Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại quỹ tín dụng mỹ đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
---

---

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI QUỸ TÍN DỤNG MỸ ĐỨC

Đinh Thị A Tiên

An Giang, Tháng 7 năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
---

---

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI QUỸ TÍN DỤNG MỸ ĐỨC

Đinh Thị A Tiên
MSSV: DNH117374

GVHD: ThS. Cao Văn Hơn

An Giang, Tháng 7 năm 2015




LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian bốn năm học ở Trường Đại học An Giang, em đã
được quý Thầy Cô của trường nói chung và q Thầy Cơ của khoa Kinh tế &
Quản trị kinh doanh nói riêng truyền đạt những kiến thức xã hội và kiến thức
chuyên môn vô cùng q giá. Những kiến thức hữu ích đó sẽ trở thành hành
trang giúp em vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc cũng như
trong cuộc sống sau này. Với những kiến thức tiếp thu tại nhà trường và công
tác thực tiễn trong thời gian thực tập tại Quỹ Tín Dụng Mỹ Đức, đến nay em đã
hồn thành Chuyên đề thực tập của mình. Để đạt được kết quả đó là nhờ sự
giúp đỡ to lớn của quý Thầy, q Cơ và các Anh, Chị trong Quỹ Tín Dụng.
Em xin chân thành cảm ơn:
- Quý Thầy Cô khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho em
những kiến thức vơ cùng hữu ích, đặc biệt là Thầy Cao Văn Hơn đã tận tình
hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
- Ban lãnh đạo cùng các Cơ, Chú, Anh, Chị trong Quỹ Tín Dụng đã tận
tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian thực tập.
Cuối cùng, kính chúc quý Thầy Cô Trường Đại học An Giang, Ban giám
đốc cùng tồn thể cán bộ cơng nhân viên của Quỹ Tín Dụng Mỹ Đức luôn dồi
dào sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.

Ngày …. tháng …. năm 2015
Sinh viên thực hiện

Đinh Thị A Tiên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu

thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày …. tháng …. năm 2015
Sinh viên thực hiện

Đinh Thị A Tiên


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Mức độ
TT

Tiêu chí đánh giá

1

Quá trình thực tập tốt nghiệp

Kém TB Khá Tốt

1.1 Ý thức học hỏi, nâng cao chuyên môn
1.2 Mức độ chuyên cần
1.3 Khả năng hịa nhập vào thực tế cơng việc
1.4 Giao tiếp với cán bộ-nhân viên của đơn vị
1.5 Chấp hành nội quy, quy định của đơn vị
1.6 Đánh giá chung
2


Chun đề/ khóa luận

2.1 Tính thực tiễn của đề tài
2.2 Năng lực thu thập thông tin
2.3 Khả năng phản ánh chính xác và hợp lý tình hình của đơn
vị
2.4 Khả năng xử lý, phân tích dữ liệu
2.5 Mức khả thi của các giải pháp, kiến nghị (nếu có) mà tác
giả đề ra
2.6 Hình thức (cấu trúc, hành văn, trình bày bảng-biểu…)
2.7 Đánh giá chung

Ngày …. tháng …. năm 2015
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: ThS CAO VĂN HƠN
Bộ môn: Kinh tế
Cơ quan công tác: Khoa KT-QTKD
Tên sinh viên: ĐINH THỊ A TIÊN
MSSV: DNH117374 – Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Tên đề tài: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Qũy Tín Dụng Mỹ
Đức.

NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

2. Về hình thức
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của chuyên đề
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tài liệu nghiên cứu,…)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
cầu chỉnh sửa,…)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ngày …. tháng …. năm 2015
Giáo viên hướng dẫn


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

Ngày …. tháng …. năm 2015
Giáo viên


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................... 1
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHÊN CỨU ............................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ....................................................................... 2
1.3.1. Thu thập dữ liệu .................................................................................... 2
1.3.2. Phương pháp phân tích .......................................................................... 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2
1.4.1. Không gian nghiên cứu ......................................................................... 2
1.4.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 2
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 2
1.5.Ý NGHĨA.......................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 4
2.1.1. Khái quát về tín dụng ........................................................................... 4
2.1.2. Một số quy định về nghiệp vụ tín dụng của Qũy Tín Dụng .................... 6
2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn ........................... 11
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 14
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 14
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 14
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ QUỸ TÍN DỤNG ............................................... 16
3.1. KHÁI QT VỀ QUỸ TÍN DỤNG .............................................................. 16
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................ 16
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Qũy Tín Dụng ........................................... 17
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN ...................... 18
3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý ....................................................................... 18
3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phịng ban .......................................... 19
3.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA QUỸ TÍN
DỤNG TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2014 ............................................................... 19


3.4. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NĂM 2014 ................... 21

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
QUỸ TÍN DỤNG ................................................................................................... 22
4.1. KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH HUY
ĐỘNG VỐN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2014 ..................................................... 22
4.1.1. Khái quát nguồn vốn kinh doanh của QTD từ năm 2013 đến năm 2014 . 22
4.1.2. Khái quát tình hình huy động vốn của QTD từ năm 2013 đến năm 2014.23
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
QUỸ TÍN DỤNG ................................................................................................... 23
4.2.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng của QTD từ năm 2013 đến năm 2014.23
4.2.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn theo ngành kinh tế từ
năm 2013 đến năm 2014 ......................................................................................... 27
4.2.3. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế từ năm
2013 đến năm 2014 ................................................................................................. 30
4.2.4. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của QTD thơng qua một số chỉ tiêu
...................................................................................................................... 32
5.1. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA QTD ............................. 35
5.1.1. Những thành tựu đạt được .................................................................... 35
5.1.2. Những tồn tại cần khắc phục ................................................................. 35
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG ..................................... 36
5.1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG ..................................................................... 36
5.1.1. Đối với công tác cho vay ...................................................................... 36
5.1.2. Đối với nợ xấu ...................................................................................... 38
5.2. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 38


DANH MỤC BẢNG
-------


Tên bảng

------Trang

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2012-2014 ................................ 20
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2012 – 2014 ............................................... 22
Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2012–2014 .................................... 23
Bảng 4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2012 – 2014 ....... 27
Bảng 5: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2012 ..................... 28
Bảng 6: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2012 – 2014 ......................... 29
Bảng 7: Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2012 – 2014 ....................... 29
Bảng 8: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2012-2014 .. 30
Bảng 9: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2012-2014 .... 31
Bảng 10: Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2012-2014 .................. 31
Bảng 11: Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2012-2014 ................ 32
Bảng 12: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn trong thời gian nghiên
cứu

....................................................................................................................... 33


DANH MỤC HÌNH
-------

Tên hình

------Trang

Hình 1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2012 – 2014 ........................... 24

Hình 2: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh giai đoạn 2012 – 2014 ............................ 25
Hình 3: Doanh số cho vay theo thời hạn giai đoạn 2012 – 2014........................... 25
Hình 4: Doanh số thu nợ theo thời hạn giai đoạn 2012 - 2014 ............................ 26


