Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà giáo khoẻ 55555 châu đốc an giang trong năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782 KB, 32 trang )

..

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
---o0o---

CHUYÊN ĐỀ SEMINAR

Đề tài
ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
THƢƠNG HIỆU MẮM BÀ GIÁO KHOẺ 55555 (CHÂU
ĐỐC – AN GIANG) TRONG NĂM 2010

Chuyên ngành
Kế Toán Doanh nghiệp

GVHD: Th.s Lƣu Thị Thái Tâm
SV: Nguyễn Hồng Sơn
MSSV: DKT073208
Lớp: DH8KT

Long Xuyên, tháng 3 năm 2010


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

MỤC LỤC
Chƣơng I: GIỚI THIỆU ................................................................................................ 4
I. Cơ sở hình thành đề tài ...................................................................................... 4


II. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4
1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 4
2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 4
III. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
V. Ý nghĩa nghiên cứu............................................................................................. 5
Chƣơng II: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................... 6
I. Tổng quan về thƣơng hiệu ................................................................................. 6
1. Quan niệm về thƣơng hiệu .......................................................................... 6
2. Đặc điểm của thƣơng hiệu ........................................................................... 6
3. Yếu tố cấu thành nên thƣơng hiệu .............................................................. 7
3.1. Phần đọc đƣợc ..................................................................................... 7
3.1.1. Tên gọi ......................................................................................... 7
3.1.2. Slogan .......................................................................................... 7
3.2. Phần không đọc đƣợc .......................................................................... 8
3.2.1. Logo ............................................................................................. 8
3.2.2. Màu sắc của logo, bao bì ............................................................ 9
3.2.3. Bao bì ........................................................................................... 9
3.2.4. Tem, nhãn.................................................................................. 10
3.2.5. Mã vạch ..................................................................................... 10
3.2.6. Đoạn nhạc.................................................................................. 11
4. Vai trò của thƣơng hiệu ............................................................................. 11
4.1. Vai trò của thƣơng hiệu đối với doanh nghiệp ............................... 11
4.2. Vai trò của thƣơng hiệu đối với ngƣời tiêu dùng ........................... 11
5. Giá trị của thƣơng hiệu .............................................................................. 12
5.1. Sự nhận biết thƣơng hiệu.................................................................. 12
5.2. Chất lƣợng cảm nhận vƣợt trội ........................................................ 13
5.3. Sự liên tƣởng thƣơng hiệu ................................................................ 13

SV: Nguyễn Hồng Sơn


DH8KT

1


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

5.4. Sự trung thành thƣơng hiệu ............................................................. 13
5.5. Những giá trị thƣơng hiệu khác ....................................................... 13
II. Mơ hình nghiên cứu ....................................................................................... 13
III. Các định nghĩa liên quan đến thƣơng hiệu .................................................. 14
1. Giá trị thƣơng hiệu ..................................................................................... 14
2. Định vị thƣơng hiệu .................................................................................... 14
3. Sự nhận biết thƣơng hiệu........................................................................... 14
4. Mở rộng thƣơng hiệu ................................................................................. 14
5. Lời hứa thƣơng hiệu................................................................................... 14
6. Tài sản thƣơng hiệu .................................................................................... 14
7. Tầm nhìn thƣơng hiệu ............................................................................... 15
8. Kiến trúc thƣơng hiệu ................................................................................ 15
9. Sứ mạng thƣơng hiệu ................................................................................. 15
3.10 Hợp tác thƣơng hiệu................................................................................. 15
Chƣơng III: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV BGK 55555 .................... 16
I. Giới thiệu tổng quan về cơng ty ...................................................................... 16
1. Hồn cảnh ra đời ........................................................................................ 16
2. Quá trình hình thành ................................................................................. 16
3. Địa điểm thành lập ..................................................................................... 16
4. Những thông tin khác về công ty ............................................................. 17

5. Lĩnh vực kinh doanh ................................................................................ ..17
6. Thị trƣờng tiêu thụ và khách hàng ........................................................... 17
II. Tình hình hoạt động ......................................................................................... 17
III. Qui trình làm mắm ........................................................................................... 17
VI. Những thuận lợi và khó khăn của cơng ty .................................................... 19
1. Thuận lợi .................................................................................................... 19
2.

Khó khăn ................................................................................................... 19

Chƣơng IV: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TH ....................... ..20
I. Nhận thức về thƣơng hiệu và chiến lƣợc phát triển TH tại công ty ............ 20
1. Nhận thức về thƣơng hiệu của công ty ..................................................... 20
2. Chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu tại công ty ......................................... 20
II. Thực trạng xây dựng và phát triển thƣơng hiệu tại công ty ....................... 20

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT

2


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

1.

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

Thực trạng về kiến trúc thƣơng hiệu ....................................................... 20

1.1. Tên thƣơng hiệu................................................................................. 20
1.2. Logo và biểu tƣợng đặc trƣng .......................................................... 20
1.3. Sologan ............................................................................................... 21
1.4. Đoạn nhạc........................................................................................... 21
1.5. Bao bì sản phẩm ................................................................................ 21
1.6. Chiến lƣợc quảng bá ......................................................................... 22

2. Thực trạng phát triển thƣơng hiệu trong năm vừa qua ...................... .. 22
Chƣơng V: ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU ...... 23
I.

Phân tích thị trƣờng ........................................................................................ 23
1. Phân tích thƣơng hiệu cạnh tranh ............................................................ 23
2. Phân tích thị trƣờng kinh doanh............................................................... 23
2.1. Thị trƣờng mục tiêu .......................................................................... 23
2.2. Khách hàng mục tiêu ........................................................................ 23

II. Phân tích SWOT.............................................................................................. 24
1. Điểm mạnh .................................................................................................. 24
2. Điểm yếu ...................................................................................................... 24
3. Cơ hội............................................................................................................ 24
4. Nguy cơ ......................................................................................................... 24
5. Sơ đồ SWOT ................................................................................................ 24
5.1. Chiến lƣợc phát triển sản phẩm ...................................................... 25
5.2. Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng ..................................................... 25
5.3. Chiến lƣợc HĐH công nghệ - đào tạo nguồn nhân lực ................. 25
5.4. Chiến lƣợc liên kết ............................................................................ 25
6. Kết luận – kiến nghị ................................................................................... 25
III. Định hƣớng xây dựng và phát triển thƣơng hiệu ........................................ 26
1. Nguồn nguyên liệu ...................................................................................... 26

2. Nguồn lao động ........................................................................................... 26
3. Nguồn tài chính ........................................................................................... 26
4. Kiến trúc thƣơng hiệu ................................................................................ 27
5. Các hoạt động truyền thông ...................................................................... 27
Chƣơng VI: KẾT LUẬN ............................................................................................. 29

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT

3


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

Chƣơng I: GIỚI THIỆU
1. Cơ sở hình thành đề tài:
Ở vùng sơng nước miền Tây Nam Bộ “Mắm” được xem là một trong những thực
phẩm quen thuộc và đặc trưng đối với người dân bản địa nơi đây, đặc biệt là ở Thị Xã
Châu Đốc – Tỉnh An Giang. Khi gọi Châu Đốc là vương quốc mắm quả khơng sai bởi vì
làng nghề này đã được hình thành ở đây khá lâu mặt khác đây còn là nơi sản xuất các
loại mắm cá hàng đầu miền nam với số lượng thành phẩm hàng trăm nghìn tấn mỗi năm,
chúng ta có thể thấy chỉ ở Châu Đốc mắm mới thể hiện hết sự phong phú của loại thực
phẩm độc đáo này, nó khơng chỉ phong phú về mặt chủng loại mà còn phong phú về cả
mùi vị và có lẽ chính vì thế mà mắm đã dần trở thành một sản phẩm “độc chiêu” của Thị
Xã Châu Đốc, hàng năm đóng góp được hàng tỉ đồng vào ngân sách của thị xã. Hiện nay
ở Châu Đốc có rất nhiều thương hiệu cũng như nhiều công ty, cơ sở sản xuất và kinh
doanh mắm nổi tiếng như: bà Giáo Khỏe 55555, cô Tư Ấu, Phước Lộc, Út Cảnh, bà

