Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn công trái giáo dục cho chương trình kiên cố hóa trường lớp học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.73 KB, 101 trang )

ông tiến hùng

bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học bách khoa hà nội
----------------------------------

luận văn thạc sỹ kinh tế

quản trị kinh doanh

một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn công
trái giáo dục cho chương trình kiên cố hoá
trường lớp học

ông tiÕn hïng
2005 – 2007
Hµ Néi
2007

hµ néi 2007


bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học bách khoa hà nội
----------------------------------

luận văn thạc sỹ kinh tế

một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn công


trái giáo dục cho chương trình kiên cố hoá
trường lớp học

Ngành: quản trị kinh doanh

ông tiến hùng

Người hướng dẫn: TS. nghiêm sỹ thương

hà nội 2007


luận văn thạc sỹ kinh tế

một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn công trái giáo dục cho chương
trình kiên cố hoá trường lớp học
ngành: quản trị kinh doanh
ông tiến hùng
hà néi 2007


lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công
trình nghiên cứu của riêng cá nhân
tôi. Các số liệu dẫn chứng trong Luận
văn có nguồn gốc đầy đủ và trung
thực, kết quả đóng góp của Luận văn

là mới và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ công trình nào khác.

Tác giả

Ông Tiến Hùng


Mục lục
phần mở đầu

Chương 1 - Lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản và vốn

Trang
1
4

đầu tư từ nguồn công trái giáo dục

1.1. Lý luận chung về đầu tư

4

1.1.1. Khái niệm đầu tư

4

1.1.2. Các loại đầu tư

5


1.2. Đầu tư xây dựng cơ bản

6

1.2.1. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản

6

1.2.2. Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản

7

1.2.3. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản

10

1.3. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản

11

1.3.1. Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản

11

1.3.2. Các nguồn huy động vốn đầu tư

11

1.3.3. Nguồn trái phiếu Chính phủ - Công trái giáo dục


13

1.4. Hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản

18

1.4.1. Kết quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản

18

1.4.2. Hiệu quả sử dụng vốn của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản

19

1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

20

1.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả vốn đầu tư XDCB

26

Chương 2 - thực trạng sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn

29

công trái giáo dục cho chương trình kiên cố hoá trường,
lớp học


2.1. Khái quát chung tình hình thực hiện Chương trình Kiên cố hoá
trường, lớp học

29

2.1.1. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật các trường học của ngành Giáo
dục trước khi thực hiện Chương trình Kiên cố hoá trường lớp học

29

2.1.2. Kết quả thực hiện Chương trình kiến cố hoá trường lớp học
2.2. Tình hình huy động nguồn công trái giáo dục và các nguồn khác
cho Chương trình Kiên cố hoá trường, lớp học
2.2.1. Huy động từ phát hành công trái giáo dục

31
35
36


2.2.2. Huy động từ các nguồn vốn khác

38

2.3. Thực trạng phân bổ và giải ngân nguồn công trái giáo dục cho
Chương trình Kiên cố hoá trường, lớp học

39

2.3.1. Về phân bổ nguồn công trái giáo dục cho Chương trình kiên cố

hoá trường lớp học

39

2.3.2. Việc giải ngân nguồn Công trái giáo dục
2.4. Việc chấp hành trình tự thủ tục đầu tư, nghiệm thu thanh toán

45
48

2.4.1- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

48

2.4.2- Giai đoạn thực hiện đầu tư

48

2.4.3- Giai đoạn kết thúc đầu tư

50

2.5. Đánh giá chung việc thực hiện huy động, quản lý và sử dụng
nguồn công trái giáo dục.
2.5.1. Những thành tích và kết quả đạt được

50
50

2.5.2. Những mặt còn hạn chế của Chương trình Kiên cố hoá trường ,

lớp học và nguyên nhân của những tồn tại đó

52

Chương 3 - một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng

63

nguồn công trái giáo dục cho chương trình kiên cố hoá
trường lớp học giai đoạn 2007-2010

3.1. Định hướng Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học giai đoạn
2007-2010

63

3.1.1. Một số nhiệm vụ chủ yếu của Ngành trong giai đoạn hiện nay

63

3.1.2. Mục tiêu đầu tư Chương trình Kiên cố hoá trường, lớp học giai

65

đoạn 2007 2010
3.1.3. Nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình giai đoạn 2007-2010

67

3.2. Những quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ

nguồn công trái giáo dục

70

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư cho
Chương trình Kiên cố hoá trường, học giai đoạn 2007-2010

76

3.4. Điều kiện thực hiện

88

kết luận

90

tài liệu tham khảo

92

Phụ lục


ký hiệu chữ viết tắt

BQLDA

Ban quản lý dự án


ctgd

Công trái giáo dục

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

da

Dự án

gd&đt

Giáo dục và Đào tạo

hđnd

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc Nhà nước

kch-tlh

Kiên cố hoá trường lớp học

nstw


Ngân sách Trung ương

nsđp

Ngân sách địa phương

nsnn

Ngân sách Nhà nước

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

nn

Nhà nước

ns

Ngân sách

TPCP

Trái phiếu Chính phủ

thpt

Trung học phổ thông


thcs

Trung học cơ sở

tscđ

Tài sản cố định

tw

Trung ương

ubnd

Uỷ ban nhân dân

XD

Xây dựng

xdcb

Xây dựn cơ bản


1

phần Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài Luận văn
Việt Nam đà chính thức gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh

