vốn vay của các khách
hàng vay vốn.
Phòng giao dịch Trung An: Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, các
nghiệp vụ của Ngân hàng phát sinh tại các xã: Trung An, Trung Thạnh, Trung
Hưng thuộc huyện Cờ Đỏ, Tp Cần Thơ. Mức phán quyết cho vay được giới hạn
bởi NHNO&PTNT quận Nốt Nốt.
Phòng giao dịch số 1: Thực hiện các nghiệp vụ phát sinh như tại ngân
hàng quận, song quyền phán quyết được giới hạn bởi quy định của NHNo Hội sở,
quản lý và cho vay khách hàng vay vốn với số lượng nhỏ, trong đó chủ yếu là hộ
sản xuất, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ phát sinh được Giám đốc ủy quyền.
Phịng hành chính, nhân sự: Quản lý về mặt nhân sự của ngân hàng,
tham mưu cho Giám đốc bố trí theo dõi và sắp xếp cơng việc cho từng phịng ban,
chăm lo đời sống tinh thần của CB – CNV ngân hàng, giải quyết các vấn đề liên
quan đến lương bổng và các chế độ chính sách khác.
3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo và PTNT quận Thốt
Nốt qua 3 năm 2010 – 2012
Bất kỳ một ngân hàng hay tổ chức kinh tế nào nói chung muốn tồn tại và phát
triển bắt buộc phải kinh doanh có hiệu quả và lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng
đánh giá chất lượng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm
gần đây do những diễn biến tiêu cực của nền kinh tế, tình hình lãi suất tiền gửi và
cho vay biến động liên tục đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh ngân
hàng. Vì thế, địi hỏi nỗ lực khơng ngừng của tồn hệ thống NH và đội ngũ cán
bộ nhân viên, đặc biệt là nhân viên phịng tín dụng. Cụ thể ta xem xét bảng số

liệu kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn quận Thốt Nốt qua 3 năm thể hiện qua bảng sau:

SVTH: Phan Phước Trung

Trang 14


Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHO & PTNT quận Thốt Nốt
qua 3 năm 2010-2012
Đvt: Triệu đồng
Năm

So sánh

Chỉ tiêu
2012

2011/2010
Số tiền
(%)

50.494 61.797

61.352

11.303


22,38

(445)

(0,72)

Chi phí

39.022

55.733

51.610

16.711

42,82 (4.123)

(7,40)

Lợi nhuận trƣớc
thuế

11.472

6.064

9.742

2010

Thu nhập

2011

(5.408) (47,14)

2012/2011
Số tiền
(%)

3.678

60,65

(Nguồn: Phịng kế tốn ngân quỹ Chi nhánh NHNo & PTNT Thốt Nốt )

* Về lợi nhuận
Qua bảng 3.1 kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm (2010-2012) ta thấy lợi
nhuận NH cũng có sự thay đổi tăng, giảm khác nhau. Năm 2010 lợi nhuận
11.472 triệu đồng đến năm 2011 lợi nhuận là 6.064 triệu đồng giảm 5.408 triệu
đồng tức là 47,14%. Việc giảm lợi nhuận này là do năm 2011 chi phí NH tăng
cao hơn so với thu nhập (chi phí tăng 42,82% trong khi đó thu nhập chỉ tăng
22,38% so với năm 2010) điều này dẫn đến lợi nhuận NH giảm một cách đáng kể,
lợi nhuận giảm một phần là do khoản lãi suất cho vay cao nên có một số khoản
thanh tốn đến hạn KH khơng có khả năng hồn trả nên việc thu nợ gặp khó khăn
hơn, nợ xấu gia tăng nhiều.
Khả quan hơn cho lợi nhuận 2012 khi lợi nhuận năm này tăng so với 2011.
Năm 2012 lợi nhuận là 9.742 triệu đồng tăng 3.678 triệu đồng tức là 60,65%. Lợi
nhuận tuy tăng cao hơn so với 2011 nhưng cũng không đạt được cao hơn năm
2010 (11.472 triệu đồng). Năm 2012 tuy thu nhập và chi phí đều NH đều giảm

