Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển nghề sản xuất các sản phẩm từ cây thốt nốt ở huyện tịnh biên an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 35 trang )

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

NGUYỄN MINH TÂM

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ
SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẢM TỪ CÂY THỐT NỐT
Ở TỊNH BIÊN - AN GIANG

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Long Xuyên, tháng 5 năm 2009


ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ
SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẢM TỪ CÂY THỐT NỐT
Ở TỊNH BIÊN - AN GIANG

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Nông nghiệp
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN MINH TÂM
Lớp: DH6KN Mã số SV: DKN030156
Người hướng dẫn: ThS. LÊ THỊ THIÊN HƯƠNG



Long Xuyên, tháng 5 năm 2009


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
  
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Long Xuyên, tháng 06 năm 2009
Chữ ký GVHD

Ths. Lê Thị Thiên Hương


NGƯỜI CHẤM NHẬN XÉT 1
  
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Long Xuyên, tháng 06 năm 2009
Chữ ký


NGƯỜI CHẤM NHẬN XÉT 2
  
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Long Xuyên, tháng 06 năm 2009
Chữ ký


TĨM TẮT
Hiện trạng huyện Tịnh Biên đang có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế nhờ
vào chợ cửa khẩu quốc tế tại trung tâm huyện, khu du lịch Lâm Viên – Núi Cấm… Bên
cạnh những mặt hàng mang lại thu nhập cao cho huyện như: vải lụa, thú nhồi bơng, mỹ
phẩm… thì Thốt Nốt là một loại cây có tiềm năng phát triển kinh tế cao. Nhưng trên thực
tế loại cây này vẫn chưa phát được tiềm của nó. Chẳng hạn như thịt và nước của trái
Thốt Nốt chưa được qua chế biến bằng công nghệ hiện đại mà chỉ qua những công đoạn
thủ công đơn giản của những hộ gia đình làm sản phẩm Thốt Nốt. Cịn lại những bộ phận
của cây có nhiều tiềm năng phát triển mà ngược lại giá trị gia tăng của nó lại ở mức
thấp. Vì vậy tơi hy vọng với nghiên cứu này sẽ giúp ích được cho những nhà trồng cây
Thốt Nốt, những nhà kinh doanh các mặt hàng Thốt Nốt. Trên cơ sở đó tìm ra phương
pháp thích hợp để năng cao chất lượng, số lượng cũng như đầu ra cho sản phẩm của
Thốt Nốt trong tương lai.


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1
1.2 Mục tiêu ....................................................................................................................1
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................1

1.4 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................1
1.4.1 Thu thập số liệu ...............................................................................................2
1.4.2 Xử lý số liệu ....................................................................................................3
1.4.3 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................3
1.5 Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................5
2.1 Giới thiệu huyện Tịnh Biên .....................................................................................5
2.2 Giới thiệu vùng nghiên cứu .....................................................................................5
2.2.1 Vị trí địa lí .......................................................................................................5
2.2.2 Khí hậu ............................................................................................................5
2.2.3 Tôn giáo ..........................................................................................................6
2.3 Các khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận .......................................................6
2.3.1 Khái niệm về chi phí .......................................................................................6
2.3.2 Khái niệm về doanh thu .................................................................................6
2.3.3 Khái niệm về lợi nhuận ...................................................................................6
CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM THỐT NỐT, PHƯƠNG
HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ SẢN XUẤTCÁC SẢN PHẨM TỪ
CÂY THỐT NỐT..................................................................................................................8
3.1 Hiện trạng sản xuất sản phẩm Thốt Nốt...................................................................8
3.1.1 Giới thiệu về cây Thốt Nốt và các sảm phẩm .................................................8
3.1.2 Kỹ thuật và công nghệ sản xuất ....................................................................11
3.1.3 Tổ chức sản xuất ...........................................................................................11
3.1.4 Tiêu thụ .........................................................................................................12
3.1.5 Chi phí và lợi nhuận ......................................................................................12
3.2 Phương hướng và giải pháp phát triển nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt
Nốt.........................................................................................................................................14
3.2.1 Định hướng phát triển ...................................................................................14
3.2.2 Các giải pháp phát triển ................................................................................17
3.2.2.1 Giải pháp cũng cố và phát triển làng nghề ..........................................17
3.2.2.2 Giải pháp về giá cả ..............................................................................17

3.2.2.3 Một số giải pháp khác .........................................................................17
3.2.2.4 Giải pháp sản xuất ...............................................................................18
3.2.2.4.1 Liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ ...............18
3.2.2.4.2 Đưa máy móc vào quy trình sản xuất ......................................18
3.2.2.4.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm .................................................18


CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................20
4.1 Kết luận .................................................................................................................20
4.1.1 Thuận lợi .......................................................................................................20
4.1.2 Khó khăn .......................................................................................................20
4.2. Kiến nghị ...............................................................................................................20
4.2.1 Đối với hộ gia đình làm nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt .......20
4.2.2 Đối với nhà nước .........................................................................................20
Tài liệu tham khảo ..............................................................................................................22
Phần phụ lục ........................................................................................................................23


Danh mục bảng
Bảng 3.1 Chi phí sản xuất cho 10 kg sản phẩm đường Thốt Nốt ........................................12
Bảng 3.2 Giá của sản phẩm đường Thốt Nốt .......................................................................12
Bảng 3.3 Lợi nhuận cho 10 kg sản phẩm đường Thốt Nốt ..................................................13
Bảng 3.4 Chi phí sản xuất cho 1000 cái bánh Thốt Nốt ......................................................13
Bảng 3.5 Lợi nhuận cho 1.000 cái bánh Thốt Nốt ..............................................................14
Bảng 3.6 Tần số và phần trăm về các lý do số hộ làm nghề Thốt Nốt ................................14
Bảng 3.7 Tần số và phần trăm số hộ gia đình có người tham gia nghề Thốt Nốt ...............15
Bảng 3.8 Nhận định về làm nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt..........................15
Bảng 3.9 Những khó khăn và sáng kiến của người sản xuất các sản phẩm từ cây TN .......16

