Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá sự tăng trưởng tín dụng ngắn hạn dưới tác động của cơ chế lãi suất tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 82 trang )

..

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÝ KIM XUYẾN

ĐÁNH GIÁ SỰ TĂNG TRƢỞNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ LÃI SUẤT TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á - CHI NHÁNH AN GIANG

Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Long Xuyên, tháng 4 năm 2011


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ SỰ TĂNG TRƢỞNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ LÃI SUẤT TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á - CHI NHÁNH AN GIANG

Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng

Sinh viên thực hiện: LÝ KIM XUYẾN
Lớp: DH8NH



Mã số SV: DNH073294

Người hướng dẫn: Th.S LA THU HÀ

Long Xuyên, tháng 4 năm 2011


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG

Người hướng dẫn: Th.S La Thu Hà
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Người chấm, nhận xét 1: …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Người chấm, nhận xét 2: …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Chuyên đề được bảo vệ tại Hội đồng chấm chuyên đề
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……


LỜI CẢM ƠN
---  --Qua bốn năm học tập và sinh hoạt tại trường Đại học An Giang, tôi đã có cơ hội
nghiên cứu, học hỏi và giao lưu dưới một mái nhà tri thức. Từ nơi này, tôi ý thức được
rằng chỉ cần có quyết tâm học hỏi để vươn lên và quan niệm sống tích cực thì chắc chắn
sẽ thành cơng trong cuộc sống. Những kinh nghiệm đó tôi được học từ rất nhiều người

mà tôi đã từng gặp và quen biết. Nay tôi xin gửi những lời cảm ơn chân thành đến
những người đã giúp tơi có những định hướng đầu đời đúng đắn và tích cực.
Đầu tiên, tơi xin kính gửi đến ba mẹ lịng biết ơn sâu sắc – hai người đã luôn động
viên, chăm lo, nuôi dưỡng và dạy dỗ tôi suốt cuộc đời.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô trường Đại học An Giang, đặc biệt là Quý
thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến
thức quý báu và tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô La Thu Hà, mặc dù chỉ mới làm việc với cô
trong thời gian ngắn nhưng tôi đã học được phong cách làm việc khoa học, cẩn thận của
cơ. Ngồi ra, trong suốt q trình thực hiện đề tài này cơ đã ln nhiệt tình hướng dẫn,
chỉ bảo để đề tài nghiên cứu của tôi đạt kết quả tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và toàn thể các anh chị cán bộ, nhân
viên Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh An Giang đã tạo điều kiện cho tơi có cơ hội
khảo sát, thu thập những thơng tin quý giá làm tiền đề cho sự phát triển đề tài tốt
nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng, các anh chị luôn vui vẻ, hỗ trợ, giúp đỡ
và cung cấp những thông tin cần thiết cho cả đề tài và cả hành trang cho sự nghiệp của
tôi sau này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người thân, bạn bè đã luôn
đồng hành, động viên, giúp đỡ tơi trong thời gian qua.
Kính gửi đến mọi người lời chúc sức khỏe, thành công và vui vẻ trong cuộc sống.
Xin trân trọng kính chào.
Sinh viên
Lý Kim Xuyến



MỤC LỤC
---  --Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài ............................................................................................ 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.5 Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................... 2
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................... 3
2.1 Khái quát về ngân hàng thương mại ........................................................................ 3
2.1.1 Khái niệm ....................................................................................................... 3
2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại ........................................................... 4
2.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại ................................................................. 4
2.1.4 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại ..................................................... 4
2.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ....................................................... 5
2.2.1 Khái niệm tín dụng ......................................................................................... 5
2.2.2 Đặc điểm tín dụng .......................................................................................... 5
2.2.3 Chức năng và vai trị của tín dụng.................................................................. 6
2.2.4 Phân loại tín dụng........................................................................................... 7
2.2.5 Rủi ro tín dụng................................................................................................ 9
2.2.6 Đảm bảo tín dụng ......................................................................................... 12
2.3 Khái quát về tín dụng ngắn hạn ............................................................................. 14
2.3.1 Khái niệm ..................................................................................................... 14
2.3.2 Nguyên tắc cho vay ...................................................................................... 14
2.3.3 Các bước cơ bản trong quy trình cho vay .................................................... 14
2.3.4 Các phương thức cho vay ngắn hạn ............................................................. 14
2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng .............................................................. 15
2.4.1 Khái niệm ..................................................................................................... 15
2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ....................................................... 16
2.5 Chính sách lãi suất ................................................................................................. 17
2.5.1 Các vấn đề cơ bản về lãi suất ....................................................................... 17
2.5.2 Các nhân tố tác động đến lãi suất ................................................................. 19
2.6 Tác động của lãi suất đến hoạt động tín dụng ngắn hạn ........................................ 20



Chƣơng 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á – CN AN GIANG
......................................................................................................................................... 22
3.1 Vài nét về Ngân hàng Hội Sở ................................................................................ 22
3.2 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh An Giang ........... 22
3.3 Vai trị của Ngân hàng TMCP Đơng Á – Chi nhánh An Giang đối với sự phát
triển kinh tế của tỉnh ........................................................................................................ 23
3.4 Sơ đồ tổ chức và chức năng các phòng ban ........................................................... 24
3.4.1 Sơ đồ tổ chức ................................................................................................ 24
3.4.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban ........................................................... 24
3.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm 2008 – 2010.......... 27
3.6 Đánh giá tình hình hoạt động của Ngân hàng và phương hướng kế hoạch năm
2011 của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh An Giang ......................................... 28
3.6.1 Thuận lợi ...................................................................................................... 28
3.6.2 Khó khăn ...................................................................................................... 29
3.6.3 Phương hướng hoạt động năm 2011 ............................................................ 29
Chƣơng 4: ĐÁNH GIÁ SỰ TĂNG TRƢỞNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN DƢỚI
TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐƠNG Á – CN
AN GIANG .................................................................................................................... 32
4.1 Chính sách tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đơng Á – Chi nhánh An Giang ......... 32
4.1.1 Một số nội dung cơ bản về quy chế cho vay ................................................ 32
4.1.2 Quy trình tín dụng ........................................................................................ 34
4.2 Diễn biến lãi suất trong giai đoạn 2008 – 2010 ..................................................... 38
4.3 Thực trạng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Á – CN An Giang..... 43
4.3.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn ............................. 44
4.3.2 Doanh số thu nợ theo mục đích sản xuất sử dụng vốn ................................. 47
4.3.3 Dư nợ cho vay theo mục đích sản xuất sử dụng vốn.................................... 50
4.3.4 Nợ quá hạn theo mục đích sản xuất sử dụng vốn ......................................... 53
4.3.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng .......... 55
4.4 Đánh giá tác động của lãi suất đến tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng

TMCP Đông Á ................................................................................................................ 58
4.4.1 Những kết quả đạt được ............................................................................... 58
4.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân của nó ........................................................ 59
Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐƠNG Á – CN AN GIANG .................... 61
5.1 Xu hướng lãi suất 2011 .......................................................................................... 61
5.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đơng Á –
Chi nhánh An Giang ....................................................................................................... 62


5.2.1 Tăng cường công tác huy động vốn ............................................................. 62
5.2.2 ... Hồn thiện chính sách tín dụng và tổ chức hợp lý khoa học quy trình tín
dụng .......... .. .................................................................................................................... 63
5.2.3 Đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa, quản lý rủi ro tín dụng .................... 64
5.2.4 Mở rộng cho vay tín chấp............................................................................. 65
5.2.5 Thực hiện cơ chế khốn tài chính đối với cán bộ tín dụng .......................... 65
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 66
6.1 Kết luận .................................................................................................................. 66
6.2 Kiến nghị ............................................................................................................... 67
6.2.1 Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ................................................ 67
6.2.2 Đối với Ngân hàng Hội sở ........................................................................... 67
6.2.3 Đối với Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh An Giang ........................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BIỂU BẢNG
---  --Trang
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2008 - 2010 ..
......................................................................................................................................... 26
Bảng 4.1: Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng và tài khóa thắt chặt trong ngắn hạn

và trung hạn. .................................................................................................................... 41
Bảng 4.2: Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn ............................... 42
Bảng 4.3: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn .................................. 47
Bảng 4.4: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn..................................... 48
Bảng 4.5: Nợ quá hạn ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn .......................................... 50
Bảng 4.6: Tỷ lệ vốn huy động/tổng nguồn vốn của NHTMCP Đông Á Chi nhánh An
Giang giai đoạn 2008 – 2010 .......................................................................................... 52
Bảng 4.7: Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn/tổng nguồn vốn của NHTMCP Đông Á Chi nhánh An
Giang giai đoạn 2008 – 2010 .......................................................................................... 53
Bảng 4.8: Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn/tổng vốn huy động của NHTMCP Đông Á Chi nhánh
An Giang giai đoạn 2008 – 2010 .................................................................................... 53
Bảng 4.9: Hệ số thu nợ ngắn hạn của NHTMCP Đông Á Chi nhánh An Giang giai
đoạn 2008 – 2010 ............................................................................................................ 54
Bảng 4.10: Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn của NHTMCP Đông Á Chi nhánh An Giang
giai đoạn 2008 – 2010 ..................................................................................................... 58


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
---  --Trang
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Vai trò của NHTM trong thị trường tài chính ................................................. 3
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh An Giang ................ 26
Sơ đồ 4.1: Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Đông Á – CN An Giang .......................... 33
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.2: Sự tác động của lãi suất đến cung và cầu vốn ............................................ 18
Biểu đồ 4.1: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn tại NH TMCP Đông Á – CN
An Giang giai đoạn 2008 -2010 ...................................................................................... 44
Biểu đồ 4.2: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn tại NH TMCP Đơng Á – CN
An Giang giai đoạn 2008 - 2010 ..................................................................................... 47
Biểu đồ 4.3: Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn tại NH TMCP Đông Á – CN An

Giang giai đoạn 2008 - 2010 ........................................................................................... 48
Biểu đồ 4.4: Nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn tại NH TMCP Đông Á – CN AN
Giang giai đoạn 2008 - 2010 ........................................................................................... 51


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
---  --CN

:

chi nhánh

EAB

:

ngân hàng thương mại cổ phần Đơng Á

HĐTD

:

hợp đồng tín dụng

KH

:

khách hàng


MM – TB

:

máy móc - thiết bị

NHNN

:

ngân hàng nhà nước

NHTM

:

ngân hàng thương mại

NHTMCP

:

ngân hàng thương mại cổ phần

NVTD

:

nhân viên tín dụng


SXKD

:

sản xuất kinh doanh

TCTD

:

tổ chức tín dụng

TD

:

tín dụng

TS

:

tài sản

USD

:

đơ la Mỹ


VLĐ

:

vốn lưu động

VNĐ

:

đồng Việt Nam


TÓM TẮT
---  --Cùng với sự tăng trưởng và phát triển khơng ngừng của nền kinh tế thì nhu cầu
vốn đã và đang là một nhu cầu vô cùng cấp thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tín dụng luôn là công cụ đắc lực để đáp
ứng nhu cầu đó. Nhận thấy tầm quan trọng của tín dụng đối với việc phát triển kinh tế xã hội, các NHTM cũng đang triển khai nhiều biện pháp để có những bước chuyển dịch
về cơ cấu tín dụng với phương châm: “Đầu tư cho chiều sâu của doanh nghiệp cũng
chính là đầu tư cho tương lai của ngành ngân hàng”. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả
cao trong kinh doanh tiền tệ thì mở rộng tín dụng phải gắn liền với nâng cao chất lượng
tín dụng, đặc biệt là trong giai đoạn có nhiều biến động nhất ở thị trường tiền tệ như
hiện nay.
Để làm rõ vấn đề trên, tôi tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng cấp tín dụng
ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh An Giang và tìm hiểu tác động của
chính sách lãi suất đến tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng này. Đề tài gồm
những nội dung chính sau:
Mở đầu sẽ là phần giới thiệu về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc thực hiện đề
tài.