Giáo Thảo... Trong đó, đặc biệt phải kể đến thương hiệu Mắm bà Giáo Khỏe 55555 bởi
đây là một những thương hiệu gia truyền đã có từ rất lâu đời, mặc khác đây còn là một
trong những thương hiệu hàng đầu của tỉnh An Giang.
Tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua cho thấy hiện nay thương hiệu mắm bà Giáo
Khỏe 55555 đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt bởi những thương hiệu mắm nổi tiếng
khác ở trong nước chẳng hạn như: Cô Tư Ấu, bà Giáo Thảo.... Chính vì vậy vấn đề đặt
ra cho thương hiệu này là phải làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh đối với những
thương hiệu khác? Và thực tế cho thấy chỉ có nâng cao giá trị của thương hiệu mới là
biện pháp để giải quyết được vấn đề này. Nhưng có thể nhận định rằng việc phát triển,
nâng cao giá trị thương hiệu lên một tầm cao mới không phải là chuyện một sớm một
chiều mà đó là cả một sự chuẩn bị kĩ lưỡng, toàn vẹn về mặt. Do đó địi hỏi cần có một
định hướng chiến lược phát triển thương hiệu hợp lý để đưa thương hiệu này ngày càng
phát triển hơn nữa và đây cũng chính là lý do hình thành nên đề tài “Định hƣớng chiến
lƣợc phát triển thƣơng hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555 Châu Đốc – An Giang trong
năm 2010”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu chung:
Hiện nay có thể nhận thấy thương hiệu này đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi các
thương hiệu khác trên thị trường, mặc khác tên tuổi cũng dần dần bị phai mờ do sự xuất
hiện hàng loạt các mặt hàng có nhãn hàng gần giống với tên thương hiệu mắm bà Giáo
Khỏe 55555. Chính vì vậy mục tiêu tổng quát hiện nay là cần phải có một chiến lược
phát triển thương hiệu cho thương hiệu này để nhằm nâng cao giá trị thương hiệu và từ
đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của thương hiệu này đối với các thương hiệu khác
trên thị trường.
2.2. Mục tiêu cụ thể:

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT


4


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

- Phân tích thị trường và mơi trường kinh doanh hiện tại, tìm ra những điểm
mạnh, yếu của thương hiệu này. Từ đó phát huy điểm mạnh và cải thiện những điểm
yếu để ngày càng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Phân tích thực trạng xây dựng thương hiệu trong năm 2009 sau đó đưa ra định
hướng chiến lược phát cho thương hiệu vào năm 2010.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH MTV Bà Giáo Khỏe 55555 ở Thị Xã
Châu Đốc.
- Thời gian nghiên cứu: đánh giá lại thực trạng xây dựng thương hiệu trong năm
2009 của cơng ty từ đó đưa ra chiến lược phát triển thương hiệu cho công ty trong năm
2010.
- Không gian nghiên cứu: trong phạm vi địa bàn Thị Xã Châu Đốc.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực diện
nghĩa là thu thập những thông tin, số liệu cần thiết liên quan từ công ty TNHH MTV bà
Giáo Khỏe 55555 ở Thị Xã Châu Đốc thông qua trao đổi trực tiếp với GĐ cơng ty. Bên
cạnh đó cịn thu thập thêm những thông tin từ các phương tiện truyền thông: sách,
internet… để phục vụ tốt cho đề tài nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đưa ra những chiến lược phát triển
thích hợp.
5. Ý nghĩa của nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu đề tài đem lại những ý nghĩa sau đây:
Đối với cơ sở:

- Giúp cho công ty nhận thức được tầm quan trọng của giá trị thương hiệu.
- Giúp công ty thấy được những mặt nào đã làm được và những mặc nào chưa
làm được để có thể khắc phục và phát triển ngày càng tốt hơn cho thương hiệu mình.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh trong tương lai bằng sự khẳng định thương hiệu,
bên cạnh đó giúp cho cơng ty có khả năng tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm mang
thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555.
Đối với nhà nghiên cứu:
- Rút ra được những bài học kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, hiểu rõ hơn
về cách thức xây dựng và phát triển một thương hiệu.
- Nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của giá trị thương hiệu
Đối với khách hàng:
Giúp người tiêu dùng biết rõ hơn về thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555 từ đó
yên tâm hơn trong việc sử dụng sản phẩm mang tên thương hiệu này.

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT

5


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

Chƣơng II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Tổng quan về thƣơng hiệu:
1. Quan niệm về thƣơng hiệu:
Thương hiệu (brand) có nguồn gốc từ chữ Brandr nghĩa là đóng dấu (theo tiếng
Aixolen cổ) xuất phát từ thời xa xưa, khi những chủ trại chăn nuôi muốn phân biệt đàn

cừu của mình với những đàn cừu khác, họ đã dùng 1 con dấu bằng sắt nung đỏ đóng lên
lưng từng con một, thơng qua đó khẳng định giá trị hàng hóa và quyền sở hữu của mình.
Như thế, thương hiệu xuất hiện từ nhu cầu tạo sự khác biệt cho sản phẩm của nhà sản
xuất.
Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là
một dấu hiệu (hữu hình và vơ hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hố hay
một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Còn theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ và Philip Kotler (cha đẻ của Marketing hiện đại)
thì: Thương hiệu có thể được hiểu như một tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay
sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán và để phân biệt
với đối thủ cạnh tranh.
Tập trung lại lúc này thương hiệu được hiểu là khái niệm trong người tiêu dùng
về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hố nhằm khẳng
định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu
của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức.
Lưu ý phân biệt thương hiệu (brand) với nhãn hiệu (trade mark). Một nhà sản
xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ơng ta có thể có nhiều nhãn
hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất
nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova, Camry...
Như vậy thực tế hiện nay có rất nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về cụm
từ thương hiệu tuy nhiên dù quan điểm nào hay định nghĩa nào đi chăng nữa thì vẫn
khơng chối bỏ được tầm quan trọng của nó. Một thương hiệu thành cơng và lâu đời sẽ
đánh dấu một sản phẩm có lợi thế cạnh tranh bền vững.
2. Đặc điểm của thƣơng hiệu:
Thương hiệu có một số đặc điểm sau:
Là loại tài sản vơ hình, có giá trị ban đầu bằng khơng. Giá trị của nó được hình
thành dần do sự đầu tư vào chất lượng sản phẩm, hình dáng bên ngồi sản phẩm
và các phương tiện quảng cáo.
Thương hiệu là tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, nhưng lại nằm ngồi
phạm vi doanh nghiệp và tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng.

Thương hiệu được hình thành dần qua thời gian nhờ nhận thức của người tiêu
dùng khi họ sử dụng sản phẩm của những nhãn hiệu được ưa thích, tiếp xúc với
hệ thống của nhà phân phối và qua q trình tiếp nhận những thơng tin về sản
phẩm.

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT

6


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

Thương hiệu là một tài sản có giá trị tiềm năng, khơng bị mất đi cùng với sự thua
lỗ của công ty. Chẳng hạn, nếu như những năm 90 trở về trước, người tiêu dùng
Việt Nam đã khá quen thuộc với bột giặt Daso, Haso, Net, Đức Giang kem giặt
Lix, kem đánh răng Dạ lan, P/S... thì nay nhiều thương hiệu đã biến mất, số còn
lại đang tồn tại cầm chừng. Thay vào đó là OMO, TIDE, Colgate, Close-up... của
2 đại gia Unilever và P&G. Tuy nhiên hiện nay những thương hiệu này vẫn cịn
trong tâm trí của người tiêu dùng Việt Nam.
3. Yếu tố cấu thành thƣơng hiệu:
3.1. Phần đọc đƣợc
Bao gồm những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe
như tên cơng ty, doanh nghiệp (ví dụ như: Gateway, PGrand, 3M...), tên sản phẩm
(Pepsi, Coca Cola...), câu khẩu hiệu (Slogan) đặc trưng (Tôi yêu Việt Nam), đoạn nhạc,
hát và các yếu tố phát âm khác.
3.1.1. Tên gọi:

