Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần nam việt giai đoạn 2015 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 73 trang )

..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
NAM VIỆT GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

PHAN THẢO TRANG

AN GIANG, THÁNG 04 NĂM 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
NAM VIỆT GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

PHAN THẢO TRANG
MÃ SỐ SV: DKQ141543

GVHD: TS. ĐẶNG HÙNG VŨ

AN GIANG, THÁNG 04 NĂM 2018




ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

i


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Khóa luận “Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Cổ phần

Nam Việt giai đoạn 2015 - 2017” do sinh viên Phan Thảo Trang thực hiện
được sự hướng dẫn của TS. Đặng Hùng Vũ. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên
cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo thông qua ngày .............................
Thư ký
(ký tên)
------------------------------------------

Phản biện 1

Phản biện 2

(Ký tên)

(Ký tên)

---------------------------------------------

-------- ---------------------------

Cán bộ hướng dẫn
(Ký tên)
------------------------------------

Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên)
---------------------------------------

ii



LỜI CẢM TẠ
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường
Đại học An Giang cùng với tất cả các thầy cô, đặc biệt là Quý thầy cô khoa
Kinh tế - Quản trị kinh doanh, đã tạo môi trường học tập, nghiên cứu thuận lợi
cho sinh viên với sự giảng dạy rất nhiệt tình từ quý thầy cô.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy – TS. Đặng Hùng Vũ người đã
hướng dẫn em rất tận tình và ln giành cho em những ý kiến đóng góp quý
báu và thiết thực nhất để em có thể hồn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo
công ty Cổ phần Nam Việt đã tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với môi
trường thực tế. Đặc biệt, là sự hướng dẫn nhiệt tình của Trưởng phịng Phịng
Xuất Nhập khẩu – Chị Lê Thị Tuyết Mai của công ty Cổ phần Nam Việt cùng
sự hỗ trợ của các Anh, Chị Phòng Xuất Nhập khẩu đã giúp em hiểu thêm về
nghiệp vụ chuyên ngành của mình và tạo điều kiện thu thập dữ liệu hồn thành
bài khóa luận tốt nghiệp.
Với vốn kiến thức còn hạn hẹp nên bài nghiên cứu này khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót. Do đó, em rất mong nhận được những nhận xét chân
thành và quý báu nhất của Quý thầy cô và Anh, Chị để bài nghiên cứu được
hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin gửi lời cám ơn sâu sắc và kính chúc Quý thầy cô
cùng các Anh Chị trong công ty dồi dào sức khỏe và thành công trong công
việc.
Em xin chân thành cám ơn!
An Giang, ngày 16 tháng 04 năm 2018
Người thực hiện

Phan Thảo Trang

iii



TÓM TẮT
Trong bối cảnh nền kinh tế biến động việc cạnh tranh chất lượng, giá cả
hàng hóa, giành thị phần ngày càng diễn ra phức tạp, đặc biệt là ngành kinh
doanh xuất khẩu thủy sản. Xuất khẩu thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của
nước ta hiện nay, nó có vai trị quan trọng thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu
và tăng trưởng kinh tế cho quốc gia. Đồng thời, ngành thủy sản tạo ra khối
lượng việc làm lớn cho người dân, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp và
tăng thu nhập của người dân. Nhưng trong những năm gần đây, ngành xuất
khẩu thủy sản gặp rất nhiều khó khăn về các rào cản phi thuế quan, cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, sự biến động của môi trường
ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu và đặc biệt là yêu cầu khắt khe đối với
sản phẩm thủy sản xuất khẩu của nước ta về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng
sản phẩm,....
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã phải vượt qua nhiều
khó khăn để vươn lên góp phần đưa ngành xuất khẩu thủy sản nước ta cán
mốc 8,3 tỷ USD trong năm 2017. Trong đó, cơng ty Cổ phần Nam Việt
(Navico) cũng có sự nổ lực rất lớn để vừa khắc phục khó khăn trước mắt vừa
xây dựng chiến lược để phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh
trên thị trường quốc tế. Do vậy, với đề tài nghiên cứu “Phân tích tình hình xuất
khẩu thủy sản của cơng ty Cổ phần Nam Việt giai đoạn 2015 – 2017” nhằm
tìm hiểu tình hình kinh doanh của cơng ty và đề xuất những giải pháp phù hợp
với cơng ty để góp phần giúp cá tra xuất khẩu ngày càng tăng trưởng .
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thu thập dữ liệu sơ
cấp và thứ cấp, kết hợp trao đổi thông tin với các cán bộ chuyên ngành để biết
thêm thơng tin đánh giá tình hình kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty.
Đề tài nghiên cứu với bố cục gồm năm chương cụ thể như sau:
Chương 1: Mở đầu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và giới thiệu tổng quan về công ty Cổ