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
------VIẾT TẮT

-------

TÊN ĐẦY ĐỦ

CBTD

Cán bộ tín dụng

DSCV

Doanh số cho vay

DSCVNH

Doanh số cho vay ngắn hạn

DSTN

Doanh số thu nợ

DSTNNH


Doanh số thu nợ ngắn hạn

QTD

Quỹ Tín dụng


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
-------

-------

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Trong bối cảnh tồn cầu hóa như hiện nay, đã tạo ra một môi trường kinh
doanh đầy mới mẻ nhưng vô cùng khắc nghiệt đối với các doanh nghiệp nói chung
và các Ngân hàng cũng như Quỹ tín dụng nói riêng. Ngày nay, hệ thống các Quỹ tín
dụng của nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc cả về quy mơ, số lượng lẫn
chất lượng để có thể tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhu cầu
về vốn của nền kinh tế là rất lớn thì Quỹ tín dụng càng thể hiện được rõ vai trị quan
trọng của mình, vì đây là nơi cung cấp nguồn vốn hữu hiệu nhất cho các thành phần
kinh tế có nhu cầu sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Mỹ Đức là một trong những Thị Xã có nhiều chuyển biến tích cực của tỉnh
An Giang trong thời gian qua. Có được thành cơng đó phải kể đến sự đóng góp
khơng nhỏ của Quỹ tín dụng Mỹ Đức. Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các
doanh nghiệp cần có một lượng vốn để mua sắm, đổi mới trang thiết bị, đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, duy trì hoạt động sản xuất được liên tục; cịn bà con nơng dân
muốn chăn ni hay trồng trọt cũng cần có số vốn để thực hiện. Nhưng khơng phải
lúc nào họ cũng có đủ vốn cần thiết để tham gia sản xuất. Lúc này họ rất cần sự hỗ
trợ về vốn, mà Quỹ tín dụng Mỹ Đức chính là nguồn tài trợ đáng tin cậy nhất. Thơng
qua hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp cũng như bà con nơng dân có thể n tâm

về vốn để sản xuất kinh doanh.
- Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của Quỹ tín dụng,
đặc biệt là tín dụng ngắn hạn. Nhu cầu về tín dụng ngắn hạn là nhu cầu rất cần thiết
và thường xuyên. Với mức lãi suất thấp hơn tín dụng trung và dài hạn, tín dụng ngắn
hạn ln chiếm tỉ trọng cao trong hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng. Vì thế, để
nâng cao năng lực cạnh tranh, Quỹ tín dụng Mỹ Đức cần có biện pháp như thế nào
để vừa mở rộng được quy mơ tín dụng vừa hạn chế được rủi ro. Thêm vào đó, phải
làm sao để hoạt động tín dụng ngắn hạn đạt được hiệu quả tốt nhất, thu hút được
nhiều khách hàng nhất mỗi khi họ cần vốn. Vì lẽ đó, tơi quyết định chọn đề tài
“Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ Tín dụng Mỹ Đức” để làm
chuyên đề thực tập của mình.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức trê
cơ sở đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn, từ đó có biện pháp đẩy mạnh hoạt động
tín dụng ngắn hạn của Quỹ tín dụng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát tình hình nguồn vốn và huy động vốn của Quỹ tín dụng từ năm
2012 đến năm 2014.
- Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn của Quỹ tín dụng từ năm 2012 đến năm
2014.
- Đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của Quỹ tín dụng thơng qua các chỉ số
tài chính từ năm 2012 đến năm 2014.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao và mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại
Quỹ tín dụng.
1.3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.1. Thu thập dữ liệu
Sử dụng dữ liệu thứ cấp, dữ liệu được cung cấp từ phịng kế tốn của Quỹ tín
dụng Mỹ Đức
1.3.2. Phương pháp phân tích
- Số liệu sử dụng để phân tích chuyên đề được lấy qua các năm từ 2012 - 2014.
- Thơng qua các bảng biểu, sơ đồ, mơ hình để minh họa, chứng minh và rút ra
các kết luận quan trọng.
- Dựa vào kết quả phát sinh để đề xuất những giải pháp có tính khả thi.
- Dùng phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối để phân tích sự biến
động của các chi tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay và nợ xấu.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện từ 04/5/2015 đến 12/7/2015.
- Số liệu của đề tài được cung cấp từ năm 2012 năm 2014.

