Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thành lập bản đồ nhu cầu và trữ lượng tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng tứ giác long xuyên kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÀNH LẬP BẢN ĐỒ NHU CẦU
VÀ TRỮ LƯỢNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TIỂU
VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN - KIÊN GIANG

ĐỖ HÀ THÀNH

AN GIANG, 12/2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÀNH LẬP BẢN ĐỒ NHU CẦU
VÀ TRỮ LƯỢNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TIỂU
VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN - KIÊN GIANG

ĐỖ HÀ THÀNH
MÃ SỐ SV: CH148319

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


TS. PHẠM VĂN QUANG

AN GIANG, 12-2018


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn “Thành lập bản đồ nhu cầu và trữ lượng tài nguyên nước
cho sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên – Kiên
Giang”, do học viên Đỗ Hà Thành thực hiện dưới dự hướng dẫn của TS.
Phạm Văn Quang. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng
Khoa học và Đào tạo thông qua ngày …………..
Thư ký

TS.Nguyễn Hữu Thanh

Phản biện 1

Phản biện 2

TS.Nguyễn Văn Chương

PGS.TS.Lê Vĩnh Thúc

Giáo viên hướng dẫn

TS.Phạm Văn Quang

Chủ tịch hội đồng

TS.Nguyễn Thị Thanh Xuân

i


LỜI CẢM TẠ
Để hồn thành luận văn này tơi được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của
Q Thầy Cơ, bạn bè, gia đình. Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Tiến sĩ Phạm Văn Quang, tiến sĩ Dương Văn Nhã và Thạc sĩ Thái Minh
Tín đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Quý Thầy Cô giảng dạy lớp Cao học Khoa học Cây trồng khóa 01 đã
nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn quí
báo.
Quý Thầy Cô cùng các anh chị tập thể khoa Nông Nghiệp - Tài Nguyên
Thiên Nhiên đã quan tâm, giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập tại
trường.
Các bạn và các anh chị tập thể lớp Cao học Khoa học Cây trồng khóa 01
ln nhiệt tình quan tâm, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và làm luận văn tại
trường.
Kính gửi lịng biết ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ và người thân đã động viên nhắc
nhở con trong suốt quá trình học tập và tạo mọi điều kiện tốt nhất để con có kết
quả ngày hơm nay.
Xin chân thành cảm ơn!

Đỗ Hà Thành

ii


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

trong nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của
cơng trình nghiên cứu này chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào khác
An Giang, ngày

tháng 12 năm 2018
Người thực hiện

Đỗ Hà Thành

iii


TÓM TẮT
Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh Kiên Giang trong nhiều năm
qua đã chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, đặc biệt là hạn và xâm nhập
mặn. Vì vậy, việc thành lập bản đồ nhu cầu và trữ lượng tài nguyên nước ngọt
cho cây trồng tại tiểu vùng là rất cần thiết. Nghiên cứu nhằm mục tiêu ước tính
trữ lượng nước tiềm năng (nước sơng và nước mưa, nước trữ), ước lượng nhu cầu
sử dụng nước và đánh giá mức độ đáp ứng lượng nước ngọt để phục vụ cho canh
tác các loại cây trồng chính. Nghiên cứu sử dụng phương pháp GIS chồng lấp các
bản đồ đơn tính bản đồ trữ lượng nước ngọt, nhiệt độ, bản đồ hiện trạng sử dụng
đất nông nghiệp và bản đồ phân loại đất nhằm xây dựng bản đồ đáp ứng nước cho
2 loại cây trồng lúa và khóm. Nghiên cứu cịn tiến hành thí nghiệm xác định nhu
cầu tưới cho cây khóm trên 2 loại đất phèn hoạt động nông mặn (Sj1M), phèn
hoạt động sâu (Sj2M). Bên cạnh đó, nghiên cứu thực hiện điều tra các hộ nơng
dân trồng lúa và khóm nhằm đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng nước. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, tổng lượng nước tiềm năng ước tính đạt 18.246 triệu m3,
trong đó lượng nước trong mùa mưa khoảng 4000 triệu m3 và khoảng 500 triệu
m3 trong mùa khô. Tổng lượng nước nông dân sử dụng tưới cho hai vụ lúa Đông

Xuân và Hè Thu lần lượt là 9185 và 8732 m3/ha. Trong khi đó, tổng lượng nước
tưới sử dụng cho cây khóm khoảng 5400 m3/ha. Bên cạnh đó, kết quả xây dựng
bản đồ nhu cầu nước tưới của tiểu vùng cho thấy tháng 3 và 4.2016 cần bổ sung
nước tưới tối thiểu là 2000 m3/ha với khoảng 23% đến 30% tổng diện tích canh
tác của vùng bị ảnh hưởng.