Tên thương hiệu được xem là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của một thương
hiệu mà theo một số nhận định thì một cái tên kết hợp giữa “cảm giác phù hợp” và “ sự
sáng tạo của sản phẩm” sẽ đem lại những thành công tiếp thị rất lớn cho sản phẩm của
bạn. Bên cạnh đó, tên thương hiệu cịn được ví là “tiếng kêu” nhằm lơi kéo sự chú ý của
người tiêu dùng. Trong các hệ thống tìm kiếm, mỗi cái tên sẽ cố gắng để át tiếng kêu của
những cái tên khác, bởi vì tất cả đều muốn được đứng cao hơn trong danh sách kết quả.
Tên thương hiệu cịn là một cơng cụ giao tiếp ngắn gọn, đơn giản nhưng hiệu quả
nhất bởi vì nó tác động trực tiếp lên giác quan của người tiêu dùng. Các chương trình
truyền thơng, quảng cáo có thể chỉ kéo dài từ vài giây đến vài phút tuy nhiên tên gọi
thương hiệu sẽ ảnh hưởng mạnh và khắc sâu vào tâm trí của khách hàng rất nhanh tùy
thuộc vào độ mạnh mẽ, độc đáo, độ phức tạp của tên thương hiệu. Hơn nữa, tên gọi
thương hiệu một khi đã được khách hàng ghi nhớ thì nó cũng lại là một yếu tố rất khó
thay đổi. Từ những phân tích trên cho thấy được vai trị của tên gọi thương hiệu là vơ
cùng quan trọng. Chính vì vậy, tên thương hiệu cần được tra cứu và xem xét rất cẩn thận
trước khi lựa chọn để đưa ra thị trường.
3.1.2. Slogan “tinh thần của nhãn hiệu”:
Khẩu hiệu là đoạn văn ngắn truyền đạt thông tin mô tả hoặc thuyết phục về nhãn
hiệu theo một cách nào đó bên cạnh đó còn giúp cho khách hàng nhận thức về thương
hiệu một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Một số khẩu hiệu còn làm tăng nhận thức
một cách rõ rệt hơn vì tạo nên mối liên hệ mạnh giữa nhãn hiệu và chủng loại sản phẩm
vì đưa cả hai vào trong khẩu hiệu. Quan trọng nhất là khẩu hiệu giúp củng cố, định vị
nhãn hiệu và điểm khác biệt. Ðối với các nhãn hiệu hàng đầu, khẩu hiệu còn là những
tuyên bố về tính dẫn đầu/độc đáo của mình. Ví dụ: "biti's - Nâng niu bàn chân Việt";
"Trung Nguyên - Khơi nguồn sáng tạo"; "NIPPON - Sơn đâu cũng đẹp"; "Alpenliebe Ngọt ngào như vòng tay âu yếm"...
Một số câu slogan nổi tiếng:

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT


7


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

Nokia: conecting people
Prudential: luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu
Mobifone: mọi lúc mọi nơi
Honda: the power of dream
VNPT: cuộc sống đích thực
Heineken: chỉ có thể là heineken
Trung Nguyên: khơi nguồn sáng tạo
ANLENE: Xương của bạn,tương lai của bạn
3.2. Phần không đọc đƣợc:
Bao gồm những yếu tố khơng đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị
giác như hình vẽ, logo (hình bơng sen của Vietnam Airlines), màu sắc (màu xanh của
Nokia, đỏ của Coca-Cola, hay kiểu dáng thiết kế, bao bì (kiểu chai bia Henniken) và các
yếu tố nhận biết (bằng mắt) khác.
3.2.1. Logo:
Biểu trưng hay logo là một yếu tố đồ họa (kí hiệu, chữ biểu thị, biểu tượng, hình
tượng...) kết hợp với cách thức thể hiện nó tạo thành: một nhãn hiệu hay thương hiệu,
hình ảnh đại diện cho một công ty hay các tổ chức phi thương mại, hình ảnh biểu thị một
sự kiện, một cuộc thi, một phong trào hay một cá nhân nào đó. Thơng thường, biểu trưng
được chủ thể công nhận ngay sau khi nó được thiết kế xong và mặc nhiên có bản quyền,
ít xảy ra trường hợp một biểu trưng tồn tại một thời gian dài mà khơng hoặc chưa có bản
quyền. Trong hoạt động quảng bá, biểu trưng không phải là thương hiệu, tuy nhiên nó là
ấn tượng bên ngồi để người tiêu dùng dễ nhận ra thương hiệu của một sản phẩm.
Logo được xem là yếu tố không thể thiếu trong hệ thống nhận diện thương hiệu,

nó thường gắn liền với tên thương hiệu, vì lý do đó mà những thương hiệu mạnh khách
hàng chỉ cần nhìn thấy logo là có thể nhận biết được ngay thương hiệu của nó.

Logo Mai Linh
Logo Nike

Thƣơng hiệu xe Ford

SV: Nguyễn Hồng Sơn

Thƣơng hiệu của Louis
Vuitton

DH8KT

Thƣơng hiệu
máy tính IBM

8


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

Logo phải cuốn hút về mặt thị giác, dễ nhìn, và đơn giản tuy nhiên phải hàm
chứa nội dung loại sản phẩm, dịch vụ hoặc triết lý kinh doanh mà công ty đang thực
hiện. Những logo được thiết kế đơn giản thường dễ nhận biết và dễ nhớ cho khách hàng.
Hơn nữa logo cần phải được thiết kế độc đáo kích thích thị giác của khách hàng cũng
như toát lên được hoạt động và chức năng của cơng ty mà nó làm biểu trưng.

3.2.2. Màu sắc của logo, bao bì:
Màu sắc cũng có xu hướng đơn giản, dễ dàng được nhận thấy và ghi nhớ, bên
cạnh đó cũng cần phải có tính độc đáo và đặc sắc nhắm kích thích thị giác và trí tị mị
của khách hàng. Hiện nay, các nhà thiết kế có thể ưu tiên vẽ màu trắng và đen trước khi
tơ màu. Một vài ví dụ diễn giải màu sắc:
- Đen: trang trọng, đặc biệt, mạnh mẽ, quyền lực, tinh tế, truyền thống.
- Xanh dương: uy quyền, đỉnh đạc, an toàn, đáng tin cậy, truyền thống, ổn định,
trung thành.
- Nâu / vàng: cổ điển, lợi ích, trần tục, giàu sang, truyền thống, bảo thủ.
- Xám / bạc: ảm đạm, quyền lực, thực tế, tâm linh, tin tưởng.
- Xanh lá cây: yên tĩnh, lành mạnh, khoẻ khoắn, ổn định, thèm muốn.
- Hồng: nữ tín, ngây thơ, dịu dàng, khoẻ mạnh, trẻ trung.
- Tím: tinh tế, tâm lý, giàu sang, hồng tộc, trẻ trung, bí ẩn.
- Đỏ: hung hăng, mạnh mẽ, bền bỉ, đầy sức sống, kinh sợ.
- Cam: là màu phối hợp giữa màu đỏ và vàng, chỉ điềm lành được hưởng cuộc
sống yên vui, nhiều quyền hành.
3.2.3. Bao bì:
Ngày nay, vai trị của bao bì ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây
dựng một thương hiệu mạnh và nhất qn. Bao bì khơng chỉ có tác dụng bảo vệ, mơ tả
và giới thiệu sản phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách hàng
và việc quyết định lựa chọn mua hàng của họ.
Bao gói thường có bốn yếu tố cầu thành điển hình: Lớp tiếp xúc trực tiếp với sản
phẩm, lớp bảo vệ lớp tiếp xúc, bao bì vận chuyển, nhãn hiệu và các thơng tin mơ tả hàng
hố trên bao gói.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau và dưới
thời đại cơng nghệ thì ở mỗi chủng loại hàng hóa lại xuất hiện vơ số các bao bì, nhãn
mác với đầy đủ hình dáng và kích cở khác nhau. Trên thực tế, đối với một sản phẩm thì
điều đầu tiên tác động đến khách hàng chính là hình thức bên ngồi (bao bì, nhãn hiệu)
chứ không phải là chất lượng sản phẩm, câu hỏi đặt ra đối với các công ty, doanh nghiệp
và các cơ sở sản xuất kinh doanh là làm thế nào để sản phẩm của họ trong thật đẹp và

thật bắt mắt để sản phẩm đó khơng bị các sản phẩm khác che khuất? Chính vì yếu tố
này, các cơng ty lớn, các tập đồn nước ngồi thường có hẳn một trung tâm sáng tạo
nhãn hiệu, thiết kế bao bì sản phẩm để luôn đưa ra thị trường những sản phẩm với mẫu

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT

9


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

mã ấn tượng nhất.Với ý nghĩa như vậy, Thiết kế, in bao bì, hộp giấy, nhãn hiệu phải
được coi là công đoạn sống còn khi doanh nghiệp muốn tiếp cận và chiếm lĩnh thị
trường.

