Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tồn trữ carbon ở khu đất ngập nước láng sen tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MƠI TRƯỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TỒN TRỮ CACBON Ở KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC
LÁNG SEN, TỈNH LONG AN

LÊ THANH NHỰT

AN GIANG, 06-2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MƠI TRƯỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TỒN TRỮ CACBON Ở KHU ĐẤT NGẬP
NƯỚC LÁNG SEN, TỈNH LONG AN

LÊ THANH NHỰT
MSSV: DQM166236

GVHD: TS. NGUYỄN TRẦN NHẪN TÁNH

AN GIANG, 06-2020


Luận văn “Tồn trữ cacbon ở khu đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An’’,
do sinh viên Lê Thanh Nhựt thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Trần


Nhẫn Tánh. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng khoa học
và Đào tạo thông qua ngày 05 tháng 06 năm 2020.
Thư kí

Phản biện 1

Phản biện 2

Cán bộ hướng dẫn

Chủ tịch Hội đồng

i


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên em xin cám ơn Nhà trường và Quý thầy cô Bộ môn Quản lý
Tài nguyên và Môi trường đã dạy cho em những kiến thức rất quý báu trong
suốt quá trình học tập của mình. Em xin cám ơn thầy cô Phản biện đã sửa chữa
đề cương để em có thế định hướng đúng trong q trình làm khóa luận của mình.
Em xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Trần Nhẫn Tánh đã hướng dẫn
và giúp đỡ em rất tận tình để em có thể hồn thành tốt bài nghiên cứu của mình.
Em rất biết ơn những vất vả của thầy, những kiến thức mà thầy đã truyền đạt
cho em trong suốt thời gian qua.
Với kiến thức của một sinh viên, bài khóa luận tốt nghiệp là rất quan trọng
và cũng là thời gian rất quý báu để em có thể định hướng được chun mơn của
mình và nền tảng phát triển chun sâu. Trong bài khóa luận tốt nghiệp, nếu có
những sai lầm và thiếu sót thì em rất mong q thầy cơ có thể tận tình chỉ dạy
cho em để em có thể hồn thành tốt bài của mình.
Em xin trân trọng cám ơn quý thầy cô!

An Giang, ngày … tháng … năm 2020
Người thực hiện

Lê Thanh Nhựt

ii


TÓM TẮT
Nghiên cứu “Tồn trữ cacbon ở khu đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An”
được thực hiện với mục tiêu ước tính lượng cacbon lưu trữ và cơ lập từ năm
2007-2017, từ đó, tính tốn giá trị kinh tế từ cacbon cô lập ở khu đất ngập nước
Láng Sen, tỉnh Long An. Các phương pháp chính thực hiện đề tài là phương
pháp thống kê, xử lí số liệu và phương pháp mơ hình hố. Nghiên cứu đã sử
dụng phần mềm QGIS để xử lí các dữ liệu bản đồ LULC và mơ hình InVEST
cacbon để ước tính hàm lượng cacbon. Kết quả cho thấy, tổng lưu trữ cacbon
được ước tính là 127.818 MgC (2007) và 1.223.616 MgC (2017). Sự thay đổi
các loại LULC được xem là động lực quan trọng và phi tuyến tính trong q
trình lưu trữ cacbon. Tổng lượng cacbon cơ lập là 1.095.798 MgC, ước tính giá
trị kinh tế của dịch vụ lưu trữ cacbon ở khu đất ngập nước Láng Sen là
US$72.361.967 và US$142.531.147, với mức tăng trung bình hàng năm là từ
US$7.236.197 đến US$14.253.115. Khả năng thanh toán cho dịch vụ hệ sinh
thái này có thể định hướng cho các chính sách về việc áp dụng LULC để hỗ trợ
lựa chọn sinh kế và cách thức quản lí.

Từ khố: Lưu trữ cacbon, cơ lập cacbon, sử dụng đất – lớp phủ đất, InVEST
cacbon modelling, giá trị kinh tế, dịch vụ hệ sinh thái.

iii



ABSTRACT
The study "Carbon storage in Lang Sen wetland, Long An province" was
carried out with the goal of estimating the amount of carbon stored and isolated
from 2007-2017, from there, calculate the economic value from carbon
sequestration in Lang Sen wetland, Long An province. The main methods of
implementing the topic is the statistical method, data processing and modeling
method. The study used QGIS software to process LULC map data and InVEST
carbon model to estimate carbon content. The results show that, total carbon
stocks are estimated at 127.818 MgC (2007) and 1.223.616 MgC (2017). The
change in LULC types is considered an important and non-linear driving force
in carbon storage. The total amount of carbon sequestration is 1.095.798 MgC,
estimated economic value of carbon storage services is US$72.361.967 and
US$142.531.147 with an average annual increase of US$7.236.197 to
US$14.253.115. This solvency for ecosystem services can guide policies on the
application of LULC to support livelihood options and management practices.

Key words: Carbon storage, carbon sequestration, land use - land cover,
InVEST carbon modelling, economic value , ecosystem services.

