Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

So sánh hiệu quả sản xuất hai mô hình canh tác lúa thường và lúa nếp tại huyện phú tân tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.58 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÙI THỊ MỸ HẠNH

SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HAI MÔ HÌNH CANH TÁC
LÚA THƯỜNG VÀ LÚA NẾP TẠI HUYỆN PHÚ TÂN
TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

CẦN THƠ - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÙI THỊ MỸ HẠNH

SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HAI MÔ HÌNH CANH TÁC
LÚA THƯỜNG VÀ LÚA NẾP TẠI HUYỆN PHÚ TÂN
TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 130809

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. DƯƠNG NGỌC THÀNH


CẦN THƠ - 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu thu thập, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
luận văn nào trước đây.

Ngày 30 tháng 09 năm 2010
Học viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

BÙI THỊ MỸ HẠNH

i


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin cảm ơn Quý thầy cô, đặc biệt các Thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh
doanh – Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu .
Xin cảm ơn Thầy Dương Ngọc Thành đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hoàn thành
tốt luận văn này.
Xin cảm ơn chị Bùi Dương Khuyều Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp đỡ tơi
trong việc tìm và tham khảo tài liệu.
Xin cảm ơn Sở Khoa học công nghệ An Giang, Sở Nông nghiệp và phát triển nơng thơn
tỉnh An Giang, Phịng Nơng nghiệp Huyện Phú Tân, các Hợp tác xã trong huyện Phú Tân
đã cung cấp những tài liệu thứ cấp góp phần cho luận văn của tơi hồn chỉnh hơn.
Xin cảm ơn những hộ nông dân canh tác lúa và nếp ở Phú Tân dành thời gian và nhiệt
tình đóng góp ý kiến, hỗ trợ về số liệu sơ cấp để tơi có thể hồn thành luận văn của mình.

Xin cảm ơn các Anh, Chị lớp Kinh tế Nông Nghiệp đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập.
Cần Thơ, ngày 30 tháng 09 năm 2010

BÙI THỊ MỸ HẠNH

ii


LÝ LỊCH TRÍCH NGANG VÀ ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Tơi tên là Bùi Thị Mỹ Hạnh, sinh ngày 07 tháng 03 năm 1984, tại ấp Trung Hòa, xã Tân
Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Địa chỉ thường trú: 1/3b, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần
Thơ.
Tốt ngiệp phổ thông trung học tại Trường Chu Văn An, thị trấn Phú Mỹ, Phú Tân, An
Giang, năm 2002.
Tốt nghiệp Đại học ngành Kinh tế Nông Nghiệp tại Trường Đại học Cần Thơ năm 2007.
Từ tháng 10/2007 đến tháng 1/2008 công tác tại công ty cổ phần Đầu tư và thiết kế viễn
thông Cần Thơ.
Từ tháng 10/2008 đến nay công tác tại Trường Đại học Bạc Liêu.
Từ năm 2008 theo học Cao học ngành Kinh tế Nông Nghiệp tại Trường Đại học Cần Thơ.
Tình trạng gia đình: Độc thân
Địa chỉ liên hệ: số 178, đường Võ Thị Sáu, phường 8, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Điện thoại: 0781212542 – 0976508684
Email:

iii


TÓM TẮT
Bùi Thị Mỹ Hạnh (2010),

nh hi
n
th i
h nh nh t
th Rng và
n
t i h n h
n t nh n i ng n
 
. Luận văn cao học ngành Kinh tế Nông
Nghiệp, Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại học Cần Thơ.
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Dương Ngọc Thành
Trong phạm vi bài viết này tác giả đi sâu nghiên cứu các vấn đề về thực trạng canh tác lúa
thường và lúa nếp, so sánh các hiệu quả tài chính, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hai mơ
hình canh tác, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả canh tác lúa thường và lúa nếp tại
Huyện Phú Tân tỉnh An Giang. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã đưa ra một số giải pháp
nhằm giúp nông dân canh tác lúa và canh tác nếp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, nếp tại địa bàn
nghiên cứu.
Số liệu điều tra được thu thập từ 122 nơng hộ ở huyện Phú Tân; trong đó hộ canh tác lúa là 61 hộ
chủ yếu ở các xã : Phú Hiệp, Phú Thành, Phú Bình, Long Hịa, Hòa Lạc; hộ canh tác nếp là 61
hộ bao gồm các xã: Phú Hưng, Phú Thọ, Phú An, Hiệp Xương, Phú Lâm, Phú Thạnh. Các số liêu
thu thập được mã hóa và phân tích bằng phần mềm Excel và SPSS 13.0.
Diện tích của mơ hình lúa khơng thay đổi ở cả 3 vụ, diện tích trung bình mỗi vụ (1,1 ha). Mơ
hình nếp duy trình diện tích trồng bằng nhau giữa 2 vụ Đông xuân và Hè thu (1,7 ha), riêng vụ
Thu đơng diện tích có giảm do một số nơi xả đê nên diện tích cịn 1,3 ha.
Tuổi trung bình của chủ hộ trồng lúa là 47,2 tuổi và hộ trồng nếp là 46,6 tuổi với độ tuổi này
nông hộ có sự chính chắn và kinh nghiệm hơn trong quyết định sản xuất. Hộ trồng lúa có kinh
nghiệm trung bình là 21 năm và hộ trồng nếp là 17 năm. Lao động chính trong gia đình cũng
quyết định đến thu nhập của nông hộ, hộ sản xuất lúa và hộ sản xuất nếp có số lao động chính
trung bình bằng nhau là 3 người.