Tiếp theo là trình bày lý thuyết có liên quan về ngân hàng thương mại, hoạt động
tín dụng, tín dụng ngắn hạn, các vấn đề của chính sách lãi suất. Đồng thời, phần này
cũng thơng qua các chỉ tiêu phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân
hàng.
Kế đến là phần giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Hội
sở, Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh An Giang, cơ cấu tổ chức, chức năng các
phòng ban. Ngoài ra, kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2008, 2009, 2010 và
những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động cũng như mục tiêu, phương hướng
hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới cũng được trình bày trong phần này.
Phần quan trọng nhất của đề tài sẽ tập trung nói về thực trạng tín dụng ngắn hạn
tại chi nhánh thơng qua việc phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho
vay, nợ quá hạn. Phần này cũng sẽ giới thiệu sơ lược về diễn biến lãi suất trong 3 năm
2008, 2009, 2010. Từ đó, đề tài đưa ra một số nhận định về sự tác động của lãi suất lên
tình hình cấp tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh. Từ thực trạng lãi suất đã phân tích, tác giả
sẽ nêu lên những dự đoán lãi suất trong năm 2011 và đề ra một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng tín dụng ngắn hạn cho Ngân hàng.
Cuối cùng sẽ là phần tổng hợp lại những vấn đề đã phân tích. Từ đó rút ra kết luận
và kiến nghị để nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh.
Trong thời gian nghiên cứu, mặc dù bản thân đã cố gắng hồn thiện đề tài nhưng
do thời gian cịn hạn chế và kiến thức thực tế chưa nhiều nên đề tài khó tránh khỏi sai
sót. Vì vậy, tơi rất mong được sự đóng góp của Q thầy cơ cùng với Ban lãnh đạo, cán
bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh An Giang để đề tài được hoàn
chỉnh hơn.


Chương 1: Giới thiệu

GVHD: Th.S La Thu Hà

Chƣơng 1

GIỚI THIỆU
1.1

Cơ sở hình thành đề tài

Cuộc đổi mới năm 1986 đã đánh dấu một thời kỳ quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Với biết bao thăng trầm đã qua, đất nước ta đã đổi
mới tồn diện bộ mặt kinh tế, văn hóa cũng như xã hội. Trong đó, nền kinh tế bao cấp
đã lột xác hồn tồn để từng bước hình thành nền kinh tế thị trường và hòa nhập vào
nền kinh tế thế giới.
Tính đến cuối năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP toàn tỉnh An Giang đạt 10,12%,
trong khi cả nước chỉ đạt 6,78%. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt 21.183
triệu đồng, tương đương 1.141USD vào năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến
tích cực theo hướng phát triển mạnh các ngành thương mại – dịch vụ với khu vực dịch
vụ chiếm 53,72% (tăng 1,54% so với năm 2009), khu vực công nghiệp – xây dựng
chiếm 12,82% (tăng 0,51% so với năm 2009), nông – lâm nghiệp chiếm 33,46% (giảm
2,05% so với 2009). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ vượt 30% kế
hoạch, kinh tế biên giới, du lịch, tài chính – tín dụng, nhà hàng, khách sạn,… phát triển
mạnh, tạo giá trị gia tăng cao.
Nhìn chung, tình hình kinh tế tỉnh An Giang năm 2010 đạt tốc độ tăng trưởng khá
cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2005 – 2010 đạt 10,34%. Tuy nhiên, tốc độ
tăng trưởng kinh tế này vẫn còn chưa đạt mục tiêu đề ra của Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh An Giang đề ra là 12%. Thương mại – dịch vụ tuy phát triển nhanh nhưng chưa
ổn định và đồng đều và qua các năm, chưa có giải pháp phịng ngửa rủi ro thị thường
đối với các mặt hàng chủ lực (gạo, cá), sức cạnh tranh hàng xuất khẩu còn thấp, thị
trường thiếu ổn định, cơng nghiệp thì phát triển chậm. Từ đó đã làm ảnh hưởng đến tốc
độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn. Vì vậy, để bắt kịp với sự tăng trưởng kinh
tế của các nước trên thế giới, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế Việt Nam nói chung
và tỉnh An Giang nói riêng khơng ngừng phấn đấu để mở rộng quy mô, nâng cao chất

lượng sản phẩm,… Cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của nền kinh tế,
nhu cầu vốn đã và đang là nhu cầu vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn do phải
hứng chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm nhiều ngân hàng lớn ở
Mỹ phải đóng cửa, sự tăng mạnh giá dầu, giá nguyên vật liệu, cùng với sự bất ổn về
chính trị đã gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế tồn cầu, trong đó có Việt Nam.
Ngồi ra, nước ta cịn phải đối mặt với nhiều khó khăn: lạm phát trong nước tăng cao,
thâm hụt thương mại… Và một điều hết sức quan trọng là lãi suất ngân hàng từ năm
2008 đến nay biến động liên tục đã gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trong thời gian qua. Nhiều tổ
chức, cá nhân đã vất vả với tiền lãi hàng tháng phải trả do hậu quả của lạm phát. Trước
tình hình kinh tế nước nhà gặp nhiều khó khăn và để thực hiện mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những phản ứng kịp
thời bằng cách sử dụng các chính sách tiền tệ quốc gia để kiềm chế lạm phát. Để tìm
hiểu những tác động của lãi suất trong giai đoạn lạm phát tăng cao, tơi tiến hành tìm
hiểu đề tài: “Đánh giá sự tăng trƣởng tín dụng ngắn hạn dƣới tác động của cơ chế
lãi suất hiện hành tại ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh An Giang”.