2


1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu các số liệu và thơng tin có liên quan đến hoạt động
tín dụng ngắn hạn, đồng thời phân tích một số chỉ tiêu nhằm đánh giá hoạt động tín
dụng ngắn hạn qua 3 năm 2012, 2013 và 2014 tại Quỹ tín dụng Mỹ Đức.
1.5.Ý NGHĨA
- Hoạt động từ lĩnh vực tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận nhiều nhất
trong hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng nhân dân, nhưng đồng thời cũng là
hoạt động mang nhiều rủi ro nhất. Những rủi ro từ hoạt động tín dụng cũng gây thiệt
hại lớn cho Quỹ tín dụng nhân dân thậm chí có thể làm phá sản Quỹ tín dụng nhân
dân.

- Trong xu thế mở cửa thị trường tài chính, tín dụng theo cam kết với Tổ chức
Thương mại Thế giới của nước ta, nếu từng Quỹ tín dụng nhân dân khơng có những
biện pháp phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng hiệu quả đi kèm với tăng trưởng tín
dụng, thì nguy cơ thua lỗ, thậm chí phá sản sẽ rất lớn.

3


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
-------

-------

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái quát về tín dụng
2.1.1.1. Các khái niệm:
- Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay
hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời
gian nhất định.
- Tín dụng là một phạm trù của nền kinh tế hàng hóa có q trình ra đời,
tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa có thể khái niệm
về tín dụng như sau:
- Lúc đầu, các quan hệ tín dụng hầu hết đều là tín dụng bằng hiện vật, và
một phần nhỏ là tín dụng bằng hiện kim, tồn tại dưới tên gọi là tín dụng nặng lãi. Cơ
sở của quan hệ tín dụng lúc bấy giờ chính là sự phát triển bước đầu của các quan hệ
hàng hóa – tiền tệ trong điều kiện của nền sản xuất hàng hóa kém phát triển.
- Các quan hệ tín dụng phát triển trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ và chế độ
phong kiến, phản ánh thực trạng của một nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ.
- Chỉ đến khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, các quan hệ

tín dụng mới có điều kiện để phát triển. Tín dụng bằng hiện vật đã nhường chổ cho
tín dụng bằng hiện kim, tín dụng nặng lãi phi kinh tế đã nhường chổ cho các loại
hình tín dụng khác ưu việt hơn như: tín dụng ngân hàng, tín dụng chính phủ...
- Mặc dù tín dụng có q trình tồn tại và phát triển lâu dài qua nhiều hình
thái kinh tế xã hội, với nhiều hình thức khác nhau, song đều có tính chất quan trọng
sau đây:
- Tín dụng trước hết chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền
(hiện kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ khơng làm
thay đổi quyền sở hữu chúng.
- Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được “hồn trả”.
- Giá trị của tín dụng khơng những được bảo tồn mà cịn được nâng cao
nhờ lợi tức tín dụng.
2.1.1.2. Phân loại
- Tín dụng có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo những
tiêu thức phân loại khác nhau, chủ yếu được phân theo các tiêu thức:

4


a/ Theo thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: Là những khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng
nhằm để bổ sung vào vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của khách hàng.
- Tín dụng trung hạn: Là những khoản cho vay có thời hạn trên 12 tháng
đến 60 tháng và chủ yếu được sử dụng để mua sắm đầu tư tài sản cố định.
b/ Theo mục đích tín dụng
- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp, thương mại
và dịch vụ.
- Cho vay nông nghiệp.
c/ Theo phương thức cho vay
- Cho vay theo món: Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách

hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng
tín dụng.
2.1.1.3. Chức năng của tín dụng
a/. Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ:
- Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, các chức năng này của tín
dụng mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều phối từ nơi “thừa” sang nơi
“thiếu” để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế.
- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng
cốt lõi của tín dụng.
- Ở mặt tập trung vốn tiền tệ: Nhờ sự hoạt động của hệ thống các tổ chức
tín dụng mà các nguồn tiền nhàn rỗi được tập trung lại, bao gồm: tiền nhàn rỗi của
dân chúng, vốn bằng tiền của các doanh nghiệp, vốn bằng tiền của các tổ chức đoàn
thể,...
- Ở mặt phân phối lại vốn tiền tệ: Đây là mặt cơ bản của chức năng này đó là sự chuyển hóa để sử dụng các nguồn vốn đã tập trung được để đáp ứng nhu cầu
của sản xuất - lưu thông hàng hóa cũng như nhu cầu tiêu dùng trong tồn xã hội.
- Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo
nguyên tắc hoàn trả, vì vậy chúng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn,
nó thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả.
- Nhờ chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền rệ của tín dụng mà
phần lớn nguồn tiền trong xã hội từ chổ là tiền “nhàn rỗi” một cách tương đối đã
được huy động và sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và đời sống, làm cho hiệu
quả sử dụng vốn trong toàn xã hội tăng.

5


b/. Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thơng cho xã hội:
- Nhờ hoạt động của tín dụng mà nó có thể phát huy chức năng tiết kiệm
tiền mặt và chi phí lưu thơng cho xã hội, điều này thể hiện ở các mặt sau đây:
- Hoạt động tín dụng, trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của cơng cụ

lưu thơng tín dụng như: thương phiếu, kỳ phiếu, các loại séc, các phương tiện thanh
toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh tốn,... cho phép thay thế một số lượng lớn
tiền mặt lưu hành (kể cả tiền đúc bằng kim loại và tiền giấy như hiện nay) nhờ đó
làm giảm bớt các chi phí có liên quan như in tiền, đúc tiền, bảo quản tiền, vận
chuyển tiền...
- Với sự hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng của ngân hàng đã
mở ra một khả năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh tốn thơng qua
ngân hàng dưới các hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau.
- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toán
qua ngân hàng ngày càng được mở rộng, vừa cho phép giải quyết nhanh chóng các
mối quan hệ kinh tế, vừa thúc đẩy quá trình ấy, tạo điều kiện cho nền kinh tế - xã hội
phát triển.
- Nhờ hoạt động của tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội
được huy động để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa sẽ có
tác dụng tăng tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội.
c/. Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế:
- Đây là chức năng phát sinh, hệ quả của hai chức năng nói trên.
- Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với sự vận
động của vật tư, hàng hóa, chi phí trong các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế. Vì vậy,
qua đó tín dụng không ngừng là tấm gương phản ánh hoạt động kinh tế của doanh
nghiệp mà cịn thơng qua đó thực hiện việc kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn
chặn các hoạt động tiêu cực, lãng phí, vi phạm pháp luật... trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.2. Một số quy định về nghiệp vụ tín dụng của Quỹ tín dụng Mỹ Đức
2.1.2.1. Nguyên tắc cho vay
- Ngày 31 tháng 12 năm 2001, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam ban hành “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” kèm theo
Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, với đặc thù của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân
mỗi Quỹ tín dụng nhân dân là một pháp nhân độc lập, trong khi hệ thống Quỹ tín
dụng nhân dân chưa có tổ chức đầu mối hướng dẫn nghiệp vụ, để có sự thống nhất

trong q trình triển khai thực hiện, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực
hiện “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” áp dụng đối với các
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở như sau:

6


+ Khách hàng vay vốn của Quỹ tín dụng phải đảm bảo:
• Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng.
• Hồn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng.
2.1.2.2. Điều kiện cho vay
- Quỹ tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các
điều kiện sau:
a/ Đối với thành viên Quỹ tín dụng:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp phù hợp với các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; phù hợp với điều lệ, kế hoạch kinh doanh,
giấy phép kinh doanh; phù hợp với mục đích được giao th, khốn quyền sử dụng
đất, mặt nước.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với
quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính
phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
b/ Đối với khách hàng gửi tiền tại Quỹ tín dụng:
- Được Quỹ tín dụng cho vay dưới hình thức cầm cố sổ tiền gửi do chính