nhưng lợi nhuận lại tăng cao là do thu nhập giảm khơng đáng kể (0,72%) nhưng
chi phí lại giảm nhiều hơn (7,4%) nên việc giảm nhiều của chi phí đã tạo ra lợi
nhuận cao cho NH.
Nhìn chung, qua 3 năm NH hoạt động đều có lợi nhuận. Mặc dù nền kinh
tế khó khăn nhưng NH vẫn đảm bảo hoạt động có hiệu quả, đáp ứng kịp thời
nguồn vốn. Đó chính là kết quả của sự cố gắng Ban lãnh đạo cùng tồn thể cán
bộ cơng nhân viên chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
quận Thốt Nốt với phương châm “mang phồn thịnh đến với khách hàng”.

SVTH: Phan Phước Trung

Trang 15


Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt

* Về thu nhập
Qua bảng số liệu 3.1 ta thấy thu nhập ngân hàng biến động không theo
một xu hướng tăng hay giảm liên tục mà có sự biến động qua các năm tăng lên
năm 2011 và giảm xuống năm 2012. Cụ thể, thu nhập năm 2010 là 50.494 triệu
đồng sang năm 2011 thu nhập NH là 61.797 triệu đồng tăng 11.303 triệu đồng
tức tăng 22,38% so với 2010. Thu nhập tăng là do nền kinh tế bắt đầu phục hồi
và ổn định, người dân có nhu cầu vay vốn nhiều để đầu tư lại cho việc sản xuất
kinh doanh vì thế thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng lên, cụ thể là thu nhập từ
hoạt động cho vay. Mặt khác, NH đã tăng cường hoạt động tín dụng mở rộng
thêm các hình thức cho vay thu hút khách hàng, lãi suất cho vay năm 2011 dao
động ở mức cao (18% - 21%/năm) cũng dẫn đến thu nhập từ cho vay tăng lên so
với 2010 ( thu nhập tín dụng tăng 11.167 triệu đồng so với 2010). Bên cạnh đó,
NH đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ đối với khách hàng làm cho thu nhập của
NH năm 2011 tăng mức đáng kể ( tăng 624 triệu đồng so với 2010). Đến năm

2012 thì thu nhập NH giảm, cụ thể là thu nhập 2012 là 61.352 triệu đồng giảm
445 triệu đồng tức là giảm 0,72% so với 2011. Việc giảm thu nhập so với 2011
không đáng kể, không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động chung của NH, giảm thu
nhập là do một phần trên địa bàn có một số doanh nghiệp nhỏ và vừa phá sản ảnh
hưởng một phần nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng (giảm 1.096 triệu đồng so
với 2011), một phần khác là do hoạt động cho vay nuôi cá tại địa bàn trong giai
đoạn này người dân gặp khó khăn nên NH cũng hạn chế cho vay vào năm 2012.
* Về chi phí
Theo bảng số liệu ta thấy, cùng chung xu hướng tăng giảm của thu nhập
thì chi phí NH cũng có sự tăng, giảm qua 3 năm. Chi phí năm 2010 là 39.022
triệu đồng sang năm 2011 chi phí tăng 55.733 triệu đồng tăng 16.711 triệu đồng
tức là 42,82% so với 2010. Nhận thấy được rằng năm 2011 chi phí NH tăng là
do chi chủ yếu cho hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ. Năm 2011 để mở
rộng quy mô các NH đua nhau huy động với lãi suất cao, có thời điểm lãi suất
huy động lên đến 17%-18%, vì thế để giữ chân khách hàng buộc ngân hàng cũng
phải tăng lãi suất huy động để cạnh tranh và thu hút khách hàng. Bên cạnh đó
việc có thêm nhiều sản phẩm huy động mới như: tiết kiệm dự thưởng chào mừng
quốc khánh 2-9, các chương trình ưu đãi khách hàng dẫn đến tốn kém chi phí
quảng cáo, khuyến mãi trong một thời gian dài (tăng 359 triệu đồng so với 2010),
chi phí trả lãi cho việc huy động TGTK cho những hoạt động này nhiều làm cho
chi phí NH tăng cao. Năm 2011 cịn có tình hình lạm phát cao, NHNN có nhiều
biện pháp thắt chặt tiền tệ giảm lượng tiền cung ứng ảnh hưởng đến hoạt động
thanh khoản của NH, mặt khác phải vay trên thị trường liên ngân hàng và sử
dụng nguồn vốn điều chuyển NH chi nhánh Cần Thơ làm cho chi phí trả lãi tăng
cao ( tăng 15.817 triệu đồng so với 2010).
SVTH: Phan Phước Trung