SVTH: Lý Kim Xuyến – DH8NH

Trang 1


Chương 1: Giới thiệu

GVHD: Th.S La Thu Hà

Mục tiêu nghiên cứu

1.2


Qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả mong muốn sẽ tìm hiểu rõ những vấn đề sau:
 Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn của ngân hàng giai đoạn 2008 – 2010.
 Tìm hiểu về lãi suất và tác động của nó đến khả năng cấp tín dụng của ngân
hàng TMCP Đông Á – chi nhánh An Giang.
 Từ đó, nêu ra một số giải pháp kích thích tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng
TMCP Đơng Á – chi nhánh An Giang.
1.3

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: lãi suất, các thơng tin có liên quan về tình hình tín dụng
ngắn hạn của ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh An Giang giai đoạn 2008 – 2010.
 Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động của ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh
An Giang rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian có hạn nên tơi
chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu tình hình tín dụng ngắn hạn và vấn đề nhạy cảm về
lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động cấp tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng qua 3 năm 2008,
2009, 2010
1.4

Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập thông tin

 Kết hợp kiến thức lý thuyết đã học ở trường và thực tế trong thời gian thực
tập tại ngân hàng.
 Thu thập những thông tin có liên quan từ việc nghiên cứu sách, báo,
internet… và một số thông tin từ việc chỉ dẫn của giảng viên hướng dẫn và các anh chị
ngân hàng trong thời gian thực tập.
 Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, Bảng cân đối kế toán, biểu lãi suất, các số liệu thống kê có liên quan tình hình tín

dụng ngắn hạn của ngân hàng,… tại ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2010.
 Phương pháp xử lý thông tin: Dùng phương pháp phân tích đồ thị, so sánh số
tuyệt đối, tương đối qua các năm để phân tích. Các phương pháp này có thể được sử
dụng riêng lẽ hoặc kết hợp để làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
1.5

Ý nghĩa thực tiễn
 Đối với ngân hàng:
 Thấy được thực trạng tình hình cấp tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng qua 3

năm.
 Đề tài nghiên cứu nhằm giúp cho ngân hàng Đơng Á - chi nhánh An Giang
có thêm một số biện pháp đẩy mạnh việc cấp tín dụng ngắn hạn và hạn chế rủi ro, tạo
thêm nhiều lợi nhuận hơn nữa trong thời gian tới.
 Đối với cá nhân: hiểu rõ hơn về nghiệp vụ cấp tín dụng và các hoạt động khác
trong ngân hàng, nâng cao khả năng hiểu biết về chuyên ngành đang học và tạo nền tảng
tốt khi ra trường.

SVTH: Lý Kim Xuyến – DH8NH

Trang 2


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

GVHD: Th.S La Thu Hà

Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1


Khái quát về ngân hàng thƣơng mại

2.1.1 Khái niệm
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của NHTM được xem như là một tất yếu khách
quan, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hàng hóa. Đồng thời, nó mở ra một bước ngoặt
quan trọng về sự tiến bộ trong lịch sử của xã hội loài người. NHTM là loại hình ngân
hàng lâu đời nhất có từ lúc ngân hàng mới ra đời nên nó rất phổ biến và chiếm số lượng
lớn trong nền kinh tế. Vì vậy, NHTM được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau.
Theo Luật số 02/1997/QH10 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam khẳng định:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng
và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”.
Ngày nay, con người quan niệm: “Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao
dịch trực tiếp với các cơng ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền
gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện
thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên”.(1)
Đạo luật Ngân hàng của Cộng Hịa Pháp cũng chỉ rõ: “Ngân hàng thương mại là
những cơ sở nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của cơng chúng dưới hình thức
ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các
nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
Tóm lại, qua q trình tồn tại và phát triển của mình các NHTM đã chứng tỏ được
vai trị của một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính bởi bề
dày kinh nghiệm cũng như những lợi thế khác trong hoạt động, đặc biệt đối với nền
kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
Chúng ta có thể thấy vị trí của các NHTM trong thị trường tài chính qua sơ đồ
sau:
Sơ đồ 2.1: Vai trị của NHTM trong thị trƣờng tài chính

Vốn
Người cho vay:

- Hộ gia đình

Các trung gian tài chính:
NHTM, Cơng ty tài
chính, cơng ty bảo hiểm
Bảo hiểm

Người cho vay:
Vốn

- Hộ gia đình

- Tổ chức kinh tế

- Tổ chức kinh tế

- Chính phủ

- Chính phủ

- Người
ngồi...

nước

Các thị trường
tài chính

- Người
ngồi...


nước

PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn. 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TP. Hồ Chí Minh:
NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
(1)

SVTH: Lý Kim Xuyến – DH8NH

Trang 3


Chương 2: Cơ sở lý thuyết
2.1.2

GVHD: Th.S La Thu Hà

Chức năng của ngân hàng thƣơng mại(2)

 Trung gian tín dụng: Đây là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM,
nó khơng những cho thấy bản chất của NHTM mà cịn cho thấy nhiệm vụ chính yếu của
NHTM.
 NHTM là trung gian chuyển vốn tiền tệ từ nơi thừa sang nơi thiếu.
 Ngân hàng không phải là trung gian tài chính thuần túy, mà là trung gian tín
dụng, nghĩa là việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của chức năng này phải theo ngun
tắc “hồn trả” vơ điều kiện.
 Trung gian thanh toán: NHTM đại diện cho cá nhân, tổ chức thanh toán dựa
trên số tiền gửi tại ngân hàng. Nhờ thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng mà giảm
được nhiều khoản chi phí ẩn, quản lý lưu thông tiền mặt… Nhiệm vụ cụ thể của chức
năng này gồm:

 Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho các tổ chức và cá nhân.
 Quản lý và cung cấp phương tiện thanh toán cho khách hàng.
 Tổ chức và kiểm sốt quy trình thanh tốn giữa các khách hàng.
 Cung ứng dịch vụ ngân hàng:
 Đó là các dịch vụ mà chỉ có các ngân hàng với những ưu thế của nó mới có
thể thực hiện được một cách trọn vẹn và đầy đủ.
 Đó là các dịch vụ gắn liền với hoạt động ngân hàng không những cho phép
NHTM thực hiện tốt yêu cầu của khách hàng, mà cịn hỗ trợ tích cực để NHTM thực
hiện tốt hơn chức năng thứ nhất và thứ hai của NHTM.
2.1.3

Vai trò của ngân hàng thƣơng mại (3)

 NHTM giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
 NHTM góp phần phân bổ hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia,
tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế.
 NHTM tạo mơi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW.
 NHTM là cầu nối kinh tế cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc
gia.
2.1.4

Các nghiệp vụ của ngân hàng thƣơng mại(4)

Mặc dù khi mới ra đời, hoạt động chủ yếu của NHTM là cho vay và làm trung
gian thanh toán nhưng mục tiêu cơ bản của NHTM là tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận
trong phạm vi khn khổ pháp luật nên các hoạt động ngày nay của NHTM rất phong
phú và đa dạng.
Một số nghiệp vụ chủ yếu của các NHTM:
PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn. 2005. Tiền tệ ngân hàng. TP. Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê.