Từ khóa: Đáp ứng nước, nhu cầu tưới, Tứ Giác Long Xuyên,

iv


ABSTRACT
The Long Xuyen quadrangle in Kien Giang province has endured seriously
because of climate change, especially drought and saline intrusion. Therefore,
establishing the map of freshwater resource needs for plants in the sub-region is
essential. The study aims were to estimates the potiental water resources (river
water, rain water, and storagewater), water use requirements, and to assess
freshwater response to cultivation of major crop. The GIS method was used for
covering the mono maps, such as fresh water resources map, temperater map,
landuse map and soil map in order to create a water supply map for rice and
pineapple cultivation. The research also carried out experiments to
determineirrigation water requirement for pineapple on two types of shallow
saline acid sulphate soils (Sj1M), deep acid sulphate soils (Sj2M). Besides, the
rearch conducted a survey of farmers with experiences in rice and pineapple
cultivation to assess the reality of effectively using water. The research results
show that the sum total potentiality of water sources is estimated at 18.246 milion
m3, of which rainfall in the wet season is about 4000 milion m3 and about 500m3
in the dry season. The total amount of water which farmers uses to irrigate for the
Winter-Spring and Summer-Autumn is 9185 and 8732 m3/ha respectively.
Meanwhile, total irrigation water for pineapple is arround 5400 m3/ha. In

addition, the results the water supply map of the sub-region show that the lack of
irrigation water in March and April 2016 is remarkable with about 23% to 30% of
the total cultivated area of vulnerable local with the least water need is 2000
m3/ha.

Key word: Provide enough water; irrigated demand; Long Xuyen
quadrangle

v


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
1.2.1.Mục tiêu tổng quát .................................................................................................... 2
1.2.2.Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................. 3
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 3
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.4.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 3
1.5.NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 3
1.5.1.Ý nghĩa về mặt khoa học........................................................................................... 3
1.5.2.Ý nghĩa về mặt thực tiễn ........................................................................................... 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 5
2.1.ĐIỀU KIỆN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................................................................... 5
2.1.1.Đặc điểm tự nhiên địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 5
2.1.2. Tình hình sản xuất nơng nghiệp tại địa bàn nghiên cứu .......................................... 7
2.1.3. Tình hình sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu ...... 9
2.2. LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................. 10

2.2.1. Nguồn tài nguyên nước và chuyển biến dự trữ nguồn tài nguyên nước ................ 10
2.2.2. Ý nghĩa, vai trò của nước đối với cây trồng ........................................................... 16
2.2.3. Ước tính trữ lượng nước ........................................................................................ 18
2.2.4. Xác định nhu cầu nước cho cây trồng .................................................................... 19
2.2.5. Xác định nhu cầu nước tưới cho cây trồng ............................................................ 23
2.2.6. Đánh giá nhu cầu và hiệu quả sử dụng nước cho canh tác nông nghiệp................ 27
2.2.7. Đánh giá tính phù hợp lịch thời vụ của mơ hình sản xuất nơng nghiệp dưới thời
biến đổi khí hậu ................................................................................................................ 29
2.2.8. Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ...... 29
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 34
3.1. ĐỊA BÀN VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................................................ 34
3.1.1. Địa bàn nghiên cứu ................................................................................................ 34

vi


3.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................. 34
3.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 34
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................. 35
3.3.1. Ước lượng lượng nước trong vùng ........................................................................ 35
3.3.2. Điều tra thực trạng hiệu quả sử dụng nước của nơng dân ...................................... 36
3.3.3.Tính tốn và thí nghiệm xác định nhu cầu nước cho cây trồng .............................. 36
3.3.4. Xây dựng bản đồ .................................................................................................... 42
3.3.5. Phương pháp thu mẫu và phân tích số liệu ............................................................ 44
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 45
4.1. ƯỚC TÍNH TRỮ LƯỢNG NƯỚC NGỌT (NƯỚC TIỂM NĂNG) TẠI TIỂU
VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN THUỘC TỈNH KIÊN GIANG ................................ 45
4.2. ƯỚC LƯỢNG NHU CẦU SỬ DUNG NƯỚC CỦA HỆ THỐNG CÂY TRỒNG
CHÍNH ............................................................................................................................. 46
4.2.1.Hiện trạng canh tác tại vùng TGLX ........................................................................ 46

4.2.2. Diễn biến lượng mưa, nhiệt độ vùng...................................................................... 48
4.2.3. Nhu cầu nước và lượng nước tưới cho các giai đoạn sinh trưởng cây trồng chính49
4.2.4. Kết quả thu được từ thí nghiệm trên cây khóm...................................................... 54
4.3.ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG NƯỚC PHỤC VỤ CHO CANH TÁC CÂY
TRỒNG CHÍNH. ............................................................................................................. 58
4.3.1.Lịch canh tác lúa vùng TGLX ................................................................................. 58
4.3.2.Đánh giá mức độ đáp ứng nước phục vụ cho canh tác cây trồng chính ................. 58
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 66
5.1. Kết luận ..................................................................................................................... 66
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 69
PHỤ LỤC 1 .........................................................................................................................
PHỤ LỤC 2 .........................................................................................................................

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

2.1

Bảng tra hệ số p trong công thức Blaney-Criddle

22


2.2

Khoảng giá trị Kc và giai đoạn sinh trưởng của lúa

26

4.1

Hiện trạng sử dụng đất các mơ hình canh tác tại vùng TGLX
thuộc tỉnh Kiên Giang theo thời vụ

47

4.2

Đặc tính đất tại vùng TGLX

54

4.3

Hiện trạng thừa thiếu nước qua các tháng tại vùng TGLX

61

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình


Nội dung

Trang

2.1

Bản đồ khu vực tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên, Kiên Giang