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
trong cơng trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa
học của cơng trình nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
An Giang, ngày … tháng … năm 2020
Người thực hiện


Lê Thanh Nhựt

v


MỤC LỤC
TRANG CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ................................................... i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................... ii
TÓM TẮT ........................................................................................................ iii
ABSTRACT ..................................................................................................... iv
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. v
MỤC LỤC ....................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG...................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... x
CHƯƠNG 1 ...................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1
1.1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 2
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 3
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 3
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ...................................................... 3
CHƯƠNG 2 ...................................................................................................... 4
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................... 4
2.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 4
2.2 LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 4
2.2.1 Tổng quan về khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen .......................... 4

2.2.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế của tỉnh Long An .................................... 9
2.2.3 Sơ lược về hệ sinh thái đất ngập nước ............................................. 10
2.2.4 Tổng quan về mơ hình InVEST cacbon ........................................... 12
2.2.5 Tổng quan về QGIS ......................................................................... 17
2.2.6 Sơ lược về REDD+ .......................................................................... 18
2.2.7 Một số phương pháp ước tính trữ lượng cacbon ............................. 20
2.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU HOẶC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ...... 22
vi


CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 24
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 24
3.1 MẪU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 24
3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................... 25
3.3 CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU .................................................................... 25
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 26
CHƯƠNG 4 .................................................................................................... 32
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 32
4.1 Bản đồ LULC của Láng Sen ................................................................... 32
4.2 Ước tính cacbon trong khu đất ngập nước Láng Sen năm 2017 ............ 39
4.3 Sự thay đổi hàm lượng cacbon từ năm 2007 đến 2017 .......................... 48
4.4 Ước tính cơ lập cacbon ........................................................................... 51
CHƯƠNG 5 .................................................................................................... 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 56
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 56
5.2 HẠN CHẾ .............................................................................................. 56
5.3 KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………..57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 58
PHỤ LỤC........................................................................................................ 61


vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1 Giá trị cacbon trong các bể chứa ..................................................... 15
Bảng 4. 1 Sự thay đổi của LULC năm 2007-2017 .......................................... 34
Bảng 4. 2 Kết quả ước tính lượng cacbon lưu trữ ở Láng Sen năm 2017 ....... 38
Bảng 4. 3 Kết quả ước tính cacbon trong sinh khối trên mặt đất năm 2017 ... 39
Bảng 4. 4 Kết quả ước tính cacbon trong sinh khối dưới mặt đất năm 2017 .. 41
Bảng 4. 5 Kết quả ước tính cacbon trong đất năm 2017 ................................. 43
Bảng 4. 6 Kết quả ước tính cacbon trong chất hữu cơ chết năm 2017 ............ 45
Bảng 4. 7 Sự thay đổi hàm lượng cacbon lưu trữ năm 2007-2017 .................. 47
Bảng 4. 8 Kết quả ước tính cơ lập cacbon giữa năm 2007 và năm 2017 ........ 50
Bảng 4. 9 Định giá cô lập cacbon .................................................................... 53

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1 Vị trí của khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen ................................ 6
Hình 2. 2 Vị trí địa lý của tỉnh Long An ............................................................ 9
Hình 3. 1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ................................................................ 24
Hình 3. 2 Q trình của mơ hình InVEST cacbon ........................................... 25
Hình 4. 1 Bản đồ LULC của khu đất ngập nước Láng Sen năm 2017 ............ 32
Hình 4. 2 Bản đồ LULC của Láng Sen năm 2007 ........................................... 36
Hình 4. 3 Bản đồ LULC của Láng Sen năm 2017 ........................................... 36
Hình 4. 4 Bản đồ lưu trữ cacbon trong sinh khối trên mặt đất ........................ 40
Hình 4. 5 Bản đồ lưu trữ cacbon trong sinh khối dưới mặt đất ....................... 42
Hình 4. 6 Bản đồ lưu trữ cacbon trong đất ...................................................... 44
Hình 4. 7 Bản đồ lưu trữ cacbon trong chất hữu cơ chết ................................. 46

Hình 4. 8 Bản đồ lưu trữ cacbon năm 2007 ..................................................... 48
Hình 4. 9 Bản đồ lưu trữ cacbon năm 2017 ..................................................... 48
Hình 4. 10 Bản đồ cô lập cacbon 2007-2017................................................... 51

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
IPCC

: Intergovernmental Panel Climate Change (Ủy ban Liên
Chính phủ về Biến đồi khí hậu).

LULC

: Land Use Land Cover (Sử dụng đất-Lớp phủ đất).

InVEST

: Integrated Valuation of Ecosystem Services and Tradeoffs
(Đánh giá tích hợp các dịch vụ và sự thay đổi hệ sinh thái).

SCC
REDD

: Social Coast of Cacbon (Giá trị xã hội của cacbon).
: Reducing Emission from Deforestation and Forest
Degradation (Giảm phát thải từ mất rừng và suy thối rừng).

GIS

lý).

: Geographic Information Systems (Hệ thống thơng tin địa

EU
âu).

: European Union (Liên minh Châu âu hoặc Liên hiệp Châu

cs

: Cộng sự.

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong nhiều thập kỉ qua, ngành công nghiệp đã phát triển rất mạnh mẽ, các
hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng làm rẫy, thay
đổi sử dụng đất để phát triển đô thị, sản xuất công nghiệp, làm đường giao thông,
…đã ảnh hưởng rất lớn đến lượng cacbon được phát thải vào bầu khí quyển.
Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ấm lên toàn cầu trong suốt
hơn 100 năm qua.
Theo ước tính của IPCC (2006), lượng CO2 chiếm tới 60% nguyên nhân sự
nóng lên tồn cầu, nồng độ của CO2 trong khí quyển đã tăng lên 390 ppm trong
giai đoạn 2010 – 2015. Lượng CO2 này đã và đang làm gây nên những vấn đề
nghiêm trọng đối với nhân loại trong đó có biến đổi khí hậu. Đặt ra nhiều u