Danh mục hình

Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu .............................................................................................3
Hình 3.1 Cây Thốt Nốt ở huyện Tịnh Biên – An Giang ........................................................9
Hình 3.2 Trái Thốt Nốt và sản phẩm làm từ cây Thốt Nốt ..................................................10
Hình 3.3 Quy trình cơng nghệ làm đường Thốt Nốt ............................................................11

Biểu đồ
Biểu đồ 3.1 Nhận định làng nghề sản xuất các sản phẩn từ cây Thốt Nốt ..........................16


Thực trạng và giải pháp phát triển nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt
ở huyện Tịnh Biên – An Giang
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Lý do chọn đề tài
Đồng Bằng Sơng Cửu Long nói chung, An Giang nói riêng được sự ưu đãi của thiên
nhiên về sản xuất Nông Nghiệp. Đến với An Giang ta sẽ bắt gặp được những vườn cây
ăn trái tươi mát, những cánh đồng lúa cò bay thẳng cánh… Đặt biệt là ở vùng Bảy Núi
mà trọng điểm là huyện Tịnh Biên có một loại cây chịu hạn rất tốt – Thốt Nốt cho trái
ngon và ngọt là một loại trái khá nhiều người ưa thích khơng chỉ trong tỉnh mà cịn lan
ra cả nước. Đồng thời nước của nó khơng chỉ là một loại nước uống dùng để giải khát
mà còn là một loại nước rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra lá và thân cây đã trở thành vật
liệu tạo ra các đồ mỹ nghệ dùng để trang trí rất đẹp mắt. Nó sẽ mang đến thu nhập cao
nếu biết cách khai thác nó một cách có hiệu quả.
Hiện trạng huyện Tịnh Biên đang có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế nhờ
vào chợ cửa khẩu quốc tế tại trung tâm huyện, khu du lịch Lâm Viên – Núi Cấm… Bên
cạnh những mặt hàng mang lại thu nhập cao cho huyện như: vải lụa, thú nhồi bơng, mỹ
phẩm… thì Thốt Nốt là một loại cây có tiềm năng phát triển kinh tế cao. Nhưng trên
thực tế loại cây này vẫn chưa phát triển được tiềm năng của nó. Chẳng hạn như thịt và
nước của trái Thốt Nốt chưa được qua chế biến bằng công nghệ hiện đại mà chỉ qua
những công đoạn thủ công đơn giản của những hộ gia đình làm sản phẩm Thốt Nốt.
Cịn lại những bộ phận của cây có nhiều tiềm năng phát triển mà ngược lại giá trị gia

tăng của nó lại ở mức thấp.
Tơi hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp ích được cho những nhà trồng cây Thốt Nốt,
những nhà kinh doanh các mặt hàng Thốt Nốt. Trên cơ sở đó tìm ra phương pháp thích
hợp để năng cao chất lượng, số lượng cũng như đầu ra cho sản phẩm của Thốt Nốt trong
tương lai. Đây cũng chính là lý do tơi chọn đề tài này.
1.2 Mục tiêu
Từ những giả thiết trên cho thấy việc nghiên cứu nhằm nâng cao giá trị gia tăng của
cây Thốt Nốt ở huyện Tịnh Biên là vô cùng cần thiết và cấp bách trong điều kiện đất
nước đổi mới, hội nhập như hiện nay. Đề tài nghiên cứu hướng đến các mục tiêu chính
là:
 Nghiên cứu hiện trạng việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Thốt Nốt.
 Nghiên cứu thị trường Thốt Nốt
 Giải pháp nâng cao giá trị của sản phẩm Thốt Nốt.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng và giải pháp phát triển của những hộ sản xuất các sản phẩm từ
cây Thốt Nốt ở huyện Tịnh Biên – An Giang
Tìm kiếm các nguyên nhân cụ thế dẫn đến làng nghề tan rã và đưa ra giải pháp khôi
phục lại làng nghề truyền thống đó. Đi sâu tìm hiểu thực trạng và giải pháp giúp bà con
nâng cao và mở rộng thêm ở các làng khác.
Thời gian: từ 02/02/2009-11/05/2009
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành qua hai bước là sơ bộ và chính thức

SVTH: Nguyễn Minh Tâm

1


Thực trạng và giải pháp phát triển nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt
ở huyện Tịnh Biên – An Giang

Phương pháp sơ bộ được thực hiện bằng cách thảo luận trực tiếp với những hộ gia
đình làm sản phẩm Thốt Nốt.
1.4.1 Thu thập số liệu
 Dữ liệu thứ cấp: nhiều thông tin được thu thập để phục vụ một mục đích
nhưng đồng thời lại có thể sử dụng cho các mục đích khác. Loại thơng tin này được gọi
là dữ liệu thứ cấp. Tuy dữ liệu thứ cấp được thu thập cho một mục đích nào đó, nhưng
thường cũng là thơng tin bổ ích về vấn đề hay tình huống mà bạn đang nghiên cứu.
* Dữ liệu từ bên ngoài: dữ liệu từ bên ngoài gồm các tài liệu đã xuất bản
hay dữ liệu thương mại. Tài liệu đã xuất bản có thể tìm ở các Thư viện công cộng, thư
viện các trường Đại học và Cao đẳng, các Thư viện tư nhân hay bán tư nhân…
* Dữ liệu từ bên trong: là thơng tin có đựơc từ hồ sơ lưu trữ của công ty.
Nguồn thông tin này có giá trị cao, sẵn có và thường hay bị bỏ quên. Nguồn dữ liệu bên
trong gồm: các báo cáo tài chính của cơng ty, số liệu về bán hàng, các báo cáo về tình
hình bán hàng…
* Kế hoạch thu thập những số liệu sơ cấp
Phương pháp nghiên cứu Quan sát