TS. Nguyễn Thị Phương Liên. 2003. Tiền tệ và ngân hàng. TP. Hồ Chí Minh: NXB Thống
Kê.
(2), (4)
(3)

SVTH: Lý Kim Xuyến – DH8NH

Trang 4


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

GVHD: Th.S La Thu Hà

 Huy động vốn.
 Cho vay ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn.
 Chiết khấu chứng từ có giá và bao thanh tốn.
 Cho th tài chính.
 Bảo lãnh ngân hàng.
 Thanh toán qua ngân hàng và cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác.
 Các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.
2.2

Hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

Trong nền kinh tế thị trường không ngừng biến động như ngày nay, bất kể một
chủ thể kinh tế nào cũng thường gặp phải tình trạng thừa hoặc thiếu vốn tạm thời. Để
điều hịa tình trạng này, có nhiều cách khác nhau. Một trong những giải pháp hữu hiệu
và cũng là công cụ kinh tế khơng thể thiếu đó là tín dụng.
2.2.1 Khái niệm tín dụng(5)

Tín dụng, theo tiếng Latinh gọi là Creditium, tiếng Anh gọi là Credit, có nghĩa là
tin tưởng và tín nhiệm.
Thuật ngữ “tín dụng” dùng để chỉ một số hành vi như: ứng trước tiền hàng, bán
chịu hàng hóa, cho vay vốn, chiết khấu chứng từ, bảo lãnh… Tín dụng là một phạm trù
kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội. Vì vậy, tín dụng được
hiểu theo nhiều cách khác nhau:
 Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi
vay và người cho vay dựa trên ngun tắc hồn trả.
 Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang
cho người sử dụng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.
Tín dụng là một trong những quan hệ xã hội hình thành từ rất sớm gắn liền với sự
ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa. Nó được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Và theo thời gian, với tốc độ phát triển vượt bậc của nền kinh tế ngày nay, quan hệ tín
dụng đã ngày càng được mở rộng và phong phú hơn về hình thức, chủng loại.
2.2.2 Đặc điểm tín dụng(6)
Mặc dù tín dụng có một q trình tồn tại và phát triển lâu dài qua nhiều hình thái
kinh tế xã hội với nhiều hình thức khác nhau, song tín dụng ln đảm bảo các điểm
trọng yếu sau:
 Tín dụng trước hết là sự chuyển giao một số tiền (hiện kim) hoặc tài sản (hiện
vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng.
 Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được hồn trả.

TS. Nguyễn Minh Kiều. 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TP. Hồ Chí Minh: NXB
Thống Kê
(6)
PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn. 2005. Tiền tệ ngân hàng. TP. Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê.
(5)

SVTH: Lý Kim Xuyến – DH8NH


Trang 5


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

GVHD: Th.S La Thu Hà

 Giá trị của tín dụng khơng những được bảo tồn mà cịn được nâng cao nhờ lợi
tức tín dụng.
2.2.3

Chức năng và vai trị của tín dụng(7)

 Chức năng của tín dụng
Tín dụng có 03 chức năng cơ bản:
 Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ.
Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng. Tập trung và phân phối vốn tiền tệ là
hai mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng:
 Mặt tập trung vốn tiền tệ được biểu hiện ở sự hoạt động của hệ thống tín
dụng, từ đó ngân hàng là nơi tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi của dân chúng, vốn bằng
tiền của các doanh nghiệp, vốn bằng tiền của các tổ chức đoàn thể, xã hội,…
 Ngân hàng sẽ sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi tập trung được để thực hiện cấp
tín dụng cho những khách hàng có nhu cầu, đây chính là chức năng phân phối lại vốn
tiền tệ.
Nhờ chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ mà phần lớn nguồn tiền
trong xã hội tạm thời “nhàn rỗi” đã được huy động và sử dụng cho các nhu cầu của sản
xuất và đời sống, làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong xã hội tăng lên.
 Tiết kiệm được lượng tiền mặt và chi phí lưu thơng cho xã hội.
Nhờ hoạt động của tín dụng mà nó có thể phát huy chức năng tiết kiệm tiền mặt
cho xã hội và chi phí lưu thơng cho tồn xã hội, điều này thể hiện qua các mặt sau:

 Trước hết, tín dụng góp phần tạo điều kiện cho sự ra đời các công cụ lưu
thông tiền tệ như thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, các loại séc… đã thay thế một
lượng tiền mặt đang lưu hành, qua đó có thể tiết giảm một số chi phí như in và đúc tiền,
vận chuyển, bảo quản tiền…
 Hoạt động tín dụng cùng với hệ thống thanh toán qua ngân hàng ngày càng
được mở rộng đã tạo điều kiện thúc đẩy cho các quan hệ kinh tế, việc giao dịch thông
qua tài khoản dưới các hình thức: chuyển khoản, thanh tốn bù trù…
Cũng nhờ hoạt động của tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được
huy động để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thơng hàng hóa, làm tăng tốc
độ chu chuyển vốn của nền kinh tế.
 Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế.
Đây là chức năng phát sinh, hệ quả của hai chức năng trên.
Thông qua công tác huy động vốn và cho vay của Ngân hàng đã phần nào phản
ánh tình hình khối lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội, nhu cầu vốn của cá nhân và tổ chức
kinh tế… Bên cạnh việc ngân hàng yêu cầu minh bạch tình hình tài chính và giám sát
hoạt động của khách hàng vay vốn giúp cho ngân hàng có thể phát hiện những bất
thường trong tình hình tài chính, tăng cường kiểm sốt đối với các chủ thể kinh tế có sử
dụng
vốn
vay.

(7)

PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn. 2005. Tiền tệ ngân hàng. TP. Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê.