WTO (Tổ chức thương mại Thế giới: World Trade Organization). Đất nước chúng
ta đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức trong quá trình hội nhập với
nền kinh tế thế giới, đòi hỏi mỗi người trong chúng ta phải được trang bị đầy đủ
tri thức, nhất là lớp trẻ để hội nhập thành công và đưa nước Việt Nam ta phát triển
sánh ngang với những nước phát triển trên thế giới.
Dân tộc ta có truyền thống hiếu học. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn
quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Lúc sinh thời Bác Hồ của chúng ta đÃ
từng dạy: Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng
người. Bác cũng khẳng định tương lai của dân tộc Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc
vào lớp trẻ được giáo dục và đào tạo từ ngày hôm nay: Non sông Việt Nam có trở
nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt nam có được vẻ vang sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
cháu. Vì vậy việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục là nghĩa vụ, trách nhiệm của
toàn Đảng, toàn dân, của các cấp các ngành trong Hệ thống chính trị.
Sau 20 năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đà đạt được nhiều thành
tựu to lớn, chi cho sự nghiệp giáo dục đà chiếm khoảng 18% tổng chi ngân sách
nhà nước; tuy nhiên vẫn còn không ít những bất cập cần phải tiếp tục làm: chất
lượng giáo dục còn nhiều yếu kém, phát triển giáo dục nghề nghiệp và giáo dục
đại học chưa cân đối với giáo dục phổ thông, việc xà hội hoá giáo dục được thực
hiện chậm, thiếu đồng bộ. Công tác giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa còn
nhiều khó khăn, chất lượng thấp... Sau khi thực hiện Chương trình kiên cố hoá
trường lớp học giai đoạn 2002-2005 theo Quyết định 159/2002/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ, cả nước đà xoá được 74.011 phòng học 3 ca, phòng học tạm
tranh tre nứa lá. Tuy nhiên, đến năm 2005, cả nước còn hơn 122.000 phòng học 3
ca, phòng học tạm tranh tre nứa lá, phòng học cấp IV cũ và phòng học kiên cố đÃ
hết niên hạn sử dụng, xuống cấp nhưng chưa được xây dựng lại, nhu cầu vốn để
xây dựng số phòng học này cần khoảng gần 16.000 tỷ đồng.


2


Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần thiết phải tiếp tục triển khai giai đoạn II
của Chương trình kiên cố hoá trường lớp học từ năm 2007-2010 để tiếp tục xoá
phòng học 3 ca, phòng học tạm tranh tre nứa lá nhằm cải thiện một bước cơ sở vật
chất cho Hệ thống giáo dục và đào tạo, thể hiện sự quan tâm thiết thực của Đảng,
Nhà nước và của nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục. Vì vậy tôi chọn đề tài:
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn công trái giáo dục cho Chương trình Kiên cố hoá trường lớp học làm
luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của Luận văn
- Phân tích thực trạng việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
công trái giáo dục cho Chương trình Kiên cố hoá trường, lớp học giai đoạn 20022005.
- Nêu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn công trái giáo dục cho Chương trình Kiên cố hoá trường, lớp học
giai đoạn từ 2007-2010.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Luận văn
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: vốn đầu tư XDCB và sử dụng vốn đầu tư
XDCB từ nguồn công trái giáo dục cho Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học.
Phạm vị nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu những nội dung chung nhất về đầu tư; đầu tư xây dựng cơ bản,
các nguồn vốn liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
- Nghiên cứu chung về nguồn trái phiếu Chính phủ và đi sâu nghiên cứu việc
huy động, phân bổ và giải ngân nguồn công trái giáo dục đối với Chương trình
kiên cố hoá trường lớp học.
- Nghiên cứu về kết quả, hiệu quả đầu tư của Chương trình Kiên cố hoá
trường lớp học đối với việc ổn định chính trị, xà hội (lỵi Ých phi kinh tÕ).
Phơc vơ cho viƯc thùc hiƯn Chương trình Kiên cố hoá trường lớp học giai
đoạn 2002-2005 có nhiều nguồn vốn, trong Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu
nguồn vốn được sử dụng cho Chương trình từ nguồn thu phát hành công trái giáo
dục được Ngân sách Trung ương phân bổ cho các địa phương.

4. Các phương pháp nghiên cứu


3

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, kết hợp giữa logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp; sử dụng các phương
pháp của khoa học thống kê; khảo sát thực tế để nghiên cứu.
5. Những đóng góp của Luận văn
- Về mặt lý luận: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư, đầu tư
XDCB, các nguồn vốn đầu tư XDCB; Những lý luận cơ bản về trái phiếu chính phủ
và công trái giáo dục.
- Về mặt thực tiễn: Phân tích đánh giá thực trạng huy động, sử dụng nguồn
công trái giáo dục cho Chương trình Kiên cố hoá trường lớp học giai đoạn 20022005. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư
từ nguồn công trái giáo dục.
6. Giới thiệu bố cục của Luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được
chia thành 3 chương lớn:
Chương I: Lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản và vốn đầu tư từ
U

U

nguồn công trái giáo dục.
Chương II: Thực trạng sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
U

U

công trái giáo dục cho Chương trình Kiên cố hoá trường, lớp học.

Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn công trái
U

U

giáo dục cho Chương trình Kiên cố hoá trường lớp học.
Qua đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo, các
anh, chị và bạn bè, đồng nghiệp đà giúp đỡ tôi trong suốt khoá học và giúp tôi
hoàn thành luận văn này. Đặc biệt xin được gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy
giáo Tiến sỹ Nghiêm Sỹ Thương, người đà trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn; Các Thầy giáo, Cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý, Trung tâm Đào
tạo và Bỗi dưỡng sau Đại học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.


4

Chương I:
Lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản và vai
trò của vốn đầu tư từ nguồn công tráI giáo dục
1.1. lý luận chung về đầu tư

1.1.1. Khái niệm đầu tư
Một số khái niệm về đầu tư:
* Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến
hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong
tương lai lớn hơn các nguồn vốn đà bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
* Đầu tư là hoạt động bỏ ra các nguồn lực, vật lực, tài lực ở thời điểm hiện
nay với hy vọng thu được nguồn lợi lớn hơn trong tương lai.
* Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô
hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật

này và các quy định khác của pháp luật có liên quan (Luật Đầu tư năm 2005).
Xét về bản chất, hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài
chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp
và gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vËt chÊt kü tht
cho nỊn kinh tÕ nãi chung, cđa địa phương, ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Theo cách hiểu này thì mọi hoạt động trong sử dụng các nguồn lực để thu về kết
quả nhất định đều là hoạt động đầu tư. Trong thực tế đầu tư thường được hiểu là quá
trình sử dụng vốn đầu tư để nhằm chuyển hoá vốn bằng tiền, vốn đầu tư thành vốn
hiện vật để tạo ra các yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt.
Chính nhờ các hoạt động đầu tư này, năng lực sản xuất kinh doanh, dịch vụ sẵn có
được duy trì hoặc nâng cao làm nền tảng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Do đầu tư
là hoạt động bỏ vốn nói chung nhằm đạt được hiệu quả lớn hơn trong tương lai, ở
đây vốn được hiểu như các nguồn lực dưới các hình thức khác nhau, nhưng vốn
thường được xác định dưới các hình thức tiền tệ hoặc quy đổi về tiền tệ. Vì vậy, các
quy định đầu tư thường được xem xét ở phương diện tài chính như tổng mức đầu tư
ban đầu là bao nhiêu, tổng dự toán, thời gian thu hồi vốn, khả năng thực hiện, khả
năng sinh lời, hiệu quả xà hội đem lại qua đầu t­...