Thực nghiệm

Thăm dị dư luận

Cơng cụ nghiên cứu

Phiếu điều tra

Thiết bị máy móc

Kế hoạch chọn mẫu

Đơn vị mẫu


Quy mơ mẫu

Chọn mẫu

Qua điện thoại

Bưu điện

Phỏng vấn trực
tiếp

 Dữ liệu sơ cấp: “Những số liệu sơ cấp là thông tin được thu thập lần đầu tiên
cho một mục tiêu cụ thể nào đó”.
Có hai phương pháp chính để thu thập dữ liệu sơ cấp: phương pháp quan sát và
phương pháp trao đổi:
* Phương pháp quan sát: là quan sát một tình huống mua hàng hay hành
vi của khách hàng. Cán bộ nghiên cứu dựa vào năng lực quan sát của mình để thu thập
thông tin chứ không trao đổi với khách hàng. Quan sát trực tiếp nên thường rất khách
quan và chính sát bởi kết quả khơng phụ thuộc vào khả năng khách hàng có thể nhớ lại
hay dự đốn hành vi của mình. Đơi khi quan sát là biện pháp duy nhất để có được bức
tranh chính xác về một hành vi mà ta quan tâm, bởi cách này cho phép người tiêu dùng
hành động một cách tự nhiên. Tuy nhiên bạn không thể biết chắc suy nghĩ thực của
khách hàng là gì, và hơn nữa, phương pháp này chỉ áp dụng ở những tình huống có thể
quan sát được những hành vi thực sự. Người quan sát cũng phải mất nhiều thời gian mới
quan sát được hành vi xảy ra. Quan sát ít tốn kém hơn các phương pháp thu thập dữ liệu
sơ cấp khác. Đây là một phương pháp rất có hiệu quả ở những cửa hàng tự phục vụ.
* Phương pháp trao đổi: đòi hỏi phải trao đổi với khách hàng để lấy
được thông tin cần thiết, thường dưới hình thức hỏi đáp. Phương pháp này linh họat hơn
phương pháp quan sát, nhanh hơn và đôi khi đỡ tốn kém hơn. Tuy nhiên phương pháp

này lại phụ thuộc vào câu trả lời của khách hàng về hành vi của mình, và thường lời nói
và hành động của người ta không phải lúc nào cũng thống nhất. Phiếu điều tra là

SVTH: Nguyễn Minh Tâm

2


Thực trạng và giải pháp phát triển nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt
ở huyện Tịnh Biên – An Giang
phương pháp thu thập thông tin sơ cấp về khách hàng là phổ biến nhất. Ba hình thức
điều tra chính là qua thư, điện thoại và trực tiếp.
- Thư điều tra: có thể thu thập một lượng lớn thơng tin với chi phí
bình qn đầu người thấp. Hình thức này không linh hoạt lắm và các đối tượng trả lời
cùng một loạt những câu hỏi như nhau. Để trả lời phải mất nhiều thời gian hơn là phỏng
vấn qua điện thoại hay phỏng vấn trực tiếp và tỷ lệ trả lời rất thấp.
- Phỏng vấn qua điện thoại: là phương pháp tốt nhất để thu thập
thông tin một cách nhanh chóng, và độ linh hoạt cũng cao hơn so với hình thức thư điều
tra.
Chẳng hạn người phỏng vấn có thể điều chỉnh câu hỏi căn cứ vào các câu trả lời,
hay có thể giải thích những câu hỏi khó, bỏ qua một số câu hỏi và xốy sâu hơn vào một
số câu khác.
- Phỏng vấn trực tiếp: có thể với từng người hoặc theo nhóm.
Thường hình thức này thực hiện nhanh chóng nhưng đồng thời cũng linh hoạt và
sâu. Người phỏng vấn có thể giải thích những câu hỏi khó, gợi mở vấn đề và xốy sâu
vào một số vấn đề nếu cần thiết. Họ có thể cho người phỏng vấn xem các sản phẩm,
thông tin quảng cáo hay hình thức bao bì rồi quan sát phản ứng và hành vi của người
được phỏng vấn. Tuy nhiên phỏng vấn trực tiếp lại là phương pháp thu thập dữ kiện tốn
kém nhất.
- Phỏng vấn thảo luận theo nhóm: cịn gọi là thảo luận nhóm tập

hợp từ 6-10 người trong khoảng thời gian 1 - 2 giờ đồng hồ để thảo luận về một sản
phẩm, dịch vụ hay một vấn đề nào đó với một người hướng dẫn có phương pháp. Người
hướng dẫn khuyến khích mọi người thảo luận hy vọng họ bộc lộ cảm nghĩ thực của
mình.
1.4.2 Xử lý số liệu
Tôi sử dụng phầm mềm SPSS 13.0 for Windows để xử lý số liệu thống kê, chủ
yếu sử dụng bảng chéo Crosstab (bảng phân tích tổ kết hợp) phân tích mối quan hệ giữa
hai biến định tính. Và dùng biểu đồ phân tán (scatter) mô tả quan hệ giữa hai biến định
lượng. Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp so
sánh, phân tích tổng hợp,…
1.4.3 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thể hiện như sau:
Xác định
vấn đề và
mục tiêu
nghiên
cứu

Xây dựng
kế hoạch
nghiên cứu

Thực hiện
kế hoạch
nghiên cứu

Phân tích

báo cáo


Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu
Xác Phương
đ ị nh pháp chính thức là dùng phương pháp định lượng. Căn cứ vào kết quả sơ
bộvấthì
n đbảng
ề vàcâu hỏi sẽ được thiết lập cho việc thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn trực
mụ cĐối
tiêutượng được phỏng vấn là các hộ gia đình có làm sản phẩm Thốt Nốt ở huyện
tiếp.
nghiên cứu