phần Nam Việt.
Chương 4: Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty Cổ phần Nam Việt giai
đoạn 2015 – 2017.
Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản cho công ty Cổ
phần Nam Việt. Kiến nghị và kết luận.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở những khái niệm và những nghiên
cứu trước về các vấn đề như sau: các khái niệm về xuất khẩu, các hình thức và
vai trị của xuất khẩu, khái niệm về kim ngạch và sản lượng xuất khẩu. Khóa
luận cũng dựa trên các cơ sở về khái niệm và vai trò của ngành thủy sản. Đồng
iv


thời, đưa ra mơ hình nghiên cứu bao gồm các yếu tố như: tỷ giá hối đoái, điều
kiện tự nhiên, rào cản thương mại, lao động, nguyên liệu đầu vào.
Nghiên cứu sau khi thực hiện thu được các kết quả sau: sản lượng xuất
khẩu thủy sản của công ty Cổ phần Nam Việt tăng qua các năm từ năm 2015 –
2017 và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty có biến động giảm nhẹ.
Các thị trường xuất khẩu thủy sản chính của cơng ty đứng vị trí số 1 là Châu
Mỹ, tiếp theo là Châu Á và Châu Âu trong năm 2017 và xác định thị trường
tiềm năng của công ty đang và sẽ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản là Trung Quốc.
Nghiên cứu xác định sản phẩm xuất khẩu chính của cơng ty là cá tra và đang
có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị xuất khẩu. Ngồi ra, kết
quả phân tích cịn cho thấy cơ cấu phương thức thanh tốn của cơng ty. Trong
đó, T/T là phương thức thanh tốn được sử dụng nhiều nhất, tiếp theo là
phương thức D/P, L/C và D/A. Đồng thời, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
cơng ty về: tỷ giá hối đối, điều kiện tự nhiên, rào cản thương mại, lao động,
nguyên liệu đầu vào. Từ các kết quả đã phân tích để đưa ra và phân tích ma
trận SWOT, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức đối
với công ty.
Qua kết quả phân tích, đề tài đề ra các giải pháp thích hợp về phát triển

sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, kiểm sốt nguồn ngun liệu, nâng cao kiến
thức về luật pháp thương mại quốc tế. Từ đó, đưa ra các kiến nghị và kết luận.

v


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu trong cơng trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới
về khoa học của cơng trình nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
An Giang, ngày 16 tháng 04 năm 2018
Người thực hiện

Phan Thảo Trang

vi


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.5 BỐ CỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................................... 2
1.6 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3
CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 4

2.1 XUẤT KHẨU .......................................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu ..................................................................... 4
2.1.2 Khái niệm kim ngạch xuất khẩu ........................................................ 4
2.1.3 Các hình thức xuất khẩu .................................................................... 4
2.1.4 Vai trò của xuất khẩu......................................................................... 5
2.2 THỦY SẢN .............................................................................................. 6
2.2.1 Khái niệm về thủy sản ....................................................................... 6
2.2.2 Vai trò ngành thủy sản....................................................................... 6
2.3 CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ...................................................................... 7
2.3.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán ...................................................... 7
2.3.2 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn ....................................................................... 7
2.3.3 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động .......................................................... 7
2.3.4 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời ............................................................. 8
2.4 MA TRẬN SWOT ................................................................................... 9
2.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN ....... 10
2.5.1 Tỷ giá hối đoái ................................................................................. 10
2.5.2 Rào cản thương mại......................................................................... 11
2.5.3 Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 11
2.5.4 Đối thủ cạnh tranh ........................................................................... 12

vii


2.5.5 Nguyên liệu đầu vào ........................................................................ 12
2.5.6 Lao động .......................................................................................... 13
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 14
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI THIỆU ...................................... 14
ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU.................................................................................. 14
3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................... 14
3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................... 15