5

1.1.2. Các loại đầu tư
Phân theo các tiêu thức khác nhau sẽ có các loại đầu tư các nhau. Tuy nhiên,
trong bài viết này chỉ xét tiêu thức quan hệ quản lý của chủ đầu tư. Theo tiêu thức
này đầu tư bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
1.1.2.1. Đầu tư gián tiếp
Là hoạt động đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều
hành quản lý trong qua trình thực hiện và vận hành nguồn vốn đầu tư, nên trong
thực tế nhà đầu tư không quan tâm hoặc ít quan tâm đến công tác điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh mà chỉ chú trọng tới hiệu quả của hoạt động đầu tư (mức

lÃi thu được trên số vốn đà bỏ ra hoặc hiệu quả xà hội mang lại). Các hoạt động đó
như việc Chính phủ thông qua các chương trình tài trợ không hoàn lại hoặc có hoàn
lại với lÃi suất thấp cho các dự án để phát triển kinh tế xà hội, các cá nhân và tổ
chức mua chứng chỉ có giá như cổ phiếu, cổ phần để hưởng lợi tức. Hình thức đầu
tư này rủi ro thấp nên lợi nhuận thường thấp, phù hợp với những người không ưa
mạo hiểm.
1.1.2.2. Đầu tư trực tiếp.
Là hoạt động đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều
hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Trong hoạt động đầu tư này,
nhà đầu tư thường phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trước mỗi một quyết định đầu
tư do lỗ, lÃi phụ thuộc chặt chẽ vào kết quả, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh
doanh. Đây là trường hợp phổ biến trong hoạt động đầu tư, hoạt động này thường
mang tính rủi ro cao. Ví dụ nhà đầu tư bỏ vốn để xây dựng nhà xưởng phục vụ sản
xuất kinh doanh thép. Nếu hàng hoá cạnh tranh được trên thị trường, lợi nhuận thu
về rÊt lín nh­ng nÕu rđi ro x¶y ra nh­ thay đổi giá cả, mức thuế tăng, tình hình
chính trị không ổn định, lạm phát cao có thế dẫn tới hàng hoá không bán được, ứ
đọng vốn gây thua thiệt rất lớn. Hoạt động đầu tư trực tiếp lại chia thành 2 loại: Đầu
tư chuyển dịch và đầu tư phát triển.
- Đầu tư chuyển dịch: Là hoạt động đầu tư trong đó người có tiền mua lại một
số cổ phần đủ lớn để nắm quyền chi phối. Trong trường hợp này việc đầu tư không
làm gia tăng tài sản của doanh nghịêp mà chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các cổ
phần của doanh nghiệp. Nếu xét trên phạm vi toàn xà hội thì hoạt động đầu tư này


6

không làm tăng vốn, tăng năng lực sản xuất...
- Đầu tư phát triển:
Là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm
tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị) và tài

sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng), gia tăng nnăng lực sản xuất, tạo thêm việc
làm và vì mục tiêu phát triển.
(trích Giáo trình Kinh tế đầu tư - Trường Đại học KTQD - 2007).
Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc
gia, cộng đồng và nhà đầu tư. Trong đó, đầu tư nhà nước là biện pháp chủ yếu để
tăng năng lực sản xuất thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển, góp phần giải
quyết việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động. Đó là hoạt động quan
trọng nhất, có ý nghĩa, được đánh giá là nền tảng cho hoạt động đầu tư phát triển
khác như đầu tư tài chính và đầu tư thương mại bởi nếu chưa có cơ sở vật chất kỹ
thuật thì không thể tiến hành các hoạt động mua bán hàng hoá hoặc cổ phiếu, trái
phiếu. Song ngược lại, việc thu hót ngn vèn tµi chÝnh cịng lµ mét ngn cung
vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
1.2. Đầu tư xây dựng cơ bản

1.2.1. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản:
Đầu tư xây dựng cơ bản có thể được hiểu là việc bỏ vốn nhằm tái sản xuất
giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định thông qua các hình thức xây dựng
mới, mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục tài sản cố định tạo ra c¬ së vËt chÊt kü
tht cho nỊn kinh tÕ quốc dân như: các nhà máy, đường giao thông, hồ đập thuỷ
lợi, trường học, bệnh viện...
Hoạt động đầu tư bằng cách tiến hành xây dựng để tạo ra các tài sản cố định
được gọi là đầu tư XDCB. XDCB chỉ là một khâu trong hoạt động đầu tư XDCB, nó
là những hoạt động cụ thể tạo ra TSCĐ (khảo sát thiết kế, xây dựng, lắp đặt). Kết
quả của hoạt động XDCB là các tài sản cố định.
Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung bao
gồm đầu tư phát triển, đầu tư sản xuất kinh doanh, đầu tư thương mại, trong đó đầu
tư xây dựng cơ bản là hoạt động chính của hoạt động đầu tư phát triển. Đầu tư phát


