Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.61 KB, 13 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ.
1. CHI PHÍ TRONG NỀN KTTT
1.1 đặc điểm của nền kinh tế thị trường:
Với sự thay đổi từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế nhiều thành
phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Các doanh
nghiệp đòi hỏi phải có sự đổi mới cho phù hợp: cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
gọn nhẹ hơn, hiệu quả hơn, cách thức tổ chức năng động hơn và đặc biệt trình độ
của độn ngũ cán bộ được nâng lên. Điều này giúp cho các doanh nghiệp hoạt động
tích cực hơn hiệu quả hơn trong một cơ chế hết sức năng động với qui luật cạnh
tranh nghiệt ngã.
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp có quyền lựa chọn lĩnh vực
hoạt động, mặt hàng kinh doanh, qui mô công nghệ và hình thức tổ chức nhằm đạt
hiệu quả cao nhất. Thực tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không
chỉ chịu sự tác động của qui luật giá trị mà còn chịu sự tác động của qui luật cạnh
tranh. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp nhằm giảm thiểu
chi phí, tối đa hoá lợi nhuận.
1.2 ảnh hưởng của nền KTTT đến công tác hạch toán chi phí
Trong nền kinh tế mới hiện nay, các doanh nghiệp phải tự hạch toán, tự chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt dộng sản xuất, kinh doanh của mình. Trên thực tế, chi
phí kinh doanh là một yếu tố động. Nó phụ thuộc rất nhiều vào lĩnh vực, đối tượng
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng quản lý chi phí của nhà quản
trị.
Để có được thu nhập, các doanh nghiệp phải đầu tư hay nói cách khác phải bỏ
ra chi phí để hình thành nên thu nhập và lợi nhuận:
Lợi nhuận=Thu nhập –Chi phí
Như vậy, lợi nhuận là một yếu tố có quan hệ tỷ lệ nghịch với chi phí, nghĩa là khi
tổng chi phí trong kỳ tăng lên thì lợi nhuận thu được sẽ giảm đi và ngược lại.
Trong nền KTTT thì lợi nhuận luôn là điều kiện quan trọng nhất để một doanh
nghiệp tồn tại, để tái đầu tư và đầu tư mở rộng. Do đó, giảm thiểu chi phí hay
chính là giảm thiểu các yếu tố cấu thành nên chi phí là mối quan tâm hàng đầu của
các doanh nghiệp.


2. PHẠM VI CỦA CHI PHÍ :
2.1 Khái niệm chi phí :
Để có thể tiến hành hoạt động SXKD, các doanh nghiệp cần phải có đầy đủ
các yếu tố cơ bản: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động, muốn vậy
doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí như: chi phí NVL, tiền lương của công
nhân sản xuất, chi phí về sử dụng nhà xưởng, máy móc thiết bị ... Trên cơ sở đó ta
có thể đưa ra khái niệm về CPSX như sau:
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động vật hoá
và các chi phí khác mà doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành các hoạt động SXKD
trong một thời kỳ nhất định.
2.2. Phân loại CPSX kinh doanh:
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức
khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
2.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí:
Theo cách phân loại này, CPSX bao gồm những yếu tố sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu;
- Chi phí nhân công;
- Chi phí khấu hao TSCĐ;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp lập được Báo cáo CPSX theo yếu tố
chi phí, lập được các dự toán, kế hoạch cung ứng vật tư nhằm đảm bảo cho hoạt
động SXKD tại tất cả các khâu trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp được
thực hiện đúng tiến độ.
2.2.2. Phân loại CPSX theo công dụng, mục đích của chi phí:
Theo tiêu chuẩn phân loại này, CPSX bao gồm các khoản mục:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp:là toàn bộ các chi phí nguyên liệu, vật
liệu chính và vật liệu phụ,vật liệu khác,công cụ, dụng cụ...được sử dụng trực
tiếp để sản xuất, chế tạo sản phẩm...
- Chi phí nhân công trực tiếp: là các chi phí phải trả cho nhân viên trực tiếp sản
xuất sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ khác.