SVTH: Lý Kim Xuyến – DH8NH

Trang 6



Chương 2: Cơ sở lý thuyết

GVHD: Th.S La Thu Hà

 Vai trị của tín dụng
Tín dụng ln đóng vai trị to lớn trong sự phát triển của nền kinh tế xã hội bởi
các yếu tố sau:
 Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thơng hàng hóa phát triển.
Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hịa vốn trong nền kinh tế, tạo điều
kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh phát triển. Trong nền kinh tế hàng hóa, tín dụng
là một trong những nguồn vốn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh
nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp phần động viên hàng hóa đi vào sản xuất, thúc đẩy khoa
học kỹ thuật đẩy mạnh quá trình tái sản xuất để đưa vào lưu thơng.
 Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả.
Trong khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ thì tín dụng
đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu thơng trong nền kinh tế, đặc biệt là lượng tiền
mặt huy động từ các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần làm
ổn định tiền tệ. Mặt khác, tín dụng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh
tế hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh.
 Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã
hội.
Tín dụng góp phần thúc đẩy q trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
đạt hiệu quả, không ngừng lớn mạnh về quy mô, chất lượng, tạo công việc ổn định cho
nhiều người lao động. Với nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ gia tăng
đã ngày càng thỏa mãn nhu cầu đời sống của nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội, giúp
mọi người có cái nhìn hồn thiện hơn về cuộc sống.
 Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế.
Với nền kinh tế “mở” như hiện nay, tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong
những phương tiện nối liền mối quan hệ kinh tế giữa các nước với nhau. Đối với các
nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụng ln đóng vai trò rất quan

trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa, tiến trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
cũng diễn ra sn sẻ hơn nhờ sự hỗ trợ tín dụng của quốc tế.
2.2.4 Phân loại tín dụng(8)
Tín dụng có nhiều hình thức khác nhau. Việc phân loại tín dụng giúp ta hiểu rõ
hơn thêm sự khác biệt của từng loại tín dụng và qua đó có thể sử dụng hoặc hiểu được
tín dụng trong từng hồn cảnh cụ thể.
 Dựa vào thời hạn tín dụng
Thơng thường ngân hàng căn cứ vào thời hạn tín dụng để xác định phân loại tín
dụng. Có thể chia làm 3 loại:

TS. Nguyễn Minh Kiều. 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TP. Hồ Chí Minh: NXB
Thống Kê
(8)

SVTH: Lý Kim Xuyến – DH8NH

Trang 7


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

GVHD: Th.S La Thu Hà

 Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng. Mục đích của
loại này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động của các doanh
nghiệp, và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
 Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60
tháng. Ngân hàng cho khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư vào hoạt động sản
xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Đối tượng vay chủ yếu là các doanh nghiệp.
 Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng. Ngân hàng cho

khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu đầu tư vào những dự án đầu tư có quy mơ rộng lớn
như các cơng trình: cầu cống, trường học, cơng viên, bệnh viện…
 Dựa vào mục đích của tín dụng
Theo tiêu thức này, tín dụng có thể chia ra thành các loại như sau:
 Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp: Ngân hàng tài
trợ vốn kinh doanh cho nhiều đối tượng khách hàng, nhưng quan trọng nhất vẫn là các
doanh nghiệp. Các hình thức cho vay được xem xét chủ yếu là bổ sung vốn lưu động
thiếu hụt của khách hàng. Vì vậy các yếu tố quan trọng mà ngân hàng tập trung xem xét
là: khả năng kinh doanh, tình hình tài chính, hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng.
 Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân,
hộ gia đình như chi tiêu thường xuyên, sửa chữa nhà cửa, mua sắm tài sản. Cho vay tiêu
dùng được phân thành nhiều hình thức sau: cho vay cầm cố, cho vay có đảm bảo bằng
tàu sản hình thành từ tiền vay, cho vay có đảm bào bằng lương hay thu nhập.
 Cho vay bất động sản: là loại cho vay để đầu tư kinh doanh bất động sản,
xây dựng nhà để bán, sửa chữa mua bán nhà cửa.
 Cho vay sản xuất nông nghiệp: là loai cho vay để trang trải các chi phí sản
xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn cho gia súc.
 Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu: là loại cho vay nhằm tài trợ bổ sung
vốn lưu động để sản xuất gia công, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu và bổ sung vốn
lưu động để nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh.
 Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng
 Cho vay khơng có đảm bảo: là loại cho vay khơng có tài sản thế chấp, cầm
cố, bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để
quyết định cho vay.
 Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền
vay như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
 Dựa vào phƣơng thức cho vay
 Cho vay theo món vay: là loại tín dụng mà ngân hàng xem xét, quyết định
cho vay và khách hàng phải lập hồ sơ vay theo từng món vay. Phương thức cho vay này

áp dụng đối với những khách hàng nào khơng có nhu cầu vay thường xun và tốc độ
vòng quay vốn tương đối chậm.
 Cho vay theo hạn mức tín dụng: là loại tín dụng mà ngân hàng xem xét,
quyết định cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nhất định. Khách hàng chỉ cần lập
SVTH: Lý Kim Xuyến – DH8NH

Trang 8


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

GVHD: Th.S La Thu Hà

hồ sơ xin vay vào đầu kỳ kế hoạch còn trong kỳ, mỗi khi phát sinh nhu cầu vay trong
hạn mức tín dụng được cấp, khơng cần phải lập hồ sơ mà chỉ cần lập các chứng từ
chứng minh nhu cầu vốn vay để ngân hàng xem xét phát tiền vay theo hạn mức.
 Dựa vào phƣơng thức hoàn trả nợ vay
 Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi
đáo hạn.
 Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay cịn gọi là cho vay trả góp.
 Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng khơng có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tùy khả
năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
 Dựa vào chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng
 Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các cơng ty, xí nghiệp, các tổ
chức kinh tế với nhau, được thực hiện dưới nhiều hình thức mua bán chịu hàng hóa cho
nhau. Tín dụng thương mại ra đời sớm hơn các hình thức tín dụng khác và giữ vai trị là
cơ sở để các hình thức tín dụng khác ra đời.
 Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các xí
nghiệp, tổ chức kinh tế, các tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân
hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay đối với các đối tượng nói trên. Tín

