ISO 9000 với việc cải tiến các hoạt động của doanh nghiệp
(Tiếp theo và hết)
Đây là phần cuối cùng của loạt bài viết về việc vận dụng triết lý quản trị của
Bộ Tiêu chuẩn
ISO 9000' target='_blank' class='dictionaryreplace' title='click vào
để xem nghĩa của từ'>
ISO 9000 để cải tiến các hoạt động liên quan đến chất lượng –
chi phí – hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp của tác giả Nguyễn Hữu Long - một
chuyên gia quản trị cao cấp đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các công ty lớn
trong và ngoài nước.
Bản quyền bài viết thuộc về Business World Portal. Xin trân trọng giới thiệu
cùng bạn đọc.
QUY TẮC 4 M ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NHƯ THẾ NÀO?
Chi phí
Khái niệm về chi phí
Trong bất kỳ tổ chức kinh doanh nào, chi phí cũng là một trong những yếu tố
được quan tâm hàng đầu bởi các nhà quản trị. Việc quản lý chi phí hợp lý sẽ giúp
doanh nghiệp giảm giá thành sản xuất hay dịch vụ. Về bản chất, chi phí là những
khoản đóng góp vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ. Chi phí càng ít thì giá thành càng
thấp, chi phí càng cao thì giá thành càng cao. Tuy vậy, cũng có những khoản chi phí
gần như vô hình nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến sự sống còn của doanh nghiệp -
chi phí ẩn.
Phân loại chi phí
Chi phí có thể được phân chia thành nhiều loại theo nhiều cách khác nhau:
• Phân theo chức năng hoạt động:
-Chi phí sản xuất, bao gồm:
+Chi phí nguyên liệu trực tiếp
+Chi phí lao động trực tiếp
+chi phí sản xuất chung
-Chi phí ngoài sản xuất, bao gồm:
+Chi phí lưu thông và tiếp thị
+Chi phí quản lý
• Phân theo cách ứng xử của chi phí
-Biến phí
-Định phí
-Chi phí hỗn hợp
• Cách phân loại khác nhằm mục đích ra quyết định.
-Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
-Chi phí kiểm soát được và chi phí không sản xuất được.
-Chi phí chênh lệch.
-Chi phí cơ hội.
-Chi phí chìm.
Chi phí ẩn (SCP)
• Khái niệm về chi phí ẩn
Khái niệm chi phí ẩn (SCP) hiện còn rất mới mẻ đối với nhiều nhà lãnh đạo
trong các doanh nghiệp Việt Nam. SCP thực chất là một loại “chi phí không chất
lượng” (Unquality Costs) hay giá chất lượng ( Quality Price)
Điều 4,
ISO 8402 có ghi:
4.2 Chi phí nảy sinh để tin chắc và đảm bảo rằng chất lượng sẽ phải thỏa mãn
nhu cầu, cũng như thiệt hại nảy sinh khi chất lượng không thỏa mãn được nhu cầu
4.3 Các thiệt hại do không sử dụng hết tiềm năng của các nguồn lực trong quá
trình và các hoạt động.
Đó là những chi phí không chất lượng hay chi phí ẩn.
• Phân loại chi phí ẩn
Chi phí ẩn có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Dự vào tính chất
dễ thấy và khó thấy hoặc không thể thấy được của chi phí, người ta chia chi phí ẩn làm
hai loại hữu hình và vô hình. Dựa vào sự phân loại chi phí trong doanh nghiệp, SCP có
thể được chia thành các loại chi phí phòng ngừa, chí phí thẩm định, kiểm tra, các chi
phí khắc phục sai hỏng...
SCP hữu hình và vô hình:
+SCP hữu hình:
-Thiệt hại do sản phẩm bị loại bỏ, sửa chữa, khắc phục...
-Thiệt hại do lãng phí nguyên vật liệu, nhân công, tiền lương -Lãng phí thời
gian, điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm
-Thiệt hại do hàng tồn kho
-Thất thoát tiền bạc, tài sản, hàng hóa...
-Tổn thất do máy móc, thiết bị bị trục trặc, hỏng hóc, hiệu suất thấp.
-Chi phí cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm
-Những tổn thất do vi phạm luật lệ (tiền phạt, tiền bồi thường...)
-Tổn thất do cháy, nổ vì bất cẩn...
+SCP vô hình:
-Công ty mất uy tín, mất khách hàng, mất nhà cung cấp
-Nhân viên làm việc uể oải, lười biếng, thiếu tinh thần trách nhiệm
-Đội ngũ nhân sự cồng kềnh, kém hiệu quả
-Chất lượng quản trị kém, quyết định sai trong kinh doanh
-Thiếu nhạy bén với thị trường, công tác tiép thị kém
-Mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ, tranh giành chức quyền, kiện cáo...
-Lừa dối, tham nhũng, tiêu cực, vụ lợi.
-Môi trường làm việc, không khí làm việc xấu, nhân viên hay bỏ việc
-Yếu kém trong quản trị nhân sự. Bố trí người không đúng vị trí, không phù
hợp nguyện vọng và sở trường.
-Chính quyền, các cơ quan hữu quan nghi ngờ, không hỗ trợ, không hợp tác...
Phân loại SCP theo chi phí trong doanh nghiệp
+Chi phí phòng ngừa:
-Chi phí cho thẩm định, rà soát thiết kế.