Thu nhập của nông hộ canh tác nếp cao hơn thu nhập của hộ canh tác lúa, do đó dẫn đến lợi
nhuận cũng cao hơn, mơ hình lúa có lợi nhuận cả năm là 37.690.000 đồng/ha/năm, lợi nhuận cả
năm của hộ trồng nếp là 43.173.000 đồng/ha/năm. Kết quả phân tích các tỷ số tài chính cho thấy
tỷ số thu nhập/ chi phí của mơ hình nếp và lúa lần lượt là 1,57 và 1,90 tỷ số này có sự khác biệt
nhau. Lợi nhuận/chí phí và lợi nhuận /thu nhập có sự khác biệt nhau. Đối với thu nhập/ngày cơng
khơng có sự biệt khác nhau; Mơ hình lúa là 2.290,13 nghĩa là 1 ngày công lao động bỏ ra sẽ thu
được 2.290,13 đồng; Mơ hình nếp là 2.557,94 nghĩa là 1 ngày công lao động bỏ ra sẽ thu được
2.557,94 đồng.
Trong quá trình sản xuất thì cả hai mơ hình đều có những thuận lợi ( gần nơi tiêu thu, sản lượng
cao, đủ phương tiện cày kéo…) và khó khăn (giá cả khơng ổn định, thiếu đất canh tác, thiếu
vốn…). Từ những khó khăn này cùng với phân tích ma trận SWOT tác giả đã đưa ra một số giải
pháp như về giống, thị trường và giải pháp đối với nông hộ canh tác lúa và nếp.

iv


ABSTRACT
Bui Thi My Hanh (2010). C
rting the r d ti n effi ien between the tw
tiv ti n
de f ri e nd ti k ri e in h
n di tri t, n i ng r vin e, fr
t
. Master
Thesis of Agriculture economic, School of Economics – Business Administration, Can Tho
University.
Adviser: Asso.Prof. Dr. Duong Ngoc Thanh
Within the scope of this paper the author studied in depth the issues on the status of rice and
sticky rice often, comparing the financial performance, analyze the factors affecting the
cultivation of these two models, the proposed a number of measures to improve the efficiency of

rice cultivation and often sticky rice in Phu Tan district of An Giang province. In the course of
the study authors offer some solutions to help farmers cultivating rice and raising the efficiency
of glutinous rice production, folds in the study area.
Survey data were collected from 122 households in Phu Tan district in which households are 61
households cultivating rice mainly in the communes of Phu Hiep, Phu Thanh, Phu Binh, Long
Hoa and Hoa Lac; farming households folds are 61 households includes the communes of Phu
My Hung, Phu Tho, Phu An, Hiep Xuong Phu Lam and Phu Thanh. The data collected were
coded and analyzed using Excel and SPSS 13.0 software.
Rice area of the model has not changed in all 3 cases, average area per crop (1.1 hectares). Order
model only works between the area planted with winter-spring and two summer-autumn (1.7
hectares), own large collection area is reduced due to some problem areas where the discharge of
1.3 hectares .
The average age of the household rice farming was 47.2 years and 46.6 years old growers are
sticky with age households have a mature and more experienced in production decisions. Ricegrowing households experienced an average of 21 years planting and protection order is 17 years.
Labor in the family also decided to household income, household rice production and household
production patterns is the average number of employees equal to 3 people.
Income of farming households fold higher household income of rice cultivation, thus leading to
higher profits, profitable rice model year was 37,690,000 VND/ hectares/year, annual profit their
style is 43,173,000 VND / hectares / year. The results of analysis of financial ratios show that the
ratio of income / expenses of the model and sticky rice, respectively, 1.57 and 1.90 the ratio is
different. Profit / cost and profit / revenue different. For income per day of the distinct no
differences; rice model is 2290.13 that is a workday will be spent 2290.13 VND model is
2557.94 that is a sticky workday Skip the contract will be 2557.94.
In the production process, both models have their advantages (close to consumption, high output,
the means of plowing ...) and difficult (price instability, lack of arable land, lack of funds ... .)
From these constraints along with SWOT analysis matrix authors offer a number of measures
such as seed, and markets solutions for farmers and sticky rice.

v



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ........................................................................................................................ ii
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG VÀ ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ..........................................................iii
TÓM TẮT.............................................................................................................................iv
ABSTRACT...........................................................................................................................v
MỤC LỤC............................................................................................................................ vi
DANH SÁCH BẢNG.......................................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH.................................................................................................. xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH.................................................................................................. xi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................xii
Chương 1................................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1.1. ĐĂT VÂN ĐÊ............................................................................................................ 1
1.2. MUC TIÊU NGHIÊN CƯU.......................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung.................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................... 2
1.3. KIỂM ĐỊNH GIA THUYÊT VÀ CÂU HOI NGHIÊN CƯU.................................. 3
1.3.1. Kiểm định giả thuyết........................................................................................... 3
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 3
1.4. PHAM VI NGHIÊN CƯU......................................................................................... 3
1.4.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu......................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi về không gian và thời gian nghiên cứu................................................. 3
1.5. KẾT QUẢ MONG ĐỢI............................................................................................. 4
1.6. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG.....................................................................................4
Chương 2................................................................................................................................5
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................................................5
2.1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...........................................................................................5
2.2. TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...........................................6

2.3. TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANG...................................................................... 7
2.3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế.................................................................................. 9
2.3.2. Nông nghiệp.........................................................................................................9
2.3.3. Dân số................................................................................................................ 12
2.4. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHÚ TÂN.................................................................. 12
2.4.1. Vị trí địa lý......................................................................................................... 12
2.4.2. Xã hội.................................................................................................................13
2.4.3. Kinh tế................................................................................................................13
Chương 3..............................................................................................................................16
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................................16
3.1. PHƯƠNG PHÁP LUÂN VÀ KHUNG LÝ THUYẾT............................................16
Hình 3.1: Khung khái niệm trong nghiên cưu................................................................... 16
3.2. CÁC KHÁI NIÊM TRONG NGHIÊN CỨU.......................................................... 17
3.2.1. Nông nghiệp.......................................................................................................17
3.2.2. Nông dân............................................................................................................18
3.2.3. Đất canh tác........................................................................................................18
3.2.4. Hộ sản xuất nông nghiệp................................................................................... 18
vi


3.2.5. Hiệu quả của hộ sản xuất...................................................................................19
3.2.6. Hiệu quả tài chính..............................................................................................19
3.3. PHƯƠNG PHÁP CHỌN VÙNG NGHIÊN CỨU.................................................. 19
3.4. PHƯƠNG PHÁP THU THÂP SÔ LIÊU.................................................................20
3.4.1. Số liệu thứ cấp................................................................................................... 20
3.4.2. Số liệu sơ cấp..................................................................................................... 20
3.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH............................................................................... 20
Chương 4..............................................................................................................................23
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................................................23
4.1. THỰC TRẠNG CANH TÁC LÚA THƯỜNG VÀ LÚA NẾP TẠI HUYỆN PHÚ