7


triển sau khi loại trừ hoạt động đầu tư chung như bổ sung vốn cho Ngân hàng Phát
triển Việt nam (trước đây là Quỹ hỗ trợ phát triển), góp vốn cổ phần các quỹ, bù lÃi
suất tín dụng, bổ sung vốn lưu động Nhà nước, chi bổ sung dự trữ Nhà nước còn lại
là đầu tư xây dựng cơ bản.
1.2.2. Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản
Loại hình sản xuất trong đầu tư xây dựng cơ bản là loại hình sản xuất đơn
chiếc, tính chất sản phẩm không ổn định, mang tính thời vụ. Các yếu tố đầu vào
phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm không cố định và thường xuyên phải di
chuyển, vì vậy tính ổn định trong sản xuất rất khó đảm bảo, điều này phụ thuộc
nhiều vào khâu quản lý sản xuất trong quá trình thi công công trình.
Sản phẩm của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có giá trị lớn thời gian thực
hiện kéo dài, chịu sự chi phối của nhiều ngành, nhiều cấp tác động để tạo ra sản
phẩm cuối cùng. Do đó, quá trình sản xuất quản lý, điều phối giữa các khâu, giữa
các bộ phận đòi hỏi tính cân đối nhịp nhàng, liên tục. Quá trình sản xuất thi công
xây dựng cơ bản đều phải tiến hành ngoài trời nên phụ thuộc điều kiện địa lý tự
nhiên khí hậu tại nơi thi công công trình, trong thời gian thi công toàn bộ khối
lượng vốn đầu tư đưa vào dự án bị ứ đọng.
Sản phẩm của hoạt động đầu tư XDCB được gọi là dự án đầu tư. Theo quy
định tại Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ thì dự án đầu tư
được xác định:
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn
để cải tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm
đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất
lượng sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao
gồm hoạt động đầu tư trực tiếp).
Công trình xây dựng là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với đất (bao
gồm cả khoảng không, mặt nước, mặt biển và thềm lục địa) được tạo thành bằng vật
liệu xây dựng, thiết bị và lao động.
Từ những ý phân tích nêu trên có thể thấy sản phẩm xây dựng có một số đặc

điểm sau:
+ Thứ nhất, Sản phẩm xây dựng có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền


8

với nơi tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện địa chất, thuỷ văn, khí
hậu. Đặc điểm cho thấy: Nơi tiêu thụ sản phẩm cố định; Nơi sản xuất biến động nên
lực lượng sản xuất thi công (lao động, thiết bị thi công, phục vụ thi công, vật tư kỹ
thuật) luôn luôn di động. Chi phí xây dựng chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều
kiện tự nhiên, do vậy cần có giải pháp tài chính để kiểm tra việc sử dụng và quản lý
vốn đầu tư ngay từ khâu đầu tiên là: xác định chủ trương đầu tư, lựa chọn địa điểm,
điều tra khảo sát, thăm dò để dự án đảm bảo tính khả thi cao.
+ Thứ hai, Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp. Sản phẩm
xây dựng với tư cách là công trình xây dựng khi đà hoàn thành đưa vào sử dụng,
đưa ra trao đổi mua bán trên thị trường bất động sản là TSCĐ nên không thể là
những sản phẩm bé nhỏ như sản xuất hàng loạt trong sản xuất công nghiệp. Sản
phẩm xây dựng có thể tích lớn, kết cấu của sản phẩm phức tạp, một công trình có
thể bao gồm nhiều hạng mục, mỗi hạng mục lại có nhiều kết cấu khác nhau đòi hỏi
yêu cầu kỹ thuật khác nhau. đặc điểm này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, vật tư, lao động,
máy móc thi công nhiềunên công tác quản lý kinh tế, quản lý tài chính đòi hỏi
phải làm tốt công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư, lập định mức kinh tế kỹ thuật và
quản lý theo định mức.
Mặt khác do đặc điểm quy mô (thể tích) lớn và phức tạp của sản phẩm xây
dựng dẫn đến chu kỳ sản xuất dài, vốn đầu tư bỏ vào công trình bị ứ đọng, dễ gây
lÃng phí hoặc thiếu vốn sẽ làm cho công tác thi công bị gián đoạn, kéo dài thời gian
xây dựng. Điều này đặt ra cho công tác quản lý kinh tế, tài chính phải có kế hoạch,
quản lý chặt tiến độ thi công, có biện pháp thi công tốt để rút ngắn thời gian xây
dựng tiết kiệm chi phí hạ giá thành công trình xây dựng, cần có giải pháp quản lý
chi phí và quản lý công tác thanh toán vốn đầu tư giữa chủ đầu tư với nhà thầu, giữa

chủ đầu tư với các cơ quan cấp phát cho vay vốn đầu tư xây dựng.
+ Thứ ba, Sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng sản
phẩm có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác. Sản phẩm
xây dựng hoàn thành có thời gian sử dụng rất lâu dài và tham gia vào nhiều chu kỳ
sản xuất, sử dụng nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu cho tới khi thanh lý cho
nên đòi hỏi chất lượng công trình phải tốt, công trình phải được thi công đúng theo
thiết kế được duyệt, phải tuân thủ đúng các tiêu chuẩn định mức kinh tÕ kü thuËt


9

của Nhà nước. Khi thi công đòi hỏi công tác giám sát phải được thực hiện chặt chẽ
trong từng khâu công việc, cần thông qua công tác thanh toán để kiểm tra giám sát
chất lượng công trình, đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
+ Thứ tư, Việc sử dụng sản phẩm xây dựng có liên quan đến nhiều ngành,
vùng, địa phương như các đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt, các cảng
biển, cảng hàng khôngKhi thực hiện đầu tư đòi hỏi phải cân nhắc kỹ về chủ
trương đầu tư nhằm hạn chế và tr¸nh l·ng phÝ thÊt tho¸t khi triĨn khai dù ¸n.
+ Thứ năm, Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xÃ
hội, văn hoá nghệ thuật và quốc phòng. đặc điểm này dễ dẫn tới phát sinh mâu
thuẫn mất cân đối trong quan hệ phối hợp đồng bộ giữa các khâu công tác từ quá
trình chuẩn bị đầu tư cũng như quá trình thi công. Yêu cầu đặt ra không những phải
thận trọng về chủ trương mà cần có trình độ tổ chức phối hợp các khâu từ công tác
thẩm định dự án, thẩm định đấu thầu xây dựng, đấu thầu mua sắm thiết bị, kiểm tra
chất lượng từng loại khối lượng theo kết cấu công trình trong quá trình thi
côngđến nghiệm thu khối lượng thực hiện từng phần, tổng nghiệm thu và quyết
toán công trình.
+ Thứ sáu, Sản phẩm xây dựng có tính chất đơn chiếc, riêng lẻ. Mỗi sản
phẩm đều có thiết kế riêng theo yêu cầu về công nghệ, về quy phạm, về tiện nghi,
về mỹ quan, về an toàn Do đó khối lượng, chất lượng và chi phí xây dựng của