Quỹ tín dụng đó phát hành.
2.1.2.3. Đối tượng cho vay
* Đối tượng cho vay của QTD là phân thiếu hụt trong tổng giá trị cấu thành tài
sản cố định, tài sản lưu động và các khoản chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh
của khách hàng trong một thời gian nhất định.
* QTD cho vay các đối tượng sau:
- Giá trị vật tư, hàng hố, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng
thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển.
- Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa bàn
giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung và dài hạn để đầu tư tài
sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản cố định đó.
* QTD không cho vay các đối tượng sau:
- Số tiền thuế phải nộp trực tiếp cho Nhà nước(trừ số tiền thuế xuất khẩu, nhập
7


khẩu...);
- Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho các tổ chức tín dụng khác;
- Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn.
2.1.2.4. Thời hạn cho vay
Quỹ tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời
hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho
vay của Quỹ tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay.
2.1.2.5. Lãi suất cho vay
a/ Lãi suất cho vay do Quỹ tín dụng và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở
mức lãi suất do Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng quy định phù hợp với quy định của
Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng;
b/ Mức lãi suất áp dụng đối với các khoản nợ gốc quá hạn do Quỹ tín
dụng ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng, nhưng khơng
vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc

điều chỉnh trong trong hợp đồng tín dụng.
c/ Quỹ tín dụng có trách nhiệm niêm yết công khai các mức lãi suất cho
vay tại trụ sở làm việc và nơi giao dịch theo quy định để khách hàng biết.
2.1.2.6. Đảm bảo tín dụng
a/ Khái niệm
- Đảm bảo tín dụng là việc bảo vệ quyền lợi của người cho vay dựa trên
cơ sở thế chấp, cầm cố, tài sản thuộc sở hữu của người đi vay hoặc bảo lãnh của bên
thứ ba.
b/ Các đặc trưng của đảm bảo tín dụng
- Giá trị tài sản đảm bảo tín dụng phải lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo.
- Tài sản dùng làm đảm bảo nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá
trị và có thị trường tiêu thụ).
- Tài sản dùng làm đảm bảo phải có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho
vay có quyền sử dụng tài sản làm đảm bảo tiền vay.
c/ Các hình thức đảm bảo tín dụng
- Đảm bảo tín dụng bằng tài sản thế chấp: Bảo đảm tín dụng bằng tài sản
thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để đảm bảo
khả năng hoàn trả vốn vay. Thế chấp tài sản là việc bên đi vay sử dụng bất động sản
thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để đảm bảo thực
hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay. Vấn đề thế chấp tài sản bị chi phối bởi luật dân sự
8


và luật đất đai. Theo hai luật này thế chấp có hai loại:thế chấp bất động sản và thế
chấp giá trị quyền sử dụng đất.
- Đảm bảo tín dụng bằng tài sản cầm cố: Cầm cố tài sản là việc bên đi
vay giao tài sản là các động sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để đảm bảo
thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Động sản cầm cố có thể là loại khơng cần đăng ký quyền
sở hữu, có loại cần đăng ký quyền sở hữu. Đối với loại tài sản không đăng ký quyền
sở hữu, khi cầm cố tài sản phải nộp cho bên cho vay. Đối với loại tài sản có đăng ký