SVTH: Nguyễn Minh Tâm

3


Thực trạng và giải pháp phát triển nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt
ở huyện Tịnh Biên – An Giang
Tịnh Biên. Với cở mẫu thu được là 30, các dữ liệu sẽ được làm sạch, xử lý và phân tích
bằng phần mềm SPSS 13.0 for Windows và Excel.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn
Khôi phục lại làng nghề tạo ra nhiều cơ hội lao động cho người trồng cây Thốt
Nốt, sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt, vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm nói
trên.
Tạo thêm thu nhập cho những người lao động nghèo.
Nâng cao giá trị kinh tế của các sản phẩm từ Thốt Nốt.
Tạo uy tín của sản phẩm Thốt Nốt trên thị trường cả nước thông qua các giải pháp
về thương hiệu.
Tăng thu nhập cho các hộ gia đình thơng qua các giải pháp được đề xuất
Nâng cao được uy tín và chất lượng sản phẩm.

Là tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên về quy trình nghiên cứu chuyển
giao ứng dụng một qui mô sản xuất trong nông thôn.
Là tài liệu tham khảo cho các cấp chính quyền tham khảo chỉ đạo phát triển của
các làng nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt ở huyện Tịnh Biên – An Giang.

SVTH: Nguyễn Minh Tâm

4


Thực trạng và giải pháp phát triển nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt
ở huyện Tịnh Biên – An Giang
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Giới thiệu huyện Tịnh Biên
Tịnh Biên là huyện miền núi và dân tộc, diện tích 337,4 km2, dân số hơn 113 ngàn
người, dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ gần 32%, có khu du lịch Lâm Viên –Núi cấm, rừng
tràm Trà Sư… Khi du khách đến Lâm Viên – Núi Cấm sẽ thấy được cảnh thiên nhiên ở
đây ví như Đà Lạt ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long. Khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ
bình quân 18 - 240C. Du khách sẽ tham quan suốt tuyến Thất Sơn với 7 ngọn núi trong
đó có núi cấm (cịn gọi Thiên Cấm Sơn) cao 710 m có chứa hồ nước Ootuk Sa, Suối
Thanh Long, Chùa Phật Lớn, Chùa Vạn Linh, Điện Bồ Hơng (ở đỉnh Núi Cấm) hay cịn
gọi là nóc nhà của Đồng Bằng Sông Cửu Long, khi đứng trên đây sẽ thấy được những
cánh đồng lúa bát ngát và những hàng cây Thốt Nốt trải dài xung quanh những cánh
đồng này. Vùng này tập trung cho những loại hình du lịch thắng cảnh thiên nhiên miền
núi, thể thao leo núi, du lịch đường bộ sang Campuchia và các nước Asean. Hoặc du
khách có thể vào rừng tràm Trà Sư, ngồi trên chiếc xuồng nhỏ rẻ lước len lỏi vào rừng,
lên tháp tràm ngắm chim, cò, đi cầu khỉ bằng tràm và du khách có thể thưởng thức các
món ăn đặc sản hịa huyện với tiếng chim hót, tiếng gió rừng của thiên nhiên làm cho
tâm hồn thoải mái, dễ chụi hơn. Hoặc du khách đến chợ Xuân Tô, nằm trong khu kinh
tế cửa khẩu Tịnh Biên là đầu mối quan trọng đưa các hàng hóa qua lại giữa các đô thị

với Thái Lan bằng đường Campchia. Ở chợ Xuân Tơ có vơ số hàng hóa từ vải vóc, mền,
mùng, bánh kẹo, trái cây, mỹ phẩm…
2.2 Giới thiệu vùng nghiên cứu
2.2.1 Vị trí địa lí
Huyện Tịnh Biên là huyện ở phía Tây tỉnh An Giang. Diện tích 337,4 km2.
Gồm 3 thị trấn (Chi Lăng, Nhà Bàng, Tịnh Biên) và 11 xã (Nhơn Hưng, An Phú, Thới
Sơn, Văn Giáo, An Cư, An Nông, Vĩnh Trung, Tân Lợi, An Hảo, Núi Voi, Tân Lập).
Dân số 115.900 (2003), gồm hai dân tộc: Kinh, Khme. Địa hình đồng bằng có Núi Sót
Granit thuộc khu vực 7 núi, Núi Bà Đội cao 261 m, Núi Cấm cao 710 m… Kênh Vĩnh
Tế, Tri Tôn chảy qua.
Tịnh Biên có vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, du lịch, cụ thể phía
Tây Bắc giáp Campuchia, Tây Nam giáp huyện Tri Tôn, Đông giáp huyện Châu Phú,
Đông Bắc giáp thị xã Châu Đốc, cùng quốc lộ 91 chạy ngang qua rất thuận tiện cho giao
thông đường bộ, cùng với kênh Vĩnh Tế nối liền sông Hậu thuận tiện cho giao thông
đường thủy. Tịnh Biên cũng là nơi có điều kiện thuận lợi cho cây Thốt Nốt phát triển.
Cây Thốt Nốt là loại cây rất dễ trồng, sống lâu năm và thích hợp với vùng đất
khơ hạn và đặc biệt là càng khơ hạn thì cây Thốt Nốt cho nước càng ngọt, thơm, ngon
hơn (cây Thốt Nốt chịu được điều kiện khắc nghiệt rất tốt).
2.2.2 Khí hậu
Nhiệt độ trong năm điều hòa, biên độ năm dưới 50C. Biên độ ngày đêm khá
lớn 12 C, chu kỳ quang ngắn.
0

Mùa khô từ tháng 12 - 4 (thời tiết ổn định ít mưa, độ ẩm thấp. Nói chung
lượng mưa thấp hơn lượng bốc hơi nước)
Cuối mùa mưa bão có thể đổ bộ vào châu thổ sông Cửu Long (tần suất bão
trong 2 tháng 6 -7), nhưng cũng ít tác hại vì bão cuối mùa nên sức gió tương đối yếu.