3.2.4. Tem, nhãn:
Nhãn - mác luôn luôn là mối quan tâm của các nhà sản xuất, cũng là điều kiện
bắt buộc một khi sản phẩm được hình thành. Nhãn - mác rất phong phú và đa dạng về
kích thuớc, kiểu dáng, màu sắc, nó sẽ phụ thuộc vào từng chủng loại sản phẩm mà nó
làm đại diện. Với một nhãn - mác đẹp, ấn tượng thể hiện đúng cách sẽ là một lợi thế làm
kích thích thị giác của người tiêu dùng, giúp cho doanh nghiệp tiếp thị bán hàng đạt
được hiệu quả cao.
3.2.5. Mã vạch:
Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả bán hàng và quản lý kho người
ta thường in trên hàng hóa một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hóa.
Mã số mã vạch bao gồm 2 phần: mã số của hàng hóa và mã vạch là phần thể hiện mã số

bằng vạch để cho máy đọc.
Mã vạch là sự thể hiện thơng tin trong các dạng
nhìn thấy trên các bề mặt mà máy móc có thể đọc được.
Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của
các vạch được in song song cũng như của khoảng trống
giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các
mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng
ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các
thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được
quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT

10


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước sản xuất, tên doanh
nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thơng tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm
tra…
3.2.6. Đoạn nhạc:
Ðoạn nhạc được viết riêng cho nhãn hiệu thường do những soạn giả nổi tiếng
thực hiện. Những đoạn nhạc thú vị gắn chặt vào đầu óc người tiêu dùng, dù họ có muốn
hay khơng. Cũng giống như khẩu hiệu, đoạn nhạc thường mang ý nghĩa trừu tượng và có
tác dụng đặc biệt trong nhận thức nhãn hiệu. Ví dụ: "HENNIKEN - Tell me when you

will be mine, tell me wonder wonder wonder..."; "Néscafe - open up open up"...
4. Vai trò của thƣơng hiệu:
4.1. Đối với doanh nghiệp:
Khi một thương hiệu đã được khách hàng chấp nhập, nó sẽ mang lại cho doanh
nghiệp những lợi ích thiết thực dễ nhận thấy. Đó là khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng
và sâu rộng hơn ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa mới (ví dụ như Wave, @
thuộc sản phẩm của Honda…); tạo ra cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường đối với
các thương hiệu mạnh. Hàng hóa mang thương hiệu nổi tiếng có thể bán giá cao hơn so
với các hàng hóa tương tự nhưng mang thương hiệu xa lạ. Ngoài ra một thương hiệu
mạnh sẽ giúp bán được nhiều hàng hơn (nhờ tác dụng tuyên truyền và phổ biến kinh
nghiệm của chính những người tiêu dùng).
Doanh nghiệp cịn có cơ hội phát triển thương hiệu khác và cho thuê thương
hiệu. Một khi đã có thương hiệu doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hơn với sản phẩm của
mình.
4.2. Đối với ngƣời tiêu dùng:
Nhờ chức năng nhận biết của thương hiệu nó trở thành cơng cụ để người tiêu
dùng dễ dàng lựa chọn hàng hoá theo nhãn hiệu phù hợp với yêu cầu, sở thích, mức chất
lượng mình mong muốn. Người tiêu dùng nếu muốn sử dụng xe ơtơ cao cấp sẽ lựa chọn
dịng xe Lexus vì theo họ thương hiệu Lexus được tạo dựng đồng nghĩa với một dòng xe
hiện đại, trang nhã và sành điệu... Từ đó có thể thấy thương hiệu có một ý nghĩa thực
tiễn thông qua việc giúp người tiêu dùng nhận dạng, định hướng sử dụng, chọn lựa hàng
hoá, thương hiệu cho phép họ tiết kiệm đáng kể thời gian và sức lực trong việc mua sản
phẩm, hàng hoá theo mục đích và sở thích của họ, tạo một tâm lý thoải mái, dễ chịu cho
người tiêu dùng khi mua hàng, đời sống của nhân dân được nâng cao một cách tồn diện
hơn.
Ngồi ra một thương hiệu cịn có vai trị khẳng định tính cách, cá tính, hình ảnh
riêng của từng người tiêu dùng trong con mắt người khác, nó tạo cho người sử dụng 1
phong cách riêng.
Thương hiệu còn có khả năng ảnh hưởng đến người tiêu dùng về khía cạnh đạo
đức về ý thức trách nhiệm, về một số mặt trong cuộc sống xã hội... Thông qua việc

quảng cáo hấp dẫn và có văn hố, nó có tác dụng không nhỏ trong việc nâng cao ý thức

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT

11


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

mở mang tầm nhìn cho người tiêu dùng về những tác động đến sinh thái học, việc làm tơ
cách cơng dân qua đó hướng người tiêu dùng đến cái tốt, cái đẹp và tính tích cực
cũngnhư sáng tạo trong cơng việc và đời sống. Đây là lý do tại sao OMO thành công
thông qua các chiến dịch PR với ý nghĩa OMO - áo trắng ngời sáng tương lai.
5. Giá trị của thƣơng hiệu:
Giá trị thương hiệu được hiểu là những giá trị đặc thù mà thương hiệu mang lại
cho những đối tượng liên quan (bản thân doanh nghiệp, khách hàng, cổ đông, nhân
viên…). Khi nói về giá trị thương hiệu thì chúng ta lại quan tâm đến hai khía cạnh. Thứ
nhất, giá trị cảm nhận là những cảm xúc, tình cảm của người tiêu dùng đối với thương
hiệu. Thứ hai, giá trị tài chính là hành vi của người tiêu dùng - họ chọn dùng thương
hiệu của tổ chức hay là những đối thủ cạnh tranh.
Giá trị thương hiệu gồm 5 thành tố chính đó là: sự nhận biết thương hiệu, chất
lượng cảm nhận vượt trội, sự liên tưởng thương hiệu, sự trung thành thương hiệu, các
yếu tố giá trị thương hiệu khác. Việc tạo dựng được những giá trị này là cả một q
trình, địi hỏi sự đầu tư và quyết tâm của doanh nghiệp.
Hình vẽ tóm tắt 5 thành tố chính của giá trị thƣơng hiệu:


5.1. Sự nhận biết thƣơng hiệu:

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT

12


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

Nhận biết thương hiệu là khả năng mà một khách hàng tiềm năng có thể nhận
biết hoặc gợi nhớ đến một thương hiệu.
5.2. Chất lƣợng cảm nhận vƣợt trội:
Giá trị cảm nhận, chính là sự chênh lệch giữa tổng giá trị người tiêu dùng nhận
được và những giá trị mà họ mong đợi ở một sản phẩm khi quyết định mua tại một mức
chi phí nào đó.
5.3. Sự liên tƣởng thƣơng hiệu:
Sự liên tưởng thương hiệu là sự liên tưởng của khách hàng đến một hay vài điểm
đặc trưng đối với một thương hiệu nào đó khi thương hiệu này được nhắc đến.
5.4. Sự trung thành thƣơng hiệu:
Theo như quy luật Pareto thường được áp dụng nhiều lĩnh vực thì 20% khách
hàng sẽ mang lại 80% lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với một khách hàng trung thành
thì cơng ty cịn được một lợi ích rất lớn đó là những khách hàng này sẽ giới thiệu và
thuyết phục người thân và bạn bè sử dụng sản phẩm của cơng ty. Ngồi ra, sự trung
thành thương hiệu sẽ làm cho đối thủ cạnh tranh nản chí trong việc tìm cách lơi kéo
khách hàng mới vì chi phí mà họ bỏ ra sẽ rất lớn mà hiệu quả mang lại thì khơng cao. Có
thể nhận định rằng, khách hàng trung thành là tài sản lớn nhất của một thương hiệu.