cầu cho tồn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng làm sao để cắt giảm
lượng CO2 trong khí quyển từ 390ppm xuống còn 350ppm vào năm 1990.
Đất ngập nước là hệ sinh thái chiếm diện tích lớn trên thế giới và mang lại
những giá trị to lớn về mặt kinh tế và mơi trường. Ngày nay, chính những hành
động của con người đã làm cho những khu đất ngập nước tự nhiên dần dần mất
đi tính tự nhiên vốn có. Nổ lực bảo vệ các vùng đất ngập nước đã được các quốc
gia trên thế giới quan tâm trong đó có Việt Nam. Các cấp bộ, ngành địa phương
có liên quan đến tài nguyên và môi trường đã thực hiện nhiều chương trình,
chính sách, hợp tác quốc tế để thực hiện các cơng tác bảo tồn nhằm duy trì trữ
lượng cacbon trong bể chứa quan trọng này. Khu vực đất ngập nước được xem
là bể chứa CO2 lớn nhất trong tự nhiên. Những nghiên cứu đã cho thấy rằng
vùng đất ngập nước có rừng có khả năng hấp thụ CO2 cao hơn so với hệ sinh
thái rừng nhiệt đới trên cạn.
Nghiên cứu của Alongi và cs. (2000) đã chỉ ra rằng các vùng đất ngập nước
mặn chiếm tới 10% tổng sản phẩm sơ cấp và tồn trữ 25% lượng cacbon toàn
cầu, cùng với đó vùng đất ngập nước chứa than bùn tồn trữ tới 30% lượng CO2
tồn cầu. Vì thế, năng suất sản xuất sinh khối mà hệ sinh thái này mang lại rất
lớn, có ảnh hưởng khơng nhỏ đối với chu trình vận chuyển cacbon trong tự
nhiên và với vấn đề điều hịa khí hậu. Thời gian gần đây, các nhà khoa học đang
lo ngại rằng diện tích các vùng ngập nước đang bị mất đi cao hơn 3 lần so với
các khu rừng trên cạn. Theo Cebrain và cs. (2002), việc mất đi 35% diện tích
các vùng ngập nước mặn trên thế giới sẽ làm mất đi lượng cacbon lưu giữ tương
đương 3,8 x 104 gam cacbon. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần bảo vệ nghiêm ngặt

1


hơn các vùng đất ngập ở mỗi quốc gia/địa phương nhằm góp phần giảm thiểu
khí nhà kính-cacbon dioxide.
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen được thành lập vào 19/01/2004

theo quyết định số 199/QĐ-UB tỉnh Long An với diện tích 5.030ha và được
công nhận là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam vào tháng 11/2015 và thứ 2.227
trên thế giới. Với sự hiện diện 156 loài thực vật hoang dã thuộc 60 họ (Phạm
Thanh Lưu và cộng sự, 2016). Đặc tính đa dạng sinh học cao, khu rừng đặc
dụng với diện tích lớn, các lồi thực vật đa dạng, phong phú. Việc bảo tồn sự đa
dạng sinh học và các hệ sinh thái vùng đất ngập nước tiêu biểu cho vùng Đồng
Tháp Mười góp phần to lớn vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường sinh thái. Đặc biệt, là bể chứa cacbon lớn của vùng và khu vực, hướng
đến mục tiêu cắt giảm lượng lớn khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Với những đặc điểm của khu đất ngập nước Láng Sen, việc ước tính giá
trị lưu trữ và cơ lập cacbon dựa trên phân tích LULC là rất quan trọng để chỉ ra
làm thế nào để ứng phó và điều tiết khí hậu trong tương lai. Nhiều dịch vụ sinh
thái không thể ước tính hoặc ước tính khơng đúng với giá trị thực của xã hội.
Các hoạt động của con người trên quy mơ khơng gian và thời gian ln có những
tác động nhất định đối với sinh cảnh hiện tại ở địa phương/quốc gia nào đó.
Điều này dẫn đến q trình tính tốn và định giá cacbon trên thơng tin về trữ
lượng cacbon của địa phương, cấp độ khu vực hoặc toàn cầu là rất quan trọng.
Do đó, đề tài “Tồn trữ cacbon ở khu đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An” đã
được thực hiện nhằm góp phần cung cấp các số liệu khoa học về ước tính định
lượng cacbon, đánh giá lượng cacbon cô lập theo thời gian. Kết quả số liệu của
mơ hình cịn làm cơ sở quan trọng cho định giá cacbon trong tương lai đối với
các dịch vụ hệ sinh thái mà khu vực này cung cấp. Đồng thời, tạo tiền đề cho
các cuộc đàm phán quốc gia/địa phương về chương trình cắt giảm khí nhà kính,
góp phần vào việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1
Mục tiêu tổng quát

Đánh giá giá trị tồn trữ, giá trị cacbon cô lập ở khu bảo tồn đất ngập nước
Láng Sen, tỉnh Long An.

1.2.2

Mục tiêu cụ thể

- Ước tính cacbon được tồn trữ trong khu đất ngập nước Láng Sen bao gồm:
Sinh khối trên mặt đất, sinh khối dưới mặt đất, đất và chất hữu cơ chết (gồm cả
gỗ đứng và gỗ nằm).
- Ước tính giá trị cacbon cô lập từ năm 2007 đến năm 2017.