mỗi công trình đều khác nhau, mặc dù hình thức có thể giống nhau khi xây dựng
trên những địa điểm khác nhau. Mỗi công trình, dự án đầu tư đều bị chi phối bởi
các điều kiện đặc điểm tự nhiên yêu cầu khác nhau nên chi phí xây dựng cũng khác
nhau. Đặc điểm này đòi hỏi công tác quản lý tài chính phải có dự toán cụ thể cho
từng công trình, từng hạng mục công trình và dự toán chi tiết theo thiết kế tổ chức
thi công, dự án gắn với việc chấp hành nghiêm chỉnh quy trình, quy phạm kỹ thuật.
Chính vì đặc thù rất riêng biệt này mà hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản gặp
rất nhiều rủi ro dễ gây lÃng phí. Mặt khác, công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động
đầu tư xây dựng cơ bản gặp rất nhiều khó khăn so với thanh tra tài chính thông
thường do phải tiến hành thẩm tra nhiều khâu và nhiều tổ chức liên quan, đòi hỏi
chuyên môn cao, trong khi đó Thanh tra nhà nước khó đảm bảo được yêu cầu này.
Điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây thất thoát, lÃng phí


10

1.2.3. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản
Bất cứ một nền kinh tế xà hội nào muốn phát triển kinh tế cũng đều cần có cơ
sở vật chất kỹ thuật do đó điều kiện trước tiên để thực hiện sản xuất là phải đầu tư
xây dựng cơ bản.
Đầu tư XDCB là điều kiện cần thiết để phát triển tất cả các ngành kinh tế
quốc dân và thay đổi tỷ lệ cân đối giữa chúng từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo
mục tiêu chiến lược phát triĨn kinh tÕ nãi chung. VÝ dơ ®Ĩ khun khÝch nông
nghiệp, Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương... từ đó tạo ra cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp phát triển. Để phát triển công nghiệp, thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, Nhà nước tập trung vốn đầu tư xây dựng các nhà máy
nhiệt điện, thuỷ điện, xây dựng đường xá phát triển giao thôngTrong thời gian
qua, Nhà nước ta đà tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản, nhiều khu công nghiệp,
khu chế xuất, vùng kinh tế mới được hình thành cùng với sù xt hiƯn cđa mét sè
ngµnh nghỊ míi lµm cho cơ cấu kinh tế xà hội đà có nhiều chuyển biến.

Đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
cho các cơ sở sản xuất dịch vụ, từ đó nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho từng
ngành, toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện phát triển sức sản xuất xà hội,
tăng nhanh giá trị sản xuất và giá trị tổng sản phẩm trong nước, tăng tích luỹ, ®ång
thêi n©ng cao ®êi sèng vËt chÊt cho nh©n d©n lao động, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ
cơ bản về chính trị xà hội.
Đầu tư xây dựng cơ bản tạo nên nền tảng vững chắc cho việc ứng dụng
những công nghệ mới góp phần làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, chính sách
kinh tế cho phù hợp với tình hình hiện nay.
1.3. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản

1.3.1. Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Nguồn vốn đầu tư: là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn vốn tập trung và phân
phối cho đầu tư phát triển kinh tế, xà hội để đáp ứng nhu cầu chung của Nhà nước
và của xà hội.
Tại Nghị định số 385-HĐBT ngày 7/11/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế Điều lệ quản lý đầu tư XDCB ban


11

hành thay thế cho Nghị định 32-CP ngày 6/6/1981 đà nêu:
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích
đầu tư bao gồm chi phí chi cho việc khảo sát quy hoạch đầu tư xây dựng,
chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt
thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán.
Các văn bản pháp luật ban hành sau nghị định này không đưa ra khái niệm
về vốn đầu tư XDCB. Tuy nhiên, thuật ngữ vốn đầu tư XDCB hiện nay vẫn được sử
dụng rộng rÃi. Theo nghĩa chung nhất thì vốn đầu tư XDCB được hiểu là toàn bộ chi
phí để đạt được mục đích đầu tư XDCB bao gồm: chi phí cho việc khảo sát, quy

hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế xây dựng, chi phí mua sắm và lắp
đặt thiết bị và các chi phí khác cho một dự án nhất định.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh
tế, là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế,
vốn đầu tư xây dựng cơ bản góp phần đưa các thành tựu kỹ thuật và cải tiến công
nghệ vào sản xuất và dịch vụ, từ đó nâng cao năng lực sản xuất phục vụ.
1.3.2. Các nguồn huy động vốn đầu tư.
- Vốn ngân sách nhà nước:
Vốn của ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trong nước của các cấp NSNN,
vốn vay nợ nước ngoài của Chính phủ và vốn viện trợ của nước ngoài cho
Chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước) chỉ thanh toán
cho các dự án đầu tư thuộc đối tượng được sử dụng vốn NSNN theo quy
định của Luật Ngân sách và Quy chế quản lý đầu tư xây dựng.
(Trích Thông tư 44/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính).
Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xÃ
hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào các
lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự
án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xà hội vùng, lÃnh thổ, quy hoạch đô thị và
nông thôn. Trong những năm qua, nguồn vốn này vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong
cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xà hội. Song hoạt động đầu tư từ nguồn vốn ngân
sách còn kém hiệu quả, cần phải quản lý chặt chẽ nguồn vốn này để hoạt động đầu
tư phát huy hiệu quả cao nhất.