6

2.2

Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến nhu cầu nước cây trồng

20

2.3

Hệ số Kc qua các giai đoạn phát triển khác nhau của cây trồng

21

2.4

Mô hình bố trí chi tiết thiết bị Thủy tiêu kế Lysimeter

23

2.5


Một phần lượng mưa bị mất do chảy tràn và thấm sâu

24

3.1

Phương pháp xác đinh tỷ lệ lắng theo kích thước hạt của FAO

38

3.2

Lắp đặt thí nghiệm theo mơ hình Lysimeter xác đinh ET0

40

3.3

Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên cây khóm

40

3.4

Bản đồ các loại đất của tỉnh Kiên Giang 2014

42

3.5


Chồng lấp các bản đồ đơn tính

44

4.1

Ước lượng trữ lượng nước ngọt từ sông, mưa, trữ …

45

4.2

Bản đồ Hiện trạng canh tác các mơ hình sản xuất nơng nghiệp

46

4.3

Thay đổi lượng mưa hữu hiệu và nhiệt độ theo thời gian tại Kiên
Giang

48

4.4

Nhu cầu nước tưới của lúa vùng TGLX, Kiên Giang

49


4.5

Hiện trạng và hiệu quả sử dụng nước cho cây lúa ở vụ ĐX và HT
vùng TGLX, Kiên Giang

50

4.6

Lượng nước cần tưới cây khóm trên 2 loại đất Sj1M và Sj2M

51

4.7

Hiện trạng và hiệu quả sử dụng nước cho cây khóm của nơng dân

53

4.8

Diễn biến lượng mưa huyện Hịn Đất

55

4.9

Lượng nước thấm lậu trên hai loại đất trồng khóm

55


4.10

Sự thay đổi nhu cầu nước của khóm trên hai loại đất …

56

4.11

Nhu cầu tưới của khóm trên hai loại đất

57

4.12

Lịch thời vụ sản xuất lúa vùng TGLX

58

4.13

Bản đồ mức độ thừa/thiếu nước vùng TGLX tháng 12.2016

59

4.14

Bản đồ mức độ thừa/thiếu nước vùng TGLX tháng 01.2016

59


4.15

Bản đồ mức độ thừa/thiếu nước vùng TGLX tháng 02.2016

59

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Nội dung

Trang

4.16

Bản đồ mức độ thừa/thiếu nước vùng TGLX tháng 03.2016

59

4.17

Bản đồ mức độ thừa/thiếu nước vùng TGLX tháng 04.2016

60

4.18


Bản đồ mức độ thừa/thiếu nước vùng TGLX tháng 05.2016

60

4.19

Bản đồ mức độ thừa/thiếu nước vùng TGLX tháng 06.2016

60

4.20

Khả năng đáp ứng nhu cầu nước cho khóm và thời vụ lúa …

62

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ĐBSCL

Diễn giải từ viết tắt
Đồng bằng sông Cửu Long

LVS

Lưu vực sông


GIS

Geographical Information System

BĐKH

Biến đổi khí hậu

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change (Uỷ ban
Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu )

UNDP

United Nations Development Programme (Chương trình
Phát triển Liên hợp quốc)

TGLX

Tứ giác Long Xuyên

xi


xii


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu đã và đang là một trong những thách thức lớn mà con
người phải đối mặt hiện nay, vì những tác động tiêu cực của nó lên đời sống một
cách rõ ràng (FAO, 2016). Sự gia tăng các rủi ro từ biến đổi khí hậu là một trong
những áp lực làm tăng khả năng bị tổn thương của những sinh kế dựa vào các
nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các cộng đồng (Trần Thọ Đạt và Cs, 2012).
Trong đó tài nguyên nước là một tài sản sinh kế quan trọng, đặc biệt đối với
người nghèo vùng nông thôn sống phụ thuộc vào nông nghiệp (Castillo và Cs,
2007).
Ảnh hưởng trực tiếp nhất của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước như
sự biến đổi gia tăng hay giảm lượng mưa, nhiệt độ cao hơn và các sự kiện thời tiết
cực đoan liên quan như hạn hán và lũ lụt trong trung hạn đến dài hạn, biến đổi khí
hậu sẽ ảnh hưởng đến tài ngun nước và giảm tính sẵn có hoặc độ tin cậy của
nguồn nước ở nhiều nơi đã bị khan hiếm nước (FAO, 2013). Theo UNDP (2004),
sự khan hiếm nước là một vấn đề to lớn của nhiều nước đang phát triển trong đó
có Việt Nam. Tương tự tình trạng chung của thế giới, nơng nghiệp tưới tiêu ở
ĐBSCL đang đối diện vấn đề thiếu nước ngọt nghiêm trọng với nhiều nguyên
nhân khác nhau.Tính đên năm 2010, đã có 12 hồ chứa nước được xây dựng cho
mục đích sản xuất điện với tổng thể tích nước lên đến 15,77 km3. Bên cạnh đó,
nhiều dự án tưới tiêu và hàng trăm đập đang trong kế hoạch xây dựng ở thượng
nguồn lưu vực sông Mekong (MRC, 2011). Về mặt lý thuyết, hồ chứa sẽ tăng
dòng chảy vùng hạ lưu vào mùa khô, tuy nhiên những năm khô hạn nặng, các hồ
nước này lại giảm xả nước. Thêmvào đó, hạn kéo dài cộng với việc khai thác
nhiều nước ngầm cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn trong
mùa khô tại vùng ven biển của ĐBSCL (Veerman, 2013) tác động tiêu cực đến
sản xuất nông nghiệp bao gồm lúa, cây ăn trái, thủy sản.Ước tính thiệt hại khoảng
345 triệu USD trong năm 2016 (NDPC, 2016).
Trong đó tỉnh Kiên Giang nằm ở hạ nguồn hệ thống sông Mekong, cũng
chịu ảnh hưởng nặng nề của vấn đề biến đổi khí hậu mà đặc biệt là hạn và xâm