2


- Đánh giá giá trị tồn trữ và cô lập cacbon ở khu đất ngập nước Láng Sen,
tỉnh Long An.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Lượng cacbon được tích trữ và cơ lập trong khu đất ngập nước Láng Sen,
tỉnh Long An.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Xác định bản đồ sử dụng đất của khu bảo tồn Láng Sen, tỉnh Long An để
làm dữ liệu đầu vào cho mơ hình nghiên cứu.
- Ước tính lượng cacbon được lưu trữ trong 4 bể chứa cacbon: sinh khối trên
mặt đất, sinh khối dưới mặt đất, đất và chất cữu cơ chết trong đất (bao gồm thảm
thực vật chết, vật rơi rụng và gỗ đứng, gỗ nằm).
- Ước tính lượng cacbon cơ lập và định giá cacbon cô lập từ năm 2007 đến
năm 2017.
- Đánh giá các giá trị tồn trữ và cô lập cacbon ở khu đất ngập nước Láng
Sen, tỉnh Long An.
1.5 NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI


Đề tài nghiên cứu sẽ đóng góp những số liệu quan trọng cho những nghiên
cứu về sau có liên quan đến sự tồn trữ và cơ lập cacbon ở khu bảo tồn đất ngập
nước Láng Sen, tỉnh Long An.
Ứng dụng phương pháp mơ hình hóa vào nghiên cứu giúp điều tra dễ dàng
hàm lượng cacbon ở khu đất ngập nước Láng Sen theo thời gian từ năm 20072017. Đồng thời, làm dữ liệu bổ sung cho việc đánh giá các kịch bản về cacbon
theo chính sách REDD ở khu vực trong tương lai.
Cung cấp các số liệu khoa học về hàm lượng cacbon hiện được lưu trữ trong
4 bể chứa. Bên cạnh đó, là dữ liệu bổ sung cho các nghiên cứu về thị trường
hoặc giá trị xã hội của cacbon được cô lập và tỷ lệ thay đổi hàng năm của nó, tỷ
lệ chiết khấu có thể được sử dụng để ước tính giá trị của dịch vụ sinh thái này
cho xã hội.
Tạo tiền đề quan trọng cho các quá trình đàm phán trong tương lai về tham
gia chương trình REDD, REDD+ về việc cắt giảm khí nhà kính, tìm kiếm các
quỹ tín dụng cacbon, góp phần vào phát triển sinh kế bền vững của người dân
địa phương và cơng tác ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Với diện tích hơn 3.000 ha, khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen sở hữu
cho mình khu rừng đặc dụng mang tính đặc thù của vùng đất ngập nước đồng
bằng. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất này một vẻ đẹp tự nhiên hoang
sơ, quyến rũ và xinh đẹp. Đồng thời, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
cảnh quan đẹp đã góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế của vùng thông
qua việc cung cấp các dịch vụ sinh thái. Đặc tính đa dạng sinh học cao, khu đất

ngập nước Láng Sen chắc chắn sẽ là bể chứa cacbon tuyệt vời cho vùng và khu
vực. Một số tranh luận cho rằng khí thải GreenHouse Gas (GHG) cần phải được
kiểm sốt, nếu khơng thì nhiệt độ trung bình tồn cầu có thể tăng 30C hoặc lớn
hơn vào năm 2105 (Stern và cs., 2006). Sự thay đổi nhiệt độ như vậy sẽ tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển của nền kinh tế trên tồn thế giới (Stern và cs., 2006).
Chính vì thế, khu đất ngập nước Láng Sen là khu chứa cacbon nếu được bảo
tồn, quản lí tốt sẽ giúp mang lại lợi ích không nhỏ đối với kinh tế cũng như môi
trường sinh thái trong tương lai.
Để góp phần cung cấp các số liệu khoa học về mơ hình cacbon ở của khu
đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An. Nghiên cứu cung cấp dữ liệu quan trọng
về ước tính định lượng cacbon tồn trữ trong 4 bể chứa, định giá cacbon cô lập
theo thời gian. Tạo tiền đề quan trọng cho việc định giá trong thị trường kinh tế
của cacbon do dịch vụ hệ sinh thái này cung cấp. Đồng thời, làm cơ sở để Việt
Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng có bước đệm vững chắc tham gia vào
các chương trình REDD, REDD+ của quốc tế, góp phần to lớn vào cơng cuộc
ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.2 LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1 Tổng quan về khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen

 Khái niệm về khu bảo tồn thiên nhiên
- Khu bảo tồn thiên nhiên: Là vùng đất hay vùng biển đặc biệt được dành để
bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết
hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lý bằng pháp luật hoặc
các phương thức hữu hiệu khác.
Theo nghĩa hẹp, khu bảo tồn thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và
khu bảo toàn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích
đảm bảo diễn thế tự nhiên.