3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ............................................................................. 15
3.2.2 Nghiên cứu chính thức .................................................................... 17
3.3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT . 17
3.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................... 17
3.3.2 Thông tin giao dịch.......................................................................... 17
3.4 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG ................................................................... 18
3.4.1 Nuôi trồng thủy sản ......................................................................... 18
3.4.2 Chế biến thủy sản ............................................................................ 18
3.4.3 Sản xuất chế biến thức ăn thủy sản ................................................. 18
3.4.4 Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật ..................................................... 18
3.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC .............................................................................. 19
3.5.1 Cơ cấu tổ chức công ty .................................................................... 19
3.5.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự ................................................................... 20
3.6 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM TỪ 2015 - 2017 ...... 23
3.6.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015 – 2017 ............................ 23
3.6.2 Cơ cấu về chi phí ............................................................................ 24
3.6.3 Tình hình tài chính của cơng ty ....................................................... 25
CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 27
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CƠNG TY CỔ
PHẦN NAM VIỆT GIAI ĐOẠN 2015 - 2017 ................................................ 27
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CƠNG TY
CỔ PHẦN NAM VIỆT GIAI ĐOẠN 2015 – 2017 ..................................... 27
4.1.1 Phân tích sản lượng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty giai
đoạn 2015 - 2017 ...................................................................................... 27
viii


4.1.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty ........................................ 30
4.1.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty .......................................... 32
4.1.4 Cơ cấu phương thức thanh toán theo số lượng đơn hàng ký .......... 33

4.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT
KHẨU THỦY SẢN CỦA CƠNG TY ......................................................... 35
4.2.1 Tỷ giá hối đối ................................................................................. 35
4.2.2 Rào cản thương mại......................................................................... 35
4.2.3 Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 36
4.2.4 Đối thủ cạnh tranh ........................................................................... 36
4.2.5 Nguồn nguyên liệu ......................................................................... 41
4.2.6 Nguồn lao động ............................................................................... 42
4.3 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT ........................................................... 43
4.3.1 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty Navico....... 43
4.3.2 Các chiến lược kết hợp trong ma trận SWOT ................................. 44
CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... 47
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU ................................... 47
THỦY SẢN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT, ................................. 47
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ......................................................................... 47
5.1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT .................................................... 47
5.1.1 Giải pháp giảm chi phí sản xuất ...................................................... 47
5.1.2 Kiểm soát nguyên liệu đầu vào hợp lý ............................................ 47
5.1.3 Phát triển sản phẩm ......................................................................... 48
5.1.4 Giải pháp nâng cao kiến thức pháp luật thương mại quốc tế .......... 48
5.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 49
5.2.1 Đối với công ty ................................................................................ 49
5.2.2 Đối với nhà nước ............................................................................. 50
5.3 KẾT LUẬN ........................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 53
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 55

ix



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Ma trận SWOT ................................................................................... 10
Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 14
Bảng 3. Nội dung các bước nghiên cứu sơ bộ ................................................. 16
Bảng 4. Thống kê nhân sự theo trình độ .......................................................... 20
Bảng 5. Danh sách Ban lãnh đạo ..................................................................... 22
Bảng 6. Các chỉ tiêu tài chính của cơng ty ...................................................... 25
Bảng 7. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản của công ty giai đoạn 2015 2017 ................................................................................................................. 32
Bảng 8. Ma trận SWOT của Navico ................................................................ 44

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Mơ hình nghiên cứu ............................................................................ 13
Hình 2. Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 15
Hình 3. Sơ đồ tổ chức cơng ty Navico ............................................................. 19
Hình 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Navico giai đoạn 2015 2017 ................................................................................................................. 23
Hình 5. Cơ cấu chi phí của cơng ty Navico giai đoạn 2015 - 2017 ................. 24
Hình 6. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cơng ty Navico giai
đoạn 2015 - 2017 ............................................................................................. 27
Hình 7. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn
2015 - 2017 ...................................................................................................... 28
Hình 8. Kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam và Navico giai đoạn 2015 2017 ................................................................................................................. 29
Hình 9. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của công ty Navico giai đoạn
2015 - 2017 ...................................................................................................... 30
Hình 10. Cơ cấu phương thức thanh tốn của cơng ty Navico giai đoạn 2015 2017 ................................................................................................................. 33
Hình 11. Quy trình làm hợp đồng và đơn hàng xuất ....................................... 55
Hình 12. Quy trình làm chứng từ xuất khẩu .................................................... 56


xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AFIEX

Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu nông
sản thực phẩm An Giang