nhập mặn trong nhiều năm qua, điển hình năm 2016 vừa qua. Nhận thức sự tác
động của biến đổi khí hậu, chính quyền đã quy hoạch tổng thể tài nguyên nước
1


mặt cho toàn tỉnh. Tuy nhiên, quy hoạch này chỉ tính tốn nhu cầu nước cho cây
lúa chung cho cả mùa vụ dựa trên yếu tố khí hậu thời tiết, chưa phân tích kỹ yếu
tố đất, nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng của cây, và đặc biệt các bản đồ, số liệu
chưa thể hiện về mặt không gian và thời gian. Về mặt lý thuyết, mỗi tiểu vùng
khác nhau sẽ có những đặc điểm về khí hậu, đất đai khơng giống nhau dẫn đến
cùng loại cây trồng sẽ có nhu cầu nước khác nhau tại một thời điểm xác định.
Trong đó tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh Kiên Giang mang có đặc thù
có các nhóm đất phèn, đất phèn nặng thậm chí có một số vùng thuộc nhóm đất
phèn mặn cùng với mực nước sơng có xu hướng thấp hơn các vùng thuộc Tây
sông Hậu vào mùa khơ nên xuất hiện tình trạng xâm nhập măn gây khó khăn rất
lớn cho cơng tác quy hoạch quản lý (Viện Kỹ Thuật Biển, 2012). Do đó, việc xác
định tình trạng nhu cầu nước cho cây trồng theo mặt không gian và thời gian ở
giai đoạn thiếu nước từ đó có những can thiệp kịp thời bảo đảm năng suất cây
trồng là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, nó cũng làm cơ sở cho việc quy hoạch
sử dụng đất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cải thiện hệ thống tưới tiêu.Để làm
được việc này, việc ứng dụng GIS để phân tích, lưu trữ và thể hiện thơng tin đa
chiều là chọn lựa phù hợp.
Trước thực trạng đó, đề tài “Thành lập bản đồ nhu cầu và trữ lượng tài
nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên –
Kiên Giang” được nghiên cứu với mục đích góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn
đặt ra trong sản xuất nông nghiệp ở Kiên Giang nhằm đánh giá phân tích và đưa
ra dự đốn, khuyến cáo giúp người dân định hướng và sử dụng nguồn nước hợp
lý, tăng hiệu quả kinh tế, đảm bảo nguồn nước sử dụng cho người dân sức khỏe
người dân trên cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững.
1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1.Mục tiêu tổng quát
Xây dựng bản đồ số các nguồn đến và đánh giá nhu cầu nước của cây
trồng nhằm quản lý và sử dụng tài nguyên nước một cách hiệu quả phục vụ cho
hoạt động sản xuất nông nghiệp bền vững tại tiểu vùng Tứ Giác Long Xuyên
thuộc tỉnh Kiên Giang.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu
- Ước tính trữ lượng nước tiềm năng (nước sông và nước mưa, nước trữ)
đến địa bàn tại khu vực Tứ Giác Long Xuyên thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Ước lượng được nhu cầu sử dụng nước của hệ thống cây trồng chính;
2


- Đánh giá mức độ đáp ứng lượng nước ngọt để phục vụ cho canh tác hệ
thống cây trồng chính.
1.3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu
- Nguồn nước ngọt (gồm nước từ sông, nước mưa, nước trữ) phục vụ cho
sản xuất lúa và khóm. (Thuật ngữ “nước sông” trong nghiên cứu này, được nhắc
đến bao hàm ý nghĩa gồm nguồn nước từ các con sông, kênh và rạch).
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 2 đến tháng 11 dương lịch
- Không gian/khu vực: khu vực đất liền, vùng thuộc tiểu vùng Tứ giác
Long Xuyên thuộc tỉnh Kiên Giang.
1.4.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Ước tính trữ lượng nước ngọt (nước mưa, nước sông, nước trữ) theo thời
gian (từ tháng 7.2015 đến tháng 6.2016 dương lịch) tại tiểu vùng Tứ giác Long
Xuyên thuộc tỉnh Kiên Giang.
- Đánh giá nhu cầu nước và hiệu quả sử dụng nước của hệ thống cây trồng
đại diện là lúa, khóm, mía tại địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá tính phù hợp lịch thời vụ của hệ thống cây trồng này dưới thời

biển đổi khí hậu trong 1 năm.
- Lập bản đồ số và chồng lấp các bản đồ đơn tính để thể hiện nhu cầu sử
dụng nước và mức độ đáp ứng của hiện trạng tài nguyên nước ngọt đối với cây
trồng áp dụng công nghệ GIS.
- Khuyến nghị sử dụng nước một cách hiệu quả.
1.5.NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1.Ý nghĩa về mặt khoa học
Đề tài là một luận cứ khoa học cho việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn
nước ngọt ở các huyện thuộc tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên của tỉnh Kiên Giang.
1.5.2.Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Đây là một nghiên cứu ứng dụng rất cần thiết trong tình hình biến động
ngày càng phức tạp nguồn nước ngọt phục vụ cho nông nghiệp thuộc tiểu vùng
3