Trang 16



Phân tích hoạt động cho vay kinh doanh lúa gạo tại NHNO&PTNT quận Thốt Nốt

Sang năm 2012 chi phí NH giảm cụ thể là chi phí năm 2012 là 51.610 triệu
đồng giảm 4.123 triệu đồng tức là giảm 7,4%. Tuy nhiên cũng giống như thu
nhập chi phí giảm khơng đáng kể. Năm 2012, cùng với sự ổn định của nền kinh
tế hoạt động NH có chính sách cắt giảm chi phí hợp lý, có ít chương trình
khuyến mãi, dự thưởng hơn nên chi phí cho hoạt động dịch vụ giảm (giảm 283
triệu đồng so với 2011), huy động vốn từ thị trường nhiều hơn do thời điểm này
NHNH có nhiều biện pháp quản lý lãi suất chặt chẽ, quy định trần lãi suất huy
động ở mức hợp lý, lãi suất dao động ở mức thấp, giữa tháng 6/2012 lãi suất huy
động có kỳ hạn chỉ cịn ở mức 9% và có xu hướng giảm vào cuối năm nên chi
phí trả lãi cho KH giảm đáng kể. Bên cạnh đó NH sử dụng ít vốn điều chuyển
làm cho phần trả lãi vốn này ít hơn. Vì thế chi phí NH chi cho hoạt động tín
dụng giảm 6.245 triệu đồng so với 2011.
3.4 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh
NHNo và PTNT quận Thốt Nốt
3.4.1 Thuận lợi
- Là một trong những NHTM ra đời từ rất sớm trên địa bàn có thương hiệu, uy
tín đáng tin cậy hơn với người dân, vì vậy có một lượng khách hàng truyền thống
đông đảo và mức độ nhận biết về NH rất cao;
- Tình hình kinh tế quận có chiều hướng ổn định và phát triển những năm trở
lại đây nên người dân mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều thu
nhập hơn tăng tiết kiệm làm cho nguồn vốn huy động cao hơn, ít lệ thuộc vào
vốn điều chuyển;
- Ban lãnh đạo có thâm niên lâu năm, có kinh nghiệm quản lý, trình độ chun
mơn cao. CB-CNV của NH năng động, nhiệt tình và có kinh nghiệm, đa số xuất
thân và sinh sống tại địa phương nên nắm bắt nhạy bén và chính xác tình hình địa
bàn, thuận lợi trong cơng tác tín dụng;
- Bên cạnh phát huy vai trị của mình là cho vay nông nghiệp nông thôn, NH
đã mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác: tiểu thủ công nghiệp, thương mại

dịch vụ, tạo điều kiện tăng trưởng tín dụng, góp phần gia tăng thu nhập cho NH;
- Do được sự hỗ trợ nhiều hơn của Nhà nước nên lãi suất cho vay thường thấp
hơn các NH khác vì thế cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho NH;
- Ngoài chi nhánh chính đặt tại trung tâm quận, Nh cịn có 3 phòng giao dịch
đặt tại các phường khác nhau đảm bảo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến
giao dịch, mở rộng mạng lưới KH.

SVTH: Phan Phước Trung

Trang 17


×