dụng ngân hàng là hình thứ tín dụng chủ yếu, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền
kinh tế bởi đây là hình thức tín dụng chun nghiệp, hoạt động của nó rất đa dạng và
phong phú.
 Tín dụng Nhà nước: là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các đơn vị và cá
nhân trong xã hội, trong đó chủ yếu là Nhà nước đứng ra huy động vốn của các tổ chức
và cá nhân bằng cách phát hành trái phiếu để sử dụng vì mục đích và lợi ích chung của
tồn xã hội.
 Tín dụng quốc tế: là quan hệ tín dụng giữa các chính phủ, giữa các tổ chức
tài chính tiền tệ được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau nhằm trợ giúp lẫn
nhau để phát triển kinh tế xã hội của một nước.
2.2.5 Rủi ro tín dụng(9)
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh đều chứa đựng những rủi
ro tiềm ẩn. Và hoạt động kinh doanh của NHTM là một hoạt động rất nhạy cảm nên
cũng khơng tránh khỏi rủi ro. Trong đó, rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất có thể xảy
ra và thường chịu hậu quả nặng nề nhất bởi hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của
NHTM.
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng khơng thực hiện được
các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng. Theo quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng,
rủi ro tín dụng là khơng thể tránh khỏi, là khách quan. Rủi ro tín dụng là bạn đường
trong kinh doanh, có thể đề phịng, hạn chế, chứ không loại trừ. Do vậy, rủi ro dự kiến
luôn được xác định trước trong chiến lược hoạt động chung của ngân hàng.
 Một vài dẫn chứng về tổn thất do rủi ro tín dụng mang lại

(9)

PGS.TS Phan Thị Thu Hà. 2009. TP. Hồ Chí Minh: NXB Giao Thơng Vận Tải.

SVTH: Lý Kim Xuyến – DH8NH

Trang 9



Chương 2: Cơ sở lý thuyết

GVHD: Th.S La Thu Hà

 Vào những năm 1970, các NHTM nước ngoài cho các nước kém phát triển vay
hàng trăm tỷ đô la. Vào những năm 1980, các khoản cho vay này trở nên khó thu hồi,
các NHTM bị thua lỗ rất lớn.
 Ngân hàng Ilinois 1984, ngân hàng BOA vào 1991 đều gặp phải sự giảm sút rất
lớn của tiền gửi, dẫn đến mất khả năng thanh toán.
 Vào năm 1997, nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam do mở rộng cho vay
tràn lan đã rơi vào tình trạng nợ quá hạn, nợ khó địi cao.
 Vào cuối năm 1997, khủng hoảng tài chính đã làm cho nhiều ngân hàng ở
châu Á bị mất hàng tỷ đô la Mỹ, bị phá sản hoặc buộc phải sát nhập.
 Các nguyên nhân và dấu hiệu của rủi ro tín dụng
Có rất nhiều ngun nhân gây rủi ro tín dụng. Các nhà quản lý rủi ro tín dụng cần
xác định những nguyên nhân cụ thể, cách thức gây rủi ro tín dụng để có biện pháp hạn
chế.
 Những nguyên nhân bất khả kháng
Có những nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay, làm họ mất khả
năng thanh toán cho ngân hàng như:
 Thiên tai, lũ lụt, hạn hán hoặc chiến tranh.
 Những thay đổi ở tầm vĩ mơ như: thay đổi chính phủ, chính sách kinh tế, hàng
rào thuế quan…
Những nguyên nhân này thường xuyên xảy ra, tác động của nó đến người vay là
nặng nề làm khả năng trả nợ của họ bị suy giảm.
 Nguyên nhân thuộc về chủ quan ngƣời vay
 Trình độ yếu kém của người vay trong dự đốn các vấn đề kinh doanh, yếu
kém trong quản lý, không tính tốn kỹ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra hoặc chủ định

lừa đảo cán bộ ngân hàng.
 Để đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa của mình, nhiều người vay tìm mọi thủ
đoạn ứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai, mua chuộc,…
 Người vay kinh doanh có lãi song vẫn khơng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn
với hy vọng có thể quỵt nợ, sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.
 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng
 Chính sách cho vay liều lĩnh, cụ thể là ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều
vào một doanh nghiệp, một thành phần kinh tế hay một khu vực kinh tế nào đó.
 Chính sách quản lý chưa thực sự nghiêm túc, làm cho một số nhân viên cịn lơ
là trong nhiệm vụ của mình.
 Cán bộ ngân hàng khơng chấp hành đúng quy trình cho vay, vi phạm đạo đức
kinh doanh như: cho vay khống, thiếu tài sản thế chấp, cho vay vượt tỷ lệ an tồn…
 Q trình thẩm định khơng kỹ càng dẫn đến giá trị đảm bảo tài sản tiền vay
không đáp ứng được yêu cầu thu nợ của ngân hàng.

SVTH: Lý Kim Xuyến – DH8NH

Trang 10


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

GVHD: Th.S La Thu Hà

 Thiếu thông tin khách hàng, không theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay của
khách hàng.
 Những thiệt hại do rủi ro tín dụng mang lại
 Đối với ngân hàng:
 Khi rủi ro xảy ra, trước hết thu nhập của ngân hàng sẽ giảm sút, dẫn đến tỷ
suất lợi tức và thị giá cổ phiếu của ngân hàng giảm.

 Rủi ro làm giảm quỹ dự phòng, giảm vốn và quỹ của ngân hàng. Để giải
quyết vấn đề có thể ngân hàng sẽ giảm lương, giảm lao động,…
 Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản với việc hàng loạt người
gửi tiền rút tiền ra khỏi ngân hàng, và việc phải đóng cửa, tuyên bố phá sản là tất yếu.
 Rủi ro làm giảm uy tín ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể
đánh mất thương hiệu của ngân hàng.
 Đối với nền kinh tế - xã hội:
 Rủi ro khiến ngân hàng bị thua lỗ và phá sản, sẽ ảnh hưởng đến hàng nghìn
người gửi tiền vào ngân hàng, nhiều doanh nghiệp không được đáp ứng nhu cầu vốn…
làm cho nền kinh tế suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, gây rối loạn
trật tự xã hội và hơn nữa, sẽ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng trong nước,
trong khu vực.
 Hơn nữa sự phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của hàng
loạt các ngân hàng khác và ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế.
 Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, vì trong
điều kiện hội nhập và tồn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế của mỗi quốc
gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặc khác, mối liên hệ về tiền tệ,
đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ln ảnh
hưởng trực tiếp đến các nước có liên quan.
 Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng
 Thực hiện đúng các quy định về an tồn tín dụng được ghi trong luật các tổ
chức tín dụng và trong các Nghị định của ngân hàng Nhà nước.
 Tiếp tục đào tạo cán bộ tín dụng để có thể tiếp cận nhanh nhất với những thay
đổi về cơ chế, chính sách, những thông tin biến động trên thị trường, về tài chính doanh
nghiệp, dự án đầu tư và các vấn đề liên quan đến cơng tác tín dụng.
 Xây dựng chiến lược đa dạng hóa tài sản đảm bảo, nâng cao tỷ trọng cho vay
có bảo đảm bằng tài sản.
 Phân loại và xếp hạng rủi ro theo ngành, nhóm ngành theo định kỳ, qua đó xác
định hạn mức tín dụng cho từng ngành, nhóm ngành.
 Hồn thiện quy trình thẩm định đã ban hành phù hợp với thực tiễn phát sinh