TÂN................................................................................................................................. 23
4.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa và nếp........................................................23
4.1.2. Sâu bệnh.............................................................................................................23
4.1.3. Cơ cấu giống lúa canh tác..................................................................................23
4.2. ĐĂC ĐIỂM NÔNG HỘ CANH TÁC LÚA VÀ NẾP............................................ 25
4.2.1. Diện tích của nơng hộ canh tác lúa và nếp........................................................25
4.2.2. Tuổi của chủ hộ canh tác lúa và nếp................................................................. 25
4.2.3. Số nhân khẩu của nông hộ canh tác lúa và nếp.................................................26
4.2.4 Tham gia vào tổ chức đoàn thể tại địa phương................................................. 27
4.2.5. Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ..................................................................... 27
4.2.6. Lao động chính của nơng hộ............................................................................. 28
4.2.7. Trình độ học vấn của chủ hộ............................................................................. 28
4.3. T ÌNH HÌNH S ẢN XUẤT LÚA VÀ NẾP CỦA NÔNG HỘ................................ 29
4.3.1. Loại giống nông hộ sản xuất............................................................................. 29
4.3.2. Lý do nông dân chọn giống để sản xuất............................................................29
4.3.3. Nguyên nhân nông dân sử dụng các loại phân..................................................30
4.3.4. Nguyên nhân nông dân sử dụng các loại thuốc BVTV.................................... 31
4.3.5. Thời điểm nông dân bán lúa.............................................................................. 31
4.3.6. Đối tượng nông dân chọn bán lúa và nếp..........................................................32
4.3.7. Cách thức nông dân thông tin mua bán lúa và nếp........................................... 33
4.3.8. Phương thức thanh toán của nông hộ khi bán...................................................34
4.3.9. Người quyết định giá khi bán lúa, nếp của nông hộ......................................... 34
4.3.10. Nguồn vay của nơng hộ................................................................................... 35
4.3.11. Mục đích vay của nơng hộ...............................................................................36
4.4. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MƠ HÌNH CANH TÁC LÚA THƯỜNG VÀ LÚA
NẾP Ở HUYỆN PHÚ TÂN............................................................................................ 36
4.4.1. Chi phí và thu nhập trung bình/ha của nơng hộ sản xuất lúa Đơng Xn năm
2009-2010.................................................................................................................... 36
4.4.2. Chi phí và thu nhập trung bình/ha của nơng hộ sản xuất lúa vụ Hè Thu năm
2009..............................................................................................................................38

4.4.3. Chi phí và thu nhập trung bình/ha của hộ sản xuất lúa vụ Thu Đông năm 2009
...................................................................................................................................... 39
4.4.4. Chi phí và thu nhập trung bình/ha của hộ sản xuất 3 vụ lúa/năm.....................40
4.4.5. Chi phí và thu nhập trung bình/ha của hộ sản xuất nếp vụ Đông Xuân năm
2009-2010.................................................................................................................... 41
4.4.6. Chi phí và thu nhập/ha của hộ sản xuất nếp vụ Hè Thu năm 2009.................. 42
4.4.7. Chi phí và thu nhập trung bình/ha của hộ sản xuất nếp vụ Thu Đông năm 2009
...................................................................................................................................... 43
vii


4.4.8. Chi phí và thu nhập/ha của nơng hộ sản xuất 3 vụ nếp/năm............................ 44
4.4.9. Phân tích hiệu quả sản xuất của 2 mơ hình lúa và mơ hình nếp/năm...............45
4.5. GIẢ ĐỊNH GIÁ ĐẦU VÀO, ĐẦU RA HIỆUCỦA HAI MÔ HÌNH CANH TÁC
LÚA THƯỜNG VÀ LÚA NẾP Ở HUYỆN PHÚ TÂN TỈNH AN GIANG.................46
4.6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CANH TÁC LÚA
THƯỜNG VÀ LÚA NẾP TẠI HUYỆN PHÚ TÂN TỈNH AN GIANG...................... 52
4.6.1. Những thuận lợi trong q trình canh tác lúa và nếp........................................52
4.6.2. Những khó khăn trong quá trình canh tác lúa và nếp....................................... 53
4.6.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của mơ hình canh tác lúa thường
và lúa nếp ở huyện Phú Tân tỉnh An Giang................................................................ 54
Chương 5..............................................................................................................................56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................56
5.1. KẾT LUẬN.............................................................................................................. 56
5.2. KIẾN NGHỊ..............................................................................................................57
5.2.1. Đới với hợp tác xã............................................................................................. 57
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương....................................................................... 57
5.2.3. Đối với nhà nước............................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................59
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 60


viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Dự ước tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm 2009 ................................................ 9
Bảng 2.2: Diện tích 3 vụ sản xuất lúa qua các năm............................................................10
Bảng 2.3: Năng suất và sản lượng 3 vụ sản xuất lúa qua các năm.....................................10
Bảng 3.1: Phân bố số mẫu điều tra theo huyện của mơ hình sản xuất lúa thường và lúa
nếp........................................................................................................................................20
Bảng 4.1: Cơ cấu giống lúa vụ Đông Xuân của huyện Phú Tân năm 2009.......................24
Bảng 4.2: Diện tích của nơng hộ canh tác lúa và nếp.........................................................25
Bảng 4.3: Tuổi của chủ hộ canh tác lúa và nếp.................................................................. 26
Bảng 4.4: Số nhân khẩu của nông hộ canh tác lúa và nếp..................................................26
Bảng 4.5: Nông hộ canh tác lúa và nếp tham gia vào các tổ chức..................................... 27
Bảng 4.6: Kinh nghiệm của chủ hộ canh tác lúa và nếp.....................................................27
Bảng 4.7: Số lao động chính của nơng hộ canh tác lúa và nếp.......................................... 28
Bảng 4.8: Trình độ học vấn của chủ hộ canh tác lúa và nếp.............................................. 28
Bảng 4.9: Loại giống chọn trồng của nông hộ canh tác lúa và nếp................................... 29
Bảng 4.10: Lý do nông dân lựa chọn trồng giống.............................................................. 29
Bảng 4.11: Nguyên nhân quyết định liều lượng phân bón của nơng hộ canh tác lúa và nếp
............................................................................................................................................. 30
Bảng 4.12: Nguyên nhân quyết định sử dụng liều lượng thuốc của nông hộ canh tác lúa
và nếp...................................................................................................................................31
Bảng 4.13: Thời điểm nông hộ canh tác lúa và nếp bán.................................................... 32
Bảng 4.14: Đối tượng nông hộ canh tác lúa và nếp chọn bán............................................33
Bảng 4.15: Cách thức nông hộ canh tác lúa và nếp thông tin mua bán............................. 34
Bảng 4.16: Phương thức thanh tốn khi bán của nơng hộ canh tác lúa và nếp..................34
Bảng 4.17: Người quyết định giá trong khi bán của nông hộ canh tác lúa và nếp............ 35
Bảng 4.17: Nguồn vay của nông hộ canh tác lúa và nếp....................................................35