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


5


Thực trạng và giải pháp phát triển nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt
ở huyện Tịnh Biên – An Giang
2.2.3 Tơn giáo
Tịnh Biên là huyện có nhiều tơn giáo như: đạo Phật, Cao Đài, Phật Giáo Hịa
Hảo. Nhưng đạo Phật chiếm đa số, còn các đạo khác sống rãi rác. Trong đó người
Khmer chủ yếu theo đạo Phật sống tập trung theo Phum, Sóc.
Chính những người Khmer này cho đến nay còn bảo lưu một số nghề thủ cơng
truyền thống đáng lưu ý. Ngồi các nghề làm sản phẩm Thốt Nốt, làm gốm, cịn có một
số nghề khác như: nghề rèn, đan lát, đan xe bị… Nhìn chung những nghề này có quy
mơ nhỏ theo từng hộ gia đình, khơng kể sản phẩm Thốt Nốt và gốm cung cấp rộng rãi
vào thị trường còn các sản phẩm thủ công khác, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu hộ gia đình
Phum, Sóc, kỹ thuật sản xuất mang tính cổ truyền, năng suất thấp, một số ngành thủ
công của người Khmer ở Bảy Núi có chiều hướng giảm xúc và thất truyền.
2.3 Các khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận
2.3.1 Khái niệm về chi phí
Chi phí sản xuất là tồn bộ các hao phí về lao động sống, nguyên nhiên vật
liệu và các chi phí cần thiết khác mà nhà sản xuất phải chi ra trong quá trình sản xuất,
được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ và được tính cho một thời kỳ nhất định.
Từ khái niệm đó ta có thể mở rộng ra khái niệm về chi phí trong lĩnh vực sản
xuất sản phẩm Thốt Nốt như sau:
Chi phí sản xuất sản phẩm Thốt Nốt là tồn bộ các chi phí về lao động sống,
ngun nhiên vật liệu và các chí phí cần thiết khác mà các hộ gia đình làm Thốt Nốt
phải bỏ ra trong quá trình tạo ra sản phẩm, được biểu hiện bằng tiền và tính trên đơn vị
sản phẩm.
Từ đó ta có thể thấy các yếu tố của chi phí sản xuất sản phẩm Thốt Nốt bao
gồm:
Lao động sống là hao phí về sức lao động của nơng dân, các lao động thuê

mướn khác trong quá trình sản xuất.
Nguyên nhiên vật liêu là các khoản chi phí chất đốt như: trấu, lá cây khơ,
củi… phục vụ cho sản xuất.
Các chi phí khác bao gồm các chí phí mua trang thiết bị, cơng cụ để phục vụ
trong q trình sản xuất sản phẩm Thốt Nốt
2.3.2 Khái niệm về doanh thu
Doanh thu của các hộ nơng dân trong q trình sản xuất sản phẩm Thốt Nốt
chính là khoản tiền mà nơng dân thu được khi bán các sản phẩm Thốt Nốt.

Doanh thu = Sản lƣợng bán x Giá bán ra thị trƣờng

2.3.3 Khái niệm về lợi nhuận
Lợi nhuận của nhà sản xuất chính là khoản dôi ra sau cùng mà nhà sản xuất
nhận được sau khi bù đắp các khoản chi phí và được biểu hiện bằng tiền thể hiện thông
qua công thức sau:
SVTH: Nguyễn Minh Tâm

6


Thực trạng và giải pháp phát triển nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt
ở huyện Tịnh Biên – An Giang

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Từ đó ta sẽ khái quát khái niệm lợi nhuận trong quá trình sản xuất sản phẩm
Thốt Nốt:
Lợi nhuận của các hộ gia đình trong sản xuất sản phẩm Thốt Nốt chính là số
tiền mà hộ gia đình này nhận được sau khi đã chi trả cho các khoản chi phí về chất đốt,
thuê mướn lao động và các khoản chi phí liên quan khác trong q trình sản xuất sản
phẩm Thốt Nốt.


SVTH: Nguyễn Minh Tâm

7


Thực trạng và giải pháp phát triển nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt
ở huyện Tịnh Biên – An Giang
CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM THỐT NỐT,
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ SẢN XUẤT
CÁC SẢN PHẨM TỪ CÂY THỐT NỐT
3.1 Hiện trạng sản xuất sản phẩm Thốt Nốt
3.1.1 Giới thiệu về cây Thốt Nốt và các sảm phẩm
Thốt Nốt là loại cây thân cao/ dừa thẳng đứng, có thể cao tới 30 m. Lá dài hình
chân vịt dài 2 – 3 m, các lá ghép dài 0,6 – 1,2 m, cuống lá (mo) mở rộng. Hoa nhỏ mọc
thành cụm dày đặc, thuộc loại đơn tính. Hoa đực nhỏ có 3 lá đài, 3 cánh rời xếp lợp, 6
nhị ngắn, bao phấn 2 ô. Hoa cái to, gốc có lá bắc, đài và tràng rời, bầu hình cầu có 3 - 4
ơ, 3 đầu nhị cong. Quả lớn màu nâu hoặc nâu hạt dẻ hình dạng trịn dưới 3 hạch, hạt
thn chia làm 3 thùy ở đỉnh. Trái khi chín có mùi thơm rất dễ chụi. Là loại cây chịu
hạn tốt gắn chặt với đời sống người Khmer.
Cây Thốt Nốt là loại cây đặc sản của bà con người dân tộc Khmer trồng để
khai thác nước nấu đường. Đường Thốt nốt của bà con dân tộc Khmer nổi tiếng khắp
nơi, trái Thốt Nốt thì ăn rất ngon. Khi cây Thốt Nốt khơng cịn khả năng cho nước và
trái nữa, bà con dân tộc phải đốn cây Thốt Nốt già trả đất trồng cho cây Thốt Nốt khác.
Những cây Thốt Nốt già có lớp gỗ dày khoảng 3 - 5 cm rất cứng, có màu đen bao bên
ngoài thân cây, bà con dân tộc Khmer thường lấy làm củi, có người tận dụng phần gỗ
cứng này làm kèo nhà hoặc vạt giường ngủ…
Một số đặc điểm nổi bật là loại gỗ từ cây Thốt Nốt này có tính bền chắc khơng
bị mối mọt cắn phá hay mưa gió làm hư. Chính vì thế, thời gian gần đây người tiêu
dùng mới biết đến một dòng sản phẩm mới: đồ gỗ gia dụng mỹ nghệ cao cấp làm từ gỗ

