Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

GD bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.16 KB, 7 trang )

Trường THCS Hải Chánh Giáo dục bảo vệ môi trường
Tổ: Lý - Hoá – Sinh - CN
Giáo dục bảo vệ môi trường
- Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô
nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra.
Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững,
sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với
các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và
của toàn xã hội. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có
thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất
chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm
trọng. Điều này khiến ta phải suy nghĩ…
- Ô nhiễm môi trường là gì? Đó là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu
chuẩn môi trường. Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất
thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con
người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô
nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn)
chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
I. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt nam
Từ đầu năm đến nay, đã có thêm không biết bao nhiêu thống kê mới về tình trạng môi
trường ở Việt Nam ta. Và đáng buồn thay, đó là những con số gây thất vọng…
+ Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc
(UNEP) Hà Nội và Tp. HCM nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm không khí nghiêm
trọng nhất thế giới. Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất Việt Nam này chỉ đứng sau Bắc
Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở
quá trình phát triển hơn nữa của các thành phố này. Cũng theo một nghiên cứu về các chỉ
số môi trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện, Việt Nam đứng thứ hạng
thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á.
1. Ô nhiễm môi trường nước
- Hiện nay tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) đang xãy


ra phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các khu đô thị và các thành phố công nghiệp. Chẳng
hạn như nước ngầm đang được khai thác ở một số nhà máy nước thành phố Hà Nội cũng
đã bị ô nhiễm như Pháp Vân, Mai Động
- Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động với tổng số 611
nhà máy trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công
nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải
vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m3 nước thải công nghiệp.
Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn là nguồn
cung cấp nước sinh hoạt cho một nội địa bàn dân cư rộng lớn.
- Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con
sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt
14 năm liền. Điều này khiến cho con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc
sống của nhiều người dân ở xung quanh.
- Một ví dụ khác chính là việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá
dân tộc
1
Trường THCS Hải Chánh Giáo dục bảo vệ môi trường
Tổ: Lý - Hoá – Sinh - CN
2. Ô nhiễm môi trường không khí
- Về ô nhiễm không khí, ngoài tác động của sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông
vận tải cũng là nguồn thải rất quan trọng.
+ Chỉ tính riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm các phương tiện vận tải trên địa bàn
thành phố đã thải vào không khí khoảng 1100 tấn bụi, 4200 tấn CO2. Chính vì thế, tại
nhiều khu vực trong các đô thị có nồng độ các chất ô nhiễm lên khá cao.
+ Ở Hà Nội, tại khu vực nhà máy dệt 8 – 3, nhà máy cơ khí Mai Động. Khu công
nghiệp Thượng Đình, khu công nghiệp Văn Điển, nhà máy Rượu…không khí đều đã bị
ô nhiễm nặng. + Ở Hải Phòng , ô nhiễm nặng ở khu nhà máy Xi mămg, nhà máy Thủy
Tinh và Sắt tráng men…
+ Ở Việt Trì, ô nhiễm nặng xung quanh nhà máy Supe phốtphát Lâm Thao, nhà máy Giấy,
nhà máy Dệt.