4



- Mục đích:
+ Nghiên cứu khoa học.
+ Bảo vệ các vùng hoang dã.
+ Bảo vệ sự đa dạng loài và gen.
+ Duy trì các lợi ích về mơi trường từ thiên nhiên.
+ Bảo vệ các cảnh quan đặc biệt về thiên nhiên và văn hoá.
+ Sử dụng cho du lịch và giải trí.
+ Giáo dục.
+ Sử dụng hợp lý các tài nguyên từ các hệ sinh thái tự nhiên.
+ Duy trì các biểu trưng văn hố và truyền thống.
 Phân loại khu bảo tồn thiên nhiên
- Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt: Là khu đất và hoặc biển có hệ sinh
thái nổi bật hoặc tiêu biểu, có những nét đặc trưng về sinh học hay địa chất học
và hoặc các loài chủ yếu dành cho nghiên cứu khoa học và hoặc giám sát môi
trường.
- Khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã: Là một khu đất có diện tích lớn và hoặc
vùng biển chưa bị hoặc ít bị tác động, còn giữ được các đặc điểm và ảnh hưởng
của tự nhiên, được bảo vệ và quản lý nhằm mục đích bảo tồn các điều kiện tự
nhiên.
 Đặc điểm tự nhiên của khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen
Láng Sen nằm trong phạm vi tọa độ địa lý: 10045’ – 11050’ vĩ độ bắc và
105045’ – 105050’ kinh độ đông.
Diện tích tự nhiên của Láng Sen là 3.156ha, phần lớn nằm trên địa bàn xã
Vĩnh Lợi và một phần thuộc xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
Trong đó, một giới hạn tự nhiên khá đặc biệt là một "Cù Lao" diện tích khoảng
1.500ha là một vùng đầm lầy có nhiều sinh cảnh thích hợp cho động thực vật
ưa nước và nơi dễ khôi phục các hệ sinh thái đồng cỏ, bãi ăn của nhiều loài chim
nước, được bao bọc bởi sông Vàm Cỏ Tây.


5


Hình 2. 1 Vị trí của khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen
(Nguồn: Terra Matrics, Google Map 2017)
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen được tỉnh giao quản lý 3.156ha, chia
thành 3 phân khu với 12 tiểu khu: Bảo tồn sinh thái, rừng kinh tế và đa dạng
sinh học. Trong đó, khu vực vùng lõi được bảo vệ nghiêm ngặt với diện tích
khoảng 2.000ha, khu rừng tràm kinh tế với diện tích 1.200ha và vùng đa dạng
sinh học nằm trong 3 xã: Vĩnh Đại, Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu A, huyện Tân Hưng,
tỉnh Long An.
 Đặc điểm địa hình, địa mạo
Địa hình khu vực Láng Sen được xem như một bồn trũng có cao độ từ
0.42 – 1.8 m (so với mực nước chuẩn tại mũi Nai – Hà Tiên). Với địa hình như
thế, khu vực này được xem như một vùng đầm lầy ngập nước chịu ảnh hưởng
trực tiếp chế độ thủy văn của sông Cửu Long, và chịu ngập lũ hàng năm. Địa
chất khu vực phần lớn thuộc trầm tích Holocen và những gị Pleistocen (hoặc
Pleistocen muộn) nổi lên ở một số nơi trong vùng. Ngoài ra, vài vạt trũng thấp
là lịng sơng cổ với lớp đất mặt tích tụ nhiều chất hữu cơ (RIS - Giới thiệu chi
tiết khu Ramsa Láng Sen).
Các nhóm đất hiện diện trong vùng là kết quả từ những tiến trình và yếu tố
hình thành đất, trong đó tính đa dạng của vật liệu trầm tích đóng vai trị quan
6


trọng. Các nhóm đất chính: Đất xám (Aeric Paleaquults, Aquic Arenic
Paleustults, Typic Plinthaquults), đất phèn hoạt động (Typic Sulfaquepts,
Umbric Sulfaquepts, Hydraquentic Sulfaquepts), đất phù sa có tầng sinh phèn
trung bình (Aquic sulfic Tropaquepts), đất phù sa có tầng phèn trung bình
(Sulfic Tropaquepts), đất phù sa phát triển (Typic Tropaquepts) (Cổng thơng tin

điện tử tỉnh Long An).
 Đặc điểm khí tượng, thủy văn
Khu bảo tồn Láng Sen nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do
tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc
tính đặc trưng cho vùng đồng bằng sơng Cửu Long lại vừa mang những đặc tính
riêng biệt của vùng miền Đông (RIS – Phiếu đánh giá chi tiết khu Ramsa Láng
Sen).
- Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 - 27,7 °C. Thường vào tháng 4 có
nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 °C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất
là 25,2 °C.
- Lượng mưa hàng năm phân bố theo mùa và có giá trị trung bình khoảng
1325 mm/năm. Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lượng
mưa tập trung vào khoảng thời gian này. Trong khi đó, tháng 1, 2, 3 lại là những
tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu như khơng có mưa.
- Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82%. Thời gian chiếu sáng
bình quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ.
Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-3 °C.
- Chế độ gió: Mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60
- 70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%.
- Láng Sen có diện tích rộng, thuộc địa phận tỉnh Long An. Vì vậy, nằm
trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt
ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ơn
cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ơn hịa.
Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp.
- Chế độ thủy văn tại đây chịu ảnh hưởng trực tiếp của sông Cửu Long và
thay đổi do ảnh hưởng biến đổi về chế độ dịng chảy trong tồn vùng Tân
Hưng – Vĩnh Hưng. Mạng lưới sông, rạch tự nhiên trong khu vực Láng Sen và
vùng lân cận khá dày đặc. Tuy nhiên, lưu lượng lưu thông không lớn do lưu vực
nhỏ. Láng Sen được tiếp nước chủ yếu do các kênh tạo nguồn lớn từ sông Cửu