Tứ giác Long Xuyên nói riêng và cho tỉnh Kiên Giang nói chung. Giúp cho cơng
tác quản lý sử dụng và hoạch định chính sách cho nguồn tài nguyên này ngày
càng tốt hơn nhằm phục vụ hiệu quả hơn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của
vùng.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.ĐIỀU KIỆN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1.Đặc điểm tự nhiên địa bàn nghiên cứu
Kiên Giang nằm về phía Tây Nam của Việt Nam, là một trong 4 tỉnh thuộc
vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sơng Cửu Long, phía Bắc giáp Campuchia với
đường biên giới đất liền dài 56,8 km; phía Nam giáp với tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc

Liêu; phía Đơng và Đơng Nam giáp với tỉnh An Giang và Cần Thơ; phía Tây giáp
với vịnh Thái Lan. Có diện tích tự nhiên là 6.348 km², trong đó có 72,5% là đất
sản xuất nơng nghiệp, 13,5% là đất lâm nghiệp, với hơn 206 km bờ biển với 137
hịn, đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc diện tích 567 km² được xem
là đảo lớn nhất Việt Nam (Tổng cục thống kê, 2015).
Kiên Giang có địa hình khá đa dạng với đồng bằng, đồi núi và biển đảo,
địa hình phần đất liền tương đối bằng phẳng. Vùng biển hải đảo chủ yếu là đồi
núi nhưng vẫn có đồng bằng nhỏ hẹp; có hệ thống sơng, ngịi, kênh, rạch rất thuận
lợi cho việc phát triển nơng nghiệp, lưu thơng hàng hóa và tiêu thốt nước lũ theo
các sơng chính (sơng Cái Lớn, sơng Cái Bé, sông Giang Thành) và mạng lưới
kênh rạch dày đặc, với tổng chiều dài khoảng 2.054km. Kiên Giang có tuyến đê
biển dài 206 km, với cao trình từ 2 đến 2,5m, chiều rộng mặt đê từ 4 đến 6m, bị
chia cắt bởi 60 cửa sông, kênh nối ra biển Tây, dọc theo nó là dải rừng phịng hộ
ven biển diện tích khoảng 2.947,7 ha.
Theo Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang (2015), tỉnh có 15 đơn vị hành chánh
(01 thành phố Rạch Giá trực thuộc trung ương, 01 thị xã Hà Tiên, 11 huyện và 02
huyện đảo) trong đó:
- Tiểu vùng tứ giác Long Xun (Hình 2.1) có diện tích khoảng 2.365,8
km² chiếm 37,3% diện tích tồn tỉnh, bao gồm các Huyện, Thị như: Hòn Đất, Hà
Tiên, Rạch Giá, Kiên Lương, Giang Thành. Ven biển Rạch Giá - Hà Tiên có rải
rác các đồi núi thấp cặp với quốc lộ 80 tạo nên 1 bờ viền ngăn nước. Đây là vùng
tập trung thốt lũ chính của tỉnh, là khu vực sẽ chuyển một phần diện tích đất sản
xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và các loại cây trồng khác; canh
tác lúa 2 vụ, 2 vụ lúa- 1 vụ màu; chăn nuôi gia súc và gia cầm, trong đó chú trọng
phát triển đàn bị;

5


Hình 2.1: Bản đồ khu vực tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc Kiên Giang


Đặc điểm đất đai vùng đa phần đất thuộc nhóm đất phèn, đất mặn, đất
phèn mặn và phần ít các loại đất cịn lại. Trong đó diện tích đất phèn mặn là
nhóm đất mang tính chất đặc thù của vùng chiếm diện tích khá lớn trong vùng.
Vùng đất có nhóm đất này thường xảy ra cả 2 q trình phèn hóa và mặn hóa, đơn
vị đất này chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình, địa hình thấp khó thốt nước, dễ
xâm nhập của nước biển, nhiều trường hợp chịu ảnh hưởng do bốc phèn, mặn về
mùa khơ sự hình thành trong đất một lượng SO42-, xác bã thực vật hữu cơ phân
giải trong điều kiện yếm khí dưới tác động của vi sinh vật biển thành các sản
phẩm: CH4, H2S … các chất này về mùa khơ bị oxy hố mạnh biến thành H2SO4.
Đất phèn mặn thường phân bố ở vành đai bị nhiễm mặn thuộc các huyện: An
Biên, An Minh, Hòn Đất, Kiên Lương, Hà Tiên, Vĩnh Thuận. Quá trình khai thác
và đưa vào sử dụng trong những năm qua đất phèn mặn được người dân khai thác
và đưa vào sử dụng sản xuất nơng – lâm nghiệp, nhưng vẫn cịn phụ thuộc nhiều
vào điều kiện thiên nhiên như nhiều khu vực tại vùng Tứ Giác Long Xun điển
hình huyện Hịa Đất (Viện Kỹ Thuật Biển, 2012).