ANGIMEX

Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu An
Giang

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

C/O

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Certificate of origin

CIF

Điều kiện giao hàng

Cost, Insurance and

Freight

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

D/A

Phương thức nhờ thu trả chậm

DHL

Công ty TNHH chuyển phát nhanh

DN XNK

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu

D/P

Phương thức thanh toán nhờ thu trả ngay

DOC

Bộ thương mại Mỹ

EU

Liên minh Châu Âu


EUR

Đồng tiền chung Châu Âu

FDA

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FSIS

Cơ quan kiểm tra và an toàn thực phẩm
(thuộc Bộ Nông Nghiệp Mỹ)

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

HĐQT

Hội đồng quản trị

ITC

Trung tâm thương mại quốc tế

xii


Documents against
acceptance

Documents against
payment


IUU

Đánh bắt bất hợp pháp, không được báo
cáo và không được quản lý

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

LC

Phương thức thanh tốn tín dụng thư

NAVICO

Công ty Cổ phần Nam Việt

NAVIFEED

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ
NAVIFEED


NTTS

Ni trồng thủy sản

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

Illegal, Unreported,
and Unregulated
fishing

Letter of credit

P.TCNS-HC Phòng tổ chức nhân sự - hành chính
P.Ttra- PC

Phịng thanh tra pháp chế

P/O

Đơn đặt hàng

QLCL

Quản lý chất lượng

SWOT

Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,

thách thức

TCKT

Tài chính kế tốn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPP

Hiệp định Đối tác xun Thái Bình Dương

TTR

Phương thức thanh tốn chuyển tiền bằng
điện

USD

Đơ la Mỹ

VASEP

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản
Việt Nam

xiii


Telegraphic Transfer


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Chương mở đầu gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, bố cục đề tài nghiên cứu và ý nghĩa của
nghiên cứu
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất phù sa màu mỡ, hệ thống sơng
ngịi chằng chịt, dồi dào cá tơm cùng với khí hậu ơn hịa tạo điều kiện thuận
lợi cho việc chăn nuôi, trồng trọt cũng như nuôi trồng, chế biến, kinh doanh
xuất khẩu các loại thủy sản. Từ đó, mang đến một nguồn lợi lớn cho người dân
ở các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.
Trong khi đó, với nền cơng nghệ sản xuất hiện đại, cơng nghệ 4.0 thì
vấn đề xuất khẩu là một tất yếu để các doanh nghiệp hòa nhịp với cộng đồng
thế giới. Đặc biệt là tình hình xuất khẩu thủy sản đang diễn ra mạnh mẽ và
cạnh tranh gay gắt hơn để giành lấy thị trường, nhằm tăng thị phần. Do đó, để
đứng vững trước làn sóng cơng nghệ này thì các doanh nghiệp kinh doanh
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung cần phải đối
mặt với rất nhiều khó khăn. Họ phải đối mặt với việc cạnh tranh về chất
lượng, về giá, đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế hay tiêu
chuẩn của nước nhập khẩu, quan trọng hơn là phải có chiến lược giải quyết bài
tốn tăng lợi nhuận và giá cạnh tranh.
Công ty Cổ phần Nam Việt một trong những công ty hàng đầu trong
lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chế biến sản xuất thức ăn thủy sản và xuất khẩu
thủy sản. Sản phẩm của công ty có mặt trên 100 quốc gia gồm các thị trường
tương đối ổn đinh như Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ và các quốc gia khác.
Trong những năm qua, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về lợi

nhuận, uy tín của sản phẩm, đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường. Đặc biệt là tạo ra khối lượng công việc
đáng kể cho người dân, nhưng bên cạnh đó cũng gặp khơng ít khó khăn trong
hoạt động xuất khẩu thủy sản, đó là chương trình thanh tra cá da trơn, Bộ
thương mại Mỹ áp dụng thuế chống bán phá đối với tôm và cá tra Việt Nam,...
làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gặp rất nhiều trở
ngại . Do đó, đề tài sẽ: “ Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty Cổ
phần Nam Việt giai đoạn 2015- 2017” nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và
thực hiện mục tiêu sử dụng hiệu quả nguồn tài chính, nâng cao chất lượng sản
phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế và đi đôi cùng với việc cải
thiện tạo cuộc sống ổn định cho người lao động.