Long như: kênh Hồng Ngự – Long An, kênh 79, kênh 28 và sơng Lị Gạch.
7


Nguồn nước trực tiếp tới khu vực Láng Sen đi qua 2 tuyến dẫn nước chính là
kênh 79 và rạch Bông Súng. Mặc dù nằm trong nội địa, nhưng ảnh hưởng của
thuỷ triều Biển Đông theo chế độ bán nhật triều, và lớn nhất vào mùa kiệt (mùa
khô). Tuy nhiên, biên độ dao động mực nước lớn nhất cũng trong khoảng < 0.5
m. Biên độ này giảm dần tới khi đỉnh lũ xuất hiện (Tình trạng thủy triều tại tỉnh
Long An).
- Chất lượng nguồn nước thay đổi theo mùa và có sự khác biệt trong từng
khu vực. Tuyến kênh 79 đi qua vùng đất phèn nặng nên nước bị chua phèn và
độ đục thấp, độ pH thường thấp (<4,5). Chất lượng nước chỉ được cải thiện vào
mùa mùa lũ, đồng thời độ đục cũng tăng lên ít nhiều. Tuyến kênh Bơng Súng
có chất lượng nước tốt hơn, lượng phù sa tương đối ổn định và cao hơn.
 Lịch sử hình thành
Láng Sen không được ghi nhận trong bất kỳ quyết định nào của Chính phủ
liên quan đến hệ thống rừng đặc dụng Quốc gia (Bộ NN&PTNT, 1997, Cục
kiểm lâm, 2003). Tuy nhiên, Láng Sen được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Long An đề
xuất là Khu Bảo tồn Thiên nhiên năm 1994. Trong thời gian đó, Phân viện Điều
tra Quy hoạch Rừng II (Thành phố Hồ Chí Minh) đã xây dựng dự án đầu tư cho
Láng Sen (Anon. 1994). Trong dự án đầu tư, khu bảo tồn có diện tích 1.124 ha
và có tên là Khu Bảo tồn Sinh cảnh Đồng Tháp Mười. Bản đề xuất thành lập
khu bảo tồn thiên nhiên Láng Sen hiện vẫn đang được Bộ NN&PTNT cân nhắc,
chưa có quyết định cuối cùng, do vậy Ban quản lý vân chưa được thành lập tại
khu vực.
Trong danh sách các khu bảo tồn đề xuất theo tiêu chí phân hạng mới (Cục
Kiểm lâm, 2003) trình Chính phủ, Láng Sen được đề xuất là Khu bảo tồn đất
ngập nước. Danh sách này hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt. Một phần
của khu vực, phần lớn là rừng tràm được thiết kế là rừng sản xuất và thuộc sự

quản lý của Lâm trường Tân Hưng (Buckton và cs., 1999), (Nguyễn Đức Tú,
2002). Đến ngày 19/01/2004, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen chính thức
thành lập có vị trí thuộc tỉnh Long An. Vào tháng 11/2015, Láng Sen chính thức
được công nhận là khu Ramsa thứ 7 tại Việt Nam và thứ 2.227 trên thế giới.
 Các vấn đề bảo tồn
Diện tích các khu vực sinh thái có giá trị đa dạng sinh học cao ở khu đất
ngập nước Láng Sen tương đối nhỏ. Hơn nữa, khu vực này chưa có các biện
pháp bảo vệ có hiệu quả dẫn đến diện tích rừng tràm cịn lại vẫn đang tiếp tục
bị khai thác (Buckton và cs., 1999). Nhiều loại thuyền bè đi lại trên các sông,
kênh, rạch kết hợp với dân cư đông đúc sống xung quanh khu vực kéo theo tình
trạng khai thác tài nguyên ở khu bảo tồn Láng Sen không bền vững theo thời
8


gian (Buckton và cs., 1999). Sản xuất nông nghiệp và xây dựng nhà ở đang lấn
chiếm vào khu bảo tồn kể cả những nơi có giá trị đa dạng sinh học cao nhất như
khu rừng tràm bán tự nhiên (Buckton và cs., 1999).
2.2.2 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế của tỉnh Long An

 Vị trí địa lý của tỉnh Long An

Hình 2. 2 Vị trí địa lý của tỉnh Long An
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An, 2019)
Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Năm 2019, Long An là đơn vị hành chính Việt Nam đơng thứ 15 về số dân,
trong danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP xếp thứ 10 về tổng
sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 13 về GRDP bình quân đầu
người, đứng thứ 14 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.695.150 người
dân, GRDP đạt 123.187 tỉ đồng (tương ứng với 5,355 tỉ USD), GRDP bình quân
đầu người đạt 72,67 triệu đồng (tương ứng với 3160 USD), tốc độ tăng trưởng

GRDP đạt 9,41%. Tỉnh lỵ của Long An là thành phố Tân An, cách trung
tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45 km theo đường Quốc lộ 1A (Giới thiệu
tỉnh Long An. ).
Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa
ngõ nối liền Đơng Nam Bộ với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có
chung đường ranh giới với thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống các quốc
lộ: 1A, 50, 62, N1, N2 (Đường Hồ Chí Minh). Tỉnh được xem là thị trường tiêu
9