cây Thốt Nốt như là: các loại tủ, bàn, ghế đay, salon, cầu thang lầu, ghế dây, bình cấm
hoa các loại… Dịng sản phẩm này nhanh chóng chiếm vị trí cao ở thị trường trong tỉnh
và vùng lân cận.
Ngoài các sản phẩm trên thân cây Thốt Nốt Bảy Núi cịn cho ra sản phẩm món
ăn tráng miệng đặc sắc như: bánh Thốt Nốt. Bánh Thốt Nốt đúng như tên gọi thành
phần vẫn là Thốt Nốt, trái Thốt Nốt và gạo nàng Nhen.
Bánh ngon vì gạo được chế biến từ gạo đặc chủng Nàng Nhen chỉ canh tác
được ở vùng Bảy Núi, còn trái Thốt Nốt làm bánh phải có cơm dày, khơng mỏng cùi.
Muốn làm ra ổ bánh Thốt Nốt ngon khá là kỳ công. Gạo Nàng Nhen vừa xay xong phải
đem phơi khô và dự trữ trong một năm rịng, nếu khơng bột gạo làm ra sẽ mềm nhão,
bánh khơng giịn. Bánh ngon hay khơng vẫn hơn thua là ở khâu ủ gạo. Đầu tiên người ta
chà gạo lấy bột rồi ủ cho lên men trong một đêm. Thời tiết xấu làm bột gạo khó lên men
ngon, nên bánh Thốt Nốt thường chỉ làm trong các mùa khô.

SVTH: Nguyễn Minh Tâm

8


Thực trạng và giải pháp phát triển nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt
ở huyện Tịnh Biên – An Giang

Hình 3.1 Cây Thốt Nốt ở huyện Tịnh Biên – An Giang

SVTH: Nguyễn Minh Tâm

9


Thực trạng và giải pháp phát triển nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt

ở huyện Tịnh Biên – An Giang

Hình 3.2 Trái Thốt Nốt và
sản phẩm làm từ cây Thốt Nốt

SVTH: Nguyễn Minh Tâm

10


Thực trạng và giải pháp phát triển nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt
ở huyện Tịnh Biên – An Giang
3.1.2 Kỹ thuật và công nghệ sản xuất
Người dân vùng Tịnh Biên sản xuất đường Thốt Nốt hoàn tồn khơng sử dụng
hố chất, mà là bí quyết truyền thống sản xuất đường Thốt Nốt ở kỹ thuật chọn, ủ bông
và chế biến nước Thốt Nốt tạo vị ngọt đậm đà từ trong ra ngoài. Đặc biệt là vị ngon của
đường Thốt Nốt từ sự cô đặc nước Thốt Nốt tinh khuyết lấy trực tiếp trên cây Thốt Nốt.
Thốt Nốt là cây có hiệu quả kinh tế cao, dễ trồng và thời gian khai thác dài.
Việc phát triển cây Thốt Nốt cịn góp phần phủ xanh đất trồng, đồi trọc, cải tạo và
chống suy thối mơi trường khu vực, nước Thốt Nốt thường nhanh chóng có biểu hiện
hư hỏng trong khi đó kỹ thuật sản xuất sản phẩm Thốt Nốt giảm dẫn đến các sản phẩm
có liên quan đến nước Thốt Nốt cũng giảm theo.

Nước
Thốt Nốt

Xử lý

Gia nhiệt


Đông đặc

Đỗ
khuông

Không đổ
khng

Vơ bao
(lá bọc
nilon)

Đường
thùng

Đường
tán

Hình 3.3 Quy trình cơng nghệ làm đƣờng Thốt Nốt
3.1.3 Tổ chức sản xuất
Những hộ gia đình làm đường Thốt Nốt chưa đồng loạt và liên kết chặt chẽ với
nhau. Vì:
- Địa hình của huyện mỗi nơi khác nhau, hồn cảnh của mỗi hộ gia đình khác
nhau.
- Thiếu vốn để mở rộng quy mô sản xuất (hiện nay chỉ có quy mơ hộ gia đình
chưa có nhà máy, xí nghiệp nhỏ hay vừa) đầu tư máy móc vào vật tư sản xuất, sản phẩm
cịn thơ sơ chưa được đa dạng hóa nhằm thu hút khách hàng.
- Thiếu sự hợp tác cũng như liên kết giữa những người sản xuất Thốt Nốt với
nhau, người sản xuất Thốt Nốt với cơ sở, người sản xuất với chính quyền địa phương
nhằm tạo sự đồng nhất trong sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu lớn của người tiêu dùng,