1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Nam Việt
(NAVICO).
 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của NAVICO.
 Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh việc xuất khẩu thủy sản cho
NAVICO.
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Phương pháp thu thập số liệu: các số liệu cần thiết cho đề tài được thu
thập từ số liệu thứ cấp từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh và báo cáo tài chính của cơng ty Navico.
 Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ trong công ty về các vấn đề liên quan
đến đề tài.

 Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp
thống kê, so sánh và phân tích SWOT.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

 Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của NAVICO.
 Đề tài phân tích dựa vào số liệu giai đoạn 2015 – 2017.
1.5 BỐ CỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

 Chương 1: Mở đầu. Phần này bao gồm các nội dung về lý do chọn đề
tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, sơ lược về phương pháp
nghiên cứu, nêu bố cục đề tài và ý nghĩa của nghiên cứu.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Gồm các khái niệm
có liên quan như các khái niệm và hình thức và vai trị của xuất khẩu,
khái niệm thủy sản, đặc điểm ngành thủy sản, các yếu tố tác động đến
xuất khẩu thủy sản và đưa ra mơ hình nghiên cứu. Từ đó, nêu các
phương pháp nghiên cứu. Gồm có quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên
cứu (sơ bộ và chính thức).
 Chương 3: Chương này sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài
và giới thiệu đơn vị nghiên cứu. Nội dung chương bao gồm: thiết kế
nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, nội dung của các bước nghiên cứu sơ
bộ và nghiên cứu chính thức. Giới thiệu về cơng ty Cổ phần Nam Việt
(NAVICO), giới thiệu về lĩnh vực hoạt động và cơ cấu tổ chức của
cơng ty và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
 Chương 4: Phân tích tình hình xuất khẩu của NAVICO giai đoạn 2015
– 2017. Chương này phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của cơng ty
giai đoạn 2015 đến 2017, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

2



thủy sản của cơng ty. Phân tích ma trận SWOT để thấy được những cơ
hội thách thức và điểm mạnh điểm yếu của công ty.
 Chương 5: Đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi
phí sản xuất, thủy sản, kiểm soát nguyên liệu đầu vào hợp lý, giải pháp
nâng cao kiến thức pháp luật thương mại quốc tế và phát triển sản phẩm
xuất khẩu. Đồng thời, rút ra kết luận về những thành tựu và khó khăn
của cơng ty, từ đó đưa ra kiến nghị đối với công ty và nhà nước.
1.6 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

 Việc nghiên cứu đề tài giúp cho bản thân bổ sung thêm nhiều kiến thức
về việc kinh doanh xuất khẩu, cũng như là hiểu rõ hơn về tình hình xuất
khẩu thủy sản của cơng ty NAVICO.
 Bên cạnh đó, đề tài đề xuất một vài giải pháp với hy vọng góp phần cải
thiện tình hình hiện nay và nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản của
công ty.
 Đề tài nghiên cứu mong là sẽ có giá trị như một nguồn tài liệu tham
khảo cho những bài nghiên cứu trong tương lai.

3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu gồm các nội dung: khái
niệm xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu, các hình thức và vai trị của xuất
khẩu, khái niệm và vai trị của thủy sản. Bên cạnh đó, cơ sở lý thuyết cịn trình
bày các chỉ số tài chính, ma trận SWOT và các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu thủy sản, từ đó đưa ra mơ hình nghiên cứu.
2.1 XUẤT KHẨU
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu


Theo Lê Thanh Phong (2006), “Xuất khẩu là quá trình thu doanh lợi
thơng qua việc đưa hàng hóa hoặc dịch vụ sản xuất trong nước bán ra thị
trường nước ngoài”.
Khác với Lê Thanh Phong (2006) Điều 28, Luật thương mại Việt Nam,
số 36/2005/QH11 định nghĩa rằng: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa
được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên
lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp
luật”
Vậy, xuất khẩu là việc đem hàng hóa hoặc dịch vụ sản xuất trong nước
bán ra thị trường nước ngồi, q trình này diễn ra khơng chỉ các cá thể riêng
biệt mà phải chịu sự điều hành của nhà nước, sự tham gia của cả hệ thống kinh
tế. Mục tiêu cuối cùng là thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo công việc
cũng như thu nhập cho người dân trong nước và góp phần đem lại lợi ích cho
tồn xã hội. Doanh nghiệp có thể xuất khẩu bằng các hình thức như xuất khẩu
trực tiếp, xuất khẩu ủy thác hay bằng hình thức liên doanh – liên kết.
2.1.2 Khái niệm kim ngạch xuất khẩu

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu là “trị giá hàng hóa xuất
khẩu được quy đổi về USD, đối với tờ khai có ngun tệ khác USD thì được
quy đổi về USD theo tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước cơng bố”.
2.1.3 Các hình thức xuất khẩu

 Xuất nhập khẩu trực tiếp: là hình thức cơng ty tự tìm kiếm thị trường
tiêu thụ và ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa bằng nguồn vốn
của cơng ty mình.
 Xuất nhập khẩu ủy thác: Là hình thức cơng ty nhận làm dịch vụ xuất
nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa của các đơn vị khác khơng có chức năng
xuất nhập khẩu trực tiếp (hoặc có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp
4



nhưng không đúng ngành nghề mà họ kinh doanh) để hưởng hoa hồng
dịch vụ.
 Liên doanh – liên kết: Là hình thức cơng ty dùng tài sản của mình để
góp vốn với các đơn vị kinh doanh khác trong và ngồi nước và được
chia lãi theo tỷ lệ vốn góp giữa các bên liên doanh.
(Lê Thanh Phong, 2006).
2.1.4 Vai trò của xuất khẩu

Xuất khẩu có vai trị to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia,
theo Bùi Xuân Lưu (2001), hoạt động này mang về lượng ngoại tệ lớn, tạo ra
nguồn vốn phục vụ cho việc nhập khẩu các thiết bị, máy móc, cơng nghệ và kỹ
thuật tiên tiến nhằm thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước. Nguồn vốn đến từ hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dịch vụ,
kinh doanh chênh lệch tỷ giá hối đoái và các nguồn vốn FDI, ODA,…. Do đó,
làm tăng thêm nguồn ngoại tệ và góp phần cân bằng cán cân thanh tốn.
Xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế
phát triển. Q trình xuất khẩu kích thích hoạt động sản xuất trong nước phát
triển theo hướng công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu trong và ngồi nước.
Thúc đẩy việc áp dụng các máy móc, thiết bị cơng nghệ vào sản xuất như các
máy móc và quy trình theo dây chuyền hiện đại được áp dụng vào trong sản
xuất nông nghiệp từ khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu
thụ. Nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng đồng nhất, tiết kiệm được thời gian, nhân
công và đạt hiệu quả cao.
Xuất khẩu khai thác được lợi thế so sánh của mỗi quốc gia dựa trên lý
thuyết lợi thế so sánh của David Ricacđo, ông nói rằng: “Nếu một quốc gia có
hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản
phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi
ích của chính mình”, và khi tham gia vào thương mại quốc tế thì “quốc gia có

hiệu quả thấp trong sản xuất các loại hàng hoá sẽ tiến hành chun mơn hố
sản xuất và xuất khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng là ít bất
lợi nhất và nhập khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng có bất
lợi lớn hơn”. Mỗi quốc gia đều có lợi thế và có thể tham gia vào thị trường thế
giới, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển.
Xuất khẩu góp phần thúc đẩy các nước mở rộng mối quan hệ thông qua
thương mại quốc tế, các hiệp ước thương mại hay các tổ chức thương mại thế
giới và khu vực. Từ đó, các quốc gia có được các ưu đãi về thuế,…theo quy
định của tổ chức hay sự thỏa thuận giữa các quốc gia.