sở hữu, khi cầm cố hai bên có thể thỏa thuận để bên cầm cố giữ tài sản hoặc giao tài
sản cầm cố cho bên thứ ba giữ.
- Đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Tài sản hình thành từ vốn
vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo ra một phần hay toàn bộ
khoản cho vay của Ngân hàng. Đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay
là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện
nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với QTD.
- Đảm bảo tín dụng bằng hình thức bảo lãnh: Bảo lãnh là việc bên thứ ba
cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi
vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện
hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Bảo lãnh có thể được chia ra làm hai
loại chính: bảo lãnh bằng tài sản và bảo lãnh bằng tín chấp.
2.1.2.7. Mức cho vay
a/ Khi xác định mức cho vay đối với một khách hàng, Quỹ tín dụng căn
cứ vào:
- Khả năng nguồn vốn và khả năng quản lý của Quỹ tín dụng;
- Nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng;
- Mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định
của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước (nếu món vay có tài sản làm
bảo đảm);
- Riêng đối với trường hợp cho vay khách hàng dưới hình thức cầm cố sổ
tiền gửi do chính Quỹ tín dụng đó phát hành thì mức cho vay tối đa cộng tiền lãi phải
trả khi đến hạn trả nợ không vượt quá số dư còn lại của sổ tiền gửi tại thời điểm
quyết định cho vay.
b/ Việc xác định mức cho vay tối đa đối với một khách hàng do Hội đồng
quản trị Quỹ tín dụng quy định, nhưng tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng
không được vượt quá giới hạn cho phép sau đây:

9



- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng khơng được vượt q 15%
vốn tự có của Quỹ tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các
nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân khác và các khoản cho
vay cầm cố bằng sổ tiền gửi do chính Quỹ tín dụng đó phát hành. Trường hợp trong
một hộ gia đình có nhiều thành viên đủ điều kiện vay vốn thì tổng dư nợ cho vay các
thành viên cũng không được vượt q 15% vốn tự có của Quỹ tín dụng.
- Tổng dư nợ cho vay các hộ nghèo không phải là thành viên tại thời
điểm cho vay không vượt quá 10% tổng dư nợ cho vay của Quỹ tín dụng.
Việc xác định vốn tự có của Quỹ tín dụng để làm căn cứ tính tốn giới hạn cho vay
thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2.1.2.8. Phương thức cho vay
- Quỹ tín dụng thoả thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương
thức cho vay
a/ Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và quỹ tín dụng thực
hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng;
b/ Cho vay trả góp: Khi vay vốn, Quỹ tín dụng và khách hàng xác định
và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo
nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay;
c/ Cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức cho vay này áp dụng với
khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, sản xuất, kinh doanh ổn
định.
- Xác định hạn mức tín dụng: Sau khi nhận đủ các tài liệu của khách
hàng. QTD tiến hành xác định hạn mức tín dụng. Đối với khách hàng sản xuất, kinh
doanh tổng hợp thì phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng là tổng hợp
phương án sản xuất, kinh doanh của từng đối tượng, theo đó QTD xác định hạn mức
tín dụng cho cả phương án sản xuất kinh doanh tổng hợp;
- Phát tiền vay: Trong phạm vi hạn mức tín dụng, thời hạn hiệu lực của
hợp đồng tín dụng, mỗi lần rút vốn vay khách hàng và Quỹ tín dụng lập giấy nhận nợ
kèm theo các chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng;

- Lãi suất cho vay: Căn cứ vào quy định về lãi suất của Quỹ tín dụng tại
thời điểm phát tiền vay, Quỹ tín dụng ghi vào Hợp đồng tín dụng hoặc giấy nhận nợ
kèm theo hợp đồng tín dụng;
- Quản lý hạn mức tín dụng: Quỹ tín dụng phải quản lý chặt chẽ hạn mức
tín dụng, bảo đảm mức dư nợ khơng vượt q mức tín dụng đã ký kết. Trong quá
trình vay vốn, trả nợ, nếu việc sản xuất, kinh doanh có thay đổi và khách hàng có nhu
cầu điều chỉnh hạn mức, khách hàng phải làm giấy đề nghị xác định lại hạn mức tín
dụng: Quỹ tín dụng xem xét, nếu thấy hợp lý thì cùng khách hàng thoả thuận điều
chỉnh hạn mức tín dụng và bổ sung hợp đồng tín dụng. Trước 10 ngày khi hạn mức
10