+ Ở Ninh Bình và Phả Lại ô nhiễm nặng do nhà máy Nhiệt điện, các nhà máy vật liệu xây
dựng, lò vôi.
+ Ở thành phố Hồ Chí Minh và cụm công nghiệp Biên Hòa không khí cũng bị ô nhiễm bởi
nhiều nhà máy. Hầu như tất cả các nhà máy hóa chất đều gây ô nhiễm không khí. Dân cư
sống ở các vùng nói trên thường mắc các bệnh đường hô hấp, da và mắt
- Ở góc độ ô nhiễm không khí ngay chính trong nhà, bác sĩ Hà Mạnh Tuấn cho rằng: "Khói
thuốc lá là yếu tố rất quan trọng gây ô nhiễm không khí trong nhà, gây tác hại chính lên hệ
hô hấp của trẻ em, đặc biệt trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển của phổi. Ngoài ra,
người mẹ trong lúc mang thai sống nhiều trong môi trường có khói thuốc lá sẽ dẫn đến tác
hại lên thai nhi như: sanh non, nhẹ cân, chậm phát triển về tâm thần, dị tật, ít hơn là dẫn
đến một số bệnh ung thư ở trẻ". Nghiên cứu cho thấy, 5% trẻ em trong nước bị ảnh hưởng
sức khỏe bởi tiếp xúc (thụ động) với khói thuốc lá. Ngoài ra, ô nhiễm trong nhà do các chất
đốt từ đun nấu, các chất xịt, tẩy rửa... là những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường hô
hấp cho trẻ em.
- Theo thống kê của tổ chức Môi trường Việt nam: 5 đô thị lớn được cảnh báo là có nồng
độ ô nhiễm không khí cao là TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng và Hà Nội. Hai
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hệ quả này là do hoạt động sản xuất công nghiệp và giao
thông.
3. Ô nhiễm đất.
- Đó là do tập quán dùng phân bắc và phân chuồng tươi theo các hình thức (bón lót, pha
loãng để tưới,…) trong canh tác vẫn còn phổ biến. Chính vì thế, khi điều tra sức khỏe
người trồng rau thường xuyên sử dụng phân bắc tươi có tới 60% số người tiếp xúc với
phân bắc từ 5 – 20 năm bị bệnh thiếu máu và các bệnh ngoài da.
- Rác thải ở nông thôn hiện nay cũng đang là vấn đề nóng. Nếu như ở các đô thị lớn, trung
bình một người thải ra 1kg rác/ngày thì tại nông thôn, lượng rác thải ra của mỗi người dân
cũng vào khoảng 0,6- 0,7kg rác/ngày. Như vậy, với khoảng 50 triệu dân đang sống ở các
vùng nông thôn Việt Nam, mỗi ngày sẽ có khoảng 30-35 nghìn tấn rác thải cần được xử lý,
thu gom. Tại các vùng có làng nghề, nghề tiểu, thủ công nghiệp phát triển thì việc “phóng”
rác bên lề đường, ngõ xóm đang rất phổ biến+ rác thải trong chăn nuôi, gây không ít khó
khăn trong công tác bảo vệ môi trường, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người và

cảnh quan nông thôn.
* Ô nhiễm môi trường ở miền trung (trong đó có Tỉnh Quảng Trị):
- Mưa lũ tại các tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Những vùng
bị ngập lụt, môi trường bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.
2
Trường THCS Hải Chánh Giáo dục bảo vệ môi trường
Tổ: Lý - Hoá – Sinh - CN
- Chợ Đông Ba (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) là 1/9 cơ sở sản xuất, kinh doanh
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ. Đây là một trung tâm thương mại lớn, có hơn 2.400 lô hàng ,hàng ngày thải ra
một lượng lớn rác và nước thải xả ra môi trường. Trong đó, phần lớn nước thải trực tiếp ra
sông Hương mà chưa qua một khâu xử lý nào, làm cho con sông bị ô nhiễm cục bộ.
- Trong khi đó hệ thống tiêu nước, thoát nước lạc hậu, xuống cấp nhanh , một số công ty,
nhà máy, xí nghiệp thải nước thải chưa qua xử lí ra môi trường,…
- Ở Quảng trị:
+ Gần đây, người tham gia giao thông trên tuyến QL1A từ địa bàn xã Gio Quang đến Gio
Phong, huyện Gio Linh, rất búc xúc vì môi trường không khí ở đây bị ô nhiễm nặng. Hằng
ngày, chất uế tạp từ các điểm tắm cho lợn tràn ra mặt quốc lộ bốc mùi hôi nồng nặc..
+ Những năm gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường ở 2 bãi rác Đông Hà và thị xã Quảng
Trị luôn thu hút sự quan tâm của người dân địa phương, nhiều người đã bày tỏ bức xúc,
mong muốn giải quyết nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, để người dân được sống và làm
việc trong môi trường trong lành hơn. (Bãi rác ở vị trí cao nhất so với mặt bằng địa hình thị
xã Quảng Trị, chỉ cách Nghĩa trang liệt sĩ thị xã 100 m, cách Nhà máy cung cấp nước sinh
hoạt 500 m và cách khu dân cư khoảng 500 m. Toàn bộ nước thải được thu vào bể xử lý
nhưng chưa triệt để. Ở bãi rác Đông Hà, hàng ngày Công ty TNHH MTV Môi trường và
công trình đô thị Đông Hà thu gom vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố và những
vùng lân cận với khối lượng khoảng 160m3/ ngày. Rác được thu gom, vận chuyển, xử lý
chôn lấp tại các hố đào hở đến khi đầy rác mới lấp đất đóng bãi. Bãi rác nằm ven Quốc lộ
9D, không có tường bao bảo vệ, người dân tự do vào nhặt rác. )
+ Nhà máy tinh bột sắn Quảng Trị: Thời gian gần đây nước thải không qua xử lý của