Bảng 4.18: Mục đích vay của nơng hộ canh tác lúa và nếp............................................... 36
Bảng 4.19: Chi phí và thu nhập trung bình/ha của nơng hộ sản xuất lúa vụ Đơng Xn
2009-2010............................................................................................................................37
Bảng 4.20: Chi phí và thu nhập trung bình/ha của nơng hộ sản xuất lúa vụ Hè Thu năm
2009..................................................................................................................................... 38
Bảng 4.21: Chi phí và thu nhập trung bình/ha của hộ sản xuất lúa vụ Thu Đông 2009....39
Bảng 4.22: Chi phí và thu nhập/ha của nơng hộ sản xuất 3vụ lúa/ năm............................ 40
Bảng 4.23: Chi phí và thu nhập trung bình của hộ sản xuất nếp vụ Đơng Xn năm 2010
............................................................................................................................................. 41
Bảng 4.24: Chi phí và thu nhập/ha của hộ sản xuất nếp vụ Hè Thu năm 2009................. 42
ix


Bảng 4.25: Chi phí và thu nhập trung bình/ha của hộ sản xuất nếp vụ Thu Đông 2009...43
Bảng 4.26: Chi phí và thu nhập của hộ sản xuất 3 vụ nếp/năm......................................... 44
Bảng 4.27: Phân tích hiệu quả tài chính của mơ hình lúa và mơ hình nếp........................ 45
Bảng 4.28 : Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mơ hình canh tác lúaError!
Bookmark not defined.
Bảng 4.29: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mơ hình canh tác nếpError!
Bookmark not defined.
Bảng 4.30: Những thuận lợi trong quá trình canh tác lúa và nếp.......................................53
Bảng 4.31: Khó khăn trong q trình canh tác lúa và nếp................................................. 53

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Khung khái niệm trong nghiên cứu................................................................... 16

xi



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐVT: Đơn vị tính
DT: Diện tích
ĐX: Đơng Xn
HT: Hè Thu
TĐ: Thu đơng
TN/ CP: Thu nhập trên chi phí
LN/ CP: Lợi nhuận trên chi phí
LN/ NCLĐ: Lợi nhuận trên ngày cơng lao động
LN: Lợi nhuận
NCLĐ: Ngày cơng lao động
CPCH: Chi phí cơ hội
LĐGĐ: Lao động gia đình
KH: Kế hoạch
BHYT: Bảo hiểm y tế
HTX: Hợp tác xã
KT-XH: Kinh tế-xã hội
XG: Xuống giống
BVTV: Bảo vệ thực vật

xii


Chương 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đ T VẤN Đ
Lợi thế lớn nhất của Việt Nam là sản xuất nông nghiệp và Đồng bằng sơng Cửu

Long (ĐBSCL) là vùng có lợi thế so sánh về nông nghiệp tốt nhất Việt Nam. Mặc
dù đất nơng nghiệp chỉ chiếm 32% diện tích nơng nghiệp cả nước, nhưng ĐBSCL
chiếm 30% giá trị sản xuất nông nghiệp, 54% sản lượng thủy sản cả nước và được
xem là vựa lúa chính ở Việt Nam. ĐBSCL có tổng diện tích khoảng 3,96 triệu ha,
phần lớn là đất nơng nghiệp, trong đó đất trồng lúa là 1,85 triệu ha. Tồn vùng
hiện có hơn 18 triệu người, trong đó gần 80% dân số sống ở nông thôn và làm
nông nghiệp, chủ yếu là sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản và cây ăn trái… Trong
những năm qua, nhờ làm tốt công tác khai hoang, thủy lợi đã mở rộng diện tích
trồng lúa, cơng tác nghiên cứu giống, cơng tác khuyến nông… đã giúp ĐBSCL
nâng sản lượng lúa từ 4,2 triệu tấn năm 1976 lên trên 21 triệu tấn vào năm 2009.
Thành quả đó đã góp phần quan trọng vào an ninh lương thực Quốc gia và chiếm
tỷ trọng trên 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Trong quá trình hội nhập
kinh tế thế giới, nhu cầu về lúa gạo nhiều hơn, đa dạng hơn, tạo thị trường tiêu
thụ rộng rãi hơn (nguồn.....).
An giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, được phù sa sông Tiền và sông Hậu
bồi đắp hằng năm nên đất đai màu mỡ, phì nhiêu. Và được đánh giá là một trong
những địa phương có nền nơng nghiệp khá tồn diện. Sự năng động của người
dân trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi đã làm cho diện mạo nhiều
huyện trở nên khởi sắc. Trong đó hai mơ hình canh tác lúa thường và lúa nếp đã
làm thay đổi đời sống của người dân ở một số huyện và huyện Phú Tân là một
điển hình trong việc canh tác hai mơ hình trên. Cây lúa nếp và cây lúa tẻ là một
trong những cây trồng chiến lược trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa
của huyện Phú Tân.
Vùng chuyên canh nếp Phú Tân có sản lượng lớn nhất cả nước, bằng khoảng một
nữa sản lượng nếp xuất khẩu của Thái Lan. Nếp Phú Tân với vị dẽo, thơm ngọt
đặc trưng đã được thị trường trong nước và ngoài nước biết đến. Các đặc sản từ
nếp cũng rất nỗi tiếng như: bánh phồng nếp,bánh tét, rượu nếp. Hiện nay Phú Tân
sản xuất hai giống nếp chủ yếu là CK2003 và CK92 chưa thống nhất được loại