thụ hàng hóa nơng sản lớn nhất của Đồng bằng Sơng Cửu Long. Tỉnh Long An
có vị trí tứ cận như sau:
 Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và
tỉnh Svay Rieng của Campuchia.
 Phía Nam và Tây Nam giáp 2 tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp.
 Phía Đơng và Đơng Bắc giáp TP.HCM.
 Phía Tây giáp tỉnh Prey Veng, Campuchia (Vị trí địa lý của tỉnh
Long An. http:// www.wikipedia.com).
 Tình hình kinh tế lâm nghiệp của tỉnh Long An
Theo báo cáo tình hình phát triển lâm nghiệp của UBND tỉnh Long An
năm 2019: Diện tích rừng của tỉnh là 22.562,1 ha, bao gồm: Rừng sản xuất
18.351,67 ha; rừng đặc dụng 1.961,44 ha; rừng phòng hộ 1.977,26 ha. Tăng
cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, đẩy mạnh trồng cây phân tán để tăng độ
che phủ; 9 tháng đầu năm 2019, đã trồng 332,73 ha rừng và 868.022 cây phân
tán các loại; chăm sóc, bảo vệ 22.562 ha rừng; khai thác 26.990 m3 và 8.637 ster
củi. Cơng tác phịng chống cháy rừng được tăng cường, thực hiện kế hoạch bảo
vệ rừng và phòng chống cháy rừng mùa khô năm 2019; từ đầu năm đến nay trên
địa bàn tỉnh xảy ra 11 vụ cháy rừng, các vụ cháy do được phát hiện sớm và dập
tắt kịp thời nên chỉ có 02 vụ cháy gây thiệt hại 6,7 ha rừng tràm của hộ gia đình,
cá nhân (Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Long An năm 2019).

2.2.3 Sơ lược về hệ sinh thái đất ngập nước

 Khái niệm
Thuật ngữ đất ngập nước được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo
quan điểm người ta có thể chấp nhận các định nghĩa hay khái niệm khác nhau.
Một vài khái niệm được thể hiện dưới đây là điển hình trong số đó:
- Theo Điều 1.1 của Công ước Ramsar (1971): “Các vùng đầm lầy, than bùn
hoặc vùng nước tự nhiên hay nhân tạo, có nước thường xuyên hay tạm thời, nước
đứng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả các vùng nước
ven biển có độ sâu khơng q 6m khi thuỷ triều thấp đều là các vùng đất ngập
nước”. Ngoài ra, Điều 2.1 còn quy định về các vùng đất ngập nước: “Có thể bao
gồm các vùng ven sơng, ven biển nằm liền kề các vùng đất ngập nước, cũng như
các đảo hoặc các thủy vực biển sâu hơn 6m khi triều thấp, nằm trong các vùng
đất ngập nước”.
- Theo các nhà khoa học Canada: “Về vị trí phân bố, đất ngập nước là những
vùng đất chuyển tiếp giữa hệ sinh thái trên cạn và thuỷ vực. Những nơi này mực
10


nước ngầm thường nằm sát mặt đất hoặc thường xuyên được bao phủ bởi lớp
nước nông”.
- Theo các nhà khoa học Úc: “Đất ngập nước là vùng đầm lầy, bãi lầy than
bùn tự nhiên hoặc nhân tạo, thường xuyên, theo mùa hoặc theo chu kì, nước tĩnh
hoặc nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn bao gồm cả bãi lầy và những
khu rừng ngập mặn lộ ra khi thuỷ triều thấp”.
Đất ngập nước là một khái niệm chung để chỉ những vùng đất ẩm ướt từng
thời kì hoặc thường xuyên. Những vùng ngập nước ở mức cạn và những vùng
chuyển tiếp giữa đất và nước. Nước có thể là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn.
Đất ngập nước ở trạng thái tự nhiên hoặc đặc trưng bởi các loài thực vật và động
vật thích hợp với điều kiện sống ẩm ướt.

 Chức năng sinh thái của đất ngập nước
Phạm Văn Ngọt và cs. (2012) đã chỉ ra vai trò của các hệ sinh thái đất ngập
nước ngọt hay mặn, trong đất liền và ven biển đều có những giá trị to lớn về mặt
môi trường cũng như sinh thái:
- Giữ lại chất dinh dưỡng, làm nguồn phân bón cho cây và thức ăn của các
sinh vật sống trong hệ sinh thái đó.
- Sản xuất sinh khối: Nhiều vùng đất ngập nước là nơi sản xuất sinh khối
làm nguồn thức ăn cho các sinh vật thuỷ sinh và các loài động vật hoang dã cũng
như vật nuôi.
- Là nơi cư trú, sịnh sản của nhiều loài động vật hoang dã đặc biệt là các loại
chim nước, trong đó có nhiều lồi q hiếm và có ý nghĩa quốc tế. Các khu rừng
ngập mặn và rừng tràm có nhiều giá trị trong việc cung cấp các sản phẩm, duy
trì cân bằng sinh thái và bảo tồn thiên nhiên, cung cấp nơi kiếm ăn, nơi cư trú
cho các lồi chim q hiếm như: sếu đầu đỏ, cồng cộc, giang sen, …
- Các vùng đất ngập nước ven biển: Rừng ngập mặn còn có vai trị trong việc
mở rộng đất đai, bồi tụ và tạo ra vùng đất mới (Phạm Văn Ngọt và cs., 2012).
 Giá trị và dịch vụ của đất ngập nước với con người
Theo nghiên cứu của Phạm Văn Ngọt và cs. (2012) đã chỉ ra rằng các khu
đất ngập nước đồng bằng và ven biển có giá trị về mặt kinh tế - xã hội đối với
con người. Vai trị của nó được thể hiện thơng qua các chức năng và cung cấp
các dịch vụ sau đây:
- Đất ngập nước là hệ sinh thái có năng suất cao, cung cấp cho con người
nhiều nguồn lợi cần thiết.

11


- Các khu vực đất ngập nước chiếm tới 30% lượng cacbon tích trữ trên tồn
cầu.
- Cung cấp hơn 20% nguồn thực phẩm trên tồn cầu.