tín dụng cũ hết hiệu lực khách hàng phải gửi cho Quỹ tín dụng phương án sản xuất,
kinh doanh kỳ tiếp theo. Căn cứ vào nhu cầu vay vốn cả khách hàng, Quỹ tín dụng
thẩm định để xác định hạn mức tín dụng và thời hạn của hạn mức tín dụng mới;
- Xác định thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay được xác định trên hợp
đồng tín dụng hoặc trên từng giấy nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh,
khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn của Quỹ tín dụng nhưng tối đa không
quá 12 tháng; nếu khách hàng kinh doanh tổng hợp thì lựa chọn sản phẩm có chu kỳ
kinh doanh dài nhất hoặc chiếm tỷ trọng chủ yếu để xác định thời hạn cho vay. Thời
hạn cho vay trên từng giấy nhận nợ có thể khơng phù hợp với thời hạn hiệu lực của
hạn mức tín dụng.
d/ Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với
quy định của Ngân hàng Nhà nước, điều kiện hoạt động kinh doanh của Quỹ tín
dụng và đặc điểm của khách hàng vay.
2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn
2.1.3.1. Doanh số cho vay
- Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà QTD
phát vay trong một khoản thời gian nào đó, khơng kể món vay đó đã thu hồi hay
chưa trong một thời gian nhất định, thường là theo tháng, quý hoặc năm.

2.1.3.2. Doanh số thu nợ
- Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà QTD thu về được khi
đáo hạn trong một khoảng thời gian nhất định.
2.1.3.3. Dư nợ tín dụng
- Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà QTD đã cho vay và chưa thu được vào
một thời điểm nhất định.

Dư nợ cuối kì = Dư nợ đầu kì + doanh số cho vay trong kì - doanh số thu nợ trong kì
2.1.3.4. Nợ xấu
- Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng khơng có khả
năng trả nợ cho QTD. Các khoản nợ này nằm trong nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 trong
bảng phân loại nợ.
- Nợ xấu ngày càng cao thì đó chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng, theo
quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐNHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu
11


hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có
khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng
thời hạn còn lại;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định (khoản 2 điều
sáu 18/2007/QĐ-NHNN)
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả
năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định (khoản 2 điều
sáu 18/2007/QĐ-NHNN)
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 1 0 ngày,
trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại vào nhóm 2 theo qui
định;
- Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả
lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định (khoản 2 điều
sáu 18/2007/ QĐ-NHNN)
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định (khoản 2 điều
sáu 18/2007/ QĐ-NHNN)
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
12


- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định (khoản 3 điều
sáu 18/2007/ QĐ-NHNN).
2.1.3.5. Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn (%)

Tỷlệnợxấungắnhạn =

Nợxấungắnhạn
∗ 100%
Dưnợngắnhạn

- Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của QTD, đồng thời phản ánh
mức độ rủi ro tín dụng mà QTD phải gánh chịu. Tỷ lệ này càng thấp cho thấy chất
lượng tín dụng của QTD đó cao, rủi ro tín dụng thấp và ngược lại.
2.1.3.6. Vịng quay vốn tín dụng (vịng)
- Vịng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của
N QTD, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Tỷ số này càng cao thì hiệu quả sử
dụng vốn càng cao.
Vịngquayvốntíndụng =

Doanhsốthunợngắnhạn
Dưnợngắnhạnbìnhqn

- Dư nợ bình qn : là số dư nợ trung bình của Ngân hàng trong một năm,
được tính bằng cơng thức :

Dưnợbìnhqn =

Dưnợđầukỳ + Dưnợcuốikỳ
2


2.1.3.7. Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động (lần)

DưnợNHtrênNguồnVHĐ =

Dưnợngắnhạn
Nguồnvốnhuyđộng

- Chỉ tiêu này xác định vốn huy động chiếm bao nhiêu phần trăm trong
tổng dư nợ. Hay nói cách khác, cứ 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng từ nguồn
vốn huy động. Nói lên khả năng huy động vốn và khả năng sử dụng vốn huy động
trong cho vay của QTD.
13


×