Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ KẾT CẤU THÉP SÓC SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.76 KB, 7 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ KẾT CẤU THÉP
SÓC SƠN
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Lịch sử hình thành của công ty
Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn là một Công ty cổ phần được thành
lập ngày 10 tháng 5 năm 2001 theo giấy phép kinh doanh số 0103000341 ngày 10 tháng 5
năm 2001 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp.
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn.
Địa chỉ: Km20 – QL3 Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội
Điện thoại: 04.3583 0930
Mail:
Web: www.tusso.vn
Đơn vị đóng tại xã Phù Lỗ - huyện Sóc Sơn - TP.Hà Nội, nằm trên trục đường chính
là Quốc lộ 3, địa điểm đã tạo điều kiện cho công tác vận chuyển nguyên vật liệu và thành
phẩm đi bán thuận lợi.
Khi mới thành lập Công ty chỉ có 38 người, lực lượng công nhân ít ỏi, đội ngũ cán
bộ tay nghề còn non yếu, cộng thêm điều kiện làm việc thiếu thốn, cơ sở vật chất thô sơ
nên ngành nghề kinh doanh cũng rất hiếm. Lúc này danh nghiệp đầu tư chủ yếu vào xây
dựng nhà xưởng, đồng thời có tham gia hoạt động kinh doanh thương mại nhưng với giá trị
nhỏ. Cho tới năm 2004, một bước biến chuyển mới thay đổi bộ mặt của Công ty đó là:
Công ty đã đưa vào hoạt động một số cửa hàng, nhà xưởng tạo điều kiện tăng doanh thu
như: Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, nhà xưởng mạ nhúng kẽm nóng, nhà trưng bày ô tô
cho tới nay đang phát triển.
Năm 2005 công ty đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất thép hình trị giá 9 tỷ đồng,
với công suất mỗi năm là 30.000 tấn. Bên cạnh đó Công ty còn đầu tư xây dựng 600m
2
nhà
văn phòng.
Công ty cổ phần cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn luôn quan tâm đến công nhân viên,
đến nhu cầu của khách hàng và không ngừng củng cố mở rộng thị trường tiêu thụ với
phương châm “Chất lượng tạo thịnh vượng”.


Dù thời gian Công ty có mặt trên thương trường chưa được lâu nhưng tổ chức bộ
máy quản lý của Công ty cũng rất ổn định và chặt chẽ: Với một giám đốc, 3 phó giám đốc
và các phòng ban như phòng Kế toán, phòng Kỹ thuật, phòng Hành chính, phòng cơ điện -
KCS .... đã giúp doanh nghiệp luôn đứng vững trên thị trường.
1.1.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật
Công ty đã đầu tư trang thiết bị công nghệ cao phục vụ cho sản xuất với những trang
thiết bị hiện đại:
- 04 giàn máy CNC tự động cắt, đột, đóng mã số cho sản phẩm có độ chính xác cao.
Trong đó có: 02 giàn máy CNC tự động cắt, đột, đóng mã số thép góc từ cánh rộng L40x40
đến thép góc có cánh rộng L200x200x20; 01 giàn máy CNC tự động khoan, đột, đóng mã
số (đây là chiếc máy duy nhất hiện có ở Việt Nam). Máy có thể tự động khoan thép góc có
cánh rộng đến 250mmx250mm và độ dầy thép đến 32mm; 01 giàn máy CNC tự động đột,
đóng mã số, khoan thép tấm. Đây là giàn máy có ba tính năng cả đột, khoan và đóng mã
số.
- Ngoài ra còn các thiết bị phụ trợ cho dây chuyền chế tạo là:
+ Có 04 máy (65 tấn) đột thép tấm chép hình của Nhật bản có độ chính xác và năng suất
cao, máy có khă năng đột thép tấm dấy 16mm (đây là loại máy duy nhất có ở các nhà máy
chế tạo cột của Việt Nam).
+ Máy hàn tự động và bán tự động phục vụ cho hàn kết cấu.
+ Máy cắt tôn và các máy ép thuỷ lực phục vụ cho cắt, uốn các chi tiết cơ khí.
- Công suất hiện tại của Công ty là 20.000 tấn/nămphẩm gia công chế biến.
Đồng thời với đội ngũ cán bộ và kỹ sư có rất nhiều kinh nghiệm, đã làm việc lâu năm trong
ngành chế tạo cột thép mạ kẽm. Đội ngũ cán bộ và kỹ sư này đã từng được đào tạo và làm
việc tại Liên Xô, Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản v.v. Với các trang thiết bị tự động hoá cao và
đội ngũ cán bộ, kỹ sư có nhiều kinh nghiệm.
1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.
1.2.1 Đặc điểm kinh doanh
Đặc điểm chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là thực hiện theo mô
hình sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp đầu tư có trọng điểm, đa dạng hóa các ngành
nghề nhằm tạo hiệu quả tái đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mà mục