12

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước
Được hình thành từ việc cho vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
(trước đây là Quỹ hỗ trợ phát triển), vốn ngân sách cấp bù chênh lệch hàng năm,
vốn thu hồi nợ, phát hành trái phiếu Chính phủ, vốn vay nợ viện trợ của Chính

phủ dùng để cho vay lại; vốn huy động của các tổ chức trong nước và các tầng lớp
dân cư và vốn dài hạn của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế và kiều bào ở nước
ngoài.
Được dùng:
- Cho vay đầu tư : Đối tượng là các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn
trực tiếp của các thành phần kinh tế như các dự án đầu tư tại các vùng khó khăn, cơ
sở hạ tầng giao thông..., có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
- Hỗ trợ lÃi suất sau đầu tư: Đối tượng hỗ trợ lÃi suất sau đầu tư là các dự án
thuộc diện được hưởng ưu đÃi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ.
- Bảo lÃnh tín dụng đầu tư : Đối tượng được bảo lÃnh là các chủ đầu tư có dự
án đầu tư thuộc diện được hưởng ưu đÃi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính
phủ về hướng dẫn thi hành Luật đầu tư trong nước.
Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước còn phục vụ cho công tác
quản lý và điều tiết vĩ mô. Thông qua vốn tín dụng đầu tư, Nhà nước thực hiện
khuyến khích phát triển kinh tế - xà hội của ngành, vùng theo định hướng chiến
lược của Nhà nước. Có tác dụng tích cực trong việc cắt giảm đáng kể sự bao cấp
vốn trực tiếp của Nhà nước. Nếu như trước đây, những đối tượng trên đều do Ngân
sách Nhà nước cấp phát thì đến nay đà được chuyển sang nguồn vốn tín dụng. Do
vậy, nguồn vốn này không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng mà còn thực hiện
mục tiêu phát triĨn x· héi, cã t¸c dơng tÝch cùc trong viƯc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước
Được hình thành từ nguồn vốn khấu hao cơ bản để lại cho doanh nghiệp, vốn
tích luỹ từ lợi nhuận sau thuế, các nguồn vốn tự huy động khác của doanh nghiệp
nhằm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà xưởng, đổi mới trang
thiết bị, tăng thêm cơ sở vật chất kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng
khả năng cạnh tranh. Hiện nay, nguồn vốn này vẫn được xác định là thành phần giữ


13


vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và vẫn giữ một khối lượng vốn lớn. Với
chủ trương sắp xếp, đổi mới lại doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động đầu tư của khu
vực này ngày càng hiệu quả, ®ãng gãp quan träng trong viƯc huy ®éng c¸c ngn
lùc phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển.
- Nguồn vốn từ tư nhân và dân doanh
Bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân
doanh, các hợp tác xÃ. Hiện nay, khu vực này vẫn đang nắm giữ một khối lượng
vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để. Để phục vụ cho nhu cầu đầu
tư phát triển, nếu chỉ trông chờ vào nguồn vốn Nhà nước thì không đủ, do đó, cần
phải có chính sách đầu tư hợp lý để thu hút nguồn vốn này theo tinh thần đưa nguồn
vốn nµy chiÕm mét tû träng ngµy cµng lín trong nỊn kinh tế quốc dân.
- Nguồn vốn FDI:
Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển do không phát sinh nợ
cho các nước tiếp nhận đầu tư. Thay vì nhận lÃi suất trên thị trường vốn, nhà đầu tư
sẽ nhận được phần lợi nhuận khi hoạt động đầu tư có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài sẽ mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước tiếp nhận vốn nên
hoạt động đầu tư mang nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, nước tiếp nhận có thêm vốn để
khai thác nguồn lực của mình; thứ hai, sẽ có thêm máy móc, trang thiết bị hiện đại
của nước ngoài mà không phải mua; thứ ba, thúc đẩy phát triển nhiều ngành nghề
mới đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn; thứ tư, học tập được
phương thức quản lý mới hiện đại, có hiệu quả hơn. Cho nên thu hút được nhiều
nguồn vốn này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi qc
gia. HiƯn nay, ë n­íc ta, ngn vèn nµy ngµy càng chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ
cấu tổng vốn đầu tư phát triển toàn xà hội. Đảng và Nhà nước ta đà có những chính
sách ưu đÃi thông thoáng, cởi mở hơn nên đà thu hút được ngày càng nhiều nguồn
vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào nước ta nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.3.3. Nguồn trái phiếu Chính phủ Công trái giáo dục:
1.3.3.1- Khái niệm:
Trái phiếu là một chứng chỉ vay nợ của Chính phđ hay cđa doanh nghiƯp, thĨ

hiƯn nghÜa vơ cđa ng­êi phát hành phải trả nợ cho người nắm giữ trái phiÕu mét sè


14

tiền nhất định, vào những khoảng thời gian nhất định và phải trả lại khoản tiền gốc
khi khoản tiền vay đến hạn. Trái phiếu là loại chứng khoán nợ, tổ chức phát hành
với tư cách là người đi vay, người mua trái phiếu là người cho vay hay còn gọi là
nhà đầu tư. Đối với người thiếu vốn, trái phiếu là phương tiện vay vốn qua thị
trường; đối với người đầu tư, trái phiếu cũng là một phương tiện để đầu tư thu lời.
Trái phiếu thể hiện sự ràng buộc pháp lý giữa người đi vay và người cho vay; người
đi vay có trách nhiệm phải trả cho chủ nợ một khoản tiền gốc và lÃi nhất định. Đây
là một hình thức tín dụng có nét đặc thù riêng, nó ra đời muộn hơn các hình thức tín
dụng khác và phát triển mạnh trong nền kinh tế hàng hoá đặc biệt là ở những quốc
gia có thị trường chứng khoán phát triển.
Trái phiếu có nhiều loại khác nhau, có loại do Chính phủ phát hành, có loại
do chính quyền địa phương phát hành, có loại do Công ty phát hành, có loại do
Ngân hàng hoặc các Chế định tài chính phát hành.
Từ những điểm nêu trên có thể đưa ra kh¸i niƯm vỊ Tr¸i phiÕu ChÝnh phđ nh­
sau: Tr¸i phiÕu Chính phủ là một chứng khoán nợ do Chính phủ phát hành hoặc
đảm bảo, có mệnh giá, có kỳ hạn, có lÃi, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ
đối với người sở hữu trái phiếu.
1.3.3.2- Phân loại trái phiếu
Trái phiếu có thể được phân theo những loại sau:
- Phân loại theo đối tượng phát hành
+ Thứ nhất, Trái phiếu Chính phủ (TPCP): để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của
NSNN, Chính phủ các nước thường phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi
trong các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế xà hội. Chính phủ một quốc gia
luôn được xem là nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường. TPCP là tên gọi
chung của các loại trái phiếu do Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành và trái phiếu