5


Xuất khẩu là một hình thức mở rộng thị trường tiêu thụ hiệu quả ngày
nay. Việc tìm kiếm thị trường ngày nay khơng cịn bó hẹp ở trong nước nữa,
các doanh nghiệp dựa theo năng lực của mình và các chiến lược phù hợp mà
có thể mở rộng thị trường ra nước ngồi. Thậm chí nhiều doanh nghiệp định
hướng các thị trường nước ngoài là thị trường tiềm năng hay là thị trường mục
tiêu của doanh nghiệp mình và cũng có thể là các đại dương xanh mà các
doanh nghiệp ln hướng đến. Từ đó, làm tăng lợi nhuận, tăng thị phần, uy
tín, tạo thương hiệu vững chắc và có khả năng cạnh tranh với vô số những con
cá mập khác trong đai dương xanh của thế giới.
Ngoài ra, sản xuất hàng xuất khẩu giúp thu hút nguồn nhân lực dồi dào,
tạo phần lớn khối lượng công việc cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc
sống của họ.
2.2 THỦY SẢN
2.2.1 Khái niệm về thủy sản

Theo điều 3 của Luật thủy sản “Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật
trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí”.

Nguồn lợi mà thủy sản đem lại cho con người là rất lớn, thông qua việc
đánh bắt, ni trồng. Trong đó, tơm và cá là hai lồi đem lại giá trị cao nhất
trong ngành, khơng chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực mà còn thu nguồn ngoại
tệ lớn từ việc xuất khẩu.
2.2.2 Vai trò ngành thủy sản

Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế nông
nghiệp Việt Nam. Ngành thủy sản đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế
nước ta. Đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm
cho người dân cả nước. Đặc biệt là xuất khẩu thủy sản góp phẩn làm tăng kim
ngạch xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia. Từ đó, tạo cơng ăn
việc làm cho người dân trong nước, hạn chế thất nghiệp, góp phần làm tăng
GDP bình quân đầu người và thúc đẩy nền kinh tế từng bước phát triển.
Ngành thủy sản đã và đang ngày càng phát triển, tuy nhiên trong thời
gian qua ngành thủy sản đã gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên tình
trạng xâm ngập mặn kéo dài từ năm 2016 đến nay, từ đó làm nguồn cung
nguyên liệu giảm, ảnh hưởng đến nguyên liệu đầu vào chế biến xuất khẩu.
Ngoài ra, xuất khẩu thủy sản Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của các
hàng rào phi thuế quan và những yêu cầu khắt khe từ nước nhập khẩu. Do đó,
các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng như chính phủ cần có những biện
pháp hợp lý để khắc phục tình trạng này và nâng cao giá trị xuất khẩu.

6


2.3 CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
2.3.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán

 Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn là khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp

khi đến hạn bằng các tài sản ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn càng
cao điều đó cho thấy khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của cơng càng cao
và ngược lại.

Hệ số thanh tốn
ngắn hạn

Tài sản lưu động
=
Nợ ngắn hạn

 Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh là khả năng đáp ứng nhanh của vốn lưu động
trước các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh tốn nhanh càng lớn thì khả
năng thanh tốn nhanh càng cao và ngược lại.
Hệ số
Tiền + đầu tư ngắn hạn + các khoản phải thu
thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
2.3.2 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

 Tỷ số nợ
Tỷ số nợ là phần nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn. Nếu tỷ số nợ càng
thấp thì chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính cao.
Tổng nợ
Tỷ số nợ

=
Tổng tài sản


 Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu thể hiện tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh
nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình.
2.3.3 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

 Vịng quay khoản phải thu
Vòng quay khản phải thu cho biết tốc độ chuyển các khoản phải thu
thành tiền mặt hoặc là thời gian chậm trả trung bình các khoản phải thu.
7


Khi vịng quay càng lớn thì tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh
và ngược lại.
Doanh thu thuần
Vòng quay khoản phải thu =
Số dư bình quan các khoản phải
thu
 Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình qn luân
chuyển trong kỳ. Vòng quay hàng tồn kho càng cao thì càng tốt vì hạn
chế tình trạng ứ đọng vốn và sản phẩm tiêu thụ nhanh.
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân trong kỳ
 Vòng quay tài sản
Vòng quay tài sản đo lường khả năng tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào
tổng tài sản. Nếu số vịng quay càng lớn thì hiệu quả hoạt động càng cao.
Doanh thu thuần
Vòng quay tài sản =
Tổng tài sản trung bình