6


Nguồn tài nguyên nước ngọt trên các con sông thuộc vùng Tứ giác Long
Xun có đặc điểm mực nước bình qn thấp hơn phía Tây sơng Hậu (TSH) nên
dịng chảy có xu hướng chảy từ sơng Hậu ra vịnh Rạch giá, cuối mùa khô nước
kênh bị nhiễm mặn, mùa mưa nước ngọt từ sông Hậu chảy qua dồi dào. Vùng này
nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nước kênh, cùng việc trữ nước mưa để hỗ trợ
cho sinh hoạt (Viện Kỹ Thuật Biển, 2012).
Khí hậu - thủy văn mang đặc tính của cả tỉnh Kiên Giang có nền nhiệt độ
vào loại cao nhất ở nước ta, trên đất liền và cả ngồi hải đảo, nhiệt độ trung bình
năm 2015 vào khoảng 28oC. Trên phạm vi lãnh thổ Kiên Giang có sự tương đối
đồng nhất về các đặc trưng yếu tố khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm và nắng; Độ ẩm

trung bình 80%. Lượng bốc hơi trung bình năm ở các khu vực khoảng 1.0001.500 mm. Lượng bốc hơi cao xảy ra ở những tháng mùa khô; Mực nước biển
trung bình tại Phú Quốc là 123 cm khơng có sự thay đổi đáng kể so với số liệu ở
năm 2014 (Tổng cục thống kê, 2015). Về khí hậu, Kiên Giang thường nhiều dông
hơn ở các tỉnh khác ở miền Tây Nam bộ, trung bình thì hàng năm có tới 25- 30
ngày dông, mùa dông cũng như mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
Qua những yếu tố đã phân tích ở trên cho thấy vùng thuộc khí hậu nhiệt
đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều; Có nền nhiệt cao, khơng phân hố theo mùa,
khí hậu vùng có những thuận lợi cơ bản mà các tỉnh khác ở phía Bắc khơng có
được như khơng có rét, khơng có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi
dào nên rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, sự biến động thất thường
trong chế độ mưa thường gây trở ngại lớn cho sản xuất và đời sống là những yếu
tố bất lợi của điều kiện tự nhiên tại vùng; Chế độ thuỷ văn của vùng bị chi phối
bởi 3 yếu tố: chế độ thủy triều ở vịnh Thái Lan, chế độ thủy văn ở sông Hậu, chế
độ mưa nội đồng. Ba yếu tố này kết hợp tác động làm cho chế độ thủy văn của
vùng có 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt cạn.
2.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu
Theo Báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang (2017), tình hình sản xuất nơng
nghiệp của tỉnh có một số nổi bật như: Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (theo
giá so sánh 2010) đạt 56.431,64 tỷ đồng, tăng 4,6% so cùng kỳ. Trong đó:
- Nơng nghiệp: năm 2017 Tỉnh đã đạt được những kết quả bước đầu trong
triển khai đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản
xuất theo chuỗi giá trị; nâng cao chất lượng giống. Tổng diện tích gieo trồng
735.266 ha. Năng suất thu hoạch bình quân ước đạt 5,6 tấn/ha, giảm 0,11 tấn/ha
7


so cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch lúa cả năm ước đạt 4.056.126 tấn, giảm 2,54%
so năm 2016. Diện tích sản xuất lúa chất lượng cao chiếm trên 70% tổng diện tích
sản xuất lúa. Thực hiện sản xuất lúa theo hướng VietGAP phát triển mạnh, có 169
cánh đồng lớn, diện tích 62.539 ha.

- Gieo trồng được 1.532 ha khoai lang, 650 ha khoai mỳ; 1.410 ha dưa
hấu, 275 ha ngô và 8.950 ha rau, đậu màu các loại, góp phần tăng thêm thu nhập
cho bà con nông dân. Riêng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâu năm tiếp tục
duy trì phát triển ổn định như: tiêu, khóm, mía...
- Tình hình chăn ni trong tỉnh tiếp tục ổn định, đã chủ động phịng
chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm sốt giết mổ, được quan tâm thực hiện; bệnh
cúm gia cầm được kiểm sốt chặt chẽ, khơng để phát sinh dịch bệnh nghiêm trọng
và lây lan ra diện rộng.
- Về lâm nghiệp, cơng tác chăm sóc và bảo vệ rừng được ngành chức năng
thường xuyên phối kết hợp với các địa phương tuyên truyền giáo dục, vận động
nhân dân bảo vệ rừng, tích cực tuần tra, kiểm sốt để ngăn chặn hành vi xâm hại
đến diện tích rừng, xử lý kịp thời các vụ việc chặt phá rừng trái phép. Tỷ lệ che
phủ của rừng đạt 10,96%.
- Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 765.275 tấn, tăng 6,83%
(tăng 48,90 ngàn tấn) so cùng kỳ. Trong đó, khai thác đạt 548.234 tấn, tăng
5,61%; diện tích ni trồng thủy sản đạt 240.630 ha, sản lượng thu hoạch 217.041
tấn, tăng 10,02%. Riêng tôm nuôi nước lợ thả nuôi được 119.488 ha, tăng
12,08%, sản lượng đạt 65.190 tấn, tăng 3,48% (Báo Nông nghiệp Việt Nam,
2018).
- Về kinh tế tập thể đã thành lập mới 50 hợp tác xãvà 106 tổ hợp tác. Toàn
tỉnh hiện có 339 hợp tác xã và 2.215 tổ hợp tác. Để phát triển sản xuất - kinh
doanh, nhiều hợp tác xã, trang trại đã tăng cường đầu tư, đổi mới thiết bị công
nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt
động. Từng bước hình thành liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp với hộ nông
dân, tổ hợp tác, hợp tác xã theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ.
Tuy nhiên, ngành nơng nghiệp Kiên Giang vẫn cịn tồn tại một số hạn chế
như công nghệ bảo quản hải sản sau thu hoạch còn hạn chế (tổn thất từ 20-30%);
chưa quy hoạch, định hình được chăn ni tập trung và sản xuất rau màu công
nghệ cao (Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2018). Bên cạnh đó, tình hình sản xuất
nơng nghiệp năm 2017 gặp khó khăn do biến đổi khí hậu, hạn, mặn, lũ lụt, mưa