chính quyền địa phương, các cơ quan được Chính phủ cho phép phát hành, được
Chính phủ đảm bảo thanh toán.
Mục đích của việc phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm huy động vốn để bù
đắp thiếu hụt chi tiêu NSNN, đầu tư xây dựng các công trình, dự án trọng điểm
hoặc để xây dựng, thực hiện các chương trình mục tiêu của Chính phủ. Nguồn
thanh toán TPCP chủ yếu lấy từ NSNN hoặc nguồn vốn thu hồi trực tiếp từ các công


15

trình được đầu tư từ nguồn vốn phát hành TPCP mang lại. Do đó, TPCP có tính an
toàn cao, tính rủi ro thấp vì nó được đảm bảo trả nợ bằng nguồn vốn của NSNN và
được Chính phủ đảm bảo.
Đối với các loại trái phiếu do KBNN phát hành, trái phiếu chính quyền địa
phương nguồn vốn thanh toán được đảm bảo bằng vốn NSNN; còn đối với các loại
trái phiếu do các cơ quan khác được Chính phủ cho phép phát hành nguồn vốn
thanh toán được lấy trực tiếp từ nguồn thu của các chương trình, dự án đó mang lại.
Trong tường hợp nếu các cơ quan được Chính phủ cho phép phát hành không có đủ
khả năng thanh toán các khoản nợ thì Chính phủ sẽ đứng ra trả nợ.
TPCP có nhiều loại khác nhau, nếu căn cứ vào kỳ hạn và mục đích phát hành
thì TPCP được chia thành: Tín phiếu kho bạc; trái phiếu kho bạc; trái phiếu công
trình; trái phiếu đầu tư; trái phiếu ngoại tệ; công trái xây dựng tổ quốc.
. Tín phiếu kho bạc: là loại TPCP có lỳ hạn dưới 1 năm, mục đích phát hành
tín phiếu kho bạc nhằm phát triển thị trường tiền tệ và huy động vốn để bù đắp
thiếu hụt tạm thời của NSNN trong năm tài chính. Tín phiếu kho bạc được Bộ Tài
chính uỷ quyền phát hành theo phương thức đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước
hoặc Ngân hàng Thương mại dưới hình thức chiết khấu mệnh giá. Toàn bộ khoản
vay từ việc phát hành tín phiếu kho bạc được tập trung vào Ngân sách Trung ương
để sử dụng theo quy định; Ngân sách Trung ương đảm bảo nguồn thanh toán cả
gốc, lÃi tín phiếu và chi phí tổ chức phát hành.

. Trái phiếu kho bạc: là loại TPCP có kỳ hạn từ một năm trở lên do KBNN
phát hành để huy động vốn bù đắp thiếu hụt của NSNN hàng năm đà được Quốc
hội phê duyệt. Trái phiếu kho bạc được đảm bảo bằng NSNN nên loại này có độ rủi
ro không đáng kể. Trái phiếu kho bạc được bán lẻ qua hệ thống KBNN hoặc đấu
thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán, bảo lÃnh phát hành và đại lý phát hành.
. Trái phiếu công trình: là loại TPCP có kỳ hạn từ một năm trở lên do KBNN
phát hành, nhằm huy động vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho các
dự án thuộc nguồn vốn đầu tư của NSTW đà ghi trong kế hoạch nhưng chưa được
bố trí vốn ngân sách trong năm. Trái phiếu công trình Trung ương được phát hành
theo phương thức bán lẻ qua Hệ thống KBNN, đấu thầu hoặc bảo lÃnh phát hành.
Các khoản thu từ phát hành trái phiếu công trình Trung ương được tập trung vào


16

NSTW để chi cho các công trình đà được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. NSTW
đảm bảo việc thanh toán gốc, lÃi và phí đối với trái phiếu công trình Trung ương.
. Trái phiếu đầu tư: là loại TPCP có kỳ hạn từ 1 năm trở lên do các tổ chức
tài chính Nhà nước và các tổ chức tài chính, tín dụng được Thủ tướng Chính phủ chỉ
định phát hành nhằm huy động vốn để đầu tư theo chính sách của Chính phủ. Tiền
thu từ phát hành trái phiếu đầu tư phải được theo dõi riêng và chỉ sử dụng cho mục
tiêu đà được Chính phủ phê duyệt. Tổ chức phát hành có trách nhiệm thanh toán
gốc, lÃi các trái phiếu đầu tư đà phát hành đến hạn thanh toán và các chi phí liên
quan đến công tác phát hành, thanh toán. NSNN sẽ đảm bảo thanh toán một phần
hay toàn bộ lÃi trái phiếu hoặc cấp bù chênh lệch lÃi suất cho tổ chức phát hành
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
. Trái phiếu ngoại tệ: là TPCP có kỳ hạn từ 1 năm trở lên do Bộ Tài chính
(KBNN) phát hành, huy động vốn để đầu tư cho các mục tiêu theo chỉ định của Thủ
tướng Chính phủ. Đồng tiền phát hành là ngoại tệ tự do chuyển đổi và được Bộ
trưởng Bộ Tài chính quyết định cho từng đợt phát hành. Trái phiếu ngoại tệ được