1



giống chiến lược có độ thuần cao, nhưng mặc dù năng suất đạt khá nhưng đời sống
nông dân bị ảnh hưởng do chi phí đầu tư cao, giá nếp bắp bênh.
Phú tân là một huyện khơng chỉ có nếp mà cây lúa cũng là cây chủ lực đóng góp
an ninh lương thực quốc gia và cung cấp lúa gạo cho thị trường thế giới., nó góp
phần rất lớn trong việc tạo thu nhập cho nơng dân do đó chỉ cần biến động nhỏ về
thị trường lúa gạo thì đời sống nơng dân gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh sản xuất nơng nghiệp của huyện cịn gặp khơng ít khó khăn như biến
đổi khí hậu, kỹ thuật canh tác, cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa phát huy hết lợi thế
của từng vùng trong huyện và còn sản xuất theo phong trào, thế nhưng người sản
xuất ở đây cũng có nhiều thuận lợi từ mơ hình canh tác lúa thường và lúa nếp như
lợi nhuận của nông hộ tương đối cao khi giá thị trường tăng, góp phần xóa đói
giảm nghèo cho người dân nơng thơn.
Để góp phần thực hiện tốt hơn nữa tinh thần Nghị quyết 26 của Trung ương và
chiến lược đến năm 2030 của Chính phủ về vấn đề an ninh lương thực, duy trì
diện tích sản xuất lúa, tăng thu nhập cho nông dân trong bối cảnh do tác động của
hội nhập, đơ thị hóa làm mất đất sản xuất, cạnh tranh khốc liệt về thị trường, rủi
ro cao do dịch bệnh và thay đổi khí hậu thì việc duy trì vùng chuyên canh lúa
thường và lúa nếp là rất cần thiết. Đề tài:
h nh anh t

a thư ng à

an

So

nh hi u u


n u t hai m

t i huy n Ph T n t nh An Giang được

nghiên cứu nhằm đánh giá được hiện trạng sản xuất lúa thường và lúa nếp, hiệu
quả tài chính mà nơng dân đạt được, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả canh tác
và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác hai mơ hình trên.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN C U
1.2.1. Mụ tiêu hung
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất của mơ hình canh tác lúa
thường và lúa nếp tại huyện Phú Tân tỉnh An Giang. Từ đó đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của mơ hình.
1.2.2. Mụ tiêu ụ thể
(1) Phân tích thực trạng canh tác lúa thường và lúa nếp tại huyện Phú Tân tỉnh An
Giang
(2) So sánh hiệu quả tài chính của hai mơ hình lúa thường và lúa nếp tại huyện
Phú Tân tỉnh An Giang

2


(3) Giả định giá đầu vào, đầu ra của hai mơ hình canh tác lúa thường và lúa nếp
tại huyện Phú Tân tỉnh An Giang
(4) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả canh tác lúa thường và lúa
nếp tại huyện Phú Tân tỉnh An Giang
1. . KI M ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU H I NGHIÊN C U
1. .1. Kiểm định gi thuy t
 Mơ hình canh tác lúa thường khơng hiệu quả hơn mơ hình canh tác lúa nếp.
 Thu nhập của người nông dân trồng lúa thường không khác biệt với thu nhập
của nông dân trồng lúa nếp

 Các yếu tố đầu vào không tác động đến sản xuất và hiệu quả của quá trình sản
xuất lúa thường và lúa nếp.
1. .2. C u hỏi nghiên ứu
 Thực trạng sản xuất lúa thường và lúa nếp của nông hộ tại huyện Phú Tân,
tỉnh An Giang như thế nào?
 Hiệu quả tài chính nào mà nơng hộ đã đạt được khi canh tác mơ hình lúa thường
và lúa nếp?
 Giá đầu vào, đầu ra tăng giảm ảnh hưởng như thế nào đối với hiệu quả sản xuất
lúa và nếp?
 Những giải pháp nào nâng cao hiệu quả canh tác lúa thường và lúa nếp của
nông hộ?
1. . PHẠM VI NGHIÊN C U
1. .1. Ph m i ề nội dung nghiên ứu
Phân tích thực trạng sản xuất lúa thường và lúa nếp.
So sánh hiệu quả sản xuất hai mơ hình canh tác lúa thường và lúa nếp.
Giả định giá đầu vào, đầu ra của hai mô hình canh tác lúa thường và lúa nếp
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và nếp
1. .2. Ph m i ề kh ng gian à th i gian nghiên ứu
Luận văn được thực hiện với các số liệu điều tra từ nông hộ canh tác lúa thường
và lúa nếp tại huyện Phú Tân tỉnh An Giang từ tháng 02/2010 đến 07/2010

3


1.5. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
 Kết quả nghiên cứu sẽ đánh giá được tình hình sản xuất lúa thường và lúa
nếp tại địa phương..
 Khuyến cáo nông dân canh tác hai mơ hình lúa thường và lúa nếp đạt hiệu
quả cao.
 Đưa ra các kiến nghị đối với nhà nước và chính quyền địa phương làm cơ

sở để đề ra chính sách để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả sản xuất của vùng.
1.6. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Phần kết quả thảo luận trong đề tài sẽ đưa ra thực trạng canh tác lúa thường và lúa
nếp của nông hộ, so sánh hiệu quả và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất của mơ hình. Đây là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý sẽ đưa ra
những chính sách phù hợp để mơ hình được nhân rộng và phát triển.

4


Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Theo Nguyễn Thị Lương, 2007 trong phần phân tích hiệu quả sản xuất lúa của
chương trình ba giảm, ba tăng ở Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2005-2006.
Trong đề tài này tác giả đã sử dụng: hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích và
xác định các nhân tố đầu vào ảnh hưởng như thế nào đến năng suất lúa; hàm
tương tác các yếu tố sản xuất để phân tích mối quan hệ của các biến độc lập (lao
động, giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật) ảnh hưởng như thế nào đến sự tăng
trưởng của biến phụ thuộc (năng suất); phương pháp hạch tốn chi phí và kết quả
sản xuất để tính tốn các chi phí trong sản xuất lúa như chi phí giống, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, chi phí tưới tiêu,...
Theo Thái Kim Phương, 2006, Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và hiệu quả tài
chánh của ba mơ hình canh tác chính trên nền lúa vùng ven biển tỉnh Trà Vinh,
năm 2005 – 2006. Tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra được thực của ba mơ hình canh
tác, phân tích về chi phí thì tác giải cho rằng chi phí cho mơ hình tơm chun và
lúa tơm cao hơn chi phí mơ hình lúa. Tỷ số lợi nhuận trên vốn của mơ hình lúa
cao nhất so với hai mơ hình tơm chun và lúa tơm. Các nhân tố ảnh hưởng đến
ba mơ hình bao gồm: làm đất, gieo sạ, làm cỏ, bón phân, thu hoạch,...
Sản xuất lúa nếp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở cả 3 vụ Đông