tiêu của Công ty là không ngừng phát triển các hoạt động kinh doanh thương mại, tối đa
hóa lợi nhuận, cải thiện điều kiện làm việc nâng cao thu nhập đời sống của người lao động,
làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Để đạt được mục tiêu đó Công ty không ngừng tìm
kiếm mở rộng thị trường hoạt động và ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng .
Trong đó, sản phẩm chính của công ty là: Chế tạo cột thép mạ kẽm: Cột thép đường dây
từ 110KV đến 500KV, cột An-ten viễn thông (cột tự đứng và cột dây co); hệ thống mạ kẽm
nhúng nóng. Ngoài ra công ty còn kinh doanh thương mại dịch vụ:
+ Mua bán các loại sản phẩm thép:
- Nhập khẩu thép góc, thép tấm, thép hình, thép xây dựng v.v.
- Kinh doanh các loại bu lông và các phụ kiện cơ khí v.v.
+ Đại lý bán lẻ xăng dầu cho Công ty xăng dầu Quân đội - Bộ Quốc Phòng.
Là một Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, với quy trình
công nghệ giản đơn, Công ty đã mạnh dạn đầu tư kinh doanh trên cơ sở đa dạng hóa các
mặt hàng. Do vậy công ty đã thu được nhiều lợi nhuận.
1.2.2. đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Công ty có 3 phân xưởng sản xuất :
- Xưởng mạ
- Xưởng kết cấu thép
- Xưởng cán thép
Tại mỗi xưởng đều có một quản đốc và các phó quản đốc giám sát, đôn đốc, kiểm tra
và hướng dẫn kịp thời... từng khâu của quá trình sản xuất. Trước khi xuất thành phẩm bao
giờ cũng có một tổ đội kiểm tra chất lượng sản phẩm xem đã đạt tiêu chuẩn chưa, đáp ứng
các yêu cầu đặt ra chưa. Nếu đủ các tiêu chuẩn thì sản phẩm mới đem ra bán.
Ngoài ra, trong mỗi phân xưởng có một nhân viên kinh tế có chuyên môn nghiệp vụ kinh
tế với nhiệm vụ là quản lý tài sản máy móc, trang thiết bị tại phân xưởng. Hàng tháng phải
lập báo cáo theo mẫu gửi lên phòng kế hoạch làm cơ sở cho việc hạch toán sau này.
Quá trình sản xuất của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty:
Phân xưởng mạ kẽm nhúng nóng

Phân xưởng cán thép
Phân xưởng kết cấu thép
Kho bán thành phẩm
Kho thành phẩm
Kho vật liệu
Phòng KTCT
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý trong công ty
Trong thực tế ta thấy để tiến hanh sản xuất kinh doanh có hiệu quả các công ty đều phải
có tổ chức bộ máy quản lý hoàn thiện. Song tùy vào mô hình, loại hình và đặc điểm sản
xuất mà doanh nghiệp tổ chức bộ máy bộ máy quản lý cho thích hợp. Với công ty cổ phần
cơ khí và kết cấu thép Sóc Sơn là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, bộ máy tổ
chức quản lý được tổ chức như sau:
* Ban giám đốc gồm 4 người:
- Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất trong mọi hoạt động của Công ty, chịu trách
nhiệm trước Nhà nước và hội đồng quản trị về hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Phó giám đốc sản xuất: Là người chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất, theo dõi đôn đốc
sản xuất tại các phân xưởng. Mặt khác phó giám đốc sản xuất còn có nhiệm vụ chỉ đạo
công tác kỹ thuật sản xuất trong xây dựng và thay mặt giám đốc giải quyết các công việc
cụ thể về mặt kỹ thuật, sản xuất, điều độ, KCS.
- Phó giám đốc kinh đoanh: Là người chỉ đạo kế hoạch tiêu thụ từng kỳ và xem xét nhu cầu
khách hàng. Mặt khác phó giám đốc kinh doanh còn có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu việc
tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các dịch vụ bán hàng, giới thiệu sản phẩm, công nghệ sản
phẩm.
Khi giám đốc vắng mặt thì phó giám đốc kinh doanh có quyền thay mặt giám đốc giải
quyết các công việc của Công ty dưới sự uỷ quyền của hội đồng quản trị.
- Phó giám đốc kỹ thuật là người chỉ đạo việc thiết kế các bản vẽ kỹ thuật cho sản phẩm
chế tạo.
* Phòng tổ chức hành chính gồm 02 người: Có nhiệm vụ lập kế hoạch đào tạo hàng năm,
tổ chứ thực hiện và theo dõi kết quả. Qua đó thực hiện các biện pháp kinh tế để khuyến

khích sản xuất, khuyến khích cán bộ công nhân viên nâng cao năng xuất và chất lượng sản
phẩm. Khi có các vi phạm về kỹ thuật lao động thì văn phòng tổ chức có nhiệm vụ xem xét
và đề nghị xử lý các vi phạm đó. Mặt khác văn phòng tổ chức có nhiệm vụ lập kế hoạch
phát triển nguồn lực, đào tạo, bồi dưỡng thi nâng bậc và lưu giữ hồ sơ nhân sự của Công
ty.
* Phòng kỹ thuật: Gồm 3 người có nhiệm vụ hướng dẫn và thiết kế bản vẽ kỹ thuật phục
vụ cho việc chế tạo sản phẩm. Kiểm tra đôn đốc công nhân trong việc chế tạo theo đúng
bản vẽ đã đưa ra.
* Phòng Kế toán: Gồm 5 người có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính và kiểm soát ngân quỹ.
Qua đó hỗ trợ cho các hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm và khi cần thiết thì cung cấp
các số liệu để thanh toán các chi phí sản xuất.
* Phòng kinh doanh: Gồm 5 người có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức vận chuyển và kiểm
soát các hoạt động mua vật tư, nguyên liệu. Qua đó đánh giá và chấp nhận những cung
ứng. Mặt khác phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ điều hành các hoạt động bán hàng, theo
dõi việc phản ảnh, khiếu nạn của khách hàng về chất lượng. Quan trọng là phải đảm bảo
hiểu rõ những yêu cầu của khách hàng trước khi chấp nhận những đơn đặt hàng.

×