nhà máy đã tràn ra một số khu vực lân cận, không chỉ gây ô nhiễm về môi trường, mà còn
khiến hàng chục ha ruộng của bà con nông dân xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng có nguy cơ
phải bỏ hoang. +
Đoàn kiểm tra - thanh tra liên ngành tỉnh Quảng Trị vừa có Kết luận các cơ sở sản xuất,
chế biến lớn trên địa bàn vẫn còn trong tình trạng báo động về ô nhiễm môi trường: 
Loại hình ô nhiễm nước thải - bụi điển hình là Công ty CP gỗ MDF - Geruco Quảng Trị
đặt tại khu công nghiệp Nam Đông Hà. Tuy đã có đầu tư xử lý môi trường nhưng không
chỉ khói bụi gỗ toả ra một vùng trong lòng Thị xã tỉnh lỵ, mà nước thải chảy ra sông Vĩnh
Phước gây ô nhiễm một vùng sản xuất nông nghiệp ở hạ nguồn.
 Loại hình ô nhiễm nước thải-khí thải có Nhà máy chế biến cao su Quảng Trị đặt tại
huyện Gio Linh
 Nhà máy chế biến cao su Trường Anh đặt tại huyện Vĩnh Linh, Nhà máy chế biến tinh
bột sắn Focosev Quảng Trị đặt tại huyện Hải Lăng.
 Loại hình ô nhiễm nước thải điển hình có Công ty đầu tư cà phê-dịch vụ Đường 9 ,
Công ty TNHH Thái Hòa Quảng Trị, cùng đều chế biến cà phê,
 Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hoá; đều đặt tại địa bàn huyện Hướng Hóa.
 Loại hình ô nhiễm khí thải có Công ty TNHH Đông Trường Sơn (sản xuất xi măng),
đặt tại huyện Cam Lộ.
II. Nguyên nhân
- Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?
+ Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới
hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản
xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò
3
Trường THCS Hải Chánh Giáo dục bảo vệ môi trường
Tổ: Lý - Hoá – Sinh - CN
rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon,
kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,…
+ Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí. Ví dụ
về các khí độc là cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh,…Khí SO

2
, NO
2
, H
2
S, chì (Pb) thải ra
chủ yếu từ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là chính (chiếm 95% so với 3% từ
phương tiện giao thông và 2% từ sinh hoạt của người dân
+ Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải
ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc
trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các
khu dân cư ven sông, thải dầu trên biển gây ô nhiễm môi trường
+ Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường ở nông thôn là do chất thải rắn
từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân. Mặt khác, với hơn 75% dân số sống ở nông
thôn miền núi, song tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh chỉ chiếm 28-30%. Số hộ được cung cấp nước
sạch chỉ đạt khoảng 50% do các hủ tục lạc hậu, cách sống thiếu vệ sinh, do ý thức người
dân chưa cao, mọi người đều mặc nhiên vứt rác bừa bãi ở bất cứ đâu có thể. Điều đáng báo
động là họ coi việc giữ gìn vệ sinh môi trường không phải là việc của cá nhân mà là việc
của xã hội, nhiều người còn giữ tư tưởng “sạch nhà ta, mặc nhà hàng xóm”. Một vấn đề
nữa là đa phần người dân không tự phân loại được rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý
gặp nhiều khó khăn. Do nhu cầu phát triển kinh tế, người dân đang mở rộng quy mô
chuồng trại nhưng lại không thay đổi phương thức chăn nuôi, đa phần vẫn làm theo kiểu
“chuồng lợn cạnh nhà, chuồng gà cạnh bếp”, phân và nước thải gia súc chưa qua xử lý vẫn
vô tư thải ra rãnh nước đường làng. Nếu gặp trời mưa, nước thải lênh láng, còn trời nắng
thì bốc mùi hôi thối nồng nặc. Không những thế, đây còn là môi trường thuận lợi để ruồi,
muỗi, các ký sinh trùng gây bệnh phát sinh. Thứ nước thải đó còn ngấm vào nguồn nước
ngầm, do vậy, nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh là rất cao.
Nạn chặt phá rừng làm nương rẫy, ô nhiễm môi trường các làng nghề, lạm dụng hoá chất
trong canh tác nông nghiệp cũng góp phần làm suy thoái đất canh tác, ô nhiễm nguồn
nước. Ngoài một lượng lớn rác thải sinh hoạt, các chợ nông thôn cũng là nơi sản sinh ra đủ