5.5. Những giá trị thƣơng hiệu khác:
Một số giá trị thương hiệu khác chẳng hạn như sự bảo hộ của luật pháp hay là
mối quan hệ với kênh phân phối. Việc bảo hộ của luật pháp để tránh hiện tượng một đối
thủ cạnh tranh sử dụng tên tuổi hay kiểu dáng hoàn toàn giống sản phẩm của công ty.
Mối quan hệ của kênh phân phối sẽ giúp cho sản phẩm chiếm được những vị trí tốt trên
vị trí trưng bày. Những thương hiệu thành cơng ln nhờ vào một hệ thống phân phối
tốt. Mọi thương hiệu phải nỗ lực để được mọi người nhìn thấy và ghi nhận. Vì vậy, nếu
khơng có một hệ thống phân phối tốt, các thương hiệu sẽ gần như trở nên vơ hình và
khơng thể được khách hàng biết đến.
II. Thiết lập mơ hình nghiên cứu:

Giới thiệu chung về TH
mắm BGK 55555

Thƣơng hiệu mắm bà
Giáo Khỏe 55555

Phân tích cơ sở lí
luận

Định hƣớng chiến lƣợc
phát triển thƣơng hiệu
trong năm 2010

Thực trạng XD và phát
triển thƣơng hiệu ở Cty

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT


13


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

III. Các định nghĩa liên quan đến thƣơng hiệu:
1. Giá trị thƣơng hiệu: (Brand Value)
Giá trị thương hiệu là những lợi ích mà cơng ty có được khi sở hữu thương hiệu
này. Có 6 lợi ích chính là: có thêm khách hàng mới, gia duy trì khách hàng trung thành,
đưa chính sách giá cao, mở rộng thương hiệu, mở rộng kênh phân phối, tạo rào cản với
đối thủ cạnh tranh.
2. Định vị thƣơng hiệu: (Brand Positioning)
Định vị thương hiệu là việc tạo ra vị thế riêng biệt của thương hiệu trong một
môi trường cạnh tranh để bảo đảm rằng mỗi người tiêu dùng trong thị trường mục tiêu
có thể phân biệt được thương hiệu ấy với các thương hiệu cạnh tranh khác. Việc định vị
thương hiệu mang tính chất quan trọng là do nó có liên quan trực tiếp đến suy nghĩ và
nhận định của người tiêu dùng.
3. Sự nhận biết thƣơng hiệu: (Brand Awareness)
Sự nhận biết thương hiệu là số phần trăm của dân số hay thị trường mục tiêu biết
đến sự hiện diện của một thương hiệu hay cơng ty. Có 3 mức độ nhận biết thương hiệu
là: thương hiệu nhớ đến đầu tiên, thương hiệu không nhắc mà nhớ, thương hiệu nhắc
mới nhớ.
4. Mở rộng thƣơng hiệu: (Brand Extension)
Mở rộng thương hiệu là việc tận dụng sức mạnh của thương hiệu trong việc mở
rộng sản phẩm, mở rộng thị trường hoặc mở rộng sang ngành khác.
5. Lời hứa thƣơng hiệu: (Brand Promise)
Lời hứa thương hiệu là những gì mà cơng ty hứa hẹn với khách hàng về sản

phẩm hay dịch vụ mà họ sẽ mang đến cho khách hàng. Lời hứa này sẽ được truyền tải
bằng nhiều phương tiện truyền thơng khác nhau.
Lời hứa thương hiệu rất quan trọng vì nó sẽ tạo ra niềm mong đợi ở khách hàng.
Nếu một công ty thức ăn nhanh hứa là mọi khách hàng sẽ được phục vụ ngay sau khi đặt
hàng 3 phút thì sẽ tạo nên sự mong đợi của khách hàng rằng họ sẽ được phục vụ trong
vòng 3 phút. Chính vì mức độ quan trọng của lời hứa thương hiệu nên việc hứa hẹn phải
tuân theo những nguyên tắc nhất định.
6. Tài sản thƣơng hiệu: (Brand Equity)
Tài sản thương hiệu bao gồm tất cả những giá trị đặc thù mà thương hiệu mang
đến cho những người liên quan (khách hàng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng…). Những
giá trị này sẽ được cộng vào sản phẩm hay dịch vụ nhằm để gia tăng giá trị đối với
những người liên quan. Những thành tố cấu thành tài sản thương hiệu này phải được kết
nối với biểu tượng, logo của công ty hoặc sản phẩm. Những thành tố cấu thành nên tài
sản thương hiệu có thể khác nhau tùy theo mỗi trường hợp. Tuy vậy, trên ngun tắc thì
sẽ có 5 thành tố chính:
1. Sự trung thành của thương hiệu (brand loyalty)

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT

14


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

2. Sự nhận biết thương hiệu (brand awareness)
3. Chất lượng cảm nhận (perceived quality)

4. Thuộc tính thương hiệu (brand associations)
5. Các yếu tố sở hữu khác như: bảo hộ thương hiệu, quan hệ với kênh phân phối…
7. Tầm nhìn thƣơng hiệu: (Brand vision)
Tầm nhìn thương hiệu gợi ra một định hướng cho tương lai, một khát vọng của
một thương hiệu về những điều mà nó muốn đạt tới. Bên cạnh đó nó cịn là một thông
điệp ngắn gọn và xuyên suốt định hướng hoạt động đường dài cho một thương hiệu. Vai
trò của tầm nhìn giống như một thấu kính hội tụ tất cả sức mạnh của một thương hiệu
vào một điểm chung. Doanh nghiệp thơng qua tầm nhìn sẽ định hướng được đâu là việc
cần làm và đâu là việc không cần làm của một thương hiệu.
8. Kiến trúc thƣơng hiệu: ( Brand Architecture)
Theo giáo sư David A. Aaker, kiến trúc thương hiệu là công cụ được sử dụng để
tạo ra tổng lực, sự phân vài minh bạch giữa các thương hiệu cụ thể, và tạo sức nâng cho
thương hiệu. Cụ thể hơn, kiến trúc thương hiệu là một cấu trúc nhằm tổ chức các thương
hiệu nằm chung trong một danh mục với mục đích xác định rõ vai trị của từng thương
hiệu, mói quan hệ giữa các thương hiệu (ví dụ quan hệ giữa Ford và thương hiệu xe
Taurus), cũng như quan hệ giữa các thương hiệu trên thị trường sản phẩm (ví dụ quan hệ
giữa Nike châu Âu và Nike Hoa Kỳ, Sony Theaters và Sony Television).
9. Sứ mạng thƣơng hiệu: (Brand Mission)
Sứ mạng của một thương hiệu là khái niệm dùng để chỉ mục đích của thương
hiệu đó, lý do và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của nó.
10. Hợp tác thƣơng hiệu: (Co-branding)
Hợp tác thương hiệu là sự kết hợp giữa 2 thương hiệu
sản phẩm khác nhau để cho ra đời một sản phẩm, dịch vụ
mới, mà chúng thường là một thứ sẽ không thể thành cơng
được nếu như chỉ có 1 trong 2 đối tác làm toàn bộ sản phẩm.
Hợp tác thương hiệu là sự kết hợp của chuyên môn, danh
tiếng và ý nghĩa thông điệp của từng đối tác trong suy nghĩ
của người tiêu dùng. Ví dụ như Sony-Ericsson hay dao cạo
Philishave COOLSKIN - sản phẩm hợp tác giữa Philips và
Nivea (Nivea for Men).


SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT

15


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

Chƣơng III: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV BÀ GIÁO KHOẺ 55555
I. Giới thiệu tổng quan về cơ sở:
1. Hoàn cảnh ra đời:
Được sự ưu đãi về địa lý, nằm giữa ngã ba sông Hậu cung cấp nguồn thuỷ sản vô
tận, thị xã Châu Đốc - tỉnh An Giang từ xưa đã được thừa hưởng nhiều chủng loại cá,
tôm vừa trắng, vừa mềm. Thủa ấy đất rộng, người thưa, mùa nước nổi cá tôm đàn đàn
cung quá cầu nên người dân Châu Đốc nghĩ đến việc chế biến thuỷ sản để dùng lâu dài
và cũng để thay đổi khẩu vị. Ngoài làm khô, người ta biết đến làm mắm. Đặc sản từ chỗ
con cá tươi ướp muối, sau một thời gian lại giở ra ướp thính (gạo rang vàng xay
nhuyễm) tao đường, ủ thêm một thời gian là thành móm ăn hốp dẫn… Từ chổ chỉ làm
lương thực cung cấp cho gia đình dần dần hình thành nên những cơ sở sản xuất để cung
ứng ra bên ngồi thị trường. Trong đó cơ sở sản xuất mắm bà giáo khoẻ là một trong
những cơ sở đi đầu và hiện nay đã trở thành cở sở sản xuất mắm nổi tiếng hàng đầu của
tỉnh An Giang.
Mắm bà Giáo Khoẻ đã có từ cách đây gần hơn một thế kỉ, mãi đến khi bà qua đời
thì bí quyết làm mắm được tiếp tục truyền lại cho con cháu, trong số đó có anh Nguyễn
Phụng Hoàng một trong những hậu duệ đời thứ tư của bà Giáo Khoẻ đồng thời cũng là
chủ cơ sở sản xuất mắm bà Giáo Khoẻ 55555 – cơ sở sản xuất mắm lớn nhất của gia tộc

và hiện tại là Công ty TNHH MTV bà Giáo Khỏe 55555.
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cũng như để giữ vững ngành nghề
truyền thống này là những mục tiêu để công ty không ngừng học hỏi và phát triển trong
hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó mắm bà Giáo Khoẻ 55555 cũng đã từng bước hoàn
thiện về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, người tiêu dùng yên tâm hơn khi mua sản
phẩm của công ty. Cũng giống những cơ sở khác trong gia tộc, hiện nay sản phẩm của
Công ty TNHH MTV bà Giáo Khỏe 55555 đã có mặt đầy đủ ở thị trường trong và ngồi
nước.
Có ai đó đã nói: Mắm - một chút hồn Quê Nam Bộ nghĩa là từ một loại thức ăn,
mắm đã trở thành vật phẩm nhắc nhở mỗi người con Nam Bộ, Dù có xa Q vẫn nhớ
hồi hương vị Q Hương. Mắm Bà Giáo Khoẻ nói chung và mắm bà Giáo Khoẻ 55555
nói riêng vẫn nối tiếp nhau gìn giữ và phát huy truyền thống của gia đình mà cũng là để
bảo tồn đặc sản Quê Hương Mắm Châu.
2. Quá trình hình thành:
Cơng ty TNHH MTV bà Giáo Khỏe 55555 của anh Nguyễn Phụng Hoàng đã đi
được vào hoạt động từ năm 2005 đến nay. Ban đầu công ty chỉ là một cơ sơ sản xuất nhỏ
được hình thành trên nền tảng của của thương hiệu mắm bà Giáo Khoẻ gia truyền có từ
cách đây gần hơn một thế kỉ lúc đó cơ sở chỉ sản xuất và phân phối trên địa bàn Thị Xã
do yêu cầu của thực tiễn cơ sở đã nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh hình thành nên Cơng ty
TNHH MTV bà Giáo Khỏe 55555 như hiện nay.
3. Địa điểm thành lập:

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT

16


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555


GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

Hiện nay Công ty TNHH MTV bà Giáo Khỏe 55555 được đặt tại số 19 Nguyễn
Văn Thoại, Phường B, Thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
4. Những thông tin khác về công ty:
- Số lượng nhân viên: 20 người.
- Địa chỉ nhà máy sản xuất: Tổ 5 – Khóm Châu Long 6 – phường Vĩnh Mỹ - thị
xã Châu Đốc – tỉnh An Giang.
5. Lĩnh vực kinh doanh:
Hiện nay Công ty TNHH MTV bà Giáo Khỏe 55555 vừa sản xuất vừa bán ra thị
trường các sản phẩm như: mắm, khô cá đồng, dưa mắm, trong đó sản phẩm chủ lực vẫn
là các loại mắm cá đồng vì đây là sản phẩm ra đời từ lâu có được nhiều kinh nghiệm chế
biến, được nhiều người biết đến đồng thời cũng là sản phẩm đã tạo nên thương hiệu bà
Giáo Khoẻ.
6. Thị trƣờng tiêu thụ và khách hàng:
- Thị trường tiêu thụ: hiện nay sản phẩm của công ty không chỉ tiêu thụ ở thị
trường trong nước mà đã có mặt trên thị trường nước ngoài như: Mĩ, Nhật bản,
Australia, Đài Loan…..
- Hệ thống phân phối: hiện nay mắm bà Giáo Khoẻ 55555 đã có mặt ở các cửa
hàng, siêu thị và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
- Khách hàng: đa số là người dân ở địa phương hoặc ở những tỉnh thành lân cận
hoặc là những việt kiều về nước mua làm quà đem qua nước ngồi đơi khi là khách du
lịch nước ngồi muốn tìm hiểu về loại đặc sản này của Châu Đốc.
II. Tình hình hoạt động:
- Thị trường trong nước: chiếm 35% tổng sản lượng ( 100 tấn sản phẩm/ năm).
- Thị trường xuất khẩu: chiếm 65% tổng sản lượng (100 tấn sản phẩm/ năm).
- Doanh thu (năm): Trên 2 tỷ VNĐ.
III. Qui trình làm mắm:
GIAI ĐOẠN MUỐI CÁ


GIAI ĐOẠN THÍNH CÁ

GIAI ĐOẠN CHAO (TRỘN)
MẮM

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT

17


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

* Giải thích qui trình chế biến:
Giai đoạn muối cá:
Cá tươi được phân loại và làm sạch bằng cách mổ bụng bỏ hết ruột (đối với các
loại cá có vảy như: cá lóc, cá sặc, cá rô…phải đánh bỏ sạch vảy cá). Sau đó người ta
đem ướp chúng với muối hột và đựng trong các lu, khạp. Cá muối sau khoảng 30 ngày
thì dậy mùi ươn, lúc này là thời điểm cá tới thính. sau khi cá tới thính họ vớt tất cả ra rồi
đem rửa sạch lại với nước ngọt để tiến hành cơng đoạn tiếp theo là thính cá.
Giai đoạn thính cá:
Có thể nói thính cá là giai đoạn cơng phu và quan trọng nhất của nghề làm mắm.
Nó được xem là một sáng tạo đặc biệt của người Kinh trong nghề làm mắm và là yếu tố
cơ bản để phân biệt mắm của mỗi dân tộc.
cá muối được rửa sạch và để cho thật ráo nước sau đó người ta đem tẩm ướp
chúng với một loại bột màu vàng, có mùi thơm đặc trưng được chế biến từ gạo rang chín

rồi xay nhuyễn ra mà người ta gọi đó là “thính”. Sau khi cá đã ăn thính người ta tiến
hành xếp từng lớp cá đó vào các lu, khạp rồi dùng một miếng mê rổ hay manh đệm bàng
trải phủ vừa đủ bề mặt lu, khạp sau đó dùng các thanh tre cài chéo lại với nhau để giữ
cho tấm manh đệm không bị hở khỏi lớp cá và miệng lu, khạp. Sau khi gài mắm xong
người ta đổ lên trên tấm manh đệm ấy một lớp nước mắm cốt (nước mắm được nấu bằng
cá đồng).
Kỹ thuật gài mắm tuy đơn gỉan nhưng địi hỏi người làm phải có “tay nghề” và
kinh nghiệm để thực hiện được ba yêu cầu cơ bản sau:
- Thứ nhất: các lớp cá phải được xếp sao cho không chặt quá mà cũng không lơi
quá để nước mắm có thể thấm qua và ướt vừa đủ các lớp cá trong lu, khạp chứa chúng.
- Thứ hai: tấm manh đệm phải được cài vừa chặt với miệng lu, khạp để không bị
bung ra đồng thời phải vừa chặt với lớp cá trên cùng đảm bảo thực hiện được chức năng
không cho nước mắm chảy một cách ồ ạt xuống các lớp cá phía bên dưới mà phải chảy
rò rỉ từ từ để các lớp cá bên trong thấm vừa đủ nước mắm và đáy lu không ứ đọng nhiều
nước mắm. Như vậy con mắm sau này sẽ không mặn hoặc mềm nhũng ra đồng thời thịt
cá thấm đủ nước sẽ làm cho con mắm có màu đỏ tươi trông rất hấp dẫn và ngon.
- Thứ ba: lượng nước mắm phải luôn được giữ ngập đầy trên miệng lu, khạp
tránh để cho nước bị khơ cạn, vì khi nước khô đi mùi cá ươn bốc ra sẽ tạo điều kiện cho
ruồi bay đến đậu và sinh ra một loại tửa màu trắng, các loại tửa này sẽ nhanh chóng tạo
thành những con vịi ngay sau đó trên khắp miệng của lu, khạp.
Mắm được gài kỹ và đúng cách thì sau khoảng 60 – 90 ngày lớp nước mắm phía
trên miệng lu, khạp sẽ chuyển sang màu đỏ và rất trong. Đây là tín hiệu giúp chúng ta
biết mắm đã có thể dùng được.
Giai đoạn chao (trộn) mắm:

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT

18



Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

Chao mắm là cơng đoạn cuối cùng để hồn tất quy trình làm mắm. Mắm tới thời
điểm có thể dùng được người ta dở ra rồi đem chao với đường thốt lốt đã được thắng
chín và để nguội. Mắm sau khi chao đường khoảng 3 - 5 ngày là có thể ăn được.
Lượng đường và các vị gia đi kèm trong quá trình chao mắm chính là cơng thức
và cách thức để tạo ra những hương vị mắm khác nhau của từng người chế biến. Nó
được xem như là bí quyết nhà nghề, mang tính gia truyền của nghề mắm ở Châu Đốc từ
xưa tới nay.
VI. Những thuận lợi và khó khăn của công ty:
1. Thuận lợi:
Sản phẩm của công ty đang được sự ưa chuộng trên thị trường được nhiều người
biết đến, sản lượng ngày càng gia tăng cả về chất lượng lẫn số lượng. Bên cạnh đó, do
cơng ty được hình thành và sản xuất từ lâu nên có được nhiều khách hàng thân thiết
trung thành với công ty. Mặt khác, do vậy mà công ty cũng gặt hái được nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất cũng như trong khâu chế biến,.
Hiện nay sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đến một số nước trên thế giới
tạo điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng thị trường tiêu thụ và kích thích nhu cầu của
những khách hàng tiềm năng.
2. Khó khăn:
Trên thị trường nói chúng và thị trường ở Thị Xã Châu Đốc nói riêng hiện nay có
rất nhiều thương hiệu mắm điều này cũng gây khó khăn phần nào cho Công ty TNHH
MTV bà Giáo Khỏe 55555 trong khâu tiêu thụ và trong việc giành lấy khúc thị trường.
Do những biến động về kinh tế làm cho giá cá hàng hố thường xun thay đổi
chính vì vậy cũng là một trong những nguyên nhân làm cho giá nguyên liệu đầu vào của
công ty biến động theo.

Hiện nay tuy đã phát triển nhưng cơng ty vẫn cịn một số hạn chế về mặt kiến
thức, trình độ trong khâu chế biến, phân phối cũng như trong việc quảng bá thương hiệu.
Nguy cơ khơng đảm bảo chất lượng vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT

19


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

Chƣơng IV: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU
I. Nhận thức về thƣơng hiệu và chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu tại công ty:
1. Nhận thức về thƣơng hiệu của công ty:
Nhận thức về thương hiệu trong doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến chiến lược lâu dài của doanh nghiệp khơng chỉ trong marketing mà cịn ảnh
hưởng đến chiến lược kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp. Nếu khơng có nhận
thức đúng đắn về thương hiệu thì doanh nghiệp dễ dẫn đến sai lầm trong việc lược chọn
trong chiến lược của mình.
Hiện nay cơng ty đã phần nào nhận thức được những vấn đề quan trọng xoay
quanh về thương hiệu. Cơng ty đã chính thức đăng kí nhãn hiệu hàng hoá vào ngày 10
tháng 11 năm 2005
2. Chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu tại công ty:
Công ty không chú trọng quảng bá và phát triển thương hiệu thông qua quảng
cáo trên báo, đài… không đưa ra những chương trình khuyến mãi trúng thưởng hay
những chương trình tiếp thị đến người tiêu giống như những thương hiệu khác trên thị

trường. Mà công ty chỉ chú trọng phát triển thương hiệu dựa trên chất lượng của sản
phẩm, lấy chất lượng đi đầu. Công ty luôn ý thức sâu sắc sự phát triển thương hiệu gắn
liền với chất lượng, bên cạnh đó cơng ty cịn ý thức sâu sắc hơn nữa về nghĩa vụ và
lương tâm của một nhà sản xuất luôn muốn đem lại một sản phẩm tốt về chất lượng,
phong phú về chủng loại và đặc biệt là hợp vệ sinh an toàn thực phẩm đem lại sức khoẻ
cho người tiêu dùng vẫn luôn là khát vọng và nỗ lực vươn tới những mục tiêu lớn trong
việc “Quảng bá thương hiệu bằng chất lượng”.
II. Thực trạng xây dựng và phát triển thƣơng hiệu tại công ty:
1. Thực trạng về kiến trúc thƣơng hiệu:
1.1. Tên thƣơng hiệu:
Tên thương hiệu là “Mắm bà Giáo Khoẻ 55555” được in nổi giúp người tiêu
dùng dễ dàng nhận ra, các con số 55555 được đặt dưới dòng chữ bà Giáo khoẻ giống
như những tên thương hiệu khác trong gia tộc. Anh Hoàng cho biết “Bà Giáo Khỏe” là
thương hiệu tự nhiên do dân đặt. Cụ cố anh đã làm nghề mắm ở Châu Đốc từ cuối thế kỷ
19. Cụ làm vừa để ăn vừa bán cho làng xóm. Đến đời bà nội anh (vợ thầy giáo Khỏe) thì
cái món mắm gia truyền này bắt đầu định hình thương hiệu “Bà Giáo Khỏe” và cái tên
đó đã có tuổi hơn 100 năm. Hiện nay trong 8 người anh em của anh Hoàng từ người thứ
tư đến thứ tám đều đang sống bằng nghề làm mắm. Thứ tự của mỗi người cũng là tên
riêng được đặt bằng con số nằm ngay dưới dòng chữ lớn “Bà Giáo Khỏe”. Anh Hoàng
thứ năm nên chọn 55555.
1.2. Logo và biểu tƣợng đặc trƣng:
Trong doanh nghiệp, tên thương hiệu được xem là yếu tố trung tâm của một
thương hiệu. Nhưng bên cạnh đó, những yếu tố mang tính chất đồ hoạ khác như logo
hay biểu tương cũnga đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành nên giá trị thương

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT

20



Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

hiệu, đặc biệt nó tác động rất mạnh đến khả năng nhận biệt thương hiệu của người tiêu
dùng.

Logo mắm bà
Giáo Khoẻ 55555

Một trong những sản
phẩm của cơ sơ mắm bà Giáo Khoẻ 55555

Logo của Công ty TNHH một thành viên Bà Giáo Khỏe 55555 cũng vậy.
M.BGK 5 (Trên logo) : là chữ việt tắt của thương hiệu Mắm BÀ GIÁO KHỎE 5 số 5.
Hình cặp cá đối xứng (màu xanh) để thể hiện nhấn mạnh sự chủ ý của một thương hiệu
về nghề thủy sản, đồng thời sự tương phản màu xanh nhằm làm nổi bật tên hiệu
M.BGK5
1.3. Slogan:
Khẩu hiệu là đoạn văn ngắn truyền đạt thông tin mô tả hoặc thuyết phục về nhãn
hiệu theo một cách nào đó bên cạnh đó còn giúp cho khách hàng nhận thức về thương
hiệu một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Hiện nay cơng ty chưa tạo ra slogan cho
thương hiệu của mình.
1.4. Đoạn nhạc:
Ðoạn nhạc được viết riêng cho nhãn hiệu thường do những soạn giả nổi tiếng
thực hiện. Những đoạn nhạc thú vị gắn chặt vào đầu óc người tiêu dùng, dù họ có muốn
hay khơng. Giống như slogan cơng ty vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề nhạc hiệu
cho thương hiệu.