sự chắc chắn trong kinh doanh sản phẩm Thốt Nốt.
SVTH: Nguyễn Minh Tâm

11


Thực trạng và giải pháp phát triển nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt
ở huyện Tịnh Biên – An Giang
3.1.4 Tiêu thụ
Nguồn tiêu thụ chủ yếu là các hộ gia đình xung quanh và những người thu
mua nhỏ. Những người thu mua này, họ đem sản phẩm thu mua được ra chợ bán lại.
Cho nên giá cả khơng ổn định như lúc hút hàng thì giá cao, khi hàng bán chậm thì giá
xuống thấp. Trong khi đó thị trường đường ngày càng được mở rộng trong nước lẫn
ngoài nước như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Đài Loan, Indonesia, Trung Quốc… Tuy
nhiên việc mở rộng thị trường mà tổ chức chưa chặt chẽ là do cơ sở thu gom và phân
phối chủ yếu các cá nhân tự phát chưa có Hợp Tác Xã thu mua hay phân phối cho các
đại lý hoặc trên thị trường còn nhiều nhãn hiệu khác nhau chưa thống nhất chung làm
cho sản phẩm Thốt Nốt có thể bị giảm chất lượng… làm giảm uy tín của ngành hàng
Thốt Nốt đối với người tiêu dùng.
3.1.5 Chi phí và lợi nhuận
Bảng 3.1 Chi phí sản xuất cho 10 kg sản phẩm đường Thốt Nốt
đvt: đồng
Khoản Chi Phí

Thành Tiền

50 lít nước Thốt Nốt

50.000


Nhiên liệu đốt

10.000

1 Nhân công (3 giờ)

10.000

Tổng

70.000
Nguồn: phỏng vấn trực tiếp

Bảng 3.2 Giá của sản phẩm đường Thốt Nốt
Giá thành 1kg
đƣờng

Thành tiền

5 lít nước thốt nốt

5.000

Nhiên liệu đốt

1.000

1 Nhân công (3 giờ)

1.000


Tổng

7.000

Giá bán sỉ

Giá bán lẽ

9.000

10.000
Nguồn: phỏng vấn trực tiếp

Qua quá trình khảo sát thị trường giá bán của sản phẩm đường Thốt Nốt tại chợ
huyện Tịnh Biên trong 4 tháng đầu năm 2009 là: 10.000 kg.
Do đó doanh thu của 10 kg đường Thốt Nốt là: 10 kg x 10.000 đồng = 100.000
đồng

SVTH: Nguyễn Minh Tâm

12


Thực trạng và giải pháp phát triển nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt
ở huyện Tịnh Biên – An Giang
Bảng 3.3 Lợi nhuận cho 10 kg sản phẩm đường Thốt Nốt
đvt: đồng
Khoản mục


Thành Tiền

Chi phí sản xuất (1)

70.000

Doanh Thu (2)

100.000

Lợi nhận = (2) – (1)

30.000
Nguồn: phỏng vấn trực tiếp

Bảng 3.4 Chi phí sản xuất cho 1000 cái bánh Thốt Nốt
đvt: đồng
Khoản Chi Phí

Thành Tiền

15 trái Thốt Nốt chính

30.000

10 kg bột gạo

160.000

5 kg đường Thốt Nốt


50.000

Nhiên liệu đốt

20.000

1 Nhân công (4 giờ)

20.000

Tổng

280.000
Nguồn: phỏng vấn trực tiếp

Đối với sản phẩm bánh Thốt Nốt vì chi phí q nhỏ nên khơng thể tính trên 1
đơn vị sản phẩm. Ở đây em tính trên 1.000 đơn vị sản phẩm. Mặc khác, do sản phẩm
bánh Thốt Nốt khơng có bán sỉ mà chỉ bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng, vì đây là sản
phẩm ăn cho vui miệng và số lượng bán trên một lần không nhiều. Nên em không làm
bảng giá cho mặc hàng của sản phẩm bánh Thốt Nốt.
Qua quá trình phỏng vấn trực tiếp các hộ làm bánh Thốt Nốt ở huyện Tịnh Biên
giá bán của 1 cái bánh Thốt Nốt tại chợ Tịnh Biên là: 1.000 kg.
Doanh thu của 1.000 kg đường Thốt Nốt là: 1.000 cái x 1.000 đồng = 1.000.000
đồng.
Như khảo sát thực tế, thì hầu hết các hộ làm bánh Thốt Nốt chỉ sản xuất và bán tối đa
một ngày chỉ được 200 cái bánh Thốt Nốt.

SVTH: Nguyễn Minh Tâm


13


Thực trạng và giải pháp phát triển nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt
ở huyện Tịnh Biên – An Giang
Bảng 3.5 Lợi nhuận cho 1.000 cái bánh Thốt Nốt
đvt: đồng
Khoản mục

Thành Tiền

Chi phí sản xuất (1)

280.000

Doanh Thu (2)

1000.000

Lợi nhận = (2) – (1)

720.000
Nguồn: phỏng vấn trực tiếp

Tóm lại: Nghề làm các sản phẩm từ cây Thốt Nốt rất có triển vọng, nếu nhưng
có nguồn nguyên liệu đầu vào cung cấp đầy đủ và có nguồn tiêu thụ. Nhưng thực trạng
hiện nay về làng làm nghề này ngày càng bị mai một. Ngun nhân chính là do khơng
có nguồn tiêu thụ nhiều, chủ yếu bán cho hộ gia đình dùng cho sinh hoạt hằng ngày đối
với sản phẩm đường Thốt Nốt. Cịn sản phẩm bánh Thốt Nốt thì chủ yếu là ăn cho vui
miệng.