các loại rác mà chưa có biện pháp xử lý, chủ yếu quét dọn lại một chỗ rồi để phân huỷ tự
nhiên, gây nên những gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường.
+ Trong khi đó, một số doanh nghiệp vì lợi nhuận bất chấp hậu quả, đặt nặng mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể
gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ
môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn.
+ Trong môi trường học đường: Hiện tượng các em vứt những giấy vụn, bao bì bánh kẹo,
…trong sân trường; một số học sinh vì tính lười biếng đã đổ rác không đúng nơi quy định;
một số em khác còn chưa có ý thức bảo vệ và trồng cây xanh, bảo vệ tài sản của nhà
trường,…cũng đã góp phần làm giảm sự xanh - sạch - đẹp của trường học
III. Hậu quả
- Ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. Ô
nhiễm không khí không những gây nên các bệnh lý ở đường hô hấp, mà còn ảnh hưởng lên
sự phát triển của thai nhi, là nguyên nhân làm chậm phát triển hệ thần kinh, trí não ở trẻ. Ô
nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con
người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều
đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO
2
, Nếu như
4
Trường THCS Hải Chánh Giáo dục bảo vệ môi trường
Tổ: Lý - Hoá – Sinh - CN
chúng ta không ngăn chặn được có nhiều khả năng lượng CO
2
sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu
thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng.
- Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. Tầng Ozone sẽ
không thể hấp thu được tia cực tím mạnh, mà những tia này sẽ đi đến bề mặt Trái đất và
gây ra bệnh ung thư da và tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, gây bệnh đường hô hấp,
bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái

chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và
kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa
rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ,…và gây
nhiều hậu quả nghiêm trọng khác
+ Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình
như “làng ung thư” Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư
mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao,
Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan
tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia
tăng.
IV. Một số giải pháp:
1. Đối với các cơ quan nhà nước
+ Phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ
quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Phải đặt
vấn đề môi trường lên hàng ầu khi phê duyệt dự án xây dựng các nhà máy, xí nghiệp
+ Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ
động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính
cấp phường, xã...
+ Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu
học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của
việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang
sống.
+ Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong
trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm
sạch bãi biển...
- Ðể cải thiện mức độ ô nhiễm môi trường nông thôn, quan trọng nhất là thông qua vận
động cộng đồng để thay đổi tập quán, thói quen xả rác tùy tiện của người dân nông thôn.
Khuyến khích họ nước thải không đổ xuống ao hồ sông ngòi, mà lắng lọc dùng xử lý hoá
chất để thu hồi lại…Rác hữu cơ trong thùng có thể đem chế biến thành phân bón, ủ kín
phân huỷ nhờ vi sinh vật, tạo khí thiên nhiên (Biogas).Cần lồng ghép việc tuyên truyền,

phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường trong mô hình xây dựng nông thôn mới, đồng
thời cung cấp dịch vụ thu gom rác thuận tiện cho người dân.
- Tổ chức cho dân dọn vệ sinnh, khử trùng nước sau lũ
2. Đối với mỗi người, mỗi gia đình, khu dân cư
- Không vứt rác bừa bãi, tận dụng khu đất vườn ruộng để xử lí rác thải hữu cơ, hạn chế
dùng các sản phẩm nguy haịo cho môi trường như: túi nilon, bao bì bằng nhựa,… Phải thu
gom, đổ rác đúng nơi quy định, có thùng đựng rác, xả nước thải vào hệ thống thu gom
nước thải,…Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh,
an toàn đối với khu vực sinh hoạt của con người.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×