8


muộn kéo dài và dịch bệnh,… Diện tích lúa vụ Đông Xuân bị muỗi hành gây hại
tương đối nhiều, ảnh hưởng mưa trái mùa làm lúa bị đỗ ngã, ngập úng cục bộ.Bên
cạnh đó, trời se lạnh có sương mù vào buổi sáng tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển nên năng suất, sản lượng thu hoạch lúa bị giảm đáng kể.
Theo định hướng sắp tới của UBND tỉnh, năm 2018, Kiên Giang sẽ tiếp
tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tập trung, hiện đại, nâng
cao chất lượng, gắn với thị trường tiêu thụ.Theo đó, mục tiêu sản xuất lúa đạt
4,25 triệu tấn, tỷ lệ lúa chất lượng cao chiếm trên 80% diện tích gieo trồng. Thủy
sản đạt 784.000 tấn, trong đó riêng tôm nuôi nước lợ là 69.000 tấn.Trồng mới 676
ha rừng, khoanh nuôi tái sinh 659 ha, trồng cây phân tán 500.000 cây.
2.1.3. Tình hình sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa bàn
nghiên cứu
Nguồn nước mặt vùng Bán đảo Cà Mau hiện tại chủ yếu phục vụ nuôi
trồng thủy sản tưới tiêu nông nghiệp, giao thông vận tải. Trong đó, nguồn nước
mặt đang được khai thác với quy mô lớn nhất là phục vụ nuôi trồng thủy sản
(Viện nghiên cứu NTTS, 2013). Tuy nhiên, tài nguyên nước vùng Bán đảo Cà
Mau nói chung, Kiên Giang nói riêng chứa nhiều yếu tố kém bền vững. Trong khi
nhu cầu nước khơng ngừng tăng lên thì nhiều dịng sơng bị suy thối, ơ nhiễm
nước sạch ngày càng khai hiếm. Hạn hán, thiếu nước diễn ra thường xuyên,
nghiêm trọng. An ninh về nước cho phát triển bền vững và bảo vệ môi trường
không được đảm bảo (Phong và Cường, 2017). Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Kiên Giang, cho biết diện tích sản xuất nơng nghiệp tồn Tỉnh cần
đảm bảo nguồn nước ngọt hàng năm, gồm: gần 800.000 ha diện tích gieo trồng
lúa, hơn 4.000 ha cây trồng cạn luân canh trên đất lúa; các diện tích rau màu, cây
ăn quả, cây công nghiệp và hơn 221.500 ha nuôi trồng thủy sản các loại (Hải,
2017).
Từ năm 2001, Kiên Giang luôn nằm trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về
sản lượng lúa, chiếm khoảng 10,1% sản lượng lúa cả nước. Tuy nhiên, trong 2

năm trở lại đây, do biến đổi khí hậu, hạn hán, mặn xâm nhập làm cho diện tích,
năng suất và sản lượng lúa của tỉnh giảm dần: năm 2016, diện tích giảm 3.431 ha,
năng suất giảm 0,6 tấn/ha, sản lượng giảm 481.206 tấn; năm 2017, diện tích giảm
41.222 ha, năng suất dự kiến giảm 0,12 tấn/ha so với cùng kỳ, sản lượng ước
4.051.896 tấn, bằng 97,36% so với cùng kỳ (Hoàng, 2017). Cụ thể, Kiên Giang là
một trong 2 tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất trong đợt hạn, mặn lịch sử vừa qua.
Năm 2015, toàn Tỉnh có 86.082 ha lúa bị thiệt hại do nắng hạn và nhiễm mặn,
9


ước tổng giá trị thiệt hại là 2.350 tỷ đồng, với 32.481 hộ nông dân bị ảnh hưởng
(Chánh, 2016). Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư xây dựng cơng trình ngăn mặn
trên các tuyến xâm nhập mặn chính của tỉnh Kiên Giang cịn chưa đồng bộ khép
kín. Xâm nhập mặn từ các tuyến này dẫn vào rất nhiều kênh nhỏ trong hệ thống
thủy lợi. Do vậy, trong mùa khô hàng năm nhất là các năm gặp hạn hán kéo dài,
nước đầu nguồn kém, việc thiếu nước ngọt dẫn đến triều cường xâm nhập mặn
sâu, độ mặn cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp (Hải, 2017).
Bên cạnh hạn mặn làm thiếu nước ngọt trong sản xuất nông nghiệp thì lũ
cũng gây ảnh hưởng đến nơng nghiệp của vùng Tứ giác Long Xuyên của tỉnh, cụ
thể là ở huyện Hịn Đất. Tính đến 28/8/2017, huyện Hịn Đất có 9.338,9 ha lúa hè
thu bị thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh; 168,4 ha diện tích rau màu bị ngập úng.
Đợt lũ xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm, diễn biến phức tạp khiến khoảng
3.213 ha lúa hè thu và thu đơng 2017 có nguy cơ bị ảnh hưởng do bờ bao chưa
hồn chỉnh và địa hình trủng, thấp (Phương, 2017).
Có thể thấy hiện nay, sản xuất nơng nghiệp Kiên Giang đang phải đối mặt
với nhiều vấn đề về nguồn nước: Vùng Tứ giác Long Xuyên đất bị nhiễm phèn
mặn, bị lũ hàng năm, ven biển bị nhiễm mặn; vùng Tây sông Hậu đất bị nhiễm
phèn, nước ngọt quanh năm, bị ảnh hưởng lũ sông Mekong; vùng U Minh
Thượng đất bị nhiễm phèn, mặn, vào mùa khô thiếu nước ngọt, mặn xâm nhập,
canh tác chủ yếu nhờ vào trời mưa (Hồng, 2017). Bên cạnh đó, tác động của

biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu và để lại hậu quả hết sức nặng nề. Do đó
chính quyền địa phương cần phải rà soát lại quy hoạch, tiến hành điều tra xác
định từng tiểu vùng có điều kiện sinh thái gần giống nhau, đặc biệt là điều kiện về
nguồn nước tưới, ảnh hưởng mặn, thời gian mặn… để bố trí cơ cấu mùa vụ cây
trồng thích hợp (Chánh, 2016).
2.2. LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nguồn tài nguyên nước và chuyển biến dự trữ nguồn tài nguyên nước
Tài nguyên nước là nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử
dụng vào những mục đích khác nhau như nơng nghiệp, công nghiệp, cho sinh
hoạt của con người. Nước trên trái đất là nguồn tài nguyên hữu hạn, nhưng có thể
tái tạo. Khoảng 97% lượng nước trên thế giới là nước mặn nằm trong các đại
dương vàbiển. Chỉ có 2,5% nguồn nước của thế giới là nước ngọt, trong tổng
lượng nước ngọt này khoảng 69% được lưu trữ trongbăng rất khó khai thác,30%
được giữ trong nước ngầm, vàdưới 1% lượng nước ngọt cịn lại lưu trữ trên sơng
10


và hồ,…(Shiklomanov, 1993). Lượng nước được sử dụngcủa con người có 69%
được sử dụng cho nơng nghiệp, 23% cho cơng nghiệp,và 8% đối với cấp nước
sinh hoạt (Viện Tài nguyên Thế giới, 1992).
Nước có khả năng tái tạo là do quy trình bốc thốt hơi nước từ các thảm
thực vật và lượng bột hơi nước từ diện tích nước mặt tại các ao, hồ, sông,
suối,..tạo thành mưa bổ sung lại lượng lớn nước ngọt cho trái đất. Có khoảng
110.000 km3 nước bốc hơi tạo mưa rơi trở lại các lục địa mỗi năm.Trong đó,
khoảng 50.000 km3 xuất hiện từ thảm thực vật bản địa; 20.000 km3 bắt nguồn từ
cây trồng thủy lợi và bốc hơi từ bề mặt hồ chứa; 12,000 km3 được sử dụng bởi
con người cho mục đích công nghiệp và trong nước; 20.000 km3 được trả lại đối
với biển trong lũ lụt không thể phục hồi được; và 8.000 km3 là khơng có sẵn cho
các nhu cầu xã hội vì vị trí (Postel và Cs, 1996). Việc lượng nước mưa rơi trở lại
trái đất còn phụ thuộc tính chất khơng gian và thời gian biến đổi liên tục khơng ổn

định do hiện tượng biến đối khí hậu ngày càng phức tạp dẫn tới có năm mưa
nhiều gây lũ lục có năm lại mưa ít gây hạn hán ảnh hưởng rất lớn đến công tác
quản lý nguồn nước cho nông nghiệp.
Trong một thế kỉ qua nhu cầu sử dụng nước toàn cầu đã tăng lên gấp 6 lần
và tiếp tục tăng đều đặn với tỷ lệ khoảng 1% mỗi năm (Wada et al., 2016). Nhu
cầu nước toàn cầu đương đại đã được ước tính khoảng 4.600 km3/năm và dự kiến
sẽ tăng 20% - 30% từ 5.500 đến 6.000 km3/năm đến năm 2050 (Burek và Cs,
2016).Trong đó nhu cầu nước sử dụng cho nơng nghiệp tồn cầu chiếm khoảng
70% tổng dự trữ tài nguyên nước ngọt của thế giới và dự kiến sẽ tăng khoảng
60% và 80% cho đến năm 2025 (Alexandratos và Bruinsma, 2012; OECD, 2012),
những điều này cho chúng ta thấy nhu cầu nước cho nông nghiệp sẽ tăng trong
những năm tới khiến cho áp lực về nước ngọt tăng cao địi hỏi con người phải có
cách tiếp cận và quản lý tốt hơn về nguồn tài nguyên này.
Hiện tại, nguồn nước đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi biến đổi khí hậu, nó
tác động đến mọi yếu tố trong chu trình nước. Ở một số khu vực trên thế giới,
lượng mưa hàng năm sẽ giảm, giảm dịng chảy của sơng và tái nạp nước ngầm.
Ngành nơng nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi gia tăng sự bốc hơi, thay đổi lượng mưa,
thay đổi lượng nước sông và nước ngầm. Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng nhu cầu về sự
hồi phục nước trong đất do cây trồng và thực vật tự nhiên sử dụng nhiều nước dẫn
đến sự cạn kiệt nhanh chóng độ ẩm của đất. Kịch bản này, kết hợp với sự thay đổi
về lượng mưa, có thể dẫn tới mất mùa xảy ra thường xuyên hơn. Những thay đổi
này sẽ được nhận thấy chủ yếu ở các khu vực đã chịu sự biến đổi khí hậu, chẳng
11


×