1.5. Bao bì sản phẩm:
Hiện nay thơng thường mắm ở cơng ty được đựng trong túi nilon bên ngồi phủ
một lớp giấy tiếp đến là một túi nilon được bọc ở bề mặt bên ngoài cùng. Tuy nhiên khi
vận chuyển đến các thị trường ở xa như TPHCM… đặc biệt là khi xuất khẩu sang thị
trường nước ngồi thì bao bì càng được chuẩn bị kỉ lưỡng, kín đáo, thường để trong hũ
sành nắp dán keo kín bởi vì đây là sản phẩm có mùi mạnh rất dễ nhận biết. Bề mặt bao
bì ghi đầy đủ những thơng tin về thành phần sản phẩm, những chỉ tiêu về hàm lượng

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT

21


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

dinh dưỡng của sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng,
giấy phép đăng kí kinh doanh, địa chị…Điều này giúp khách hàng biết được tất cả
những thông tin về sản phẩm mà mình đang sử dụng, từ đó khách hàng sẽ tin tưởng hơn
về chất lượng của sản phẩm.

Một trong những sản phẩm của cơ sơ mắm bà Giáo Khoẻ 55555
1.6. Chiến lƣợc quảng bá:
Nhìn chung cơng ty chưa chủ động quảng bá thương hiệu trên các phương tiện
truyền thông, mà chủ yếu được quảng bá thông qua những nhà phân phối trong và ngồi
nước hoặc thơng qua lời giới thiệu truyền tai nhau của những khách hàng từng sử dụng
sản phẩm mắm của công ty. Họ có thể là những khách hàng thân thuộc của cơng ty cũng

có thế là khách du lịch lần đầu tiên đến TX Châu Đốc.
2. Thực trạng phát triển thƣơng hiệu trong năm vừa qua:
Trong năm vừa qua công ty không ngừng nâng cao và cải tiến khâu chế biến sản
phẩm, công ty ngày càng nghiên cứu để tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng bên cạnh đó sản phẩm của công ty cũng đã
được mở rộng tiêu thụ sang thị trường nước ngoài.
Anh Nguyễn Phụng Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH MTV bà Giáo Khỏe
55555 (tỉnh An Giang) chia sẻ: “Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, công ty đã ngừng
các hạng mục đầu tư chưa cần thiết để tập trung đầu tư kiểm soát chất lượng sản phẩm
từ gốc để giảm giá thành sản xuất. Mặt khác, liên kết thị trường nguyên liệu xuyên biên
giới (bạn hàng trên sơng Mê Cơng); phát triển dịng sản phẩm mới có khả năng thâm
nhập thị trường nhanh. Liên kết với các nhà phân phối có năng lực, liên kết nguồn hàng
ở các điểm bán lẻ khắp vùng ĐBSCL.

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT

22


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

Chƣơng V: ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU
MẮM BÀ GIÁO KHOẺ 55555 TRONG NĂM 2010
I. Phân tích thị trƣờng:
1. Phân tích thƣơng hiệu cạnh tranh:
Trên thực tế, trong mỗi ngành nghề đều ln ln có sự xuất hiện cuả những đối

thủ cạnh tranh mạnh, yếu, “tốt” và “xấu” khác nhau. Một doanh nghiệp khơn ngoan sẽ
ủng hộ và tìm cách liên kết với những đối thủ cạnh tranh “tốt” đồng thời cũng sẽ tìm
biện pháp phịng ngừa và tấn cơng cũng những đối thủ cạnh tranh “xấu”. Đối với Công
ty TNHH MTV bà Giáo Khỏe 55555 hiện nay có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như: Mắm
cô tư Ấu, Mắm bà Giáo Thảo, mắm Phước Lộc…Ngoài những đối thủ cạnh tranh với
những sản phẩm cùng chủng loại ra cơng ty cịn chịu áp lực bởi sự xuất hiện ngày càng
phong phú và đa dạng cuả những sản phẩm thay thế khác trên thị trường được nhập khẩu
từ nước ngoài cũng như trong thị trường nội địa. Vì thế vấn đề ở đây là công ty cần nhận
thức được đâu là đối thủ cạnh tranh mạnh của mình và đâu là đối thủ cạnh tranh yếu bên
cạnh đó cơng ty cần xem xét đâu là những đối thủ cạnh tranh “tốt” và “xấu” để từ đó tìm
chiến lược hành động cho phù hợp.
Thực tiễn hiện nay theo nhận định của công ty mặc dù trên thị trường cơng ty có
rất nhiều đối thủ cạnh tranh tuy nhiên đối thủ mà công ty quan tâm hiện nay là đối thủ
cạnh tranh mang thương hiệu “mắm cô Tư Ấu”. Công ty nhận định như vậy bởi những lí
do sau:
- Đây cũng là thương hiệu nổi tiếng có từ lâu đời, có nhiều kinh nghiệm trong qui
trình chế biến.
- Có nhiều gian hàng, nhiều đại lý đặt quanh khu vực Miếu Bà Chuá Xứ Nuí Sam
- nơi tập trung lưu lượng khách tham quan đông nhất.
- Sản phẩm của thương hiệu này cũng được nhiều người biết đến và cũng đã
được xuất khẩu sang nhiều nước ở thị trường nước ngoài như: Pháp, Mỹ, Úc, Singapore,
Canada, Thụy Điển...
- Thương hiệu này cũng đã đạt được những giải thưởng lớn như: huy chương
vàng tại Hội chợ thương mại quốc tế tổ chức ở Cần Thơ.
2. Phân tích thị trƣờng kinh doanh:
2.1. Thị trƣờng mục tiêu:
Sau hơn nhiều năm tồn tại và phát triển thì hiện nay thị trường của sản phẩm
mắm bà Giáo Khoẻ 55555 tương đối rộng, hầu như sản phẩm của công ty đều có mặt ở
nhiều đại lý, nhiều siêu thị lớn nhỏ trên tồn quốc. Tuy nhiên, khơng chỉ dừng lại ở thị
trường trong nước hiện nay sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu sang nhiều nước

trên thế giới và đây cũng chính là thị trường mục tiêu của cơng ty trong những năm tới –
năm 2010.
2.2. Khách hàng mục tiêu:

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT

23


Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mắm bà Giáo Khỏe 55555

GVHD: Th.s Lưu Thị Thái Tâm

Mắm là một thực phẩm dân dã, dễ sử dụng và giá cả lại bình dân tùy theo từng
chủng loại sản phẩm mà có những mức giá khác nhau tuy nhiên chỉ dao động từ mức
20000đ – 60000đ nên rất phù hợp với mọi đối tượng tiêu dùng. Chính vì nhận định này
cho nên khách hàng mục tiêu của công ty trong năm tới – năm 2010 là những người có
mức thu nhập từ trung bình đến người có thu nhập cao.
II. Phân tích SWOT:
Nhằm mục đích phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của
thương hiệu công ty từ đó đưa ra những chiến lược hành động và sau cùng lưạ chọn
chiến lược phù hợp để thực hiện.
1. Điểm mạnh:
- Là thương hiệu đã có từ lâu đời nên có được nhiều kinh nghiệm trong q trình
sản xuất chế biến cũng như có được nhiều khách hàng thân thiết. S1
- Được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lược cao trong năm
2010, bên cạnh đó công ty cũng đạt cúp vàng cho thương hiệu uy tín chất lượng. S2
2. Điểm yếu:

- Qui trình chế biến chưa được tiến bộ. W1
- Nguồn lao động có trình độ chun mơn chưa cao, chưa có khả năng vận dụng
cơng nghệ cao vào qui trình chế biến. W2
3. Cơ hội:
- Nằm ở khu vực miền tây sông nước nơi có nguồn ngun liệu sản xuất vơ cùng
phong phú. O1
- Nằm ở thị xã Châu Đốc nơi tổ chức lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ Núi
Sam hàng năm chính vì vậy có rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tạo điều kiện
tốt cho cơ sở quảng bá thương hiệu và xúc tiến bán hàng. O2
- Kinh tế Việt Nam hội nhập tạo điều kiện thuận lợi cho cơng ty phát triển sản
phẩm sang nước ngồi. Đồng thời giúp cho công ty tiếp cận được thị trường khoa học
rộng lớn để hiện đại hóa. O3
4. Nguy cơ:
- Có nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước. T1
- Vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm có thể xãy ra bất cứ lúc nào. T2
- Giá cả trên thị trường khơng ổn định dẫn đến chi phí ngun liệu đầu vào của
công ty cũng bất ổn theo. T3
5. Phân tích SWOT:

SV: Nguyễn Hồng Sơn

DH8KT

24


×