trong hoạt động kinh doanh.
 Phân loại, nhóm khách hàng, tránh cho vay tập trung để phân tán rủi ro.

SVTH: Lý Kim Xuyến – DH8NH

Trang 11


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

GVHD: Th.S La Thu Hà

2.2.6 Đảm bảo tín dụng(10)
Đảm bảo tín dụng hay cịn được gọi là đảm bảo tiền vay là việc tổ chức tín dụng
áp dụng các biện pháp nhằm phịng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi
được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
Có 4 hình thức bảo đảm tín dụng:
 Đảm bảo tín dụng bằng tài sản thế chấp
Là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để đảm bảo khả
năng hoàn trả vốn vay. Thế chấp tài sản là việc bên đi vay sử dụng bất động sản thuộc
sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa
vụ đối với bên cho vay.
Đối tượng của thế chấp tài sản luôn là bất động sản: nhà cửa, đất đai, cơng trình
xây dựng gắn liền với đất, kể cả các loại tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng
trên đất… Những bất động sản có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng
thuộc tài sản thế chấp.
Người thế chấp không chuyển giao bất động sản cho người nhận thế chấp, mà chỉ
chuyển giao giấy tờ sở hữu và văn thư thế chấp tài sản.
 Đảm bảo tín dụng bằng tài sản cầm cố
Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản thuộc sở hữu của

mình cho bên cho vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Tài sản cầm cố có hai loại:
 Đối với loại tài sản không đăng ký quyền sở hữu, khi cầm cố tài sản phải được
giao nộp cho bên cho vay.
 Đối với tài sản có đăng ký sở hữu, khi cầm cố hai bên có thể thỏa thuận để bên
cầm cố giữ tài sản hoặc giao tài sản cầm cố cho bên thứ ba giữ.
Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau:
 Tài sản hữu hình: xe cộ, máy móc, máy bay, vàng bạc…
 Tiền trên tài khoản tiền gửi, ngoại tệ.
 Giấy tờ có giá như: cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, thương phiếu.
 Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp…
 Lợi tức và quyền phát sinh từ tài sản cầm cố.
 Đảm bảo tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được
tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng. Đảm bảo tiền vay bằng
tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngân hàng.
Việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay được áp dụng trong các
trường hợp sau:

(10)

TS. Nguyễn Minh Kiều. 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TP.Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê.

SVTH: Lý Kim Xuyến – DH8NH

Trang 12


Chương 2: Cơ sở lý thuyết


GVHD: Th.S La Thu Hà

 Tổ chức tín dụng cho vay trung hạn, dài hạn đối với các dự án đầu tư phát triển
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, nếu khách hàng vay và tài sản hình thành từ
vốn vay đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
 Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho tổ chức tín dụng cho vay
đối với khách hàng vay và đối tượng vay trong một số trường hợp cụ thể.
Khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay phải có đủ các điều kiện sau đây:
 Đối với khách hàng vay
 Có tín nhiệm với tổ chức tín dụng.
 Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
 Có dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả năng
hồn trả nợ; hoặc có dự án, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định
của pháp luật.
 Có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng
các biện pháp cầm cố, thế chấp tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư của dự án.
 Đối với tài sản
 Tài sản hình thành từ vốn vay dùng làm bảo đảm tiền vay phải xác định được
quyền sở hữu hoặc được giao quyền sử dụng; giá trị, số lượng và được phép giao dịch.
Nếu tài sản là bất động sản gắn liền với đất thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đối với khu đất mà trên đó tài sản sẽ được hình thành và phải hoàn thành các thủ tục
về đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
 Đối với tài sản mà pháp luật có quy định phải mua bảo hiểm, thì khách hàng
vay phải cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay vốn khi tài sản đã được hình
thành đưa vào sử dụng.
 Đảm bảo tín dụng bằng hình thức bảo lãnh
Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực
hiện nghĩa vụ thay cho bên cho vay (người được bảo lãnh), nếu khi đến hạn mà người
bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.

Bảo lãnh có thể chia thành hai loại chính: Bảo lãnh bằng tài sản và bảo lãnh bằng
tín chấp.
 Bảo lãnh bằng tài sản là hình thức bảo lãnh áp dụng đối với người bảo lãnh
thiếu các tiêu chuẩn về uy tín hoặc năng lực tài chính, trong trường hợp này người bảo
lãnh cần phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố thì mới được ngân hàng chấp nhận bảo
lãnh. Theo phương thức này, khi khách hàng vay vốn không trả được nợ thì người bảo
lãnh trả thay. Nếu người bảo lãnh không thực hiện được cam kết, ngân hàng có quyền
thu hồi nợ thơng qua bán lại tài sản thế chấp hoặc cầm cố theo quy định vủa pháp luật.
 Bảo lãnh khơng có tài sản đảm bảo (bảo đảm bằng tín chấp) là hình thức bảo
lãnh áp dụng đối với người bảo lãnh có khả năng tài chính mạnh và có uy tín với ngân
hàng thì có thể ký hợp đồng bảo lãnh mà không cần kèm theo tài sản thế chấp hoặc cầm
cố.

SVTH: Lý Kim Xuyến – DH8NH

Trang 13


×