2.3.4 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Tỷ suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu thể hiện hiệu quả sản xuất kinh
doanh từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ số càng cao thì càng tốt.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu =
Doanh thu thuần
Tỷ suất sinh lời của tài sản là kết quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
để tạo ra lợi nhuận. Tỷ suất càng cao thì càng tốt.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời của tài sản =
Tổng tài sản
8


Tỷ suất sinh lợi/ Doanh thu thuần thể hiện lợi nhuận được tạo ra từ doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tỷ suất càng lớn thì doanh nghiệp hoạt
động càng hiệu quả.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lợi/ Doanh thu thuần =
Doanh thu thuần
Tỷ suất sinh lời doanh thu thuần đạt hiệu quả khi cả lợi nhuận và doanh
thu thuần đều tăng.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Tỷ suất sinh lời doanh thu thuần =
Doanh thu thuần
2.4 MA TRẬN SWOT

Ma trận SWOT giúp công ty đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của
công ty đồng thời khai thác những cơ hội và tìm hiểu những thách thức từ mơi

trường bên ngồi. Từ đó, phát triển bốn loại chiến lược:


Chiến lược điểm mạnh – cơ hội (S-O): Sử dụng điểm mạnh của công ty
để khai thác những cơ hội bên ngoài.

Chiến lược điểm yếu – cơ hội (W-O): Cải thiện điểm yếu bên trong để
khai thác cơ hội bên ngoài.

Chiến lược điểm mạnh – đe dọa (S-T): Sử dụng điểm mạnh để tránh các
mối đe dọa từ bên ngoài.

Chiến lược điểm yếu – nguy cơ (W-T): Tối thiểu hóa điểm yếu để tránh
ảnh hưởng của đe dọa.
□ Cách xây dựng
Bước 1: Liệt kê các cơ hội quan trọng bên ngồi cơng ty.
Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngồi cơng ty.
Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh bên trong công ty.
Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty.
Bước 5: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội để hình thành chiến lược S+O.
Bước 6: Kết hợp điểm yếu với cơ hội để hình thành chiến lược W+O.
Bước 7: Kết hợp điểm mạnh với đe dọa để hình thành chiến lược S+T.
Bước 8: Kết hợp điểm yếu với đe dọa để hình thành chiến lược W+T.
□ Mơ hình ma trận SWOT

9


Bảng 1. Ma trận SWOT


Môi
trường
ngoại vi

Cơ hội (O)

Đe dọa (T)

O1
O2
O3
O4

T1
T2
T3
T4

Điểm mạnh (S)

S+O
Sử dụng điểm mạnh để
khai thác cơ hội

S+T
Sử dụng điểm mạnh để
tránh đe dọa

Điểm yếu (W)


W+O
Cải thiện những điểm
yếu nhờ khai thác các
cơ hội

W+T
Tối thiểu hóa điểm yếu
để tránh ảnh hưởng của
đe dọa

Yếu tố
nội bộ

S1
S2
S3
S4
W1
W2
W3
W4

Nguồn: Huỳnh Phú Thịnh, 2009
2.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN

Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản (theo Nguyễn Tiến Dũng,
2017) bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến cung xuất khẩu như GDP của nước
xuất khẩu, dân số nước xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước xuất
khẩu, diện tích ni trồng của nước xuất khẩu; các yếu tố tác động đến cầu
nhập khẩu như GDP nước nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu; các yếu tố tác

động thúc đẩy hoặc cản trở xuất khẩu như khoảng cách giữa các quốc gia, tỷ
giá hối đoài, rào cản thương mại, chính sách hỗ trợ điều hành của chính phủ,
mức độ mở cửa nên kinh tế. Tuy nhiên, đối với cơng ty trong giai đoạn này có
một số yếu tố chính ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của cơng ty: các yếu tố
bên ngồi cơng ty như tỷ giá hối đoái, rào cản thương mại quốc tế và điều kiện
tự nhiên; các yếu tố bên trong công ty như nguồn nguyên liệu đầu vào, lao
động.
2.5.1 Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái (Exchange rate) là số lượng mà một đơn vị tiền tệ này có
thể được mua hay bán lấy một số nhất định đơn vị tiền tệ nước khác, giá cả
của một đồng tiền nước này tính ra bằng đồng tiền nước kia.

10


×