3.2 Phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển nghề sản xuất các sản phẩm từ cây
Thốt Nốt
3.2.1 Định hƣớng phát triển
Bảng 3.6 Tần số và phần trăm về các lý do số hộ làm nghề Thốt Nốt
Tần số

Phần trăm %

Nghề truyền thống

10

33.3

Nghề sinh lợi nhuận cao

3

10

Làm thêm trong giờ rãnh

17

56.7

Tổng

30


100

Lý do làm nghề này

Nguồn: phỏng vấn trực tiếp
Nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt là một nghề được người dân ở
huyện Tịnh Biên làm từ rất lâu. Hàng vài chục năm về trước. Vì nghề này làm ra các
loại sản phẩm mà người dân ở đó thường dùng cho cuộc sống hằng ngày, và bán cho
các khách du lịch làm quà đặc sản…
Từ quá trình đi phỏng vấn điều tra ta thấy trong 30 hộ gia đình thì có 10 hộ trả
lời lý do làm sản phẩm Thốt Nốt là nghề truyền thống từ xưa (chiếm 33.3%), còn lại 17
hộ cho là làm trong thời gian rãnh (chiếm 56.7%). Nhưng thực chất cũng đều là nghề
truyền thống vì trước kia hộ gia đình đã làm rất lâu. Qua đó ta thấy rằng, nghề sản xuất
các sản phẩm từ cây Thốt Nốt là một làng nghề truyền thống ở tỉnh An Giang và chỉ có
ở huyện Tịnh Biên, Tri Tơn mới có làng làm sản xuất này. Nhưng nay, số hộ sản xuất
không còn nhiều như trước kia nữa. Một số hộ chuyển sang làm nghề khác, làm nghề
sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt ngày càng bị suy yếu và bị quên lãng trong vĩ
SVTH: Nguyễn Minh Tâm

14


Thực trạng và giải pháp phát triển nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt
ở huyện Tịnh Biên – An Giang
vãng. Vì thế, chúng ta cần phải khơi phục lại và phát triển mạnh hơn nữa làm nghề này,
để việc sản xuất càng thêm “xung túc” và phát triển ngày thêm mạnh mẻ.
Bảng 3.7 Tần số và phần trăm số hộ gia đình có người tham gia nghề Thốt
Nốt
Số ngƣời tham gia


Tần số

Phần trăm
%

1- 3 người

9

30

4 – 6 người

12

40

Nhiều hơn 6

9

30

30

100

Tổng

Nguồn: phỏng vấn trực tiếp

Từ bảng trên ta thấy: việc sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt này không cần
nhiều số lượng người lao động. Mỗi hộ chỉ cần 1 - 3 người trở lên là có thể làm được
nghề này chiếm (30%). Trong 30 mẩu phỏng vấn thì có 12 mẫu trả lời có 4 - 6 người
tham gia (40%). Còn lại là từ 6 người trở lên (30%).
Từ đó, cho thấy hộ gia đình nào cũng có thể sản xuất được, khơng phải sợ thiếu
nhân công lao động. Nên việc khôi phục và phát triển làng nghề này rất có triển vọng.
Thời gian để sản xuất ra các sản phẩm này của các hộ gia đình hầu hết là vào
sáng, chưa, chiều, bởi việc sản xuất các sản phẩm này còn phụ thuộc vào trời nắng hay
mưa. Vì khi trời mưa thì khơng thể leo lên cây để lấy nước và trái Thốt Nốt được, nên
khơng có ngun liệu để làm. Do đó, khi sản xuất các sản phẩm này thì các hộ gia đình
có thể làm thêm việc nhà hay việc gì khác cũng được.
Tóm lại: Việc sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt chủ yếu là các hộ gia đình
làm trong thời gian rãnh, và số lượng lao động cũng không cần nhiều. Hầu hết là làm
vào buổi chưa, khi lấy nguyên liệu Thốt Nốt từ cây về, lao động chủ yếu là thủ cơng. Vì
thế, để phát triển làm nghề này thì chúng ta cần đầu tư máy móc và thiết bị hiện đại, đặc
biệt cần phải sản xuất tập trung, cần phải đảm bảo nguyên liệu đầu vào và có điểm thu
mua sản phẩm khi sản xuất ra. Giá cả phải phù hợp với giá cả của thị trường trong nước.
Bảng 3.8 Nhận định về làm nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt
Nhận định

Tần số

Phần trăm %

Tăng người làm

17

56.7


Giảm người làm

12

40.0

Phát triển mạnh

1

3.3

Tổng

30

100.0
Nguồn: phỏng vấn trực tiếp

SVTH: Nguyễn Minh Tâm

15


Thực trạng và giải pháp phát triển nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt
ở huyện Tịnh Biên – An Giang

Biểu đồ 3.1 Nhận định làm nghề sản xuất các sản
phẩm từ cây Thốt Nốt


56.7

60

40

50
40
% 30
20

3.3

10
0

tăng ngườigiảm người phát triển
làm
làm
mạnh
Nhận định

Khi nói về nhận định của làm nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt thì được
các hộ gia đình sản xuẩt trả lời rằng: nên tăng thêm người làm có 17 hộ (56,7%). Tăng
thêm người làm là tăng thêm nhiều hộ gia đình sản xuất, chứ không cần tăng thêm số
người sản xuất các sản phẩm Thốt Nốt trong từng hộ gia đình.
Khi tăng số hộ sản xuất các sản phẩn từ cây Thốt Nốt thì số lượng sản phẩm được
làm ra ngày càng nhiều, thì việc đăng ký thương hiệu có thể dễ dàng hơn, không sợ phải
thiếu số lượng đường Thốt Nốt để cung cấp. Đây cũng là một yếu tố giúp phát triển lại
làng nghề sản xuất các sản phẩm từ cây Thốt Nốt tại huyện Tịnh Biên – An Giang.

Bảng 3.9 Những khó khăn và sáng kiến của người sản xuất các sản phẩm từ
cây Thốt Nốt
Những khó
khăn

Tần
số

Phần trăm
%

Những sáng
kiến

Tần số

Phần
trăm %

28

93,3

Khơng có nước
Thốt Nốt
ngun liệu

28

93,3


Cần đủ nước
Thốt Nốt
ngun liệu làm
quanh năm

Giá nước Thốt
Nốt cao

2

6,7

Khơng có sáng
kiến nào

2

6,7

Tổng

30

100,0

Tổng

30


100,0

Nguồn: phỏng vấn trực tiếp
SVTH: Nguyễn Minh Tâm

16


×