- Chứa và tích trữ nước ngọt cho các hoạt động của con người.
- Cung cấp các nguồn tài nguyên: Tài nguyên rừng, động vật hoang dã, thuỷ
sản, cỏ và tảo biển, dược liệu, nguyên liệu di truyền, …
- Cung cấp các nguồn năng lượng: Than bùn và chất thực vật.
- Các dịch vụ giải trí và du lịch: Các vùng đất ngập nước có các đặc tính về
di sản văn hóa của lồi người. Các vùng đất ngập nước có nhiều cơ hội thuận lợi
cho du lịch sinh thái, xây dựng các khu dự trữ sinh quyển, các vườn quốc gia, …
- Thu hút nhiều khác du lịch góp phần vào sự phát triển bền vững ngành du
lịch.
- Giao thông thuỷ: Hầu hết các kênh rạch, sông các vùng hồ chứa nước lớn,
vùng ngập lụt thường xuyên hay theo mùa. Đặc biệt, ở vùng ĐBSCL, vận chuyển
thuỷ đóng vai trị quan trọng trong đời sống cũng như phát triển kinh tế của các
cộng đồng địa phương (Phạm Văn Ngọt và cs., 2012).
2.2.4 Tổng quan về mơ hình InVEST cacbon

 Tính năng của mơ hình InVEST cacbon
Truy cập Cổng thông tin InVEST Natural Capital Project để tham khảo về
những thông tin liên và những dữ liệu quan đến mơ hình InVEST cacbon.
Tồn bộ tài liệu được trích dẫn dưới đây đều nằm trong phần tài liệu được biên
soạn, đánh giá bởi chuyên gia và công bố chính thức rộng rãi bởi trang này.
- Ước lượng cacbon trong bốn bể chứa ở cảnh quan hiện tại
Mô hình lưu trữ và cơ lập cacbon InVEST sử dụng bản đồ sử dụng đất cùng
với trữ lượng trong bốn bể chứa cacbon (sinh khối trên mặt đất, sinh khối dưới
đất, đất và chất hữu cơ chết) để ước tính lượng cacbon hiện được lưu trữ trong
một cảnh quan hoặc lượng cacbon được cô lập thời gian.
Một thuận tiện nhất của mơ hình là tất cả dữ liệu đầu vào của cacbon InVEST
được cung cấp bởi người dùng mà không cần phải khảo sát hay thu mẫu thực tế
tại khu vực cần nghiên cứu. Mơ hình này ánh xạ mật độ lưu trữ cacbon đến các
raster sử dụng đất/lớp phủ đất (LULC) có thể bao gồm các loại như rừng, đồng
cỏ hoặc đất nơng nghiệp. Mơ hình tóm tắt kết quả thành các đầu ra raster của

lưu trữ, cô lập và giá trị.

12


- Định giá cô lập cacbon
Nếu chúng ta cung cấp cả bản đồ LULC hiện tại và tương lai, thì có thể tính
được sự thay đổi rịng về lưu trữ cacbon theo thời gian (cô lập và mất mát) và
giá trị xã hội của nó. Để ước tính sự thay đổi này, trong q trình cơ lập cacbon
theo thời gian, mơ hình chỉ được áp dụng cho cảnh quan hiện tại và cảnh quan
tương lai dự kiến, và sự khác biệt về lưu trữ được tính tốn, theo pixel.
Giá trên tấn cacbon (V theo phương trình dưới đây): Giá đưa ra bằng tiền
trên mỗi tấn cacbon nguyên tố (không phải CO). Đối với quan tâm đến việc ước
tính tổng giá trị của q trình cơ lập cacbon, khuyến nghị ước tính giá trị dựa
trên chi phí thiệt hại liên quan đến việc giải phóng thêm một tấn cacbon - chi
phí xã hội của cacbon (SCC).
Chiết khấu thị trường theo giá của cacbon (r trong phương trình dưới đây):
Giá trị phần trăm nguyên phản ánh mức độ ưu tiên của xã hội đối với lợi ích
trước mắt so với lợi ích trong tương lai. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ phụ thuộc vào
quốc gia và cảnh quan được đánh giá, và nên được lựa chọn dựa trên yêu cầu
của địa phương. Nếu tỷ lệ được đặt bằng 0% thì giá trị tiền tệ không được chiết
khấu.
Tỷ lệ thay đổi hàng năm của giá cacbon (c trong phương trình dưới đây):
Giá trị phần trăm nguyên điều chỉnh giá trị của cacbon bị cơ lập do tác động của
khí thải đối với các thiệt hại liên quan đến biến đổi khí hậu dự kiến sẽ thay đổi
theo thời gian.
Giá trị cô lập cacbon theo thời gian cho một bưu kiện x được tính tốn như
sau:
Value_seq(x) = V


𝑠𝑒𝑞𝑢𝑒𝑠𝑡(𝑥)
𝑦𝑟𝑓𝑢𝑡 −𝑦𝑟𝑐𝑢𝑟

𝑦𝑟

∑𝑡=0𝑓𝑢𝑡

−𝑦𝑟𝑐𝑢𝑟 −1

1
𝑟
𝑐
(1+ )𝑡 (1+ )𝑡
100
100

Chú thích:
Value-seqx: Giá trị cô lập
cacbon.

yrcur: Năm dương lịch hiện
tại.

V: Giá trên MgC.

r: Chiết khấu theo giá thị
trường cacbon.

Sequest(x): Lượng cacbon cô
lập.


c: Tỉ lệ thay đổi hằng năm
của giá cacbon.

yrfut: Năm dương lịch trong
tương lai.

t: Thời gian cô lập cacbon.

13


×