bán lẻ qua Hệ thống KBNN hoặc đấu thầu qua NHNN, NSNN đảm bảo thanh toán
gốc, lÃi trái phiếu ngoại tệ khi đến hạn.
. Công trái xây dựng tổ quốc: do Chính phủ phát hành nhằm huy động nguồn
vốn trong nhân dân để đầu tư xây dựng những công trình quan trọng quốc gia và
các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ
thuật cho đất nước. Việc mua công trái thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện. Nhà
nước đảm bảo giá trị công trái và bảo hộ quyền sở hữu, các quyền và lợi ích hợp
pháp khác của người sở hữu công trái.
+ Thứ hai, trái phiếu được Chính phủ bảo lÃnh: là loại chứng khoán nợ do
doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn cho các công trình theo chỉ định của
Chính phủ, được Chính phủ cam kết trước các nhà đầu tư về việc thanh toán đúng
hạn của tổ chức phát hành. Trường hợp tổ chức phát hành không thực hiện được
nghĩa vụ thanh toán (gốc, lÃi) khi đến hạn thì Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm trả nợ
thay tổ chức phát hành.
+ Thứ ba, trái phiếu chính quyền địa phương: là loại chứng khoán nợ, do
chính quyền địa phương phát hành, có thời hạn, có mệnh giá, có lÃi, x¸c nhËn nghÜa


17

vụ trả nợ của chính quyền địa phương đối với người sở hữu trái phiếu. Trái phiếu
chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động vốn đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế, văn hoá, xà hội của từng địa phương.
- Phân loại theo lợi tức trái phiếu
+ Thứ nhất, trái phiếu có lÃi suất cố định: là loại trái phiếu mà lợi tức được
xác định theo một tỷ lệ (%) cố định theo mệnh giá.
+ Thứ hai, trái phiếu có lÃi suất thay đổi (thả nổi): lợi tức của trái phiếu
được trả trong kỳ có sự khác nhau được tÝnh theo mét l·i st cã sù biÕn ®ỉi theo
mét l·i suÊt tham chiÕu.
+ Thø ba, tr¸i phiÕu cã l·i suất bằng không (zero coupon Bonds): là loại

trái phiếu mà người mua không nhận được lÃi, nhưng được mua với giá thấp hơn
mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn.
- Phân loại theo hình thức trái phiếu
+ Thứ nhất, trái phiếu vô danh: là loại trái phiếu không ghi tên của người
mua trên chứng chỉ trái phiếu hoặc trong sổ sách của người phát hành. Người giữ
trái phiếu là người được hưởng quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu theo quy định.
+ Thứ hai, trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên nhà đầu tư trên
chứng chỉ trái phiếu hoặc trong sổ của nhà phát hành.
Ngoài những cách phân loại đà nêu trên, người ta còn có nhiều cách phân
loại khác như: dựa vào mức độ rủi ro tín dụng; dựa vào tính chất của trái phiếu; dựa
vào phạm vi phát hành (trái phiếu trong nước và trái phiếu quốc tế)
1.3.3.3- Công trái giáo dục
Công trái giáo dục là loại công trái xây dựng tổ quốc được Chính phủ phát
hành. Mục đích của việc phát hành công trái giáo dục nhm huy ng ngun vn
h tr các tỉnh miền núi, Tây Nguyên và các tỉnh có nhiều khó khăn để thực hiện
mục tiêu khơng cịn phịng học 3 ca, khơng cịn phịng học tranh tre, nứa lá, kiên cố
hoá trường học theo quy định tại Nghị quyết số 09/2002/QH11 ngày 28 tháng 11
năm 2002 của Quốc hi.
Công trái giáo dục được phát hành thu và ghi bằng tiền Việt Nam có kỳ hạn 5
năm tính từ thời điểm phát hành công trái. Bộ Tài chính giao Kho bạc Nhà nước
trực tiếp tổ chức phát hành công trái. Tồn bộ số tiền thu về cơng trái được ghi thu


18
Ngân sách Trung ương tại Kho bạc Nhà nước nơi phát hành theo Chương 160A,
Loại 10, Khoản 05, Mục 086, Tiểu mục 03.
Nguồn thu từ phát hành công trái giáo dục năm 2003 chỉ được sử dụng cho
mục tiêu không cịn phịng học 3 ca, xo¸ phịng học tranh tre, na lỏ, kiờn c hoỏ
trng hc. Nguyên tắc bố trí vèn: Bảo đảm bố trí nguồn vốn huy động được từ
phát hành Công trái giáo dục để tập trung đầu tư cho các tỉnh miền núi, Tây

Nguyên và các tỉnh có nhiều khó khăn để thực hiện mục tiêu khơng cịn phịng học
3 ca, khơng cịn phịng tranh tre, nứa lá, kiên cố hố trường líp học.
Nguồn vốn để thanh tốn gốc, lãi cơng trái và cấp bù chênh lệch trượt giá
(nếu có) do Ngân sách Trung ương bảo đảm. Kho bạc Nhà nước ứng tồn ngân Kho
bạc Nhà nước để thanh toán (trước hạn, đến hạn, quá hạn) cho chủ sở hữu công
trái. Định kỳ hàng tháng, Kho bạc Nhà nước tổng hợp số đã thanh toán để đề nghị
Bộ Tài chính kịp thời hồn trả số đã tạm ng.
1.4. Hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản

1.4.1. Kết quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
Kết quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản biểu hiện dưới dạng sản phẩm
nghiệm thu đưa vào sử dụng. Trong nền kinh tế hàng hoá sản phẩm xây dựng cơ
bản hay kết quả của vốn đầu tư xây dựng cơ bản được đánh giá thông qua một số
tiêu chí sau.
- Khối lượng vốn thực hiện
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền thực tế đà chi để tiến hành
các hoạt động đầu tư. Đó là các chi phí cho công tác xây dựng nhà cửa và cấu trúc
cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị máy móc để tiến hành công tác xây dựng cơ
bản và các chi phí khác cho giai đoạn thiết kế dự án được ghi trong dự án đầu tư
thực hiện.
Công thức tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện:
Vốn đầu
tư thực
hiện xây
lắp

Khối
= lượng
công tác
xây lắp


Đơn
x giá dự
toán

Phụ
+ phí

+

LÃi
định
mức

+

Thuế
VAT


×