- Chi phí sản xuất chung: (TK 627) là các chi phí sản xuất ngoại trừ các Chi phí
nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp đã nói ở trên. Theo
hệ thống kế toán hiện hành ở nước ta, nội dung của Chi phí sản xuất chung bao
gồm:
Chi phí nhân viên phân xưởng(TK627.1) Bao gồm chi phí tiền lương nhân
viên, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên phân xưởng.
Chi phí vật liệu(TK627.2) là các chi phí vật liêụ xuúat dùng chung cho phân
xưởng, như vật liệu dùng sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên TSCĐ, nhà cửa, vật
kiến trúc...do công nhân của phân xưởng tự dảm nhiệm.
Chi phí dụng cụ sản xuất(TK627.3) gồm chi phí về công cụ dụng cụ sản xuất
dùng cho phân xưởng như cốt pha ván khuôn...
Chi phí khấu hao TSCĐ(TK627.4) bao gồm chi phí khấu hao của TSCĐ
thuộc các phân xưởng sản xuất( máy móc thiết bị phương tiện vận tải nhà xưởng
sản xuất...).
Chi phí dịch vụ mua ngoài(TK627.7) gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài
phục vụ cho hoạt động của phân xưởng mua ngoài.
Chi phí khác bằng tiền khác(TK627.8) như chi phí hội nghị, tiếp khách...
- Chi phí bán hàng: là các chi phí lưu thông và tiếp thị trong quá trình bán sản
phẩm và cung cấp dịch vụ cho khách hàng như nhi phí giao dịch, quảng cáo...
- Chi phí quản lý doanh nghiệp(TK642) là các chi phí dùng vào tổ chức quản lý
và phục vụ sản xuất- khinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp.Chi phí
này bao gồm:
Chi phí nhân viên quản lý(TK642.1) Bao gồm chi phí tiền lương nhân viên, các
khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý DN.
Chi phí vật liệu, bao bì(TK642.2) là các chi phí vật liêụ xuất dùng chung cho
hoạt động quản lý.
Chi phí đồ dùng, văn phòng(TK642.3) gồm chi phí về công cụ dụng cụ
dùng cho hoạt động quản lý,
Chi phí khấu hao TSCĐ(TK642.4) bao gồm chi phí khấu hao của TSCĐ phục
vụ quản lýDN( máy móc thiết bị phương tiện vận tải, nhà cửa...).

Thuế, phí và lệ phí(TK642.5)
Chi phí dự phòng(TK642.6)
Chi phí dịch vụ mua ngoài(TK642.7) gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài
phục vụ cho hoạt động quản lý.
Chi phí khác bằng tiền khác(TK642.8) như chi phí hội nghị, tiếp khách phân
bổ cho hoạt động quản lý.
Cách phân loại này được sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp nhằm phục vụ
cho việc xây dựng hệ thống các tài khoản kế toán để tính giá thành sản xuất của
sản phẩm, dịch vụ và tập hợp chi phí sản xuât kinh doanh trong kỳ.
2.2.3. Phân loại CPSX theo quan hệ với khối lượng sản phẩm:
Theo tiêu thức phân loại này, CPSX được chia thành hai loại:
- Chi phí khả biến (biến phí) : là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay
đổi của mức độ hoạt động. Khối lượng hay mức độ hoạt động có thể là số lượng
sản phẩm hoàn thành, doanh thu bán hàng thực hiện.
đồ thị biến phí
C
0 X
C
Định phí tuyệt đối
- Chi phí bất biến (định phí) là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi
có sự thay đổi về khối lượng hoạt động thực hiện.
Trong quản trị doanh nghiệp cần phân biệt các loại định phí sau:
định phí tuyệt đối là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi khối
lượng hoạt động, còn chi phí trung bình của một đơn vị khối lượng hoạt động thì
giảm đi.
Ví dụ: chi phí khấu hao TSCĐ, tiền lương trả theo thời gian.
Đồ thị định phí tuyệt đối
0
Định phí tương đối là loại định phí có thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi ở
mức nhất định nào đó. Trong trường hợp này khối lượng sản xuất sản phẩm không

X

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×