Xuân, Hè Thu,Thu Đông. Hiệu quả kinh tế sản xuất giống nếp OM84 và OM85
tương đương nhau. Mơ hình áp dụng kỹ thuật có kết quả: giảm lượng giống sử
dụng, giảm lượng phân N, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật và tăng năng suất
trong 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu trên đất phù sa chua canh tác 2 và 3 vụ lúa
/năm (Huỳnh Trấn Quốc, 2009).
Kết quả nghiên cứu của Trần Anh Tuấn năm 2009 về phân tích hiệu quả sản xuất
lúa ở huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Trong đề tài tác giả đã sử dụng hàm sản
xuất Cobb-Douglas để phân tích, đánh giá các yếu tố đầu vào bình quân (lượng
giống, lượng phân bón sử dụng cho từng vụ, chi phí thuốc trừ sâu, ngày công lao
động nhà, ngay công lao động th, chi phí cơ giới hóa ) ảnh hưởng đến sản
lượng. Nghiên cứu cho rằng nông dân huyện Long Mỹ đã có những biện pháp sản
xuất hiệu quả, tiết kiệm các yếu tố đầu vào để đạt hiệu quả của đầu ra. Tuy nhiên,
cịn tồn tại một vài khó khăn ( tăng các yếu tố đầu vào thì hiệu quả sản xuất sẽ
tăng thêm) làm cho lợi nhuận thực tế mà nông dân thu được chưa cao.
5


2.2. TỔNG QUAN V ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích gần 4 triệu ha, chiếm khoảng
12% diện tích cả nước, trong đó loại đất tốt nhất là đất phù sa chiếm gần 30%.
Khí hậu ổn định, nhiệt độ trung bình 28oC, chế độ nắng cao, số giờ nắng trung
bình cả năm từ 2.226-2.790 giờ, ít xảy ra thiên tai . Nguồn nước được lấy từ 2
nguồn chính là từ sơng Mekong và nước mưa. Sông Mekong chảy qua vùng
ĐBSCL hàng năm đem lại lượng nước bình quân khoảng 460 tỷ m3 và vận
chuyển khoảng 150-200 triệu tấn phù sa. ĐBSCL có bờ biển dài trên 700km,
khoảng 360.000km2 khu vực đặc quyền kinh tế, phía Đơng và Đơng Nam giáp
biển Đơng, và phía Tây - Nam giáp vịnh Thái Lan, tạo điều kiện rất thuận lợi
trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phục vụ cho
nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế lớn của cả nước, đứng sau miền Đông

Nam Bộ (gồm TP.HCM) và đồng bằng sơng Hồng (gồm Hà Nội). Nếu xét về
những đóng góp và đặc trưng ngành nơng nghiệp thì ĐBSCL lại là vùng kinh tế
nông nghiệp quan trọng nhất tại Việt Nam, nơi đảm bảo an ninh lương thực cho
quốc gia. Nơi đây là trung tâm sản xuất và chế biến nông thủy sản, lương thực
thực phẩm lớn nhất của Việt Nam với lượng cung ứng hơn 95% sản lượng gạo
xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản xuất khẩu hàng năm.
Đồng bằng sơng Cửu Long là vùng kinh tế năng động có tốc độ tăng trưởng cao
hơn bình quân cả nước, mật độ dân số tập trung, kinh tế phát triển đều ở các địa
phương, cơ hội giao thương rất lớn với nước tiểu vùng sơng Mekong, địa hình
đặc thù cho ngành du lịch sinh thái nhiệt đới đặc trưng và đảo du lịch nổi tiếng
Phú Quốc,… sẽ là vùng kinh tế trọng điểm có ảnh hưởng rất lớn của Việt Nam.
Sự tăng trưởng nhanh và tính năng động của một vùng kinh tế đang minh chứng
cho sự phát triển lớn của ĐBSCL trong thời gian tới.
Số doanh nghiệp mới thành lập đang tăng nhanh. Chỉ riêng năm 2008, ĐBSCL
có hơn 5.500 doanh nghiệp thành lập, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động
cả vùng ước tính hơn 21.000 doanh nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu của vùng (năm
2007) đạt hơn 4 tỷ USD, chiếm gần 10% tổng kim ngạch cả nước. Tổng giá trị
sản xuất cơng nghiệp năm 2006 đạt 105 nghìn tỷ đồng., chiếm tỷ trọng 8,8%,
đứng sau vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sơng Hồng, trong đó nếu tính riêng
về nông sản, thủy sản, là đứng đầu cả nước với kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD.
Nông, thuỷ sản là những mặt hàng có tiềm năng, thế mạnh trong xuất khẩu và
chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của vùng ĐBSCL, trong
6


đó gạo (sản xuất chiếm trên 55% sản lượng cả nước hàng năm đóng góp 90%
lượng xuất khẩu); thuỷ sản (sản xuất chiếm trên 50% sản lượng cả nước, riêng
tôm chiếm gần 80% sản lượng và hàng năm đóng góp trên 60% kim ngạch xuất
khẩu của cả nước).
Tuy nhiên, chất lượng, thương hiệu sản phẩm và sức cạnh tranh của nhiều mặt

hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu của ta vẫn thấp thua Thái Lan. Gạo Việt
Nam xuất khẩu chủ yếu là loại gạo có chất lượng trung bình và thấp (15%-25%
tấm), trong khi Thái Lan xuất khẩu nhiều loại gạo 5% tấm và gạo đặc sản. Tỷ
trọng hàng nông, thủy sản đã qua chế biến sâu cũng rất thấp, chủ yếu là xuất khẩu
hàng thơ và sơ chế (ví dụ thủy sản xuất khẩu ở dạng filê, rau quả chủ yếu là hàng
tươi sống, qua chế biến chỉ khoảng 10%....)..., do đó giá trị gia tăng trên sản phẩm
đạt thấp.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các tỉnh ĐBSCL thực tế còn hạn chế, hiện
chỉ dừng ở mức 7,7 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu xét theo mức tăng trưởng thì trong
những 3 năm trở lại đây, tổng vốn FDI vào chiếm gần 50% số vốn đăng ký trong
các thời kỳ 1998 - 2008. ĐBSCL trong thời gian tới khi mà cơ sở hạ tầng đầu tư
tốt, trong đó hạ tầng giao thơng, hạ tầng khu cơng nghiệp hồn thiện, sẽ đưa
ĐBSCL là vùng kinh tế trọng điểm có sức thu hút FDI lớn trong cả nước.
2. . TỔNG QUAN V TỈNH AN GIANG
An Giang có vị trí đầu nguồn sơng Cửu Long thuộc địa phận Việt Nam. Phía
Đơng Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, Tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài
gần 100 km, Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang và phía Đơng Nam giáp
Thành phố Cần Thơ. Diện tích: 3.506 km2. Khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa mưa
và mùa khơ.
An Giang, ngồi đồng bằng do phù sa sơng Mê Kơng trầm tích tạo nên, cịn có
vùng đồi núi Tri Tơn - Tịnh Biên. Do đó, địa hình An Giang có 2 dạng chính là
đồng bằng và đồi núi. Ngồi các sơng lớn, An Giang cịn có một hệ thống sơng và
kênh rạch tự nhiên rải rác khắp địa bàn của tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30km,
độ rộng từ vài m đến 100m và độ uốn khúc quanh co khá lớn. Các sông, rạch
trong khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu thường lấy nước từ sông Tiền chuyển
sang sông Hậu. Các rạch nằm trong hữu ngạn sơng Hậu thì lấy nước từ sông Hậu
chuyển sâu vào nội đồng vùng trũng Tứ giác Long Xuyên. Điều kiện tự nhiên
thuận lợi là một yếu tố quan trọng giúp An Giang có một nền kinh tế nông nghiệp
phát triển mạnh với sản lượng lúa và thủy sản nước ngọt cao nhất nước.
7



Ngồi nơng nghiệp và thủy sản, những lợi thế này đặc biệt phù hợp với các doanh
nghiệp và các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào các lĩnh vực khác như công
nghiệp nhẹ, chế biến, sản xuất công nghiệp nặng, thương mại, du lịch, dịch vụ và
các ngành có trị giá gia tăng cao. Điều kiện tự nhiên và con người tại An Giang
phù hợp với cả các dự án đầu tư đòi hỏi sử dụng nhiều lao động và các ngành có
giá trị gia tăng cao, hàm lượng vốn và chất xám cao như nghiên cứu và phát triển,
tài chính, ngân hàng, cơng nghệ sinh học, dược phẩm…
Nền kinh tế An Giang luôn đạt tốc độ phát triển cao và bền vững trong suốt hai
thập niên vừa qua. Tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức hai con số, đạt mức
13,36% vào năm 2007. An Giang là một nền kinh tế có trình độ ngoại thương
tương đối cao, với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt khoảng 540 triệu
USD, chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và 13% tổng kim
ngạch xuất khẩu của tồn vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long. Thị trường xuất khẩu
liên tục được mở rộng. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt mức 22%/ năm, đạt
ngang mức trung bình của cả nước và cao hơn rất nhiều mức trung bình của tồn
vùng đồng bằng sơng Cửu Long là 13%. Hàng hóa xuất khẩu của An Giang đã có
mặt

tại

nhiều

nước

tại

cả


5

châu

(nguồn:

/>temid=112 ).
Không chỉ dựa vào xuất khẩu, nền kinh tế của An Giang được phát triển trên diện
rộng với sự phát triển của nhiều ngành như thương mại, du lịch, chế biến. Nền
kinh tế của An Giang đồng thời cũng phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh nội lực
của tỉnh và vào sự liên kết kinh tế với toàn vùng Đồng bằng sơng Cửu Long và
với TP. Hồ Chí Minh. An Giang có một thị trường tiêu dùng lớn với hơn 2,2 triệu
dân và 3,9 triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm. Hàng năm, tổng mức bán
lẻ dịch vụ đạt con số 22 ngàn tỷ đồng. Đây hẳn là một thị trường không thể bỏ
qua

đối

với

các

nhà

đầu






các

doanh

nghiệp

lớn

(nguồn:

/>temid=112).
An Giang ngày một chú trọng hơn về chất lượng phát triển kinh tế, trong đó đặc
biệt quan tâm tới các yếu tố về phát triển con người, bảo vệ tài nguyên môi
trường và hiệu quả của nguồn vốn đầu tư. Nền kinh tế vững chắc, phát triển
nhanh và ổn định của An Giang sẽ là tiền đề quan trọng, đảm bảo sự thành công
của các doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh.

8


2. .1. Tố độ tăng trưởng kinh t
Tổng sản phẩm trong nước cả năm 2009 (theo giá so sánh 94) ước tăng 8,67% so
với cùng kỳ năm trước, trong đó: khu vực I giảm 0,50%, khu vực II tăng 6,50%
và khu vực III tăng 14,29%; trong 8,67% tăng trưởng chung thì khu vực Nơng –
Lâm nghiệp – Thủy sản giảm 0,14 điểm phần trăm, khu vực Công nghiệp – Xây
dựng đóng góp 1,15 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 7,66 điểm phần
trăm. Cơ cấu GDP (theo giá hiện hành) theo từng lĩnh vực: Nông – Lâm – Thủy
sản chiếm 31,63% (giảm 5,53% so cung kỳ), Công nghiệp – Xây dựng chiếm
11,51% (tăng 0,06% so cung kỳ) và Dịch vụ chiếm 56,86% (tăng 5,475 so cung
kỳ).

B ng 2.1: Dự ướ tố độ tăng trưởng kinh t
GDP

năm 2009 (%)

K ho h

Năm

Năm

2009

2008

2009

Tổng số

14,00

14,20

8,67

Khu vực I

3,40

8,14


-0,50

Khu vực II

19,64

15,57

6,50

Khu vực III

17,79

17,25

14,29

(gi

o

nh 199 )

Ng ồn: Niên gi

thống kê t nh n i ng

Ước lượng bình quan đầu người (theo giá hiện hành) là 16,600 triệu đồng (năm

2008 là 15,344 triệu đồng/người). Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt
68,7% so kế hoạch (trong đó: gạo xuất khẩu ước đạt 550,1 triệu USD, bằng
73,3% so cùng kỳ lượng bằng 97,1% và kim ngạch chỉ đạt 71,6%; Thủy sản (cá
các loại) đông lạnh xuất khẩu ước đạt 129 ngàn tấn. tương đương 291 triệu USD,
so cù ng kỳ đạt 72% về lượng và bằng 72,4% về kim ngạch. Tỷ lệ hộ nghèo hiện
nay là 5,81% (giảm 1,39% so năm 2008).
2. .2. N ng nghi
2.3.2.1. Diện tích trồng lúa
Tồn tỉnh đã gieo trồng được 607.593 ha cây hàng năm các loại, đạt 98% KH,
bằng 98,6% (giảm 8.784 ha) so năm 2008. Trong đó, cây lúa 549.656 ha (chiếm
91,7% diện tích ), đạt 98,2% KH, giảm 7.135 ha so cùng kỳ (chủ yếu giảm vụ thu
đơng). Tuy qui mơ có giảm nhưng về chất lượng có thay đổi tích cực, trên 90%
diện tích sử dụng các loại giống chất lượng theo khuyến cáo, riêng loại giống
IR50404 giảm đáng kể (còn khoảng 36 ngàn ha chiếm 6,6% diện tích, bằng 27%
9


cùng kỳ) khoa học kỹ thuật tiếp tục đẩy mạnh áp dụng (có gần 460 ngàn ha,
chiếm 82,0% diện tích, áp dụng 3 giảm 3 tăng), khống chế sâu bệnh lây hại nhất
là rầy nâu (vụ đông xuân và hề thu có khoảng 135 ngàn ha lượt nhiễm rầy nâu,
giảm 24% so cùng kỳ, hầu hết nhiễm cấp độ nhẹ…); tăng 7,9% so năm 2007
(445.133 ha).
B ng 2.2: Di n tí h



n u t

a ua


năm
(DT: Ha)

Năm

L a Đ ng
Xu n

L a Hè
Thu

L aThu
Đ ng

Tổng

2007

230.615

223.596

58.859

513.07

2008
2009

231.654

234.098

230.230
231.309

94.421
84.249

556.305
549.656

Ng ồn: Niên gi

thống kê t nh n i ng

2.3.2.2. Năng suất – sản lượng
Do ảnh hưởng thời tiết và thay đổi cơ cấu giống (giảm tỷ lệ giống IR50404) nên
năng suất lúa có giảm so năm trước, bình quân ước đạt 59,71 tấn/ha (cùng kỳ
61,09 tấn/ha), sản lượng đạt 3.355.113 tấn giảm so với cung kỳ năm trước
(3.488.374 tấn).
Nhìn chung, sản xuất trồng trọt trong năm có nét nổi bật, đáng chú ý là phong trào
sản xuất vụ 3, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và hình
thành các vùng chuyên canh có năng suất và giá trị hàng hóa cao. Cụ thể:
B ng 2. : Năng u t à
Năm

n ượng




n u t

a ua

năm

L a Đ ng

L a Hè

L aThu

Tổng

Xu n

Thu

Đ ng

2007

71,10

51,2

58,72

181,02


2008

73,16

55,02

55,08

183,26

2009

71,65

52,51

54,99

179,15

2007

1.639.607

1.140.680

345.595

3.125.882


2008

1.694.809

1.266.709

526.856

3.488.374

2009

1.677.233

1.214.563

463.317

3.355.113

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Ng ồn: Niên gi

thống kê t nh n i ng

10



Tồn tỉnh hiện có 490 tiểu vùng đê bao với tổng chiều dài gần 4.500 km, bảo vệ
hơn 200.200 ha đất sản xuất nông nghiệp. Thực hiện xây dựng được 1.578 cống
dưới đê phục vụ tưới tiêu và ngăn lũ cho 100.000 ha đất sản xuất vụ 3.
- Thông qua việc xã hội hóa cơng tác giống, tồn tỉnh đã hình thành 214 tổ, đội
sản xuất giống cộng đồng, với diện tích gần 7 ngàn ha, đáp ứng nhu cầu giống sản
xuất trên 65% diện tích canh tác, góp phần quan trọng tăng nhanh diện tích trồng
lúa chất lượng cao đến nay đã đạt mức 90% diện tích.
- Việc ứng dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” trong sản xuất lúa cũng được đa số
nông dân trong tỉnh ủng hộ đã đem lại hiệu quả cao, vừa giảm chi phí sản xuất,
tăng lợi nhuận cho nông dân và nâng cao chất lượng sản phẩm: năm 2009, diện
tích ứng dụng chiếm 85% số tổng diện tích canh tác, làm lợi cho nông dân hàng
trăm tỷ đồng mỗi năm. Từ năm 2015 trở đi, An Giang phải có trên 50% diện tích
áp dụng chương trình “1 phải 5 giảm”, song song với việc củng cố duy trì trên
85% diện tích áp dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” và trên 90% diện tích có sử
dụng giống lúa xác nhận và giống lúa xác nhận cộng đồng gieo sạ.
- Nhằm tạo điều kiện để người sản xuất hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản
phẩm, trong giai đoạn này tỉnh hỗ trợ 70% lãi suất ngân hàng để đầu tư máy móc
phục vụ sản xuất nơng nghiệp. Qua đó, đến nay tồn tỉnh đã đầu tư hơn 900 máy
gặt đập liên hợp, đáp ứng 25% diện tích thu hoạch bằng cơ giới: gần 3,3 ngàn
máy sấy (quy cách 4 tấn/mẻ), đáp ứng gần 50% sản lượng lúa Hè Thu; đầu tư
được 274 trạm bơm điện (theo đề án phát triển trạm bơm điện giai đoạn 2008 –
2012) cơ bản đáp ứng nhu cầu bơm, rút nước tồn bộ diện tích 2 vụ và vụ Thu
Đơng.
2.3.2.3. Chăn ni
Nhờ chăn ni duy trì ổn định đồng thời tích cực ứng dụng quy trình nâng cao
năng suất, cải tiến phẩm chất giống gia súc, gia cầm nên sản lượng thịt hơi các
loại tăng khá so cùng kỳ (năm 2009 đạt khoảng 33.876 tấn tăng 1.588 tấn), trong
đó sản lượng thịt heo là 24.257 tấn (chiếm 71,6%) tăng gần 1.448 tấn, sản lượng
thịt trâu bò 4.287 tấn, tăng 1.067 tấn. Riêng đàn gia cầm do quy mô giảm mạnh

nên sản lượng thịt chỉ bằng 85,4%, sản lượng trứng chỉ bằng 73,1% so thời điểm
cùng kỳ.
2.3.2.4. Thủy sản
Tổng diện tích ni thủy sản trong năm, là 2.506 ha (kể cả diện tích sản xuất
giống), bằng 90,24% (giảm 271 ha) so năm 2008. Trong đó, diện tích ni cá tra
11


×